Nghiên cứu, thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ở các công ty vận tải hành khách tại Hà Nội

MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 01 Chương 1: Phân tích đặc điểm tình hình sử dụng xe . 02 1.1. Tổ chức biên chế công ty vận tải Hà Nội 02 1.2. Phân tích cường độ sử dụng xe của công ty 07 1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe 07 1.2.2. Cường độ sử dụng xe của công ty 08 Chương 2: Phân tích chọn phương án thiết kế trạm bảo dưỡng - sửa chữa 12 2.1. Các yêu cầu đối với trạm bảo dưỡng - sửa chữa . 12 2.2. Phân tích chọn phương án thiết kế trạm . 12 Chương 3: Tính toán công nghệ và quy hoạch mặt bằng trạm 18 3.1. Tính toán công nghệ . 18 3.1.1. Phân tích cấu trúc trạm 18 3.1.2. Tính toán nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa 19 3.1.3. Tính toán số lượng thợ làm việc trên các cầu bảo dưỡng . 23 3.1.4. Tính toán số cầu bảo dưỡng - sửa chữa 26 3.1.5. Tính toán chọn trang thiết bị cho trạm 27 3.1.6. Tính toán diện tích các phòng thuộc trạm bảo dưỡng - sửa chữa 33 3.1.7. Tính toán vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động . 46 3.2. Quy hoạch mặt bằng trạm 59 3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trạm . 59 3.2.2. Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trạm 59 Chương 4: Các quy định trong trạm 68 4.1. Quy định chung 68 4.1.1. Biện pháp bảo đảm an toàn khi bảo dưỡng, sửa chữa . 68 4.1.2. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi hàn cắt kim loại 69 4.1.3. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi sửa chữa bình điện 71 4.2. Quy định đối với trang thiết bị . 72 4.2.1. Đối với thiết bị dùng khí nén 72 4.2.2. Đối với các giá rửa bầu lọc 72 4.2.3. Đối với các máy khoan điện 72 4.2.4. Đối với máy mài điện 72 4.2.5. Đối với một số thiết bị dụng cụ khác 73 4.3. Quy định về phòng cháy 73 Chương 5: Đánh giá tính kinh tế kỹ thuật . 75 5.1. Đánh giá công suất của trạm được tính toán theo cường độ sử dụng xe trung bình 75 5.2. Về diện tích không gian sử dụng . 75 5.3. Về phương án bố trí chung của trạm 76 5.4. Vấn đề thông gió 76 5.5. Vấn đề chiếu sáng, cung cấp điện, nước . 76 5.6. Thiết bị bảo dưỡng sửa chữa . 76 5.7. Bậc thợ và bố trí công nhân trong các phòng bảo dưỡng, sửa chữa 77 Kêt luận . 78 Tài liệu tham khảo . 79 LỜI NÓI ĐẦU Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiện đại đã và đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam. Ở nước ta hiện nay chủ yếu là khai thác sử dụng các thế hệ xe sản xuất tại nước ngoài với nhiều chủng loại khác nhau. Nhưng thực tế trong những năm qua việc khai thác xe ở các công ty trong nước còn bộc lộ nhiều hạn chế. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa còn ít và hệ thống trạm xưởng chưa hoàn chỉnh. Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu, Thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô ở các công ty vận tải hành khách tại Hà Nội” đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao, trên cơ sở mục đích và ý nghĩa đó đề tài đi sâu và giải quyết một số nội dung cơ bản sau: Chương 1: Phân tích đặc điểm tình hình sử dụng xe. Chương 2: Phân tích chọn phương án thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa. Chương 3: Tính toán công nghệ và quy hoạch mặt bằng trạm. Chương 4: Các quy định trong trạm. Chương 5: Đánh giá tính kinh tế, kỹ thuật.

doc76 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu, thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ở các công ty vận tải hành khách tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo diện tích chiếm chỗ của xe, trang thiết bị theo [2] ta có công thức tính như sau: F = kM . F0 . N [m2] (3-13) Trong đó: kM - Hệ số tính đến diện tích cần thiết cho việc đi lại, di chuyển, thao tác của công nhân; F0 - diện tích xe, trang bị trong phòng [m2]; N - Số lượng xe, thiết bị trong phòng [chiếc]; Phương pháp thứ hai: Xác định bằng đồ giải trên cơ sở quy hoạch, kích thước trang bị, kích thước, số lượng xe, vẽ sơ đồ bố trí chúng với tỷ lệ đã đinh sao cho bảo đảm các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các xe và giữa các thiết bị với nhau, giữa thiết bị với tường, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại, thao tác làm việc của công nhân. - Phương pháp kết hợp: nghĩa là kết hợp cả hai phương pháp trên. Trên cơ sở các số liệu tính toán được, ta có thể dùng phương pháp đồ giải để lập quy hoạch bố trí, điều chỉnh lại diện tích của các công trình, bộ phận dựa vào kích thước của xe, thiết bị, số cầu bảo dưỡng chiếm chỗ trong phòng để bảo đảm việc đi lại làm việc của công nhân. Nội dung của phương pháp này là vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng với đầy đủ các trang bị bố trí ở trong đó, sao cho đúng vị trí thực tế, kích thước, khoảng cách giữa các cầu, các xe, trang bị với nhau và giữa chúng với tường theo quy định tỷ lệ nhất định so với kích thước thực tế. Trên cơ sở xác định chiều dài và chiều rộng của khu vực cần xác định nghĩa là xác định được diện tích khu vực đó. a - Tính diện tích phòng bảo dưỡng: (F1) Diện tích phòng bảo dưỡng được tính trên cơ sở một số nguyên tắc sau: Khoảng cách giữa các xe trên các cầu hoặc các xe với tường là 2m, khoảng cách này bảo đảm việc tháo lắp các trục xoắn và các bán trục được dễ dàng. Khoảng cách giữa các đuôi xe với tường là 2m khoảng cách này dùng để đặt các thiết bị sửa chữa - bảo dưỡng. Khoảng cách giữa các thân xe và cột nhà không nhỏ hơn 0,5m, khoảng cách giữa các xe và thiết bị đặt cố định không nhỏ hơn 1,2m. Ở phần trên ta đã xác định được số cầu trong phòng bảo dưỡng là 6 cầu. Với ô tô buýt có chiều dài 8,0 m và chiều rộng 2,5 m ta có sơ đồ mặt bằng phòng bảo dưỡng kỹ thuật sau: Hình 3.1: Sơ đồ bặt bằng phòng bảo dưỡng. (1) Mô hình xe đặt trên cầu (2) Tường của các phòng bảo dưỡng Qua sơ đồ trên ta có chiều dài của phòng sẽ là: LF = (8,0 2) + (2 3) = 22,0 [m] Chọn tính LF = 22 m Chiều rộng của phòng bảo dưỡng sẽ là BF = (2,5 3) + (2 4) = 15,5 [m] Chọn tính BF = 16 m Vậy diện tích của phòng bảo dưỡng F1 = L B = 22 16 = 352 [m2] b - Tính diện tích phòng hàn rèn (F2) Vị trí đặt lò rèn: 14 m2 Vị trí rèn: 4 m2 Máy làm việc + vị trí hàn: 9 m2 Thiết bị và vị trí hàn hơi: 8 m2 Vị trí đặt tủ dụng cụ + bàn nguội + thùng chứa nước làm nguội + giá kim loại: 4m2 Vậy diện tích F2 = 14 + 4 + 9 + 8 + 4 = 39 m2 c - Tính diện tích phòng cơ nguội (F3) Áp dụng công thức (3-13) ta có: F3 = kM . F0 . N [m2] Trong đó: kM - Hệ số khoảng trống theo tài liệu [2] đối với phòng nguội chọn kM = 4 là đảm bảo điều kiện làm việc thuận tiện của công nhân. F0 - Diện tích trang bị chiếm chỗ [m2] và phụ thuộc vào từng vị trí chiếm chỗ trang bị, ta được tính theo bảng (3-5) N - Số lượng trang bị trong phòng và được xác định theo bảng 3.5 Bảng 3.5 STT Tên thiết bị Số lượng Kích thước (m) Diện tích (m2) 01 02 03 04 05 06 Bàn nguội Máy khoan bàn Máy tiện Máy mài 2 đá Giá kim loại Tủ đựng dụng cụ 04 02 02 01 03 02 1,4 0,8 0,72 0,41 2,13 1,22 0,6 0,35 1,2 0,6 0,8 0,5 4,48 0,6 5,2 0,21 2,16 0,8 Vậy F3 = 4(4,48 + 0,6 + 5,2 + 0,21 + 2,16 + 0,8) = 53,8 [m2] Lấy F3 = 54 m2 d - Diện tích phòng sửa chữa thiết bị điện (F4) Áp dụng công thức (3-13) ta được F4 = kM . F0 . N [m2]; Trong đó: kM - Hệ số khoảng trống được chọn theo tài liệu [2], đối với phòng này ta chọn kM = 4 là hợp lý vì đảm bảo vị trí làm việc cho công nhân và lắp đặt trang bị trong phòng; còn đối với F0, N được xác định theo bảng 3.6 Bảng 3.6 STT Tên thiết bị Số lượng Kích thước (m) Diện tích (m2) 01 02 03 04 05 Bàn nguội Tủ dụng cụ thí nghiệm Giá kim loại Dụng cụ kiểm tra Giá di động kiểm tra thiết bị điện 04 02 04 02 01 1,4 0,8 1 0,5 1,2 0,5 0,32 0,27 1 0,75 4,48 1,0 2,4 0,1728 0,75 Vậy F4 = 4(4,48 + 1,0 + 2,4 + 0,1728 + 0,75) = 35,21 m2 Lấy F4 = 35 m2 e - Tính diện tích phòng sửa chữa săm lốp (F5) Áp dụng công thức (3-13) ta sẽ có: F5 = kM . F0 . N [m2]; Trong đó: kM - Hệ số khoảng trống được chọn theo tài liệu [2], ở đây kM = 4,5 sẽ đảm bảo đủ diện tích giá đặt thiết bị và tạo điều kiện làm việc thuận tiện cho công nhân. F0, N được xác định theo bảng 3.7 Bảng 3.7 STT Tên thiết bị Số lượng Kích thước (m) Diện tích (m2) 01 02 03 04 05 06 07 Bàn nguội Giá treo săm Giá để lốp Bể kiểm tra săm Tủ đựng dụng cụ Thiết bị tháo lắp Bơm hơi 03 02 02 01 02 02 02 1,4 0,8 1,5 0,4 2 1 1,5 0,5 1,2 0,5 1 0,5 3,36 1,2 4,0 0,75 1,2 1,0 Vậy F5 = 4,5(3,36 + 1,2 + 4 + 0,75 + 1,2 + 1) = 51,79 m2 Lấy F5 = 52 m2 f - Tính diện tích phòng trạm trưởng (F6) Áp dụng công thức (3-13) ta có: F6 = kM . F0 . N [m2] Trong đó: kM - Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] lấy kM = 3 Còn F0, N được xác định theo bảng 3.8 Bảng 3.8 STT Tên thiết bị Số lượng Kích thước(m) Diện tích (m2) 01 02 03 04 Bàn làm việc Ghế ngồi Tủ tài liệu Bàn đặt máy điện thoại 02 04 01 01 1,5 0,7 1,5 0,25 1,2 0,6 0,6 0,4 2,1 1,5 0,72 0,24 Vậy F6 = 3(2,1 + 1,5 + 0,72 + 0,24) = 13,68 m2 Lấy F6 = 14 m2 g - Tính diện tích phòng sửa chữa hệ thống nhiên liệu (F7) Áp dụng công thức (3-13) ta có: F7 = kM . F0 . N [m2] Trong đó: kM - Hệ số khoảng trống và được chọn theo tài liệu [2] ta chọn kM = 3 do phòng này làm việc trong điều kiện có xăng, dầu nhiều vậy ta chọn hệ số này là hợp lý nhất, còn F0, N được xác định theo bảng 3.9 Bảng 3.9 STT Tên thiết bị Số lượng Kích thước (m) Diện tích (m2) 01 02 03 04 05 06 07 08 Bàn sửa chữa Giá để chi tiết Bệ thử vòi phun Bể rửa chi tiết Tủ đựng dụng cụ Bể rửa bầu lọc nhiên liệu Bể rửa bầu lọc không khí Bệ thử bơm nhiên liệu 04 02 02 02 02 01 01 01 1,2 0,8 1,2 0,6 1,5 0,7 1,0 0,6 0,8 0,4 1,4 0,5 0,7 0,5 1,8 0,8 3,84 1,44 2,1 1,2 0,64 0,7 0,35 1,44 Vậy: F7 = 3(3,84 + 1,44 + 2,1 + 1,2 + 0,64 + 0,7 + 0,35 + 1,44) = 35,13 [m2] Lấy F7 = 35 [m2] h - Tính toán diện tích cho kho vật tư (F8) Áp dụng công thức (3-13) ta có: F8 = kM . F0 . N [m2] Trong đó: kM - hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] ta chọn kM = 4 là hợp lý đảm bảo đủ cho việc cất giữ các vật tư trong kho. F0, N được xác định theo bảng 3.10 Bảng 3.10 STT Tên thiết bị Số lượng Kích thước (m) Diện tích (m2) 01 02 03 Giá để vật tư Tủ đựng dụng cụ Bàn làm việc 04 02 01 3,0 0,6 0,8 0,5 1,2 0,8 7,2 0,8 0,96 Vậy F8 = 4(7,2 + 0,8 + 0,96) = 35,84 [m2] Chọn F8 = 36 [m2] i - Tính diện tích phòng khí nén (F9) Áp dụng công thức (3-13) ta có: F9 = kM . F0 . N [m2] Trong đó: kM - hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] ta chọn kM = 3,5 là hợp lý đảm bảo đủ điều kiện làm việc cho công nhân. F0, N được xác định theo bảng 3.11 Bảng 3.11 STT Tên thiết bị Số lượng Kích thước (m) Diện tích (m2) 01 02 03 04 05 Bộ thiết bị nạp Tủ dụng cụ Máy khí nén Bàn làm việc Ghế tựa 01 01 01 01 01 2 1 0,4 0,8 1,2 0,5 1 0,6 0,5 0,5 2 0,32 0,36 0,6 0,25 Vậy F9 = 3,5(2 + 0,32 + 0,36 + 0,6 + 0,25) = 12 m2 j - Tính toán phòng bảo quản và dự trữ bình điện (F10) Theo tài liệu [2] để tính diện tích phòng bảo quản và dự trữ bình điện ta cần phải tính toán xác định số lượng bình điện bảo quản và dự trữ. Trên cơ sở đó xác định số lượng giá cần thiết để đặt bình điện. Số lượng bình điện cần bảo quản và dự trữ được xác định theo công thức sau: anc = Nnc . ax + a0 [bình] (3-14) Trong đó: anc - Số lượng bình điện cần bảo quản và dự trữ [bình]; Nnc - Số lượng xe vào niêm bảo quản [chiếc]; an - Số lượng bình điện hiện có trên mỗi xe [bình]; a0 - Số bình điện dự trữ (10 15)% [bình] Ta lấy số liệu biên chế xe của Trung tâm Tân Đạt để tính. Tổng số xe hiện đang niêm bảo quản là 150 chiếc, trong đó loại xe được trang bị 4 bình là 8 xe. Nnc = 8 xe ax = 4 bình a0 = 10% a0 = = 3,2 [bình] Vậy: anc1 = 8 4 + 3,2 = 35,2 [bình]; chọn tính anc1 = 35 [bình] Đối với loại xe được trang bị 2 bình là 78 xe Nnc = 78 xe ax = 2 bình a0 = 10% a0 = = 15,6 [bình] Vậy: anc2 = 78 2 + 15,6 = 171,6 [bình]; chọn tính anc1 = 172 [bình] Loại được trang bị 1 bình là 64 xe Nnc = 64 xe ax = 1 bình a0 = 10% a0 = = 6,4 [bình] Vậy: anc3 = 64 1 + 6,4 = 70,4 [bình]; chọn tính anc3 = 70 [bình] Tổng bình được niêm bảo quản sẽ là: = anc3 + anc3 + anc3 [bình] (3-15) Trong đó: anc3 = 35 [bình]; anc2 = 172 [bình]; anc3 = 70 [bình]; = 35 + 172 + 70 = 277 [bình]; Ta có kích thước của bình là: Chiều dài: L = 550 mm; Chiều rộng: B = 240 mm; Vậy chiều dài giá đặt bình (loại giá 2 tầng) được xác định: Lgiá = [mm]; (3-16) Trong đó: anc - Số bình điện đặt trên giá; anc = 277 bình B - Chiều rộng bình điện; B = 240 [mm]; a - Khoảng cách giữa các bình; a = 50 [mm]; Vậy: Lgiá = = 40156 [mm] = 40,156 [m] Chiều rộng giá đặt bình điện là: Bgiá = L + a [m]; (3-17) Trong đó: L - Chiều dài bình điện; L = 550 [mm]; a - Khoảng cách giữa các bình với cạnh giá; a = 50 [mm]; Vậy: Bgiá = 550 + 50 = 600 [mm] = 0,6 [m]; Trong phòng bảo dưỡng ta đặt 8 giá với chiều dài mỗi giá là: L1 giá = = 5,019 [m]; lấy L1 giá = 5 [m] Diện tích chiếm chỗ của giá đặt bình là: Fgiá = 8 (5 0,6) = 24 [m2] Vậy diện tích của phòng là: F10 = KM . Fgiá Chọn KM = 3 F10 = 3 24 = 72 [m2] k - Tính diện tích phòng sửa chữa bình điện (F11) Áp dụng công thức (3-13) ta có: F11 = kM . F0 . N [m2] Trong đó: kM - Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] ta chọn kM = 3 là đảm bảo đủ diện tích làm việc trong phòng sửa chữa bình điện. F0, N được xác định theo bảng 3.12 Bảng 3.12 STT Tên thiết bị Số lượng Kích thước (m) Diện tích (m2) 01 02 03 04 05 06 Bàn sửa chữa Tủ dụng cụ Giá để bình điện Lò nấu chì và ma tít Thiết bị kiểm tra bình điện Máy chưng cất 03 02 02 01 02 01 1,2 0,6 0,4 0,8 1,44 0,6 0,94 2,5 0,442 0,22 0,4 0,336 0,7 2,16 0,64 1,728 2,35 0,078 0,235 Vậy: F11 = 3(2,16 + 0,64 + 1,728 + 2,35 + 0,078 + 0,235) = 21,573 [m2] Chọn tính F11 = 22 [m2] l - Tính diện tích phòng nạp bình điện (F12) Áp dụng công thức (3-13) ta có: F12 = kM . F0 . N [m2] Trong đó: kM - Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] ta chọn kM = 3 sẽ đảm bảo đủ diện tích làm việc và đi lại, còn F0, N được xác định theo bảng 3.13 Bảng 3.13 STT Tên thiết bị Số lượng Kích thước (m) Diện tích (m2) 01 02 03 Tủ nạp điện Giá để bình điện Tủ dụng cụ 02 03 02 1,2 0,8 1,8 1,2 0,8 0,4 1,92 6,48 0,64 Vậy F12 = 3(1,92 + 6,48 + 0,64) = 27,12 [m2] Chọn tính F12 = 27 m2 m - Tính diện tích phòng nhận bình điện (F13) Áp dụng công thức (3-13) ta có: F13 = kM . F0 . N [m2] Trong đó: kM - Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] ta chọn kM = 3 sẽ đảm bảo đủ diện tích làm việc và đi lại, còn F0, N được xác định theo bảng 3.14 Bảng 3.14 STT Tên thiết bị Số lượng Kích thước (m) Diện tích (m2) 01 02 03 Bàn làm việc Bàn nguội Bộ dụng cụ kiểm tra tình trạng kỹ thuật bình điện 02 02 02 1,4 0,6 1,4 0,8 0,5 0,5 1,68 2,24 0,5 Vậy: F13 = 3(1,68 + 2,24 + 0,25) = 12,51 [m2] Chọn tính: F13 = 13 [m2] Ngoài ra, một số phòng còn lại trên cơ sở khả năng thực tế và yêu cầu về diện tích sử dụng ta bố trí như sau: Phòng sửa chữa thùng vỏ xe: F14 = 45 m2 Phòng pha chế dung dịch: F15 = 9 m2 Phòng rửa tay: F16 = 6 m2 Phòng thay quần áo: F17 = 9 m2 Phòng vệ sinh: F18 = 9 m2 Phòng bảng điện của trạm: F19 = 4 m2 Vậy diện tích các phòng còn lại là: 82 m2 Tổng diện tích toàn bộ trạm là: = 352 + 39 + 54 + 35 + 52 + 14 + 35 + 36 + 12 + 72 + 22 + 27 + 13 + 82 = 845 [m2] 3.1.7 Tính toán vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động 3.1.7.1. Vấn đề chiếu sáng: Đây là một vấn đề rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với đời sống sinh hoạt làm việc của công nhân trong trạm. Mức độ chiếu sáng và chất lượng chiếu sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng công việc và an toàn cho người lao động. Vì vậy vấn đề chiếu sáng cần phải đạt được những yêu cầu sau: Độ chiếu sáng phải đầy đủ, đồng đều cho tất cả các phòng làm việc, không gây chói mắt, không tạo thành bóng, an toàn và tiết kiệm. Tùy từng điều kiện, yêu cầu làm việc mà bảo đảm chiếu sáng cho phù hợp với từng khu vực có tính chất công việc khác nhau: Để đảm bảo tất cả các yêu cầu trên trong thiết kế chúng ta sử dụng 2 loại chiếu sáng: tự nhiên và nhân tạo để phục vụ chiếu sáng cho trạm. Vì vậy trong tính toán chiếu sáng cho trạm ta tính cả hai loại chiếu sáng này. a - Tính toán chiếu sáng tự nhiên: Vấn đề chiếu sáng tự nhiên cho trạm được bảo đảm bằng hệ thống cửa sổ và cửa chiếu sáng, cửa ra vào ở các khu vực. Vì vậy thực chất của việc chiếu sáng tự nhiên là xác định số lượng cửa sổ và cửa chớp; theo tài liệu [1] diện tích cửa sổ 1/8 diện tích sàn. * Tính cho phòng bảo dưỡng: Trong phòng bảo dưỡng ta dùng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng nhờ các cửa ra vào và cửa sổ. Để chất lượng chiếu sáng tốt ta phải đảm bảo được diện tích cửa chiếu sáng. Diện tích của phòng bảo dưỡng là 352 m2, vậy diện tích nhỏ nhất để đảm bảo yêu cầu chiếu sáng là: Scs = 352 = 44 m2 Do phòng bảo dưỡng kỹ thuật có bố trí 4 cửa ra vào với kích thước là (4,5 4) m; vậy Scs = 4(4,5 4) = 72 m2, do đó phòng bảo dưỡng không cần cửa sổ chiếu sáng vì ánh sáng tự nhiên chiếu từ cửa ra vào cũng đảm bảo ánh sáng cho cả phòng bảo dưỡng. Tuy nhiên để bảo đảm điều kiện thông gió và kiến trúc ta bố trí trên cửa ra vào các cửa thông gió có kích thước (1,4 2) m Tổng cửa thông gió là 8 chiếc. * Tính cho phòng khác. Để chiếu sáng cho các phòng, ta sử dụng các cửa sổ trên tường, các cửa sổ có kích thước (1,2 1,6) m, diện tích 1 cửa sổ sẽ là: S1cs = 1,92 m2. Kết quả tính toán số lượng cửa sổ cần thiết để chiếu sáng cho các phòng theo bảng 3.15. Số lượng cửa sổ chiếu sáng cho các phòng. Bảng 3.15 STT Tên các phòng Diện tích mặt sàn (m2) Diện tích cửa sổ tối thiểu (m2) Số lượng cửa sổ tối thiểu (diện tích 1,92 m2/cửa) Số lượng cửa chọn (chiếc) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 01 02 03 04 05 06 07 08 09 (1) Phòng hàn - rèn Phòng cơ nguội Phòng sửa chữa thiết bị điện Phòng sửa chữa săm lốp Phòng trạm trưởng Sửa chữa hệ thống nhiên liệu Kho vật tư Phòng khí nén Phòng sửa chữa thùng vỏ xe (2) 39 54 35 52 14 35 36 12 45 (3) 4,875 6,75 4,375 6,5 1,75 4,375 4,5 1,5 5,625 (4) 2,539 3,515 2,278 3,385 0,911 2,278 2,343 0,781 2,930 (5) 03 04 02 03 01 02 02 01 03 (6) 10 11 12 13 14 Phòng bảo quản và dự trữ bình điện Phòng sửa chữa bình điện Phòng nạp bình điện Phòng nhận bình điện Phòng pha chế dung dịch 72 22 27 13 09 9 2,75 3,375 1,625 1,125 7,5 1,432 1,757 0,846 0,58 08 02 02 01 01 Đối với các phòng còn lại như: Phòng rửa tay, phòng thay quần áo, phòng vệ sinh và phòng bảng điện của trạm không cần cửa sổ nhưng ta bố trí cửa chớp để thông gió và chiếu sáng tự nhiên. b - Tính toán chiếu sáng nhân tạo: Mục đích của chiếu sáng nhân tạo để đảm bảo mức độ sáng cần thiết khi làm việc buổi tối và khi ánh sáng tự nhiên không rõ. Thực chất của việc tính toán chiếu sáng theo tài liệu [2] ta xác định bằng công thức: P = W. Fn [W] (3-18) Trong đó: P - Công suất điện tiêu thụ cho việc chiếu sáng [W]; W - Công suất thắp sáng cho một đơn vị diện tích [W/ m2] Fn - Diện tích mặt bằng chiếu sáng [m2]; Theo tài liệu [2] ta có: W = [W/ m2]; (3-19) Trong đó: E - Độ dọi theo tiêu chuẩn [Lux]; E = 30 60 [Lux] h - Hệ số an toàn; h = 1,5 1,7; k - Hệ số độ dọi của đèn; k = 0,7; z - Hệ số đặc trưng cho độ sáng không đều; z = 1,25 V - Hiệu suất phát sáng của đèn; V = 14 Do đặc điểm tính chất công việc ở các khu vực trong trạm rất khác nhau nên mức độ chiếu sáng đối với các phòng sẽ khác nhau. Đối với các phòng bảo quản, sửa chữa và nạp bình điện, phòng pha chế dung dịch, kho vật tư, phòng nhận bình điện, phòng trạm trưởng, phòng vệ sinh, phòng rửa tay, phòng thay quần áo, phòng nén khí và phòng bảng điện của trạm thì cần ánh sáng bình thường. Vậy ta chọn E = 40 [Lux]; diện tích các phòng này là Fn1 = 233 [m2] Thay giá trị vào công thức (3-15) ta có: W1 = = 7,65 [W/ m2]; Vậy tổng công suất của các đèn ở các phòng nêu trên sẽ là: P1 = 7,65 233 = 1782,45 [W] * Đối với các phòng còn lại như: phòng bảo dưỡng sửa chữa, phòng hàn rèn, phòng cơ nguội, phòng sửa chữa thiết bị, các phòng này còn cần ánh sáng cao hơn. Vậy ta chọn E = 60 [Lux]. Tổng diện tích của các phòng này là 612 m2. Thay các giá trị vào công thức (3-19) ta có: W2 = = 11,47 [W/ m2]; Do đó ta được tổng công suất các đèn ở các phòng này sẽ là: P2 = 11,47 612 = 7019,64 [W] Do đó ta được tổng công suất của đèn cho toàn bộ trạm sẽ là: P = P1 + P2 = 1782,45 + 7019,64 = 8802,09 [W] 3.1.7.2. Vấn đề thông gió. Mục đích của việc thông gió là để bảo đảm tốt điều kiện làm việc của nhân viên trong xưởng, thay đổi không khí và đưa ra ngoài các chất độc hại, bụi bẩn do máy móc sinh ra. Yêu cầu của việc thông gió là phải đẩy hoàn toàn hoặc pha loãng các độc tố có hại đến sức khỏe con người, tới nồng độ cho phép, đảm bảo tốt điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, không khí) giữ được các thành phần không khí trong phòng gần giống như không khí bên ngoài. Thông gió có thể thực hiện bằng thông gió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo. Thông gió tự nhiên thông qua diện tích các cửa ra vào, cửa sổ, cửa chớp. Diện tích các cửa này được tính toán ở phần chiếu sáng tự nhiên cho các phòng, Khi xác định thông gió theo phương pháp nhân tạo ta xác định lưu lượng không khí cần thiết trao đổi với bên ngoài để chọn quạt thông gió phù hợp. 3.1.7.2.1. Tính toán thông gió cho nhà chính. a - Xác định lượng nhiệt thừa: Nhiệt độ người thải ra phụ thuộc vào trạng thái làm việc, tầm vóc lứa tuổi, điều kiện khí hậu của môi trường làm việc theo tài liệu [2] ta có bảng 3.16 Bảng 3.16 Điều kiện làm việc Nhiệt độ phòng (oC) Lượng ẩm (g/h) Lượng CO2 (g/h) Nhiệt lượng (cal/h) Người ở trạng thái yên tĩnh 15 20 25 30 35 40 45 50 80 130 30 125 105 80 80 - Người ở trạng thái làm việc 15 20 25 30 35 110 140 480 280 290 40 180 175 170 170 Theo bảng 3.16 ta chọn nhiệt độ tc = 250C. Đối với một người làm việc sẽ tạo ra một nhiệt lượng là q = 170 [kcal/h-người]; Trong phòng bảo dưỡng sửa chữa có 18 người làm việc, vậy nhiệt lượng tỏa ra của người được xác định theo công thức theo tài liệu [6] ta có: Qng = n . q [kcal/h]; (3-20) Trong đó: n - Số người trong một phòng [người]; q - Nhiệt độ tỏa ra của một người trong một giờ [kcal/h-người]; theo bảng 3.16 ta có q = 170 [kcal/h-người]. Thay các giá trị vào công thức (3-20) ta được: Qng = 18 . 170 = 3060 [kcal/h] * Nhiệt do động cơ tỏa ra khi làm việc: Theo tài liệu [6] ta có công thức như sau: Qdc = 0,04 . gc . C . Nett . n [kcal/h] (3-21) Trong đó: Qdc - Nhiệt động cơ tỏa ra khi nổ máy [kcal/h] gc - Suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ [kg/ml-h] C - Suất tỏa nhiệt của nhiên liệu [kcal/ml-h]; theo tài liệu [6] có: C = 10500 [kcal/ml-h]; Nett - Công suất tính toán của động cơ [mã lực]; n - Số động cơ vào bảo dưỡng - sửa chữa; n = 6 xe Khi xe vào bảo dưỡng - sửa chữa, thực tế chỉ sử dụng không quá 40% công suất của động cơ nên công suất của động cơ tính toán trong trường hợp này ta có công thức tính sau đây: Nett = [mã lực] (3-22) Trong đó: Nett - Công suất hiệu dụng tính toán của động cơ [mã lực]; Ne - Công suất hiệu dụng của động cơ [mã lực]; Trong tính toán ở trên, trong phòng bảo dưỡng có 6 cầu để tiện cho tính toán và phù hợp với yêu cầu thực tế, ta tính cho điều kiện cả 6 cầu có xe nổ máy. Đối với xe ô tô buýt có Ne = 150 [mã lực] Vậy ta có: Nett = = 60 [mã lực]; Theo tài liệu [6] ta có: ge = 0,17 [kcal/ml-h] nếu công suất > 200 [mã lực] ge = 0,23 [kcal/ml-h] nếu công suất < 200 [mã lực] Ta thay các giá trị vào công thức (3-21) ta sẽ được nhiệt tỏa ra khi động cơ nổ máy ở phòng bảo dưỡng sẽ là: Qdc = 0,04 . 0,23 . 10500 . 60 . 6 = 34776 [kcal/h]; * Nhiệt do các thiết bị chiếu sáng tỏa ra: Theo tài liệu [5] ta có công thức chuẩn Qcs = 860 . q . F [kcal/h] (3-23) Trong đó: q - Tiêu chuẩn chiếu sáng thường tính [kw/m2]; theo tài liệu [5] ta có q = 0,025 [kw/m2] F - Diện tích phòng cần tính [m2]; Phòng bảo dưỡng có diện tích: F = 352 m2 Vậy nhiệt do các thiết bị chiếu sáng tỏa ra sẽ là: Qcs = 860 . 0,025 . 352 = 7568 [kcal/h]. * Nhiệt do các động cơ điện tỏa ra khi làm việc: theo tài liệu [5] ta có biểu thức tính như sau: QM = . 860 . Ndc [kcal/h] (3-24) Trong đó: Ndc - Công suất của động cơ điện xác định ở bảng 3.17 [kw]; - Hiệu suất có ích của động cơ, theo tài liệu [5] ta có = 0,9 Bảng 3.17 STT Máy thiết bị Kiểu mác Công suất (kw) Số lượng (chiếc) 01 02 03 04 05 06 07 08 Máy bơm mỡ Kích thủy lực Máy nén khí Thiết bị rửa bầu lọc không khí Thiết bị rửa bầu lọc nhiên liệu Máy phun sơn Máy nâng thủy cơ Máy đun dầu RAV270 1136 C152 SA15N 04 3,7 04 01 01 1,7 1,7 1,2 02 03 02 03 03 02 03 02 Tổng công suất (kw) 44,0 Thay các giá trị vào công thức (3-24) ta có: QM = 860 44,0 = 4204 [kcal/h]; Vậy nhiệt tỏa ra trong phòng bảo dưỡng sẽ là: Q= Qng + Qđc + QM + Qcs [kcal/h] (3-25) Q= 3060 + 34776 + 4204 + 7568 = 49608 [kcal/h] b - Xác định lượng ẩm thừa: Lượng ẩm thừa trong phòng gồm có các nguồn sau: - Tỏa ẩm của con người - Bay hơi từ các nguồn nước và bề mặt có nước. - Bay hơi từ các chất lỏng khác. - Tỏa ẩm từ đất đá và kết cấu bao quanh phòng. Ta chỉ xét 2 nguồn tỏa ẩm sau đây: * Tỏa ẩm của con người trong sinh hoạt và làm việc [g/h]; lượng tỏa ẩm của người theo tài liệu [5] ta có công thức tính: Wng = n . g [g/h] (3-26) Trong đó: n - Số người làm việc trong phòng [người]; theo tính toán ở phần (3.1.3) ta có số người làm việc trong phòng bảo dưỡng là n = 18 [người]; g - Lượng tỏa ẩm của một người trong một giờ [g/h-người]; theo bảng (3-13), ta có g = 180 [g/h-người]; ở nhiệt độ 250C do một người tỏa ra. Vậy ta thay các giá trị vào công thức (3-26) ta có: Wng = 18 . 180 = 3240 [g/h] = 3,24 [kg/h] * Tỏa ẩm sàn nhà khi rửa nhà: Theo tài liệu [5] ta có công thức tính như sau: Wn = [kg/h]; (3-27) Trong đó: tkk - nhiệt độ không khí khô trong phòng theo bảng (3-16) ta có: tkk = 250C tn - Nhiệt độ không khí nước trong phòng: tn = 160C Fn - Diện tích sàn nhà [m2]; Fn = 352 m2 Vậy ta có: Wn = = 19,70 [kg/h] Do đó ta có tổng lượng ẩm ở trong phòng bảo dưỡng sẽ là: W = Wng + Wn [kg/h] (3-28) W = 3,24 + 19,70 = 22,94 [kg/h] c - Xác định lượng khí độc CO2 và CO Trong quá trình hoạt động của con người luôn luôn thả ra các loại khí và hơi độc (khí CO2 do quá trình hô hấp, các loại khí khác do quá trình sản xuất sinh ra) lượng này tăng dần đến một giới hạn nào đó sẽ gây nguy hiểm đối với con người. Để giảm bớt lượng hơi và khí độc này một trong các giải pháp hay được giải quyết là thông gió cho công trình. Theo tài liệu [5] ta thấy nồng độ CO2 cho phép trong phòng bằng 1% theo thể tích. * Quá trình hô hấp của người Lượng CO2 do người thải ra tùy theo tầm vóc, lứa tuổi và trạng thái hoạt động. - Trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh 20 lít/h-người; - Lao động chân tay nhẹ nhàng 30 lít/h-người; - Lao động chân tay bình thường 50 lít/h-người; - Nằm yên tĩnh 10 lít/h-người; Trong phòng bảo dưỡng có 18 người làm việc, do đó lượng CO2 do người thải ra là: Vng = 50 . 18 = 900 [lit/h]; * Lượng CO2 do động cơ thải ra Động cơ khi nổ nóng thải ra 600 lít/h với Ne = 1 mã lực Vậy công suất động cơ khi vào bảo dưỡng có 6 xe sẽ là: Ne = 6 . 60 = 360 [mã lực] Vậy Vđc = 600 . 360 = 216000 [lít/h] Do đó lượng CO2 sinh ra khí trong phòng bảo dưỡng sẽ là: = Vng + Vđc [lít/h] (3-29) Trong đó: Vng - Lượng CO2 do người thải ra Vng = 900 [lít/h] Vđc - Lượng CO2 do động cơ thải ra Vđc = 216000 [lít/h]; Vậy ta được: = 900 + 216000 = 216900 [lít/h] Lượng khí CO do động cơ thải ra: lượng khí CO do một động cơ nổ máy thải ra trong phòng bảo dưỡng theo tài liệu [1] được xác định bằng công thức: Gđc = a [kcal/h] (3-30) a - Hệ số tính đến chế độ làm việc của động cơ; a = 0,375 Ne - Công suất của động cơ [mã lực]; Ne = 360 mã lực Thay vào công thức (3-30) ta có: Gđc = 0,375 = 7,12 [kg/h] d - Lưu lượng không khí cần thiêt để thải ra nhiệt thừa và ẩm thừa. Đối với nhiệt thừa theo tài liệu [5] ta có công thức tính như sau: Lnhiệt = [m3/h] (3-31) Trong đó: - Tổng nhiệt tỏa ra trong phòng bảo dưỡng [kcal/h]; = 49608 [kcal/h] I1 - Nhiệt hàm của không khí ra khỏi phòng [kcal/kgkk] I2 - Nhiệt hàm của không khí vào trong phòng [kcal/kgkk]; - Trọng lượng thể tích không khí [kg/m3]; Theo tài liệu [6] ta có giá trị cụ thể như sau: I1 = 11,2 [kcal/kgkk]; I2 = 14,5 [kcal/kgkk]; = 1,139 [kg/m3] Thay các giá trị vào công thức (3-30) ta có: Lnhiệt = = 13198,18 [m3/h]; * Lưu lượng không khí cần thiết để thải ẩm: Theo tài liệu [6] ta có công thức tính: Lẩm = [m3/h] (3-32) Trong đó: W = 22,94 [kg/h] - Trọng lượng thể tích của không khí trong phòng [kg/m3]; d2 - Dụng ẩm của không khí vào phòng [g/kg kk]; d1 - Dụng ẩm của không khí ra khỏi phòng [g/kg kk] Theo tài liệu [5] ta có giá trị cụ thể như sau: = 1,139; d1 = 10,6; d2 = 14 Thay các giá trị vào công thức (3-32) ta có: Lẩm = = 5,92 [m3/h] e - Lượng không khí cần thiết để thải CO2: Theo tài liệu [6] ta có nồng độ cho phép khí CO2 1%, vậy lượng không khí cần thiết để thải CO2 ra ngoài là: LCO= VCO2 . 100 LCO= 216,9 . 100 = 21690 [m3/h] f - Lưu lượng không khí cần thiết để thải CO Ta có công thức tính như sau: LCO = [m3/h] (3-33) Theo tài liệu [5], [CO] = 0, nồng độ cho phép của CO là [C] = 0,2 [mg] A = 8,04 kg/h LCO = = 35294,1 [m3/h] LCO > Lnhiệt Do vậy để thông gió cho phòng bảo dưỡng ta chọn lưu lượng để thải khí độc sẽ là: L= LCO = 35294,1 [m3/h] 3.1.8. Tính toán nhu cầu cung cấp điện cho trạm Theo tài liệu [5] ta có công thức tính năng lượng tiêu thụ cho thiết bị trong thời gian 1 tháng như sau: Wt = 0,75 . PC . Tt . KC [kwh/tháng] (3-34) Trong đó: Wt - Năng lượng tiêu thụ cho thiết bị [kwh/tháng]; Tt - Thời gian làm việc của máy ta coi thời gian đó bằng thời gian làm việc của công nhân Tt = 90 [h/tháng]; KC - Hiệu suất sử dụng tính đến sự làm việc non tải và làm việc không đồng bộ của thiết bị; KC = 0,2 PC - Công suất động cơ điện được xác định như bảng 3.18 Bảng 3.18 STT Tên thiết bị Công suất [kw/h] Số lượng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 Máy bơm mỡ Máy đun dầu Cầu trục Thiết bị rửa bầu lọc Máy phun sơn Máy hàn Máy khoan Máy nén khí Bễ lò rèn Máy mài Quạt thông gió và các loại quạt Máy chưng cất Máy tiện Máy cơ đĩa Máy nâng thùng cơ 2 1,2 1,7 1,1 1,4 20 1,5 4 1 1 1,1 1,7 1 10 1,7 1,7 01 01 01 02 01 01 01 01 01 02 02 02 01 01 01 01 Vậy ta có: PC = 59,5 kw/h Do đó năng lượng tiêu thụ cho thiết bị trong trạm sẽ là: Wt = 0,75 . 59,5 . 90 . 0,2 = 803,25 [kw-h/tháng] 3.2 Quy hoạch mặt bằng trạm 3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trạm Cầu được xây dựng trên cơ sở tổ chức hợp lý nhất về quá trình bảo dưỡng - sửa chữa sử dụng tốt nhất diện tích khu vực và không cản trở đến công việc khác. Căn cứ vào đặc điểm công trình, đặc điểm yêu cầu và điều kiện làm việc từng phòng, chú ý đến hướng gió, chiếu sáng cho phù hợp, các phân xưởng gây nóng, độc hại cần đặt cuối hướng gió, các phòng chính mà nó phục vụ nhiều nhất. Phòng hành chính bố trí ở chính diện trạm được ngăn cách với khu vực sản xuất. Bố trí sít xao các phòng trong trạm để tận dụng diện tích một cách tốt nhất. 3.2.2. Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trạm 3.2.2.1. Bố trí mặt bằng của trạm bảo dưỡng - sửa chữa Xuất phát từ việc tính toán diện tích các phòng của trạm, căn cứ vào yêu cầu cũng như nguyên tắc cơ bản đã trình bày ở phần trên, căn cứ vào điều kiện thực tế của công ty ta bố trí mặt bằng trạm bảo dưỡng - sửa chữa như hình 3.2 Hình 3.2: Mặt bằng trạm bảo dưỡng sửa chữa Bảng 3.19 Số phòng Tên phòng Diện tích (m2) 01 Phòng bảo dưỡng - sửa chữa 352 02 Phòng rửa chân tay 06 03 Phòng vệ sinh 09 04 Phòng sửa chữa thùng vỏ xe 45 05 Phòng khí nén 12 06 Phòng sửa chữa hệ thống nhiên liệu 35 07 Phòng khí nén 12 08 Phòng kho vật tư 36 09 Phòng cơ nguội 54 10 Phòng trạm trưởng 14 11 Phòng thay quần áo 09 12 Phòng bảng điện 04 13 Phòng bảo quản và dự trữ bình điện 72 14 Phòng dung dịch 09 15 Phòng nạp bình điện 27 16 Phòng nhận bình điện 13 17 Phòng sửa chữa bình điện 22 18 Phòng sửa chữa săm lốp 52 19 Phòng sửa chữa thiết bị điện 35 * Phòng bảo dưỡng kỹ thuật: Theo tính toán ở phần trước ta có: diện tích của phòng là 352 m2; chiều dài 22 m; chiều rộng 16 m; bên trong bố trí 6 cầu bảo dưỡng, loại cầu vạn năng, trong đó có 4 cầu cụt và 2 cầu thông. Chiều dài hào là: Lhào = Lxe + (1,5 2) [m] Trong đó: Lxe - Chiều dài cơ sở của xe [m]; lấy chiều dài của hào là 8 m vì chiều dài cơ sở của xe buýt là 6050 m. Chiều rộng của hào xuất phát từ chiều rộng cơ sở của ô tô ta lấy chiều rộng của hào là 1 m và chiều sâu của hào là 1,2 m vệt 2 bánh xe 2 bên hào kiểm tra lát bê tông chịu trọng tải riêng là = 1,25 KG/m2 Trong hầm kiểm tra đặt các hốc để dụng cụ kiểm tra và đèn soi như hình 3.3 Hình 3.3: Hào kiểm tra (1) (4) Đèn; (2) Thông gió (3) Hốc để dụng cụ; (5) Hốc chứa nước thải 3.2.2.2 Quá trình công nghệ của trạm a - Xác định phương pháp bảo dưỡng kỹ thuật. Có hai phương pháp bảo dưỡng cơ bản là phương pháp cầu vạn năng và phương pháp cầu dây chuyền. Bản chất của phương pháp cầu vạn năng là: mọi công việc thuộc một dạng bảo dưỡng nào đó được thực hiện trên một cầu và do một nhóm thợ với những chuyên môn khác nhau đảm nhiệm. Một trong những hình thức tổ chức bảo dưỡng theo phương pháp cầu vạn năng là thành lập những nhóm thợ chuyên môn di động. Bản chất của hình thức tổ chức này là song song với việc xây dựng các cầu vạn năng người ta tổ chức các nhóm thợ chuyên môn hóa một số công việc. Trong nội dung bảo dưỡng kỹ thuật khối lượng công việc của nhóm thợ được tính toán sao cho thời gian thực hiện công việc của các nhóm thợ bằng nhau. Còn phương pháp dây chuyền có đặc điểm là toàn bộ nội dung bảo dưỡng được phân ra các cầu. Mỗi cầu chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một số nội dung công việc ổn định nào đó: Ví dụ: Cầu kiểm tra xem xét, cầu thay dầu mỡ, cầu kiểm tra và điều chỉnh… Phương pháp bảo dưỡng theo cầu dây chuyền là phương pháp thiên tiến song nó ứng dụng cho những công ty có cùng một chủng loại xe. Khi đó cầu dây chuyền sẽ được bố trí theo một trình tự nhất định. Từ việc phân tích trên kết hợp với điều kiện công ty là: Số lượng xe ít nhưng lại do nhiều nước, nhiều hãng sản xuất. Vậy chọn phương án bảo dưỡng kỹ thuật là phương pháp cầu vạn năng và để nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng bảo dưỡng kỹ thuật ta áp dụng hình thức tổ chức là thành lập nhóm thợ chuyên môn di động. b - Tổ chức quá trình công nghệ: Căn cứ vào thực lực biên chế của công ty, kế hoạch bảo đảm kỹ thuật và khả năng làm việc của các trang thiết bị trong trạm, căn cứ vào phương pháp bảo dưỡng, quá trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa (hình 3.4). Với sơ đồ như vậy quá trình công nghệ bảo đảm việc bảo dưỡng - sửa chữa theo một đường dây công nghệ hợp lý, thời gian xe dừng lại trong trạm là ngắn nhất, bảo đảm được chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa. Theo sơ đồ này sau khi vận chuyển hành khách trở về xe được sơ bộ kiểm tra tình trạng kỹ thuật từ trạm, kiểm tra kỹ thuật ròi đến khu vực bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên. Căn cứ vào kết quả kiểm tra tình trạng kỹ thuật, trong trường hợp xe không có nhu cầu bảo dưỡng hoặc sửa chữa thì chúng được đưa về nhà để xe sau khi đã được bảo dưỡng thường xuyên để chuẩn bị cho lượt vận chuyển tiếp theo. Trong trường hợp xe đến chu kỳ bảo dưỡng định kỳ hoặc có hư hỏng phải sửa chữa thì đưa vảo trạm bảo dưỡng - sửa chữa. Hình 3.4: Sơ đồ chung của quá trình công nghệ bảo dưỡng - sửa chữa xe trong trạm Trong quá trình bảo dưỡng - sửa chữa phải được thực hiện nội dung chẩn đoán kỹ thuật. Mục đích của việc chẩn đoán kỹ thuật là xác định tình trạng chung của xe và các cụm, tổng thành để xác định nội dụng cụ thể cho bảo dưỡng kỹ thuật, đồng thời chẩn đoán kỹ thuật còn để đánh giá kiểm tra chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa. Việc chẩn đoán kỹ thuật được tiến hành trước, trong và sau bảo dưỡng - sửa chữa bằng các dụng cụ và được thực hiện ngay trên cầu bảo dưỡng. Đối với những xe phải sửa chữa thì sau khi chẩn đoán kỹ thuật, xác định được những hư hỏng mà trạm không có khả năng sửa chữa được thì tiến hành tháo cụm, chi tiết hư hỏng, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng, khắc phục tại chỗ hoặc thay thế tại chỗ. Với các chi tiết, cụm không khắc phục được tại chỗ thì đưa đến các phòng chuyên môn để sửa chữa. Sau khi sửa chữa hoặc thay thế xong tiến hành điều chỉnh, chạy thử và đánh giá tình trạng kỹ thuật. Nếu chưa đạt yêu cầu thì sửa chữa đến khi đạt chất lượng yêu cầu làm thủ tục giao về nhà xe. Đường dây công nghệ sửa chữa xe theo sơ đồ hình 3.5. Đối với những xe đến chu kỳ bảo dưỡng thì tùy theo cấp bảo dưỡng phải thực hiện và kết quả chẩn đoán kỹ thuật và xác định nội dung công việc cụ thể và phải thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu đó. Trong khi thực hiện các nội dung của bảo dưỡng kỹ thuật có thể triển khai song song các công việc chuyên môn theo từng nhóm thợ. Sau khi thực hiện đầy đủ các nội dung bảo dưỡng kỹ thuật cũng phải chạy thử, chẩn đoán kỹ thuật để đánh giá chất lượng. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải làm lại. Khi đạt yêu cầu thì làm thủ tục bàn giao xe về nhà để xe. Đường dây công nghệ bảo dưỡng trình bày theo sơ đồ hình 3.6. Trong khi bảo dưỡng kỹ thuật nếu có hư hỏng thì phải tiến hành sửa chữa với quá trình công nghệ đã nêu trên và được tiến hành cùng với nội dung bảo dưỡng. Hình 3.5: Sơ đồ quá trình công nghệ sửa chữa xe Hình 3.6: Sơ đồ quá trình công nghệ bảo dưỡng xe Chương 4 CÁC QUY ĐỊNH TRONG TRẠM 4.1. Quy định chung Những quy định chế độ chung trong công tác tổ chức của trạm bảo gồm: - Chế độ cho xe ra vào trạm. - Quy tắc công tác ở các bộ phận xăng dầu, lau rửa bảo dưỡng kỹ thuật. - Chế độ niêm phong các phòng làm việc của trạm, niêm phong các xe máy và bàn giao cho trực nhật của trạm. - Chế độ giữ gìn và giao nộp chìa khóa các phòng, chìa khóa của xe. - Chế độ giờ giấc làm việc của nhân viên trong trạm. - Biện pháp an toàn phòng chữa cháy. - Trạm trưởng của công ty chịu trách nhiệm về công tác tổ chức nội bộ trong trạm, về chất lượng bảo quản giữ gìn xe máy, về công trình chuyên môn, về sự giữ gìn vệ sinh công cộng và tuân thủ các yêu cầu quy định phòng chữa cháy. Để duy trì đôn đốc thực hiện các chế độ nội quy trong trạm cần phải có trực ban trạm và quy định các bộ phận trực, xe trực chữa cháy hàng ngày. Các chế độ về niêm phong tất cả các phòng làm việc ngoài giờ làm việc, các loại xe máy và các trang thiết bị khác, cũng như chế độ bảo quản và giao nộp các chìa khóa các phòng trong trạm đều do trạm trưởng quy định. Quy định thời gian làm việc hàng ngày là tuân thủ theo quy định của Nhà nước. 4.1.1. Biện pháp bảo đảm an toàn khi bảo dưỡng, sửa chữa Khi xe ra vào cầu bảo dưỡng, sửa chữa phải có người xi nhan. Khi đưa xe vào cầu bảo dưỡng lái xe phải nhìn rõ tín hiệu của người xi nhan mới được điều khiển xe, tránh gây va quệt, đâm húc. Khi làm việc trên xe phải cố định chắc chắn các cửa, lên xuống xe phải đúng động tác, cấm nhảy từ xe này sang xe khác. Khi dùng cần cẩu, cầu chuyển phải kiểm tra các bộ phận hãm chu đáo, vật cẩu phải được móc chắc chắn, không được cẩu quá trọng tải, cấm người đứng dưới cần cẩu, vật cẩu, cấm treo vật nặng trong thời gian dài hoặc di chuyển xa, chạy quá tốc độ quy định. Khi nổ máy kiểm tra xe phải thông báo trước cho các thành viên làm việc trên xe biết. Khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, cụm máy trên xe phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không làm bừa, làm ẩu gây hỏng các chi tiết, bộ phận. Trong quá trình làm việc phải có đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động. 4.1.2. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi hàn cắt kim loại Đối với hàn điện: Không được mặc quần áo ẩm ướt khi hàn, phải có găng tay bạt, dép hoặc giày đế cao su, kính che bảo hiểm an toàn phù hợ với dòng điện hàn theo bảng 4.1 Bảng 4.1 Dòng điện hàn Ký hiệu loại kính Đến 100 A Từ 100 300 A Trên 300 A TC-3 hoặc ЭC100 ЭC300 ЭC500 Nơi hàn ẩm ướt phải có ván hoặc đệm cao su lót chân. Không hàn những thùng bên trong có xăng dầu; máy hàn, bàn hàn, giá hàn phải có dây tiếp mát. Trước khi di chuyển máy hàn phải ngắt công tắc điện. Máy hàn phải có công tắc khởi động, hộp biến trở, đồng hồ điện. Đối với hàn hơi: Khi vận chuyển bình ô xi không được làm rơi, va đập, chấn động mạnh, không dùng van giảm áp làm tay cầm khi lăn bình. Không vận chuyển bình ô xy cùng xăng, dầu, mỡ. Không để bình khí gần chỗ có nhiên liệu, đất đèn, không để ngoài trời nắng, mưa hoặc nơi có nhiệt độ cao mà phải để nơi khô ráo, thoáng khí cách chỗ hàn từ 56 m. Đất đèn không được vụn quá; không được lấy đất đèn chưa dùng hết trong bình ra. Ống cao su dẫn khí phải dài từ 6 m trở lên. Ống dẫn khí ô xy đường kính trong 8 mm, ống dẫn khí axetylen đường kính trong là 10 mm. Không để các đường ống gần lửa, đầu các ống phải có vòng kẹp, không dùng dây thép để buộc. Khi mở khí trong bình phải mở từ từ. Trước khi lắp van giảm áp vào bình khí ô xy phải mở nhỏ van hơi chính cho khí thổi ra một lúc để thử. Mở van hơi chính phải nhẹ nhàng và không dùng thay cho van giảm áp. Khi hàn phải đeo găng tay, tạp dề, kính hàn. Chỗ hàn phải có thiết bị chống cháy. Khi hàn vật dính dầu, mỡ phải rửa sạch. Không được cắt thép trên sàn xi năng. Khi hàn nhôm phải đeo khẩu trang. Khi hàn phải mở van ô xy trước, van khí axetylen sau rồi mời châm lửa, khi tắt làm ngược lại. Khi có tiếng nổ ở đầu mỏ hàn thì phải đóng van khí axetylen, không đóng van khí ô xy và nhúng mỏ hàn vào nước. Không bỏ mỏ hàn đang cháy ra khỏi tay khi không hàn nữa thì phải đóng van tất cả các bình. Mức nước trong bình tạo khí không được dưới mức thấp nhất. Khi dùng khí ô xy phải để lại trong bình áp suất khí là 0,5KG/cm2. Hàng tuần phải kiểm tra các chỗ nối của đường ống, ba tháng phải tháo rửa bình khí một lần. Một năm kiểm tra chất lượng bình tạo khí một lần. 4.1.3. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi sửa chữa bình điện Nhân viên nạp điện, sửa chữa các bình điện khi làm việc phải có khẩu trang, găng tay cao su, kính bảo hộ, ủng. Không được hút thuốc, ăn uống trong nhà bảo quản, sửa chữa nạp điện. A xít pha chế phải được quản trong bình thủy tinh hay bình sành sứ có nắp đậy kín. Khi pha chế dung dịch cấm đổ nước cất vào a xít mà phải đổ từ từ a xít vào nước và dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Khi nạp điện phải có người trong coi, luôn luôn theo dõi tình trạng kỹ thuật của bình điện nạp và thiết bị nạp. Phải có sổ sách theo dõi ghi chép khi sửa chữa và nạp điện. 4.2. Quy định đối với trang thiết bị Cần phải thực hiện đúng các quy định sau: - Khi các thiết bị đang làm việc không được tra dầu mỡ, lau chùi hoặc sửa chữa chúng. - Khi làm việc phải mang mặc đầy đủ quần áo, trang bị bảo hộ lao động theo yêu cầu của từng loại công việc, đầu tóc, quần áo phải gọn gàng. - Không mở máy khi chưa nắm được quy trình sử dụng. - Không làm việc khi thiết bị đang bị hư hỏng. - Trong quá trình sử dụng trang thiết bị nếu có sự cố xảy ra thì phải nhanh chóng đình chỉ công việc, tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục tình trạng sự cố. - Hết giờ làm việc các thiết bị di chuyển phải đưa về đúng vị trí cũ. Dưới đây là một số những quy định cụ thể khi sử dụng các thiết bị của trạm: 4.2.1. Đối với các thiết bị dùng khí nén Không được cho các thiết bị làm việc khi các van an toàn bị hỏng. Chỉ được sửa chữa, điều chỉnh khi trong bình khí nén không có khí nén; Trước khi làm việc phải xem xét các thiết bị nén khí và kiểm tra sự cố định của các cụm và chi tiết, kiểm tra vòng kẹp trên các van an toàn và đồng hồ đo áp suất. Kiểm tra, bổ sung dầu vào các te máy nén theo vạch đầu tiên của thước đo dầu; Kiểm tra độ căng của dây đai dẫn động máy nén theo vạch điều khiển không để dính dầu mỡ vào dây đai và bánh đai. 4.2.2. Đối với các giá rửa bầu lọc Giữ sạch sẽ đóng lắp không để bụi bẩn rơi vào; Trước khi giá rửa làm việc phải đóng nắp thùng rửa; Theo dõi chiều quay của thùng rửa (theo chiều quay của kim đồng hồ nếu nhìn từ trên xuống), định kỳ kiểm tra nhiệt độ của hộp giảm tốc qua cửa kiểm tra, nhiệt độ không được vượt quá giá trị 60 700C. 4.2.3. Đối với các máy khoan điện Khi biết rõ máy khoan không bị hư hỏng mới sử dụng. Không di chuyển máy khoan từ vị trí này sang vị trí khác khi động cơ vẫn đang làm việc. Không sờ tay vào máy khoan và trục chính khi nó đang quay hoặc khi máy khoan mới dừng. 4.2.4. Đối với máy mài điện Chỉ được làm việc khi máy được lắp đá đúng quy định. Không được làm việc khi máy không có vỏ bảo vệ đá. Không di chuyển khi động cơ đang làm việc. Không sờ tay vào đá mài khi nó đang quay, vật cần mài phải cố định chắc chắn. Cấm dùng bề mặt cạnh của đá mài để mài chi tiết. Không đứng trong mặt phẳng quay của đá mài. 4.2.5. Đối với một số thiết bị, dụng cụ khác Cấm dùng đục, đột có đầu bị vát, méo hoặc cạnh cắt bị mẻ, khi đột, đục phải đeo kính bỏa vệ, cấm dùng dụng cụ bị hỏng. Ê tô phải được cố đinh chắc chắn trên bàn. 4.3. Quy định về phòng cháy Để bảo đảm an toàn về phòng cháy trong trạm mọi người phải thực hiện các quy định sau: Không hút thuốc lá và đốt lửa ở nơi đã có quy định cấm; Không để trong xe các vật dễ cháy, đặc biệt là các thùng chứa xăng, dầu, mỡ và các loại vật liệu dễ cháy. Không để nhiên liệu ngoài khu vực quy định. Chỉ được hàn ở những nơi đã được quy định. Dụng cụ và vật liệu cứu hỏa phải được trang bị đầy đủ, đúng vị trí thuận tiện cho sử dụng, thường xuyên duy trì các chế độ trực, canh gác bảo vệ; phải có phương án chữa cháy và phải được luyện tập. Khi xảy ra cháy phải sử dụng mọi lực lượng và phương tiện tại chỗ để chữa cháy; nếu hỏa hoạn lớn vượt quá khả năng chữa cháy của công ty thì phải kịp thời báo cho cơ quan chữa cháy nơi gần nhất. Khi xảy ra mất an toàn trong quá trình làm việc thì nguyên tắc xử lý chung là: Phải giữ nguyên hiện trường, lập biên bản, tìm nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết phải cấp cứu người cứu người có nguy cơ bị tử vong, phương tiện có nguy cơ bị phá hủy phải nhanh chóng cứu chữa, sau đó báo cáo lên cấp trên có trách nhiệm đến điều tra, xác minh, giải quyết hậu quả. Xử lý tai nạn chảy máu: Phải nhanh chóng ga-rô, băng cầm máu, sau đó xử lý theo nghiệp vụ chuyên môn. Khi bị gãy xương phải cố định phần bị gãy, sau đó mới tổ chức đưa nạn nhân đi cứu chữa. Khi bị điện giật thì nhanh chóng tìm cách ngắt nguồn điện (khi gỡ người bị giật phải dùng vật cách điện) và thực hiện hô hấp nhân tạo đối với người bị nạn. Trong mọi trường hợp xảy ra mất an toàn đối với người làm việc trong trạm đều phải nhanh chóng báo cho y tế để xử lý theo chuyên môn nghiệp vụ. Chương 5 ĐÁNH GIÁ TÍNH KINH TẾ KỸ THUẬT Trạm bảo dưỡng, sửa chữa thiết kế cho Trung tâm Tân Đạt đảm bảo cho nhu cầu bảo dưỡng các cấp và sửa chữa nhỏ xe máy. Trạm được thiết kế đảm bảo đường dây công nghệ bảo dưỡng - sửa chữa nhỏ và đủ tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp, thông gió, chiếu sáng, tạo điều kiên cho công nhân làm việc thuân lợi nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Bảo dưỡng - sửa chữa đồng thời đảm bảo an toàn, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật xe máy, trang bị phục vụ cho nhiệm vụ của công ty. 5.1. Đánh giá công suất của trạm được tính toán theo cường độ sử dụng xe trung bình Dựa vào các số liệu thực tế về: thực lực biên chế xe, phân nhóm xe sử dụng, kế hoạch sử dụng xe của công ty và tổ chức biên chế lực lượng bảo dưỡng - sửa chữa xe ở đơn vị, làm cơ sở tính toán. Công suất của trạm cho phép thực hiện kịp thời và đầy đủ nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ, khắc phục nhanh chóng những hư hỏng của xe, đồng thời tạo điều kiện khai thác tốt các trang bị kỹ thuật của công ty, nâng cao trình độ tổ chức của cán bộ ngành kỹ thuật. 5.2. Về diện tích không gian sử dụng. Diện tích không gian sử dụng phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của công ty trong không gian đó, mặt khác, nếu diện tích quá rộng gây lãng phí và tăng giá thành xây dựng cho nên khi xây dựng diện tích không gian sử dụng phải xuất phát từ hai quan điểm cơ bản sau: - Đáp ứng nhu cầu sử dụng của đơn vị. - Đảm bảo tính kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu sử dụng, chúng ta căng cứ vào kích thước, đặc tính trang bị, thiết bị và hoạt động của công ty. 5.3. Về phương án bố trí chung của trạm Phương án bố trí chung của trạm đã chọn ở trên là tối ưu. Nó cho phép việc đưa xe vào bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng, thuận lợi. Các trang thiết bị phục vụ cho việc bảo dưỡng - sửa chữa xe được bố trí xung quanh các cầu bảo dưỡng, giúp cho quá trình bảo dưỡng - sửa chữa xe được thuận lợi và năng suất, di chuyển dễ dàng và nhanh chóng. Các phòng sửa chữa và các phòng phục vụ cho việc bảo dưỡng - sửa chữa được bố trí ở 3 phía xung quanh phòng bảo dưỡng và đều có cửa thông gió và chiếu sáng tự nhiên, nên phù hợp cho việc bảo dưỡng và sửa chữa xe máy. 5.4. Vấn đề thông gió Trạm bảo dưỡng, sửa chữa thiết kế ở trên đã đảm bảo được vấn đề thông gió (thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo). Do đó cải thiện được môi trường làm việc gần giống như không khí ngoài trời. Tạo điều kiện làm việc tốt cho người làm việc dễ chịu, vệ sinh, vì vậy sẽ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đảm bảo của công nhân trong quá trình làm việc. 5.5. Vấn đề chiếu sáng, cung cấp điện nước Ánh sáng, điện, nước là những vấn đề hết sức cần thiết đối với công việc lao động, sản xuất của con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và an toàn lao động. Năng lượng điện cung cấp cho trạm được tính toán tỷ mỉ, dựa trên công suất và cường độ sử dụng các trang bị trong trạm, đảm bảo tốt việc cung cấp điện cho trạm. Việc cung cấp nước dựa vào nguồn nước lấy từ nguồn nước chung của công ty, không cần bố trí riêng hệ thống cung cấp cho trạm. 5.6 Thiết bị bảo dưỡng - sửa chữa Trạm bảo dưỡng - sửa chữa của công ty thiết kế ở trên được trang bị một số thiết bị nâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa, giảm sức lao động của con người. Dựa vào ý định tổ chức đường dây công nghệ bảo dưỡng - sửa chữa đã nêu ở phần trên, trạm được trang bị các loại dụng cụ và thiết bị chuyên dùng như: Thiết bị tra dầu, mỡ, kích thủy lực, xe vận chuyển… và các máy như: Máy hàn, máy khoan, máy tiện, máy mài, dụng cụ kiểm tra, đồ gá… tất cả các trang thiết bị được thống kê ở bảng 3.4. 5.7. Bậc thợ và bố trí công nhân trong các phòng bảo dưỡng - sửa chữa. Khi bố trí người trên các cầu bảo dưỡng và các phòng sửa chữa, phòng phục vụ, người ta chú ý đến vấn đề bố trí số người như thế nào hợp lý, bậc thợ và lĩnh vực chuyên môn của thợ nhằm đảm bảo sử dụng các trang bị, phát huy khả năng chuyên môn kỹ thuật của công nhân, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm bảo đảm thời gian trong trạm hợp lý nhất. Nếu ít người sẽ không phát huy được công suất trang bị, khối lượng công việc cho một người quá nhiều, tiếu các thợ chuyên môn sẽ giảm chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa, thời gian dừng xe trong trạm lâu Nếu bố trí nhiều quá: cản trở đi lại, hao phí nhân lực. Xuất phát từ những vấn đề trên và căn cứ vào số lượng trang bị và nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa xe ở Trung tâm Tân Đạt, số thợ và trình độ chuyên môn của thợ trong công ty. Từ đó bố trí sắp xếp số lượng thợ và bậc thợ cho từng vị trí công việc và được thống kê trên bảng 3.3 đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật, phù hợp giữa lý luận và thực tiễn công việc. KẾT LUẬN Thiết kế trạm bảo dưỡng ô tô là một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa thiết thực đối với các công ty vận tải hành khách tại Hà Nội. Trong bản đồ án tốt nghiệp này tôi đã góp phần nhỏ bé của mình vào việc giải quyết nhiệm vụ đó. Về lý thuyết tôi đã nêu lên được cơ sở khoa học của việc thiết kế trạm bảo dưỡng sửa chữa là dựa trên biên chế tổ chức, điều kiện địa hình và cường độ sử dụng xe của công ty có tính đến đặc điểm của khu khu kinh tế cố định và các yêu cầu đối với việc thiết kế trạm, xưởng. Trong phần tính toán tôi đã đi sâu vào các nội dung tính toán công nghệ đối với trạm bảo dưỡng sửa chữa đảm bảo cho trạm không thiếu hoặc thừa công suất, có các trang bị phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu về thông gió, chiếu sáng. Đồ án cũng đưa ra được một sơ đồ tổ chức quá trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa xe hợp lý và đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm an toàn lao động trong trạm. Qua thời gian gần 3 tháng nghiên cứu tỉ mỉ tài liệu và đi khảo sát thực tế ở các công ty vận tải hành khách Hà Nội bằng sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Văn Dũng cùng các thầy giáo trong bộ môn xe ô tô, khoa động lực đến nay đồ án tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành với đầy đủ nội dung được giao và theo đúng thời gian quy định. Tuy nhiên do khuôn khổ của đồ án có hạn nên tôi không thể đề cập hết mọi vấn đề có liên quan đến việc thiết kế mới hoàn toàn một trạm bảo dưỡng, sửa chữa. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy và bạn bè. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Khắc Thiêm. Khai thác xe quân sự, Tập 1 và tập 2, Đại học KTQS - Năm 1976. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Quốc Điệt. Hướng dẫn làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp của phần khai thác xe quân sự - Học viện KTQS - Năm 1995. Bộ môn xe quân sự, Khoa Trang bị cơ điện. Khai thác xe quân sự - Tập 1 - Đại học KTQS - Năm 1978. Bộ môn xe quân sự, Khoa Trang bị cơ điện. Sửa chữa xe quân sự Tập 2 - Đại học KTQS - Năm 1976. Trịnh Minh Quang. Thông hơi công trình quân sự, Tập 1 - Đại học KTQS - Năm 1977. Nguyên lý Thiết kế nhà công nghiệp. Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp. Nguyễn Đắc Tuyên, Nguyễn Hoàng Thế. Sử dụng bảo dưỡng - sửa chữa ô tô, Tập 1 và tập 2, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp - Năm 1989. Hướng dẫn thực hiện điều lệ công tác kỹ thuật xe máy quân đội nhân dân Việt Nam - Cục quản lý xe máy - Hà Nội 2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyet minh.doc
  • docBia chinh.doc
  • docBia phu.doc
  • dwgCuong do su dung xe.dwg
  • dwgMat bang tram.dwg
  • docMuc luc.doc
  • docNhiem vu do an.doc
  • dwgPhuong an thiet ke tram.dwg
  • dwgSo do qua trinh cong nghe bao duong xe.dwg
  • dwgSo do qua trinh cong nghe sua chua xe.dwg