Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và một số giải pháp khắc phục

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế giới này luôn tồn tại nghững vấn đề gây tranh cãi, và môi trường không phài là ngoại trừ. Nhân loại đang thay đổi khí hậu của trái đất quá nhanh. Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Môi trường cung cấp cho con người những điều kiện sống (như ăn ở,mặc hít thở .) Nếu không có điều kiện đó con người không thể sống tồn tại và phát triển được. Môi trường là một vấn đề lớn và một trong những vấn đề quan trọng nhất đang xảy ra trên thế giới của chúng ta. Như chúng ta đã biết, hiện nay sự nóng lên của trái đất bỡi các chất gây “hiệu ứng nhà kính” đã trở thành vấn đề môi trường có tính nóng của toàn cầu. Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trương đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giuwac phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường. Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại về trước mắt và lâu dài cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân. Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững. Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm. Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hóa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh diễn ra rất nhanh chóng, trong khi đó các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng dân số. Do nguồn ngân sách của nhà nước có hạn, nên việc đầu tư cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, mặt khác do sự thiếu ý thức của một số bộ phận dân cư (như vứt rác và xác chết động vật bừa bãi cụ thể như ở khu vự chợ Tĩnh và bờ sông Cầu Phủ, Phường Đại Nài, .) Vì vậy môi trường và mỹ quan đô thị thành phố Hà Tĩnh ngày càng xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là vấn đề cấp thoát nước, rác thải có khắp mọi nơi đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người dân thành phố Hà Tĩnh. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nói trên tôi quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và một số giải pháp khắc phục”. Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU1 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu. 5 3. Lịch sử nghiên cứu. 5 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 5 4.1. Đối tưọng nghiên cứu. 5 3.2. Khách thể nghiên cứu. 5 5. Giả thuyết khoa học. 5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 6 8. Phương pháp nghiên cứu. 6 Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU7 1. Cơ sỡ lý luận về ô nhiễm môi trường. 7 1.1. Các khái niệm cơ bản. 7 1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường. 9 2. Thực trạng về môi trường ở thành phố Hà Tĩnh. 10 3. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm 13 3.1. Do hệ thống xử lý chất thải còn yếu kém 13 3.2. Từ hoạt động kinh tế hằng ngày. 14 3.3. Ô nhiễm không khí do khí thải 14 3.4. Do ý thức của người dân còn hạn chế. 15 4. Tác hại của việc ô nhiễm môi trường. 16 4.1. Tác hại của ô nhiễm môi trường về mặt tự nhiên. 16 4.2. Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người. 17 4.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái 18 4.4. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với kinh tế. 18 5. Một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiêm môi trường. 19 5.1. Các giải pháp bảo vệ môi trường. 19 5.2. Các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 22 5.3. Các giải pháp phòng ngừa và ứng phó với tai biến thiên nhiên và môi trường 23 5.4. Hợp tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu Trái đất. 23 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 24 1. Kết luận. 24 2. Đề nghị 25 2.1. Đối với cơ quan chức trách thành phố Hà Tĩnh. 25 2.2. Đề nghị đối với trường ĐH Hà Tĩnh. 26 2.3. Đề nghị đối với sinh viên. 27 Tài liệu tham khảo. 28

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và một số giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Lịch sử nghiên cứu 5 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5 4.1. Đối tưọng nghiên cứu 5 3.2. Khách thể nghiên cứu 5 5. Giả thuyết khoa học 5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6 8. Phương pháp nghiên cứu 6 Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 1. Cơ sỡ lý luận về ô nhiễm môi trường 7 1.1. Các khái niệm cơ bản 7 1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường 9 2. Thực trạng về môi trường ở thành phố Hà Tĩnh. 10 3. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm 13 3.1. Do hệ thống xử lý chất thải còn yếu kém 13 3.2. Từ hoạt động kinh tế hằng ngày 14 3.3. Ô nhiễm không khí do khí thải 14 3.4. Do ý thức của người dân còn hạn chế 15 4. Tác hại của việc ô nhiễm môi trường 16 4.1. Tác hại của ô nhiễm môi trường về mặt tự nhiên. 16 4.2. Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người. 17 4.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái 18 4.4. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với kinh tế. 18 5. Một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiêm môi trường. 19 5.1. Các giải pháp bảo vệ môi trường 19 5.2. Các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 22 5.3. Các giải pháp phòng ngừa và ứng phó với tai biến thiên nhiên và môi trường 23 5.4. Hợp tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu Trái đất. 23 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 24 1. Kết luận. 24 2. Đề nghị 25 2.1. Đối với cơ quan chức trách thành phố Hà Tĩnh 25 2.2. Đề nghị đối với trường ĐH Hà Tĩnh 26 2.3. Đề nghị đối với sinh viên 27 Tài liệu tham khảo 28 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế giới này luôn tồn tại nghững vấn đề gây tranh cãi, và môi trường không phài là ngoại trừ. Nhân loại đang thay đổi khí hậu của trái đất quá nhanh. Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Môi trường cung cấp cho con người những điều kiện sống (như ăn ở,mặc hít thở….) Nếu không có điều kiện đó con người không thể sống tồn tại và phát triển được. Môi trường là một vấn đề lớn và một trong những vấn đề quan trọng nhất đang xảy ra trên thế giới của chúng ta. Như chúng ta đã biết, hiện nay sự nóng lên của trái đất bỡi các chất gây “hiệu ứng nhà kính” đã trở thành vấn đề môi trường có tính nóng của toàn cầu. Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trương đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giuwac phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường. Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại về trước mắt và lâu dài cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân. Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững. Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm. Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hóa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh diễn ra rất nhanh chóng, trong khi đó các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải….. không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng dân số. Do nguồn ngân sách của nhà nước có hạn, nên việc đầu tư cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, mặt khác do sự thiếu ý thức của một số bộ phận dân cư (như vứt rác và xác chết động vật bừa bãi cụ thể như ở khu vự chợ Tĩnh và bờ sông Cầu Phủ, Phường Đại Nài,...) Vì vậy môi trường và mỹ quan đô thị thành phố Hà Tĩnh ngày càng xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là vấn đề cấp thoát nước, rác thải có khắp mọi nơi đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người dân thành phố Hà Tĩnh. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nói trên tôi quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và một số giải pháp khắc phục”. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện sự ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sinh sống ở đây. 3. Lịch sử nghiên cứu Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nhạy cảm và rất phức tạp trong nghiên cứu về thiên nhiên. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân nên đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, từ việc nghiên cứu lý luận đến thực tế. * Các công trình nghiên cứu trong nước + Ngày 22/11/2009 Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết, ĐH Bình Dương nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt” + Ngày 3/7/2010 TS. Nguyễn Thế Chinh, Đinh Đức Trường, ĐH kinh tế quôc dân nghiên cứu đề tài “Tính thiệt hại kinh tế do tác động môi trường ở khu công nghiệp”. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tưọng nghiên cứu Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và một số giải pháp khắc phục 3.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu trên 10 phường, xã của thành phố Hà Tĩnh và một số vùng lân cận xung quanh thành phố Hà Tĩnh. 5. Giả thuyết khoa học Với sự cố gắng không hề mệt mỏi nghiên cứu đề tài này. Tôi hy vọng nếu đề tài thành công và đi vào cuộc sống thì sẽ phần nào giải quyết được cơ bản tình hình ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân sống nơi đây. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hoá các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Thực trạng ô nhiễm môi trường của thành phố Hà Tĩnh. 6.2. Khảo sát đánh giá thực trạng ô nhiêm môi trương ở thành phố Hà Tĩnh và các yếu tố ảnh hưởng tình trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh 6.3. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Vì điều kiện thời gian không cho phép nên đề tài chỉ được tiến hành nghiên cứu trên 10 phường xã và một số vùng lân cận của thành phố Hà Tĩnh. - Đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lí luận về thực trạng ô nhiễm môi trường và khảo sát thực trạng, bước đầu đề xuất một số biện pháp tác động. 8. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp sau : 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hoá tài liệu văn bản, lí luận. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm môi trường. Môi trường là: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).   Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...   Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.   Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.   Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo. 1.1.2.Khái niệm ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường: Là sự làm thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của không khí, đất, nước mà có thể gây tác dụng tức thời hoặc trong tương lai nguy hại đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đếnquas trình sản xuất, tài sản văn hóa, tổn thất hủy hoại tài nguyên dự trữ. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trương là kết quả của 3 yếu tố: Quy mô dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động cảu môi trường. Trong đó quy mô dân số là quan trọng nhất. Độ ô nhiễm = quy mô dân số x mức tiêu thụ / người x tác động môi trường Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn ( chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học, hóa học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức độ có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu Các dạng ô nhiễm môi trường Chúng ta có thể chia thành nhiều dạng ô nhiễm môi trường tuy nhiên ở đây chúng ta chia ra các dạng chính sau: 1.2.1. Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi cư trú của con người và hầu hết các sinh vật sống trên cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sữ dụng tài nguyên đất và hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Nhưng với tốc độ gia tăng dân số và tố độ phát triển của các khu công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân trên đầu người ngày càng giảm. Riêng chỉ ở Việt Nam thực tế cho thấy suy thoái tài nguyên đất là rất đáng báo động và lo ngại. 1.2.2. Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước, với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm môi trường đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được. Kết quả là làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương nguyên nhân chính gây ô nhiêm môi trường đó la sự cố tràn dầu ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và chất thải công nghiệp được thải ra các con sông mà chưa qua khâu xử lý đúng mức, các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ngấm dần vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư sống ven sông. 1.2.3. Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí mất trong lành hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do khói bụi. Hiện nay, ô nhiễm môi trường khí quyển là vấn đề thời sự rất nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải của riêng -một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và hệ sinh vật trên trái đất này. Hàng năm con người khai thác và sữ dụng hàng tỉ tấn than đá, đầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải ra môi trường một khối lượng rất lớn các chất thải khác nhau như: Chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. 1.2.4. Ô nhiễm phóng xạ: Ô nhiễm phóng xạ do các chất phóng xạ gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. 1.2.5. Ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp và các loại máy móc cơ khí khác. 1.2.6. Ô nhiễm sóng: Là do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình…. Tồn tại với mật độ lớn. 2. Thực trạng về môi trường ở thành phố Hà Tĩnh. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay. Vậy mà thành phố hầu như “bó tay” trong việc thực hiện các biện pháp xử lý và có chăng cũng chỉ là những giải pháp tình thế, đối phó trước mắt mà tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng thêm. Từ lâu, vấn đề xử lí chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đã trở thành đề tài nóng bỏng không chỉ trên diễn đàn nhiều hội nghị mà còn tại hầu hết các phường xã ở trong thành phố. Vấn đề này đang ngày càng trở nên bức xúc hơn khi Hà Tĩnh đã có qui hoạch bãi chứa và xử lí rác thải ở các đô thị đến năm 2020 (Quyết định số 3531/QĐ-UBND ngày 9/12/2008 của UBND tỉnh) nhưng cho đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện do chưa có kinh phí.  Một góc chợ Tĩnh Hà Tĩnh Hiện tại trên địa bàn 10 phường xã trong thành phố mới chỉ có rất ít bãi rác được xây dựng đúng tiêu chuẫn và một số bãi rác tam thời, không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Trong thực tế, mỗi năm, lượng rác thải, chất thải rắn các loại mới chỉ thu gom được 70% để đưa về các bãi chứa và xử lí rác; 30% còn lại nằm ở khắp các hố ga và các bờ mương, gây ảnh hưởng đến môi trường. Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm nhưng ô nhiễm môi trường mà nó để lại trên địa bàn Hà Tĩnh còn khá nặng nề và không biết bao năm nữa mới xử lí xong. Theo báo cáo từ ngành chức năng, xăng dầu bị vỡ đường ống do bom đạn trong chiến tranh đã ngấm sâu vào lòng đất, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Thêm vào đó, các tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật độc hại trong thời kỳ chiến tranh với số lượng khoảng trên 10 tấn và 1000 lít dạng nước (DDT, 666) tại các vùng ven thành phố như: Thạch Lưu (Thạch Hà), Cẩm Thành (Cẩm Xuyên), Vĩnh Lộc (Can Lộc)… đã gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nguồn nước, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt hàng ngày, hàng giờ của người dân.  Một đoạn đường vắng nhà trở thành bãi rác Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cở sản xuất, các làng nghề, các dự án… trên địa bàn là sự đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, chưa thoả đáng hệ thống xử lí chất thải; nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ cũ kỹ, lạc hậu chưa được thay thế hay ngại tốn kém mà bỏ qua khâu xử lí đang gây bất bình tại nhiều khu dân cư cũng góp phần đáng kể đến tình trạng ô nhiễm môi trường trong và ngoài tỉnh. Đồng hành với những khó khăn, thách thức trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do thiên tai, bão lũ… hằng năm, chất thải y tế chưa được xử lí đang thật sự làm đau đầu các ngành chức trách. "Ô nhiễm môi trường do chất thải y tế chưa được xử lí gây ra dù chưa có thống kê nào nhưng thật sự không thể xem thường" - một cán bộ ngành y tế cảnh báo. Toàn thành phố hiện có 2 bệnh viện lớn và một số bệnh viên tư nhân và rất nhiều trạm y tế nhưng chỉ Bệnh viện Đa khoa tỉnh có hệ thống xử lí chất thải đúng nghĩa. 3. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm 3.1. Do hệ thống xử lý chất thải còn yếu kém Những chủ hộ kinh doanh buôn bán lớn nhỏ hầu hết ở các chợ hằng ngày đều phải đóng một khoản lệ phí vệ sinh. Đây là việc làm cần thiết tuy nhiên điều đáng nói là các hộ kinh doanh này cho rằng đóng lệ phí rồi nên không cần giữ gìn vệ sinh chung. Tại chợ Tĩnh Hà Tĩnh, mỗi ngày có hàng chục xe tải và các phương tiện khác vận chuyển rau, củ, quả và thịt các loại động vật từ các tỉnh khác và vùng lân cận đổ về để phân phối hàng đi các nơi khác trong tỉnh và các chợ ở vùng lân cận. Sau mỗi chuyến hàng như vậy, “tàn dư” của rau, củ, quả và đặc biệt là thịt động vật và các phụ trợ đóng gói hàng hóa vứt ra đầy chợ, và con kênh gàn chợ, mặc cho công nhân vệ sinh môi trường phải vất vả thu gom, quét dọn. Điều đáng suy nghĩ ở đây nữa là phí vệ sinh môi trường ở đây có sử dụng đúng mục đích hay không, mà tại các chợ còn rất ít thùng đựng rác, sọt rác công cộng hay các khu gom rác tập trung, đường vào chợ cống rảnh lầy lội, xuống cấp trầm trọng, không thấy biển báo hay chỉ dẫn nơi thu gom rác tập trung. Như vậy, dù có muốn lịch sự hơn, tự giác hơn nhưng người dân cũng đành chịu vì không có chỗ bỏ rác. Theo HĐND tĩnh Hà Tĩnh, qua giám sát ngành y tế về công tác khám điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đầu tư cho cơ sỡ vật chất, trang thiết bị tại các bệnh viện thì tất cả các bệnh viện nằm trong địa bàn thành phố Hà Tĩnh không có hệ thống xử lý nước thải y tế. Theo đó, toàn bộ chất thải lỏng của các bệnh viện đều thải trực tiếp ra hệ thông cống của thành phố gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởn đến đời sống và sức khỏe của nhân dân. 3.2. Từ hoạt động kinh tế hằng ngày Thành phố Hà Tĩnh hiện nay có trên 10 khu chợ lớn nhỏ bao gồm chọ nông sản thực phẩm, chợ phường tự phát….Hằng ngày, các chợ này thải ra hàng chục tấn rác thải các loại, làm ô nhiễm thành phố ảnh hưởn đến sức khỏe và đời sống của nhân dân. Thực trạng trên đã kéo dài từ hàng nhiều năm qua và đã được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhận thấy nhưng vẫn chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn hoặc làm hạn chế mức độ ô nhiễm. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, nhu cầu trao đổi, mua bán tại các khu chợ diễn ra ạnh mẽ, lượng hàng ngày càng lớn và lượng rác thải cũng theo đó mà tăng lên. 3.3. Ô nhiễm không khí do khí thải Những năm gần đây, số lượng phương tiện giao thông cơ giới ở thành phố Hà Tĩnh tăng lên chóng mặt. Trung bình lượng tăng ô tô hàng năm là 5 -10%, xe máy xấp xỉ 15%. Sự gia tăng về số lượng các phương tiện tham gia giao thông là nguyên nhân làm gia tăng lượng khí thải vào không khí, gây ra tình trạng ô nhiễm khí thải giao thông càng trở nên trầm trọng. Theo kết quả quan trắc những năm gần đây lượng khí CO2, SO2, C6H6, CO và các khí thải độc hại khác vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và ngày càng gia tăng, có tác động tiêu cực tới con người và môi trường. Mặt khác thành phố Hà Tĩnh có quốc lộ 1A đi qua vì thế hằng ngày thành phố Hà Tĩnh phải đón nhận hàng nghìn xe ô tô và xe máy đi qua vì thế môi trường không khí ở đây đã ô nhiễm lại càng ô nhiễm thêm trầm trọng. Đặc biệt là đoạn đường Hà Huy Tập và đường Trần Phú có hiện tượng xe chở đất đá không phủ bạt vì thế rơi vãi đầy đường làm cho không khí ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng Hiện nay với gần 90% lượng xe ở thành phố là xe máy, lại chủ yếu là xe phân khối nhỏ có kết cấu động cơ đơn giản, sử dụng nhiên liệu xăng. Hầu hết là loại xe đã lưu hành trên 5 năm và thiếu các hệ thống kiểm soát khí thải. Vì thế lượng xe này thải ra môi trường một lượng khí độc hại rất lớn. 3.4. Do ý thức của người dân còn hạn chế Với tốc độ phát triển dân số và quy mô dân số ở thành phố Hà Tĩnh như hiên nay đã tác động rất lớn đến môi trường và đặc biệt là ý thức của người dân còn hạn chế, tưu tưởng ỷ lại cho lực lượng bảo vệ môi trường đang còn ăn sâu trong suy nghĩ của mỗi người dân. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 1 trường Đại Học và nhiều trường Cao Đẳng và trường dạy nghề khác tuy số lượng học sinh, sinh viên này có trí thức song việc bảo vệ môi trường vẫn không được sinh viên quan tâm. Hiện tượng sinh viên vứt rác bừa bãi vẫn đang còn tồn tại rất nhiều. Mặt khác, một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay đó là thành phố ta đang còn hạn chế về hệ thống cây xanh trên thành phố. Vì thế đã ô nhiễm lại càng thêm ô nhiễm vì không có cây xanh quang hợp để bão hòa lượng oxy và cacbonic Ngoài ra, bụi, khói, tiếng ồn, cặn dầu, nhớt qua sữ dụng từ các khu vực sản xuất, sữa chữa phương tiện giao thông đường bộ và công trình xây dựng chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả. Các chỉ tiêu bụi, tiếng ồn luôn luôn ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Các cơ sỡ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm gần và xen lẫn trong khu dân cư nên gây bụi và mùi khó chịu, tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe dân cư xung quanh. 4. Tác hại của việc ô nhiễm môi trường “Nếu chúng ta bắn vào thiên nhiên một phát đạn, thì thiên nhiên sẽ bắn trả lại ta bằng đại bác”. Thực tế cho thấy, đi kèm với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta đang phải gánh chịu những hậu quả do chính chúng ta gây ra. Trong vòng 10 năm trở lại đây, các thảm hoạ tự nhiên như bão xoáy, lụt lội, hạn hán…ngày càng tăng nhanh cả về tần suất lẫn cường độ như: Trận lũ lịch sử xẩy ra vào năm 2002 ở Hương Sơn đã cướp đi hơn 100 sinh mạng và thiệt hại về kinh tế hàng ngàn tỷ đồng, trận hạn hán lịch sữ ở miền Trung nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng vào tháng 6/2010 nhiệt độ trung bình > 370C nhiệt độ trong ngày có lúc lên tới gần 410C đã gây rất nhiều khó khăn cho cho người dân và thiệt hại về kinh tế là rất lớn, lũ lụt lịch sử ở 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vào tháng 10/2010 đã cướp đi gần 100 con người và thiệt hại không dưới 10 ngàn tỷ đồng. Đó là những con số thống kê sơ bộ trong phạm vi hẹp. 4.1 Tác hại của ô nhiễm môi trường về mặt tự nhiên. Mỗi khi mùa mưa, nước từ các cống ven đường người dân lội phải nước ấy thì về nhà bị nhứa ngáy rất khó chịu, phải rửa ngay bằng xà phongfdieetj khuẩn. Một số trẻ em ở đây bị bệnh về tai mũi họng về phổi và đường hô hấp. Người già không bao giờ ngủ ngon giấc vì cái mùi hôi và tiếng ồn của xê cộ. Ai cung lo lắng cho sức khỏe của mình vì thế mỗi khi ra đường người dân phai luôn mang theo khẩu trang rất bất tiện. Nước giếng cho mùi hôi tanh, bỏ giếng này khoan giếng khác nhưng vẫn không thoát khỏi mùi hôi. Ví dụ như hộ bà Nguyễn Thị Hường ở số nhà 12 khối phố 5 phường Đại Nài đã khoan đén 3 cái giếng nhưng nước giếng vẫn không sử dụng được. Về lâu dài nếu tình trạng ô nhiễm không được khắc phục thì không ai giám khẳng định là nhiều người dân ở cạnh khu vực ô nhiễm không bị mắc phải các chứng bệnh hiểm nghèo. Ô nhiễm môi trường không những gây tác hại đến nguồn nước ngầm, hơi nước từ kênh, sông, nơi gần khu vực bị ô nhiễm bốc lên đẫtọ nênsức tàn phá các vật dụng bằng kim loại như: Cữa sắt, mái tôn. 4.2. Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người. Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày trên thế giới, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ bị tác động của biến đổi khí hậu gây ra (sóng thần vùng ven biển, các bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới...). Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1,  tiêu chảy, dịch tả... Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Các hoạt động của con người đã gây biến đổi hệ sinh thái cả ở trên cạn và dưới nước, săn bắn trái phép làm giảm đáng kể, thậm chí gây diệt vong một số loài thú hiếm, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt. 4.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có. 4.4. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với kinh tế. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế của thành phố Hà Tĩnh. Nhiệt độ tăng nhanh làm ảnh hưởng đến khu hệ sinh VSV đất phân giải chất hữu cơ và nhiều trường hợp làm đất chai cứng, mất chất dinh dưỡng nhiệt độ tăng làm giảm lượng O2 và quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ tiến hành theo kiểu ky khí tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây khó chịu và độc cho cây trồng, động vật thủy sinh như NH3, N2S, CH4, alđêhyt. 5. Một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiêm môi trường. 5.1. Các giải pháp bảo vệ môi trường Hai vấn đề quan trọng nhất đối với Hà Tĩnh ta hiện nay trong bảo vệ môi trường và tài nguyên đất là bảo vệ đất canh tác và chống thoái hóa đất. Để bảo vệ đất canh tác cần quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hạn chế chuyển đổi đất canh tác, đặc biệt là đất trồng lúa nước thành đất công nghiệp, đất đô thị. Thành phố định hướng chuẩn từ đầu việc quy hoạch mở rộng các khu vực đô thị và khu công nghiệp để tránh tối đa sự mất đất canh tác, trong một số trường hợp cần thiết, tiến hành lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ các vùng đất nông nghiệp. Quy hoạch xây dựng và củng cố hệ thống đê sông bảo vệ đất canh tác. Việc quản lý và đầu tư mở rộng diện tích rừng ngập các vùng lân cận ven biển, ven sông là giải pháp có hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và pháp luật về quyền sở hữu, sử dụng và quản lý nhà nước về đất nói chung và có các quy định về quản lý đất dốc, đất lưu vực sông và đất ngập nước; lồng ghép tốt chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hóa và sử dụng đất bền vững. Về kinh tế - xã hội, cần điều hòa sự phân bố dân số và di dân giữa các vùng, miền nhằm giảm áp lực của dân số đối với tài nguyên đất; có những giải pháp hợp lý bảo đảm an ninh lương thực vùng núi, định canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mòn đất... Về kỹ thuật, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học...) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu; trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất và thực hiện các hệ thống nông - lâm - súc kết hợp ở vùng đất dốc, giữ cân bằng sinh thái và điều hòa các tác động lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi; tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất. Giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường nước: tiếp tục xây dựng các chính sách, các quy định và quy trình kỹ thuật về sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn nước; nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong việc quản lý, giám sát sử dụng nguồn nước; huy động sự tham gia rộng rãi của người thụ hưởng nước vào quá trình lập kế hoạch, vận hành và tài trợ cho các cơ sở hạ tầng về nước; xây dựng cơ chế quản lý tổng thể các nguồn nước quốc gia nhằm xem xét các nhu cầu khác nhau về nước, như tiêu thụ nước trong sinh hoạt của con người, tưới tiêu trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch và giải trí để cân đối những nhu cầu này với tính lợi ích của nước tự nhiên và tiêu chí quản lý hệ sinh thái. Đặc biệt, chú ý quy hoạch tổng thể nguồn cung cấp nước cho các đô thị lớn, trung bình và các khu công nghiệp; kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên nước; xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông, các vùng đầu nguồn, nước ngầm; mở rộng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng và tái sử dụng nước; xây dựng các đơn giá về phí dịch vụ theo nguyên tắc "người sử dụng nước phải trả tiền" và "trả phí gây ô nhiễm"; tu bổ các sông ngòi và nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bị xuống cấp trầm trọng. Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ xử lý nước thải, khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch trong sản xuất để giảm lượng chất thải, tái sử dụng nước thải. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nước. - Ưu tiên bảo vệ môi trường biển, ven biển: Xây dựng chiến lược giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu đối với biển, ven biển, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và quản lý tài nguyên, hình thành một thể chế liên ngành, thống nhất quản lý vùng biển và bờ biển. - Để bảo vệ môi trường không khí: cần thực hiện ưu tiên xây dựng chiến lược giảm nhẹ và thích ứng với gia tăng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu; thực hiện đánh giá tác động môi trường bắt buộc đối với tất cả các dự án phát triển kinh tế - xã hội để chủ động ngăn chặn những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải và các thiết bị sử dụng nhiên liệu phục vụ sinh hoạt; buộc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải tiến hành xử lý triệt để và khắc phục tình trạng ô nhiễm; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và hiệu quả sử dụng điện của các thiết bị điện; tăng cường sử dụng thiết bị năng lượng sạch, đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng tại các đô thị lớn và trung bình, áp dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí; khuyến khích sử dụng nguyên liệu và công nghệ sạch tại các cơ sở sản xuất; nghiêm cấm nhập khẩu các công nghệ lạc hậu và nhanh chóng giảm dần quy mô vận hành các thiết bị đã cũ gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. - Bảo vệ rừng và thực hiện bảo đảm đa dạng sinh học gồm: củng cố hệ thống quản lý nhà nước để hướng dẫn sử dụng bền vững và bảo vệ tài nguyên rừng vùng ven thành phố Hà Tĩnh, tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất khoán rừng cho các hộ gia đình và tập thể theo Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và phát triển rừng vung ven thành phố, tiếp tục điều chỉnh thực hiện các chính sách thu hút đầu tư cho việc phát triển và bảo vệ rừng. Hỗ trợ nhân dân trồng và bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả đất rừng được giao khoán, hỗ trợ dân vay vốn với lãi suất ưu đãi cho việc đầu tư thành lập trang trại. Quản lý vùng đệm và vùng lõi rừng cùng với việc khuyến khích sử dụng bền vững các sản phẩm rừng phi gỗ. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu thay thế gỗ. Nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất lâm nghiệp; khuyến khích trồng các loài cây bản địa trong tất cả các hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng, nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật phòng và chống cháy rừng và các thảm họa môi trường liên quan tới việc mất rừng... Thường xuyên xem xét, bổ sung và điều chỉnh lại kế hoạch hành động đa dạng sinh học quốc gia nhằm bảo đảm sự phù hợp của kế hoạch này với các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xúc tiến xây dựng hệ thống bảo tàng thiên nhiên, từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở để phục vụ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức, tham quan, học tập, tuyên truyền, giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học; xuất bản phổ biến rộng rãi các “sách đỏ” Việt Nam về các giống, loài quý hiếm để có chính sách bảo tồn nghiêm ngặt; khuyến khích việc nghiên cứu và áp dụng các tri thức bản địa trong việc sử dụng và thực hiện những quy ước chung của cộng đồng, kết hợp tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để bảo vệ tốt nhất đa dạng sinh học vì lợi ích lâu dài. 5.2. Các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trong giai đoạn biến đổi khí hậu, cần thực hiện những hoạt động ưu tiên như: xây dựng chiến lược quốc gia về thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản trên lãnh thổ vùng ven thành phố và vùng ven biển. Sử dụng các công cụ kinh tế, hành chính và chế tài pháp luật nhằm thực hiện kiên quyết và có hiệu quả hơn Luật Khoáng sản; kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên khoáng sản ở Trung ương và các địa phương, tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách hợp lý; áp dụng các công nghệ tiên tiến để sử dụng các loại quặng có hàm lượng thấp nhằm triệt để sử dụng khoáng chất trong các mỏ; đồng thời, giảm khối lượng đất đá thải, thu hẹp diện tích bãi thải; thực hiện bồi hoàn các dạng tài nguyên sau khai thác và tái sử dụng chất thải ở những vùng mỏ đã khai thác để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế khai thác các loại tài nguyên ở tong thành phố vì nó dễ gây ô nhiễm môi trường. 5.3. Các giải pháp phòng ngừa và ứng phó với tai biến thiên nhiên và môi trường Các giải pháp ứng phó với nguy cơ thiếu nước ngọt bao gồm cả các giải pháp trực tiếp và giải pháp hỗ trợ. Các giải pháp trực tiếp là quy hoạch xây dựng các hệ thống đê bao và bờ ngăn chống lũ, kiên cố hóa và nâng cao chắn lũ ở vùng ven thành phố, thúc đẩy áp dụng nền canh tác vùng ven biển trong điều kiện độ mặn tăng, xây dựng các khu đất tránh lũ, kiên cố nhà ở tại các khu đất tránh lũ, thành lập trung tâm thông tin và hỗ trợ cho tình hình ngập lụt ngày càng tăng; giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc mở rộng diện tích rừng ven thành phố và rừng ngập mặn ở vùng ven biển, ven sông với sự tham gia của cộng đồng dân cư tại chỗ. Phương án công nghệ để xây dựng các trạm cấp nước sạch có thể là khai thác nước ngầm tầng sâu, xây dựng các hồ chứa nước ngọt ở vùng cao liền kề. Nhóm các giải pháp hỗ trợ bao gồm: Cần có sự phối hợp điều hành nước của các hồ chứa thủy lợi và thủy điện đầu nguồn. Đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở cấp trung học trở lên đối với tất cả học sinh sinh viên, phổ biến thông tin về biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương, các giải pháp ứng phó khẩn cấp và nâng cao nhận thức về các thảm họa liên quan đến khí hậu. Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống mặn, ngập lụt nhằm hỗ trợ cho việc thích ứng trong tương lai; tìm kiếm và phổ biến các tri thức/kinh nghiệm về thích ứng (bao gồm cả các tri thức bản địa) với khả năng biến đổi của khí hậu. 5.4. Hợp tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu Trái đất. Các cơ quan cấp Tĩnh cần yêu cầu các nước phát triển hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới thân thiện với môi trường nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời sẵn sàng phối hợp với các nước phát triển trong việc xây dựng và thực hiện các dự án CDM tại Việt Nam phục vụ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác tài chính, công nghệ và xây dựng năng lực trong thời kỳ “hậu” Ky-ô-tô, xây dựng danh mục các dự án thuộc lĩnh vực biến đổi khí hậu để kêu gọi tài trợ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp và các nước phát triển; hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực thông qua đầu tư trực tiếp, tư vấn và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm; tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về biến đổi khí hậu để nghiên cứu xây dựng và thực hiện có hiệu quả. Chương trình hành động quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tham gia hợp tác tích cực trong các dự án và chương trình nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu khu vực, như: Tuyên bố Xin-ga-po về biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường; hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông về quản lý lưu vực và tài nguyên nước sông Mê Kông có vai trò quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam trong giảm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận. Mặt đất và bầu trời, núi non và biển cả, dòng sông và những cánh đồng….đó là sự ban tặng tuyệt vời nhất của tự nhiên cho muôn loài, trong đó có CON NGƯỜI chúng ta. Thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này, con người đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực. Con người tự hào đã có thể thám hiểm các vì sao và các hành tinh khác. Internet đã kéo cả thế giới lại gần nhau hơn. Công nghệ sinh học đã can thiệp vào bản đồ gen. Con người đã biết hưởng thụ những tiện nghi chưa từng có, những chiếc xe hơi sang trọng. Những ngôi nhà số, những chuyến du lịch vũ trụ… Nhưng trong cung cách đối xử với thiên nhiên, con người ta đã can thiệp quá sâu vào thiên nhiên làm cho thiên nhiên nhiều lúc nổi giận gây cho con người ta không ít khó khăn. Bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu rất quan trọng để hướng tới đất nước tới phát triển bền vững. Công tác bảo vệ môi trường tốt làm cho môi trường trong lành hơn và chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn. Để làm được điều đó thì các cơ sở sản xuất đó thì các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở của mình. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu thu thập số liệu về thông số quan trắc môi trường nước, không khí, tiếng ồn, xếp loại sức khỏe chúng tôi nhận thấy công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sỡ này còn nhiều hạn chế. Hiện trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra trong và khu vực xung quanh các cơ sở như ô niễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước, việc phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại…..Chính sự ô nhiễm này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người lao động cũng như người dân xung quanh. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới hệ sinh thái xung quanh vùng đặc biệt là hệ thủy sinh. Môi trường ngày càng bị ô nhiểm trầm trọng.. Chúng ta hảy ra sức bảo vệ và khắc phục những hậu quả đã gây ra bằng những phương pháp xác thực nhất, có hiệu quả nhất 2. Đề nghị 2.1. Đối với cơ quan chức trách thành phố Hà Tĩnh 2.1.1. Cải thiện mảng xanh đô thị, tạo nét đẹp đặc trưng về cây xanh đô thị cho thành phố Hà Tĩnh Vỉa hè là vị trí tạo thảm cỏ thích hợp nhất, đáp ứng được mục tiêu tăng diện tích phủ xanh, tạo mỹ quan đô thị đồng thời không làm ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông. Thay thế một phần việc lát gạch, đá trên vỉa hè bằng việc trồng xen kẽ các thảm cỏ, trang trí với các cụm hoa và cây nhỏ sẽ tạo nên các tuyến đường mềm mại hơn, xanh hơn và đẹp mắt hơn. Chỉ bọc bê tông bảo vệ các đường biên và rải đá hoặc lót gạch theo các lối đi. Như vậy, sẽ vừa tăng mảng xanh đô thị, vừa làm đẹp cảnh quan, góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo được nét khác biệt tích cực trong sự bố trí cây xanh đô thị của Hà Tĩnh Để tăng cường sự chăm sóc, bảo vệ các thảm cỏ - hoa này, đề nghị khuyến khích các mô hình tự quản trong nhân dân. Trong điều kiện hiện tại, cần lựa chọn làm thử nghiệm trên một số tuyến đường mới quy hoạch/ tuyến đường đang xây dựng trước khi nhân rộng. 2.1.2. Trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng. Khi lập Quy hoạch sử dụng đất, cần phân bố cây xanh 30% tổng diện tích. Công tác thiết kế, xây dựng nhà chung cư: lưu ý bố trí khu vực trồng cây xanh. Để Hà Tĩnh trở thành "Thành phố Môi trường", những yêu cầu về diện tích cây xanh trong quy hoạch, xây dựng phải trở thành những quy định bắt buộc tuân thủ và có sự kiểm tra. Cần có chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu mới (như composit thay thế gỗ, tấm lợp sinh thái (onduline) thay thế ngói) vừa có tác dụng tăng độ bền, chống gió bão, đồng thời hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên. 2.1.3. Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức: Tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về môi trường và tác hại cảu ô nhiễm môi trường. Để khuyến khích và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong việc bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố, việc hình thành giải thưởng Môi trường hàng năm của thành phố dành cho các tổ chức/ cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường là rất cần thiết. 2.1.4. Thành lập Quỹ Bảo vệ Môi trường của thành phố. Đây là một trong những nhiệm vụ quản lý môi trường của các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương theo Luật BVMT 2005. Quỹ sẽ góp phần tăng tính hiệu quả của việc quản lý, sử dụng nguồn thu phí BVMT đối với nước thải trên địa bàn thành phố theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện cho việc vận động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm. 2.2. Đề nghị đối với trường ĐH Hà Tĩnh Tổ chức chỉ đạo sát sao hơn nữa các hoạt động về môi trường. Đặc biệt trung tâm y tế môi trường phối hợp hơn nữa với các liên chi Khoa để quản lý tốt trong việc lao động khuôn viên nhà trường. Nhà trường nên tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tọa đàm, thảo luận, hội nghị về vấn đề môi trường. Đoàn trường nên tổ chức các buổi sinh viên tình nguyện vệ sinh mô trường ở một số nơi trong thành phố để làm cho thành phố ngày càng xanh sạch đẹp hơn 2.3. Đề nghị đối với sinh viên Cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Phải có thái độ trách nhiệm của mình về bảo vệ môi trường. Là một tầng lớp tri thức của xã hội sinh viên phải biết tuyên truyền phổ biến về tác hại của ô nhiễm môi trường Tài liệu tham khảo 1. Lưu Đức Hải, 2000. Cơ sở khoa học của môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội. 2. Lê Văn Khoa, 1995. Môi trường và ô nhiểm. NXBGD 3. Lê Văn Khoa (chủ biên), 2002. Khoa học môi trường. NXBGD 4. Nguyễn Văn Tuyên, 1998. Sinh thái và môi trường. NXBGD 5. Lê Thông (chủ biên), 1998. Dân số, môi trường, tài nguyên. NXBGD 6. Lê Thanh Vân, 2004. Con người và môi trường. NXB ĐHSP 7. Mai Đình Yên, 1997. Môi trường và con người. NXBGD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_dan_so_moi_truong_co_muc_luc_4999.doc