CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM REFLEXW
1. Module 2D data – analysis:
2. Module CMP velocity analysis:
3. Module 3D data-interpretation:
4. Module modelling for the 2D-simulation:
5. Module traveltime analysis 2D:
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG REFLEXW
Các module trong REFLEXW
1.Thư mục Cấu trúc / thư mục Project
2. Các hướng dẫn tổng quát:
2.1.Import NON-reflex formatted data:
2.2. Những bộ lọc đầu tiên ( First filter operations ):
2.3. Dữ liệu chạy thử (Demodata):
2.4. Khóa cứng (Hardware dongle):
2.5. Độ phân giải màn hình (Display resolution):
2.6. Dấu chấm thập phân (Decimal separator ):
3. Nhập và hiển thị dữ liệu GPR (Import and first display of GPR-data):
3.1 Nhập dữ liệu GPR (Import GPR-data):
3.2 Hiển thị dữ liệu (Display the data):
4. Lọc dữ liệu đã nhập vào (Filtering the imported data):
5.Xử lí số liệu địa chấn khúc xạ (introdution to seimic refraction data interpretation)
6. Giới thiệu các công cụ modelling/tomography trong REFLEXW:
7. Sử dụng CMP cho một hoặc nhiều file CMP độc lập ( Use of CMP-analysis for a single or several independent CMP-files):
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ MỘT VÀI CÔNG CỤ XỬ LÍ TRONG REFLEXW
1. Menu Import
2. Hàm lọc Gain:
3. Hàm lọc Fk-filter/Fk-spectrum
4. Hiệu chỉnh tĩnh/muting (StaticCorrection/muting).
5.Pick menu item.
6. LayerShow MenuItem
CHƯƠNG 4: XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐỊA CHẤN PHẢN XẠ
1. Nhập dữ liệu ( Bên trong module 2D-Analysis):
2. Thiết lập các tham số hình học (Bên trong module 2D-dataanalysis):
3. Lọc trước cộng (Thực hiện trong modun 2Ddataanalysis )
4. Phân tích vận tốc velocity analysis và chồng chập stacking (thực hiện trong module 2D-dataanalysis)
5. Lọc ngược sau cộng
6. Dịch chuyển (migration)
7. Giải đoán mặt cắt thời gian (xác định các ranh giới vận tốc)
8. Trình bày mặt cắt ranh giới vận tốc cơ bản
KẾT LUẬN
Sau một thời gian tìm hiểu giữa lí thuyết và thực hành, có thể rút ra một số nhận xét như sau.
- Kết quả của khóa luận : Khóa luận đã nghiên cứu, tìm hiểu cách sử dụng phần mềm reflexw và ứng dụng vào thực tế.
- Có khá nhiều thông số tùy chọn phụ thuộc vào điều kiện địa chất, thông tin từ thực địa, kinh nghiệm ảnh hưởng đến kết quả xử lí và phân tích.
- Cần có các thông tin để lựa chọn các phép lọc một cách hợp lí, làm nổi bật các thông số cần quan tâm.
- Đây là tài liệu có thể được sử dụng cho việc ứng dụng vào thực tế, và là tài liệu tham khảo cho các nhà kĩ thuật, cũng như các sinh viên chuyên nghành địa vật lí.
- Tuy nhiên đây là một phần mềm mới, và đa năng, nên việc sử dụng còn phụ thuộc vào kĩ năng, kinh nghiệm của người sử dụng cũng như các thông số ngoài thực địa. Để có được kết quả tốt nhất cần phải đầu tư nghiên cứu và ứng dụng nhiều hơn nữa.
103 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3827 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu, tìm hiểu cách sử dụng phần mềm reflexw và ứng dụng xử lý số liệu địa chấn phản xạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à để kiểm tra chất lượng của việc cài đặt nhặt tự động và đổi chúng thành nhặt bằng tay nếu cần thiết.
Manual pick: Khi kích hoạt tùy chon set một điểm nhặt được đánh dấu với nút chuột trái.Tương tự áp dụng cho việc di chuyển hay thay đổi một điểm vừa nhặt sau khi chọn tùy chọn remove và change theo thứ tự. Ở dây những điểm đã nhặt đó được di chuyển hay thay đổi đến vị trí mà con trỏ chuột đưa đến sau đó. Nút chuột phải thêm vào tùy chọn, nhờ đó một tuyến piecewise nhanh chóng được thực hiện.
Continuous pick: Kích hoạt tùy chọn có thể cài đặt, di chuyển, hoặc thay đổi điểm nhặt bởi sự hoạt động của con trỏ chuột lên dữ liệu cài đặt bằng việc giữ liên tục nút chuột trái. Các điểm nhặt được cài đặt, di chuyển hay thay đổi tại các tuyến tiếp theo mà con trỏ chuột có khả năng. Quá trình nhặt liên tục được tiến hành từ trái qua phải , với sự gia tăng của tọa độ khoảng cách. Tùy chon continuous pick vì vậy làm cho quá trình nhặt bằng tay trở nên dễ dàng hơn khi dữ liệu cài đặt là lớn. Nếu con trỏ tác động nhanh sẽ điểm ra trên tuyến các tuyến một đường nội suy từ những điểm đã chọn.
Thông số làm trễ điều khiển tốc độ của quá trình nhặt liên tục.
Có thể lựa chọn: Nhặt liên tục (continuous picking) thì được chọn dựa trên cơ sở tracenumbers và các tracenumbers chính là vấn đề của quá trình nhặt. Bởi vậy vấn đề này được tìm thấy khi chúng ta tải những dữ liệu đã được nhặt với những thông số nhặt đã cho từ một dữ liệu mặc định nào đó với các tracenumber khác. Những kinh nghiệm chính xác giống nhau cho quá trình nhặt bên trong mặt phẳng thứ cấp. Một lần nữa traceincrement cũng giống như tọa độ mặt phẳng bắt đầu có thể giống nhau cho mặt phẳng gốc và mặt phẳng thứ cấp.
Nút chuột phải cho phép bạn kết nối giữa tùy chọn cài đặt và thay đổi. Với tùy chọn plotoption, TraceHeaderDistances được kích hoạt thì phép nội suy không được thực hiện.
Phase follower: Tùy chọn cho phép tự động gán các đỉnh vào các pha đã được chọn. Để làm việc này, đầu tiên ta phải chọn pha thích hợp tại vị trí đặc biệt của mặt phẳng bằng cách dùng nút trái của chuột. Với lựa chọn thứ hai tùy chọn set chương trình sẽ tự động đi theo pha này theo hướng tăng dần khoảng cách. Tùy chọn giới hạn sự trình bày trong giới hạn của màn. Nếu phase follower chọn lựa đến góc bên phải cuối cùng của hình ảnh mặt nghiêng thì hình cuộn sẽ tự động hướng về phía khoảng cách lớn và quá trình nhặt sẽ không dừng lại ( tùy chọn cài đặt cả automatically set to change) . Một điều kiện đầu tiên cho sự kết nối chính xác của tùy chọn này là pha phải kéo dài liên tục đến cuối mặt cắt không có sự xáo trộn của hiệu ứng giao thoa. Quá trình tự động nhặt tích sóng dĩ nhiên có thể lặp lại cho các điểm nhặt.
Nếu tùy chọn change đã được kích hoạt những điểm được nhặt có thể được thay đổi một cách tự động. Chương trình đặc biệt thích hợp với lựa chọn tùy chọn lựa chọn của một giá trị bên trong mặt nghiêng bằng cách nhấp vào nút chuột trái . Nếu cho lựa chọn một tuyến đặc biệt một sự lựa chọn được thực hiện nó thay thế bởi quá trình nhặt tự động mới. Với tùy chọn này nó có khả năng phản ứng nhanh trên độ lệch không cần thiết của quá trình tự động từ pha mong muốn.
Escape-key cũng như nút chuột phải cho phép hủy quá trình tự động.
Với tùy chọn autostop (có sẵn bên trong PickGroupBox nếu tùy chọn add.options được kích hoạt). Được kích hoạt pha tự động sẽ dừng lại khi một đường ghi thay đổi. Với tùy chọn autostart quá trình theo dấu pha sẽ tự động bắt đầu tại vị trí của đường ghi thay đổi kế bên đến phía trái. Việc chọn lựa vị trí của con chuột chỉ duy nhất một mặt nghiêng đến bên trái và không có thời gian kết nối nào được lựa chọn. Với tùy chọn last pick stop quá trình theo dấu pha tự động sẽ dừng lại tại vị trí cuối cùng của điểm nhặt bằng tay.
Auto pick: Với sự kích hoạt tùy chọn này cửa sổ Auto-Pick được mở ra cho phép bạn cài đặt thông số autopick và bắt đầu quá trình lọc tự động. Nó có khả năng mang cửa sổ này đến phía trước bằng sự kích hoạt nút chuột phải bên trong mặt nghiêng gốc.
pick code: Nguồn nhập vào của một mã cho sự mô phỏng nhưng lựa chọn sau đã được lựa chọn. Nó cũng được sử dụng cho K+S ASCII-output và cho mô hình. Việc nhặt với số mã hóa được thể hiện sử dụng cài đặt màu nhặt hiện tại (tùy chọn color below). Nhặt với một mã khác nhiều hơn một lớp được thể hiện với những màu tương ứng với các lớp được mặc định bên trong ô tùy chọn "not active picks" bên trong tùy chọn add.. Khi thay đổi điểm nhặt hiện tại những cài đặt nhặt gần đây luôn tồn tại theo lớp đó. Kích hoạt tùy chọn use code chỉ có thể nhặt với nguồn mã có thể thay đổi hoặc di chuyển.
use code: Nếu được kích hoạt cách nhặt được sử dụng để nhận biết các điểm nhặt riêng biệt.
- Chỉ có thể nhặt với pick code có thể thay đổi hoặc di chuyển.
- Các màu khác nhau được sử dụng cho các điểm nhặt với các thông số nhặt khác nhau.
- Tùy chọn correct, auto cor. và control chỉ có thể có tác dụng với current code
- Khi sử dụng đường dẫn pha tùy chọn use code có thể có tác dụng nếu sự phản xạ liên tục ở những khoảng cách giống nhau được nhặt.
6. LayerShow MenuItem
Sự lựa chọn này đưa ra khả năng kết hợp các file pick đã lưu trên file (xem option pick), nhằm vẽ chúng cùng với các wiggle-file và xuất chúng ra trong bản báo cáo trên máy in hoặc file. Số lượng các đỉnh (pick) được kết nối tối đa trên biên của lớp thì bằng số vết tối đa trên mặt nghiêng. Số mẫu tối đa trên khoảng cách điểm và của các biên lớp là 100.
Sau khi chọn ta có sự chọn lựa giữa việc:
Tạo (create) – vd: tạo 1 lớp mới chỉ ra từ các file pick và lưu chúng trên file.
Tải xuống (load) tải 1 lớp có sẵn – vd: tạo 1 bản báo cáo dựa trên lớp hiện tại.
Tạo tốc độ: Ví dụ: Tạo ra vận tốc lớp cho các lớp riêng biệt hoặc dựa trên số liệu nhập vào hoặc dựa trên sự chuẩn biên độ.
Sau khi chọn màn hình tự động chia ra. Cửa sổ phía trên vẽ mặt cắt, trong cửa sổ phía dưới vẽ the depth-converted được kết nối với arrivals (nếu đã được tạo ra với option CREAT hoặc LOAD từ đĩa cứng). Chiều sâu được trình bày tối đa của cửa sổ dưới được tính từ thời gian tối đa của cửa sổ trên và tốc độ đưa ra.
Lựa chọn x-flip cho phép ta đảo hướng lớp hiện tại theo hướng trục x. Lớp đã đảo hướng được lưu lại dưới 1 tên file mới.
Nếu lựa chọn show picks (thể hiện đỉnh) hoạt động, thêm vào đó cửa sổ dưới vẽ thời gian xuyên qua như là biên các lớp liên tục, để có thể so sánh dữ liệu thô và các dữ liệu đã nhặt (picked arrivals).
Với sự lựa chọn dist.axis kích hoạt thì các trục khoảng cách được vẽ cho cửa sổ lớp thấp hơn.
Với sự lựa chọn grid kích hoạt, trong cửa sổ lớp dưới sẽ vẽ ra mạng lưới.
Với sự lựa chọn fill layers kích hoạt, lớp trên biên được lọc bằng việc tô màu lớp hiện tại. Sự lựa chọn này cũng có sẵn đối với việc in ấn. màu cho lớp thấp nhất bên dưới biên thấp nhất thường màu trắng. Chú ý: Nếu biên không liên tục màu của biên thấp hơn sẽ được dùng.
Mã hiện tại của các biên riêng biệt được trình bày dựa trên việc cài đặt bên trong hộp legend (chú giải) dùng font symbol. Màu của các mã được xác định tự động từ số lớp. Sự lựa chọn legen name cho phép ta định nghĩa prefixname mặc định của chú giải. kích thước của 1 mã được tính từ sự lựa chọn size. Sự lựa chọn rows (hàng) định nghĩa số hàng legend được chia ra. Ta có thể dựa vào định nghĩa legend position :
Above: Dùng để vẽ các mã trong khoảng trống giữa 2 cửa sổ.
Upper left: Dùng để vẽ trên góc bên trái phía trên của cửa sổ lớp.
Lower left: Dùng để vẽ lên góc bên trái phía dưới của cửa sổ lớp.
Kích hoạt sự lựa chọn colors cho phép ta thay đổi màu vẽ và độ dày đường vẽ của các biên lớp riêng biệt. 1 cửa sổ xuất hiện ở chổ màu định nghĩa trước và độ dày đường vẽ của các biên lớp riêng biệt có thể thay đổi. Sự lựa chọn save cho phép ta lưu màu lớp trên file với phần mở rộng LCO. Sự lựa chọn load cho phép ta tải các các file màu của lớp có sẳn.
6.1 Create LayerShow
Menu này cho phép tạo 1 file của các dữ liệu đã nhặt ở những khoảng cách bằng nhau đã được kết hợp lại. Các "Input-picks" phải được lưu trước khi chọn option pick. Khi dùng 1 option, 1 cửa sổ mở ra với các dữ liệu nhập hoặc những khả năng lựa chọn sau:
Filename: Cho phép nhập 1 tên riêng biệt. Các pick đã được kết hợp tự động nhận phần mở rộng LAY và được lưu dưới thư mục LINEDATA.
Automatic name: Nếu được kích hoạt, tên file của lớp tương ứng với tên của profile được tải xuống hiện tại.
Old format: Nếu được kích hoạt, lớp cũ sẽ được lập trình tối đa cho 10 lớp khác nhau .
Pick files: Cho phép tải các file đã nhặt khác nhau. Có các file tối đa có thể lựa chọn là 200.
Start position: Định nghĩa vị trí bắt đầu cho file lớp trình bày. Khi bắt đầu, hệ tọa độ này được đặt với hệ tọa độ bắt đầu của mặt cắt được tải xuống hiện tại.
End position: Định nghĩa vị trí kết thúc cho file lớp trình bày. Khi bắt đầu, hệ tọa độ này được đặt với hệ tọa độ kết thúc của mặt cắt được tải xuống hiện tại.
Increment: Định nghĩa số gia giữa các vị trí liên tiếp cho file lớp trình bày. Đối với việc kết hợp các điểm nhặt, giá trị khoảng cách ban đầu được thay đổi bằng cách nhân số gia này với khoảng cách tương ứng. Ví dụ, ta chọn số gia là 0,1m và các điểm nhặt tại 10,24 và 10,31m. chương trình sẽ cài đặt các điểm nhặt tại 10,2 và 10,3m. Đó là cho các khoảng cách đặc biệt mà trong đó không có điểm nhặt nào tồn tại, mỗi lần chèn 1 khoảng trắng vào sẽ làm mất biên của lớp tại các vùng khác biệt. Đối với việc vẽ các điểm nhặt đã được kết hợp trong trường hợp các điểm nhặt chệch về bên trái hoặc phải đối với đường thẳng đứng, ta nên chọn số gia không nhỏ hơn khoảng cách trung bình giữa 2 đỉnh.
Velocity choice: Chỉ rỏ sự đảo ngược thời gian – chiều sâu của các đỉnh được thực hiện như thế nào. Ta có sự lựa chọn giữa vận tốc đỉnh trung bình và file tốc độ.
Việc lựa chọn "mean pick velocity" có nghĩa rằng vận tốc trung bình tại các đỉnh lưu của các lớp tương ứng được dùng trong việc đảo thời gian – chiều sâu. Chỉ 1 giá trị của lớp hoàn chỉnh là có thể thực hiện được. Tốc độ đưa ra chính là vận tốc trung bình chứ không phải là vận tốc của lớp. Sự đảo ngược thời gian – chiều sâu của biên mỗi lớp phụ thuộc vào sự đảo của biên lớp trên.
Việc lựa chọn “velocity file” có nghĩa là tốc độ lớp đưa ra trong file ASCII được dùng cho việc đảo ngược thời gian – chiều sâu. File tốc độ phải được chọn từ menu file. Tốc độ đối với mỗi lớp có thể khác nhau ngoại trừ nếu đường thứ hai trong file ASCII bao gồm chuỗi “mean velocity”. Tốc độ trong file đưa ra được định nghĩa như là tốc độ trên biên lớp. Việc đảo ngược thời gian - chiều sâu của biên mỗi lớp phụ thuộc vào sự đảo ngược của biên phía trên. Nếu không có giá trị nào được định nghĩa tại vị trí đưa ra, phép nội suy giữa hai giá trị đưa ra kế tiếp được sử dụng. Giả định rằng: Các lớp được đánh số bắt đầu từ 1 tại biên lớp trên cùng (thường là biên giữa không khí – bề mặt), Ví dụ: 3 biên lớp khác nhau được định tại vị trí t1:10ns, t2=15ns,t3=22ns. Chọn "mean pick velocity" : v1=0.1 m/ns, v2=0.09 m/ns và v3=0.085 m/ns. Điều này dẫn đến các chiều sâu như sau: depth1: 0.5 m, depth2: 0.675 m, depth3: 0.935 m. Chọn “ velocity file” nghĩa là vận tốc lớp đưa ra tại điểm phân biệt được đọc từ file ASCII, ví dụ vlay1=0.098 m/ns, vlay2=0.085 m/ns và vlay3=0.070 m/ns. Điều này dẫn đến các chiều sâu như sau: depth1: 0.49 m, depth2: 0.7025 m and depth3: 0.9475 m.
Interpolate layer: Tùy chọn này được sử dụg nếu tốc độ đọc từ file ASCII. Tùy chọn điều khiển sự đảo ngược thời gian – chiều sâu đối với 1 lớp đặc biệt nếu bất kỳ lớp trên nào không được chọn liên tục. Nếu sự lựa chọn này là chính xác, mỗi lớp trên được giả định rằng liên tục kể cả khi nó không được chọn. Trong trường hợp hoặc cả hai phép nội suy và phép ngoại suy đối với các điểm trên lớp và tốc độ được sử dụng. Dựa trên các giá trị tính toán này sự đảo ngược thời gian – chiều sâu của lớp hiện tại được sử dụng. Kích hoạt sự lựa chọn này thì hữu dụng nếu ta giả định rằng lớp trên liên tục. Nếu sự lựa chọn này không được kích hoạt, tốc độ của lớp chọn ra kế tiếp được sử dụng. Điều này có thể có được trong bất đồng nhất của chiều sâu của lớp hiện tại tại điểm mà 1 vài lớp phía trên bị phá vỡ. Không kích hoạt sự lựa chọn này trong trường hợp các lớp phía trên bị mất.
start: bắt đầu tạo Layer-Show-file.
close: đóng cửa sổ.
6.2 Create LayerShow report
Sự lựa chọn này cho phép tạo 1 bản báo cáo đối với file lớp hiện tại. Dữ liệu xuất ra bằng file hoặc in với tên đặc biệt. Kiểu chữ có thể lựa chọn theo GLOBAL. Ta nên chọn font không cân xứng như Courier nếu muốn các cột được trình bày chính xác. Sau khi chọn, các khả năng nhập dữ liệu sau đây tồn tại:
Filename: Cho phép nhập 1 tên đặc biệt hoặc giao diện máy in tương ứng. Với đặc điểm kỹ thuật của LPT1 hoặc LPT2 hoặc CÓM1 hoặc PRN dữ liệu xuất ra được đưa tới máy in thích hợp, file tương ứng có phần mở rộng là REP trong thư mục ASCII được tạo ra.
Automatic name: Nếu được kích hoạt, tên file của bản báo cáo tương ứng với tên của mặt nghiêng đã được tải xuống hiện tại.
Report code: Cho phép cài đặt các mã đặc biệt. Việc đặt mã này xuất hiện trong tiêu đề đầu trang của bản báo cáo.
Layers: Cho phép đặc các đặc tính của các lớp xuất ra. Nó có thể chỉ rõ các lớp riêng biệt (2 hoặc 3) hoặc chuỗi lớp của giếng (2-4). Số lớp tối đa được giới hạn là 100.
Start position, end position, increment, average: Chỉ rõ hệ tọa độ bắt đầu và kết thúc, số gia khoảng cách thích hợp giữa hai giá trị liên tiếp. Nếu giá trị trung bình được chọn lớn hơn khoảng cách giữa hai đỉnh trong thư mục lớp thì mức trung bình sẽ được tính dựa trên số điểm dữ liệu tương ứng.
Report only construction data: Nếu được kích hoạt, chỉ các đỉnh đánh dấu được sử dụng. Số lượng các giá trị được báo cáo bằng với số ghi đánh dấu thay đổi cấu trúc. Mức trung bình được tính giống như dữ liệu xuất ra bình thường.
Summary comment data: Lựa chọn này thay thế cho lựa chọn “summary construction data”. Nếu được kích hoạt, tất cả các đỉnh giữa 2 số ghi đánh dấu được tính trung bình. Thêm vào đó lời bình sẽ được xuất ra trong cột đầu tiên của bản báo cáo. Vị trí bắt đầu sẽ được đặt lại số 0 tại vị trí của lời bình mới nếu sự lựa chọn rezero được kích hoạt (ngoại trừ khi tìm thấy đánh dấu ghi thay đổi cấu trúc). Các giá trị được báo cáo bằng với số ghi lời bình thêm 1. Tổng vị trí bắt đầu và kết thúc được tự động lấy ra từ layer-show. Lựa chọn này hữu ích nếu bạn chỉ lấy 1 điểm đơn để thể hiện chiều sâu vật liệu giữa 2 sự thay đổi cấu trúc.
Chú ý: Số ký tự trong 1 cột báo cáo bị giới hạn bởi việc lựa chọn số các con số. Do đó ta phải điều chỉnh số này ở mức tối đa của lời bình nếu không muốn mất thông tin trong lời bình.
Rezero at comment: Nếu được kích hoạt, vị trí bắt đầu sẽ được đặt lại tại 0 ở vị trí của lời bình mới ngoại trừ có sự thay đổi cấu trúc.
Reverse chainage: Nếu được kích hoạt chainage được đảo đối với dữ liệu xuất ra.
Thicknesses: Kích hoạt sự lựa chọn này cho phép dữ liệu xuất ra bề dày của mỗi lớp thay cho chiều sâu. Nếu mức trung bình được sử dụng đối với bản báo cáo xuất ra, bề dày trung bình được tính từ bề dày riêng biệt tại mỗi vị trí. Ngoại lệ: khi kích hoạt lựa chọn “summary comment data” , việc tính toán bề dày trung bình chỉ dựa trên chiều sâu trung bình.
Mm output for depths: Nếu được kích hoạt, chiều sâu hoặc bề dày xuất ra có đơn vị là mm.
Velocities: Kích hoạt sự lựa chọn này cho phép xuất ra dữ liệu ở tốc độ hiện tại.
Amplitudes: Biên độ cũng được báo cáo nếu kích hoạt lựa chọn này. Ta cũng có thể xuất ra biên độ như những giá trị thực (dùng lựa chọn unnorm) hoặc như những giá trị đã được chuẩn hóa. Chuẩn hóa biên độ có thể thực hiện bằng cách sử dụng độ phân giải thấp, trung bình hoặc cao. Những giá trị không khác nhiều giá trị trung bình (phụ thuộc vào độ phân giải đã dùng) được ký tự hóa là biểu tượng o, các biên đô thấp ký hiệu là -, các biên độ cao ký hiệu là +. Vị trí biểu tượng xác định độ lớn của độ lệch.
Core data: Nếu được kích hoạt, dữ liệu trung tâm tải xuống hiện tại được báo cáo tại vị trí đưa ra.
Statistic summary: Nếu được kích hoạt, bản tóm tắt thống kê được thêm vào cuối bản báo cáo hoặc cuối mỗi khối xác định bởi ghi chú đánh dấu. Bản tóm tắt bao gồm các thông tin sau:
Dòng 1: Thống kê cho ghi chú đánh dấu.
Dòng 2: Chiều dài của phần.
Dòng 3 trở đi: Tóm tắt thống kê cho mỗi lớp. mỗi dòng chứa thông tin của mỗi lớp:
Biên độ tuyệt đối trung bình
Biên độ trung bình
Bề dày trung bình
Độ lệch chuẩn của bề dày trung bình, độ lệch chuẩn của bề dày tối đa giữa hai đỉnh của trung tâm.
Độ lệch tối đa tính theo % giữa bề dày trung tâm và bề dày đỉnh.
Comments: Nếu được kích hoạt, 1 dãy chú thích có thể định nghĩa xuất ra ngay tại trang đầu của bản báo cáo. Các chú thích được lưu trên file ReportComment.txt dưới thư mục project sau khi xuât ra bản báo cáo. Tương tự các chú thích tự động tải từ file này khi kích hoạt sự lựa chọn chú thích.
Number of digits: Nhập vào tổng số các chữ số cho mỗi giá trị bản báo cáo.
Decimal places: Nhập vào số các chữ số thập phân cho mỗi giá trị bản báo cáo.
Check amplitudes: Kích hoạt sự lựa chọn này nếu bạn muốn điều khiển biên độ của từng đỉnh trước khi tạo bản báo cáo. Nếu biên độ của bất kỳ đỉnh lớp nào bằng 0 thì đỉnh này không được quan tâm và tất cả giá trị cho đỉnh lớp này trong bản báo cáo xuất ra được đặt là 0.
Xy-coordinates: Nếu được kích hoạt, hệ tọa độ xy sẽ được xuất ra trong 2 và 3 cột. Điều này cho phép ta xuất ra hệ tọa độ xy không đối xứng hoặc hệ tọa độ xy, nếu mặt phẳng không theo hướng 1 chiều.
Correct gain curve: Khi kích hoạt sự lựa chọn này, đường cong thu được lưu trong tiêu đề của dòng hiện tại được dùng để hiệu chỉnh biên độ. Một điều cần quan tâm trước khi chọn dòng phải không được hiệu chỉnh thời gian và thời gian bắt đầu không được thay đổi.
Correct transmission loss: Khi kích hoạt sự lựa chọn này sự truyền đi mất T khi sóng nhập vào hiệu chỉnh biên lớp (T = 1-r2 với r là hệ số phản xạ).
Correct geom.spreading: Khi được kích hoạt sự phân bố hình học được hiệu chỉnh xấp xỉ. Biên độ hoặc các đỉnh được nhân với thời gian truyền qua. Đây là 1 sự xấp xỉ cho tốc độ cố định. Thời gian bắt đầu phải được đặt ở 0 và phải bằng với thời gian mà xung được tạo ra.
Start: Bắt đầu tạo ra bản báo cáo lớp. Bản báo cáo được trình bày trong 1 hộp danh sách. Đóng hộp này thì tắt luôn cửa sổ.
Close: Đóng cửa sổ.
6.3 Create LayerShow velocities
Sự lựa chọn này cho phép tạo ra lớp có thể khác nhau hoặc tốc độ trung bình và lưu các dữ liệu này với các khoảng cách hiện tại trên file ASCII. Ta có thể nhập tốc độ lớp hoặc tính toán các giá trị dựa trên dữ liệu multioffset hoặc trên các biên độ phản xạ hoặc đọc chúng từ file trung tâm ASCII. Kết quả tốc độ lớp được lưu trên file với phần mở rộng là VLA . File này có thể được sử dụng trong Create LayerShow.
Những vận tốc khác nhau được gán cho những lớp từ bên trên xuống dưới ranh giới. Bạn có thể sắp xếp các file và thay đổi các giá trị
Sau khi lựa chọn tùy chọn một cửa sổ mở ra với tùy chọn đầu vào: start position, end position, increment: Chỉ định rõ tọa độ bắt đầu và kết thúc trong cài đặt chiều cho file vận tốc. Gia số chỉ rõ khoảng tăng giữa khoảng cách giá trị tốc độ cho file vận tốc. Nếu vận tốc được tính toán dựa trên biên độ của giá trị trung bình được tính nếu nhiều hơn một điểm nhặt bên trong số gia khoảng cách này. Đây là khuyến cáo cho sử dụng những số gia lớn để mà thay đổi những giới hạn biên độ cho phép.
Reference choice: Cho phép đầu vào hay sự tính toán của khoảng biên độ cần thiết cho sự tính toán của vận tốc cơ bản trên kích cỡ của biên độ.
Các khả năng có thể được dùng :
Manual: Nhập vào bằng tay các giá trị biên độ chính xác,nghĩa là nhập vào biên độ được sử dụng cho các hiệu ứng cần thiết.
Reference picks: Kết quả của biên độ cơ bản tham khảo tên một đỉnh nhặt, ví dụ như sự phản xạ từ một mặt cứng. Kích hoạt hiệu chỉnh tùy chọn hiện hành được sử dụng . Cần cân nhắc rằng gaincurve của tuyến hiệu chỉnh dược dùng để hiệu chỉnh đường cong tăng cường, Có nghĩa là tuyến tham khảo và dữ liệu tham khảo tuyến đã thu được từ tất cả các điểm nhặt.
Pick files: Cho phép tải các file đã nhặt khác nhau cho kích cỡ của biên độ hoặc cho điểm nhặt đa kênh của vận tốc lớp ( xem tùy chọn layer velocity ). Nếu vận tốc cho tất cả các lớp được nhập bằng tay thì no pick files bắt buộc phải được chọn. Số tối đa của file có thể nhập được là 200.
Bên trong "velocity box / layer" bạn phải chỉ rõ vận tốc giành cho mỗi lớp đã được chỉ rõ.
Layer number: Nhập vào số của lớp.
Layer velocity determination: Nhập vào nếu vận tốc của lớp ở phía trên đường biên được nhập bằng tay( tùy chọn manual ) hoặc sự tính toán cơ bản trên biên độ điểm nhặt và một biên độ tham khảo ( tùy chọn amplitude calibration) hoặc sự tính toán trên cài đặt dữ liệu đa phương tiện ( tùy chọn multioffset picks) hoặc được lấy từ dữ liệu trung tâm ( tùy chọn coredata/1D-models).
Nếu manual input được kích hoạt một giá trị cho mỗi lớp được nhập vào cho tất cả các khoảng cách. Cho lớp ở ranh giới thứ nhất kích cỡ của biên độ không có giá trị.
Nếu amplitude calibration được kích hoạt vận tốc của các lớp riêng lẻ được tính toán từ sự lựa chọn các pick file tương ứng cho lớp sử dụng tùy chọn chính xác.
Nếu multioffset picks được kích hoạt vận tốc của các lớp riêng lẻ được tính toán từ sự lựa chọn pick file sử dung sự mô phỏng tự động của điểm nhặt với các cài đặt khác nhau.
Nếu core data/1D-models được kích hoạt vận tốc cho các lớp riêng lẻ được lấy từ một core-file được chọn từ danh sách file. Một phép nội suy tự động giữa giá trị tại các vị trí thông tin khác nhau được thực hiện. Nếu không có thông tin cho sự khác biệt các lớp thì vận tốc các lớp được cài đặt về zero.
Velocity type: Nhập vào nếu vận tốc lớp hay vận tốc trung bình được ghi ra trên VLAfile.
Apply on all layers: Kích hoạt tùy chọn trong danh mục vận tốc các lớp được chọn cho tất cả các số lớp. Chú ý: Nếu mục “manual” được chọn bạn phải tiếp tục chỉ rõ vận tốc cho mỗi lớp.
Set all layer velocities: Tùy chọn giới hạn trước giá trị lí thuyết vận tốc được nhập vào cho tất cả các lớp với việc xác định rõ kiểu nhập bằng tay được lựa chọn.
Bên trong bảng "correction for amplitude calibration" bạn có thể chỉ rõ vài tùy chọn với một tác dụng duy nhất cho khoảng biên độ
Correct gain curve: Kích hoạt tùy chọn này gaincurve stored trong fileheader hoặc tuyến dài được sử dụng thay đổi biên độ . Một vấn đề trước khi lựa chọn việc nhặt không bó buộc trong thời gian và thời gian bắt đầu không thay đổi.
Correct transmission loss: Kích hoạt tùy chọn để chuyển đổi thời gian T,khi sóng nhập vào cho một lớp biên,thì chính xác (T=1-r2 - with r-reflexion coefficient).
Filename: Cho phép nhập vào một tên file riêng biệt.
Start: Bắt đầu phân tích vận tốc và dữ liệu được giữ trong file name.
Close: Đóng cửa sổ lại.
CHƯƠNG 4: XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐỊA CHẤN PHẢN XẠ
Địa chấn phản xạ nông chủ yếu được sử dụng để khảo sát mặt cắt địa chất nằm sát mặt đất, từ vài chục mét đến vài trăm mét, sử dụng các sóng phản xạ là các dao động tần số cao khoảng 100 đến 500 Hz. Chương này sẽ hướng dẫn các bước để tiến hành xử lí số liệu thu được của phương pháp địa chấn phản xạ nông, và áp dụng cho số liệu đo đạc được theo vành đai quanh Tp HCM mà trung tâm Địa Vật Lí thuộc Liên Đoàn Bản Đồ Địa Chất Miền Nam đã đo đạc được. Quá trình xử lí bao gồm các bước: Nhập dữ liệu, thiết lập các thông số hình học, lọc trước cộng, phân tích vận tốc velocity analysis và chồng chập stacking, lọc ngược sóng, dịch chuyển migration, giải đoán mặt cắt thời gian và bước cuối cùng là trình bày các ranh giới vận tốc cơ bản.
1. Nhập dữ liệu ( Bên trong module 2D-Analysis):
Trong trường hợp dữ liệu nhiều loại điểm nổ và máy thu thì phải sử dụng loại dữ liệu mặc định ‘several shots’ (Ví dụ địa chấn phản xạ - một tập hợp dữ liệu kết hợp của các tập hợp dữ liệu CMP riêng).
Chạy module 2D-dataalysis.
Chọn file àImport.
Tùy chọn cho hộp thoại bên dưới như:
+ Datatype: Chọn kiểu severalshots.
+Increment: Số lượng máy thu trung bình (được thể hiện trong phần geometry).
+Outputformat: Chọn kiểu 32bit cho độ phân giải cao.
+ Filename: Anyname.
+TimeDimention: ms.
+ Plotmode: Chọn Wigglemode XY Scale.
+ Conversion: Chọn combine lines/shots
+ Scaling: Thang tỉ lệ được chọn sao cho hình ảnh nhìn thấy là rõ nhất
+Timedimension: ms
Các tuỳ chọn plot options sau đây có thể được thiết lập cho ví dụ (tuỳ chọn này có thể được kích hoạt bởi nút mở nhanh bên dưới nút help trong hộp thoại. Màn hình sau đây sẽ hiển thị
Plotmode: Wigglemode
Kích hoạt nút XYScaledPlot
XScale: 10 (Tương ứng với việc tăng theo phương x 10 lần)
Scale: Thiết lập phụ thuộc vào giá trị biên độ của dữ liệu.
Một cách nhiệm ý, cũng có thể kích hoạt tuỳ chọn Tracenormalize. Rồi tuỳ chọn Scale sẽ cho các đường đồ thị dưới dạng điểm.
Sau khi các điểm nổ cần thiết đã được chọn xong, kích hoạt tuỳ chọn Convert To Reflex và chúng tự động liên kết thành một file dữ liệu đơn chứa tất cả các điểm nổ.
Có hai khả năng khác nhau trong việc lựa chọn các file dữ liệu:
Chọn các file dữ liệu từ một hộp thoại mở tập tin (Chọn nhiều tập tin bằng cách sử dụng phím shift hoặc phín str): chọn tất cả all choosen. Các file dữ liệu nguyên thuỷ được chứa theo thứ tự tăng dần. Một số vấn đề có thể xảy ra nếu các tập tin không cùng chiều dài (Ví dụ file1, file2,..., file11) trong trường hợp này, một thông báo sẽ xuất hiện.
Mở một danh sách các tập tin bên trong ASCII với phần mở rộng "lst": Danh sách các tập tin bên trong chứa tất cả các tập tin dữ liệu cần thiết trong một thứ tự bất kỳ (mỗi hàng chứa tên một tập tin). Các file dữ liệu phải được lưu dưới cùng đường dẫn giống như danh sách tập tin ASCII. Ví dụ như:
TEST__02.sg2
TEST__01.sg2
TEST__03.sg2
TEST__04.sg2
Sau khi đã chọn các tập tin dữ liệu cần thiết, tập tin dữ liệu kết hợp bao gồm tất cả các điểm nổ được hiển thị bằng cách sử dụng thiết lập actual plot. Vì thường có số lượng các đường ghi và plotmode đã chọn (Wigglemode, XYScaledPlot) độ phân giải màn hình có thể bị quá nhỏ để đồ thị biểu diễn dữ liệu một cách chính xác ( tỉ lệ X quá nhỏ), trong trường hợp này chọn tuỳ chọn Zoom để chỉ hiển thị một phần dữ liệu theo phương x.
Chú ý:
Màn hình chuẩn trong module 2D-dataanalysis sử dụng kết quả cho bởi traceincrement và actual tracenumber cho việc hiển thị trục. Vì vậy, màn hình này không trình bày chính xác các toạ độ cho các dữ liệu điểm nổ liên kết và có thể bỏ qua, nhưng không cần phải lo lắng về điều này vì việc chọn lựa và chồng chất tiếp theo luôn luôn được thực hiện trên cơ sở các toạ độ tiêu đề (traceheader) (Xem phần 2 bên dưới). Các toạ độ của kết quả phần chồng chất được hiển thị một cách chính xác trong màn hình chuẩn.
2. Thiết lập các tham số hình học (Bên trong module 2D-dataanalysis):
Kích hoạt tuỳ chọn CMP trong 2D-dataanalysis.
Kích hoạt tuỳ chọn geometry, nếu các tham số địa hình đã được đưa vào trong quá trình thu thập dữ liệu thì REFLEXW cho phép tự động tiếp thu các dữ liệu hình học này và chúng được trình bày trong một bảng với số điểm nổ. Nếu các dữ liệu hình học đã được chấp nhận có thể bỏ qua việc thiết lập hình học bằng cách huỷ chọn chọn CMP và tiếp tục phần 3.
Nếu các tham số hình học không đúng, cần phải thực hiện tiếp các bước sau:
Có các cách khác nhau để xác định các tham số hình học. Cách tốt nhất là sử dụng chuẩn hình học (tuỳ chọn moving line và tuỳ chọn fixed line) cho một bảng lựa chọn các đường ghi, ngoài ra bảng hình học chuẩn cũng có thể sửa chữa các yếu tố hình học của các đường ghi đơn. (tuỳ chọn edit single traces) hay từ một tập tin ASCII (tuỳ chọn read from ASCII-file).
Việc kích hoạt moving line cho phép xác định các tham số hình học của một tuyến đo dịch chuyển với các điểm nổ. Một ví dụ của các tham số được chỉ trong hình phía bên phải, trong đó, Nr.of channels là số kênh cho một điểm nổ, First và last trace xác định giới hạn trên tuyến mà chuẩn hình học phải phù hợp, điều này tạo cơ hội để biểu lộ các tham số hình học chuẩn cho các giới hạn khác nhau của tuyến. Thay vì sử dụng đường ghi đầu và cuối, cũng có thể xác định giới hạn bằng cách sử dụng các số băng ghi thực địa nguyên thuỷ. Shotstart: Là vị trí của điểm nổ của nhóm đầu tiên, shot increment là khoảng cách giữa các điểm nổ tuần tự và shot offset là khoảng cách giữa điểm nổ và tuyến đo theo phương trực giao.
Receiver increment: Là khoảng cách giữa các điểm ghi tuần tự và receiver offset là khoảng cách giữa một geophone và tuyến đo theo phương trực giao. First receiver, left shot receiver, right shot receiver và last receiver xác định vị trí của các geophone tương ứng với điểm nổ.
Việc kích hoạt fixed line cho phép xác định hình học cho các tuyến geophone tương ứng với các điểm nổ khác nhau. Các tham số nhập vào giống nhau cho dịch chuyển tuyến, ngoại trừ vị trí của các geophone (xem ví dụ trong hình bên phải). Ở đây, phải chỉ định vị trí đầu tiên và cuối cùng. Đây là các toạ độ tuyệt đối ngược lại với việc sử dụng sự dịch chuyển tương đối (đối với các điểm nổ).
Tuỳ chọn read from ascii-file cho phép đọc các dữ liệu hình học từ một file có dạng mã ASCII. File dạng mã ASCII phải tồn tại trong đường dẫn ASCII và phải có phần mổ rộng là DST. Mỗi hàng của file ASCII chứa 6 thông tin như sau: Khoảng cách các đường ghi, vị trí điểm nổ X, vị trí điểm nổ Y, Vị trí máy thu X, Vị trí máy thu Y. Việc xác định số đường ghi tạo cơ hội để đọc tham số hình học chi một phần riêng của dữ liệu.
Tuỳ chọn edit single traces cho phép thay đổi tham số hình học của mỗi đường ghi riêng. Khi kích hoạt tuỳ chọn này menu soạn thảo đầu mục đường ghi sẽ mở ra, trong đó có thể hiệu đỉnh toạ độ cho mỗi đường ghi riêng biệt.
Nếu muốn áp dụng hình học chuẩn (3.a, hoặc 3.b) phải kích hoạt tuỳ chọn apply std. geometry trong phần thêm vào.
Nếu cần thiết đưa vào một hình học chuẩn bổ sung và áp dụng nó vào tuyến hoặc chọn trong những khả năng soạn thảo hình học khác.
Nếu việc thiết lập hình học đã kết thúc, chọn tuỳ chọn save geometry để lưu các tham số hình học vào trong toạ độ đầu đường ghi của file.
Bây giờ file đã sẵn sàng cho quy trình tiền chồng chập và chồng chập.
3. Lọc trước cộng (Thực hiện trong modun 2Ddataanalysis )
Mục đích của việc lọc trước cộng là chuẩn bị tập hợp dữ liệu cho việc chồng chập tiếp theo. Vì vậy, các bước xử lý quan trọng nhất tiếp theo là:
- Bình thường hoá năng lượng.
- Loại trừ hoặc nén các sóng mặt và các sóng không cần thiết khác.
energy normalization phải là bước lọc đầu tiên, đặc biệt, nếu sử dụng các phép lọc đa kênh (ví dụ FK-filter) cho việc nén các sóng không cần thiết. Bước lọc này được áp dụng để hiệu chỉnh các ảnh hưởng biên độ của sự phân kỳ và suy giảm mặt sóng. Nó cũng cần thiết nếu phép lọc tiếp theo sẽ được áp dụng cho việc loại trừ các sóng mặt.
Một cách dễ dàng là sử dụng hàm manual gain, ví dụ như manual gain(y). Trong trường hợp sóng mặt tốt hàm gain recovery không thích hợp cho lắm. Thực ra hàm lọc scaled windowgain(x) có thể là sự lựa chọn tốt hơn .
Cần xem xét: Filtering và stacking luôn luôn được thực hiện trên dữ liệu biên độ thật. Tuỳ chọn tracenormalize trong tuỳ chọn plotoptions chỉ là tuỳ chọn đồ thị và không ảnh hưởng đến quá trình lọc chồng chập. Vì vậy, tuỳ chọn tracenormalize trong tuỳ chọn plotoptions phải được huỷ chọn vì nếu không, ảnh hưởng của việc bình thường hoá năng lượng có thể không được điều khiển một cách chính xác.
Bước lọc thứ hai gồm có loại trừ sóng mặt và các sóng không cần thiết khác. Vì mục đích đó có thể phân biệt giữa các bước editing và 2D-filter.
Việc hiệu chỉnh có thể được sử dụng để làm giảm các phần dữ liệu đặc biệt hoặc loại bỏ các đường ghi đơn hoặc dãy các đường ghi.
2D-filters có thể được sử dụng để loại trừ các tín hiệu không cấn thiết. Phép lọc FK-filter có thể là một sự lựa chọn tốt.
Trong phần sau đây mô tả việc sử dụng scaled windowgain(x) và FK-filter.
1. Tải dữ liệu thô mong muốn mà các yếu tố hình học đã được xác định .
2. Vào bước lọc first filter bằng cách sử dụng tuỳ chọn Processing/gain.
3. Cửa sổ Gain window xuất hiện, nhập vào các tham số hoặc tuỳ chọn:
- Kích hoạt tuỳ chọn scaled windowgain(x)
- Nhập vào tham số lọc start window và end window, kích thước cửa sổ phải được chon theo cách sao cho thực hiện đấy đủ việc bình thường hoá năng lượng tốt. Các giá trị mặc định là start window: 0, end window: thời gian của sóng phản xạ chính ở khoảng cách lớn nhất.
- Nhập vào ProcessingLabel cần thiết
- Bắt đầu thực hiện phép lọc start
Dữ liệu đã lọc được vẽ trong cửa sổ thứ hai (phụ thuộc vào việc thiết lập màn hình bên trong tuỳ chọn tuỳ chọn plotoption) Trong khi trong dữ liệu nguyên thuỷ chỉ có các sóng mặt và các sóng đầu có thể nhìn thấy được do sự hiển thị không bình thường hoá dữ liệu đã lọc thể hiện rõ các sóng khúc xạ cho tất cả các khoảng cách và các sóng phản xạ. Bây giờ đóng cửa sổ lọc và phải vào tuỳ chọn File/ChangeSecondToPrimary để sử dụng tập hợp dữ liệu đã lọc cho bước lọc đòi hỏi kế tiếp.
5. Vào bước lọc thứ hai bằng cách sử dụng tuỳ chọn Processing/FK-filter/FKspectrum.
6. Cửa sổ FK-filter/FK-spectrum xuất hiện, nhập vào các thông số hoặc tuỳ chọn sau đấy:
- Kích hoạt tuỳ chọn fk filter-lineparts
- Nhập vào tham số lọc tracenumber (tương ứng với số đường ghi trên một điểm nổ)
- Kích hoạt tuỳ chọn generate fk-spectrum
7. Một cửa sổ mới FK-filter/FK-spectrum xuất hiện. Nhập vào các tham số hoặc tuỳ chọn, ví dụ như:
- Kích hoạt tuỳ chọn velocity range
- Kích hoạt tuỳ chọn bandpass
- Kích hoạt tuỳ chọn Hanning **2
- Nhập vào số 5 cho taper widths
- Nhập vào giá trị cho velocity fan ví dụ như: 1.neg.vel. -2000, 2.neg.vel. -1000000, 1.pos.vel. 1000000 và 2.pos.vel. to 2000. Các giá trị này rất khác nhau tuỳ từng trường hợp. Velocity fan phải được thiết lập sao cho tất cả các dữ liệu không cần thiết bị loại bỏ.
- Nhập vào nhãn (thứ tự) quy trình cần thiết ProcessingLabel
- Bấm nút start để bắt đầu phép lọc fk-filtering.
8. Dữ liệu đã lọc được hiển thị đồ thị trong cửa sổ màn hình thứ hai (phụ thuộc vào việc thiết lập màn hình trong menu tuỳ chọn plotoption). Các sóng mặt cũng như các sóng đầu (sóng khúc xạ) hoàn toàn bị loại trừ. Nếu kết quả đầy đủ các công việc tiền xử lý kết thúc và thực hiện các bước tiếp theo trong mục 4. Nếu không, đôi khi các phép lọc khác hoặc các bước hiệu đính khác phải được thực hiện.
Trong phần này trình bày một ví dụ minh hoạ cho bước tiền xử lý, tuy nhiên đây không phải là quy luật chung cho việc xử lý vì có vô số các vấn đề khác nhau trong các file dữ liệu.
4. Phân tích vận tốc velocity analysis và chồng chập stacking (thực hiện trong module 2D-dataanalysis)
1. Tải load các file dữ liệu đã tiền xử lý.
2. Kích hoạt tuỳ chọn CMP trong module 2D-dataanalysis
3. Nháy chuột vào CMP-sorting/stack
4. Chọn tuỳ chọn phân loại CMP hoặc SHOT
5. Chọn đầu tiên first và cuối cùng last CMP (hoặc điểm nổ SHOT) và gia số increment cho một phân tích vận tốc sẽ được thực hiện (Ví dụ như 10 cho đầu tiên, 80 cho cuối cùng và 10 cho gia số để thực hiện phân tích vận tốc cho 10 điểm CMP khác nhau)
6. Kích hoạt tuỳ chọn velocity analysis
7. Gia số đường ghi trung bình traceincrement cho toàn bộ được yêu cầu. Gia số này được sử dụng cho việc hiển thị đều nhau của CMP hoặc toàn bộ điểm nổ.
8. Menu velocity analysis mở ra với điểm nổ CMP đầu tiên - toàn bộ dữ liệu tương ứng được tải ra. trên phía trái mô hình lớp thực tế được chỉ ra (theo mặc định chỉ có 01 lớp). Trên phía phải CMP(shot) được chỉ ra.
9. Kích hoạt tuỳ chọn semblance or unnormalized corr. cho việc đánh giá đầu tiên mô hình vận tốc.
10. Nhập vào giới bạn vận tốc velocity range và gia số increment và khởi động start việc phân tích mô phỏng. Việc mô phỏng được chỉ ra trong của sổ bổ sung.
11. Đặt chuột trái tại vị trí cần bên trong cửa số phân tích mô phỏng để tạo ra mô hình vận tốc. Mô hình vận tốc bên phía trái tự động được cập nhật.
12. Kích hoạt tuỳ chọn interactive adaptation cho phép tinh chỉnh mô hình . Phần mô tả chi tiết cho công việc này được trình bày trong phần hỗ trợ trực tuyến.
13. Lưu mô hình
14. Nháy chuột vào nút Next để tiến tới điểm nổ CMP kế tiếp.
15. Mô hình vận tốc cuối cùng còn tồn tại và có thể được tinh chỉnh mô hình bằng cách sử dụng tính sửa đổi tương tác hoặc có thể tạo ra một mô hình hoàn toàn mới bằng cách sử dụng sự mô phỏng hoặc hiệu chỉnh không bình thường hoá
16. Lưu lại mô hình vận tốc nhấp vào save
17. Lặp lại bước 14 cho đến bước 16 cho đến khi đạt đến điểm nổ CMP cần thiết cuối cùng.
18. Kích hoạt tuỳ chọn 2D-model
19. Khởi tạo một mô hình mới create a new 2D-model – sau khi đã kích hoạt tuỳ chọn khởi tạo create chương trình sẽ yêu cầu một mô hình vận tốc 1 chiều cần thiết . Chọn các mô hình cần thiết từ hộp thoại mở file (chọn nhiều tập tin sử dụng phím Shift hoặc phím Ctrl) đưa vào tên của mô hình 2D và mô hình 2D nội suy được vẽ vào cửa sổ phía phải.
20. Thoát khỏi menu CMP-velocity analysis bằng cách nhấy chuột vào Exit.
21. Chọn NMO-stack và tải mô hình 2D cần thiết bằng cách sử dụng tuỳ chọn load 2Dmodel.
22. Nhập vào toàn thể lựa chọn cần thiết (ví dụ CMP) và đưa vào giới hạn toàn thể cho việc chồng chập (Ví dụ điểm nổ CMP thứ nhất và cuối cùng và gia số mà nhờ đó sự gia tăng sẽ được thiết lập đến 1) Khởi động việc chồng chất bằng cách sử dụng tuỳ chọn stack. Nhập vào tên file cho dữ liệu chồng chất và và đưa vào gia số đường ghi (một giá trị tính toán trên cơ sở các tiêu đề đường ghi của file dữ liệu nguyên thuỷ đã cho bởi mặc định) . Mặt cắt chồng chập được chứa dưới đường dẫn procdata bằng cách sử dụng quy trình có nhãn 0 và được chỉ trong một cửa sổ bổ sung. Để xem xét mặt cắt chồng chập giá trị mặc định của gia số đường ghi được cho bởi số các đường chồng chập và giới hạn toạ độ. Nếu điều này có nghĩa là các đường ghi không tương đương với sự gia tăng khoảng cách giữa các các đường ghi chồng chập tuần tự thì kết quả rõ ràng là không bằng nhau. Điều này có thể xảy ra ví dụ như nếu khoảng cách các điểm nổ không giống nhau cho toàn bộ các điểm nổ. trong trường hợp này chương trình sẽ cho một thông tin cảnh báo và hỏi xem khoảng cách các đường ghi có tương đương hay không trên cơ sở gia số đường ghi trung bình sẽ được thực hiện từ mặt cắt không tương đương khoảng cách. Nếu quy trình này bị huỷ bỏ mặt cắt chồng chập kết quả không cách đều và phải kích hoạt tuỳ chọn Plot TraceHeaderDistances (chỉ thích hợp cho kiểu wiggle) hoặc phải thực hiện việc chồng chập mặt cắt cách đều sau đó.
23. Bây giờ việc chồng chập kết thúc và có thể quan sát nó và thực hiện một số lệnh trong postprocessing bên trong 2D-dataanalysis . Để thực hiện mục đích đó, huỷ chọn tuỳ chọn CMP và tải mặt cắt chồng chập.
23. Bây giờ stack đã hoàn thành và bạn có thể quan sát và thực hiện một số công tác xử lí với 2D-dataanalysis.
5. Lọc ngược sau cộng
Lọc ngược được đưa vào để làm giảm các phản xạ nhiều lần mà không bị làm yếu đi đáng kể trong bước cộng CMP. Bộ lọc thường được sử dụng là lọc ngược tiên đoán. Thực hiện bước lọc bằng cách tải mặt cắt chồng chập rồi vào menu processing /1D – filter , cửa sổ 1D – filter xuất hiện , trường hợp này bộ lọc khá hiệu quả với các thông số và tùy chọn sau :
Hình 4.29 Cửa sổ 1D – filter.
Chọn phép lọc deconvolution/shap.
Chọn tùy chọn predictive trong hộp deconvolution.
Chọn tùy chọn filter spectrum .
Chọn tùy chọn mean auto .
Autocorr.start : nhập là 0.
Autocorr.end: nhập là 600 do thời gian truyền sóng phản xạ nghiên cứu tối đa chỉ đạt đến 600 ms.
Filter length: thông số này phải nhỏ hơn hoặc bằng thông số autocorr.end. Ở đây nhập là 100.
Lag: giá trị này nhập tùy theo mức độ mạnh yếu của nhiễu nhiều lần. Trường hợp này nhập là 20 (nhiễu yếu). Nếu nhiễu mạnh thì nhập là 12.
Các thông số trên đều có thứ nguyên thời gian là ms.
Nhập processingLabel cần thiết rồi chọn start để bắt đầu phép lọc.
Các nhiễu nhiều lần sau phép lọc bị suy giảm và các phản xạ chính được làm rõ một cách hiệu quả. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh với mặt cắt chưa lọc (hình 4.28). Mặt cắt sau khi lọc được lưu trong PROCDATA với phần mở rộng của tên là .0xT trong đó x là processingLabel của phép lọc.
Hình 4.30 Mặt cắt sau khi lọc ngược tiên đoán.
6. Dịch chuyển (migration)
Lát cắt cộng CMP là gần đúng của lát cắt thực khi cả nguồn và máy thu đều đặt tại điểm CMP , với tia sóng địa chấn quay trở lại chính nó sau khi phản xạ vuông góc từ các mặt phản xạ. Nếu trường hợp mặt phản xạ là nghiêng thì chúng không phản ánh vị trí không gian thực trong lát cắt cộng CMP.
Mục đích của ”dịch chuyển” là đưa các mặt phản xạ có góc nghiêng về vị trí thục của chúng trong không gian (x,t). Sau khi dịch chuyển nếu biết vận tốc trung bình thì ta có được mặt cắt độ sâu thẳng đứng , tức vị trí thực của chúng. Có nhiều phương pháp khác nhau thực hiện dịch chuyển này tuy nhiên ở đây chỉ áp dụng phương pháp sai phân hữu hạn dựa trên mô hình vận tốc 2D.
Để thực hiện dịch chuyển ta tải mặt cắt đã lọc ngược rồi vào menu processing/migration time-depth conversion . Cửa sổ migration xuất hiện, nhập các thông số và tùy chọn như sau :
Chọn tùy chọn FD – migration : dịch chuyển theo phương pháp sai phân hữu hạn.
Chọn tùy chọn CMP – analysis trong hộp 2D – velocity model : có ý nghĩa là dịch chuyển dựa trên mô hình vận tốc 2D.
Nom.frequ. HZ (tần số chủ yếu của sóng phản xạ) : nhập là 100 (có thứ nguyên là Hz).
Start time (thời gian bắt đầu dịch chuyển) : nhập là 0.
End time (thời gian kết thúc dịch chuyển) : nhập là 2000.
Hai thông số này xác định cửa sổ thời gian dịch chuyển và có thứ nguyên là ms.
Hình 4.31 Cửa sổ migration.
Nhập processingLabel cần thiết rồi chọn start để tiến hành. Chương trình sẽ yêu cầu mở mô hình vận tốc 2D cần thiết trong cửa sổ bổ sung và bắt đầu thực hiện dịch chuyển.
Hình 4.32 Mặt cắt sau khi dịch chuyển.
Kết thúc quá trình dịch chuyển ta có mặt cắt gần đúng có thể sử dụng để phân tích và giải đoán thành lát cắt phân lớp thẳng đứng theo chiều sâu. Mặt cắt sau khi dịch chuyển được lưu trong PROCDATA với phần mở rộng của tên là .0xT trong đó x là processingLabel của phép dịch chuyển.
7. Giải đoán mặt cắt thời gian (xác định các ranh giới vận tốc)
Việc giải đoán được thực hiện trong module 2D – data – analysis bằng cách sử dụng tùy chọn pick trong menu analysis. Quá trình được thực hiện gồm các bước cơ bản như sau :
Tải mặt cắt đã dịch chuyển ở trên bằng cách chọn File/Open/procdata. Hộp thoại open sẽ xuất hiện và ta chọn mặt cắt cần phân tích. Lưu ý là tập tin trên được lưu với phần mở rộng là 0xT.
Nhấp chuột chọn nút pick (hay vào menu analysis/pick). Chương trình sẽ mở ra thanh công cụ của pick. Trên thanh công cụ có các tùy chọn và tham số hỗ trợ cho việc nhặt các mặt phản xạ một cách nhanh chóng.
Hình 4.33 Thanh công cụ pick.
Nhấp chuột chọn auto pick , một hộp thoại được mở ra. Hộp thoại này cho phép thiết lập các tùy chọn và thông số để chương trình tự động nhặt theo ý muốn của người sử dụng. Để nhặt mặt phản xạ đầu tiên ta thiết lập như sau :
Object type (loại yếu tố cần nhặt) : chọn continuos reflector (mặt phản xạ liên tục).
Start time ( thời gian bắt đầu nhặt) : do phản xạ đầu tiên đến vào khoảng 100 ms nên chọn là 90.
End time (thời gian kết thúc nhặt) : xung địa chấn phản xạ thường kéo dài khoảng 50 – 70 ms nên nhập khoảng 120 hay 150.
Chọn tùy chọn total distance range (toàn bộ khoảng cách) để việc nhặt được thực hiện hết tuyến.
Hình 4.34 Hộp thoại auto pick
Slope *(độ dốc của mặt phản xạ) : vì giả thiết rằng môi trường phân lớp ngang
nên chọn là 0.
Polarity (chiều phân cực) : chọn pos (chiều dương).
CorrectBox (hộp hiệu chỉnh) : chọn max là hiệu chỉnh về giá trị cực đại.
Sau khi thiết lập phù hợp , nhấp chuột chọn start để bắt đầu nhặt.
Hình 4.35 Kết quả pick hiển thị trên cửa sổ 2D – data-analysis.
Kết quả nhặt được hiển thị lên cửa sổ dữ liệu , chọn close để đóng hộp thoại auto pick.
Nếu kết quả nhặt chưa tốt thì có thể chọn tùy chọn manual pick trên thanh công cụ để sửa các pick đơn lẻ chưa chính xác. Khi có mặt phản xạ tương đối phù hợp chọn nút save để lưu lại. Chương trình sẽ mở một hộp thoại yêu cầu nhập các thông số cho tập tin pick này:
Hình 4.36 Hộp thoại save picks.
FormatGroup (nhóm định dạng) : chọn Reflex Win.
Global code (mã toàn cục) : nhập tùy ý chẳng hạn như trong hình là lớp mặt.
Layer number (số thứ tự lớp) : nhập là 1 ứng với lớp thứ nhất.
Mean (layer) velocity (vận tốc trung bình hay vận tốc lớp) : ở đây do lớp mặt của Thành Phố Hồ Chí Minh có cấu trúc bở rời gắn kết yếu nên vận tốc thấp khoảng 450 m/s do đó nhập thông số này là 450.
Filename (tên tập tin lưu) : nhập tùy ý chẳng hạn như pick1.
Nhấp chuột chọn save để lưu lại.
Sau khi lưu xong nhấp chuột chọn nút reset xóa tất cả các pick hiện tại để chuẩn bị nhặt mặt phản xạ kế tiếp. Có thể pick rất nhiều mặt phản xạ khác nhau tùy theo dữ liệu trong phạm vi 100 tập tin pick của cùng một dữ liệu. Ở đây chỉ xét 4 ranh giới vận tốc (phản xạ) cơ bản là : lớp mặt , lớp nước ngầm , lớp dưới mặt thủy tĩnh và móng đá gốc nên chỉ pick 4 lớp.
Thực hiện công việc tương tự cho các lớp còn lại. Tương ứng : lớp thứ hai thay đổi start time thành 160 ms và end time thành 200 ms ; lớp thứ ba start time là 200 ms , end time là 260 ms ; lớp thứ tư start time là 360 ms , end time là 400 ms khi chọn auto pick (hình 4.37 , 4.38 , 4.39). Khi nhặt xong mỗi lớp cũng lưu lại và thay đổi các thông số trong hộp thoại lưu như sau :
Layer number : thay đổi theo số thứ tự lớp , nhập là 2 ứng với lớp thứ hai ; 3 ứng với lớp thứ ba ; 4 ứng với lớp thứ tư.
Mean (layer) velocity : 1450 m/s ứng với lớp thứ hai xem như là lớp nước ngầm ; 1800 m/s ứng với lớp thứ ba bên dưới mặt thủy tĩnh ; 3500 m/s ứng với lớp thứ tư là móng đá gốc.
Filename : đổi tên tập tin cần lưu ví dụ như : pick2 , pick3 , pick4.
Hình 4.37 Picks của lớp thứ hai.
Hình 4.38 Picks của lớp thứ ba.
Hình 4.39 Picks của lớp thứ tư.
Vậy về cơ bản quá trình xác định các ranh giới vận tốc hoàn tất. Nhấp chuột hủy chọn nút pick để thoát khỏi menu pick chuẩn bị cho bước cuối cùng trình bày mặt cắt phân lớp theo chiều sâu.
8. Trình bày mặt cắt ranh giới vận tốc cơ bản
Việc khởi tạo mặt cắt phân lớp được thực hiện bằng tùy chọn layer-show trong menu analysis gồm các bước :
Tải mặt cắt thời gian đã nhặt ở phần 7 , nhấp chuột chọn nút có biểu tượng hay vào menu analysis chọn tùy chọn layer-show. Chương trình tự động mở thêm thanh công cụ của layer-show.
Hình 4.40 Thanh công cụ của layer-show.
Nhấp chuột chọn nút create để khởi tạo mặt cắt phân lớp. Chương trình mở ra hộp thoại layer-show yêu cầu nhập các thông số và tùy chọn cho mặt cắt. Có nhiều cách để khởi tạo , sau đây trình bày cách khởi tạo mặt cắt từ các lớp đã nhặt trong quá trình giải đoán :
Hình 4.41 Hộp thoại layer-show.
Distance parameters (các tham số theo khoảng cách) : gồm các thông số : Start position (tọa độ điểm đầu) ; End position (tọa độ điểm cuối) ; Increment (gia số) ; các thông số có thứ nguyên là m. Chương trình tự động tải các tọa độ của tập tin mặt cắt đang phân tích. Do chỉ phân tích tuyến đơn nên không thay đổi các thông số này.
Trong hộp input (dữ liệu vào) : chọn tùy chọn mean pick vel. có ý nghĩa là tính toán độ sâu theo vận tốc trung bình của các lớp đã nhặt.
Chọn tùy chọn interpolate layer để chương trình tự động nội suy lớp từ các điểm nhặt rời rạc.
Nhấp chọn nút pick files để mở các tập tin đã nhặt cần thiết , có thể mở nhiều tập tin để kết hợp thành mặt cắt phân lớp.
Filename ( Tên tập tin layer-show được lưu) : Nhập tùy ý ví dụ như phân lớp.
Nhấp chọn start để bắt đầu khởi tạo. Khi hoàn tất nhấp chọn close để đóng hộp thoại layer-show.
Mặt cắt phân lớp sẽ được chương trình thể hiện trong cửa sổ thứ hai bên dưới cửa sổ dữ liệu nhập và tự động được lưu vào thư mục LINEDATA của project đang sử dụng với phần mở rộng là .LAY.
Đến đây việc tạo mặt cắt kết thúc và có thể dùng tùy chọn export trên thanh công cụ để xuất mô hình dưới dạng tập tin trong thư mục ASCII của project hiện tại, tập tin được lưu với phần mở rộng là .MOD. Có thể dùng tùy chọn create report để xuất ra kết quả mặt cắt dưới dạng số liệu. Trong hộp thoại create report có các tùy chọn cho việc kết xuất thường dùng như :
Thicknesses : Bề dày của lớp.
Velocities : Vận tốc trung bình của lớp.
Sau khi chọn lựa các tùy chọn cần báo cáo , nhấp chọn start để tạo. Tập tin báo cáo được lưu trong thư mục ASCII với phần mở rộng là .REP. Tập tin này có thể kiểm tra bằng chương trình Notepad hoặc Microsoft Office.
Hình 4.41 Hộp thoại xuất kết quả.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian tìm hiểu giữa lí thuyết và thực hành, có thể rút ra một số nhận xét như sau.
- Kết quả của khóa luận : Khóa luận đã nghiên cứu, tìm hiểu cách sử dụng phần mềm reflexw và ứng dụng vào thực tế.
- Có khá nhiều thông số tùy chọn phụ thuộc vào điều kiện địa chất, thông tin từ thực địa, kinh nghiệm ảnh hưởng đến kết quả xử lí và phân tích.
- Cần có các thông tin để lựa chọn các phép lọc một cách hợp lí, làm nổi bật các thông số cần quan tâm.
- Đây là tài liệu có thể được sử dụng cho việc ứng dụng vào thực tế, và là tài liệu tham khảo cho các nhà kĩ thuật, cũng như các sinh viên chuyên nghành địa vật lí.
- Tuy nhiên đây là một phần mềm mới, và đa năng, nên việc sử dụng còn phụ thuộc vào kĩ năng, kinh nghiệm của người sử dụng cũng như các thông số ngoài thực địa. Để có được kết quả tốt nhất cần phải đầu tư nghiên cứu và ứng dụng nhiều hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Địa vật lí đại cương _NXB ĐHQG TPHCM _ Nguyễn Đức Tiến .
Giáo trình thăm dò địa chấn. Ts. Đỗ văn lưu
Địa Vật Lý Thăm Dò. Tập III Thăm dò địa chấn. Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp. Tác giả : Phạm Năng Vũ – Lâm Quang Thiệp – Tôn Tích Ai – Nguyễn San – Trần Nho Lâm.
Địa chấn phản xạ nông: một phương pháp hiệu quả để khảo sát mặt cắt địa chất nằm sát mặt đất. Tác giả : Phạm Năng Vũ : Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội; Nguyễn Duy Bình, Tăng Đình Nam : Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Thanh Xuân, Hà Nội
Sandmeier geophysical software – REFLEXW guide.
High Resolution Seismic Reflection Survey at Mud Mountain Dam near Enumclaw, Washington by Richard D. Miller - Joe M. Anderson - David R. Laflen - Brett C. Bennett - Choon B. Park of the Kansas Geological Survey , University of Kansas , Lawrence, Kansas.
Một số trang Web tham khảo
/9_1 Potential Field Methods.htm
reflexw seismic reflection processing software (seismics).html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu, tìm hiểu cách sử dụng phần mềm reflexw và ứng dụng xử lý số liệu địa chấn phản xạ.doc