Nghiên cứu tình hình thực hiện chiến lược thương mại của nước cộng hòa đan chủ nhân dân Lào

PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Hiện nay các nước trên thế giới nói chung và các nước láng giềng nói riêng đã và đang thực hiện quá trình hội nhập kinh tế, mở của kinh kinh với bên ngoài trên thế giới để nhằm tăng cường phát triển kinh tế trong nước. Nước CHDCND Lào cũng là một nước đang thực hiện việc hội nhập và mở cưa kinh tế (ước tính là cuối năm 2008 này Lào sẽ vào WTO ). Muốn được nhưng vậy cần phải phát triển thương mại trong nước cho thật tốt thay vì việc đuổi theo các nước đã phát triển, phải phát hiện những vấn đề còn tồn tại và và xây dựng biện pháp khác phục nhưng tồn tại đó, khai thác và phát triển những thế mạnh của mình để nâng cao hiệu quả việc hội nhập. Theo nghị định của Đại hội Đảng lần thứ VIII của nước CHDCND Lào đã quy định là nước CHDCND Lào sẽ tăng cường vấn đề xoá đói giảm nghèo, đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người phải đạt 800 USD/người, xây dựng đất nước để đạt được nước công nghiệp hoá hiện đại hoá trong năm 2020 . Vậy Thương mại là rất quan trọng trong việc góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Cho nên việc thực hiện tốt chiến lược phát triển thương mại sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN * Làm rõ các cơ sở lý luận, phương pháp luận về thực hiện chiến lược phát triển thương mại của Lào trong thời kỳ hội nhập quốc tế. * Phân tích , đánh giá thực trạng việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại của Lào trong giai đoạn 2001 - 2007. * Kiến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của nước CHDCND Lào trong giai đoạn 2008-2010 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng: Nghiên cứu tình hình thực hiện chiến lược thương mại của nước CHDCND Lào * Phạm vi - Theo thời gian : Nghiên cứu thương mại của nước CHDCND Lào từ năm 2001 đến nay và nghiên cứu chiến lược thương mại từ nay đến năm 2010 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sẽ được nghiên cứu theo phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp chuyên gia, điều tra phân tích thông tin 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI - Về mặt lý luận: Tiếp cận khảo cứu và trình bày những vấn đề lý luận về phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân. - Về mặt thực tiễn: Phân tích và đưa ra những đánh giá tổng hợp về hiện trạng của hoạt động thương mại của CHDCND Lào. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển thương mại của Lào từ nay đến 2010. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Gồm có 3 chương Chương I: Chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân và sự cần thiết phân tích tình hình thực hiện chiến lược. Chương II: Phân tích thực trạng thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào 2001 - 2007 Chương III: Giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào giai đoạn 2008 đến 2010 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG I: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 3 1.1 Khái quát về chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân. 3 1.1.1 Quan niệm về chiến lược phát triển thương mại.3 1.1.2 Hệ thống chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân.6 1.1.3 Vai trò và những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân.8 1.1.3.1 Vai trò của chiến lược phát triển thương mại.8 1.1.3.2 Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại.14 1.1.3.2.1. Hệ thống quan điểm trong chiến lược thương mại:14 1.1.3.2.2. Các mục tiêu chiến lược phát triển thương mại:14 1.1.3.2.3Các phương án chiến lược phát triển thương mại.16 1.1.3.2.4Các kế hoạch hỗ trợ để thực hiện chiến lược phát triển thương mại.17 1.1.3.2.5Các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược.19 1.2 Phương pháp phân tích tình hình thực hiện chiến lược phát triển thương mại.19 1.2.1 Phân tích chi tiết.20 1.2.2 Phân tích so sánh.20 1.2.3 Phân tích tổng hợp.20 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương mại.21 1.3.1 Các yếu tố thuộc về môi trường quốc tế.21 1.3.2Các yếu tố trong nước:23 1.3.2.1 Các yếu tố tự nhiên:23 1.3.2.2 Các yếu tố kinh tế. 25 1.3.2.3 Các yếu tố về văn hoá – xã hội.26 1.3.2.4 Các yếu tố thuộc về công nghệ và kỹ thuật sản xuất.27 1.3.3 Các yếu tố trong phạm vi ngành thương mại28 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC CHDCND LÀO31 2.1 Đặc điểm và yêu cầu phát triển thương mại của nước CHDCND Lào. 31 2.1.1 Vị trí và vai trò tiềm năng của nước CHDCND Lào. 31 2.1.2 Quan hệ quốc tế. 32 2.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào.33 2.1.4 Yêu cầu phát triển thương mại của nước CHDCND Lào.36 2.2 Tổng quan về thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nướcc CHDCND Lào 2001-2010.37 2.2.1 Chiến lược phát triển thương mại nước CHDCND Lào2001-2010.37 2.2.1.1 Mục tiêu chiến lược và dự đoán của ngành thương mại38 2.2.1.2 Chiến lược chủ yếu phát triển thương mại:40 2.2.2 Thực trạng việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào.44 2.2.2.1 Tổng mức nhu cầu lưu chuyển hàng hoá trong nước.44 2.2.2.2Những kênh hàng hoá lưu thông chủ yếu của nước CHDCND Lào.45 2.2.3 Tổng kim ngạch và cơ cấu xuât khẩu.46 2.2.4 Tổng kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu.51 2.3 Đánh giá về tình hình thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào 2001-2007. 54 2.3.1 Những mặt đã làm được.54 2.3.2 Những mặt yếu kém, tồn tại.57 2.3.3 Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại.58 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2008-2010. 59 3.1 Mục tiêu chiến lược phat triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào từ 2008 đến 2010.59 3.2 Những mục tiêu và định hướng phát triển thương mại của nước CHDCND LÀO giai đoạn 2008- 2010.61 3.3 Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND LÀO giai đoạn 2008-2010. 64 3.3.1 Hoàn thiện môi trường kinh doanh trên cả nước nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại.65 3.3.2 Đổi mới cơ chế chính sách thương mại theo yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhận kinh tế quốc tế.66 3.3.3 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thương mại trên trên phạm vi cả nước.67 3.3.4 Đẩy mạnh quá trình cải cách các doanh nghiệp thương mại Nhà nước trên toàn quốc.69 3.3.5 Tổ chức tốt công tác dự báo thị trường và mạng lưới thong tin thương mại.70 3.3.6 Thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong lĩnh vực thương mại.71 3.3.7 Phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực thương mại.75 3.3.8 Giải pháp cơ bản từ phía doanh nghiệp.76 3.3.8 Các giải pháp khác để phát triển thương mại.77 KẾT LUẬN79 TÀI LIỆU THAM KHẢO80

docx84 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tình hình thực hiện chiến lược thương mại của nước cộng hòa đan chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thực phẩm đã giảm rất nhanh từ 32,6% trong năm 2000, năm 2002 còn 9,9%, năm 2003 còn 4% và hiện nay chỉ con 2% so với tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm 39,2%, nguyên liêu và dầu khí chiếm 47%, hàng tiêu dùng chiếm 13,8%. Bảng 8: Nhập khẩu của Lào từ các nước Châu Á Đơn vị: USD Các nước Châu Á Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Trung Quốc 17,687,444 89,516,844 82,039,713 79,913,507 85,063,456 Hàn Quốc 2,554,795 6,132,479 8,267,915 6,607,614 6,745,206 Nhật Bản 1,669,727 10,733,107 6,936,366 3,939,500 38,768,948 Hông Kông 9,250 78,781 263,375 1,212,892 7,025,976 Thái Lan 142,037,545 327,025,414 302,335,406 432,557,355 573,996,535 Singapor 102,263 1,888,220 7,866,869 5,007,502 8,412,924 Đại Hoan 84,170 383,933 112,748 797,441 7,049,896 Việt Nam 12,873,532 52,333,474 46,896,133 74,156,466 147,946,529 Inđônêsia 187,921 195,627 74,979 11,711,882 858,647 Malaysia 233,745 74,867 26,993 9,157,579 6,162,424 Tổng cộng 177,230,392 488,362,746 454,910,497 545,176,222 769,967,935 Nguồn: Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào (2006). Trong bảng trên đây cho chúng ta biết hàng hóa nhập khẩu quá nhiều chiếm 573 triệu USD năm 2005 mà Lào nhập khẩu từ Thái Lan, nhập khẩu từ Việt Nam cũng đạt 147 triệu USD, ít nhất là nhập khẩu từ Indonesia đạt 858,647 USD, năm 2004 nhập khẩu đạt 79 triệu USD từ Trung Quốc, Lào cũng nhập khẩu từ Việt Nam không ít đạt 46 triệu USD năm 2003. Do ngành công nghiệp sản xuất chưa phát triển, cho nên các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và hàng hoá dùng cho sản xuất phần lớn là nhập từ bên ngoài. Bảng 9: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu Đơn vị: USD STT Tên mặt hàng 1999-2000 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 1 Hàng sản xuất nông nghiệp 25.000.000 18.066.577 8.801.632 16.819.120 10.677.703 10.804.229 19.416.749 11.174.971 2 Văn phòng phẩm và đồ thể thao 6.827.000 2.027.131 4.423.992 3.959.489 630.362 1.371.505 1.005.272 3.500.249 3 Lương thực thực phẩm 19.744.000 16.919.515 16.339.630 22.692.166 18.556.761 20.707.259 23.937.325 24.125.868 4 Vải , quần áo 17.430.340 10.432.795 13.254.406 13.523.229 15.931.224 21.113.915 26.096.365 21.784.260 5 Hàng điện tử và alay 7.200.000 2.794.732 3.223.917 3.690.201 3.887.532 7.404.860 9.787.220 8.479.596 6 Vật liệu xây dựng 30.831.000 29.894.211 28.090.341 21.357.510 24.598.959 22.897.206 26.313.148 20.012.173 7 Xăng, dầu,Gas 77.190.000 98.831.196 79.605.822 107.000.000 101.009.639 148.000.000 194.233.137 197.362.544 8 Thuốc chữa bệnh 3.480.000 4.200.657 2.679.247 1.845.718 3.226.324 3.345.189 3.422.657 5.691.509 9 Phương tiện 21.240.000 19.334,063 18.678.147 28.542.193 35.800.000 20.107.079 32.702.867 54.831.277 10 Hàng hoá láng phí 3.400.000 741.540 1.534.235 4.163.545 4.829.000 6.222.753 6.281.941 6.170.621 11 Điện lực 8.000.000 4.108.656 6.788.270 7.552.440 9.745.360 19.900.550 12.997.780 9.922.080 12 Mặt hàng khác 4.649.000 18.092.553 14.099.427 6.984.326 3.682.600 6.405.763 7.544.751 30.619.816 13 Vật liệu thô phục vụ cho ngành dệt may 86.900.000 80.173.333 73.685.033 55.596.961 83.272.883 72.228.949 98.652.169 54.127.947 14 Thương mại ngoài ngành 45.000.000 76.404.240 80.224.452 21.338.065 19.503.068 4.690.000 3.399.246 15 Hàng hoá nhập vào triển lãm và ban ra 2.000.000 16 Nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp 43.036.907 33.156.885 145.471.319 85.311.520 88.130.574 Tổng 540.561.000 528.271.199 533.583.102 551.119.387 561.800.000 686.020.068 551.102.147 527.614.138 2.3 Đánh giá về tình hình thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào 2001-2007 2.3.1 Những mặt đã làm được. Qua nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển thương mại của nước CHDCND Lào trong thời gian qua 2001 đến nay em có thể rút ra những kết luận như sau: Môt là: Thực hiện chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, của Bộ thương mại và các Bộ có liên quan. Chiến lược phát triển thương mại đã được khởi thảo ở mức nhất định, thể hiện qua các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ VII và thứ VIII. Hai là: Chiến lược thương mại đã giúp cho việc tổ chức thực hiện thu được những thành tựu rất đáng kể, nền thương mại Lào đã có những bước tiến nhất định, nó thể hiện qua các con số như sau: Năm 2000 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 18960,57 tỉ kip đến năm 2007 đạt được 34129,026 tỉ kip. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ từ 2001-2007 là 17%. Mức tăng trưởng vận chuyển hàng hoá qua biên giới lên tới 20%, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đặt được 1 – 1,3 tỷ USD. Đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt được 3,48 tỷ USD, độ tăng bình quân mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn từ năm 2001 đến 2007 đạt 18%/năm. Ba là: Chiến lược phát triển thương mại đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào theo hướng công nghiệp – thương mại, du lịch, dịch vụ nông nghiệp. Cũng như chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác chính xuất phát từ mối quan hệ giữa thương mại và sản xuất nên chiến lược thương mại còn định hướng và dẫn dắt các nhà sản xuất đầu tư đúng hướng nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước. Bốn là: Chiến lược phát triển thương mại đã giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại chủ động nắm bắt được cơ hội kinh doanh, nhằm giảm đi những thiệt hại, rủi ro. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận thức và đổi mới tư duy trong hoạt động thương mại nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại. Năm là: Đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia sâu vào trao đổi và phân công lao động hợp tác quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, tận dụng triệt để lợi thế so sánh, khai thác tốt nhất các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của CHDCND Lào. Sáu là: Chiến lược phát triển thương mại đặt ra cho các doanh nghiệp không chỉ là giữ vững, ổn định thị trường với những mặt hàng truyền thống của Lào, mà còn chú trọng đến khai thác, thu mua, gia công, sản xuất những mặt hàng mới, phát triển và mở rộng thị trường, khai thác những thị trường bỏ ngỏ. Với lợi thế của mình, Lào cần khai thác tối đa những sản phẩm cần có hàm lượng chất xám cao và qua chế biến sâu nhằm tránh những rủi ro, kinh doanh không hiệu quả. Bảy là: Phương hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển thương mại của CHDCND Lào về cơ bản đã phản ánh được đúng với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Lào trong thời kỳ chiến lược, đã khai thác được những lợi thế tương đối và tuyệt đối của Lào để phát triển thương mại, để hội nhập với thương mại thế giới. Tóm lại : Trong thời gian qua thương mại của Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, về cơ bản đã thực hiện được những định hướng chiến lược đề ra trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Lào, góp phần đáng kể vào chiến lược ổn định và phát triển kinh tế. Thị trường và hoạt động thương mại đang phát triển mạnh mẽ, khối lượng hàng hoá tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư. Đã hình thành được thị trường thống nhất, thông thoáng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; tiềm năng về lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm buôn bán…của mọi chủ thể kinh doanh được huy động vào lưu thông hàng hoá. Thương mại quốc doanh đã từng bước chuyển đổi về tổ chức và phương thức kinh doanh, thương nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng được khẳng định, đặc biệt thị trường bán lẻ và kinh doanh dịch vụ. Quản lý Nhà nước về thương mại được đổi mới cơ bản về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức; từng bước hình thành hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế mới, tạo hành lang pháp lý cho thương mại phát triển. Thực hiện và đạt được những thành tựu trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau: Một: Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước cũng như Bộ công nghiệp và thương mại và các Sở thương mại trong công cuộc đổi mới kinh tế, trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển thương mại đã làm cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển mạnh, cơ cấu sản xuất được chuyển dịch, thúc đẩy và cải thiện hoạt động thương mại. Hai là: Những đổi mới cơ bản về quan điểm như: đặt đúng vị trí của sản xuất hàng hoá, lưu thông phân phối, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ bao cấp, đề cao nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Ba là: Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá đã đẩy lùi chính sách bao vây, cô lập nước CHDCND Lào, tạo dựng khuôn khổ pháp lý quốc tế, mở rộng thị trường, có thêm nhiều bạn hàng, đối tác, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 2.3.2 Những mặt yếu kém, tồn tại. Môt là: Lào còn chậm trễ trong việc phác thảo một chiến lược phát triển thương mại dịch vụ theo hướng kinh tế mở, chưa khai thác tốt lợi thế lợi thế so sánh của Lào. Hai là: Một số mục tiêu phát triển thương mại trong thời gian qua vẫn chưa tính hết được những yếu tố tác động nên trong quá trình thực hiện phải bổ sung, sửa đổi nhiều, làm hạn chế vai trò tác dụng của bản thân chiến lược. Ba là: Chiến lược chưa thực sự được xây dựng trên thế chủ động, thiếu tính định hướng và định lượng, chưa có tác động nhiều đến việc thúc đẩy và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Các bộ phận của chiến lược phát triển thương mại chưa được định hình rõ nét, làm cho thiếu đi những những định hướng về từng mặt, từng kía cạnh của quá trình phát triển thương mại. Bốn là: Hệ thống quản lý và phương thức quản lý châm chưa thay đôi, nên chưa đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong quá trìng hội nhập. Bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại của Bô, các Sở, Ban, Ngành đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung toàn bộ hệ thống còn thụ động và trì trệ biểu hiện trên nhiều mặt như: thiếu cán bộ có đẩy đủ phẩm chất và những năng lực, sự liên kết giữa các định chế quản lý còn sơ hở, chưa tạo thành một thể thống nhất hướng tới mục tiêu chiến lược đã hoạch định, công tác quy hoạch, kế hoạch, thu thập, sử lý và phổ biến thông tin còn rất yêu, hoạt động xúc tiến thương mại còn có những bất cập gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại. Năm là: Công tác tổ chức triển khai thực hiện chiến lược còn chậm, sự phối hợp giữa Bộ với các Sở trong quá trình triển khai còn thiếu, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp. Sáu: Quản lý Nhà nước về thương mại theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng XHCN còn lúng túng cả về tổ chức, cơ chế điều hành. Quản lý thị trường còn nhiều mặt bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế phức tạp của thị trường và hoạt động thương mại, nên hiệu quả chưa cao; tình trang buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng và vệ sinh thực phẩm còn nhiều. 2.3.3 Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại. Một là: Hoạt động thương mại của Lào chịu ảnh hưởng nặng nề và lâu dài từ hậu quả chiến tranh và thờ kỳ bao cấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại dịch vụ để lại không đáp ứng được yêu cầu mở rộng thị trường, vươn lên của hoạt động thương mại theo hướng đổi mới của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường đã nảy sinh nhiều đòi hỏi mới, nhiều vấn đề phức tạp của giai đoạn giao thời, chưa lường hết được. Mặt khác, những định hướng và giải pháp cụ thể chưa được hướng dẫn triển khai, nên bản thân hoạt động thương mại phải vừa làm vừa điều chỉnh, tháo gỡ. Hai là: Sự phân cấp nhiều tầng quản lý quá lâu không được đổi mới, làm cản trở việc phát triển năng lực hoạt động thương mại trên thị trường; hơn nữa còn làm nảy sinh tình trạng quản lý lỏng lẻo của hệ thống thương mại. Ba là: Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vốn, chính sách có liên quan chặt chẽ đến hoạt động thương mại, nhưng các lĩnh vực này chậm đổi mới, chuyển biến không kịp thời với tình hình của các doanh nghiệp (thiếu vốn kéo dài, cơ chế cho vay, lãi suất tín dụng, chính sách thuế) làm cho môi trường kinh doanh không hội đủ những điều kiện và cơ hội cần thiết. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2008-2010 3.1 Mục tiêu chiến lược phat triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào từ 2008 đến 2010. Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã quy định mục tiêu kinh tế - xã hội từ năm 2001 đến năm 2010 như sau: “Cải thiện và xây dựng và mở rộng dần các cơ sở kinh tế, chủ yếu là làm cho việc sản xuất nông nghiệp phát triển, chấm dứt việc trồng thuốc phiện và làm nương, giải quyết việc xoá đói giảm nghèo cho nhân dân, xây dừng cơ sở công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng nhằm thực hiện dần quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng đất nước sao cho Lào trở thành trung tâm dịch vụ qua biên giới.” Đại hội còn quy định một số mục tiêu kinh tế chủ yếu như: Mức tăng trưởng GDP trong 10 năm từ 2001 đến 2010 là phải đạt mức tăng trung bình 7,5%/năm, trong đó nông – lâm nghiệp tăng 3-3,4%, công nghiệp tăng 13-14% và ngành dịch vụ tăng 7,5-8%. GDP đầu người trong năm 2010 phải đạt 800 USD. Bảng 10: Ước tính sự thay đổi của các ngành kinh tế theo mức đóng góp GDP Đơn vị: % Ước tính 2005-06 2006-07 2007-08 2008-09 2009-10 GDP 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 43.1 41.3 39.6 37.8 36.0 Công nghiệp 29.9 31.4 33.0 34.6 36.4 Dịch vụ 27.0 27.3 27.4 27.6 27.6 Để đạt được các mục tiêu trên Đảng đã nêu ra nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế như sau: Phấn đấu cho mức tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,5% - 8%/năm, tăng cường cải thiện cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng năng suất và nâng cao thế mạnh sản phẩm, vậy cần phải đảm bảo được khối lượng và chất lượng của sản phẩm, có khả năng cạnh tranh. tập trung phát triển cộng nghệ kỹ thuật và xây dựng cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực. Phát triển kinh tế phải đi theo việc phát triển xã hội và phải đảm bảo việc bảo vệ môi trường, tạo nhiều công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, nâng cao mức sống và tinh thần cho nhân dân, cải thiện hệ thống tiền lương cho phù hợp, hạn chế nghèo đói, có chính sách tốt và hợp lý đối với những người có ân cho đất nước. Thúc đẩy và phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó phải quan tâm đến kinh tế nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳn cho đầu tư và hoạt động kinh doanh. Thúc đẩy và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện tốt cho hoạt động tài chính làm cho các doanh nghiệp có hệ thống tài chính hiện đại. Thúc đẩy hoạt động thương mại và du lịch, tăng cường đầu tư phát triển các cơ sở kinh tế - xã hội. Khai thác các tài nguyên của đất nước trong đó có cả nguồn nhân lực nhằm đảm bảo phục vụ quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá, thu hút nguồn vốn đầu tư và công nghệ hiện đại từ bên ngoài. Tăng khả năng tài chính của nhà nước, giải quyết các khoản nợ băng cách tạo ra các nguồn vốn trong nước, bán cổ phiếu, trái phiếu… 3.2 Những mục tiêu và định hướng phát triển thương mại của nước CHDCND LÀO giai đoạn 2008- 2010. Chiến lược phát triển thương mại cần được hoạch định trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Việc các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thương mại nội địa cần được đặt ở vị trí quan trọng như nhau trong công tác hoạch định chính sách thương mại và tạo nên sự gắn kết trong một chiến lược phát triển thương mại. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Phải coi xuất khẩu là mũi nhọn, là đòn bẩy quan trọng để phát triển sản xuất và thương mại của Lào. Lào phải trở thành đầu mối trung tâm xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trong khu vực, có quan hệ thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, từng bước hội nhập với thương mại khu vực và thế giới. Đa phương hoá thị trường, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, trong từng thời kỳ phải xác định được mặt hàng và thị trường xuất khẩu chủ lực để phát triển, mặt khác nhanh chóng đưa công nghệ mới vào sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu nhằm tăng tỷ trọng hàng chế biến và có giá trị cao. Đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng làm tốt vai trò hạt nhân trong việc định hướng, mở rộng thị trường, hướng dẫn đầu tư sản xuất và trở giúp các vùng trong nước. Đẩy mạnh xuất khẩu đặt trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở giải quyết các mối quan hệ kinh tế và chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, đẩy mạnh xuất khẩu cũng phải được đặt trong mối quan hệ với nhập khẩu để đảm bảo phát triển cân đối, ổn định và bền vững. Phát triển xuất khẩu theo hướng cơ cấu kinh tế mở, theo xu hướng hội nhập, tận dụng khai thác các nguồn lực bên ngoài, phát triển xuất khẩu trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả kinh tế. Định hướng xuất khẩu một số mặt hàng của Lào Đơn vị: USD TT Mặt hàng chủ yếu 2005 2010 1 Gỗ và sản phẩm gỗ 96.962.305 36.751.780 2 Mây và mây tre 17.386 33.790 3 Cà phê 9.316.521 11.537.845 4 Thạch cao và khoáng sản khác 816.662 1.586.586 5 Cánh kiến 6 Sa nhân 7 Lâm sản 5.983.735 3.846.956 8 Ngô, quả sung 19.520.002 18.749.670 9 Sản phẩm Nông nghiệp & động vật 43.101.027 70.576.450 10 Nghề thủ công 1.125.534 574.670 11 May mặc 126.169.176 160.950.000 12 Điện lực 101.190.281 150.120.000 13 Công nghiệp và sản phẩm khác 145.164.799 159.280.300 14 Khác 1.968.200 Tổng cộng 646.329.733 545.640.603 Nguồn: Đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thương mại hỗ trợ cho sự phát triển thương mại trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của các nhóm sản phẩm có lợi thế, có tỷ trọng lớn trong xuất khẩu; đồng thời tập trung phát triển các nhóm sản phẩm mặc dù còn đang chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu xuất khẩu nhưng có giá trị gia tăng lớn hoặc có tốc độ tăng trưởng cao. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường nội địa: Ngoài việc phát triển thị trường xuất khẩu ra nước ngoài cũng phải đặc biệt quan tâm đến phát triển các thị trường trong nước như: thị trường bán buôn, bán lẻ, mở rộng giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong nước, đấy là mục tiêu chiến lược lâu dài. Kinh doanh thương mại không những phải chú trọng khai thác nhu cầu nguồn hàng mà còn gắn bó chặt chẽ với sản xuất và tiêu dùng để phát triển thị trường một cách ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. Phát triển thương mại nội địa đi đôi với đổi mới và hoàn thiện hệ thống thể chế thị trường, điều tiết lưu thông hàng hoá. Xây dựng hệ thống thể chế thị trường phù hợp, nhưng phải tuân thủ tập quán buôn bán quốc tế cũng như các cam kết đa phương với các nước trên thế giới là yêu cầu cấp bạch nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại tự do và công bằng. Phát triển thương mại nội địa phải đảm bảo phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ phân phối: bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại. Xây dựng và phát triển đồng bộ các hệ thống thị trường hàng hoá, thị trường hàng vật tư, thị trường hàng nông sản - thực phẩm và hàng công nghiệp tiêu dùng, phát triển hài hoà giữa các địa bàn thị trường các vùng, phát triển hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại. Chú trọng công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng hệ thống phân phối hiện đại, tổ chức các kênh phân phối hàng hoá bán buôn, bán lẻ giữa các vùng trong nước; hình thành các hiệp hội, các công ty thương mại - dịch vụ có quy mô lớn trong nước. Đối sử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đẩy mạnh sự phát triển của khu vực thương mại ngoài quốc doanh theo hướng: tổ chức đa dạng, với nhiều hình thức và quy mô khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ hàng hoá và cung ứng dịch vụ, khuyến khích khu vực tư nhân phát triển, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, xác định rõ vị trí, vai trò của từng loại thương nhân trên kênh lưu thông, tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng giữa thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng cường hơn nữa hiệu quả và vai trò hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trong việc bình ổn thị trường nội địa. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong lĩnh vực thương mại, áp dụng kịp thời các tiến bộ về khoa học – công nghệ, đặc biệt là thương mại điện tử vào quản lý kinh doanh. Đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại. Tăng cường vai trò Nhà nước đối với sự phát triển của thương mại nội địa thông qua công tác xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách, hoàn chỉnh môi trường pháp lý về thương mại. Nhà nước cần tập trung hỗ trợ tối đa đối với việc xây dựng hạ tầng đối với phát triển thương mại nội địa như: chợ, trung tâm thương mại…khuyến khích sự phát triển và kết hợp các thành phần kinh tế, gắn kết ệư phát triển thương mại nội địa với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào. 3.3 Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND LÀO giai đoạn 2008-2010 Để thực hiện những định hướng và những mục tiêu chiến lược phát triển thương mại cần có các chính sách và giải pháp đồng bộ liên quan đến Nhà nước, đến các vùng các tỉnh và các doanh nghiệp. Thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, có tính xã hội cao vậy các chính sách và giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển thương mại sẽ liên quan đến tất cả các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Sau đây là một số giải pháp cơ bản: 3.3.1 Hoàn thiện môi trường kinh doanh trên cả nước nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại. Môi trường kinh doanh là toàn bộ các điều kiện trong đó diễn ra các hoạt động kinh doanh như: thị trường, hạ tầng cơ sở, hệ thống luật pháp, hệ thống chính sách của Nhà nước và các yếu tố tổ chức …ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Hoạt động thương mại của nước CHDCND Lào thời gian qua mặc dù đã chuyển sang môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhưng do thị trường và các yếu tố của môi trường kinh doanh hình thành chưa đồng bộ, kém phát triển và còn bị ảnh hưởng môi trường cũ khá nặng nề. Vậy chưa tạo ra được điều kiện bình đẳng, công bằng thuận tiện cho các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, hạn chế rất nhiều sự phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó việc hình thành môi trường kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với việc khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tích cực đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Để hoàn thiện môi trường kinh doanh cần giải quyết nhiều vấn đề có liên quan ở tầm vĩ mô: Môt là: Phát triển đồng bộ các loại thị trường khác nhau như: Thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động…nhằm từng bước tạo lập một thị trường thống nhất và hoàn chỉnh. Hai là:Củng cố và hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, các vùng các tỉnh chỉ can thiệp vào thị trường trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường để phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực. Thông qua hoạt động của cơ chế thị trường, của quy luật cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước phải tự điều chỉnh, đổi mới, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Ba là: Đẩy mạnh xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng trong nước, cơ sở hạ tầng đó là toàn bộ các điều kiện vật chất, kỹ thuật đóng vai trò nền tảng cho hoạt động kinh tế xã hội trên vùng lãnh thổ cả nước bao gồm: Hệ thống giao thông (đường sá, cầu cống, ga, bến cảng và phương tiện vận tải…), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống kho tàng nhà cửa và các điều kiện vật chất khác. Hệ thống cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế xã hội, thiếu nó quá trình kinh doanh và sản xuất xã hội không thể tiến hành được. Cho nên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và giao lưu hàng hoá, tạo môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư vào trong nước…cần cải tạo, nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của đất nước. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, việc tiến hành đầu tư phải được thực hiện từng bước, có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng dàn đều, hiệu quả đầu tư thấp. 3.3.2 Đổi mới cơ chế chính sách thương mại theo yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhận kinh tế quốc tế. Cơ chế và hệ thống chính sách thương mại có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại trong tương lai. Vậy về phía Nhà nước cũng như Bộ công nghiệp và thương mại cần phải có sự hoàn thiện cơ chế và hệ thống các chính sách có liên quan đến hoạt động thương mại cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được các yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như phù hợp với tiến trình hội nhập. Chính sách thị trường: Chính sách thị trường trên cả nước cần tập trung vào giải quyết các vấn đề như: Thúc đẩy sự phát triển các thị trường trong nước thông qua các chính sách và biện pháp kích cầu; đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu; củng cố các thị trường đã có, kết hợp và mở rộng thêm các thị trường mới; phát triển đồng bộ các loại thị trường; điều tiết kịp thời thị trường; ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường. Chính sách mặt hàng: Cần ban hành các chính sách thể hiện mức độ khuyến khích hoặc hạn chế khác nhau đối với sản xuất và lưu thông từng loại hàng hoá khác nhau một cách hợp lý và phù hợp với lợi thế của đất nước. Một: Đối với hàng hoá xuất khẩu: Cần khuyến khích mạnh mẽ hơn các sản phẩm nông-lâm nghiệp, điện lực và một số sản phẩm công nghiệp khác như: hàng may mặc, sản phẩm chế biến, đồ gỗ…thông qua chính sách thuế và hỗ trợ. Hai: Đối với hàng hoá tiêu dùng trong nước: Nhà nước cần phải khuyến khích và tạo điều kiện lưu thông những mặt hàng thiết yếu hoặc hàng hoá thay thế nhập khẩu trong điều kiện cho phép. Chính sách xuất khẩu: Cần có chính sách hỗ trợ xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế Như hàng dệt may, điện lực vàng hàng nông sản. Ngoài ra còn phải khai thác thêm các mặt hàng mới, tạo điều kiện thuận lợi và hợp lý cho việc chạy thủ tục. Chính sách nhập khẩu: Phải có chính sách nhập khẩu hợp lý, tránh việc nhập hàng hoá kém chất lượng, hết hạn sử dụng, hạn chế nhập hàng hoá mà có khả năng sản xuất trong nước, hạn chế nhập hàng có giá trị cao mà không sử dụng được trong sản xuất, tuyệt đối không cho Lào là nơi đổ rác của các nước phát triển. Khuyến khích nhập khẩu hàng có kỹ thuật công nghệ cao, các phương tiện cần thiết trong quá trình sản xuất và những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được. Chính sách đầu tư: Cần có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông qua: môi trường đầu tư thông thoáng, luật pháp rõ ràng, cơ sở hạ tầng tốt, quá trình thủ tục đơn giản hợp lý, nền tài chính tiền tệ ổn định. 3.3.3 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thương mại trên trên phạm vi cả nước. Cùng với việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh, cần phải kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại, đổi mới phương thức quản lý Nhà nước về thương mại nhằm không ngừng hiệu lực quản lý Nhà nước về thương mại trên cả nước. Cần xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại từ cấp Trung Ương đến địa phương nhằm thực hiện tốt hoạch định và chiến lược, xây dựng cơ chế chính sách, chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thi hành pháp luật, thanh tra và kiểm soát thị trường. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại theo hướng tách chức năng quản lý kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước về thương mại để Bộ và sở thương mại các tỉnh ngày càng chuyên sâu tập trung vào chức năng quản lý Nhà nước về thương mại. Mặt khác, gắn kiện toàn Bộ công nghiệp và thương mại với kiện toàn đổi mới tổ chức và hoạt động của các Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước…nhằm thiết lập cơ chế phối hợp giữa các Bọ các cơ quan này khi xây dựng chính sách thương mại và tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về thương mại trên phạm vi cả nước. Quản lý Nhà nước về thương mại ở câp Tỉnh, Huyện hiện nay đang yếu và có nhiều sơ hở, đặc biệt là về mặt tổ chức và phương thức hoạt động. Do đó cần củng cố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại trên các vùng các tỉnh các huyện tương ứng với sự phát triển của thị trường, của số lượng doanh nghiệp và thương nhân. Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước cần đổi mới phương thức quản lý Nhà nước theo hướng: cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại của Bộ sâu hơn nữa chức năng định hướng, thiết lập khuôn khổ pháp lý, ban hành hệ thống chính sách, can thiệp vào thị trường khi cần thiết, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường, tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Mặt khác, Nhà nước có thể đầu tư vào một số lĩnh vực chủ yếu để dẫn dắt nỗ lực của các doanh nghiệp phát triển theo định hướng, theo các mục tiêu kinh tế xã hội đã vạch ra. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới phương thức quản lý phải gắn với việc đổi mới và nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về thương mại thuộc Bộ công nghiệp và thương mại, các Sở thương mại và các ngành có liên quan. Đội ngũ cán bộ này cần được đào tạo kỹ lưỡng không những các kiến thức về kinh tế thị trường, kinh tế thương mại mà còn phải được trang bị đầy đủ lý luận về quản lý hành chính và về luật pháp. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức quản lý và nâng cao trình độ cán bộ quản lý là ba mặt có liên quan mật thiết với nhau cần phải được giải quyết đồng bộ thì mới có thể nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về thương mại trên phạm vi cả nước được. 3.3.4 Đẩy mạnh quá trình cải cách các doanh nghiệp thương mại Nhà nước trên toàn quốc. Doanh nghiệp thương mại Nhà nước đang giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn trong mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn. Nhưng hệ thống này hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả, số lượng duy trì ở mức nhiều hơn so với yêu cầu, cơ sở vật chất kỹ thuật đổi mới chưa nhiều, công nghệ lạc hậu, tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh chưa hợp lý…Điều này đòi hỏi phải đẩy mạnh và thực hiện triệt để quá trình cải cách đối với doanh nghiệp thương mại Nhà nước theo các hướng sau: Một là: Tối ưu hoá số lượng doanh nghiệp thương mại Nhà nước trên cơ sở để lại những doanh nghiệp thực hiện hoạt động công ích, những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng lớn đến toàn nền kinh tế, những doanh nghiệp kinh doanh những lĩnh vực mà các doanh nghiệp thuộc thành phần khác không đảm nhận được…Số doanh nghiệp thương mại Nhà nước còn lại cần có các biện pháp giải quyết thích hợp như: cổ phần hoá, giải thể, giao bán…nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho Bộ cũng như đất nước. Hai là: Giải quyết hài hoà mối quan hệ kinh tế giữa Bộ với các doanh nghiệp trong nước về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ trên cơ sở tôn trọng lợi ích của người lao động nhằm tạo ra động lực thực sự trong hoạt động kinh doanh thương mại. Ba là: Có cơ chế và giải pháp tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước trên nhiều mặt nhằm tạo điều kiện tới mức tối đa cho doanh nghiệp chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại. Bốn là: Thực hiện sự bình đẳng trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp thương mại Nhà nước trên cơ sở từ bỏ cơ chế bao cấp, bãi bỏ những ưu đãi không cần thiết và sự bù lỗ không chính đáng để buộc các doanh nghiệp trong nước phải thích nghi và tìm ra chỗ đứng của mình trên thương trường. Năm là: Kiện toàn lại hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp thương mại Nhà nước theo yêu cầu tinh giản, gọn nhẹ, năng suất cao, hiệu quả lớn. Xoá bỏ tình trạng manh mún, chồng chéo, cản trở lẫn nhau của bộ máy tổ chức quản lý và mạng lưới kinh doanh thương mại hiện nay trên cả nước gây hậu qủa xấu cho hoạt động lưu thông hàng hoá-dịch vụ. Sáu là: Bố trí, sắp xếp lại ngành nghề kinh doanh, tránh tình trạng chồng chéo nhau trong hoạt động kinh doanh. Cần sát nhập, điều chỉnh lại quy mô của doanh nghiệp cho thích hợp, làm cho doanh nghiệp có đủ vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực. Bảy là: Đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp trong nước, đưa thiết bị và công nghệ tiên tiến vào thay thế thiết bị và công nghệ lạc hậu, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Tám là: Đẩy mạnh hơn nữa quá trình cổ phần hoá và tư nhân hoá trong những doanh nghiệp thương mại Nhà nước. Chín là: Đổi mới nhân sự và lao động trong những doanh nghiệp thương mại Nhà nước, tạo ra một đội ngũ lao động giỏi thông qua chế độ bồi dưỡng, đào tạo và kiểm tra kiến thức chuyên môn. 3.3.5 Tổ chức tốt công tác dự báo thị trường và mạng lưới thong tin thương mại. Hoạt động quản lý và kinh doanh thương mại không phải chỉ dựa vào kinh nghiệm mà còn phải nắm được phương hướng vận động và triển vọng phát triển của thị trường trong và ngoài nước. Muốn vậy cần phải nghiên cứu, dự báo được khuynh hướng và sự phát triển của thị trường. Dự báo thị trường là sự phòng đoán trước trong một khoảng thời gian nào đó các thông tin về những yếu tố của thị trường như cung-cầu, người mua-người bán, mức độ cạnh tranh và giá cả của hàng hoá-dịch vụ… Thị trường hàng hoá của Lào rất rộng lớn, do đó, trước hết cần tập trung dự báo các thị trường trọng điểm, đặc biệt chú ý tới thị trường phát luồng bán buôn và thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá, với những mặt hàng quan trọng của Lào. Trong kinh tế thị trường, thông tin kinh tế thương mại đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý Nhà nước về thương mại. Chính vì vậy đã hình thành các tổ chức chuyên trách thu thập xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin kinh tế - thương mại phục vụ cho Bộ công nghiệp và thương mại, các sở thương mại, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, cũng như cho nghiên cứu giảng dạy và cho các hoạt động khác như: Trung tâm thông tin thương mại (thuộc Bộ Công Nghiệp và Thương Mại). Tuy nhiên, như đã nói trên Bộ công nghiệp và Thương mại cần thiết lập ra một mạng lưới thông tin riêng cho Bộ cũng như sở và các ngành có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về thương mại trên cả nước. 3.3.6 Thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong lĩnh vực thương mại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thương mại trong nước đã trở thành nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhằm mục tiêu phát triển thương mại của CHDCND Lào theo hướng văn minh hiện đại, có khả năng hội nhập với thương mại các nước trong khu vực và trên thế giới. Sở dĩ như vậy vì công nghiệp hoá, hiện đại hoá thương mại là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại, đưa các máy móc thiết bị và các phương tiện làm việc tiên tiến, hiện đại vào sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại nhằm đổi mới phương pháp làm việc cho phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động thương mại. Thực tế thương mại Lào còn đang ở trình độ phát triển thấp, năng lực cạnh tranh yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nạn, trang bị và phương tiện làm việc còn bị hạn chế, trình độ quản lý kinh doanh của người làm thương mại theo hướng văn minh hiện đại còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó mục tiêu của công nghiệp hoá hiện đại hoá thương mại đất nước phải là một quá trình đổi mới, cải cách toàn diện, đồng bộ và sâu sắc về cơ sở vật chất kỹ thuật cho thương mại, về phương tiện làm việc, về phương thức lao động thương mại thông qua thực hiện cơ giới hoá và tự động hoá, đặc biệt là thực hiện thương mại điện tử để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động thương mại và cải tạo chính bản thân con người làm thương mại. Trong đó quá trình hội nhập, thương mại của Lào cần phải thực hiện được những nội dung chủ yếu như sau: Một: Phải dựa trên cơ sở sự hội nhập của thương mại Lào với thương mại các nước trong khu vực và trên thế giới để tổ chức lại quá trình hoạt động thương mại sao cho phù hợp với đặc điểm, tính chất, nội dung của công nghiệp hoá hiện đại hoá thương mại. Hai: Tiến hành xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và phương tiện lao động tiên tiến hiện đại phục vụ cho hoạt động thương mại. Hệ thống cơ sở hạ tầng trong thương mại bao gồm nhiều loại từ trụ sở giao dịch làm việc đến cửa hàng cửa hiệu, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm thông tin quảng cáo, hệ thống kho tàng bến bãi…cùng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cần đổi mới trang thiết bị, công cụ lao động thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại tiên tiến, nhất là cá phương tiện điện tử, tin học, viễn thông. Trang thiết bị trong lĩnh vực thương mại có thể chia thành ba nhóm lớn: Nhóm phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước về thương mại, nhóm phục vụ cho hoạt động kinh doanh và nhóm phục vụ cho công tác nghiên cứu đào tạo. Hiện nay cả ba nhóm này của Lào còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu tiên tiến hiện đại, vì vậy cần phải đổi mới hoàn thiện. Ba: Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, lề lối và phương thức lao động, phương thức quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cao kiến thức và trình độ của người làm thương mại. 3.3.6 Huy động vốn đầu tư cho phát triển thương mại. Một trong những khó khăn, trở ngại rất lớn ảnh hưởng tới sự phát triển thương mại Lào là tình trạng thiếu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại và vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển thương mại. Chỉ tính riêng nhu cầu vốn để xây dựng các công trình thương mại trong nước như: xây chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu hội chợ triển lãm, mạng lưới kho đầu mối…cũng đã lên đến hàng tỷ USD. Mặt khác, vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương xuyên cũng rất thiếu. Do đó, việc huy động tạo nguồn vốn đối với nghành thương mại vừa có tính chất bức xúc, vừa là điều kiện cơ bản để thực hiện chiến lược phát triển thương mại trên cả nước. Chính vì vậy cần phải có chính sách và giải pháp tạo vốn cho ngành thương mại trên cả nước. Việc huy động vốn phải được tiến hành từ tất cả các nguồn (nguồn ngân sách, nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn vốn ODA và viện trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, nguồn vốn huy động của cơ quan, xí nghiệp và dân cư…). Tuỳ theo tính chất công trình, mục đích sử dụng vốn và thời hạn thu hồi…để xác định và lựa chọn nguồn vốn và hình thức huy động thích hợp. Trong các hình thức và các biện pháp huy động vốn, các hình thức và biện pháp sau đây đóng vai trò cơ bản và rất quan trọng: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Là một nước nằm giữa các nước Đông Nam Á, là đầu mối giao thông quan trọng từ phía Đông sang Tây. Lào sẽ là thị trường đầu tư hấp dẫn và cho phép phát triển hình thức tạo vốn từ bên ngoài. Lào cần vận dụng triệt để chính sách khuyến khích đầu tư, như chính sách thuê đất, chính sách thuế…để thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác Lào cần nghiên cứu tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện môi trường cho các nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy các luồng đầu tư nước ngoài vào Lào như: Một: Tăng cường sự ổn định chính sách, mở rộng các khu vực và các lĩnh vực cho đầu tư nước ngoài. Hai: Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ. Ba: Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài lập các công ty buôn bán với nước ngoài tại Lào. Bốn: Thông qua các công ty đa quốc gia để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm: Khuyến khích các công ty tư nhân sử dụng đầu tư nước ngoài dưới sự chỉ đạo của Nhà nước. Sáu: Cử các nhóm đầu tư ra nước ngoài tiếp thị… Thu hút đầu tư nước ngoài, vừa tạo được nguồn vốn đầu tư, vừa tranh thủ được công nghệ tiên tiến và học tập được kinh nghiệm tốt về quản lý, kinh doanh nước ngoài nhanh chóng đưa thương mại Lào tiến tới văn minh và hiện đại. Vậy phải coi là đầu tư trực tiếp nước ngoài là một giải pháp quan trọng và rất cơ bản để tạo nguồn vốn. Thu hút nguồn vốn từ trong nước: Thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua huy động vốn tiềm tàng trong dân cư, nguồn vốn của các cơ quan xí nghiệp trong nước thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu... Phát hành cổ phiếu, trái phiếu, là một hình thức huy động vốn ngày càng đóng vai trò quan trọng và sẽ trở thành hình thức huy động vốn chủ yếu tại Lào trong thời gian tới. Khi thị trường vốn phát triển mạnh, đặc biệt là sự ra đời của thị trường chứng khoán, thì việc huy động vốn, nhất là vốn đầu tư dài hạn chủ yếu thông qua thị trường chứng khoán chứ không phải qua hệ thống ngân hàng. Hiện nay Lào đang tìm hiểu và sắp mở hoạt động thị trường chứng khoán, nên có thể sử dụng thị trường chứng khoán để huy động vốn đầu tư cho lĩnh vực thương mại. 3.3.7 Phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực thương mại. Đội ngũ lao động thương mại tại CHDCND Lào hiện nay, bước đầu đã đáp ứng được những yêu cầu nhất định về quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhưng nhìn chung vẫn còn bị hạn chế cả về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ và cả tin học… Để có được đội ngũ lao động trong ngành thương mại có đủ khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu về phát triển thương mại của Lào trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế, Lào cần thực hiện tốt chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực sau đây: Một là: Tổ chức tốt điều tra cơ bản về nguồn nhân lực thương mại để nắm được những thông tin cần thiết về tuổi, nghề nghiệp, trình độ, chức vụ…phục vụ cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và quản lý cán bộ. Các thông tin này thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh theo sự thay đổi của nhân sự. Hai Là: Sắp xếp điều chỉnh lại đội ngũ cán bộ quản lý-kinh doanh hiện có, kể cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, đảm bảo cho người lao động được bố trí công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm luật pháp và đạo đức. Ba là: Chú trọng đào tạo bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn có tay nghề, có năng lực kinh doanh, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo và quản lý, điều hành trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phù hợp với tiến trình và yêu cầu hội nhập thương mại Lào với thương mại các nước trong khu vực và thế giới. Bốn là: Tiêu chuẩn hoá cán bộ viên chức làm việc trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ làm căn cứ cho việu tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá cán bộ. Năm là: Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường. Sáu là: Thực hiện nghiêm túc chế độ thi tuyển viên chức mới vào công tác trong ngành thương mại. Trên cơ sở những quy định chung của Nhà nước việc thi tuyển cán bộ nhân viên ngành thương mại phải đáp ứng được các yêu cầu về: Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệm vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ…phù hợp với đòi hỏi của ngành thương mại. Bảy là: Có chinh sách khuyến khích cán bộ trẻ có năng lực đã qua công tác thực tế gửi đi đào tạo trong và ngoài nước, tạo nguồn cán bộ kế cận có đủ trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung cho lực lượng cán bộ hiện có. Tám là: Thực hiện nghiêm minh chế độ kiểm tra, đánh giá, đề bạt, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức Nhà nước trong lĩnh vực thương mại. Chín là: Xây dựng trường đại học hoặc trường cao đẳng Thương mại để đào tạo nhân lực một khối lượng lớn. 3.3.8 Giải pháp cơ bản từ phía doanh nghiệp. Tham gia hoạt động thương mại trong nước có nhiều thành phần kinh tế. Do đó trong thời gian qua đã huy động được tiềm năng về lao động, vốn, kỹ thuật của các doanh nghiệp, làm cho thị trường sống động, hàng hoá phong phú, phần nào cũng đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư. Trong thời gian tới để thúc đẩy hoạt động thương mại, các doanh nghiệp cần tập trung làm tốt các giải pháp sau: Một là: Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại phải tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là hiệu quả kinh tế mang lại. Cần phải xét đến kía cạnh tiếp cận thị trường và thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Hai là: Các doanh nghiệp thương mại quốc doanh phải giữ vai trò chủ đạo hướng dẫn các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng XHCN. Thương nghiệp quốc doanh phải được tổ chức thành các công ty lớn, mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, hàng hoá và vốn kinh doanh, đủ sức chi phối thị trường, khai thác có hiệu quả các lợi thế về thương mại, là đối tác thích ứng với các công ty nước ngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ba là: Các hợp tác xã thương mại - dịch vụ, trong thời gian tới có thể kinh doanh tổng hợp, cũng có thể kinh doanh theo ngành hàng. Trước mắt cần phải hướng kinh doanh vào các mặt hàng phục vụ sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống, nông cụ…các mặt hàng phục vụ tiêu dùng hàng ngày của nông dân, nhất là mặt hàng công nghệ phẩm, các mặt hàng chính sách. Ngoài ra cần tổ chức thu gom nông lâm sản, tổ chức thu mua rau quả để cung ứng cho thị trường có sức tiêu thu mạnh. Bốn là: Đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân phải hoạt động đúng theo luật doanh nghiệp từ việc thành lập cho đến khi hoạt động kinh doanh, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chấp hành chế độ thuế và phấp luật của Nhà nước. 3.3.8 Các giải pháp khác để phát triển thương mại. Một là: Cần có kế hoạch phát triển các ngành mũi nhọn sản xuất hàng xuất khẩu. Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển thương mại và tăng trưởng kinh tế đất nước. Do đó xuất khẩu là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động thương mại. Căn cứ vào lợi thế so sánh của Lào có thể xác nhân một số mặt hàng xuất khẩu như sau: Điện tử, hàng nông – lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may… Hai là: Đẩy mạnh cải cách nền hành chính. Quản lý hành chính của Nhà nước hiện nay vẫn còn yếu kém, thủ tục hành chính còn phiền hà, công văn giấy tờ còn phải qua nhiều cửa, nhiêu khâu trung gian không cần thiết, người thi hành công vụ cửa quyền, sách nhiễu, thời gian giải quyết các thủ tục chậm trễ…Đây cũng là một nguyên nhân hạn chế du lịch, thương mại đầu tư. Do đó Lào cần phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính, đơn giản hơn các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất và kinh doanh hoạt động trên thương trường. KẾT LUẬN Phát triển thương mại là một vấn đề cấp thiết trong quá trình hội nhập thị trường khu vực và quốc tế, đặc biệt là quá trình hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nó đòi hỏi phải được nghiên cứu và giải quyết cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn nhằm tạo ra những tiền đề và điều kiện cần thiết đảm bảo cho quá trình tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của Lào, đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước theo những mục tiêu quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Để góp phần tìm hiểu và giải quyết vấn đề này, luận án đã có những nỗ lực trong việc tiếp cận và luận giải một số điểm chủ yếu như sau: Phân tích và khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại, chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân, vai trò và vị trí của thương mại, nêu lên các nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại. Dựa vào cơ sở lý luận và phương pháp luận trên đây, luận văn đã đi sâu phân tích và đánh giá tổng quát về thực trạng và kết quả của hoạt động thương mại của Lào hiện nay. Xuất phát từ thực trạng phát triển thương mại và những yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của quá trình tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của Lào, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương của Lào. Với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển và thông qua đó tác động vào quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của Lào. Tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng do nguồn tài liệu, số liệu thống kê và điều tra thực tế còn hạn chế, nên việc phân tích, luận giải những vấn đề đặt ra trong luận án chắc chắn còn nhiều mặt khiếm khuyết. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và luận giải một cách toàn diện và sâu sắc hơn đối với chiến lược phát triển thương mại của CHDCND Lào. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bằng tiếng Việt: PGS.TS. Hoàng Minh Đường, PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao đông – Xã hội GS.TS. Đặng Đình Đào (1998), Giáo trình Thương mại doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. GS.TS. Đặng Đình Đào, GS.TS. Hoàng Đức Thân ( chủ biên) (2001), Giáo trình kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Xuân Quang (1999), Giáo trình Marketing thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Phùng Tuấn Viết (2001), Định hướng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của Thành phố Đà Nẵng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội miền Trung Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu Thương mại Bộ Thương mại, Hà Nội. Nguyễn Thành Độ (chủ biên) (1996), Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Hữu Lam (chủ biên) (1998), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, ĐH. Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, Thành Phố Hồ Chí Minh. Tài liệu bằng tiếng Lào: Bộ Công nghiệp và Thương mại, Chiến lược phát triển thương mại 2001-2010. Bộ Công nghiệp và Thương mại, Thống kê xuất nhập khẩu của Lào 2000-2007. Bộ Tài chính, Cục hải quan thống kê xuất nhập khẩu 2000- 2007. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng NDCM Lào (2001), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Viêng Chăn. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng NDCM Lào(2006), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Viêng Chăn. Số liệu thống kê năm 2000-2007 của Cục thống kê quốc gia Lào. Trang web: www.moc.gov.la.com www.laotrad.com DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN LUẬN VĂN MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNghiên cứu tình hình thực hiện chiến lược thương mại của nước CHDCND Lào.docx
Luận văn liên quan