- Dựa trên cơ sở lý thuyết tính toán ống nhiệt mao dẫn, chúng tôi
đã nghiên cứu phương pháp tính thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt làm
bằng ống nhiệt mao dẫn để làm mát các linh kiện điện tử.
- Trên cơ sở phương pháp tính toán thiết kế vừa thiết lập, chúng
tôi xây dựng phần mềm tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt làm
bằng ống nhiệt mao dẫn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra
công suất hoặc thiết kế các thiết bị trao đổi nhiệt làm bằng ống nhiệt
mao dẫn để làm mát các linh kiện điện tử.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy cho chuyên ngành Nhiệt và làm cơ sở để
phát triển giải quyết các bài toán thực tế trong công nghiệp.
26 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3592 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tính chất nhiệt của ống nhiệt mao dẫn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THÀNH SƠN
NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT NHIỆT
CỦA ỐNG NHIỆT MAO DẪN
Chuyên ngành : Cơng Nghệ Nhiệt
Mã số : 60.52.80
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng – Năm 2011
-2-
Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN VANG
Phản biện 1: ……………………………………
Phản biện 2: ……………………………………
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật Đại học Đà Nẵng vào ngày …
tháng … năm 2011.
Cĩ thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thơng tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
-3-
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ống nhiệt là một phần tử truyền nhiệt kiểu mới cĩ khả năng
truyền nhiệt đi lớn hơn nhiều lần so với các phần tử truyền nhiệt
thơng thường. Trong các loại ống nhiệt thì hiện nay trên thế giới loại
ống nhiệt mao dẫn đang được nghiên cứu và triển khai ứng dụng một
cách mạnh mẽ, hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như: hàng khơng vũ
trụ, điều hịa khơng khí, làm mát động cơ ơtơ, làm mát trong ngành
điện-điện tử, tận dụng năng lượng mặt trời, nhiệt thải của các ngành
cơng nghiệp hĩa chất, luyện kim, trong thiết bị sấy, trong các ngành
chế biến thực phẩm vv…
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, mặc dù trong sản xuất đã cĩ một
số rất ít xí nghiệp, nhà máy sử dụng sản phẩm ứng dụng cơng nghệ
ống nhiệt mao dẫn được nhập khẩu từ nước ngồi. Nhưng việc
nghiên cứu về ống nhiệt mao dẫn mới chỉ là những bước đi đầu tiên
tại các trường đại học, nghiên cứu về mặt lý thuyết cũng như triển
khai ứng dụng của ống nhiệt mao dẫn cịn ít. Đứng trước tình hình
tốc độ phát triển của các ngành cơng nghiệp diễn ra rất nhanh và nhu
cầu về tiết kiệm năng lượng ngày càng được chú trọng thì việc
nghiên cứu về ống nhiệt mao dẫn là hết sức cần thiết.
Chính vì vậy, để gĩp phần phổ biến kiến thức khoa học và thúc
đẩy việc nguyên cứu về ống nhiệt mao dẫn tại Việt Nam, chúng tơi
chọn đề tài: “Nghiên cứu tính chất nhiệt của ống nhiệt mao dẫn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp tính tốn thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt
làm bằng ống nhiệt mao dẫn dùng để làm mát các linh kiện điện tử
và tiến hành xây phần mềm nhằm giúp các nhà kỹ thuật thiết kế hoặc
kiểm tra cơng suất các thiết bị trao đổi nhiệt làm bằng ống mao dẫn
-4-
một cách nhanh chĩng và chính xác.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về lĩnh vực ống nhiệt mao dẫn nĩi
chung, cũng như tổng quan về nghiên cứu lý thuyết tính chất nhiệt
của ống nhiệt mao dẫn nĩi riêng.
- Nghiên cứu tính chất nhiệt của ống nhiệt mao dẫn:
+ Nghiên cứu các thơng số của bấc mao dẫn.
+ Nghiên cứu sự phụ thuộc của cơng suất nhiệt Q của ống nhiệt
mao dẫn vào độ chênh nhiệt độ phần sơi và phần ngưng ∆t để tìm
cơng thức tính cơng suất nhiệt cho ống nhiệt mao dẫn.
+ Nghiên cứu cơng suất nhiệt tới hạn của ống nhiệt mao dẫn.
+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới cơng suất nhiệt của
ống nhiệt mao dẫn.
- Từ đĩ tính tốn thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt làm bằng ống
nhiệt mao dẫn.
- Trên cơ sở tính tốn thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt làm bằng ống
nhiệt mao dẫn vừa thiết lập, chúng tơi xây dựng phần mềm tính tốn
thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt làm bằng ống nhiệt mao dẫn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tơi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
5. Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra phương pháp tính tốn thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt làm
bằng ống nhiệt mao dẫn để gĩp phần phổ biến kiến thức khoa học và
thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng ống nhiệt mao dẫn vào điều kiện
thực tế ở Việt Nam.
6. Bố cục luận văn
Ngồi phần mục lục và phụ lục; luận văn gồm cĩ:
Mở đầu.
-5-
Chương 1 : Tổng quan về ống nhiệt mao dẫn.
Chương 2 : Cơ sở lý thuyết tính tốn ống nhiệt mao dẫn.
Chương 3 : Phương pháp tính tốn thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt
làm bằng ống nhiệt mao dẫn.
Chương 4 : Xây dựng phần mềm tính tốn thiết kế thiết bị trao
đổi nhiệt làm bằng ống nhiệt mao dẫn.
Kết luận và hướng phát triển đề tài.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ỐNG NHIỆT MAO DẪN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ ỐNG NHIỆT MAO DẪN
1.1.1. Nguyên lý hoạt động của ống nhiệt mao dẫn
1.1.2. Ưu điểm của ống nhiệt mao dẫn
1.1.3. Ứng dụng của ống nhiệt mao dẫn
1.1.4. Lịch sử phát triển ống nhiệt mao dẫn
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỐNG NHIỆT MAO DẪN
Hiện nay, trên nhiều lĩnh vực cơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ ống
nhiệt mao dẫn đều quan tâm đến vấn đề làm sao gia tăng được cơng
suất nhiệt của ống nhiệt mao dẫn.
Muốn nâng cao cơng suất nhiệt của ống nhiệt mao dẫn cần phải
xác định được bán kính lỗ mao dẫn hiệu dụng của bấc. Và trước đây
thì cĩ các phương pháp của Adkins [4], [5], Gupta [24], Bichenkov
[8]. Nhưng gần đây, Pramod Chamarthy [33] đã tiến hành phương
pháp mới sử dụng đèn cực tím và máy quay phim cĩ tấm lọc tia cực
tím để theo dõi chất lỏng cĩ thuốc nhuộm huỳnh quang bay hơi qua
cấu trúc bấc, sau đĩ sử dụng thuật tốn xử lý và thiết lập cơng thức
quan hệ giữa lượng bay hơi của thuốc nhuộm huỳnh quang theo thời
gian, rồi từ đĩ xác định được đường kính trung bình của lỗ mao dẫn.
-6-
Để tận dụng được đặc tuyệt vời của nước so với các mơi chất khác
nhằm nâng cao cơng suất nhiệt (đối với nguồn phát nhiệt cĩ nhiệt độ
trên 150oC), Sarraf và Anderson [24] đã nghiên cứu vật liệu làm vỏ,
bấc mới thay thế cho đồng, đĩ là Titanium và Monel (loại vật liệu cĩ
độ bền cao). Đồng thời để tận dụng ưu điểm của cấu trúc bấc dạng
rãnh, Anderson [14] đã nghiên cứu phát triển phương pháp gia cơng
chế tạo ống nhiệt mao dẫn cĩ bấc rãnh đối với vật liệu Titanium,
Monel; cụ thể với ống nhiệt mao dẫn cĩ dài 1,2 m và đường kính
ngồi 1,27 cm thì cĩ khả năng tải lượng nhiệt 300 400W tại nhiệt
độ làm việc từ 425 475K, cĩ thời gian làm việc từ 4000 9000
giờ được sử dụng để truyền tải nhiệt thải từ quá trình chuyển hố
nhiệt thành điện trong nhà máy điện hạt nhân.
Và hiện nay, các nhà khoa học quan tâm đến một loại mơi chất
mới, đĩ là chất lỏng nano - loại chất lỏng truyền nhiệt kiểu mới với
những hạt nano cĩ khả năng phân tán một cách ổn định và đồng đều
nên làm tăng khả năng dẫn nhiệt, chính vì đặc tính chưa từng thấy đĩ
mà một số nhà nghiên cứu Chien [38], Wei [62], Kang [57], Yang
[63] đã sử dụng chất lỏng nano làm mơi chất làm việc cho ống nhiệt
mao dẫn để tăng cơng suất nhiệt cho ống nhiệt mao dẫn. Mặt khác,
các tác giả Tsai [20], Chen [60] tiến hành nghiên cứu đối với ống
nhiệt mao dẫn cĩ cấu trúc bấc lưới và đều đưa ra kết luận nhiệt trở
của ống nhiệt mao dẫn khi dùng chất lỏng nano giảm hơn nhiều so
với khi dùng nước làm mơi chất làm việc.
Gần đây nhất, các tác giả [45], [48], [49] đã đưa ra phương pháp
tính tốn xác định cơng suất nhiệt của ống nhiệt mao dẫn khi sử dụng
chất lỏng nano (thường dùng các hạt nano Al2O3, CuO, TiO2) làm
mơi chất làm việc, và họ đã chỉ ra rằng để nâng cơng suất nhiệt của
ống nhiệt mao dẫn lên lớn nhất thì cần phải nạp một lượng hạt nano
-7-
tối ưu, và kích thước hạt nano càng nhỏ thì tác động càng rõ đến
nhiệt trở của ống nhiệt mao dẫn. Và theo tác giả [46] thì với ống
nhiệt mao dẫn (đường kính ngồi 4 mm, chiều dày 1 mm, chiều dài
300 mm) cĩ cấu trúc bấc lưới trịn (đường kính sợi 50 µm và 7874
sợi/m) sử dụng chất lỏng nano gồm nước và các hạt nano Al2O3 cĩ tỷ
lệ thể tích 3,0% thì đạt cơng suất nhiệt lớn nhất (cao hơn xấp xỉ 65%
so với khi dùng nước).
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TỐN ỐNG NHIỆT MAO DẪN
2.1. CẤU TẠO ỐNG NHIỆT MAO DẪN
2.1.1. Mơi chất nạp vào ống nhiệt mao dẫn
2.1.1.1. Các yêu cầu cơ bản của mơi chất nạp vào ống nhiệt
mao dẫn
2.1.1.2. Các loại mơi chất nạp ống nhiệt mao dẫn
2.1.1.3. Tính phù hợp
Tính phù hợp là sự tác dụng tương hỗ giữa mơi chất nạp và vật
liệu làm ống, làm bấc. Nĩ là một đặc tính quan trọng cơ bản liên
quan đến việc lựa chọn mơi chất, bấc và vỏ của ống nhiệt mao dẫn.
2.1.1.4. Hệ số đặc trưng M của ống nhiệt mao dẫn
Trong ống nhiệt mao dẫn, hệ số đặc trưng M thể hiện tính chất
vật lý của mơi chất nạp, mơi chất nào cĩ giá trị M lớn sẽ cho cơng
suất nhiệt lớn. Theo [2], hệ số đặc trưng M được xác định theo cơng
thức:
l
ll rM
µ
σρ ..
= (2.1)
2.1.2. Cấu trúc bấc
2.1.2.1. Cấu trúc bấc đồng nhất (Homogeneous structures)
a) Cấu trúc bấc lưới (Mesh/Screen)
-8-
b) Cấu trúc bấc thiêu kết (Sintered metal power)
c) Cấu trúc bấc rãnh (Grooves)
d) Cấu trúc bấc hình vành khuyên hở (Open annulus)
e) Cấu trúc bấc tích hợp với động mạch chính (Integral Artery)
2.1.2.2. Cấu trúc bấc hỗn hợp (Composite wicks)
a) Cấu trúc bấc kết hợp nhiều lưới (Composite Screen)
b) Cấu trúc bấc lưới bao phủ rãnh (Screen covered grooves)
c) Cấu trúc bấc động mạch xoắn ốc (Spiral artery)
d) Cấu trúc bấc một rãnh (Monogroove)
2.1.3. Vỏ ống nhiệt mao dẫn
2.2. TÍNH TỐN ỐNG NHIỆT MAO DẪN
2.2.1. Tính trở kháng thuỷ lực
Mơi chất tuần hồn ổn định trong ống nhiệt mao dẫn là nhờ áp
suất mao dẫn của cấu trúc bấc. Vì vậy, để ống nhiệt mao dẫn làm
việc bình thường thì thỏa mãn điều kiện:
∆Pcap,max ≥ ∆Pl + ∆Ph + ∆Pe,δ + ∆Pc,δ + ∆Pg (2.2)
Và thơng thường ∆Pe,δ và ∆Pc,δ khơng đáng kể nên ta cĩ thể viết
lại như sau:
∆Pcap,max ≥ ∆Pl + ∆Ph + ∆Pg (2.3)
2.2.1.1. Áp suất mao dẫn lớn nhất ∆Pcap,max do bấc tạo ra trong
ống nhiệt mao dẫn
eff
l
cap
r
P
σ.2
max, =∆ (2.6)
Trong đĩ : reff - bán kính lỗ mao dẫn hiệu dụng (m).
2.2.1.2. Tổn thất áp suất của dịng chất lỏng ngưng ∆Pl
- Đối với lưới, thiêu kết (theo cơng thức (2.32), [25]):
wl
effl
l AK
mL
P
..
..
ρ
µ
=∆ (2.7)
-9-
- Đối với cấu trúc rãnh (theo cơng thức (2.34), [25]):
rNd
LQ
P
ltd
effl
l
.'..
2
1
.
...8
4
ρpi
µ
=∆ (2.8)
- Đối với cấu trúc bấc hỗn hợp (cơng thức (2.35), [25]):
rr
LQ
P
lh
effl
l
...
...6
3 ρϖpi
µ
=∆ (2.9)
2.2.1.3. Tổn thất áp suất của dịng hơi ∆Ph
∆Ph = ∆Phs + ∆Pha + ∆Phn
++=
22
.
..
..8
4
n
a
s
hh
h LL
L
r
m
ρpi
µ
(2.10)
2.2.1.4. Tổn thất áp suất do lực trọng trường ∆Pg
∆Pg = ρ1.g.L.sinΦ (2.11)
2.2.2. Hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng của bấc
Khi coi truyền nhiệt qua bấc ở phần sơi và phần ngưng của ống
nhiệt mao dẫn chỉ là dẫn nhiệt, ta đưa khái niệm hệ số dẫn nhiệt hiệu
dụng của bấc λeff. Và nếu gọi λl là hệ số dẫn nhiệt của chất lỏng (mơi
chất làm việc), λr là hệ số dẫn nhiệt của phần chất rắn (vật liệu làm
bấc) và ε là độ rỗng của bấc thì khi đĩ cĩ hai trường hợp dẫn nhiệt
qua 2 pha (pha rắn, pha lỏng) :
- Trường hợp song song: là trường hợp bấc và mơi chất ảnh
hưởng song song với nhau. Khi đĩ hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng của bấc
xác định theo cơng thức sau (theo cơng thức (4.30), [2]):
λeff = (1 - ε) λr + ε. λl (2.12)
- Trường hợp nối tiếp: Hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng của bấc xác
định theo cơng thức (4.31), [2]:
( )ελλε
λλλ
−+
=
1..
.
lr
rl
eff (2.13)
2.2.2.1. Hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng của bấc lưới
-10-
2.2.2.2. Hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng của bấc thiêu kết bột kim loại
2.2.2.3. Hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng của bấc rãnh
2.2.2.4. Hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng của bấc vành khuyên hở
2.2.2.5. Hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng của bấc lưới bao phủ rãnh
2.2.2.6. Hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng của bấc thiêu kết sợi kim loại
2.2.3. Tính cơng suất nhiệt của ống nhiệt mao dẫn
2.2.3.1. Cơng suất nhiệt tồn bộ
Cơng suất nhiệt tồn bộ của ống nhiệt mao dẫn Q [W] theo [25]
được xác định theo độ chênh nhiệt độ tồn bộ ∆t và tổng nhiệt trở R.
s
wzwz
RRRRRRRRRR
tt
R
tt
R
tQ
+++++++++
−
=
−
=
∆
=
987654321
(2.31)
Với: tz , tw – nhiệt độ của nguồn nhiệt đốt nĩng và làm mát, [oC].
R1, R2, R3, R4, R5, R6, R7, R8, R9 , Rs – các thành phần nhiệt trở
của ống nhiệt mao dẫn, [oC/W].
2.2.3.2. Cơng suất nhiệt trong
Theo các tác giả [2], [13] thì nhiệt trở chuyển pha R4, R6 và R5 cĩ
giá trị rất nhỏ so với các thành phần cịn lại nên cĩ thể coi chúng
bằng 0. Vì vậy, ta cĩ biểu thức tính cơng suất nhiệt trong như sau:
73 RR
ttQ inisi +
−
= (2.46)
Từ đây ta cĩ nhận xét như sau: cơng suất nhiệt trong của ống
nhiệt mao dẫn khi cĩ hiệu số nhiệt độ trong ống nhiệt mao dẫn ∆ti =
tis - tin cĩ giá trị nhỏ thì phụ thuộc vào độ chênh lệch nhiệt độ bề mặt
trong giữa phần sơi và phần ngưng, phụ thuộc vào tính chất vật lý,
kích thước, hình dạng của bấc mao dẫn và tính chất vật lý của mơi
chất nạp. Ngồi ra, khi ở chế độ nhiệt ổn định thì Q = Qi (cơng suất
nhiệt tồn bộ bằng cơng suất nhiệt trong của ống nhiệt mao dẫn).
-11-
2.2.4. Các cơng suất nhiệt giới hạn của ống nhiệt mao dẫn
Cơng suất nhiệt giới hạn của ống nhiệt là giá trị cơng suất nhiệt
lớn nhất của ống nhiệt cĩ thể đạt được. Đối với ống nhiệt mao dẫn
thì cĩ 5 loại cơng suất nhiệt giới hạn :
2.2.4.1. Giới hạn âm thanh
Giới hạn âm thanh được xác định theo cơng thức (4.76), [2]:
hhha prAQ ....474,0max, ρ= (2.47)
2.2.4.2. Giới hạn lơi cuốn
Giới hạn lơi cuốn được xác định theo cơng thức (4.78), [2]:
z
r
AQ lhhlc
σρpi ....2
.
2
max, = (2.49)
2.2.4.3. Giới hạn mao dẫn
Giới hạn mao dẫn được tính theo cơng thức (2.99), [25]:
−= φ
σ
ρ
µ
σρ
sin.
..2
.
.
.
..
max,
l
effl
effeff
w
l
ll
cap
Lg
rL
AKrQ
−= φ
σ
ρ
sin.
..2
.
.
.
l
effl
effeff
w
Lg
rL
AK
M (2.50)
2.2.4.4. Giới hạn độ nhớt của mơi chất
Trong [25], Busse (1973) thì giới hạn độ nhớt của mơi chất được
xác định theo cơng thức :
effh
hhhh
dn L
AprrQ
..16
....
max, µ
ρ
= (2.51)
2.2.4.5. Giới hạn sơi
Giới hạn sơi được xác định theo cơng thức (4.80), [2]:
∆−=
max,max,
2
.
ln..
...2
cap
n
l
h
i
h
heffs
s
P
r
r
r
r
TLQ σ
ρ
λpi
(2.53)
-12-
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơng suất nhiệt của ống nhiệt
mao dẫn
2.2.5.1. Ảnh hưởng của cấu trúc bấc
Theo [41] đã xét sự ảnh hưởng của loại cấu trúc bấc đối với ống
nhiệt mao dẫn cĩ cơng suất nhiệt Q = 10W, đường kính Φ = 3mm
trong 2 trường hợp đặt theo hướng đứng (phần ngưng đặt trên phần
sơi) và theo hướng nằm ngang.
Qua hình 2.23 và 2.24, ta thấy rằng ống nhiệt mao dẫn cĩ cấu trúc
bấc rãnh nĩ làm việc tốt nhất trong điều kiện đặt đứng theo hướng
trọng trường (phần ngưng đặt trên phần sơi). Cịn khi ống nhiệt đặt
nằm ngang thì cấu trúc bấc loại thiêu kết làm làm việc tốt nhất.
2.2.5.2. Ảnh hưởng của kích thước hình học của ống nhiệt
mao dẫn
Tốc độ chuyển động của hơi từ phần sơi đến phần ngưng bị ảnh
hưởng bởi độ chênh lệch áp suất hơi giữa 2 phần đĩ. Và nĩ cũng bị
ảnh hưởng bởi đường kính và chiều dài của ống nhiệt mao dẫn. Vì
vậy, khi thiết kế ống nhiệt mao dẫn cần tính đến kích thước hình học
của ống nhiệt mao dẫn.
Theo [41] đã xét sự ảnh hưởng kích thước hình học của ống nhiệt
mao dẫn làm bằng vật liệu đồng, cấu trúc bấc rãnh, mơi chất là nước.
N
hi
ệ
t t
rở
(o C
/W
)
Hình 2.23 – Trường hợp đặt
ống nằm ngang
Hình 2.24 – Trường hợp đặt ống
đứng theo hướng trọng trường
Chiều dài (mm) Chiều dài (mm)
rãnh
sợi xoắn ốc
lưới
thiêu kết bột
kim loại
rãnh
sợi xoắn ốc
lưới
thiêu kết
-13-
Qua hình 2.25 ta thấy đường kính của ống càng lớn thì cơng suất
nhiệt càng lớn. Cịn ở hình 2.26 ta thấy ống nhiệt mao dẫn cĩ chiều
dài lớn hơn sẽ cĩ cơng suất truyền tải nhiệt nhỏ hơn và ngược lại.
Ngồi ra, khi làm việc ở nhiệt độ cao hơn thì cơng suất nhiệt lớn hơn.
2.2.5.3. Ảnh hưởng của gĩc nghiêng Φ
Nhiều nhà nghiên cứu thấy rằng, ứng với mỗi mơi chất nạp, cấu
trúc bấc thì đều cĩ giá trị gĩc nghiêng tối ưu Φtư để cơng suất nhiệt
của ống nhiệt mao dẫn lớn nhất.
Theo [41] đối với ống nhiệt mao dẫn cĩ cấu trúc bấc rãnh làm
bằng vật liệu đồng, mơi chất nạp là nước thì làm việc ở gĩc nghiêng
tối ưu Φtư = -70o (ống đặt cùng hướng trọng trường). Và nĩ cũng làm
việc được khi gĩc nghiêng Φ = 0o (ống đặt nằm ngang).
Theo [3] đối với ống nhiệt mao dẫn cĩ di = 30 mm, l = 0,5 m, cấu
trúc bấc lưới gồm 3 lớp lưới bằng thép khơng rĩ cĩ số mesh N = 68
và mơi chất nạp là nước, với lượng nạp ξ = 45%, nhiệt độ hơi 50oC,
70oC, gĩc nghiêng thay đổi từ -10o -60o. Kết quả thí nghiệm cĩ
được gĩc nghiêng Φtu = -15o -30o và ống nhiệt mao dẫn hoạt động
khá tốt ở Φ = 0o nhưng ống sẽ khơng hoạt động được khi gĩc
nghiêng Φ > 10o (ngược hướng trọng trường).
Hình 2.26 – Sự ảnh hưởng của l đối
với Qmax của ống nhiệt mao dẫn
Nhiệt độ làm việc (oC)
Q m
ax
.
l ef
f
(W
.
m
)
Gĩc nghiêng: 0o
Vật liệu: Đồng
Mơi chất: Nước
Bấc rãnh
Hình 2.25 – Sự ảnh hưởng của d đối
với Qmax của ống nhiệt mao dẫn
Nhiệt độ làm việc (oC)
Q m
ax
(W
)
-14-
2.2.5.4. Ảnh hưởng của lượng mơi chất nạp
Theo [3] ở gĩc nghiêng Φ = 0o ở hai giá trị nhiệt độ hơi trong
ống th = 50oC và 70oC, ở lượng nạp thay đổi từ ξ = 30% 70%. Kết
quả cho thấy ở đây tồn tại giá trị lượng nạp tối ưu ξtu ứng với nĩ
cơng suất nhiệt đạt giá trị lớn nhất. Giá trị nạp tối ưu ở đây là 40%
50% (giá trị lớn ở nhiệt độ hơi lớn và ngược lại). Khi nạp chất lỏng
nhỏ hơn hoặc lớn hơn đều dẫn tới sự giảm cơng suất nhiệt.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU TÍNH TỐN THIẾT KẾ THIẾT BỊ
TRAO ĐỔI NHIỆT LÀM BẰNG ỐNG NHIỆT MAO DẪN
Trong luận văn, chúng tơi nghiên cứu tính thiết kế thiết bị trao đổi
nhiệt làm bằng ống nhiệt mao dẫn để làm mát các linh kiện điện tử.
3.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH
Thiết bị trao đổi nhiệt làm bằng ống nhiệt mao dẫn (TBTĐN-
ONMD) (hình 3.1) cĩ phần nhận nhiệt gắn với bề mặt phát nhiệt của
linh kiện điện tử thơng qua tấm lắp ráp, phần giải nhiệt cĩ làm cánh
bên ngồi, bề mặt trong của ống cĩ gắn bấc, bên trong cĩ nạp mơi
chất. Nhiệt độ bề mặt linh kiện điện tử gắn với tấm lắp ráp cĩ nhiệt
độ tz, khơng khí lạnh bên ngồi cĩ nhiệt độ tw (tw < tz) được quạt giải
nhiệt thổi với lưu lượng Vkk qua phần giải nhiệt. Để thiết kế được
TBTĐN-ONMD trên thì cần xác định cơng suất tồn bộ Q của một
ống nhiệt mao dẫn và số ống nhiệt mao dẫn nống cĩ trong thiết bị.
Hình 3.1 – Thiết bị trao đổi nhiệt làm bằng ống nhiệt mao dẫn
-15-
Hình 3.2 – Sơ đồ tính tốn thiết kế thiết bị trao đổi
nhiệt làm bằng ống nhiệt mao dẫn
Đ
Xác đinh số lượng ống nhiệt mao dẫn trong thiết bị
trao đổi nhiệt và cấu trúc thiết bị
S
Thơng số thiết kế:
- Các thơng số của linh kiện điện tử và quạt
- Nhiệt độ mơi trường
- Yêu cầu khơng gian lắp đặt
- Độ phức tạp
Chọn loại vật liệu làm vỏ:
- Phù hợp với chất lỏng làm việc
- Phù hợp với mơi trường xung quanh
Chọn loại mơi chất làm việc:
- Hệ số đặc trưng M
- Khoảng nhiệt độ làm việc
- Những yêu cầu khác
Chọn loại bấc, kích thước bấc và vật liệu làm bấc:
- Cột áp mao dẫn yêu cầu
- Vật liệu làm bấc phù hợp với vỏ và mơi chất
Tính tốn các cơng suất giới hạn Qmax:
- Giới hạn bấc
- Giới hạn lơi cuốn
- Giới hạn sơi
Qmax > Q ?
Xác định các nhiệt trở, sau đĩ tính cơng suất
nhiệt của 1 ống nhiệt mao dẫn Q
Kích thước TBTĐN cĩ
phù hợp khơng ?
Lựa chọn thiết kế về nhiệt, cơ khí và các phương án kiểm
tra để đảm bảo tối ưu (lựa chọn phương pháp chế tạo)
S
Đ
-16-
Hình 3.3 – Mơđun IGBT
của hãng MITSUBISHI
3.2. THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT LÀM BẰNG
ỐNG NHIỆT MAO DẪN
Trong luận văn này, chúng tơi tính thiết
kế TBTĐN-ONMD để làm mát các mơđun
IBGT (insulated gate bipolar transistor -
transistor cĩ cực điều khiển cách ly).
3.2.1. Thơng số thiết kế
- Các thơng số linh kiện điện tử IBGT :
nhiệt độ cực đại cho phép tjmax, nhiệt lượng phát sinh QIBGT, nhiệt trở
từ tiếp giáp bán dẫn đến vỏ Rth(j-c), chiều dài aIBGT, chiều rộng bIBGT
và cách bố trí k1 hàng, k2 cột trên tấm lắp ráp của các IBGT.
Khi đĩ: nhiệt độ tz = tjmax – QIBGT.Rth(j-c) và cơng suất của bộ trao
đổi nhiệt làm bằng ống nhiệt mao dẫn : Qhi = k1.k2.QIBGT , [W].
- Thơng số của quạt giải nhiệt: chiều dài quạt aq , chiều rộng quạt
bq , lưu lượng Vkk và số lượng quạt kq.
Khi đĩ : nhiệt độ
2
21 kkkk
kkw
tt
tt
+
== , [oC].
Với : tkk1 là nhiệt độ của khơng khí ngồi trời vào TBTĐN-ONMD.
pkkkkkk
IBGT
kkkk CV
Q
tt
..
12 ρ
+= là nhiệt độ của khơng khí ra
TBTĐN-ONMD.
- Yêu cầu khơng gian lắp đặt : chiều dài phần đoạn nhiệt La và
gĩc nghiêng Φ.
- Ở phần nhận nhiệt của TBTĐN-ONMD do tấm lắp ráp làm
bằng vật liệu nhơm cĩ hệ số dẫn nhiệt λt lớn và ống nằm trong tấm
lắp ráp nên cĩ thể xem phân bố nhiệt độ xung quanh ống đồng đều.
Và thơng số bước ống ngang s1 [m] được chọn trên cơ sở đảm bảo
điều kiện áp dụng cơng thức (3.35) theo [56] thì 8,314,20 1 ≤≤ s mm.
-17-
Hình 3.6 – Phần giải nhiệt của bộ trao đổi
nhiệt làm bằng ống nhiệt mao dẫn
de
tc
zc
s1
2
2s
2
1s
- Ở phần giải nhiệt của TBTĐN-ONMD cĩ các thơng số : bước ống
dọc s2 [m], chiều dày của cánh tản nhiệt tc [m], khoảng cách 2 cánh
kế tiếp zc [m] được chọn trên cơ sở đảm bảo điều kiện áp dụng cơng
thức (3.35), theo [56] thì 7,81 ≤+≤
cc
zδ mm, và 327,12 2 ≤≤ s mm.
3.2.2. Chọn mơi chất nạp
Ứng với khoảng nhiệt độ làm việc 30 150oC thì nước là mơi
chất cĩ đặt tính nhiệt tốt nhất nên nĩ được chọn là mơi chất làm việc.
3.2.3. Chọn vật liệu làm vỏ ống, cánh tản nhiệt và tấm lắp ráp
Vì đồng là loại vật liệu cĩ khả năng dẫn nhiệt tốt nhất, dễ gia
cơng chế tạo ống nhiệt mao dẫn nên đồng được chọn là vật liệu làm
Hình 3.5 – Mặt cắt tại phần nhận nhiệt
de ,di , λ
δt , λt
δw , λw
tz
2
1s
s1
2
1s
-18-
vỏ của ống nhiệt mao dẫn trong thiết bị trao đổi nhiệt cần thiết kế.
Tuy nhiên, việc chọn kích thước đường kính ngồi de của ống đồng
thì cần phải đảm bảo điều kiện áp dụng cơng thức (3.35), theo [56]
thì 6,13.29,6 ≤+≤ ced δ mm (với δc là chiều dày cánh tản nhiệt).
Để đảm bảo hiệu quả trao đổi nhiệt, gia cơng và tính hiệu quả
kinh tế thì cánh tản nhiệt ở phần ngưng làm bằng đồng và tấm lắp ráp
để gắn linh kiện điện tử ở phần sơi được làm bằng vật liệu nhơm.
3.2.4. Chọn loại bấc, vật liệu làm bấc và kích thước bấc mao dẫn
Để đảm bảo cơng suất nhiệt của bộ trao đổi nhiệt thì cấu trúc bấc
kết hợp nhiều lưới và cấu trúc bấc lưới bao phủ rãnh được sử dụng
để làm bấc cho ống nhiệt mao dẫn bởi vì chúng là loại cấu trúc bấc
đơn giản và dễ chế tạo nhất. Và vật liệu đồng, niken thường được
chọn làm lưới vì cĩ hệ số dẫn nhiệt lớn và dễ chế tạo thành lưới cĩ
hệ số mesh (số mắt lưới trên chiều dài 1 in tức là 25,4 mm) lớn.
Việc chọn kích thước bấc mao dẫn phải đảm bảo sao cho các
thơng số của bấc : bán kính lỗ mao dẫn hiệu dụng reff, độ rỗng ε, độ
thẩm thấu K và hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng λeff hợp lý, tức là đảm bảo
cơng suất nhiệt của TBTĐN-ONMD cần thiết kế.
3.2.5. Tính cơng suất nhiệt của một ống nhiệt mao dẫn
Để xác định được cơng suất nhiệt Q, cần giải hệ phương trình:
( ) ( )739821 RRRRRR
tt
RR
tt
R
tQ wz
iE
wz
+++++
−
=
+
−
=
∆
= (3.15)
( I ) ( ) ( )[ ]
22
2198 RRRRQttt wzh
+−+
+
+
= (3.16)
+=
nsieff
w
i LLd
R 11.
..piλ
δ
(3.17)
Ở đây theo các cơng thức sổ tay kỹ thuật nhiệt ta cĩ thể dễ dàng
xác định được các nhiệt trở ngồi R1, R2, R8, R9 nhưng các nhiệt trở
-19-
trong R3, R7 thì chưa xác định được do phụ thuộc hệ số dẫn nhiệt
hiệu dụng λeff (một đại lượng chưa biết vì phụ thuộc vào nhiệt độ th).
Vì vậy, để xác định Q chúng tơi sử dụng phương pháp lặp để giải hệ
phương trình (I) và quá trình lặp cĩ thể tĩm tắt như sau:
- Bước 1 : Cho giá trị tổng nhiệt trở trong Ri = R3 + R7 = 0.
- Bước 2 : Xác định R1, R2, R8, R9; rồi từ (3.15) tính được Q (Q’).
- Bước 3 : Thay Q vào (3.16) tính được nhiệt độ hơi nước th.
- Bước 4 : Từ giá trị th đã tính, tra bảng thơng số vật lý của nước
để xác định được hệ số dẫn nhiệt của nước λl. Rồi sau đĩ tính hệ số
dẫn nhiệt hiệu dụng λeff theo cơng thức (3.10) hoặc (2.28).
- Bước 5 : Thay giá trị λeff đã tính vào (3.17) tính lại được Ri.
- Bước 6 : Từ Ri (của bước 5) tính lại giá trị Q (Q”) theo cơng
thức (3.15).
- Bước 7: Tính sai số
'
"1 Q
Q
−=ε . Rồi so sánh ε với [ε] = 0,01%.
+ Nếu ε ≤ [ε] → chấp nhận th, λeff và giá trị cơng suất nhiệt Q.
+ Nếu ε > [ε] → lặp lại các bước từ 3 7 với giá trị Q (ở
cơng thức (3.16)) bằng Q” .
* Tính các thành phần nhiệt trở
- Để đơn giản tính tốn, giả thiết rằng phần tấm lắp ráp bao
quanh bên ngồi ống nhiệt mao dẫn là cĩ dạng hình trụ với chiều dày
vách trụ tương đương :
2
1 e
tđ
ds −
=δ , [m] (3.18)
Như vậy nhiệt trở dẫn nhiệt qua tấm lắp ráp:
+
=
e
tđe
st d
d
L
R δλpi ln....2
1
1 , [oC/W] (3.19)
- Nhiệt trở dẫn nhiệt qua vách ống ở phần sơi:
=
i
e
s
d
d
L
R ln.
...2
1
2 λpi , [
oC/W] (3.20)
-20-
- Nhiệt trở của bấc mao dẫn trong phần sơi:
sweff
w
A
R
,
3
.λ
δ
= , [oC/W] (3.21)
Ở đây: diện tích bề mặt bấc ở phần sơi: Aw,s = π.di.Ls , [m2]
- Nhiệt trở của bấc mao dẫn trong phần ngưng:
nweff
w
A
R
,
7
.λ
δ
= , [oC/W] (3.22)
Ở đây: diện tích bề mặt bấc ở phần ngưng: Aw,n = π.di.Ln , [m2]
- Nhiệt trở dẫn nhiệt qua vách ống phần ngưng:
=
i
e
n
d
d
L
R ln.
...2
1
8 λpi , [
oC/W] (3.23)
- Nhiệt trở của nguồn làm mát:
new A
R
,
9
.
1
α
= , [oC/W] (3.24)
3.2.6. Tính cơng suất giới hạn của ống nhiệt mao dẫn
Đối với ống nhiệt mao dẫn dùng chất lỏng khơng phải là kim loại
lỏng thì chỉ cần quan tâm đến các cơng suất giới hạn mao dẫn, giới
hạn lơi cuốn và giới hạn sơi.
3.2.6.1. Giới hạn mao dẫn
3.2.6.2. Giới hạn lơi cuốn
3.2.6.3. Giới hạn sơi
3.2.7. Kiểm tra sự hoạt động của ống nhiệt mao dẫn
Ống nhiệt mao dẫn hoạt động bình thường khi đảm bảo điều kiện:
Q < Qcap,max
Q < Qa,max (3.36)
Q < Qlc,max
Nếu khơng thoả mãn điều kiện trên thì cần phải chọn lại các
thơng số ở phần 3.2.1, 3.2.3, 3.2.4 cho phù hợp.
-21-
3.2.8. Xác định cấu trúc thiết bị của TBTĐN-ONMD
- Số lượng ống nhiệt mao dẫn: Q
Q
n hiơng = (3.37)
- Chiều dài phần sơi : Ls = b
- Chiều dài phần ngưng : Ln = kq.aq
- Chiều dài ống nhiệt : L = Ls + La + Ln
- Chiều dài tấm lắp ráp : a = k2. aIBGT
- Chiều rộng tấm lắp ráp : b = k1.bIBGT
- Độ dày của tấm lắp ráp : h = s1
- Chiều rộng của cánh tản nhiệt : bc = s2
- Chiều dài của cánh tản nhiệt : ac = s1.nống (3.38)
- Số lượng cánh tản nhiệt :
c
n
c
s
L
n =
3.2.9. Kiểm tra sự phù hợp các thơng số kích thước của TBTĐN
Để đảm bảo tính hợp lý của việc gia cơng chế tạo thì một vài
thơng số kích thước của TBTĐN phải thoả mãn điều kiện sau:
- Chiều dài của cánh tản nhiệt ac ≤ chiều rộng của quạt bq.
- Chiều dài tấm lắp ráp a ≥ s1.nống.
Nếu khơng thoả mãn điều kiện trên thì cần phải chọn lại các
thơng số ở phần 3.2.1, 3.2.3, 3.2.4 cho phù hợp.
CHƯƠNG 4
XÂY DỰNG PHẦN MỀM TÍNH THIẾT KẾ THIẾT BỊ
TRAO ĐỔI NHIỆT LÀM BẰNG ỐNG NHIỆT MAO DẪN
4.1. SƠ ĐỒ THUẬT TỐN
Dựa trên phương pháp tính thiết kế TBTĐN-ONMD và các cơng
thức tính các thơng số nhiệt vật lý của nước, khơng khí để xây dựng
phần mềm tính tốn theo sơ đồ thuật tốn sau (hình 4.1):
-22-
ε ≤ [ε]
Đ
Đ
Đ
START
Chọn loại bấc và nhập các thơng số yêu cầu
Q < Qmax
Tính các thơng số cấu trúc thiết bị trao đổi nhiệt :
L, Ls, Ln, a, b, h, ac, bc, nc, nống.
ac ≤ bq , a ≥ s1.nống
In kết quả END
S
Hình 4.1 – Sơ đồ thuật tốn
S
Cho giá trị Ri = 0
S
Tính các giới hạn mao dẫn, sơi và lơi cuốn Qmax
- Tính Q theo phương trình:
iE
wz
RR
ttQ
+
−
= (1’)
- Tính được th từ phương trình:
( ) ( )[ ]
22
2198 RRRRQttt wzh
+−+
+
+
= (2’)
- Từ giá trị th đã tính, gọi hàm tính nội suy thơng số hệ số dẫn
nhiệt của nước để xác định λl.
- Gọi hàm tính hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng của bấc λeff.
- Tính Ri từ phương trình:
+=
nsieff
w
i LLd
R 11.
..piλ
δ
(3’)
- Thay Ri vào (1’) tính lại được Qss
- Tính sai số : Q
Q
ss
−= 1ε
-23-
4.2. PHẦN MỀM TÍNH TỐN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO
ĐỔI NHIỆT LÀM BẰNG ỐNG NHIỆT MAO DẪN
Phần mềm được thiết kế dựa trên ngơn ngữ lập trình Visual Basic
6.0 bao gồm cĩ 3 nội dung chính:
- Tính tốn các thơng số nhiệt vật lý của mơi chất.
- Xác định cơng suất nhiệt Q, và các cơng suất giới hạn Qmax.
Sau đĩ kiểm tra sự hoạt động của ống nhiệt mao dẫn.
- Xác định và kiểm tra các thơng số cấu trúc thiết bị.
Phần mềm được thiết kế gồm hai phần chính:
- Phần giao diện chương trình gồm : form chính MDIMAIN và
các form phụ.
- Phần tính tốn các thơng số, xử lý dữ liệu gồm cĩ : form thiết
kế với bấc kết hợp nhiều lưới và form thiết kế với bấc lưới bao phủ
rãnh.
Form chính MDIMAIN
Hình 4.2 – Giao diện chính của phần mềm
-24-
Form thiết kế với bấc kết hợp nhiều lưới
Hình 4.3 – SSTab Nhập thơng số của Đề án
(đối với bấc kết hợp nhiều lưới)
Hình 4.4 – SSTab Nhập thơng số yêu cầu
(đối với bấc kết hợp nhiều lưới)
-25-
Ngồi ra cịn cĩ Form thiết kế với bấc lưới bao phủ rãnh
hình chữ nhật gồm cĩ 3 SSTab : Nhập thơng số đề án, nhập thơng
số yêu cầu và kết quả thiết kế.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu của luận văn thì luận văn cĩ những
đĩng gĩp chính như sau :
- Để xác định cơng suất nhiệt Q của một ống nhiệt mao dẫn thì
cần giải hệ phương trình (I) theo phương pháp lặp.
( ) ( )739821 RRRRRR
tt
RR
tt
R
tQ wz
iE
wz
+++++
−
=
+
−
=
∆
=
( I ) ( ) ( )[ ]
22
2198 RRRRQttt wzh
+−+
+
+
=
+=
nsieff
w
i LLd
R 11.
..piλ
δ
Hình 4.5 – SSTab Kết quả thiết kế
(đối với bấc kết hợp nhiều lưới)
-26-
Trong đĩ :
tz , tw – nhiệt độ của nguồn nhiệt đốt nĩng, làm mát (oC),
th – nhiệt độ hơi trong ống nhiệt mao dẫn (oC).
Ls – chiều dài phần sơi của ống nhiệt mao dẫn (m),
Ln – chiều dài phần ngưng của ống nhiệt mao dẫn (m),
R1, R2, R3, R7, R8, R9 – các thành phần nhiệt trở của ống
nhiệt mao dẫn (oC/W),
δw – chiều dày của lớp bấc mao dẫn (m),
di – đường kính trong của ống nhiệt mao dẫn (m),
λeff – hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng của bấc mao dẫn (W/m.oC),
là một đại lượng chưa biết do phụ thuộc vào nhiệt độ hơi th.
- Dựa trên cơ sở lý thuyết tính tốn ống nhiệt mao dẫn, chúng tơi
đã nghiên cứu phương pháp tính thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt làm
bằng ống nhiệt mao dẫn để làm mát các linh kiện điện tử.
- Trên cơ sở phương pháp tính tốn thiết kế vừa thiết lập, chúng
tơi xây dựng phần mềm tính tốn thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt làm
bằng ống nhiệt mao dẫn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra
cơng suất hoặc thiết kế các thiết bị trao đổi nhiệt làm bằng ống nhiệt
mao dẫn để làm mát các linh kiện điện tử.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy cho chuyên ngành Nhiệt và làm cơ sở để
phát triển giải quyết các bài tốn thực tế trong cơng nghiệp.
2. Hướng phát triển đề tài
- Nghiên cứu thực nghiệm về tính chất nhiệt của một số loại ống
nhiệt mao dẫn.
- Nghiên cứu cơng nghệ chế tạo, sản xuất hàng loạt các thiết bị
trao đổi nhiệt làm bằng ống nhiệt mao dẫn để làm mát các linh kiện
điện tử.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tomtat_6_5576.pdf