_ Để thiết kế ra một sản phẩm có thể bán được ra thị trường thì ta phải
nắm bắt được xu hướng người sử dụng. Bên cạnh đó ta phải tìm hiểu tâm lý
khách hàng cần hướng đến. Có hiểu tâm lý khách hàng , thì các sản phẩm
được thiết kế mới có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
_Ý tưởng tôi chọn nghiên cứu là một đề tài phù hợp với nữ giới độ tuổi
từ 16-21 tuổi. Ý tưởng thể hiện sự trẻ trung, năng động,nhưng vẫn giữ được
nét nữ tính.
_Bộsưutập đượcthiếtkế ra nhằm phụcvụ cho đối tượng từ16-21. Các
mẫuthiếtkế được chia ra thành cácnhóm: tươi trẻ cho tuổi (16-17), năng
động (18-19), trưởng thành (20-21). Bộsưutập mang màusắctươi sang, trẻ
trung cũnggiốngnhư độ tuổicủa đối tượng thiếtkế.
_Đối tượngnữgiớitừ16-21 tuổilà đố tượng thường thay đổivềmặt
tâm lý nên các thiếtkế cho đối tượngnàycũng thay đổi liên tục. Đây là nhóm
đối tượng đầytìmnăng phát triển. Vì nữgiới trong độ tuổinày đặt nhu cầu
làm đẹplên hàng đầu, và mong muốn thểhiệncá tính , cáitôi ra ngoài.
101 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5751 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu trang phục dạo phố nữ giới độ tuổi 16- 21 tuổi và bộ sưu tập ngày mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thắt lưng (thường làm bằng vải) là bộ
phận phụ với mục đích ban đầu phục vụ cả nam lẫn nữ là giữ cho đồ mặc
dưới khỏi tuột (với mục đích này, thắt lưng có thể bằng một sợi dây, gọi là dải
rút), rồi phát sinh thêm mục đích giữ áo dài cho gọn. Và mục đích thứ ba là
tôn tạo cái đẹp cơ thể của phụ nữ. Các bà các chị còn dùng thêm thắt lưng bao
(còn gọi là ruột tượng) để kiêm nhiệm mục đích thứ tư là làm túi dựng đỗ vặt
(tiền, trầu cau....).
Đồ đội đầu, đồ trang sức
Khi lao động đồng áng, người Việ t Nam thường di chân đất, khi hội hè
hoặc ở thành thị. thì đi dép (theo chất liệu có dép da, dép dừa, dép cói, dép
cao su,...), đi guốc (làm bằng gỗ), đi hài (đối với phụ nữ), đi g iày (đối với
nam giới). Trên đầu thường đội khăn. Phụ nữ trước đây để tóc dài và vấn tóc
bằng một mảnh vải dài cuộn lại dể trên đầu (gọi là cái vấn tóc), đuôi tóc để
chứa ra một ít gọi là tóc đuôi gà : “ Một thương tóc để đuôi gà. Hai thương
ăn nói mặn mà có duyên” . Nguyễn Nhược Pháp trong bài thơ Chùa Hương
đã miêu tả rất chính xác trang phục của có gái quê : “Khăn nhỏ, đuôi gà cao-
Em đeo giải yêm đào - Quần lĩnh, áo the mới - Tay em cầm chiếc nón quai
thao..”
Có thể phủ ra ngoài cái vấn tóc là cái khăn vuông, chít hình mỏ quạ
vào mùa lạnh (có mỏ nhọn phía trước. hai đầu buộc dư ới cằm) hoặc hình
đồng tiền vào mùa nóng (như khăn mỏ quạ, nhưng hai đầu buộc ra sau). Đàn
ông trước đây để tóc dài búi lại thành một búi tròn trên đầu gọi là búi tó, búi
củ hành. Khi làm lụng, người đàn ông vấn khăn đầu rìu, lúc sang trọng thì
đội khăn xếp. Người Nam Bộ thường đội khăn rằn .
HU
TE
CH
Trên khăn hoặc thay cho khăn là nón để che mưa nắng. Nón thường có
khung tre và lợp lá gồi. Nón chóp nhọn đầu; nón thúng rộng vành; nón ba
tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn - các loại nón này đều phải có quai
để giữ, nón quai thao (làm bầng vải thao) là loại phổ biến hơn cả. Huế nổi
tiếng với nón bài thơ - một loại nón mỏng giơ lên ánh sáng nhìn thấy những
hình trang trí bên trong (xưa có bài thơ). Mũ là loại đồ đội đầu ôm sát và kín
tóc (miền Nam gọi chung cả mũ nón là "nón"). Vua xưa đội mũ miện; quan
văn xưa đội mũ cánh chuồn (có hai. cánh hai bên); tướng ra trận đội mũ trụ
(bằng chất liệu cứng để chống binh khí); sư sãi và người già đội mũ ni (có
diềm che kín tai và gáy, bởi vậy mới có thành ngữ "mũ ni che tai"); trẻ con
đội mũ thóp (để bảo vệ thóp thở ở đỉnh đầu); sau này còn có mũ lưỡi trai, mũ
ca-lô, mũ cát.
Về cách trang sức thì từ thời Hùng Vương, người Việt Nam đã rất
thích đeo vòng - vòng tai. Vòng cổ, vòng tay, vòng chân (vòng tai có thể
nặng làm trễ dái tai xuống, dẫn đến tục căng tai ở một số dân tộc miền núi).
Lối tư duy tổng hợp truyền thống luôn là nguồn gốc của một nếp sống thiết
thực : khi ăn thì kết hợp để chữa bệnh. ngay cả khi làm đẹp. Người Việt Nam
cũng luôn kết hợp sao cho cái đẹp đó có ích cho cuộc sống, cho sức khỏe.
Thời Hùng Vương có tục xăm mình theo hình cá sấu để nó khỏi làm hại (tục
này đến tận thời Trần vẫn được duy trì). Tục nhuộm răng đen có tác dụng
vừa để bảo vệ răng vừa để trang điểm (ca dao có câu : Răng đen ai nhuộm
cho mình - Để duyên mình đẹp, để tình anh say). Tục ăn trầu để đỏ môi và
để trừ sơn lam chướng khí, cũng rất phổ biến là tục nhuộm móng tay, móng
chân bằng thảo mộc (lá móng) để trừ tà ma và để làm đẹp. Như vậy, trong
việc trang phục, người Việt Nam đã có cách ứng xử rất linh hoạt đặng đối
phó với khí hậu nhiệt đới nóng bức và công việc nhà nông làm ruộng nước.
Cách may mặc, cùng với chức năng đối phó với môi trường tự nhiên, còn
luôn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người; nhưng đó luôn là một cái
đẹp tế nhị, kín đáo.
1.3 Trang phục qua từng thời kì:
Trang phục thời Hùng Vương:
HU
TE
CH
Cách
đây khoảng 4.000 năm vào thời đại đồng thau phát triển, nước
Việt Nam thời đó gọi là nước Văn Lang. Người dân ở đây đã sinh sống bằng
săn bắn, hái lượm và trồng trọt. Họ không dùng vỏ cây làm áo nữa mà đã biết
trồng gai, đay, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Vào thời kỳ này đồ đồng rất phong
phú. Trống đồng và nhiều tượng phù điêu bằng đồng có khắc họa những cảnh
sinh hoạt thời đó với những hình người, với các loại trang phục khá rõ nét và
được thể hiện bằng phong cách nghệ thuật biến hình, cách điệu cao. Qua đó, ít
nhiều đã cho thấy trang phục của người thời đó khá phong phú như phụ nữ
mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát
vào người, phía trong mặc yếm kín ngực,
chiếc yếm cổ tròn sát cổ, có trang trí
những hình tấm hạt gạo. Cũng có những
loại áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở một
phần vai và ngực hoặc kín ngực, hở một
phần vai và trên lưng. Hai loại sau có thể
là loại mặc chui đầu hay cài khuy bên trái.
Trên áo đều có hoa văn trang trí. Thắt lưng
có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau
quấn ngang bụng.
Qua những hiện vật khảo cổ đã tìm được cho thấy trang phục của đàn bà
và đàn ông như sau:
- Đàn bà mặc váy (váy kín "váy chui" và váy mở "váy ngắn").
- Đàn ông thường đóng khố và cởi trần.
Do điều kiện khí hậu và sinh sống, người
dân thường lên rừng săn bắn, hái lượm hay
xuống biển bơi lặn đánh cá, hoặc làm ruộng nước
vất vả nên đầu tóc phải gọn gàng. Vì vậy, đàn
ông và đàn bà phải cắt tóc ngắn đến ngang vai
hoặc một số ít cắt ngắn đến chân tóc. Về trang
phục của chiến binh thì gồm mảnh giáp hình chữ
nhật dùng để che ngực có 4 quai đeo. Đai lưng
HU
TE
CH
bằng đồng có khóa to bản, được hình thành bởi nhiều các móc được liên kết
với nhau. Trên bề mặt mỗi miếng đều có họa tiết hình rùa hay chim. Các loại
bao ống tay, bao ống chân bằng đồng có thể được dùng trong các điệu múa
ngày lễ, ngày hội (xem ảnh). Về hình thức trang sức và trang điểm của người
Việt cổ thì nam nữ đều xâu lỗ tai và đeo đồ trang sức. Các loại vòng tai phổ
biến của hai giới là hình tròn, hình vành khăn, hình khối đặc biệt là loại vòng
hoa tai gắn quả nhạc hay đôi hoa tai bằng đá, hình con thú. Những chuỗi hạt
thường thấy gồm các loại hạt hình trụ, trái xoan, hình cầu. Còn vòng tay với
nhiều hình khác nhau như: tròn, vuông, chữ nhật, lòng máng, sóng trâu... có
trang trí hoa văn hình lông chim hay bông lúa.
Trang phục thời Ngô – Đinh – Tiền Lê:
Vào nửa sau thế kỷ III trước Công Nguyên, Thục Phán, một thủ lĩnh
người Âu Việt từ miền trên đã tràn xuống đánh chiếm nước Văn Lang,
thống nhất hai lãnh thổ, dựng nên nước Âu Lạc, dời đô từ miền núi xuống
đồng bằng. Thời kỳ này đồ sắt phát triển. Trong thời kỳ đất nước Âu Lạc bị
Triệu Đà xâm lược, cai trị, cộng với ba lần bị phong kiến phương Bắc thống
trị hơn một ngàn năm (207 trước công nguyên - 939), nhân dân ta một mặt
đấu tranh với kẻ thống trị, nhưng một mặt vẫn tích cực phát triển sản xuất.
Nghề dệt đã có những phát triển quan trọng. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã
phổ biến và còn sản xuất được các loại vải bông thô, vải đay, vải gai, vải cát
bá loại mịn, lụa... Đã biết dùng tơ tre, tơ chuối dệt thành vải. Vải dệt từ tơ
chuối có tên gọi là vải Giao Chỉ. Khăn bông được thêu thùa rất đẹp gọi là
bạch diệp. Ngoài ra, còn làm nhiều đồ trang sức bằng vàng, bạc (vòng tay,
nhẫn, hoa tai, trâm), bằng ngọc (vòng, nhẫn), bằng hổ phách, bằng thủy tinh
(chuỗi hạt). Đã từng phải cống cho triều đình phương Bắc loại mũ "đầu
mâu" hoàn toàn bằng bạc (khảo cổ học đã phát hiện được nhiều kiểu khóa
thắt lưng, chứng tỏ tục mang tai rất phổ biến).
Đến triều đại nhà Đinh (968 - 980), về trang phục, sử sách đời sau chỉ
nhắc đến một số rất ít hiện tượng như (năm 974) quân lính "đều đội mũ
chỏm", bằng, bốn bên hình vuông (Mũ làm bằng da, bốn cạnh khít lại, trên
hẹp dưới rộng), gọi là mũ "tứ phương bình đỉnh". Hoặc "Năm Thái Bình thứ
sáu (975) Đinh Tiên Hoàng định phẩm phục của các quan văn võ". Hoặc
HU
TE
CH
(năm 980) ở một bức thư của nhà Tống gửi cho triều đình ta có nói tới việc
nhân dân ta thời đó đều cắt tóc ngắn. Hoặc có nhắc đến mũ của các đạo sĩ là
màu vàng, áo của các nhà sư là màu thâm, các quan được dùng ấn vàng thì
thắt lưng dải tím, được dùng ấn bạc thì thắt dải xanh.
Sang thời (tiền) Lê (981 - 1009), ta thấy: Vua Lê Đại Hành lên ngôi
mặc áo long cổn, về sau áo mặc thường dùng vóc đỏ, mũ trang sức trân
châu.
Lê Ngọa Triều, (1006) đổi lại phẩm phục cho các quan văn võ và tăng
đạo, theo đúng như nhà Tống.
Như vậy là suốt thời gian dài này, tư liệu và hiện vật về trang phục để
lại rất hiếm. Kể cả về sau, những tài liệu thành văn cũng chỉ chủ yếu nói về
trang phục trong Triều Đình (nhắc đến tên mũ, tên áo, màu sắc... chứ không
miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ). Một số hiện vật bằng gỗ, đá để lại nói chung hình nét
không được rõ lắm.
Dù sao trong vài chục năm trị vì, các vua Đinh, Lê cũng đã giành sự
quan tâm đến lĩnh vực trang phục, đặc biệt là mũ áo Triều Đình. Nhìn
chung, ít nhiều thấy có sự kế thừa hoặc sáng tạo về hình loại, kiểu cách,
màu sắc nhưng đáng trách hơn cả là sự sao chép một cách nô lệ, lười biếng
của vua Lê Ngọa Triều tạo một tiền đề lai căng cho những kiểu mẫu trang
phục về sau.
Tuy nhiên, trong những thời kỳ chế độ phong kiến ổn định, thì càng về
sau, trang phục cũng đã dần dần được qui định cho từng thành phần trong
xã hội (vua, quan, dân...) cho mọi nghi thức trong cuộc sống (cưới, tang, lễ,
hội...). Căn cứ trên hình thức, màu sắc, họa tiết... trong trang phục, ở từng
giai đoạn, sự phân biệt mang tính chất giai cấp đã được hình thành rõ rệt.
Trang phục triều Lý:
Triều đại nhà Lý (1009 - 1225), kinh đô từ Hoa Lư dời về thành Đại La
và gọi là Thăng Long. Năm 1054, đặt tên nước là Đại Việt.
Năm 1029, vua Lý Thái Tông định quy chế mũ áo của các công hầu và
các quan văn võ. Nhưng chắc việc quy định này còn chưa chặt chẽ kể cả về
hình thức trang phục và cách thức sử dụng. (Theo tư liệu để lại, các quan
HU
TE
CH
triều Lý một thời gian vẫn đeo cái túi có hình cá bằng lụa đỏ và bằng vàng, ít
nhiều còn ảnh hưởng lối trang sức của nhà Tống).
Năm 1040, nhà vua chủ trương dùng gấm vóc trong nước để may lễ
phục mà không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa. Số gấm vóc của nhà Tống
còn lại trong kho thì phát hết ra may áo cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên:
áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên, áo bào bằng vóc. Điều này biểu thị
chí tự cường, tự lập của dân tộc đã khá cao.
Năm 1059, vua Lý Thánh Tông địn h triều ph ục cho các quan. Vào
chầu vua, các quan phải đi tất, đi hia và đội mũ phác đầu. (Mũ này có 4 góc,
4 tai, sau làm 2 tai ngang, tức mũ cánh chuồn, có thể là kiểu mũ từ thời Đinh,
sau thêm tai), mặc áo bào tía, cầm hốt ngà, thắt đai da. Lệ đội mũ phác đầu,
đi hia bắt đầu có từ thời này.
Qua võ phục thời Lý, ta bắt gặp những
dạng hoa văn, những hình xoắn, hình móc...
thường thấy trong lĩnh vực trang trí, hội họa thời
đó. Những biểu tượng cho thiên nhiên, cuộc sống
được khắc lại trên trang phục của những nhân vật
tượng trưng cho sức mạnh là một đặc điểm hài
hòa rất có ý nghĩa. Các vũ nữ, tóc thường búi cao
lên đỉnh đầu, trên trán có một điểm trang trí, mái
tóc điểm những bông hoa, tay đeo vòng, cổ đeo
những chuỗi hạt, mặc váy ngắn có nhiều nếp.
Trang phục của nhạc công cũng khá độc đáo. Mũ chùm kín tóc, phía
trên mũ được làm cao lên và trang trí các diềm uốn lượn. áo cánh trong: tay
dài và chít ở cổ tay. Bên ngoài là một chiếc á o, cộc tay. Quanh cổ áo có
chiếc vân kiên (như chiếc yếm dài) chùm cả một phần ngực, lưng và vai.
Quanh bụng đeo những miếng diềm vải rộng có trang trí nhiều đường thêu
đẹp. Bụng chân quấn xà cạp và chân đi giày vải mũi nhọn.Thời gian này vẫn
còn tục xăm mình. Từ vua đến quân sĩ ai cũng xăm mình. Quân cấm vệ xăm
vào ngực và chân những dấu hiệu riêng và được phép xăm hình rồng lên
người.
HU
TE
CH
Thời Lý có lệnh cấm người dân mặc áo màu vàng (1182), con gái dân
gian không được bắt chước kiểu búi tóc như cung nhân.
Những pho tượng tròn hoặc tượng đắp nổi bằng đá của thời Lý còn lại
cũng chứng minh quần áo thời đó đã được may theo quy cách, bằng nhiều
loại vải tốt và mịn. Ở thời Lý, đàn bà thường đeo khuyên bạc, vũ nữ thường
búi tóc cao và buộc diềm hoa trên đầu gợi lại hình ảnh trang điểm ở tượng
người phụ nữ trên cán dao găm, trên chuôi kiếm ngắn từ thời Hùng Vương,
hoặc các võ tướng còn đính nhiều quả nhạc trên áo giáp biểu hiện ý thức
"nhớ nguồn", chứng minh tinh thần tiếp nối và phát huy truyền thống.
Cùng với những hoa văn, họa tiết trang trí trên trang phục, những hoa
văn, họa tiết thời Lý ở các hiện vật khác không chỉ là yếu tố trang trí nghệ
thuật mà còn có nhiều ý nghĩa tượng trưng, như những hình dạng xoắn ốc
đôi, chính là ký hiệu mây mưa mà ông cha ta vẫn cầu mong mưa thuận gió
hòa, mùa màng tươi tốt, như hình tượng con rồng thời Lý là "rồng rắn" một
đồ án trang trí đẹp và độc đáo, tượng trưng cho nguồn gốc lịch sử dân tộc,
vòng uốn lượn mềm mại của thân trưng rồng tượng cho nguồn nước và mây
mưa, là niềm mơ ước của cư dân lúa nước
Nghiên cứu trang phục và hoa văn, họa tiết thời Lý như trên, ta thấy
một ý nghĩa đặc biệt là nó đã phản ánh được mối tương quan thống nhất
trong đời sống kinh tế, quân sự, văn hóa... của xã hội thời đó khá rõ nét.
Trang phục triều Trần:
Triều Lý suy vong, triều Trần nối tiếp (1225 - 1400). Đất nước Đại
Việt thời Trần, với ý ch í sắt đá tự lập tự cường của triều đình và của toàn
dân, xây dựng trên nền tảng truyền thống dân tộc, trên những chiến công ba
lần chống xâm lược Nguyên - Mông, đã phát triển mạnh mẽ nhiều mặt. Về
nghề dệt, thời gian này nhân dân ta đã có nhiều loại vải bông, vải gai, lụa,
lĩnh, sa, the, nái, sồi, đoạn, gấm, vóc... Nghề thêu cũng phát triển.
Năm Hưn g Lon g thứ 8 (1300), quan võ dùng kiểu mũ áo mới. Quan
văn đội mũ chữ đinh màu đen. Tụng quan đội mũ toàn hoa (mũ hoa thủng có
hai vòng vàng đính ở hai bên) màu xanh như kiểu cũ. Cửa tay áo các quan
văn, võ rộng từ 9 tấc đến 1 thước 2 tấc, kiểu hẹp từ 8 tấc trở xuống thì không
HU
TE
CH
được dùng. Các quan văn võ không được mặc xiêm. Tụng quan không được
mặc thường.
Sau đó (1301) lại cho phép các quan đội mũ chữ đinh, thêm miếng lụa
bọc tóc màu tía pha màu biếc (bịt lên đầu dùng để buộc chân tóc lại, bỏ thừa
về đằng sau).Vương hầu nào tóc dài thì đội mũ triều thiên, người nào tóc
ngắn thì đội bao cân (1303).
Đến năm 1395, Lịch Triều tạp kỷ lại quy định mũ áo của các quan văn,
võ. Nhất phẩm thì màu tía, nhị phẩm: màu đại hồng, tam phẩm: màu đào
hồng, tứ phẩm, ngũ phẩm: màu lục, thất phẩm: màu biếc, bát, cửu phẩm:
màu xanh. Người không có phẩm hàm và nô bộc: màu trắng. Người hầu
trong cung thì mặc váy mở, không dùng xiêm.
Các quan theo hầu, chức văn từ lục phẩm trở lên được đội mũ cao sơn
(chánh lục phẩm: mũ màu đen, tòng lục phẩm: màu xanh). Chánh lục phẩm
được mang đai, đi hia. Người tôn thất đội mũ phương thắng màu đen. Chức
võ, lục phẩm đội mũ chiết xung, tước cao màu không có
chức được mang đai và đội mũ giác đính, thất phẩm đội mũ thái cổ, tòng thất
phẩm đội mũ toàn hoa. Vương hầu đội mũ viên du. Ngự sử đài đội mũ khước
phi. Nhà vua búi tóc, dùng theo bọc và buộc lại, trông như khăn nhà đạo sĩ,
chỉ rộng hơn một ít, còn tóc ở hai bên thì vẫn để lộ ra và xõa xuống. Các
quan được mặc áo bào và cầm hốt.
Triều đình thời Trần mấy lần quy định chế độ mũ áo cho các quan văn,
quan võ, còn đối với nhân dân không thấy nêu những điều lệ cụ thể. Duy chỉ
được biết là trong nhân dân, trừ phụ nữ không bị cấm, còn không ai được
mặc màu trắng. Ai mặc màu trắng là phạm pháp. Có thể đây là để giành
riêng màu trắng cho những người tôi t ớ trong cung, tránh sự lẫn lộn trong xã
hội? Các màu xanh, đỏ, vàng, tía, cũng không dùng.
Đàn bà thường mặc áo tứ thân màu đen, trong lót vải trắng để may viền
vào cổ áo, rộng khoảng 13cm, cắt tóc để lại chừng 10cm rồi buộc túm lên
đỉnh đầu, xong uốn cong đuôi tóc và buộc lại lần nữa hình giống như cây bút,
không để tóc mai, không búi tóc phía sau đầu, không đeo vòng khuyên.
HU
TE
CH
Những người giàu thì cài trâm đồi mồi, còn thì cài trâm bằng xương hoặc
sừng, không dùng phấn sáp hay xoa dầu.
Đàn ông thường cởi trần hoặc mặc áo tứ thân màu đen, cổ áo tròn bằng
the, quần mỏn g b ằn g lụa thâm. Đại đ a số cạo trọ c đ ầu (k ể cả trẻ em). Có
người chùm đầu bằng khăn lụa. Ngày thường ở nhà, chỉ để đầu trần, khi tiếp
khách mới đội chăn, khi ra đường mang khăn theo, đều đi đất, cũng có người
đi giầy da, nhưng khi vào cung vua thì cởi ra. Trong nhân dân vẫn phổ biến
tục nhuộm răng đen và ăn trầu.Tục xăm mình thời Trần rất phổ biến, đạt đến
trình độ nghệ thuật, và đã có thợ chuyên vẽ hình.
Trong khi quân đội thời Trần đều thích lên cánh tay hai chữ "Sát Thát",
thì nhân dân Đại Việt, nhiều người, dù là người đã có con cháu, cũng xăm
lên bụng những chữ "Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc" thể hiện tinh
thần vì việc nghĩa liều thân, báo đền ơn nước. Xăm mình, thích chữ vừa là
truyền thống, vừa là thi hành lời thề thiêng liêng, vừa thể hiện một tinh thần
thượng võ. Đồng thời, đó cũng là một hình thức trang điểm trên thân thể
phản ánh quan niệm về cái đẹp của người đương thời.
Nhìn nhận chung, trang phục thời Trần có những sắc thái đặc biệt, nó
không tách rời ảnh hưởng của một nguyên lý thẩm mỹ xuất phát từ tinh thần
thượng võ Đông A, bắt nguồn từ truyền thống dựng nước, giữ nước oanh liệt
của dân tộc. Trong vòng 30 năm ba lần so gươm, đọ dáo với một kẻ thù khét
tiếng hung hãn đang "làm cỏ" nhiều nước trên thế giới, quân dân Đại Việt,
với lòng yêu nước nồng nàn, với sức mạnh đoàn kết chặt chẽ, với trí thông
minh sáng tạo, đã phải thường xuyên cảnh giác, thường xuyên rèn luyện, liên
tục chiến đấu ngoan cường và đã giành được thắng lợi huy hoàng. Thực tế
khách quan ấy không cho phép một sự cầu kỳ, phức tạp, tản mạn... trên mọi
hình thái đời sống xã hội thời ấy, trong đó có phần trang phục, trang sức. (Ví
dụ như phụ nữ không trang điểm diêm dúa cho tới về sau khá lâu, vua quan
đều ăn mặc giản dị...).
Trang phục triều Nguyễn:
Triều Nguyễn (1802 - 1945), vương triều cuối cùng của giai cấp phong
kiến nước ta, càng về sau càng phản động với bộ máy thống trị lạc hậu, hoàn
toàn phụ thuộc vào sự chỉ huy của thực dân Pháp.
HU
TE
CH
Đầu thời Nguyễn, trang phục của vua quan cũng được quy định tỉ mỉ
như ở những triều đại phong kiến trước và có một cơ quan chuyên trách: Bộ
lễ, song nó đã không mang được sắc thái riêng của dân tộc. Sự pha tạp những
yếu tố Đông Tây, Âu Á trong hình dáng và họa tiết, nhằm mục đích phô
trương hình thức, thể hiện uy quyền của đẳng cấp thống trị, cho nên không thể
nào tránh được sự lố bịch, lai căng.
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802. Trang phục của vua, có mũ miện, áo
long cổn, xiêm , đai , hia , hốt.
- Mũ miện, thân mũ hình tròn ống, đan bằng dây thau, rộng hẹp tùy cỡ
đầu, mặt ngoài bọc lụa màu huyền, trong lót lụa màu đỏ. Đặt lên trên thân mũ
là một ván gỗ mỏng hình chữ nhật, cạnh trước và cạnh sau đeo 24 dây tua
bằng vàng, xâu 300 hột san hô, trân châu, pha lê và 400 hạt vàng. Đỉnh mũ
đính hai chữ vạn thọ bằng vàng. Xung quanh thân mũ có 12 hình rồng vàng, 6
hình ngọn lửa cũng bằng vàng. Lại dát hình hoa sen và đám mây bằng 256 hột
vàng. Khi đội mũ, dùng một khăn chít ở trán để đội cho chặt (võng cân). Khăn
dệt bằng tơ vàng.
- Áo long cổn bằng sa tanh màu thanh thiên, cổ tròn bằng đoạn bát ty
màu quan lục, trong lót lụa trắng. Thân áo thêu nhiều họa tiết: mặt trời, mặt
trăng, sao, núi, rồng v.v... Vạt áo thêu rồng, mây, hình sóng nước... Tay áo
cũng có họa tiết hình hai con rồng quay đầu xuống. Bên trong mặc áo đơn
màu bạch tuyết, cửa tay thêu hình rồng mây.
- Xiêm bằng sa màu vàng bóng, dưới viền gấm, thêu các họa tiết: ngọn
lửa, hạt gạo, hình phất, hình phủ... lại còn đính các thứ ngọc bội, khánh ngọc,
ngọc huỳnh, hạt vân mẫu, san hô, hổ phách... Khi đi lại, các thứ đó va chạm
vào nhau, phát ra âm thanh rủng rẻng.
- Đai làm bằng da bọc đoạn màu vàng, giữa đính một miếng ngọc hình
vuông, xung quanh gắn sáu viên ngọc trắng hình quả trám, bịt vàng, 392 hạt
châu ngọc, bên trong có sáu khuy để đính vào áo.
- Hia, ngoài bọc đoạn màu đen, trong lót đoạn màu đỏ. Xung quanh
thêu hình rồng, mây, đính ngọc, kim cương và những miếng kính cùng nhiều
thứ khác. Hốt (cầm tay) của vua bằng ngọc, dài một thước hai tấc (khoảng
40cm), ngang ba tấc (khoảng 10cm), có túi gấm đựng.
HU
TE
CH
Năm 1806, vua Gia Long ban chiếu quy định phẩm phục đại triều và
thường triều cho các hàng văn võ, tóm lược như sau:
- Phẩm phục đại triều Văn giai: Các quan từ trên nhất phẩm đến chánh
thất phẩm, tùng thất phẩm đều đội mũ cánh chuồn tròn, nhưng tùy cấp bậc
thấp, cao mà được đính ít hay nhiều vàng, bạc, đá quý... ởtrên mũ, áo, mãng,
bào cổ tròn. Chức cao nhất thì màu tía rồi đến hàng thấp: màu lục, lam,
xanh...Đai, thân màu đỏ, trang sức vàng, ngọc, bạc, đồi. Hia, màu đen, mũi
vuông. Tất viền gấm.
- Phẩm phục thường triều Văn giai: Từ trên nhất phẩm đến chánh tam
phẩm, tùng tam phẩm: đội mũ văn công, trang sức bằng vàng có hai dải đính
ngọc kim hoa. áo bằng sa đoạn, màu xanh, lục, lam, đen v.v... hoặc thêu hoa,
cổ chéo, màu trắng. Xiêm thêu chim hạc, xen hoa màu đỏ. Hia, tất giống như
phẩm phục đại triều Văn giai. Từ chánh tứ phẩm, tùng tứ phẩm đến chánh,
tùng lục phẩm (tán giai): đội mũ kiểu Đông pha. áo bằng sa đoạn, màu xanh,
lam, lục... Bố tử nền đỏ, thêu chim công, (cháng, t ùng tứ phẩm), thêu vân
nhạn (chánh, tùng ngũ phẩm), thêu ngỗng trắng (chánh, tùng lục phẩm).
Chánh thất phẩm, tùng thất phẩm đến chánh cửu phẩm, tùng cửu phẩm (tán
giai): đội mũ văn tú tài. áo: kiểu may, màu sắc và hia tất giống cấp bậc trên.
Bố tử, bậc chánh: nền đỏ, bậc tùng: nền xanh, thêu hình chim cò. Xiêm màu
xanh, lục tùy ý nhưng hai bên không thêu hoa chùm.
Về trang phục của binh lính thời đó: mặc áo cánh ngắn, cổ đứng, cao,
cài cúc giữa, tay áo hẹp, ở gần cửa tay áo có đính phù hiệu chữ V bằng mà u
đỏ hay vàng hoặc kim tuyến để chỉ cấp bậc là cai, đội hay quản v.v... Quần
như quần nhân dân nhưng phía dưới bó xà cạp, áo quần màu vàng cỏ úa. Đầu
đội nón dấu nhỏ hay nón đĩa đan bằng tre quang dầu. Nón đĩa rộng như cái
mẹt con, đường kính khoảng 25cm, phía sau có đính vải để che gáy và hai
bên tai tránh nắng. Chân đi dép da trâu mỏng, có quai chéo chữ V và một
quai quàng. Giai đoạn này, lính người Việt tham gia quân đội Pháp được
trang phục theo kiểu cách quân đội viễn chinh Pháp quy định.
Ở thời nhà Nguyễn, càng về sau trang phục của giai cấp phong kiến,
đặc biệt là ở tầng lớp trên, càng biểu hiện một sự lố lăng, pha tạp, nhằng nhịt
đến rối mắt.
HU
TE
CH
Ví dụ như hình ảnh một ông vua: Vua Khải Định mặt áo dài đến đầu
gối, cổ đứng cao. áo mở giữa nhưng bó lấy người bằng một thắt lưng to bản
và một dải vải vắt chéo thân người. áo thêu rồng, mây, sóng nước rối rắm.
Cổ tay chẽn lại bằng miếng đáp như “măng-xét” áo sơ mi. Hai vai đeo ngù.
Đầu đội nón chóp. Chân đi giầy da đen bóng và ống chân được bó lại như
kiểu đi “ghệt” nhưng lại thêu rồng. Trên nón, trên áo, trên thắt lưng… đều có
đính rất nhiều vàng ngọc. Ngực đeo thẻ bài, khánh… bên cạnh các loại “mề
đay” to nhỏ. Có cái “mề đay” đeo xuống tận đùi. Đeo kiếm Tây nhưng vỏ
kiếm lại chạm các hình hoa lá phương Đông…
Vua Khải Định
HU
TE
CH
Vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương
Đời sống xã hội trong thời kỳ này có ảnh hưởng không nhỏ đến trang
phục của người dân.
Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm
còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân, và cùng với
chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên
bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.
Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam từ lâ u
nhưng mãi tới đời nhà Lý cái yếm mới "định hình" về cơ bản. Theo dòng lịch
sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải
tiến. Tuy nhiên, "cuộc cách mạng" của cái yếm chỉ xảy ra vào đầu thế kỷ này
khi cái quần kiểu Tây và cái váy đầm xoè xâm nhập vào Việt Nam. Thế kỷ
19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai
đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây,
cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là
yếm cổ cánh nhạn.
Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều
kiểu dáng và mẫu mã phong phú. Dành cho người lao động có yếm màu nâu
dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Con gái nhà gia giáo
mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo.
HU
TE
CH
Để trở thành "quốc phục" của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra
đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc. Khi ra
ngoài bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng
lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng,
bộ "độ nghề" ăn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép. Chưa hết, phục
trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khăn đội đầu: khăn nhiễu (quấn
bên trong) và khăn mỏ quạ (trùm bên ngo ài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám
các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, và tóc thì vấn
cao cài lược.
Trang phục từ sau CM Tháng 8 đến năm 1990:
Lịch sử đất nước có những
thay đổi lớn lao: Cách mạng
Tháng Tám (1945) thành công rồi
sau đó là cuộc kháng chiến trường
kỳ chống Pháp và chống Mỹ.
Vào thời kỳ này, trong nhân
dân, người g ià như trẻ lại. Họ mặc
những bộ quần áo mới đi học, đi mít tinh. Lớp trẻ cảm thấy lớn lên, ghé vai
đảm đương công tác cách mạng. Nhiều người cất áo the, khăn đóng, mặc áo
cánh hoặc sơ-mi gọn gàng hơn. Phụ nữ nhà giàu bớt diêm dúa, đi theo chị em
lao động làm việc công ích. Công nhân áo trắng, quần yếm xanh, nông dân
quần áo nâu mới. Đặc b iệt, lứa tuổi th iếu n iên, n h i đ ồn g (n hất là các em ở
thành thị), các em mặc đồng phục.
Sau năm 1975, cả nước rơi vào tình trang khó khăn , kinh tế kém phát
triển, sống dưới thời bao cấp, nên thời trang dường như bị giới hạn lại. Những
ai tiếp nhận trào lưu thế giới sẽ bị cho là đua đòi hư hỏng.
HU
TE
CH
Trang phục từ năm 1991 đến nay:
Đây là thời kì Việt Nam mở cửa , Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận đố với nền
kinh tế nước ta. Kéo theo đó là hàng nước ngoài được nhập khẩu và bán trên
thì trường. và từ đó những xu hướng thời trang thế giới cũng du nhập vào Việt
Nam.
HU
TE
CH
Ngày nay thời trang Việt Nam cũng gần bắt kịp thời trang thế giới.
Thời trang những năm 90
HU
TE
CH
Thời trang từ 2000-2011
HU
TE
CH
2. Khái quát trang phục phương tây qua các thời kỳ :
Thời kỳ cổ đại:
Cuối th iên n iên kỷ IV TCN , xã hội n g u yên th u ỷ b ắt đ ầu tan rã, n hà
nước bắt đầu hình thành, loài người bước vào thời kì văn minh. Và từ đó trang
phục cũng biểu hiện cho đặc trưng cho một đất nước , và giai cấp trong xã
hội. trang phục nổi tiêu biểu cho thời kì này là trang phục Ai Cập và Hy Lạp.
Trang phục Ai cập
HU
TE
CH
Trang phục Hy lạp
Các kiểu tóc Hy Lạp
HU
TE
CH
Thời kỳ trung cổ :
Thời kỳ Trung cổ là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp
đổ của nền văn minh La Mã ở thế kỷ X, kéo dài tới thời Phục hung. Trong
suốt một nghìn năm thời Trung cổ, toàn bộ châu Âu như bị bao trùm bởi một
bóng đen kìm hãm sự phát triển về nhiều mặt. Nhưng thủ công nghiệp lại
phát triển , nghề cắt may xuất hiện, trang phục phát triển. Quần áo thời kỳ này
kín đáo , nặng nề, làm mất đi nét đẹp tự nhiên của cơ thể con người. Màu sắc
chủ đạo là đen và các màu tối sẫm.
Trang phục thời trung cổ
HU
TE
CH
Thời kỳ phục hưng:
Sau thời gian dài dưới chế độ phong kiến hà khắc, đến thời phục hưng (
kéo dài từ thế kỷ XV-XVI) Con người được mở mang về trí tuệ, văn hoá nghệ
thuật phát triển mạnh. Trong thời kỳ này vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
được đánh giá cao. Do đó trọng tâm của trang phục nữ là phần ngực và phần
cổ nhằm hướng sự chú ý lên khuôn mặt. Phụ nữ thời phục hưng mặc trong
cùng váy ôm sát eo , bó sát cơ thể , cổ khoét rộng đến ngực, áo khoác ngoài
khoét nách hoặc không có tay để tiện sử dụng. Đễ trang trí , thường hay dung
nếp gấp của vải , hoặc cắt vải thành các hoạ tiết trang trí. Màu sắc rất phong
phú.
HU
TE
CH
Trang phục thời phục hưng
Thời kỳ Baroque:
Thế kỷ XVI bắt đầu thời kỳ phục hưng ở Italia. Đồng thời quần áo
quý tộc phát triển đến đỉnh điểm của sự xa hoa lộng lẫy , trang trí cầu kỳ,
mang phong cách Ba-ro-cô. Quần áo rất đắt tiền và lộng lẫy. Váy khổng lồ ,
phồng hình bánh xe tương phản với vóc dáng mảnh mai của người phụ nữ. Để
tạo dáng chop hần váy , người ta thiết kế một khung đỡ bằng vải làm làm vật
liệu cứng nhẹ. Eo thắt càng nhỏ càng tốt.Cổ áo xếp nếp, khoét rộng, ngực bó
sát và được nâng lên cao là đặc điểm thời trang nổi bật , thu hút sự chú ý của
mọingười.
HU
TE
CH
Trang phục thời baroque
Thời kỳ cận đại:
Bắt đầu từ Cách mạng tư sản Anh năm 1660. Xã hội có sự phân hoá giàu
nghèo. Trang phục phát triển phong phú, trở thành dấu hiệu phân biệt giai cấp
, tầng lớp , vị trí xã hội. Quan niệm thẩm mỹ, trình độ cắt may thể hiện trên
trang phục của giới quý tộc. thời này trang phục được phân hoá thàn h hai
hướng :
-Đạt đến đỉnh điểm của sự cầu kỳ phức tạp
-Đơn giản, tiện lợi hơn “ tỉ lệ vàng” của cơ thể được chú ý . Đây là
cơ sở hình thành trang phục dạo phố ngày nay.
Thế kỷ XIX , sản xuất công nghiệp đạt được trình độ phát triện, máy khâu
được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1860 và chẳng bao lâu nghề may hình
thành và phát triển rực rỡ. Trang phục càng trở nên phong phú hơn. Trong
giai đoạn này trang phục nữ có sự thay đổi lớn, váy nữ không phồng tròn nữa
mà phồng riêng về phía sau, đuôi váy càng dài càng tốt.
HU
TE
CH
Trang phục nữ thế kỷ XIX
Với sự ra đời cùa xe đạp năm 1870 khiến trang phục có nhiều sự thay
đổi. Việc đi xe đạp khiến cho váy tách ra làm hai ống , được gọi là quần buộc
túm, áo khoát ngoài ngắn dần lên. Cuối thế kỷ XIX tr ang phục phụ nữ càng
trở nên gọn gàng , váy ngắn lại.
Thời kỳ hiện đại:
Thời kỳ này khoa học phát triển tác động mạnh đến mọi khía cạnh của
đời sống. Có sự giao lưu văn hoá giữa các nước làm cho mốt biến đổi nhanh
trên phạm vi toàn thế giới. trang phục nữ xuất hiện các phong cách mới khác
với phong cách cổ điển truyền thống.
Người có ảnh hưởng lớn đến trang phục nữ thời kỳ này là Coco Chanel
(1883-1971). Có thể nói Coco Chanel là người đã tôn vinh những vẻ đẹp yêu
kiều, quý phái của người phụ nữ. Bà đã thực sự tạo ra
cơn sốt "điên loạn" cho ngành thời trang không chỉ
riêng của Paris mà còn ảnh hưởng đến các nước châu
Âu lân cận như: Anh, Hà Lan, Bỉ ... suốt thế kỷ 20, khi
thiết kế nên váy ngắn. Hầu như tất cả phụ nữ Paris
điều quyết định từ bỏ những chiếc áo có chiều dài
chấm gót được tồn tại hàng mấy thế kỷ ở Pháp để mặc
những chiếc váy ngắn màu đen của bà. Điều này
không những tạo nên một cơn sốt mà còn làm thay đổi
cả một hệ tư tưởng, quan niệm về văn hóa, thời trang,
thẩm mỹ của
Khi chiến trang t hế giới thứ 2 xảy ra , trang phuc trở nên khang hiếm.,
nhiều người thay đổi hoàn toàn khái niệm về quần áo. Phụ nữ có thể mặc
quần mà không bị phê phán. Và quần áo phụ nữ dần dần vay mượn các chi
tiết của y phục nam giới mà mang tính quân phục.
Pháp.
HU
TE
CH
Trang phục nữ qua các thập niên
Sau chiến tranh 1945-1955 được coi là thời kỳ của thời trang mới. Yves
Saint Laurent đưa ra hang loạt mốt quần áo mà phụ nữ ngày nay vẫn thường
dung. Đó là những kiểu quần áo gọn gang, đơn giản , lịch sự , sang trọng.
Trang phục dạo phố bắt đầu hình thành từ đây.
Từ 1963-1973 , đây là “thời kỳ tuổi trẻ và cách tân” mang đặc trưng
của tuổi trẻ thời này: nổi loạn và cực đoan.Thay cho những trang phục kín
đáo, người phục nữ mặc những chiếc áo cực mỏng và quần siêu ngắn. chiếc
váy mini ra đời, là biểu trưng cho sự nổi loạn của thời trang những năm 60.
Trang phục đường phố phát triển và ảnh hường rất lớn đến đời sống mọi
người.
HU
TE
CH
Twiggy - người mẫu điển hình của thập niên 60
Mary Quant và những người mẫu mini-skirt collection
Ở thập niên 70, ta thấy những bộ trang phục áo liền quần, kiểu quần bó
sát mông và đùi, ống loe rộng hoặc váy siêu ngắn kết hợp khuyên tai to và
mắt kính. Đó là do sự ảnh hưởng của các ban nhạc Pop và các diễn viên
Hollywood. Kéo theo đó là hang loạt các vũ trường v à quán bar mọc lên
nhằm phục vụ cho sự sinh sôi của dỏng nhạc khiêu vũ.
HU
TE
CH
Trang phục thập niên 70
Từ năm 1980 đến nay thời trang đã trở thành nền công nghiệp phục vụ
đại chúng và không ngừng phát triền. Các bộ sưu tập được trình diễn tại các
kinh đô thời trang như Pari , London , Milan , New Yord … Mang tính ứng
dụng nhiều hơn, với những đường nét thanh lịch và sang trọng.
Năm 2000 Năm2005 Năm 2010
Trong thời kỳ này trang phục dạo phố được hình thành và phát triển
mạnh mẽ cho đến ngày nay. Và là một phần không thể thiếu trong tủ quần áo
của người phụ nữ hiện đại.
HU
TE
CH
3. Xu hướng thời trang thế giới:
Hầu hết các thương hiệu thời trang lừng danh đạ tung ra các thiết kế và
ý tưởng cho từng mùa qua hàng loạt các tuần lễ thời trang. Xuyên suốt sàn
catwalk của Milan, Paris , New York , London ,người ta có thể thấy dù trên
nền chất liệu , kiểu dáng , và phong cách trình diễn nào đi nữa thì các nhà
thiết kế cũng có những điểm tương đồng. Đây cũng chính là xu hướng cho
năm. Sau đây là các xu hướng của năm 2011:
HU
TE
CH
Xu hướng màu choé, neon
Christopher
Versace
HU
TE
CH
Xu hướng Trung Hoa:
Louis Vuitton
HU
TE
CH Marni
Philosophy
HU
TE
CH
Xu hướng chất liệu trong suốt :
Dolce & Gabanna
Erdem
HU
TE
CH
Xu hướng quý bà sang trọng:
Các thiết kế dạ hội được thổi vào đó hương vị cổ điển, quý tộc. Những
thiết kế váy đầm dự tiệc xuân/hè 2011 đã tái hiện lại quanh cảnh lộng lẫy quý
phái của phụ nữ thế kỉ 18 và thời kỳ Phục Hưng.
Có thể nhận biết qua cách xếp tầng bồng, tạo nếp, tạo khối 3D tinh tế.
Những họa tiết thêu hoa, ren, lưới vô cùng công phu và tỉ mẩn… của Marc
Jacobs, Marchesa, Alexander McQueen, Louis Vuitton, Oscar De La Renta.
Xu hướng dài , mỏng và trơn:
Trên sàn catwalk của tuần lễ thời trang xuân/hè vừa qua, các người mẫu
nườm nượp trong những mẫu váy dài chấm gót, kiểu dáng trễ nải, trơn tuột.
Với chất liệu mỏng bay hòa quyện cùng gam màu rực rỡ, những chiếc đầm
này sẽ khiến phụ nữ mềm mại, sóng sánh như dải lụa đào trong gió xuân.
HU
TE
CH
Xu hướng hoạ tiết ấn tượng:
Louise Gray
Isabela Capeto
HU
TE
CH
Xu hướng siêu lấp lánh:
Đây là gợi ý tuyệt hảo để phái đẹp tỏa sáng trong những bữa tiệc từ
sang trọng đến tiệc cocktail vui nhộn. Ánh hào quang của nó tôn vinh vẻ đẹp
sexy của phái nữ và sẽ thuyết phục toàn bộ những ánh nhìn xung quanh họ.
Reem Acra
Michael Kors
HU
TE
CH
4. Style trang phục dạo phố của nữ giới 16-21 tuổi:
Cổ điển , lãng mạn :
Với những chất liệu như voan , ren , satin … các bạn nữ trông thật dịu
dàng lạng mạn. Tuy mang nét cổ điển nhưng vẫn rất trẻ trung và tuơi sáng.
Trang phục này thích hợp với các bạn nữ dịu dàng , thân hình mãnh mai, suy
nghĩ hay mộng mơ.
Hiện đại , cá tính:
Bên cạnh những trang phục thể hiện nữ tính, thì cũng có những trang
phục rất cá tính , thể hiện cái tôi người mặc. Các bạn nữ muốn thông qua
trang phục để nói lên tính cách . Trang phục này thích hợp với các bạn có tính
cách độc lập mạnh mẽ.
HU
TE
CH
Thanh lịch ,sang trọng:
Các bạn nữ chọn phong cách thanh lịch sang trọng, thường là các bạn
muốn chứng tỏ mình đã trưởng thành , có tư duy độc lập. Trang phục thường
đơn giản nhưng vẫn tôn lênh giá trị của người mặc.
Phá cách , tinh nghịch :
Trang phục này thể hiện sự vui tươi tinh nghịch của bạn gái trẻ. Cách
phối trang phục không theo quy tắc cơ bản nhằm thề hiện cá ính tinh nghịch,
phá cách.
HU
TE
CH
Đơn giản , năng động:
Trang phục đơn giản giúp các bạn gái trở nên năng động khi xuống
phố. Tuy đơn dản về kiểu dáng nhưng vẫn thể hiện được sự tự tinh duyên
dáng .
5. Kết luận:
Nắm bắt được xu hướng của thế giới , hiểu được các phong cách
thiết kế là điều rất quan trọng trong công việc thiết kế. Nhưng như thế vẫn
chưa đủ, chúng ta cần p hải am hiểu văn hoá dân tộc, như thế các sản phẩm
được thiết kế sẽ không đi ngược với văn hoá dân tộc.
HU
TE
CH
Chương III : Tìm hiểu đố tượng thiết kế.
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng được hướng dến của bộ sưu tập là nữ giới độ tuổi 16-
21. Đây là độ tuổi có nhiều biến động về mặt tâm sinh lý,bắt đầu thích và biết
làm đẹp cho bản thân, thích mộng mơ, hay hờn dỗi, muốn được mọi người đối
xử với mình như với người trưởng thành; không muốn bị xem như "bé con".
2. Tâm sinh lý của đối tượng :
2.1 Tâm lý lứa tuổi :
Độ tuổi từ 16 đến 21 tuổi là giai đoạn chuyển đổi từ vị thành
niên sang thành niên. Hai giai đoạn này nữ giới có những biến đổi rõ rệt:
Giai đoạn vị thành niên(16-18 tuổi):
Các bạn nữ phát triển tính độc lập , muốn thoát khỏi sự quản lý
của gia đình , phát triển mạnh về cá tính.
HU
TE
CH
Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng ( tốt
cũng như xấu) của nhóm bạn đó. Đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và
hay mộng mơ trong tình cảm , tự đặt ra cho bản than mình những hình mẫu lý
tưởng.
Giai đoạn thành niên (19-21):
Ở giai đoạn này về mặt sinh lý của nữ giới đã gần như hoàn chỉnh. Về
mặt tâm lý, tình cảm đã có cách suy nghĩ , ứng xử bắt đầu trưởng thành hơn.
Có suy nghĩ kế hoạch cho tương lai, về sự chọn lựa nghề nghiệp một cách
thực tế hơn. Tình yêu ở nhóm tuổi này thực tế hơn , đã phân biệt tình bạn và
tình yêu, chứ không còn mơ hồ như trước đó.
HU
TE
CH
2.2.Nét tâm lý đặc trưng:
Việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác hoạ cho chúng ta
thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi ngiai đoạn
phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện
khách quan và chủ quan , từ đó rút ra các nét tâm lý đặc trưng sau:
Hình thành biểu tượng “cái t ôi” có tính hệ thống:
Những thay đổi trong vị thế xã hội , sự thách thức khách quan của cuộc
sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu cầu về hiểu biết
thế giới , hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người- người , hiểu mình
và tự khẳng định mình trong xã hội.
Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng có
nhiều thay đổi , đặc biệt trong lĩnh vực phát triển trí tuệ , khả năng tư duy.các
nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tích
cực và có tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh.
Biểu tượng về “ cái tôi” trong giai đoạn đầu của lứa tuồi thanh niên
thường chưa rõ nét. Do đó tự đánh giá về bản than không ổn định và có tính
mâu thuẫn. Tôi trong biểu tượng của tôi rất tuyệt vời song thanh niên cũng dễ
rơi vào trạng thái nghi ngờ điều đó. Họ so sánh mình với người khác qua các
đặc điểm bên ngoài. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo các đặc điểm nhân
cách như ý chí , tình cảm , trí tuệ , năng lực , mục đích sống… ngày càng có ý
nghĩa , tạo nên một hình ảnh “ cái tôi” có chiều sâu , có hệ thống, chính xác
và sống động hơn.
Ý thức về cái tôi rõ rang và đầy đủ hơn đã làm cho thanh niên có khả
năng lựa chọn con đường tiếp theo , đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm
vị trí cho riêng mình trong cuộc sống.
Nảy sinh cảm nhận về “ tính chất người lớn” của bản thân:
Cảm nhận về “ tính người lớn” của chính bản than là một trong những
nét tâm lý đặc trưng xuất hiện trong giai đoạn chuyển từ lứa tuổi thiếu niên
sang thanh niên. Thực tiễn cho th ấy rằng sự nảy sinh cảm nhận đó ở lứa tuổi
thanh niên là một trong những yếu tố tâm lý góp phần tạo nên những mối
quan hệ bất bình ổn giữa cha mẹ và con cái, làm cho mức độ giao tiếp trong
HU
TE
CH
gia đình giảm xuống và thay vào đó là nhu cầu giao tiếp của thanh niên với
bạn đồng trang lứa tăng lên.
Bước sang tuổi thanh niên các em có cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn
và hướng tới các giá trị của người lớn, so sánh mình với người lớn, mong
muốn tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề của riêng mình.
Trên cơ sở phát triển sinh lý , sự cảm nhận về tính chất người lớn của
bản thân mình ở thanh niên không phải là một cảm nhận chung chung mà liên
quan chặt chẽ với sự gắn kết mình vào một giới nhất định. Từ nhận thức đó
thanh niên dần dần hình thành các nhu cầu, động cơ , định hướng giá trị , các
quan hệ và các kiểu loại hành vi đặc trưng cho mỗi gia đình.
3. Tháp nhu cầu A.Maslow đối với nhu cầu về trang phục:
Abraham Maslow sinh ngày 1/4/1908 tại Brooklyn, New York, Mỹ. Là
tiến sỹ tâm lý học thuộc trường Đại học Tổng hợp Wisconsin.
Vào năm 1954, Abraham Maslow đã đưa ra đưa ra quan điểm về nhu
cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau.
Học thuyết của ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo,
những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc.
Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc
nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Nhu cầu tự nhiên
của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới
“đỉnh”. Có hai nhóm nhu cầu chính của con người: Nhu cầu cơ bản (basic
needs) và Nhu cầu bậc cao (meta needs).
HU
TE
CH
Tháp nhu cầu A.Maslow
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con
người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi
nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong
muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở
dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.
Các tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
• Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "sinh lý"
(physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở,
nghỉ ngơi
• Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm
về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo
• Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
(love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó,
muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy
• Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần
có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng
HU
TE
CH
• Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-
actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản
thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào khi nghiên cứu của con người thong thường
đều thong qua tháp nhu cầu Maslow. Các nhu cầu cơ bản như đói và khát
nằm ở phần đ áy tháp , đ ó là n h u cầu cần đ ược tho ả mãn trước các n h u cầu
khác. Quần áo ở tầng thứ nhất này chỉ đóng vai trò che chắn , giữ ấm , bảo vệ
con người trước tác động của tự nhiên và môi trường sống. Trong thực tế ,nếu
con người cái ăn còn chưa lo tới, thì cái mặc chỉ là đại khái cho có mãnh vãi
che thân để hoà nhập với xã hội.
Khi nhu cầu căn bản nhất được thoả mãn, thì nhu cầu thứ hai trở nên
cần thiết. người ta cần có cảm giác an tâm về an toàn thân thể, việc lảm , gia
đình, sức kho ẻ, tài sản đ ược b ảo đ ảm. Thời điểm đ ó , tran g ph ục được sử
dụng bắt đầu đa dạng hơn bởi nhu cầu cần đ ược g iữ ấm , che mưa , ch e
nắng… chống lại các điều kiện khí hậu bất lợi. Tuy nhiên khái niệm mặc đẹp
vẫn chưa được hình thành vì đơn thuần người ta chỉ cần sự an toàn thân thể.
Khi đời sống con người thoả mãn nhu cầu về “cái ăn cái mặc” thi nhu
cầu giao tiếp bắt đầu cần thiết. Khi con người ta tiếp xúc xã hội nhiều hơn thì
nhu cầu về trang phục cũng trở nên bức thiết hơn. Tại lúc này trang phục
không còn dừng lại ở mức độ bảo vệ cơ thể mà đã thay đổi theo hoàn cảnh
giao tiếp , tuỳ theo lứa tuổi , giới tính. Trang phục phát triển đa dạng từ quần
áo mặc thường ngày đến quần áo đi ra ngoài,… tuỳ thuộc từng hoàn cảnh.
Nhìn vào một người, thong qua trang phục ta có thể biết được chút ít về cái “
tôi “ trong con người đó. Và khái niệm “thời trang” được hình thành.
Khi con người là thành viên xã hội thì họ muốn được người khác kính
trọng, quý mến. Mọi người ai cũng muốn mình nhận được sự chú ý, quan tâm
và tôn trọng từ những người xung quanh, nên quần áo trang phục lúc này
đóng vai trò quan trọng. Người ta sẵ n sàng bỏ ra một số tiền lớn để thoả mãn
nhu cầu về trang phục. Ngoài ra trang phục còn nói lên địa vị xã hội của
HU
TE
CH
người mặc. Vậy nên yêu cầu về trang phục con người trở nên khắc khe hơn,
phải mới lạ về kiểu dáng, chất liệu…, phải tinh tế và đẳng cấp.
Lên tới đỉnh tháp nhu cầu là nhu cầu thể hiện bản thân – muốn sáng
tạo, được thể hiện bản than, muốn khẳng định bản thân và địa vị trong xã hội.
Từ đó nhu cầu về trang phục nên phát triển hơn bao giờ hết. Ngoài việc tô
điểm , làm đẹp thêm cho người mặc, trang phục còn thể hiện mạnh mẽ khiếu
thẩm mỹ và tiềm năng kinh tế, cá tính người mặc.
Tóm lại, việc lựa chọn trang phục căn bản xuất phát từ nhu cầu của mỗi
cá nhân trong xã hội. Ở mỗi mức độ của nhu cầu, con người có những đòi hỏi
khác nhau về trang phục.
4. Kết luận:
Trong quá trình nghiên cứu chương này ta rút ra được tâm lý của đối
tượng thiết kế. Qua đó ta có thể thấu hiểu đối tượng , giúp cho công việc thiết
kế đi đúng hướng. Các sản phẩm được thiết kế ra đáp ứng được thị hiệu người
dùng .
HU
TE
CH
Chương IV : Nghiên cứu ý tưởng thiết kế.
1. Lịch sử hình thành kẹo Lollipop:
Theo định nghĩa, kẹo là kẹo ngọt làm bằng đường hoặc chất ngọt khác
và kết hợp với các hương vị trái cây, hạt . Kẹo có nhiều màu sắc và hình dáng
khác nhau.
Kẹo được hình thành từ bao giờ thì chưa ai xác định rõ. Người cổ xưa
đã dung mật ong để làm kẹo.
3500 năn trước, người Ai Cập đã biết kết hợp mật ong và các loại hạt
để làm kẹo. Trong thời Trung cổ , đường rất là đắt đỏ , nên kẹo chỉ làm ra để
phục vụ cho giới quý tộc.
Khi nền công nghiệp phát triển, sự ra đời của máy làm kẹo đã làm cho
kẹo được sản xuất hàng loạt, và bán rộng rãi , với nhiều hình dáng khác nhau.
Máy làm kẹo cổ điển
Hiện nay kẹo là một loại thức ăn ưa thích của mọi người từ trẻ em cho
đến người già. Kẹo có nhiều loại khác nhau được bày bán trên thị trường như
: kẹo sô cô la , kẹo dẻo , kẹo cứng,kẹo mứt…Trong đó loại kẹo được giới trẻ
yêu thích đó là kẹo cứng Lollipop, đây cũng là tên của một xu hướng thời
trang hiện nay của giới trẻ.
HU
TE
CH
Kẹo Lollipop có từ rất lâu nhưng ai là người sáng chế ra loại kẹo này
thì không ai biết. Năm 1931 cái tên “Lollipop” đã được chủ sở hữu một doanh
nghiệp bánh kẹo gọi là Bradley Smith đăng kí nhãn hiệu.
Theo từ điển Miriam, định nghĩa của từ “ Lollipop” ( hay lollypop) là
như sau:
+Lolly: cái lưỡi
+Pop : có thể hiểu theo nghĩa bóng là sự ngọt ngào.
[
Kẹo Lollipop
2. Đặc điểm nhận dạng:
-Kẹo Lollipop là loại kẹo cứng gắn vào que nhựa ( candy on a stick).
-Kẹo có nhiều màu sắc.
-Kẹo được chia là các nhóm :
HU
TE
CH
Nhiều màu xoắn lại :
Kẹo một màu :
Kẹo nhiều hình ngộ nghĩnh :
HU
TE
CH
3. Tính ứng dụng trong thiết kế :
• Nội thất:
Ứng dụng lollipop vào không gian sống, làm cho không gian trở nên
tươi trẻ , tràng đầy sức sống.Hình ảnh và màu sắc kẹo Lollipop được sử dụng
để cách điệu tường, trần , làm các hoạ tiết trang trí.
HU
TE
CH
• Công nghệ :
Điện thoại di dộng
MP3, Tai nghe
Có rất nhiều sản phẩm công nghệ đã chọn Lollipop làm ý tưởng thiết kế cho
dòng sản phẩm cho giới trẻ.các sản phẩm này thể hiện sự trẻ trung và năng động
của tuổi trẻ.
HU
TE
CH
• Thời trang :
SASS& BIDE
ISSA
HU
TE
CH
VERSACE
ETRO
AKRIS
Trong thiết kế thời trang , các nhà thiết kế đã sử dụng hình ảnh, màu sắc của
lollipop vào bộ sưu tập của mình một cách linh hoạt và đa dạng.
HU
TE
CH
Chương V : Giải pháp thiết kế cho bộ sưu tập.
1. Phong cách thiết kế: Phong cách thể thao.
HU
TE
CH
2. Thể loại trang phục: Trang phục dạo phố
HU
TE
CH
3. Phương pháp thiết kế cho bộ sưu tập:
3.1 Màu sắc :
3.2 Form dáng :
HU
TE
CH
3.3 Chi tiết xử lý trang phục:
HU
TE
CH
3.4 Chất liệu:
HU
TE
CH
4. Mẫu thiết kế :
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
HU
TE
CH
Chương VI : Kết luận
Trong quá trình tìm hiểu, phân tích đề tài tôi đã rút ra những k ết luận
như sau:
_ Để thiết kế ra một sản phẩm có thể bán được ra thị trường thì ta phải
nắm bắt được xu hướng người sử dụng. Bên cạnh đó ta phải tìm hiểu tâm lý
khách hàng cần hướng đến. Có hiểu tâm lý khách hàng , thì các sản phẩm
được thiết kế mới có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
_Ý tưởng tôi chọn nghiên cứu là một đề tài phù hợp với nữ giới độ tuổi
từ 16-21 tuổi. Ý tưởng thể hiện sự trẻ trung, năng động,nhưng vẫn giữ được
nét nữ tính.
_Bộ sưu tập được thiết kế ra nhằm phục vụ cho đối tượng từ 16-21. Các
mẫu thiết kế được chia ra thành các nhóm: tươi trẻ cho tuổi (16-17), năng
động (18-19), trưởng thành (20-21). Bộ sưu tập mang màu sắc tươi sang, trẻ
trung cũng giống như độ tuổi của đối tượng thiết kế.
_Đối tượng nữ giới từ 16-21 tuổi là đố tượng thường thay đổi về mặt
tâm lý nên các thiết kế cho đối tượng này cũng thay đổi liên tục. Đây là nhóm
đối tượng đầy tìm năng phát triển. Vì nữ giới trong độ tuổi này đặt nhu cầu
làm đẹp lên hàng đầu, và mong muốn thể hiện cá tính , cái tôi ra ngoài.
HU
TE
CH
Tài liệu tham khảo
Tài liệu từ internet:
dep/tat-ca-tai-lieu-van-hoa-nghe-thuat-thoi-trang-lam-
dep.11.114.html
Trong_nuoc.html
Sách tham khảo:
Lịch sử thời trang- quần và áo ,tác giả Helen Reynolds,
nhà xuất bản Kim Đồng,2007.
Thời Trang - Tủ Sách Tri Thức Bách Khoa Bằng Hình,
NXB Mỹ Thuật, tháng 10/2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-69297_8031.pdf