Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên

- Khối lượng chất thải y tế mỗi ngày là 1,3 kg/giường bệnh/ngày; lượng chất thải y tế nguy hại là: 0,11 kg/giường bệnh/ngày, chiếm 8,77% so với tổng lượng chất thải y tế hàng ngày. - Chất thải y tế đã được bệnh viện phân nhóm theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt nhóm chất thải lây nhiễm đã tách chất thải sắc nhọn ra thành một loại để hạn chế chấn thương nguy hiểm. - Chất lượng hoạt động xử lý chất thải rắn đạt kết quả tốt (95,7%). Chất lượng hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn đạt mức trung bình (51,9–63%). - Nước thải bệnh viện có chỉ số ô nhiễm cao: có 31/48 chỉ số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép chiếm 64,6%, trong đó có 10/25 chỉ số ô nhiễm hữu cơ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến 10 lần chiếm 40%; tất cả các chỉ số coliform đều vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có 3/6 chỉ số coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 124 lần đến 596 lần.

pdf103 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4459 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩa thống kê, p<0,05. Như vậy, có thể thấy là Công ty ICT chưa quan tâm đến việc tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế cho nhân viên, với tỷ lệ được tập huấn thấp như vậy sẽ khó tránh khỏi những sai sót khi thực hiện nhiệm vụ. Với vấn đề này, bệnh viện cần phải kiến nghị với Công ty ICT về việc tăng cường tập huấn, phổ biến quy chế quản lý chất thải y tế cho các vệ sinh viên; tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quản lý chất thải y tế tại bệnh viện. So với một số bệnh viện, tỷ lệ được tập huấn quy chế quản lý CTYT ở Bệnh viện (đạt tỷ lệ 77,1%) chưa phải là cao, nhưng qua việc tập huấn cũng đã phần nào giúp họ xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như việc thực hiện quy chế bệnh viện, do vậy, hầu hết họ đều thực hiện nghiêm túc việc thực hành phân loại CTYT (>99,5% thực hành phân loại CTYT) và có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, đôn đốc bệnh nhân thực hiện nội quy vệ sinh bệnh viện. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 99% số cán bộ y tế đã có trách nhiệm nhắc nhở bệnh nhân thực hành nội quy vệ sinh bệnh viện. Ở bảng 3.16 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được hướng dẫn thực hành nội quy vệ sinh bệnh viện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên khá cao (97,4%). Còn những bệnh nhân tự đọc hướng dẫn nội quy vệ sinh buồng bệnh thì tỷ lệ thực hành bỏ rác đúng nơi quy định hay không thực hành bỏ rác đúng nơi quy định không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), như vậy rõ ràng là việc các nhân viên y tế có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở bệnh nhân thực hiện vệ sinh thì kết quả đạt được sẽ tốt hơn. Vì vậy cần tiếp tục thường xuyên đào tạo thực hành quy chế quản lý CTYT cho các nhân viên y tế và vệ sinh viên. Bảng 3.8 cho thấy kiến thức về phân loại CTYT của các nhân viên y tế và các vệ sinh viên còn kém, tỷ lệ biết phân loại CTYT thành 5 nhóm thấp (13,9% ở nhóm 1 và 12,1% ở nhóm 2). Kết quả nghiên cứu này gần tương đương với kết quả nghiên cứu của Đinh Hữu Dung (2003), tỷ lệ người biết đầy đủ các loại CTYT rất thấp 13,3% [31]. Nhưng thấp hơn kết quả của Trần Thị Minh Tâm (2006), có 56,1% người biết phân loại chất thải y tế thành 5 nhóm ở bệnh viện đã thực hiện xử lý chất thải, 37,3% ở bệnh viện chưa xử lý; tỷ lệ này cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Duy tạo (2001) ở Bệnh Viện Phú Thọ, có 15,6% số người biết 5 nhóm CTYT. Tuy số đông không hiểu biết về quy định CTYT được phân thành 5 nhóm, nhưng kiến thức về phân loại CTYT theo mã màu lại khá tốt (bảng 3.9), số người biết phân loại đúng theo 4 mã màu khá cao (81,6% ở nhóm 1 và 82,4% ở nhóm 2). Điều đó có thể là các nhân viên y tế và các vệ sinh viên có kỹ năng thực hành phân loại CTYT, nhưng còn thiếu kiến thức về phân loại chất thải y tế theo nhóm và việc phân loại CTYT hàng ngày chủ yếu được thực hành theo kinh nghiệm và theo thói quen. Với những kiến thức chưa đầy đủ về phân loại CTYT thì việc thực hành cũng sẽ có những hạn chế nhất định. Qua thực tế khảo sát về thực trạng phân loại CTYT tại bệnh viện cũng cho thấy, ở bệnh viện vẫn còn tình trạng sử dụng sai mã màu dụng cụ đựng CTYT (dùng túi, thùng màu đen để đựng chất thải giải phẫu), còn để lẫn chất thải sinh hoạt với CTYT nguy hại (tuy không nhiều). Nhìn chung, qua bảng 3.10 cho thấy số nhân viên y tế có kiến thức phân loại chất thải theo nhóm và theo mã màu tốt có tỷ lệ thấp (tỷ lệ chung 12%), nhóm 1 (11,9%), nhóm 2 (12,1%). Sự hiểu biết giữa 2 nhóm không có sự khác biết có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Tại bảng 3.12, những người được học tập quy chế có kiến thức phân loại tốt chiếm tỷ lệ cao 87,5 % ở nhóm 1 và 100% ở nhóm 2. Những người ở nhóm 2 được học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tập có kiến thức phân loại tốt cao hơn những người được học tập nhưng có kiến thức phân loại kém (63%), p<0,05. Qua đó có thể thấy, việc học tập rất cần thiết đối với các vệ sinh viên, những người hàng ngày trực tiếp làm công việc phân loại chất thải y tế. Để làm tốt công tác quản lý chất thải y tế, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cần phải tiếp tục đào tạo, hướng dẫn quy chế quản lý CTYT cho nhân viên bệnh viện và các vệ sinh viên. Trong đó cần kiến nghị Công ty ICT phải quan tâm đến việc tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hành CTYT hơn nữa cho các vệ sinh viên của Công ty. Nếu kiến thức về quản lý CTYT được đồng đều kể cả trong các nhân viên y tế thì hiệu quả của công tác quản lý CTYT sẽ cao hơn, sẽ đỡ vất vả hơn cho các vệ sinh viên khi thực hiện thu gom, phân loại và vận chuyển CTYT. Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viện về sự nguy hại của chất thải y tế Tại bảng 3.14, tác hại do chất thải y tế được biết nhiều nhất là tác hại truyền bệnh, chiếm 93% ở nhóm 1 và 97,8% ở nhóm 2. Tiếp đến là tác hại gây thương tích do chất thải sắc nhọn, ở nhóm 1 có 87,6%, ở nhóm 2 có 89% số người biết đến tác hại này. Các tác hại khác như phát sinh côn trùng trung gian truyền bệnh, ảnh hưởng tâm lý, môi trường cũng được biết đến với tỷ lệ khá cao chiếm 76,6% ở nhóm 1 và 82,4% ở nhóm 2. Số người biết đến tác hại gây ung thư và biết cả 6 tác hại chiếm tỷ lệ thấp hơn ở cả 2 nhóm, chiếm từ 31% đến 58%. Số người biết đến các tác hại truyền bệnh, chấn thương và phát sinh côn trùng gây bệnh ở kết quả nghiên cứu này gần tương tự với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm (2006), Đào Ngọc Phong (2006) và một số nghiên cứu khác, cũng chiếm tỷ lệ từ trên 70% đến trên 90% [40], [41]. Số người biết cả 5 tác hại ở Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm (2006), có tỷ lệ là 53,1%, nhưng lại cao hơn kết quả nghiên cứu của Đào Ngọc Phong (2006) tại 4 tỉnh, số người biết cả 5 tác hại chỉ chiếm 6,1% [40]. Như vậy, có thể thấy cũng các nghiên cứu đã thực hiện ở các bệnh viện, nhân viên y tế của Bệnh Viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cũng đã những có kiến thức hiểu biết về tác hại của chất thải y tế đối với sức khoẻ và môi trường mà các nghiên cứu trước đó về vấn đề này đã chỉ ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tại bảng 3.15 cho thấy, hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về các đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác hại của CTYT được biết đến nhiều nhất là người thu gom, vận chuyển rác và hộ lý, có tỷ lệ chung chiếm từ 89% – 93%. Nhưng tỷ lệ các vệ sinh viên biết về đối tượng dễ bị ảnh hưởng là các Hộ lý chiếm tới 97,8% cao hơn sự hiểu biết về đối tượng là người thu gom, vận chuyển, với p<0,05. Điều này có lẽ là do các vệ sinh viên là những người thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với chất thải hàng ngày nên họ hiểu rõ hơn về những mối nguy cơ đối với sức khoẻ của họ. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm (2006), Hộ lý là đối tượng dễ bị ảnh hưởng của chất thải y tế được biết đến nhiều nhất trong số các đối tượng được hỏi, chiếm tỷ lệ 79,1%, nhưng so về tỷ lệ thì thấp hơn so với tỷ lệ hiểu biết ở Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên [40]. Các đối tượng dễ bị ảnh hưởng khác như: người bới rác, bác sỹ, y tá, điều dưỡng, dân xung quanh bệnh viện, bệnh nhân được biết đến tỷ lệ thấp hơn (70% – 75,8%) so với 2 đối tượng là hộ lý và người thu gom, vận chuyển rác. Trong kết quả nghiên cứu này, số người biết cả 6 đối tượng chiếm tỷ lệ thấp nhất trong số các đối tượng được hỏi, chiếm 42,3% ở nhóm 1và 53,8% ở nhóm 2. Nhưng số người biết cả 6 đối tượng ở nghiên cứu này vẫn cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm năm 2006, có tỷ lệ là 32,6% [40]. Mặc dù đã biết về những tác hại của CTYT gây ra đối với người tiếp xúc, nhưng việc phòng ngừa của các nhân viên y tế và vệ sinh viên chưa được tốt, tỷ lệ bị thương tích không phải là thấp, tỷ lệ chung ở cả 2 nhóm là 20,5%, kết quả nghiên cứu này cao hơn so với kết quả của Trần Thị Minh tâm năm 2006, có tỷ lệ người bị thương tích là 16,3 - 18,3% [40]. Theo thông báo của tổ chức y tế Thế giới (1994), tỷ lệ tổn thương do các vật sắc nhọn đối với y tá có tới 80%, hộ lý là 25,8%, các bác sỹ và nha sỹ là 25%, dẫn từ [41]. Như vậy tỷ lệ thương tích trong nhân viên y tế và vệ sinh viên ở bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cần phải được quan tâm tìm hiểu nguyên nhân và cảnh báo để có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu. 4.2.2. Về trang thiết bị phục vụ thu gom rác thải Bảng 3.18 và bảng 3.19 cho thấy, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã sử dụng các dụng cụ chuyên dùng theo mã màu quy định để thu gom, lưu chứa và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vận chuyển chất thải y tế hàng ngày như: thùng màu vàng để lưu chứa chất thải lây nhiễm, thùng màu đen để lưu chứa chất thải hoá học nguy hại, tuy nhiên khi khảo sát còn thấy việc sử dụng thùng màu đen ở bệnh viện chưa đúng quy định, còn dùng để chứa chất thải giải phẫu; có xe đẩy rác để chứa và vận chuyển chất thải thông thường. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, đến năm 1999 đã có 77 % bệnh viện được trang bị thùng, túi màu vàng để đựng CTYT nguy hại, 76% bệnh viện đã được trạng bị thùng, túi màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt, 27% đã trang bị thùng túi màu đen để đựng chất thải hoá học và chất gây độc tế bào, 24% bệnh viện có sử dụng hộp để đựng vật sắc nhọn, 35 % bệnh viện đã trang bị xe đẩy để vận chuyển chất thải, 65% bệnh viện vận chuyển chất thải bằng quang gánh hoặc xách tay [24]. So với các bệnh viện khác, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cũng là một trong số các bệnh viện đã có những điều kiện cần thiết về trang thiết bị phục vụ quản lý chất thải. Nhưng các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho thu gom rác thải y tế của bệnh viện còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng. Chưa có thùng màu xanh để lưu chứa chất thải sinh hoạt, các xe đẩy không có nắp và có lỗ thủng thoát nước đã làm rò rỉ nước ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời một phần cũng do chưa có đủ dụng cụ đựng rác nên rác thường xuyên bị đổ đầy tràn và bị rơi vãi ra đường khi vận chuyển. Còn thiếu hộp đựng chất thải sắc nhọn theo quy cách, nhiều khoa còn phải đựng chất thải sắc nhọn vào các dụng cụ tự tạo không đảm bảo an toàn. Tình trạng này cũng khá phổ biến ở nhiều bệnh viện khác. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 1998 có tới 88,6% bệnh viện đựng vật sắc nhọn vào các dụng cụ tự tạo như chai dịch truyền, chai nước khoáng trong số 81,25% bệnh viện đã thực hành phân loại chất thải tại chỗ; theo kết quả điều tra năm 1999 của Bộ Y tế chỉ có 24% bệnh viện có sử dụng hộp quy cách để đựng vật sắc nhọn [23], [24]. Việc sử dụng các hộp tự tạo sẽ là những nguy cơ gây thương tích cho các vệ sinh viên và chính là nguyên nhân chọc thủng các túi đựng rác và làm rò rỉ nước rác ra ngoài gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển rác ở bệnh viện. Cũng như nhiều bệnh viện trong cả nước, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên còn sử dụng các túi nilon để đựng chất thải y tế, nhưng hiện chưa có nhà sản xuất nào đáp ứng được việc sản xuất ra túi theo đúng quy định đã đề ra [24]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Các túi nilon đang dùng để đựng CTYT còn quá to và mỏng dễ bị rách khi vận chuyển và khó khi đóng bao do túi đựng quá nhiều chất thải y tế. Thực tế các túi nilon này thường xuyên bị rách do quá nặng và do vật sắc nhọn chọc thủng trong quá trình thu gom, vận chuyển và đóng bao. Hơn nữa việc sử dụng túi nilon để đựng, phân loại chất thải cũng không tốt cho việc bảo vệ môi trường do tính chất khó phân huỷ, hiện nay trên thế giới đang khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng túi nilon. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái nguyên chưa có nhà bảo quản lạnh để chứa rác, nên mặc dù đã được thu gom, vận chuyển hàng ngày nhưng rác vẫn phát sinh mùi hôi rất khó chịu. Hiện nay chỉ có 1% số bệnh viện có nhà lạnh bảo quản chất thải y tế [24]. Hơn nữa, với vị trí hiện nay nhà chứa rác của bệnh viện không đảm bảo khoảng cách an toàn, chỉ cách các cửa hàng kinh doanh dưới 10m, theo Bộ Y tế (2002), có 18% bệnh viện có nhà chứa rác đặt ngay cạnh lối đi. Đây sẽ là nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Nhưng vấn đề ở đây là do thành phố Thái Nguyên đã cho phép các hộ kinh doanh xây dựng các cửa hàng ngay sát hàng rào bệnh viện và liền kề với nhà chứa rác, bệnh viện đã kiến nghị các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương giải toả các cửa hàng trong phạm vi quy định nhưng chưa được giải quyết. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên mặc dù vẫn còn một số vấn đề tồn tại nhưng cũng đã thực hiện khá tốt các quy chế về quản lý chất thải y tế. Bệnh viện đã khắc phục nhiều khó khăn để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế qua kết quả điều tra về lượng CTYT nguy hại ở bệnh viện chiếm tỷ lệ thấp so với tổng lượng chất thải y tế hàng ngày của bệnh viện. 4.2.3. Về hệ thống thu gom và xử lý nước thải Theo hình 3.3 – Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải cho thấy, nước thải bệnh viện phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh và sinh hoạt hành ngày của bệnh viện đều được xử lý sơ bộ tại nguồn bằng các bể yếm khí, bằng hóa chất, bằng bể tự hoại, tùy theo tính chất của nguồn thải sau đó được dẫn về Trạm xử lý nước thải bằng các hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Về hệ thống thoát nước: Nguyên tắc xử lý nước thải là đảm bảo thoả mãn tiêu chuẩn môi trường trong đó thu gom nước thải là tiêu chuẩn mắt xích quan trọng trong việc xử lý nước thải, nếu thu gom không tốt thì dù trạm xử lý, công nghệ, thiết bị có hiện đại tới đâu cũng không thể đạt được mục tiêu loại bỏ nguy cơ từ nước thải [1]. Tại bảng 3.20, cho thấy Bệnh viện đã có hệ thống thoát nước bề mặt và hệ thống thu gom nước thải riêng biệt từ các khoa phòng. Nước thải được thu gom về Trạm xử lý bằng hệ thống cống bê tông kín nhưng ở xung quanh các khoa vẫn còn có đoạn cống hở, hệ thống thoát nước mặt cũng được xây bằng bê tông kín nhưng cũng vẫn còn có đoạn vẫn là cống hở. Hiện nay, tại một số khu vực khoa, có một số đoạn, chất lượng cống hở đã bị hư hại nhẹ, nhưng vẫn thoát nước tốt. Vẫn còn một số khu vực, như: khoa khám bệnh và khu vực hành chính chưa có hệ thống thoát nước riêng biệt, nước cuốn trôi bề mặt được dùng chung với hệ thống thu gom nước thải, khi mưa lớn toàn bộ khu này đã bị úng ngập cuốn theo các nước thải bệnh viện ra môi trường, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lan truyền mầm bệnh [10], các đoạn cống hở còn bốc mùi hôi khi thay đổi thời tiết. Đây cũng là thực trạng chung ở nhiều bệnh viện, kết quả kiểm tra của Bộ Y tế (2004), có tới 42,3% bệnh viện có hệ thống kín và hở, 47,4% sử dụng hệ thống cống thoát nước chung nước mưa và nước thải, 31,5% bệnh viện không có hệ thống thoát nước thải; chỉ có 21,1% bệnh viện có hệ thống thoát nước thải riêng biệt [40]; theo kết quả điều tra tại 6 bệnh viện của Đinh Hữu Dung (2003), cả 6 bệnh viện đều có hệ thống cống nhưng chất lượng cống có khác nhau, có bệnh viện có hệ thống cống nổi nhưng không có nắp đậy [31]. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước bệnh viện theo quy chế quản lý chất thải. Nhưng cần xây thêm các nắp cống ở các đoạn cống hở xung quanh các khoa để giảm thiểu phát tán mùi hôi. Về trạm xử lý nước thải: Trạm xử lý nước thải của bệnh viện có công suất 300 m3/ngày, theo công nghệ sinh học, được vận hành từ năm 1998. Trạm có 3 công nhân trực vận hành thường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xuyên. So với nhiều bệnh viện trong cả nước, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên là một trong số các bệnh viện sớm được đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế đến năm 2002 có 53 % bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải. Theo kết quả điều tra của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường đến năm 2006, có 71% bệnh viện Trung ương có hệ thống xử lý nước thải; tuyến tỉnh có 46%; tuyến huyện có 30%; bệnh viện tư có 85%; tính chung tỷ lệ bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải là 37%, trong đó chỉ có một số ít bệnh viện đạt tiêu chuẩn [40] (chỉ có 30% bệnh viện xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trong số 37 % bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải) [10]. Từ khi được lắp đặt đến nay, bệnh viện đã liên tục vận hành hệ thống xử lý nước thải, trải qua hơn 10 năm sử dụng, đến nay qua kết quả kiểm tra chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý cho thấy hệ thống xử lý nước thải của bệnh đã không đáp ứng được yêu cầu xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép. Trong 48 chỉ số phân tích có 31 chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có tới 10 chỉ số ô nhiễm hữu cơ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến trên 10 lần, có 3/6 chỉ số coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 124 – 596 lần, mức độ ô nhiễm có xu hướng gia tăng trong các lần phân tích sau. Qua xem xét quy trình công nghệ của hệ thống, cho thấy công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện là công nghệ bán sinh học, nước thải từ các bể phốt và các khoa phòng được đưa qua bể sinh học aeroten cấp khí bằng khuấy cơ học, không có tuần hoàn bùn hoạt tính tại bể sinh học, nước sau bể sinh học qua bể lắng và khử trùng trước khi thải ra ao sinh học. Với công nghệ này nước thải bệnh viện không có công đoạn kiểm soát chất lượng nước trước khi vào bể sinh học (không có công đoạn điều hoà lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm) nên chất lượng nước không đáp ứng được điều kiện hoạt động của bể xử lý sinh học, do đó hệ thống tuần hoàn bùn hoạt tính tại bể sinh học không hoạt động, hiệu quả của hệ thống xử lý rất thấp. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của bệnh viện đã thể hiện rõ điều này. Hơn nữa lưu lượng nước thải và mức độ ô nhiễm trong nước thải cũng là vấn đề cần xem xét đối với công suất của trạm xử lý nước thải. Với quy mô 700 giường bệnh như hiện nay và với lượng nước sử dụng theo tiêu chuẩn TCVN 4470-87 khoảng 600 lít/giường bệnh/ngày thì lưu lượng nước thải hàng ngày sẽ vào khoảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 300 – 450 m3/ngày, với công suất 300m3/ngày hiện nay của trạm xử lý nước thải sẽ khó tránh khỏi tình trạng bị quá tải so với công suất thiết kế. Song nếu việc tiết kiệm nước để giảm lưu lượng nước thải cho phù hợp với công suất thì cũng vẫn không giảm được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải mà còn làm tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm, điều đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của hệ thống. Do vậy nguyên nhân kém hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa có thể được xem xét từ nguyên nhân về công nghệ lạc hậu và không đáp ứng được với công suất xử lý. Hiện nay có rất nhiều công nghệ có thể xử lý có hiệu quả các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện như: Xử lý nước thải bằng phương pháp lọc sinh học dính bám (bể lọc sinh học nhỏ giọt) kết hợp với lắng sơ cấp có sử dụng chất tạo bông, lắng thứ cấp và khử trùng; bùn thải được thu gom và đưa về bể phân huỷ bùn dạng bể tự hoại; hoặc xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí sử dụng bể aeroten dạng trộn đẩy kết hợp với lắng sơ cấp có sử dụng chất tạo bông, lắng thứ cấp và khử trùng; bùn thải được thu gom và đưa về bể phân huỷ bùn dạng bể tự hoại hoặc xử lý nước thải bằng thiết bị xử lý hợp khối CN- 2000 kết hợp với lắng sơ cấp có sử dụng chất tạo bông, lắng thứ cấp và khử trùng. Bùn thải được thu gom và đưa về bể phân huỷ bùn dạng bể tự hoại. Tuy nhiên, việc lựa chọn dây chuyền công nghệ là một bài toán kinh tế, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lưu lượng nước thải, thành phần tính chất của nước thải, yêu cầu về mức độ làm sạch, nguồn vốn đầu tư... Để khắc phục tình trạng ô nhiễm này, bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cần nghiên cứu đánh giá lại công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hoặc thay thế công nghệ mới hiện đại hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾT LUẬN 1. Thực trạng quản lý chất thải y tế ở Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên - Khối lượng chất thải y tế mỗi ngày là 1,3 kg/giường bệnh/ngày; lượng chất thải y tế nguy hại là: 0,11 kg/giường bệnh/ngày, chiếm 8,77% so với tổng lượng chất thải y tế hàng ngày. - Chất thải y tế đã được bệnh viện phân nhóm theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt nhóm chất thải lây nhiễm đã tách chất thải sắc nhọn ra thành một loại để hạn chế chấn thương nguy hiểm. - Chất lượng hoạt động xử lý chất thải rắn đạt kết quả tốt (95,7%). Chất lượng hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn đạt mức trung bình (51,9–63%). - Nước thải bệnh viện có chỉ số ô nhiễm cao: có 31/48 chỉ số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép chiếm 64,6%, trong đó có 10/25 chỉ số ô nhiễm hữu cơ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến 10 lần chiếm 40%; tất cả các chỉ số coliform đều vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có 3/6 chỉ số coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 124 lần đến 596 lần. 2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên. - Nhân lực làm vệ sinh bệnh viện: 1 vệ sinh viên/7,7 giường bệnh, trong đó 67% vệ sinh viên đã được tập huấn quy chế quản lý CTYT. - 77,1% nhân viên y tế và vệ sinh viên đã được tập huấn quy chế quản lý CTYT trong đó 12 % có kiến thức tốt về phân loại CTYT. - Ở nhóm các vệ sinh viên kiến thức hiểu biết phân loại tốt có liên quan với việc học tập quy chế quản lý CTYT (p<0,05). - Tỷ lệ nhân viên y tế và vệ sinh viên có thực hành phân loại CTYT tại nguồn phát sinh chiếm 99,6%. - Tỷ lệ bệnh nhân được hướng dẫn nội quy vệ sinh bệnh viện có thực hành bỏ rác đúng nơi qui định là 97,4%. Tỷ lệ này ở bệnh nhân không được hướng dẫn là 71,4% (p<0,05). Những bệnh nhân quan tâm đến thực hiên nội qui vệ sinh bệnh viện có thực hành bỏ rác đúng nơi qui định là 98,9%, tỷ lệ này ở những bệnh nhân không quan tâm đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nội qui bệnh viện là 61,5% (p<0,05). Không có sự khác biệt giữa bệnh nhân đọc nội quy với thực hành bỏ rác đúng chỗ (p>0,05). - Các trang thiết bị quản lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu ở mức trung bình (51% – 68%). - Hệ thống xử lý nước thải đang xuống cấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KHUYẾN NGHỊ 1. Xây dựng lại hệ thống thu gom, phân loại chất thải rắn và chất thải lỏng của bệnh viện: đầu tư các công trình thu gom và xử lý chất thải y tế (trang bị các xe, thùng đựng rác kín, có nắp đậy); xây dựng, cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải bệnh viện sao cho đáp ứng, xử lý triệt để ô nhiễm nước thải với quy mô 1000 giường bệnh: cải tạo lại hệ thống thoát nước, tách riêng cống thoát nước thải khoa khám bệnh và cống thoát nươc mưa; xây mới Trạm xử lý nước thải. 2. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xử lý chất thải y tế: - Tập huấn định kỳ cho cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viện về quy chế quản lý chất thải y tế, đảm bảo 100% nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế. Tăng cường truyền thông giáo dục đảm bảo an toàn và phòng chống các nguy cơ do chất thải y tế đối với bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân. - Xây dựng cơ chế để kiểm soát chất thải y tế của bệnh viện. - Đầu tư thêm các dụng cụ thu gom, vận chuyển chất thải y tế của bệnh viện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Việt Anh (2007), Trường đại học Xây dựng, Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. 2. Đỗ Thanh Bái (2007), "Quản lý chất thải y tế - vấn đề đáng quan tâm", Tạp chí bảo vệ môi trường (9), Hà Nội, tr 28. 3. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2004), Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Thái Nguyên. 4. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2008), Tài liệu hướng dẫn về quản lý chất thải rắn vệ sinh môi trường, Thái Nguyên. 5. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên. 6. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2009), Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Thái Nguyên. 7. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, Hà Nội. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chất thải rắn - Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, Hà Nội. 9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng, Hà Nội. 10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và Môi trường, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội. 11. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường", Hà Nội 12. Bộ Xây dựng (2007), Bệnh viên đa khoa - Hướng dẫn thiết kế, Hà Nội 13. Bộ Y tế (1998), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 14. Bộ Y tế (2000), Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 15. Bộ Y tế (2002), Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16. Bộ Y tế (2003), Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 17. Bộ Y tế (2006), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 18. Bộ Y tế (2006), Báo cáo y tế Việt Nam năm 2006 , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 81-83. 19. Bộ Y tế (2008), "Quy chế quản lý chất thải y tế" Quyết định số 43/2007/QĐ- BYT/BYT-KCB ngày 10/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội. 20. Bộ Y tế (2008), "Kiểm tra tình hình thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế", Công văn số 6998/BYT-KCB ngày 10/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội. 21. Bộ Y tế (2008), "Tăng cường triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế" , Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội. 22. Bộ Y tế (2008), Báo cáo Hội nghị "Tổng kết ngành y tế năm 2008 và triển khai công tác y tế năm 2009", Hà Nội. 23. Bộ Y tế (2009), "Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 - 2015" Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 28/5/2009, Bộ Y tế, Hà Nội. 24. Bộ Y tế (2009), Vệ sinh môi trường Dịch tễ (tập I), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 25. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2007), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 26. Phạm Ngọc Đăng (2004), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. 27. DANIDA (2001), Văn kiện dự án Quản lý chất thải y tế tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên. 28. Cù Huy Đấu - Trường Đại học kiến trúc Hà Nội (2004), "Thực tiễn quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam", Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường Việt Nam, Hà Nội, (tr 61 - 74). 29. DEA (2004), Quản lý chất thải y tế cho tỉnh Nghệ An, Nghệ An. 30. DEA (2004), Quản lý chất thải y tế cho tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên. 31. Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc Phong, Vũ Thị Vựng và CS (2003), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên "Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đề xuất các giải pháp can thiệp" , Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005, Hà Nội, Tr 1007 – 1019. 32. Trần Đức Hạ (1998), "Xử lý nước thải bệnh viện trong điều kiện Việt Nam" Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị môi trường toàn Quốc, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 33. Nguyễn Khắc Kinh và NNK (1998) "Bàn về một số chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt nam", Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị môi trường toàn Quốc, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tr 577. 34. Nguyễn Huy Nga (2004), "Tổng quan tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam" , Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 67 - 85 35. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn , Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, (tập 1). 36. Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Thái, Đỗ Văn Hợi (1998), "Đánh giá ô nhiễm môi trường và khả năng lây truyền bệnh do nước thải bệnh viện gây ra ở Hà Nội" Kỷ yếu hội thảo Quản lý chất thải bệnh viện, Hà Nội, tr 18 – 34. 37. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2007), Điều tra thống kê nguồn thải và xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Thái Nguyên. 38. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2009), Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường năm 2009, Thái Nguyên. 39. Sở Y tế (2007), Báo cáo kết quả kiểm tra chất thải y tế tại các cơ sở y trên địa bàn tỉnh, Thái Nguyên. 40. Trần Thị Minh Tâm (2005), “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 41. Trần Duy Tạo (2002), "Đánh giá thực trạng quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ lên môi trường xung quanh" Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nôi. 42. Nguyễn Thị Kim Thái (1998), "Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải tại Hà Nội" Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (66 - 80), Kỷ yếu hội thảo Quản lý chất thải bệnh viện tại Hà Nội, Hà Nội. 43. Lê Bích Thắng (2004), Phần lớn chất thải y tế không được xử lý đúng, 44. Trịnh Thị Thanh (1998), Trường Đại học khoa học tự nhiên, Quản lý chất thải độc, Hà Nội. 45. Hoàng Xuân Thức (2001), “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ sinh học AEROTEN tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội. 46. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (2004), "Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật", Tiêu chuẩn Việt Nam, Hà Nội. 47. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (2004), Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường, Hà Nội. 48. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Tiêu chuẩn Việt Nam (2005), "TCVN 5945 - 2005 - Tiêu chuẩn chất lượng nước thải", Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường (tập 1), Hà Nội. 49. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (2005), "TCVN 7382 – 2004 - Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện - Tiêu chuẩn thải" Tiêu chuẩn Việt Nam. 50. Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và Môi trường (2008), Dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên. 51. Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 52. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), "Quản lý chất thải rắn", Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 81 - 103. 53. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), Giáo trình sau đại học môn Vệ sinh môi trường, Thái Nguyên. 54. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển y tế tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, Thái Nguyên, 55. Viện công nghệ môi trường (2002), Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 California Integrated Waste Management Board (1994), Medical waste issues study, Sacramento, The Board. 57 Canadian Standards Association (1992), Guidelines for the management of biomedical waste in Canada, Ottawa. 58 Health Services Advisory Committee (1999), Safe disposal of clinical waste, Sudbury: HSE Books, Great Britain 59 Hendarto. H (1998), Medical waste treatment options in Indonesia, California Polytechnic State University. 60 Miller, R.K. and M.E. Rupnow (1992), Survey on medical waste management, Lilburn, GA: Future Technology Surveys. 61 Okayama-Daigaku. KankyẰo-Rikogakubu (2006), International Seminar on New Trends in Hazardous and Medical Waste Management: 8.-KankyẰo-RikẰogakubu- kokusai-shinpojiumu, [February 24, 2006, Okayama International Center], Okayama. 62 Turnberg, W.L (1996), Biohazardous waste : risk assessment, policy, and management, New York: J. Wiley. 63. WHO (1994), Managing medical waste in developing country. Geneva. 64. WHO (1997), Treatment waste from hospitals and other health care establishment, Malaysia. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 Mẫu 1 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH VIỆN 1. Tổng diện tích mặt bằng của bệnh viện: …………………..m2 2. Diện tích sử dụng: ………………………………………m2 3. Nguồn nước bệnh viện đang sử dụng, khối lượng sử dụng/tháng hoặc năm: 4. Các khoa phòng trong bệnh viện; sơ đồ hệ thống quản lý bệnh viện 5. Tổng số cán bộ, nhân viên bệnh viện: ............................. người, trong đó: - Bác sỹ/ y sỹ ..........................................; - Hộ lý: .................................. - Điều dưỡng ..........................................; - Cán bộ, nhân viên hành chính: - Hộ sinh.............................................. ; - Kỹ thuật viên, y tá .................... 6. Số nhân viên hàng ngày thực hiện nhiệm vụ thu gom, phân loại, vận chuyển rác tại bệnh viện: 6.1. Nhân viên bệnh viện: + Hộ lý tại các khoa............................................................................ người; + Nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải:................................. người + Cán bộ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện vệ sinh bệnh viện... người 6.2. Nhân viên Công ty ICT: ......................................................................... người Trong đó: + Số nhân viên làm nhiệm vụ vệ sinh tại khoa/phòng..........................người + Số nhân viên làm nhiệm vụ vệ sinh ngoại cảnh và vận chuyển rác:.......... + Cán bộ, nhân viên hành chính:..........................................................người Đề nghị xin hợp đồng của bệnh viện với công ty ICT 7. Xin cho biết sơ đồ hệ thống quản lý chất thải y tế của bệnh viện 8. Xin cho biết sơ đồ quy trình thu gom, phân loại chất thải y tế tại bệnh viện 9. Một số thông tin liên quan đến hoạt động của bệnh viện từ năm 2005 - 2009: - Số gường bệnh thực tế; Gường bệnh kế hoạch - Số lượt bệnh nhân đến khám, điều trị 10. Đề nghị bệnh viện cung cấp sổ theo dõi cân rác và hợp đồng xử lý rác của bệnh viện năm 2008 và 2009 với công ty môi trường đô thị 11. Thông tin về trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác của bệnh viện: 11.1. Số lượng xe vận chuyển rác trong bệnh viện: .................................... chiếc 11.2. Số lượng thùng đựng rác tại các khoa (thùng bằng nhựa chứa rác để trung chuyển): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 + Thùng màu vàng: có ............. chiếc + Thùng màu Xanh: có............. chiếc + Thùng màu đen: có ............... chiếc + Thùng màu trắng: có ............ chiếc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i 12. Bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải không? Có ; Không  13. Nơi lưu giữ chất thải: - Vị trí nhà chứa rác: - Đảm bảo vệ sinh môi trường:  - Không đảm bảo vệ sinh môi trường  14. Biện pháp xử lý chất thải hiện đang áp dụng tại bệnh viện: 15. Các thông tin, tài liệu về hệ thống thoát nước, xử lý nước thải bệnh viện 16. Nơi tiếp nhận nước thải bệnh viện? Hệ thống cống chung của đô thị  Sông  Khác:……………........................………..........................................……. 17. Bệnh viện có khoa/ hội đồng chống nhiễm khuẩn ? Có  Không  - Thành phần của HĐ gồm: ..................................................................................... - Hoạt động của HĐ chống nhiễm khuẩn bệnh viện: ............................................. (xin đề nghị cung cấp tài liệu văn bản quy định - nếu có) 18. Văn bản quy định của bệnh viện về quản lý, xử lý chất thải không? 19. Việc tổ chức hướng dẫn về quản lý chất thải y tế cho cán bộ nhân viên - Có  Không  - Nếu có, do ai tổ chức: + Sở y tế  ; + Bệnh viện  ; + Công ty môi trường đô thị  Khác:.............................................................................................................. 20. Thành phần được hướng dẫn, gồm có: - Tất cả cán bộ nhân viên y tế trong đó bao gồm cả hộ lý, nhân viên thu gom, xử lý chất thải:  - Hoặc những thành phần nào trong số các thành phần sau: Bác sỹ/ y sỹ  ; Điều dưỡng  ; Hộ sinh  ; Kỹ thuật viên, y tá  Cán bộ, nhân viên hành chính:  ; Hộ lý, nhân viên thu gom, xử lý chất thải:  - Nếu không, lý do: ................................................................................................. ............................................................................................................................. ............... Xin cám ơn sự cộng tác của Quý Bệnh viện./. Mẫu 2 PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ, NHÂN VIÊN Y TẾ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii (dành cho cán bộ, nhân viên y tế, nhân viên thu gom, vận chuyển rác) Khoa:....................................................................................................................... Dựa vào hiểu biết của Anh/Chị về hoạt động quản lý chất thải y tế tại bệnh viện, đề nghị Anh/Chị trả lời các câu hỏi và điền dấu X vào các ô trống sau: I. THÔNG TIN CÁ NHÂN TT Nội dung câu hỏi Mã số 1.1 Tuổi ……………………………… 1.2 Giới: 1. Nam  2. Nữ  1.3 Nghề nghiệp: 1. Bác sỹ/ Y sỹ:  2. Hộ lý:  3. Dược sỹ:  4. Kỹ sư:  5. Điều dưỡng, Hộ sinh, kỹ thuật viên, y tá:  6. Nhân viên công ty ICT: ; 7. Khác …….......................................................... 1.4 Công việc đang làm …………………………............……................... 1.5 Thâm niên công tác (đối với công việc hiện tại) ……………..................................................... năm II. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ 2.1. Anh/Chị có được hướng dẫn quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành không? (1) Có  (2) Không  - Nếu được hướng dẫn, do ai hướng dẫn ? (1) Bệnh viện  (2) Sở y tế  (3) Công ty môi trường đô thị  (4) Khác ………………………..................................................................... - Được hướng dẫn năm nào: .......................................................................... 2.2. Anh/Chị cho biết quy chế quản lý chất thải y tế hiện đang áp dụng là quy chế được ban hành tại văn bản nào: (1) Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế  (2) Quyết định số số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế ; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii (3) Không biết:  2.3. Anh/chị cho biết quy chế quản lý chất thải y tế hiện đang áp dụng quy định chất thải y tế gồm mấy nhóm? (1) Gồm 7 nhóm  ; (4) Gồm 4 nhóm  ; (6) Gồm 2 nhóm  ; (2) Gồm 6 nhóm  ; (5) Gồm 3 nhóm  ; (7) Không biết  (3) Gồm 5 nhóm  ; 2.4. Đó là những nhóm nào trong số các nhóm chất thải sau? (1) Chất thải lây nhiễm  ; (5) Chất thải thông thường:; (2) Chất thải phóng xạ ; (6) Chất thải sinh hoạt ; (3) Bình chứa áp suất  ; (7) Chất thải hóa học nguy hại  ; (4) Chất thải tái chế  ; (8) Không biết  2.5. Anh/Chị cho biết chất thải sắc nhọn thuộc nhóm chất thải nào trong số các nhóm sau? (1) Chất thải lây nhiễm  ; (5) Chất thải thông thường:; (2) Chất thải phóng xạ ; (6) Chất thải sinh hoạt ; (3) Bình chứa áp suất  ; (7) Chất thải hóa học nguy hại  ; (4) Chất thải tái chế  ; (8) Không biết  2.6. Anh/Chị cho biết chất thải giải phẫu thuộc nhóm chất thải nào trong số các nhóm sau? (1) Chất thải lây nhiễm  ; (5) Chất thải thông thường:; (2) Chất thải phóng xạ ; (6) Chất thải sinh hoạt ; (3) Bình chứa áp suất  ; (7) Chất thải hóa học nguy hại  ; (4) Chất thải tái chế  ; (8) Không biết  2.7. Anh/Chị có biết quy định mã màu sắc bao bì dụng cụ đựng chất thải rắn y tế không? (1) Có  ; (2). Không  Nếu có biết thì trà lời tiếp các câu hỏi sau (nếu không biết thì không phải trả lời các câu hỏi từ 2.8 đến 2.11) 2.8. Bao bì dụng cụ (túi, thùng, hộp) có mã màu vàng đựng chất thải nào? (1) Đựng chất thải lây nhiễm ; (5) Đựng chất thải hóa học nguy hại ; (2) Đựng chất thải thông thường ; (6) Đựng chất thải tái chế  (3) Đựng chất thải phóng xạ ; (7) Đựng các bình áp suất nhỏ  (4) Chất thải sinh hoạt ; (8) Không biết  2.9. Bao bì dụng cụ (túi, thùng, hộp) có mã màu đen đựng chất thải nào? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv (1) Đựng chất thải lây nhiễm ; (5) Đựng chất thải hóa học nguy hại  (2) Đựng chất thải thông thường ; (6) Đựng chất thải tái chế  (3) Đựng chất thải phóng xạ ; (7) Đựng các bình áp suất nhỏ  (4) Chất thải sinh hoạt ; (8) Không biết  2.10. Bao bì dụng cụ (túi, thùng, hộp) có mã màu xanh đựng chất thải nào? (1) Đựng chất thải lây nhiễm ; (5) Đựng chất thải hóa học nguy hại ; (2) Đựng chất thải thông thường ; (6) Đựng chất thải tái chế  (3) Đựng chất thải phóng xạ ; (7) Đựng các bình áp suất nhỏ  (4) Chất thải sinh hoạt ; (8) Không biết  2.11. Bao bì dụng cụ (túi, thùng, hộp) có mã màu trắng đựng chất thải nào? (1) Đựng chất thải lây nhiễm ; (5) Đựng chất thải hóa học nguy hại ; (2) Đựng chất thải thông thường ; (6) Đựng chất thải tái chế  (3) Đựng chất thải phóng xạ ; (7) Đựng các bình áp suất nhỏ  (4) Chất thải sinh hoạt ; (8) Không biết  2.12. Anh/Chị có quan tâm tới việc phải thực hiện phân loại chất thải ngay tại khoa không? (1) Có  ; (2) Không  2.13. Anh/Chị có thực hành phân loại chất thải y tế theo quy định không? (1) Có  ; (2) Không  2.14. Anh/Chị có hướng dẫn, nhắc nhở bệnh nhân bỏ rác vào nơi quy định không? (1) Có  ; (2) Không  2.15. Anh/Chị có hướng dẫn cho bệnh nhân về mã màu sắc của dụng cụ đựng rác không? (1) Có  ; (2) Không  2.16. Anh/Chị làm gì khi nhìn thấy người khác không bỏ rác đúng quy định? (1) Nhắc nhở ; (2) Không quan tâm ; 2.17. Anh/Chị cho biết chất thải y tế có gây tác hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường không ? (1) Có  ; (2) Không  ; (3) Không biết  Nếu có, xin trả lời tiếp câu hỏi sau 2.18. Anh/Chị cho biết các đối tượng nào trong số các đối tượng sau dễ bị ảnh hưởng bởi các tác hại của chất thải y tế? (1) Người thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải ; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v (2) Bệnh nhân/người nhà bệnh nhân ; (3) Hộ Lý ; (4) Người bới rác ; (5) Bác sỹ/Ytá/Điều dưỡng ; (6) Dân xung quanh bệnh viện ; (7) Khác .................................. (8) Không biết  ; 2.19. Anh/Chị cho biết chất thải y tế gây ra những tác hại nào đối với môi trường và sức khỏe người tiếp xúc? (1) Lan truyền bệnh ; (2) Gây ung thư ; (3) Gây chấn thương do vật sắc nhọn ; (4) Phát sinh côn trùng truyền bệnh ; (5) Ảnh hưởng đến tâm lý, môi trường ; (6). Khác .............................................................. (7) Không biết  2.20. Trong vòng 1 năm trở lại đây Anh/Chị có bị vật sắc nhọn của chất thải y tế gây thương tích không ? (1) Có  ; (2) Không  (3) Không nhớ - Nếu có, đã bị mấy lần:.................... lần; 2.22. Trong vòng 1 tháng trở lại đây Anh/Chị có bị vật sắc nhọn của chất thải y tế gây thương tích không ? (1) Có  ; (2) Không  (3) Không nhớ - Nếu có, đã bị mấy lần:.................... lần; Xin cám ơn Anh/Chị đã cộng tác với chúng tôi./. Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2009 Điều tra viên Mẫu 3 PHIẾU PHỎNG VẤN BỆNH NHÂN HOẶC NGƢỜI NHÀ BỆNH NHÂN Khoa:....................................................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi Để giúp chúng tôi tìm hiểu về hoạt động quản lý chất thải y tế tại bệnh viện, đề nghị Anh/Chị trả lời câu hỏi và điền dấu X vào các ô trống sau: TT Nội dung câu hỏi Mã số 1 Tuổi ……………………………… 2 Giới: (ghi mã số) 1. Nam  2. Nữ  3 Bệnh nhân vào viện ngày thứ mấy …………………………………………. 4 Anh/Chị có được hướng dẫn nội quy vệ sinh buồng bệnh khi vào viện không? 1. Có  2. Không  4.1 Nếu có, do ai hướng dẫn 1. Điều dưỡng/Y tá  2. Hộ lý  3. Bác sỹ phụ trách buồng bệnh  4. Khác ……......................................………. 5 Anh/Chị có được hướng dẫn về mã màu sắc của các bao bì dụng cụ (túi, thùng, hộp) đựng chất thải y tế không? 1. Có  2. Không  Nếu có, xin Anh/Chị cho biết: 5.1 Dụng cụ bao bì (túi, thùng, hộp) có mã màu xanh dùng để đựng chất thải nào ? 1. Chất thải lây nhiễm ; 2. Chất thải phóng xạ ; 3. Bình chứa áp suất nhỏ  ; 4. Chất thải hóa học nguy hại  ; 5. Chất thải thông thường:; 6. Chất thải tái chế ; 7. Chất thải sinh hoạt ; 8. Không biết  5.2 Dụng cụ bao bì (túi, thùng, hộp) có mã màu vàng dùng để đựng chất thải nào ? 1. Chất thải lây nhiễm ; 2. Chất thải phóng xạ ; 3. Bình chứa áp suất nhỏ  ; 4. Chất thải hóa học nguy hại  ; 5. Chất thải thông thường:; 6. Chất thải tái chế ; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii 7. Chất thải sinh hoạt ; 8. Không biết  5.3 Dụng cụ bao bì (túi, thùng, hộp) có mã màu đen dùng để đựng chất thải nào ? 1. Chất thải lây nhiễm ; 2. Chất thải phóng xạ ; 3. Bình chứa áp suất nhỏ  ; 4. Chất thải hóa học nguy hại  ; 5. Chất thải thông thường:; 6. Chất thải tái chế ; 7. Chất thải sinh hoạt ; 8. Không biết  5.4 Dụng cụ bao bì (túi, thùng, hộp) có mã màu trắng dùng để đựng chất thải nào ? 1. Chất thải lây nhiễm ; 2. Chất thải phóng xạ ; 3. Bình chứa áp suất nhỏ  ; 4. Chất thải hóa học nguy hại  ; 5. Chất thải thông thường:; 6. Chất thải tái chế ; 7. Chất thải sinh hoạt ; 8. Không biết  6 Xin Anh/Chị cho biết tại khoa có treo bảng hướng dẫn nội quy vệ sinh buồng bệnh không? 1. Có  2. Không  6.1 Nếu có, Anh/Chị có đọc nội quy hướng dẫn vệ sinh buồng bệnh không? 1. Có  2. Không  7 Xin Anh/Chị cho biết tại khoa có các thùng đựng rác không ? 1. Có  2. Không  8 Hàng ngày trong bệnh viện, Anh/Chị có thực hiện việc bỏ rác vào đúng nơi quy định không? 1. Có  2. Không  9 Anh/Chị có quam tâm đến việc mọi người đều phải thực hiện nội quy bỏ rác đúng quy định không? 1. Có  2. Không  10 Buồng bệnh của Anh/Chị có 1. Có  2. Không  Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên viii được vệ sinh, thu gom rác hàng ngày không? 3. Không thường xuyên  11 Theo Anh/Chị chất thải bệnh viện có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ không ? 1. Có  2. Không  11.1 Nếu có, chất thải bệnh viện có thể gây ra những ảnh hưởng xấu gì? 1. Lan truyền bệnh ; 3. Gây thương tích  2. Ung thư ; 4. Phát sinh côn trùng  5. Ảnh hưởng tâm lý, môi trường  6. Khác ……………........ 7. Không biết  11.2 Những người nào dễ bị ảnh hưởng bởi các tác hại của chất thải y tế ? 1. Người thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải ; 2. Bệnh nhân/người nhà bệnh nhân ; 3. Hộ Lý ; 4. Người bới rác ; 5. Bác sỹ/Ytá/Điều dưỡng ; 6. Dân xung quanh bệnh viện ; 7. Khác ; 8. Không biết  12 Cần phải làm gì để tình trạng vệ sinh buồng bệnh/ khoa phòng/ bệnh viện được tốt hơn 1. Vệ sinh thường xuyên  2. Thu gom hàng ngày và khi đầy thùng  3. Treo bảng chỉ dẫn vệ sinh buồng bệnh  4. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh buồng bệnh  Xin cám ơn Anh/Chị đã cộng tác với chúng tôi./. Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2009 Điều tra viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i Tại bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái nguyên 1. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên Hình 1. Hệ thống thoát nước, giếng thu nước và bể phản ứng của dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Hình 2: Nhà đặt hệ thống xử lý và ao sinh học sau xử lý của bệnh viện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii 2. Thực trạng rác thải của bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên Hình 3: rác thải sinh hoạt thông thường được chứa vào các túi màu xanh Hình 4: Chất thải nguy hại được phân loại ngay tại nơi phát sinh…. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii Hình 5: Rác được chứa vào các hộp chuyên dụng theo mã màu quy định. Hình 6: Nhà lưu chứa chất thải y tế riêng tại góc bệnh viện, có cửa thông ra đường để xe vào chở rác Hình 7: Chất thải nguy hại được đóng vào bao riêng. Vệ sinh thùng đựng rác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv Hình 8: Cân xác định khối lượng Hình 9: Đến giờ quy định, công ty TNHH NN MTV Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyênr đến vận chuyển rác đi xử lý Tại một số bệnh viện tuyến huyện khác Hình 10. Một số bệnh viện đã được đầu tư xử lý chất thải bệnh viện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v ….Tuy nhiên tình trạng chung của các bệnh viện tuyến huyện còn rất khó khăn trong việc quản lý chất thải…. Hình 11. Rác thải y tế và thông thường được tập kết sơ sài, để lẫn lộn không được phân loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi Hình 12… Được đổ ven tường không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan khu vực Hiình13……Nước thải hoàn toàn chưa được xử lý Tại một số bệnh viện trên địa bàn Bắc Giang Hình 14. Điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện khám chữa bệnh hạn chế Hình 15… Rác thải không có nơi xử lý, vƣơng vãi ngay trong khuôn viên bệnh viện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii Hinh 16….để lẫn cả crác thải y tế và rác thông thƣờng Hình 17. Một phần cũng đƣợc thu gom bằng các dụng cụ hết sức thô sơ Hình 18….và đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thủ công không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên viii Hình 19….Hoặc tái sử dụng. Hình 20. Nƣớc thải chảy tự do không qua xử lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ix Hình 21. Một số nơi khác, công tác quản lý chất thải đã đƣợc quan tâm, rác y tế đã đƣợc phân loại và đốt trong lò chuyên dụng Hình 22…Đã đầu tƣ xây dựng công trình xử lý nƣớc thải Hình 23. Lò đốt rác y tế đã thay thế các phƣơng pháp xử lý thủ công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên x Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqlchatthaiyte_thainguyen_3036.pdf
Luận văn liên quan