Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng sa mộc (cunninghamia lanceota hook) tại huyện hoàng su phì tỉnh Hà Giang

Do giới hạn về điều kiện thực hiện đề tài nên việc đánh giá hiệu qủa xã hội ở đây chủ yếu thông qua hiệu quả giải quyết việc làm, tận dụng lao động nhàn rỗi. Việc tạo việc làm cho người dân đặc biệt là người dân tại địa phương góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Thu nhập của người dân tăng cũng góp phần nâng cao dân trí khi người dân có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm, với bên ngoài từ đó rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng, giữa nông thôn và đô thị.

doc91 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2888 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng sa mộc (cunninghamia lanceota hook) tại huyện hoàng su phì tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng dung dịch thuốc tím KmnO4 nồng độ 1% thời gian ngâm 30 phút. Sau đó ngâm trong nước ấm 40oC trong 8-12 giờ. Vớt ra để ráo rồi đem ủ. Khi hạt nứt nanh 30% thì đem gieo. Gieo hạt vào vụ Đông – Xuân, trước khi trồng 12-16 tháng. - Cây ươm 12-16 tháng tuổi, cao trên 25cm, có đường kính gốc 0,3-0,4cm, sinh trưởng tốt, cân đối, lá xanh đậm, thân thẳng, đã có 3-4 cành, không sâu bệnh, không cụt ngọn. 2 Trồng rừng Xử lý thực bì - Nơi đất dốc dưới 25o cần phát trắng sát gốc và dọn sạch. - Nơi dốc trên 25o phát băng theo đường đồng mức, băng chừa rộng 1m, băng phát để trồng rộng 1,5-2m song song với đường đồng mức, thực bì phát sạch, dọn xếp vào băng chừa. Trên băng để lại những cây có giá trị kinh tế, cây gỗ có mục đích. Xử lý thực bì xong trước khi trồng 1 tháng. Làm đất, cuốc hố Cuốc hố trồng với kích thước 30x30x30 cm. Cuốc hố so le hình nanh sấu. Khi cuốc gặp cây mục đích có triển vọng cần để lại thì cuốc cách cây đó 2m. Loài cây, mật độ - Trồng thuần loài, mật độ 2000 cây/ha, cự ly 2,5x2m. Nguồn giống Các nguồn cây giống này được gieo ươm tại Lâm trường Hoàng Su Phì Phương thức trồng - Trồng thuần loài: Sa mộc - Trồng hỗn giao với các loài cây khác như Thông, Tống quá sủ, kháo Hình thức trồng: theo băng. Phương pháp trồng - Trồng bằng cây con có bầu. Bón phân Bón lót mỗi hố 100g NPK (5:10:3) và 200g phân hữu cơ vi sinh, gạt lớp đất mặt xuống trộn đều với phân, sau đó lấp đất tiếp cho đầy hố. Đất trong hố phải tơi xốp, sạch cỏ và rễ cây. Bón phân, lấp hố hoàn thành trước khi trồng 7-10 ngày Thời vụ trồng - Trồng vụ Xuân là chính vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 4. Chọn ngày râm mát, nhiều mây mù hoặc có mưa phùn thì càng tốt để trồng cây. Có thể trồng cây rễ trần (Tại địa bàn huyện Hoàng Su Phì nói riêng, cây Sa mộc trồng thích hợp nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau). Tránh trồng cây vào những ngày quá rét, quá khô. - Có thể trồng vụ Thu vào tháng 8-9 trong những ngày râm mát, nhưng nhất thiết phải trồng cây có bầu. 3 Chăm sóc Chăm sóc năm thứ nhất Chăm sóc năm thứ 2 Chăm sóc năm thứ 3,4 Chăm sóc rừng non - Nếu cây trồng vụ xuân chăm sóc 2 lần: + Lần 1: Sau khi trồng 2 tháng; trồng giặm những cây bị chết. + Lần 2: vào tháng 11-12: phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại băng trồng; xới vun gốc R=40cm; Tỉa bỏ các chồi xấu, giữ lại 1 thân chính; bảo vệ cây trồng tránh gia súc phá hoại; làm đường băng cản lửa, phòng chống cháy rừng. - Nếu cây trồng vụ thu chăm sóc 1 lần: Sau trồng 2 tháng: trồng giặm những cây bị chết. - Lần 1: vào tháng 2-3: gồm phát cây bụi, cây cỏ, vun xới đất quanh gốc rộng 0,8-1m, kết hợp bón cho mỗi gốc 100g NPK loại 5:10:3 và 300g phân hữu cơ vi sinh(nếu có), trồng dặm. - Lần 2: tháng 6-7: phát cây bụi, cây cỏ - Lần 3: tháng 11-12: phát cây bụi, cây cỏ, Tỉa bỏ các chồi xấu, giữ lại 1 thân chính. - Tương tự năm thứ 2. - Khi cây rừng đạt chiều cao từ 3-5m: Trong giai đoạn này chủ yếu bảo vệ cây rừng; điều chỉnh không gian dinh dưỡng như: chặt bỏ cây tái sinh phi mục đích, tỉa cành, chặt bỏ cây cong queo, cụt ngọn, cây bị sâu bệnh, nhiều thân. 4 Khai thác Khai thác tỉa thưa điều chỉnh mật độ, trước khi chặt bỏ cần xác định mật độ và bài cây theo quy định. Một số nhận xét đánh giá về các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng: - Xử lý thực bì theo phương thức phát dọn toàn diện trước khi trồng 1 tháng; làm đất đào hố cục bộ, phương pháp thủ công theo đường đồng mức, kích thước hố 30 x 30 x 30 cm; - Giống cây trồng: Hạt giống được lấy giống ở rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Những cây được chọn giống phải đủ từ 10 năm trở lên. Hạt giống đảm bảo tiêu chuẩn có độ sạch 85-95%, mỗi kg hạt có từ 120.000 đến 150.000 hạt, tỷ lệ nảy mầm trên 30-40%; - Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Trồng thuần loài, hỗn loài đối với Thông mã vĩ, Tống quá sủ. Sử dụng cây con có bầu và có bón phân. Mật độ trồng được áp dụng chủ yếu là: Trồng thuần loài, mật độ 2000 cây/ha, cự ly 2,5 x 2 m. Thực hiện chăm sóc trong 4 năm đầu: + Năm thứ nhất 2 lần; + Năm thứ 2: 3 lần kết hợp với bón phân và trồng dặm; + Năm thứ 3, 4: 3 lần kết hợp với bón phân và trồng dặm; + Chăm sóc rừng non: Khi cây rừng đạt chiều cao từ 3 - 5 m. Trong giai đoạn này chủ yếu bảo vệ cây rừng; điều chỉnh không gian dinh dưỡng như: chặt bỏ cây tái sinh phi mục đích, tỉa cành, chặt bỏ cây cong queo, cụt ngọn, cây bị sâu bệnh, nhiều thân. * Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng tuy mới chỉ là những kỹ thuật cơ bản nhưng cũng đã cho thấy hoạt động trồng rừng của huyện Hoàng Su Phì có những nỗ lực rõ rệt. Đối với cây Sa mộc trồng tại huyện Hoàng Su Phì sau trồng 5-6 năm mới khép tán nên công việc chăm sóc kéo dài hơn so với những loài cây khác. 3.2. Đánh giá sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Sa mộc Chiều cao và đường kính là nhân tố quan trọng phản ảnh tình hình sinh trưởng của từng cá thể và của lâm phần. Sinh trưởng chiều cao và đường kính cây rừng ảnh hưởng đến trữ lượng lâm phần và sản lượng cây rừng nên ảnh hưởng đến giá trị thu nhập khi khai thác. Sinh trưởng chiều cao, đường kính phụ thuộc nhiều nhân tố như loài cây, mật độ trồng, điều kiện lập địa và mức độ thâm canh rừng;... Tại địa bàn huyện Hoàng Su Phì, các xã hiện nay đang trồng rừng Sa mộc thuần loài và hỗn loài. Qua điều tra cho thấy đất trồng rừng ở đây chủ yếu là đất pha cát, tầng đất dày trung bình, kết cấu rời rạc. Độ dày tầng đất 60 - 120 cm, tơi xốp, độ dốc từ 20 - 35 độ, thảm thực vật dưới tán rừng là cỏ, cây bụi, và lớp thảm mục tương đối nhiều; Để đánh giá khả năng sinh trưởng của Sa mộc ở khu vực nghiên cứu đề tài đã lập các OTC Kết quả tính toán số liệu được thể hiện ở bảng 3.3. Bảng 3.3: Sinh trưởng về đường kính, chiều cao của Sa mộc tại khu vực nghiên cứu Tuổi OTC N cây/ OTC N cây/ha D1.3 (cm) Hvn (m) Xã Nậm Ty 13 1 62 1240 11.3 12.5 2 60 1200 11.3 12.6 3 58 1160 11.0 12.2 TB 60 1200 11.2 12.4 13 4 61 1220 11.5 12.4 5 63 1260 11.2 12.5 6 59 1180 12.7 12.7 TB 61 1220 11.8 12.5 21 7 48 960 17.5 15.7 8 47 940 18.0 15.0 9 45 900 18.2 15.3 TB 47 933 17.9 15.3 Xã Bản Péo 13 10 63 1260 10.5 12.4 11 60 1200 11.2 12.4 12 61 1220 11.8 13.2 TB 61 1227 11.2 12.7 13 13 58 1160 10.9 12.6 14 57 1140 11.0 12.9 15 55 1100 11.3 12.8 TB 57 1133 11.1 12.8 21 16 47 940 17.8 16.3 17 46 920 18.0 16.2 18 48 960 17.4 16.4 TB 47 940 17.7 16.3 Qua khảo sát thực tế, có thể thấy rằng rừng trồng Sa mộc ở khu vực nghiên cứu cơ bản là sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, mật độ không có sự khác biệt giữa 2 địa điểm nghiên cứu. Ở Nậm Ty đến tuổi 13 và 21 mật độ điều tra được 1200-1220 cây và 933 cây/ha, trong khi đó ở Bản Péo mật độ ở 2 tuổi này tương tự so với Nậm Ty cụ thể là mật độ 1133-1227 cây/ha ở tuổi 13 và 940 cây/ha ở tuổi 21; Qua bảng trên ta thấy sinh trưởng của Sa mộc về đường kính phát triển đồng đều, không có sự sai khác không rõ rệt giữa các OTC đã điều tra tại hai địa điểm nghiên cứu. Về sinh trưởng đường kính và chiều cao như sau: tại Nậm Ty tuổi 13 đường kính trung bình đạt từ 11.2 - 11.8 cm. Tuổi 21 đường kính trung bình đạt 17.9 cm . Tương tự như vậy ở Bản Péo tuổi 13 đường kính trung bình đạt từ 11.1-11.2 cm. Tuổi 21 đường kính trung bình đạt 17.7 cm; Qua quá trình điều tra tại hai địa điểm nghiên cứu cho thấy sau thời gian 4 năm chăm sóc kết thúc người dân không tiếp tục chăm sóc nữa nên đến thời điểm điều tra tại các OTC không thấy có sự tỉa thưa điều chỉnh mật độ. Mật độ trong các OTC đã điều tra giảm do tỉa thưa tự nhiên, chết do sâu bệnh và một phần do chặt để sử dụng. Bảng 3.4: Sinh trưởng về đường kính, chiều cao bình quân từng năm của Sa mộc tại khu vực nghiên cứu Tuổi OTC D1.3 (cm) Hvn (m) D1.3/năm (cm) Hvn/năm (m) Xã Nậm Ty 13 1 11.3 12.5 0.94 1.04 2 11.3 12.6 0.94 1.05 3 11.0 12.2 0.91 1.02 TB 11.2 12.4 0.93 1.04 13 4 11.5 12.4 0.96 1.04 5 11.2 12.5 0.93 1.04 6 12.7 12.7 1.06 1.06 TB 11.8 12.5 0.98 1.05 21 6 17.5 15,7 1.45 1.31 8 18.0 15,0 1.50 1.25 9 18.2 15,3 1.52 1.28 TB 17.9 15,3 1.49 1.28 Xã Bản Péo 13 10 10.5 12.4 0.87 1.04 11 11.2 12.4 0.94 1.03 12 11.8 13.2 0.99 1.10 TB 11.2 12.7 0.93 1.06 13 13 10.9 12.6 0.91 1.05 14 11.0 12.9 0.92 1.07 15 11.3 12.8 0.95 1.07 TB 11.1 12.8 0.92 1.06 21 16 17.8 16.3 1.48 1.36 17 18.0 16.2 1.50 1.35 18 17.4 16.4 1.45 1.36 TB 17.7 16.3 1.48 1.36 Qua bảng 3.4 ta thấy tăng trưởng bình quân hàng năm ở khu vực nghiên cứu như sau: + Xã Nậm Ty: Tuổi 13 về chiều cao từ 1.04 - 1.05 m, đường kính 0.93 - 0.98 cm; Tuổi 21 về chiều cao từ 1.25 - 1.31 m, đường kính 1,45 - 1.50 cm; + Xã Bản Péo: Tuổi 13 về chiều cao 1.06 m, đường kính 0.92 - 0.93 cm; Tuổi 21 về chiều cao từ 1.01 -1.03 m, đường kính 1,45 - 1.50 cm; Vậy ta thấy tăng trưởng bình quân năm ở hai tuổi 13 và tuổi 21 khác nhau rõ rệt. Tăng trưởng bình quân năm ở tuổi 21 về đường kính và chiều cao lớn hơn so với tăng trưởng bình quân năm về chiều cao và đường kính ở tuổi 13. * Nhận xét chung: Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, cây Sa mộc sinh trưởng phù hợp với điều kiện địa phương. Khả năng sinh trưởng phát triển tốt và đạt hiệu quả về tăng trưởng bình quân đường kính và chiều cao lớn ở tuổi 13 và 21. Tuy nhiên cần hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các biện pháp lâm sinh giúp cây phát triển tốt hơn trong những năm tiếp theo sau 4-5 năm trồng rừng. Hình 3.1: Mô hình trồng rừng Sa mộc tại xã Nậm Dịch huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới phát triển rừng trồng Sa mộc tại địa phương 3.3.1. Ảnh hưởng của chính sách đã có tới phát triển rừng trồng Sa mộc Từ năm 2008 trở về các cơ chế chính sách của nhà nước chủ yếu là phát triển rừng trồng phòng hộ do vậy người dân ít trú trọng đến việc trồng rừng Sa mộc, nguyên nhân vì loài cây này lớn chậm, sau 4 năm trồng và chăm sóc cây không đủ tiêu chuẩn chuyển giao bảo vệ. Vào thời điểm đó cây Sa mộc chỉ trồng hỗn giao với tỷ lệ 15-30% cùng các loài cây khác. Sau khi có quyết định số: 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015”, lúc này người dân mới dần xác định được mục đích của việc phát triển rừng trồng nói chung và rừng Sa mộc nói riêng, giá trị kinh tế của rừng Sa mộc cao. Những năm gần đây các chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển rừng sản xuất theo chương trình trồng rừng lâm nghiệp xã hội được người dân nhiệt tình ủng hộ. Do vậy diện tích rừng trồng Sa mộc thuần loài, rừng trồng hỗn giao với tỷ lệ cây Sa mộc chiếm 50-70% tăng lên. 3.3.2. Ảnh hưởng của thị trường chế biến lâm sản Trong khi thị trường tiêu thụ, chế biến lâm sản nói chung cần nhu cầu rất lớn đối với các loại gỗ rừng trồng, rừng tự nhiên thì thị trường thu mua, chế biến trên địa bàn huyện gặp nhiều hạn chế như: - Địa hình đồi núi dốc, đường xá đi lại khó khăn, công vận xuất, vận chuyển cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thực của lâm sản nói chung và cây Sa mộc nói riêng; - Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc chủ yếu làm nhà gỗ nên nhiều diện tích rừng Sa mộc người dân chủ yếu sử dụng tại chỗ, ít bán ra ngoài thị trường, do vậy giá trị thực của cây cũng bị giảm; - Các cơ sở sản xuất đồ gỗ còn chưa chú trọng đến việc sử dụng gỗ Sa mộc để đóng đồ. Qua quá trình điều tra cho thấy tại 2 xã Nậm Ty và Bản Péo có 3 cơ sở sản xuất đồ mộc thì 2 cơ sở không sử dụng gỗ Sa mộc để đóng đồ, 1 cơ sở có sử dụng để đóng đồ nhưng sản lượng còn ít; - Trên địa bản toàn huyện Hoàng Su Phì không có cơ sở sản xuất gỗ bóc; hoặc gỗ dăm. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện đường vận chuyển khó khăn nhất trong toàn tỉnh nên chi phí vận chuyển cao nên sản xuất không có lãi vì vậy các doanh nghiệp không đầu tư công nghệ vào sản xuất; - Tiêu thụ sản sản phẩm gỗ vẫn là người dân sử dụng làm nhà và đóng đồ. Thị trường tiêu thụ chính hiện tại là thị trường Trung quốc với việc thương lái mua gỗ thành phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc ở dạng gỗ tròn. 3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của trồng rừng Sa mộc 3.4.1. Đánh giá phòng hộ Quá trình điều tra thu thập số liệu tại 2 xã Nậm Ty và Bản Péo thu được kết quả như sau: Bảng 3.5: Cấp độ phòng hộ của Sa mộc Tuổi OTC Độ dốc Thành phần cơ giới Độ tàn che, độ che phủ Điểm Cấp phòng hộ Xã Nậm Ty 13 1 25 10 8 27 Tốt 2 25 10 8 27 Tốt 3 25 10 8 27 Tốt 13 4 20 10 8 22 Tốt 5 20 10 8 22 Tốt 6 20 10 6 24 Tốt 21 7 20 20 8 32 Trung bình 8 25 20 8 37 Trung bình 9 25 20 8 37 Trung bình Xã Bản Péo 13 10 25 10 8 27 Tốt 11 25 10 8 27 Tốt 12 25 10 8 27 Tốt 13 13 20 20 8 32 Trung bình 14 20 20 8 32 Trung bình 15 15 20 8 27 Tốt 21 16 25 10 6 29 Tốt 17 25 20 6 39 Trung bình 18 20 20 6 34 Trung bình Hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái của rừng được thể hiện qua nhiều mặt như: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều tiết nguồn nước, cải thiện điều kiện khí hậu,... trong phạm vi giới hạn của nghiên cứu này chỉ xem xét hiệu quả bảo vệ môi trường ở khía cạnh bảo vệ đất và chống sói mòn bề mặt. * Kết quả điều tra đánh giá phòng hộ tại Xã Nậm Ty: Qua quá trình phân tích , tổng hợp số liệu trên ta thấy: - Ở tuổi 13: Ở cả 2 khu vực đã điều tra được cấp phòng hộ là tốt; - Ở tuổi 21: Số lượng cây/1OTC dao động từ 45-48 cây tuy vậy do số cây Sa mộc sinh trưởng trung bình nhiều, đường kính tán hẹp nên cấp phòng hộ rừng trồng đạt trung bình đến tốt. * Kết quả điều tra đánh giá phòng hộ tại Xã Bản Péo: Qua quá trình phân tích , tổng hợp số liệu trên ta thấy: - Ở tuổi 13: Tại vị trí điều tra thôn Nậm Dịch thì cấp phòng hộ là tốt. Tại vị trí điều tra thôn Bản Péo thì cấp phòng hộ chỉ đạt từ trung bình đến tốt. - Ở tuổi 21: Số lượng cây/1OTC dao động từ 55-60 cây tuy vậy do cây Sa mộc sinh trưởng tốt, đường kính tán hẹp nên cấp phòng hộ rừng trồng chỉ đạt trung bình đến tốt. 3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế Trong quá trình kinh doanh, người ta không thể không tính đến lợi nhuận để đảm bảo lợi nhuận kinh tế. Ngoài những bù đắp cho chi phí thì nó còn phải có lợi nhuận để đảm bảo cuộc sống của người dân và tái sản xuất mở rộng; Theo quan điểm của các nhà kinh tế nói chung thì hiệu quả kinh tế là kết quả cuối cùng của của quá trình sản xuất kinh doanh; Hiệu quả kinh tế thể hiện ở các khoản thu nhập còn lại sau khi đã trang trải, bù đắp mọi khoản chi phí, hay nói cách khác là khoản còn lại sau khi đã trừ đi chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ kết quả nghiên cứu trên ta có bảng trữ lượng sau: Bảng 3.6: Trữ lượng của Sa mộc ở 2 độ tuổi Tuổi OTC Số cây D1.3 (cm) Hvn (cm) M (m3/ha) Xã Nậm Ty 13 1 1240 11.3 12.5 103.3044 2 1200 11.3 12.6 99.972 3 1160 11.0 12.2 89.123 TB 1200 11.2 12.4 97.466 13 4 1220 12.4 11.5 93.733 5 1260 12.5 11.2 104.971 6 1180 12.7 12.7 98.3058 TB 1220 12.5 11.8 99.003 21 7 960 17.5 15.7 209.789 8 940 18.0 15.0 205.249 9 900 18.2 15.3 196.515 TB 933 17.9 15.3 203.851 Tuổi OTC Số cây D1.3 (cm) Hvn (cm) M (m3/ha) Xã Bản Péo 13 10 1260 10.5 12.4 68.985 11 1200 11.2 12.4 92.196 12 1220 11.8 13.2 101.638 TB 1227 11.2 12.7 87.606 13 13 1160 10.9 12.6 68.869 14 1140 11.0 12.9 67.682 15 1100 11.3 12.8 91.641 TB 1133 11.1 12.8 76.064 21 16 940 17.8 16.3 205.249 17 920 18.0 16.2 200.882 18 960 17.4 16.4 209.616 TB 940 17.7 16.3 205.249 Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ cây tại các vị trí điều tra như sau: - Xã Nậm Ty: Tuổi 13 mật độ trung bình là 1220 cây/ha. Tuổi 21 mật độ trung bình là 933 cây/ha. - Xã Bản Péo Tuổi 13 mật độ trung bình là 1133 - 1227 cây/ha. Tuổi 21 mật độ trung bình là 940 cây/ha. Trữ lượng của Sa mộc tăng dần qua 2 độ tuổi. Ở Nậm Ty, từ tuổi 13 đến tuổi 21 mức tăng trưởng là từ 97.466-99.003 m3 đến 203.851 m3/ha. Ở Bản Péo, từ tuổi 13 đến tuổi 21 mức tăng trưởng là từ 76.064-87.606 m3 đến 205.249 m3/ha. Trên cơ sở cần tính toán hiệu quả kinh tế, đề tài đã tiến hành phỏng vấn khảo sát 15 hộ dân về hiệu quả kinh tế của trồng rừng Sa mộc. Kết quả điều tra đánh giá qua phỏng vấn 15 hộ dân tại 2 xã Nậm Ty và Bản Péo cho thấy như sau: Bảng 3.7: Chi phí sản xuất cho 1 ha Sa mộc (1000đ ) STT Tên chủ hộ Giống+ PB Công trồng Chăm sóc Khai thác Vận chuyển Tổng 1 Nông Văn Phú 3.200 9.000 9.000 10.000 31.200 2 Lý Chòi Nhàn 2.800 15.000 8.500 10.000 36.300 3 Lù Văn Sướng 2.800 13.000 7.100 8.000 30.900 4 Nông Thị Bích 3.200 9.000 7.800 8.000 28.000 5 Lý Tà Chiêm 2.400 18.000 8.200 10.000 38.600 6 Nguyễn Văn Bình 600 3.200 9.000 8.800 15.000 36.600 7 Hoàng Văn Sơn 2.400 18.000 8.500 8.000 36.900 8 Hoàng Văn Phú 700 4.200 9.000 7.000 13.000 33.900 9 Lý Chàn Dùn 2.800 13.000 7.500 14.500 37.800 10 Ly Thị Chúm 2.200 9.000 8.500 13.000 32.700 11 Hoàng Anh Tuấn 700 3.000 22.500 2.000 28.200 12 Lù Quang Trung 700 3.000 22.500 2.000 28.200 13 Hoàng Thị Hiếu 700 3.200 9.000 7000 15.000 34.900 14 Lý Tà Toóng 2.500 18.000 7000 10.000 37.500 15 Lý Thị Chiên 3.000 22.500 10.000 35.500 Chi phí sản xuất cho 1 ha Sa mộc từ khi bắt đầu trồng cho tới thời điểm điều tra vào khoảng từ 28 đến 37.8 triệu. Có sự chênh lệch về chi phí sản xuất trong 1 ha là do thời điểm trồng của các hộ là khác nhau, chi phí cho các công đoạn trồng, chăm sóc, khai thác và vận chuyển ở từng thời điểm cũng khác nhau và tốc độ sử dụng lao động, giá cả chung của thị trường tại thời điểm tiến hành có biến đổi không đáng kể. Phần lớn các hộ mất chi phí cho công khai thác và vận chuyển. Kết quả phỏng vấn các hộ gia đình đã được khai thác Sa mộc trên địa bàn huyện được thể hiện trên bảng sau: Bảng 3.8: Lợi nhuận kinh tế từ 1 ha Sa mộc Bán theo m3 (nghìn đồng) STT Tên chủ hộ Tuổi khai thác Nguồn thu Tổng Chi phí Lợi nhuận Củi Gỗ 1 Nông Văn Phú 13 7.500 123.965 131.465 31.200 100.265 2 Lý Chòi Nhàn 12 8.000 119.966 127.966 36.300 91.666 3 Lù Văn Sướng 13 12.000 106.947 118.947 30.900 88.047 4 Nông Thị Bích 13 9.000 112.479 121.479 28.000 93.479 5 Lý Tà Chiêm 13 10.000 125.965 135.965 38.600 97.365 6 Nguyễn Văn Bình 12 9.000 117.967 126.967 36.600 90.367 7 Hoàng Văn Sơn 12 15.000 82.782 97.782 36.900 60.882 8 Hoàng Văn Phú 13 10.000 110.635 120.635 33.900 86.735 9 Lý Chàn Dùn 13 8.000 121.966 129.966 37.800 92.166 10 Ly Thị Chúm 13 18.000 82.643 100.643 32.700 67.943 11 Hoàng Anh Tuấn 12 12.000 81.218 93.218 28.200 65.018 12 Lù Quang Trung 13 9.500 109.969 119.469 28.200 91.269 13 Hoàng Thị Hiếu 21 12.000 251.747 263.747 34.900 228.847 14 Lý Tà Toóng 21 12.000 246.299 258.299 37.500 220.799 15 Lý Thị Chiên 21 9.000 235.818 244.818 35.500 209.318 Cây Sa mộc đã được gây trồng tại địa bàn huyện từ rất lâu, giá bán gỗ Sa mộc trung bình vào khoảng 1.100.000 đến 1.200.000đ/m3 tại rừng, với các rừng gỗ Sa mộc có cấp kính lớn hơn thì giá trị cũng sẽ cao hơn so với gỗ có cấp kính nhỏ. Tuy nhiên, lợi nhuận đem lại từ các rừng gỗ Sa mộc có tuổi 21 đem lại là không cao do chu kỳ kinh doanh kéo dài, lợi nhuận trung bình vào khoảng 10 - 11 triệu đồng/ha/năm. Bảng 3.9: Lợi nhuận kinh tế từ 1 ha Sa mộc bán theo cây (nghìn đồng) STT Tên chủ hộ Tuổi khai thác Nguồn thu Tổng Chi phí Lợi nhuận Số cây/ha Giá bán 1 Nông Văn Phú 13 1240 300 372.000 31.200 340.800 2 Lý Chòi Nhàn 12 1200 300 360.000 36.300 323.700 3 Lù Văn Sướng 13 1160 300 348.000 30.900 259.000 4 Nông Thị Bích 13 1220 300 366.000 28.000 317.100 5 Lý Tà Chiêm 13 1260 300 378.000 38.600 339.400 6 Nguyễn Văn Bình 12 1180 300 354.000 36.600 317.400 7 Hoàng Văn Sơn 12 1240 300 378.000 36.900 341.100 8 Hoàng Văn Phú 13 1200 300 360.000 33.900 326.100 9 Lý Chàn Dùn 13 1160 300 366.000 37.800 328.200 10 Ly Thị Chúm 13 1220 300 348.000 32.700 315.300 11 Hoàng Anh Tuấn 12 1260 300 342.000 28.200 313.800 12 Lù Quang Trung 13 1180 600 330.000 28.200 301.800 13 Hoàng Thị Hiếu 21 960 600 576.000 34.900 541.100 14 Lý Tà Toóng 21 940 600 564.000 37.500 526.500 15 Lý Thị Chiên 21 900 600 540.000 35.500 504.500 Với giá bán 1 cây Sa mộc ở tuổi 12 - 13 là 300.000 đồng, tuổi 21 là 600.000 đồng thì lợi nhuận thu được của 1 ha từ 259.000.000 đồng - 340.800.000 đồng ở tuổi 13 và 504.500.000 đồng - 541.100.000 đồng. * Đánh giá: Qua quá trình tính toán hiệu quả kinh tế trong quá trình trồng rừng Sa mộc cho thấy khi bán gỗ theo m3 cho giá trị kinh tế thấp hơn nhiều so với gỗ bán theo cây: Giá trị kinh tế tại tuổi 12-13 từ 60.882.000đ - 100.265.000 đồng/1 ha; Giá trị kinh tế tại tuổi 21: từ 209.318.000 - 228.847.000 đồng/1 ha; Tuy nhiên giá bán theo cây chỉ bán được với số lượng ít, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân tại địa bàn điều tra. Vậy trong quá trình trồng rừng Sa mộc đến tuổi 13 có thể khai thác được nhưng đạt hiệu quả kinh tế không cao; Tiếp tục chăm sóc, bảo vệ cho đến tuổi 21 vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao hơn tuy nhiên qua quá trình điều tra tại 2 xã Nậm Ty và Bản Péo cho thấy diện tích rừng Sa mộc ở tuổi 21 rất ít do trong quá trình trồng rừng khi đạt đến độ tuổi 10 - 13 người dân thường khai thác và sử dụng nhiều; Đến độ tuổi 21 khi cây Sa mộc đã trở thành cây gỗ lớn thì bán khó hơn nhiều so với các cấp tuổi nhỏ. Vì vậy diện tích rừng Sa mộc tuổi 20 trở lên thường ở những nơi xa khó khai thác và thường chỉ có ý nghĩa về mặt phòng hộ ở những nơi xung yếu. 3.4.3. Hiệu quả xã hội Hiện nay trên thực tế có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá về hiệu quả xã hội của công tác trồng rừng như sau: - Một là đánh giá về mức độ chấp nhất của người dân đối với loài cây trồng (về khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt, khả năng đầu tư và áp dụng kỹ thuật); - Hai là hiệu quả giải quyết việc làm; - Ba là khả năng phát triển của rừng trồng được thể hiện thông qua chất lượng rừng trồng, năng xuất rừng trồng, thị trường tiêu thụ và giá trị hàng hóa bán ra thị trường; Thực tế cho thấy những mô hình rừng trồng nào đem hiệu quả kinh tế cao sẽ thu hút được người dân tham gia nhiều và đó là những mô hình có hiệu quả xã hội cao. Do giới hạn về điều kiện thực hiện đề tài nên việc đánh giá hiệu quả xã hội ở đây chủ yếu thông qua hiệu quả giải quyết việc làm, tận dụng lao động nhàn rỗi. Việc tạo việc làm cho người dân đặc biệt là người dân tại địa phương góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Thu nhập của người dân tăng cũng góp phần nâng cao dân trí khi người dân có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm, với bên ngoài từ đó rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng, giữa nông thôn và đô thị. 3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng Sa mộc tại địa phương 3.5.1. Giải pháp về khoa học - kỹ thuật * Về lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng RSX - Trên cơ sở quỹ đất quy hoạch cho trồng rừng theo kết quả rà soát phân chia ba loại rừng của huyện, cần tiến hành điều tra và lập bản đồ phân loại dạng lập địa vi mô (cấp xã) với nguyên tắc ưu tiên cho những xã có diện tích đất rừng trồng lớn phù hợp với từng loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm. Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho rừng trồng sản xuất bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. - Quy hoạch vùng nguyên liệu mở rộng để tiến tới xây dựng nhà máy chế biến lâm sản có quy mô lớn, tập trung trên địa bàn huyện, tỉnh. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất lâm nghiệp thực hiện tốt về cơ chế chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của người dân với rừng. - Trong quy hoạch không nhất thiết phải trồng Sa mộc trên mọi điều kiện lập địa (khu đất trống), vấn đề quyết định phải là hiệu quả kinh tế cuối cùng. Nếu đất quá xấu và biết chắc không có lãi thì không nên khuyến khích trồng Sa mộc. - Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với rà soát và xây dựng các vùng nguyên liệu công nghiệp tập trung. Có kế hoạch thay thế các diện tích rừng trồng có năng suất thấp. Chú ý quy hoạch phát triển các làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản quy mô nhỏ và các trang trại lâm nghiệp trên địa bàn huyện. * Về chiến lược sản phẩm: Cần xây dựng một chiến lược sản phẩm rõ ràng cho rừng trồng sản xuất ở Hoàng Su Phì, kết hợp việc điều tra lập địa và lựa chọn tập đoàn cây trồng có hiệu quả để phát triển trồng rừng tại huyện Hoàng Su Phì. Không nên để tình trạng “tuỳ cơ ứng biến”. Có thể tập trung vào 2 nhóm sản phẩm chính: + Gỗ nguyên liệu, gia dụng và giấy, dăm, gỗ dán: Tống quá sủ, Sa Mộc, + Gỗ lớn: Thông, Sa mộc Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng về điều kiện tự nhiên để quy hoạch vùng cung cấp từng chủng loại sản phẩm, đồng thời đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm: gỗ lớn, gỗ xây dựng cơ bản, Đối với trồng rừng sản xuất, cần xuất phát từ nhu cầu thị trường và dự báo về thị trường để làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch trồng rừng. Ngoài việc chú trọng tới trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy, dăm cần chú ý đẩy mạnh trồng rừng cung cấp gỗ lớn hoặc gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn phục vụ chế biến đồ mộc xuất khẩu và nội tiêu; chú trọng các biện pháp nuôi dưỡng và chuyển hoá rừng phù hợp. Đối với những vùng rừng trồng sản xuất đang phát triển cần nghiên cứu đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nhất là quy mô nhỏ nhưng trình độ công nghệ phải tương đối cao để tăng giá trị sản phẩm, tạo động lực cho trồng ẩừng sản xuất phát triển. * Về cơ cấu loài cây và kỹ thuật gây trồng - Cơ cấu cây trồng rừng phải bám sát chiến lược phát triển trồng rừng trên cơ sở phát huy các lợi thế của địa phương, đồng thời phải bám sát điều kiện tự nhiên: đất đai, địa hình, khí hậu,... và các điều kiện sản xuất kinh doanh khác: vị trí địa lý, thị trường, cơ sở chế biến, nên tập trung cho 2 nhóm sản phẩm đã nêu ở trên. - Kỹ thuật trồng rừng và mức độ thâm canh cần được cụ thể hoá cho từng loài cây, điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm; áp dụng đồng bộ và liên hoàn các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất rừng trồng. Trong trồng rừng thâm canh, cần chú ý các biện pháp làm đất cơ giới ở những nơi đất bằng và dốc thoải, chú trọng bón phân, các biện pháp tỉa thưa và nuôi dưỡng cũng như kiểm soát dịch bệnh. - Về kỹ thuật lâm sinh, cần có nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn để có thể kết luận chính xác về phương án sản phẩm của rừng trồng Sa mộc sản xuất (chỉ cung cấp 1 loại hay nhiều loại sản phẩm ?) tuổi thành thục kinh tế (khai thác lúc nào thì lợi nhuận cao nhất ?). - Có quy hoạch vùng trồng rõ ràng và ổn định trên thực địa, gắn với thiết kế vi mô cùng tham gia (chọn cây trồng phù hợp lập địa, gắn kết thiết kế cụ thể và nghiệm thu chặt chẽ có sự tham gia của các hộ dân trồng rừng). - Về phương thức trồng, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, ngoài việc thực hiện phương thức trồng thuần loài tập trung, cần tiến hành trồng hỗn loài theo đám, theo lô, theo khoảnh, - Tổ chức các chương trình hội thảo khoa học, tập huấn cho người dân đặc biệt những hộ gia đình sinh sống ở những nơi xung yếu, đầu nguồn nước về kỹ thuật trồng rừng Sa mộc; - Xây dựng các chuyên đề, gắn với phát triển kinh tế, phát triển nông thôn mới. 3.5.2. Giải pháp về chính sách và thể chế. - Tổ chức đánh giá tác động của các chính sách đối với rừng trồng Sa mộc, khẳng định những khung chính sách cả vĩ mô và vi mô, cả về 2 mặt được và chưa được, đưa ra những đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách chung một cách kịp thời, phù hợp với toàn tỉnh nói chung và huyện Hoàng Su Phì nói riêng. - Cần xây dựng tổ chức chuyên trách chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách: Năng lực tổ chức thực hiện các chính sách của địa phương cần được nâng cao cả về trình độ cán bộ, điều kiện và phương tiện thực hiện, kiểm tra và giám sát. - Tạo điều kiện nâng cao năng suất rừng Sa mộc: Khuyến khích đầu tư khoa học công nghệ, thâm canh tăng năng suất, trong đó trồng rừng Sa mộc không phải chỉ thực hiện ở những nơi đất xấu, ở vùng sâu, vùng xa hoặc không phải lúc nào cũng trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước mà phải tự vận động để sản xuất kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, để tạo được động lực trồng RSX đối với vùng sâu, vùng xa - nơi có điều kiện sản xuất và tiêu thụ khó khăn, dân trí thấp cần có những ưu tiên trong việc vay vốn và tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, chế biến, thị trường, Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất ở các vùng miền núi sâu xa như Hoàng Su Phì về vốn đầu tư, thị trường, giảm thuế sản phẩm gỗ rừng trồng. - Có chính sách khuyến khích tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng rừng Sa mộc: Cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích đầu tư trồng rừng thâm canh tổng hợp liên hoàn và hệ thống nâng cao năng suất rừng trồng như bón phân, làm đất và hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh: mật độ, phương thức trồng, tỉa thưa, tỉa cành, tạo ra được hiệu quả kinh tế để chủ rừng có khả năng tích luỹ vốn tái đầu tư trồng rừng, thoát ra khỏi sự phù thuộc vào vốn vay. Bên cạnh đó, cũng cần có tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm, gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất với các cơ quan nghiên cứu khoa học để hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khoa học. - Có hướng dẫn cụ thể và bổ sung chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng Sa mộc: Các luật khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã tạo được khung pháp lý để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng Sa mộc như ưu đãi cho các vùng khó khăn. Tuy nhiên, thực tế đã qua hơn 25 năm mà hiệu quả thu được chưa là bao nhiêu do việc tổ chức thực hiện và một số quy định cụ thể chưa đủ sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Đối với cây Sa mộc, chu kỳ sản xuất dài, rủi ro lớn, nhu cầu vốn cao và tập trung trong 1-5 năm đầu, người trồng rừng thường có nhu cầu vay vốn để trồng rừng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư đủ sức thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia trồng rừng Sa mộc. Chính sách tự chủ sản xuất kinh doanh và hưởng lợi từ sản phẩm rừng trồng sản xuất cần thực sự thông thoáng; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp. - Xây dựng các chương trình trồng rừng mới đặc biệt là cây Sa mộc với hướng phát triển để bảo vệ đầu nguồn, che phủ đất, chống xói mòn, sạt lở ở những nơi xung yếu như đầu nguồn sông chảy; - Giao chỉ tiêu trồng rừng xuống tận thôn bản. 3.5.3. Giải pháp về kinh tế, xã hội. - Phải thiết lập quy hoạch vùng trồng rừng Sa mộc gắn với mạng lưới chế biến và thị trường cả trên thực địa: Xây dựng quy hoạch và kế hoạch trồng RSX, quy hoạch cả mạng lưới theo chuỗi hành trình của dòng nguyên liệu từ tạo vùng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ một cách khép kín không chỉ trên giấy tờ, bản đồ mà phải được thực địa hoá, tạo được một lâm phận rừng Sa mộc ổn định có đầy đủ căn cứ pháp lý. Thực hiện khoán đất trồng rừng dài hạn cho hộ đối với chủ đất là lâm trường, cho thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức và hợp đồng với nhóm chủ hộ có đất theo cơ chế cùng đầu tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ ăn chia có phần ưu tiên hơn cho người trồng rừng để thu hút người dân địa phương tham gia. - Xây dựng khu công nghiệp chế biến lâm sản tập trung, chủ đạo của tỉnh kết hợp với phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, phân tán ở huyện Hoàng Su Phì, các xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng RSX, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. - Đầu tư các công nghệ mới, hiện đại, các dây chuyền sản xuất liên hoàn, để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ. - Nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng rừng Sa mộc thâm canh, tập trung nói riêng chưa cao, vì vậy cần có giải pháp để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương, đặc biệt là các dân tộc ít người. - Cần đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng đường giao thông nối liền tỉnh với huyện, huyện với xã đảm bảo thuận lợi giảm bớt chi phí trong việc vận chuyển hàng hóa; - Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở chế biến nguyên liệu gỗ Sa mộc và có cơ chế mở hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế tại địa phương; 3.5.4. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền phổ cập. - Đẩy mạnh tuyên truyền những chủ trương chính sách mới của Nhà nước về trồng rừng Sa mộc, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về giá trị nhiều mặt của cây Sa mộc (giá trị kinh tế, sinh thái, du lịch, bảo tồn,...), những kiến thức cơ bản trồng rừng và bảo về rừng;. - Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Nhà nước, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng tới hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng và bảo vệ rừng,.... - Gắn việc phát triển nông thôn mới với việc trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng; - Làm những phóng sự về phát triển cây Sa mộc xóa đói giảm nghèo đưa lên trên các kênh địa phương phát trên toàn huyện. - Để công tác tuyên truyền và phổ cập đạt được kết quả cao cần phải áp dụng nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập như loa đài, truyền thanh, tài liệu, tờ rơi, áp phích, biển hiệu,... ở mọi nơi, mọi chỗ như trụ sở làm việc của xã, trường học, nhà văn hoá,... Nội dung các chương trình tuyên truyền phải phong phú, đa dạng; cần lồng ghép và phối hợp nhiều chương trình với nhau, gắn kết các thông tin sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là về các giống cây trồng và kỹ thuật mới, các hoạt động của các dự án bảo tồn, dự án lâm nghiệp xã hội,... cũng như các hoạt động văn hoá, xã hội của xã, thôn với việc tuyên truyền, khích lệ người dân tham gia trồng rừng Sa mộc. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Đánh giá thực trạng rừng trồng Sa mộc ở huyện Hoàng Su Phì 1.1.1. Các giai đoạn phát triển trồng rừng Sa mộc * Giai đoạn I: Từ năm 1993 đến 1998 là giai đoạn đầu của chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng trồng của chính phủ; * Giai đoạn II: Từ năm 1999 đến năm 2010: là giai đoạn chính chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng trồng của chính phủ; * Giai đoạn 3: Từ năm 2011 đến nay là giai đoạn thay đổi tên gọi từ chương trình Dự án 661 sang chương trình Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số: 57/QĐ-TTg, ngày 09/01/2012. 1.1.2. Nguồn vốn và mục tiêu trồng rừng Sa mộc 1.1.2.1. Nguồn vốn - Nguồn vốn của Nhà nước; - Nguồn vốn do nhân dân tự bỏ ra trồng rừng sản xuất. 1.1.1.2. Mục tiêu trồng rừng Sa mộc - Mục tiêu chung của phát triển rừng Sa mộc là trồng rừng phòng hộ; - Trồng rừng sản xuất, phát triển kinh tế kết hợp phòng hộ. 1.1.3. Kết quả đạt được về diện tích rừng trồng Sa mộc hiện nay Tổng diện tích là 13.000 ha; trong đó: Diện tích của Ban quản lý rừng Phòng hộ huyện theo dõi, chăm sóc, quản lý, giao khoán bảo vệ là 9.753,1 ha, diện tích còn lại do nhân dân tự trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ; 1.1.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Sa mộc Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng tuy mới chỉ là những kỹ thuật cơ bản nhưng cũng đã cho thấy hoạt động trồng rừng của huyện Hoàng Su Phì có những nỗ lực rõ rệt; Đối với cây Sa mộc trồng tại huyện Hoàng Su Phì sau trồng 5-6 năm mới khép tán nên công việc chăm sóc kéo dài hơn so với những loài cây khác. 1.2. Đánh giá sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Sa mộc Qua quá trình lập OTC ở tuổi 13 và tuổi 21 tại các thôn của 2 xã Nậm Ty và Bản Péo, thu thập và xử lý số liệu thu được kết quả như sau: Sinh trưởng đường kính và chiều cao: Tại Nậm Ty tuổi 13 đường kính trung bình đạt từ 11.2 - 11.8 cm. Tuổi 21 đường kính trung bình đạt 17.9 cm . Tương tự như vậy ở Bản Péo tuổi 13 đường kính trung bình đạt từ 11.1 - 11.2 cm. Tuổi 21 đường kính trung bình đạt 17.7 cm. Tăng trưởng bình quân hàng năm ở khu vực nghiên cứu như sau: + Xã Nậm Ty: Tuổi 13 về chiều cao từ 1.04 - 1.05 m, đường kính 0.93 - 0.98 cm; Tuổi 21 về chiều cao từ 1.25 -1.31 m, đường kính 1,45 - 1.52 cm. + Xã Bản Péo: Tuổi 13 về chiều cao đạt 1.06 m, đường kính 0.92 - 0.93 cm; Tuổi 21 về chiều cao từ 1.35 - 1.36 m, đường kính 1,45 - 1.50 cm. 1.3. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới phát triển rừng trồng Sa mộc tại địa phương 1.3.1. Ảnh hưởng của chính sách đã có tới phát triển rừng trồng Sa mộc Những năm gần đây các chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển rừng sản xuất theo chương trình trồng rừng lâm nghiệp xã hội được người dân nhiệt tình ủng hộ. Do vậy diện tích rừng trồng Sa mộc thuần loài, rừng trồng hỗn giao với tỷ lệ cây Sa mộc chiếm 50-70% tăng lên. 1.3.2. Ảnh hưởng của thị trường chế biến lâm sản - Địa hình đồi núi dốc, đường xá đi lại khó khăn, công vận xuất, vận chuyển cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thực của lâm sản nói chung và cây Sa mộc nói riêng; - Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc chủ yếu làm nhà gỗ nên nhiều diện tích rừng Sa mộc người dân chủ yếu sử dụng tại chỗ, ít bán ra ngoài thị trường, do vậy giá trị thực của cây cũng bị giảm; - Các cơ sở sản xuất đồ gỗ còn chưa chú trọng đến việc sử dụng gỗ Sa mộc để đóng đồ. - Trên địa bản toàn huyện Hoàng Su Phì không có cơ sở sản xuất gỗ bóc; hoặc gỗ dăm. - Tiêu thụ sản sản phẩm gỗ vẫn là người dân sử dụng làm nhà và đóng đồ. Thị trường tiêu thụ chính hiện tại là thị trường Trung quốc với việc thương lái mua gỗ thành phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc ở dạng gỗ tròn. 1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của trồng rừng Sa mộc 1.4.1. Đánh giá phòng hộ * Kết quả điều tra đánh giá phòng hộ tại Xã Nậm Ty: - Ở tuổi 13: Ở cả 2 khu vực đã điều tra được cấp phòng hộ là tốt; - Ở tuổi 21: Số lượng cây/1OTC dao động từ 45-48 cây cấp phòng hộ rừng trồng đạt trung bình đến tốt. * Kết quả điều tra đánh giá phòng hộ tại Xã Bản Péo: - Ở tuổi 13: Tại vị trí điều tra thôn Nậm Dịch thì cấp phòng hộ là tốt; Tại vị trí điều tra thôn Bản Péo cấp phòng hộ chỉ đạt từ trung bình đến tốt. - Ở tuổi 21: Số lượng cây/1OTC dao động từ 46-48 cây cấp phòng hộ rừng trồng chỉ đạt trung bình đến tốt. 1.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế * Giá trị kinh tế bán theo m3: Giá trị kinh tế tại tuổi 12-13 từ 60.882.000đ - 100.265.000 đồng/1 ha; Giá trị kinh tế tại tuổi 21 = 209.318.000 - 228.847.000 đồng/1 ha. * Giá trị kinh tế bán theo cây: Giá trị kinh tế tại tuổi 12-13 từ 259.000.000đ - 340.800.000 đồng/1 ha; Giá trị kinh tế tại tuổi 21 = 504.500.000 - 541.100.000 đồng/1 ha. 1.4.3. Hiệu quả xã hội Do giới hạn về điều kiện thực hiện đề tài nên việc đánh giá hiệu qủa xã hội ở đây chủ yếu thông qua hiệu quả giải quyết việc làm, tận dụng lao động nhàn rỗi. Việc tạo việc làm cho người dân đặc biệt là người dân tại địa phương góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Thu nhập của người dân tăng cũng góp phần nâng cao dân trí khi người dân có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm, với bên ngoài từ đó rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng, giữa nông thôn và đô thị. 2. Kiến nghị Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về cây Sa mộc trên địa bàn 2 xã Nậm Ty và Bản Péo huyện Hoàng Su Phì làm cơ sở đánh giá chung về thực trạng phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Cần phải có thời gian nghiên cứu rộng hơn nữa trên địa bàn 4 huyện vùng cao núi đá và 2 huyện phía tây của tỉnh nhắm đánh giá về thực trạng phát triển rừng trồng trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển diện tích cây Sa mộc trên toàn tỉnh nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn sạt lở, bảo vệ đầu nguồn nước và những nơi xung yếu trên đại bàn toàn tỉnh Hà Giang./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt. Bộ NN&PTNT (2011), Quyết định số 1828/QĐ – BNN – TCLN, ngày 11/8/2011 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010, Hà Nội; Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1994): Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Báo cáo khoa học đề mục thuộc đề tài KN03-01 Chương trình KN03. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam; Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung (2003), Đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp ở Việt Nam; Đỗ Đình Sâm, Phạm Văn Tuấn (2001), Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng công nghiệp năng suất cao; Đoàn Hoài Nam (2006), Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai tại một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp”, tạp chí Nông nghiệp và PTNT (2), tr 91-92; Lê Đình Khả (1999), Nghiên cứu sử dụng giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội; Lê Quốc Huy, Nguyễn Minh Châu (2002): Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm rhizobium cho Keo lai và Keo tai tượng tại vườn ươm và rừng non nhằm nâng cao năng suất rừng trồng. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện KH Lâm Nghiệp Việt Nam, tháng 7/2002, 24 trang; Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích Lâm Nghiệp; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất cho thuê đất Lâm Nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích Lâm Nghiệp; Ngô Đình Quế và các CTV (2004): Xây dựng quy phạm kỹ thuật bón phân cho trồng rừng sản xuất 4 loài cây chủ yếu là Keo lai, Bạch đàn urophylla, Thông nhựa và Dầu nước. Báo cáo tổng kết đề tài (2002-2003). Viện KH Lâm Nghiệp Việt Nam, tháng 4/2004, 85 trang; Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm, Đinh Văn Quang, Vũ Tấn Phương (2001): Tóm tắt kết quả nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam (1999-2000). Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, Viện khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, NXB nông nghiệp Hà Nội-2001; Nguyễn Đình Hải và các cộng sự (2003): Xây dựng mô hình trồng Thông caribê có năng suất cao bằng nguồn giống được chọn lọc, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội-2003; Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000), Chọn giống Bạch đàn eucalyptus theo sinh trưởng và kháng bệnh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội;18 Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây rừng giai đoạn 1996 - 2000. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ 3; Nguyễn Hữu thiện (2011), Chuyển hóa rừng trồng mỡ (Manglietia glauca Dandy) và sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) sản xuất gỗ nhỏ thành rừng trồng cung cấp gỗ lớn ở miền bắc Việt Nam. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, mã số: 62 62 60 10. Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam; Nguyễn Huy Sơn (2006): Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật. Đề tài cấp nhà nước, mã số: KC.06.05.NN. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam; Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều (2004): Đánh giá thực trạng rừng trồng Keo và Bạch đàn ở nước ta trong những năm vừa qua. Thông tin hoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, số 2/2004; Nguyễn Xuân Quát (2002), Lựa chọn cơ cấu cây trồng trong các chương trình trồng rừng ở Việt Nam. Báo cáo tại hội thảo: “Xác định loài cây trồng và chọn loài ưu tiên”, Hà Nội; Phạm Thế Dũng (2005): Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học năm 2000-2004, Viện KHLN Việt Nam, Trang 106-108; Phạm Xuân Phương (2003), Khái quát chính sách lâm nghiệp liên quan đến rừng nguyên liệu công nghiệp ở Việt Nam. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Nâng cao năng lực và hiệu quả trồng rừng công nghiệp”, Hòa Bình; Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam- Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2002), sử dụng cây bản địa vào trồng rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội; Võ Đại Hải (2004), “Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và chính sách để phát triển ”. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Thị trường và nghiên cứu Nông Lâm kết hợp ở Miền núi Việt Nam”; Võ Đại Hải (2005a), “Kết quả nghiên cứu lưu thông sản phẩm rừng trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (5/2005), Tr 70-72; Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát (2005b), “Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn (5/2005), Tr 62-64; Võ Nguyên Huân (1997), Đánh giá hiệu quả của việc giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1996 - 2000, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội; Vụ KHCN&CLSP (2001): Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh. NXB Nông nghiệp, Hà Nội-2001; Vũ Nhâm (2007), Kiểm định mô hình chuyển hóa rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolât Hook) cấp tuổi V (9<11 tuổi) và VI (11<13) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại Ban quản lý rừng huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai., Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam; II. Tiếng Anh Ashadi and Nina Mindawati (2004), The incentives development on forest plantation in indonesia, paper presented at the workshop on the impact of incentives on plantation development in east and south asia organized by APFC, FAO and FSIV in hanoi; Bolstad,P.V.etal (1988): heigh-growth gains 40 months after fertilization of young Pinus caribeae var. hondurenis in Eastern Colombia. Turrialba 38, page 233-241; Campinhos E. and Ikemori Y.K (1988): Selection and management of the basic population Eucalyptus grandis and E. urophylla established at Aracruz for the long term breeding program. In breeding tropical trees: population structure and genetic improvement strategies in clonal and seeding forestry. Proceeding of the IUFRO conference, Pattaya, Thailand December 1998. Oxford Forestry Institute, Winrok International; Evan J. (1974): Some aspects of the growth of Pinus patula in Swaziland. Commonwealth Forestry Review 53; Evans J. (1992): Plantation Forestry in the Tropics. Clarendon Press-Oxford; Goncalves J.L.M et al (2004): Sustainability of Wood production in Eucalyptus Plantation of Brazil. Site Management and Productivity in Tropical Plantation Forests (Proceedings of Workshops in Congo July 2001 and China February 2003). CIFOR; Herrero, G et al (1988): Effect of dose and type of phosphate on the development of Pinus caribeae var. caribeae. I quartizite fertillitic soil Agrotecnia de Cuba 20, pp.7-16; Liu Jinlong (2004), briefing on instruments for private sector plantation in china, paper presented at the workshop on the impact of incenttives on plantation development in east anh south Asia organized by APFC, FAO and FSIV in hanoi; Mello,H do A (1976): Management problems in manmade forest of short rotation in South America. Proceedings of the 16th IUFRO Congress, Oslo.Div.2; Pandey, D (1983): Growth and yield ofplantation species in the tropics. Forest Research Division, FAO, Rome-1983; Schonau, A.P.G. (1985): Basic silviculture for the establishment of Eucalyptus grandis. South African Forestry Journal No.143; Thomas entere và Patrick B.durst (2004). PHỤ BIỂU Phụ biểu 1 PHIẾU ĐIỀU TRA OTC CÂY SA MỘC Tuổi:....................................... Diện tích: 500 m2 OTC số: Người điều tra:.......................................Ngày điều tra:....................................... STT Hvn(m) D1.3(cm) Đường kính tán Chất lượng cây ĐT NB Tốt Trung bình Xấu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 . Phụ biểu 2 Phiếu điều tra đánh giá độ dốc và thành phần cơ giới đất OTC số.Vị trí... Tuổi..Ngày điều tra.. Nhân tố Độ dốc (B) Thành phần cơ giới đất (C) <80 8-150 15-250 25-350 >350 Nhẹ Trung bình Nặng Điểm Phụ biểu 3 Phiếu điều tra, đánh giá độ tàn che và độ che phủ OTC số.Vị trí... Tuổi..Ngày điều tra.. Độ tàn che Độ che phủ < 0,3 0,3-0,5 0,5-0,7 0,7-0,9 >0,9 <0,3 0,3 - 0,5 0,5 - 0,7 0,7 - 0,9 >0,9 Phụ biểu 4 Biểu điều tra đánh giá cấp phòng hộ rừng trồng OTC số.Vị trí Tuổi..Ngày điều tra.. Cấp phòng hộ Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém B + C - A Điểm Phụ biểu 5 ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG RỪNG Trước khi tiến hành phỏng vấn, người điều tra phải tự giới thiệu về bản thân; giải thích cho đối tượng phỏng vấn nắm được mục đích của cuộc phỏng vấn - Ngày phỏng vấn :.. - Người phỏng vấn 1: :. - Người phỏng vấn 2: :. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên người được phỏng vấn: 2. Anh/chị có phải Là chủ hộ không ?: a. Chủ hộ. b. Quan hệ với chủ hộ. 3.Giới tính: 4. Tuổi: 5. Dân tộc - Địa chỉ Số điện thoại: 6.Trình độ học vấn và chuyên môn. 1 Chưa Tốt nghiệp tiểu học 2 Tốt nghiệp tiểu học 3 Tốt nghiệp trung học cơ sở 4 Tốt nghiệp THPT 5 Tốt nghiệp CNKT/SC 6 Trung cấp 7 Cao Đẳng / Đại học trở lên 7. Loại hộ ( Khoanh vào ô tương ứng ) a. Nghèo b. cận nghèo c. Trung bình Khá giàu 8. Số khẩu trong hộ gồm.......................Khẩu. 9. Số lao động chính trong gia đình......./........( Từ 16 tuổi đến 55 đối với nữ đến 60 đối với nam ) II. Thông tin đầu vào, đầu ra. 10. Diện tích đất rừng của hộ gia đình:...........................Ha 11. Trồng loại cây gì? STT Loại cây Diện tích Năm trồng Ghi chú Cộng 12. Những đầu vào trong sản suất STT Tên đầu vào Số lượng Đơn giá Thành tiền Mua của ai ở đâu 1 Giống 2 Phân Bón 3 Lao động gia đình 4 Lao động thuê ngoài .......................... Tổng cộng 13. Anh (chị) được hỗ trợ kỹ thuật từ đâu? STT Tên đầu vào Khó khăn hạn chế Giải pháp đề xuất 14. Anh (chị) được hỗ trợ từ các chương trình trồng rừng gì? 15. Đầu ra. STT Tên đầu ra Số lượng Đơn giá Thành tiền Bán cho ai, ở đâu? 1 Gỗ 2 Củi 3 ............ 4 ............. 16. Trong quá trình trồng rừng anh chị gặp khó khăn gì? 17. Nguyên nhân, lý do (Tăng hoặc giảm). 18. Tiêu chuẩn chất lượng các đầu ra? ( kích thước và loại gỗ ) 19. Hình thức bán của gia đình như thế nào? 20. So với năm trước giá bán tăng hay giảm. a. Tăng b. giảm 21. Trong năm tới anh/chị có nhu cầu mở rộng sản suất không? a. có b. không 22. Mục tiêu mà anh (chị) đầu tư trồng rừng Sa mộc là gì? 23. Anh/ chị có đề xuất gì không?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_thac_sy_lam_nghiep_7454.doc