Nghiên cứu thực trạng biểu hiện hành vi hung tính của học sinh tiểu học tại tường Tiểu học Phan Phu Tiên - Thành phố Đà Nẵng

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chứng minh rằng, biểu hiện hành vi hung tính ở học sinh của trường Tiểu học Phan Phu Tiên – Thành phố Đà Nẵng ở mức độ không cao, chủ yếu biểu hiện thông qua ngôn ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều đó cho thấy biểu hiện hung tính của học sinh trường Tiểu học Phan Phu Thiên là bình thường, biểu hiện hung tính của các em phần lớn phụ thuộc vào khí chất, tính chất hiếu động của từng em ở lứa tuổi này. Tuy nhiên cũng cần có sự quan tâm, tác động đúng đắn từ phía gia đình, nhà trường và toàn xã hội để hướng các em đến những hành vi tích cực, giảm thiểu những biểu hiện hung tính về ngôn ngữ lẫn hành động. Từ đó chúng tôi có một số khuyến nghị đối với gia đình, nhà trường như sau: Trước khi cha mẹ quát mắng, hay trách trẻ thì cần phải xem xét lại lý do gì khiến trẻ làm như vậy, cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ; Cha mẹ cần chú ý đến những hoàn cảnh có thể tác động đến suy nghĩ, tình cảm của trẻ; Cha mẹ cần có sự hợp tác với nhà trường trong việc can thiệp và phòng ngừa các rối nhiễu tâm lý học đường. Nhà trường cần trang bị cho giáo viên những kỹ năng cần thiết trong việc phát hiện và có những quan tâm, can thiệp đúng đắn. Giáo viên cần hoạch định kế hoạch, giá trị sống cho học sinh tiểu học, phải có những chương trình cụ thể; cần hình thành các tổ hổ trợ tâm lý cho học sinh trong nhà trường nhất là ở lứa tuổi tiểu học để giáo dục, uốn nắn trẻ kịp thời, đúng lúc; cần tổ chức những trò chơi mang tính tập thể, tinh thần tương thân tương ái, rèn luyện tính kiên trì, đoàn kết. Môn học đạo đức cần được chú trọng nhiều hơn, để góp phần uốn nắn nhân cách của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Khi có sự hợp tác từ nhà trường và cha mẹ học sinh trong việc can thiệp giúp các em kiểm soát được hành vi hung tính và hạn chế sự tác hại của chúng thì sẽ giảm thiểu rất nhiều những hành vi mang tính bạo lực ở các tuổi lớn hơn, giúp các em trưởng thành một cách khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

pdf6 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3123 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng biểu hiện hành vi hung tính của học sinh tiểu học tại tường Tiểu học Phan Phu Tiên - Thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN PHU TIÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG RESEARCH REALITY MANIFESTATIONS THE AGGRESSION BEHAVIOR OF PRIMARI STUDENTS PRIMARI SCHOOL PHAN PHU TIEN DA NANG CITY) SVTH: Đỗ Thị Hải, Đoàn Thị Hiếu, Hồ Thị Nùng Phim, Nguyễn Văn Phước, Thái Thị Thu Tới. Lớp 09 CTL, Khoa Tâm lý – Giáo dục,Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng. GVHD: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh, Khoa Tâm Lý-Giáo Dục, trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng. TÓM TẮT Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ là vấn đề đáng quan tâm và cấp thiết. Không có sự quan tâm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến các hành vi mang tính bạo lực ở các lứa tuổi lớn hơn. Nhận thức được điều này, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng biểu hiện hành vi hung tính của học sinh tiểu học trường tiểu học Phan Phu Tiên- TP đà Nẵng. Với đề tài này chúng tôi tập trung làm rõ các mặt biểu hiện của hành vi hung tính lứa tuổi tiểu học như: mặt hiểu hiện bằng ngôn ngữ (ngôn ngữ trực tiếp, ngôn ngữ gián tiếp), mặt biểu hiện bằng hành động (hành động trực tiếp, hành động gián tiếp) mức độ biểu hiện hành vi hung tính lứa tuổi này. Từ khóa: Hành vi hung tính, trẻ tiểu học, ngôn ngữ hung tính trực tiếp, ngôn ngữ hung tính gián tiếp, hành động hung tính trực tiếp, hành động hung tính gián tiếp ABSTRACT Expression of the aggression behavior of children is a matter of concern and urgency. No care and timely intervention can lead to violent behavior in older children. Recognizing this, our group conducted a survey on the expression of aggressive behavior of elementary school elementary school Phan Phu Tien-Da Nang. With this theme we focus on clarifying the expression of aggressive behavior as the primary age: the modern understanding of language (language direct, indirect language), facial expressions by action (direct action, indirect action) causes the level of expression and aggressive behavior of this computer age. Key words: The aggressive behavior, elementary children, the aggressive directly language, the aggressive indirect language, the aggressvive direct action, the aggressive indirect action. 1. Đặt vấn đề Hành vi hung tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những xung đột và phần lớn mang tính bạo lực với các biểu hiện: gây gỗ, hung hăng, dễ dàng bị kích động, cáu Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 kỉnh, bực bội, cứng đầu, thù địch với người khác. Mối quan hệ của trẻ có hành vi hung tính với gia đình, bạn bè và thầy cô giáo luôn luôn căng thẳng và mâu thuẫn. Điều đó có thể dẫn đến suy yếu sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, hung tính trở thành một đặc điểm tính cách ổn định, tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách và xã hội của các em trong thời kỳ tuổi sau đó. Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi mà quá trình nhận thức của các em mới bắt đầu, việc hình thành nhân cách của trẻ có sự tác động rất lớn từ gia đình nhà trường và xã hội. Chính ở lứa tuổi tiểu học khi ta nhìn nhận sớm được biểu hiện hung tính ở trẻ sẽ có những giải pháp hữu hiệu và thiết thực cho thế hệ thanh thiếu niên sau này, giảm thiểu và ngăn chặn được vấn nạn bạo lực học đường, bởi vì rất khó thay đổi hành vi một con người một khi họ đã hoàn thiện về mặt nhân cách. Xuất phát từ lý do nêu trên chúng tôi quyết định lựa chọn: “Nghiên cứu thực trạng biểu hiện hành vi hung tính ở trẻ tiểu học” là đề tài nghiên cứu. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề hành vi hung tính của học sinh tiểu học Dựa trên các quan điểm tiếp cận khác nhau hành vi hung tính như: thuyết bản năng về hung tính, thuyết động lực về hung tính, Thuyết hành vi về hung tính, chúng tôi cho rằng: Hành vi hung tính là những tác động của trạng thái cơ thể được thể hiện qua hành vi đó là sự tấn công người khác hay lời nói mang tính đe dọa, chỉ trích, vu khống trong mối quan hệ giữa người và người. Từ đó, chúng tôi rút ra khái niệm cốt lõi của đề tài: Hành vi hung tính của trẻ tiểu học là một dạng hành vi khi trẻ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái cáu giận, bực tức với tần suất vài lần trong ngày hay trong tuần. Đối với đứa trẻ hung tính thì quá trình xung lực mạnh hơn và tạo ra sự mất cân bằng ở trẻ. Hành vi hung tính của trẻ tiểu học phụ thuộc vào hàng loạt các nguyên nhân như: yếu tố sinh học, điều kiện sống, yếu tố tâm lýHành vi hung tính của trẻ tiểu học được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ (trực tiếp, gián tiếp) và hành động (trực tiếp, gián tiếp). 1)Ngôn ngữ trực tiếp: quát tháo, to tiếng với bạn, cãi hổn lại người lớn, mắng chửi, xua đuổi người làm trẻ tức giận; 2) Ngôn ngữ gián tiếp: hậm hực, tự làu bàu một mình, nổi giận vô cớ với người khác; 3) Hành động trực tiếp: đánh vào người làm cho trẻ tức giận; 4)Hành động gián tiếp: đánh vào đồ dùng như bàn ghế, sách vở, đánh vào vật nuôi 2.2. Phương pháp và quy trình tổ chức nghiên cứu Chúng tôi lựa chọn hơn 400 học sinh và 23 giáo viên trường tiểu học Phan Phu Tiên – thành phố Đà Nẵng làm khách thể khảo sát của đề tài với mục đích nghiên cứu: tìm hiểu thực trạng biểu hiện hành vi hung tính của học sinh tiểu học tại trường Tiểu Học Phan Phu Tiên trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng và đề ra một số giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. Tiến trình nghiên cứu diễn ra từ tháng 5/1/2012 đến tháng 4/2012 tại Trường tiểu học Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 Phan Phu Tiên. Phạm vi nghiên cứu của vấn đề: Nghiên cứu trên học sinh khối 3-khối 4- khối 5 với các biểu hiện hành vi hung tính qua lời nói hay hành động: trực tiếp hay gián tiếp. Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket), phương pháp quan sát, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học). Quy trình tổ chức nghiên cứu của đề tài diễn ra nghiêm túc, khoa học và đúng mục tiêu đề tài đưa ra. 2.3. Kết quả nghiên cứu a. Mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ tiểu học toàn khối 3, 4, 5 ở trường tiểu học Phan Phu Tiên_TP Đà Nẵng Trong tổng số 402 học sinh thì chúng tôi sàng lọc được 208 học sinh có biểu hiện hành vi hung tính, chiếm 51,7%. Trong đó, có các mức độ biểu hiện khác nhau. Mức độ thấp chiếm tỷ lệ cao nhất 22,6%, mức độ trung bình chiếm 15,2% (xem biểu đồ 1). Điều đó nói lên biểu hiện hung tính của trẻ là bình thường, tuy nhiên vẫn cần có sự quan tâm và can thiệp kịp thời từ phía gia đình và nhà trường giúp các em có thể kiểm soát được hành vi hung tính và chuyển hóa thành các hành vi tích cực. Biểu đồ 1. Mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ tiểu học ở khối 3, 4, 5 48% 23% 15% 14% không biểu hiện thấp trung bình cao Nhìn vào biểu đồ 1 cho thấy số học sinh có biểu hiện hành vi hung tính ở mức độ cao chiếm 13,9%. Con số đó cho thấy rằng, có không ít số học sinh có biểu hiện hung tính ở mức độ cao tại trường tiểu học Phan Phu Tiên. Đối với học sinh có biểu hiện hành vi hung tính ở mức độ cao này không chỉ cần có sự quan tâm từ phía gia đình, nhà trường mà cần có sự hỗ trợ và can thiệp tâm lý nhằm giúp các em có thể kiểm soát xúc cảm và giảm thiểu những hành vi hung tính gây tổn hại, căng thẳng cho bản thân và cho người khác. b. Các mặt biểu hiện cơ bản của hành vi hung tính ở học sinh tiểu học trường Phan Phu Tiên - TP Đà Nẵng. - Hành vi hung tính biểu hiện qua ngôn ngữ trực tiếp ở 3 khối lớp: Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 4 Qua kết quả điều tra ta thấy mức độ biểu hiện hành vi hung tính thông qua ngôn ngữ trực tiếp giữa 3 khối lớp không đồng đều và ở mức độ thấp, không có mức độ biểu hiện cao giữa 3 khối lớp. Mức độ biểu hiện ở khối lớp 3 và khối lớp 5 chênh nhau không đáng kể (5,1% ở mức độ thấp, 7,2% ở mức độ trung bình) và biểu hiện cao hơn nhiều so với khối lớp 4. Khối lớp 4 hầu như không có biểu hiện hành vi hung tính qua ngôn ngữ trực tiếp, số biểu hiện ở mức độ trung bình chỉ chiếm 1,8%, không có biểu hiện ở mức độ thấp và mức độ cao. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành thu thập ý kiến của giáo viên về mức độ biểu hiện vi hung tính thông qua ngôn ngữ trực tiếp của học sinh trường tiểu học Phan Phu Thiên và số liệu cho thấy phần lớn các giáo viên cho rằng hành vi hung tính của học sinh được biểu hiện qua mặt ngôn ngữ trực tiếp là ở mức độ thỉnh thoảng (49%). Có không ít giáo viên cho rằng học sinh trong trường có mức độ biểu hiện qua mặt hành vi này là thường xuyên (10,9%). Các hành vi ngôn ngữ trực tiếp có biểu hiện hung tính được xem xét ở mức độ thỉnh thoảng theo thứ tự là: lớn tiếng với bạn khi có mâu thuẫn xích mích (18/23); thường xuyên la hét, quát tháo trong lúc chơi đùa (15/23); nói hỗn với bạn bè (11/23). Điều đó cho thấy có sự tương đồng giữa đánh giá của giáo viên với khảo sát hành vi hung tính ở học sinh về mặt biểu hiện qua hành vi ngôn ngữ trực tiếp. - Hành vi hung tính biểu hiện qua ngôn ngữ gián tiếp ở 3 khối lớp: Mức độ biểu hiện hành vi hung tính thông qua ngôn ngữ gián tiếp ở ba khối lớp là không đồng đều và chủ yếu ở mức độ thấp, và không có biểu hiện ở mức độ cao. - Hành vi hung tính biểu hiện qua hành động trực tiếp ở 3 khối lớp Mức độ biểu hiện hành vi hung tính thông qua hành động trực tiếp ở ba khối lớp hầu như rất ít (trong đó khối lớp 3 chỉ có 4.1%, khối lớp 4 không biểu hiện, khối lớp 5 là 2.6%) và chỉ biểu hiện ở mức độ thấp. - Hành vi hung tính biểu hiện qua hành động gián tiếp ở 3 khối lớp: Mức độ biểu hiện hành vi hung tính thông qua hành động gián tiếp chủ yếu ở mức độ thấp và trung bình, không có biểu hiện ở mức độ cao c. So sánh các mặt biểu hiện hành vi hung tính ở 3 khối lớp Các mặt biểu hiện hành vi hung tính của học sinh trường Tiểu học Phan Phu Tiên về ngôn ngữ (trực tiếp, gián tiếp) và hành động (trực tiếp, gián tiếp) có sự khác nhau về mức độ biểu hiện, điều đó thể hiện qua biểu đồ 2: Biểu đồ 2. Các mặt biểu hiện hành vi hung tính của học sinh trường Tiểu học Phan Phu Thiên: Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 5 Kết quả điều tra cho thấy biểu hiện hành vi hung tính thông qua ngôn ngữ cao qua hành động (hơn 5 lần), chủ yếu là biểu hiện ở mức độ thấp (biểu hiện thông qua ngôn ngữ trực tiếp: 29.3%; biểu hiện thông qua ngôn ngữ gián tiếp: 26.5%) và không có biểu hiện ở mức độ cao. 2.4. Đề xuất biện pháp Từ kết quả thu được, chúng tôi đề xuất một số biện pháp can thiệp như sau: Đối với những trẻ có biểu hiện hành vi hung tính thấp, trung bình cần tổ chức những buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, cho trẻ tham gia các trò chơi rèn luyện tính kiên trì, tinh thần đoàn kết như các trò chơi đứng lâu không chớp mắt, vẽ, xếp hình; Tổ chức những cuộc thi kể chuyện về tấm gương người tốt, việc tốt; Giáo viên cần phải tiếp xúc, trò chuyện, gần gũi với học sinh để sớm phát hiện ra các học sinh có biểu hiện hung tính và có cách ứng xử phù hợp. Đối với những trẻ có biểu hiện hành vi hung tính cao cần nâng cao nhận thức về tác động có hại của hành vi hung tính đồng thời dạy cho trẻ những chiến lược làm giảm xung đột có hiệu quả. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chứng minh rằng, biểu hiện hành vi hung tính ở học sinh của trường Tiểu học Phan Phu Tiên – Thành phố Đà Nẵng ở mức độ không cao, chủ yếu biểu hiện thông qua ngôn ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều đó cho thấy biểu hiện hung tính của học sinh trường Tiểu học Phan Phu Thiên là bình thường, biểu hiện hung tính của các em phần lớn phụ thuộc vào khí chất, tính chất hiếu động của từng em ở lứa tuổi này. Tuy nhiên cũng cần có sự quan tâm, tác động đúng đắn từ phía gia đình, nhà trường và toàn xã hội để hướng các em đến những hành vi tích cực, giảm thiểu những biểu hiện hung tính về ngôn ngữ lẫn hành động. Từ đó chúng tôi có một số khuyến nghị đối với gia đình, nhà trường như sau: Trước khi cha mẹ quát mắng, hay trách trẻ thì cần phải xem xét lại lý do gì khiến trẻ làm như vậy, cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ; Cha mẹ cần chú ý đến những hoàn cảnh có thể tác động đến suy nghĩ, tình cảm của trẻ; Cha mẹ cần có sự hợp tác với nhà trường trong việc can thiệp và phòng ngừa các rối nhiễu tâm lý học đường. Nhà trường cần trang bị cho giáo viên những kỹ năng cần thiết trong việc phát hiện và có những quan tâm, can thiệp đúng đắn. Giáo viên cần hoạch định kế hoạch, giá trị sống cho học sinh tiểu học, phải có những chương trình cụ thể; cần hình thành các tổ hổ trợ tâm lý cho học sinh trong nhà trường nhất là ở lứa tuổi tiểu học để giáo dục, uốn nắn trẻ kịp thời, đúng lúc; cần tổ chức những trò chơi mang tính tập thể, tinh thần tương thân tương ái, rèn luyện tính kiên trì, đoàn kết. Môn học đạo đức cần được chú trọng nhiều hơn, để góp phần uốn nắn nhân cách của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Khi có sự hợp tác từ nhà trường và cha mẹ học sinh trong việc can thiệp giúp các em kiểm soát được hành vi hung tính và hạn chế sự tác hại của chúng thì sẽ giảm thiểu rất nhiều những hành vi mang tính bạo lực ở các tuổi lớn hơn, giúp các em trưởng thành một cách khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Minh Đức (2010), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội. - H. : Đại học Quốc gia Hà nội, . - 389tr. [2] Phạm Mạnh Hà (2002), Khái niệm Hung tính. Tạp chí Tâm lí học số 11, tr.6 [3] Vũ Gia Hiền (2002), Tâm lý học hành vi, NXB ĐHQG Hà Nội [4] Trần Thu Hương-Đặng Hoàng Ngân. Trẻ hung tính: Cấu trúc tâm trí nào?, Báo cáo khoa học. Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về tâm lý học đường ở Việt Nam. Thúc đẩy nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường tại Việt Nam, (06-07/01/2011), NXB Đại Học Huế [5] Bùi Văn Huệ (1997), Giáo trình Tâm lí học tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội [6] Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn, Từ điển tâm lý học, 2009, NXB Giáo dục Việt Nam [7] Đoàn Huy Oánh (2004), Tâm lý Sư phạm, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh [8] Nguyễn Khắc Viện (1995), Từ điển tâm lý học, Nxb Thế Giới Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, Hà Nội [9] Nguyễn Quang Uẩn (2008), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP [10] fp.vncongdong.vn.(học viện quản lý giáo dục) [11] www.tamlyhoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftb15_02_0543.pdf
Luận văn liên quan