Nghiên cứu triển khai “mô hình trường học mới Việt Nam” tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Giáo dục Việt Nam đang tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện. Đặc biệt, từ năm 2013, Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trước đòi hỏi của thực tiễn nước ta trên con đường hội nhập và phát triển, yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới PPDH là hết sức cần thiết. Việc triển khai mô hình VNEN tại nhiều địa phương trong cả nước nói chung và ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định, bước đầu đáp ứng được công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Có thể nói, kết quả triển khai thực hiện thí điểm Dự án GPE-VNEN là cơ sở khoa học thực tiễn cho việc triển khai Đề án chương trình, sách giáo khoa mới sau 2015. Việc nghiên cứu triển khai “Mô hình trường học mới Việt Nam” ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nhằm hướng tới đáp ứng yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng GV sau 2015 của trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã tìm hiểu được các cơ sở lí luận của mô hình trường học mới, nghiên cứu thực tiễn triển khai mô hình ở trường Hòa Phú, huyện Hòa Vang. Qua đó thấy được những ưu điểm, thuận lợi, khó khăn, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả những thách thức của việc triển khai mô hình VNEN tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp triển khai mô hình ở huyện Hòa Vang, xây dựng một số chuyên đề phục vụ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng GV của trường Đại học Sư phạm.

docx30 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu triển khai “mô hình trường học mới Việt Nam” tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI “MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM” TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Mã số: T2014-03-40 Chủ nhiệm đề tài: ThS. GVC Mã Thanh Thủy Đà Nẵng, 12 - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI “MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM” TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Mã số: T2014-03-40 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên) Mã Thanh Thủy Đà Nẵng, 12 – 2014 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ThS Bùi Văn Vân ThS Lê Tử Tín ThS Nguyễn thị Thúy Nga ThS Nguyễn Phan Lâm Quyên ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Trường tiểu học Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU (13 biểu đồ và 34 bảng thống kê) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS: Học sinh GV: Giáo viên PPDH: Phương pháp dạy học GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo SHCM: Sinh hoạt chuyên môn CBQL: Cán bộ quản lí KT- KN Kiến thức, kĩ năng DTTS Dân tộc thiểu số GDTH Giáo dục Tiểu học TLHDHDH Tài liệu hướng dẫn hoạt động học Mẫu D12. Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp trường ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM. THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu triển khai “ Mô hình trường học mới Việt Nam” tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. - Mã số: T2014-03-40 - Chủ nhiệm: ThS. GVC Mã Thanh thủy - Thành viên tham gia: + ThS. GVC Bùi Văn Vân + ThS. GVC Lê Tử Tín + ThS. Nguyễn thị Thúy Nga + ThS Nguyễn Phan Lâm Quyên - Cơ quan chủ trì: Đại học sư phạm - Đại học Đà nẵng - Thời gian thực hiện: 12 tháng 2. Mục tiêu: - Khái quát các đặc điểm của “Mô hình trường học mới Việt Nam” về : Mục tiêu, Nội dung, chương trình, Tài liệu hướng dẫn hoạt động học, Phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở tiểu học. - Tìm hiểu thực tiễn của việc triển khai “Mô hình trường học mới Việt Nam” ở trường Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà nẵng. - Đề xuất các giải pháp triển khai đại trà “Mô hình trường học mới Việt Nam” ở huyện Hòa Vang: Cách thức tổ chức; kinh nghiệm triển khai; xây dựng các chuyên đề giảng dạy cho SV ngành Sư phạm Tiểu học, bồi dưỡng GV tiểu học ở huyện Hòa Vang về dạy học các môn Toán, Tiếng Việt, Tìm hiểu TN-XH, .. . Qua đó nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, góp phần đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên phổ thông sau 2015 của trường Đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng. 3. Tính mới và sáng tạo: - Đánh giá thực tiễn triển khai “Mô hình trường học mới Việt Nam” ở trường Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà nẵng về sinh hoạt chuyên môn, phương pháp dạy và học, nguyện vọng của CBGV của trường. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai hiệu quả mô hình ở thành phố Đà Nẵng. - Xây dựng 5 đề cương chi tiết chuyên đề để giảng dạy cho SV ngành Sư phạm tiểu học và bồi dưỡng GV tiểu học ở huyện Hòa vang về dạy học các môn Toán, Tiếng Việt, Tìm hiểu TN-XH, PPDH tích cực.. . Qua đó nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. 4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc triển khai Mô hình VNEN ở trường Hòa Phú, huyện Hòa Vang nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai hiệu quả mô hình ở thành phố Đà Nẵng, xây dựng nội dung một số đề cương chi tiết chuyên đề để giảng dạy cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học và bồi dưỡng GV. 5. Tên sản phẩm: + 02 Bài báo đăng tạp chí ở tạp chí, hội thảo chuyên ngành về đề tài ở trong nước. + 01 Đĩa CD Báo cáo Tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường + 01 Báo cáo toàn văn Tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: - Cung cấp hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn cho giảng viên về việc triển khai Mô hình VNEN ở trường Hòa Phú, huyện Hòa Vang nhằm rút ra những giải pháp nhằm triển khai hiệu quả mô hình ở thành phố Đà Nẵng. - Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để xây dựng nội dung chuyên đề giảng dạy cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. - Đề tài xây dựng được hệ thống tư liệu tham khảo dùng cho công tác triển khai đại trà mô hình trường học mới VNEN ở thành phố Đà Nẵng và trên phạm vi cả nước. 7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính Các bảng, biểu thể hiện kết quả điều tra. Ngày tháng năm Cơ quan Chủ trì (ký, họ và tên, đóng dấu) Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) Mã Thanh Thủy Mẫu D13. Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Anh INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: An Investigation Into The Application of “A New Vietnamese School Structure” at Hoa Vang District, Danang City Code number: T2014-03-40 Project Leader: MA. Mã Thanh Thủy Coordinator: + MA. Bùi Văn Vân + MA. Lê Tử Tín + MA. Nguyễn thị Thúy Nga + MA. Nguyễn Phan Lâm Quyên Implementing institution: University of Education – The University of Danang Duration: from 1/2014 to 12/21014 2. Objective(s): - To generalize several features about its Objectives, Main Content, Curriculumn, Guide Materials, Methods and Forms of Teaching, Testing and Assessment for Primary Education. - To examine the practice of its application at Hoa Phu Primary School, Hoa Vang District, Danang City - To suggest several solutions in order to operate “A New Vietnamese School Structure” all over Hoa Vang District, Danang City, which mainly focus on Ways of Implementing, Experiences, Effective Modules for Students of Elementary School Teacher Education, Hoa Vang Districts’ Primary School Teacher Training in Teaching Maths, Vietnamese, Science, etc.. These measures will definitely help develop and specialize pimary teachers’ academic professional knowledge, which timely meet the requirements of teacher training of Danang University of Education by the year 2015. 3. Creativeness and innovativeness: - Assess the implementation in practice "model new schools Vietnam" in the Phu Hoa, Hoa Vang District, Da Nang City of professional activities, teaching and learning methods, CBGV aspirations of the school. On that basis proposed some measures to effectively implement the model in Danang. - Building 5 thematic syllabi for teaching elementary student studying pedagogy and training of primary teachers in Hoa Vang District of teaching Mathematics, Vietnamese, Learn TN-XH, PPDH positive. .. Thereby contributing to improving the efficiency and quality of training and retraining of teachers Primary. 4. Research results: Based on empirical research VNEN deployment model in the Phu Hoa, Hoa Vang district authors have proposed a number of measures to effectively implement the model in Danang, build some content detailed outline of topics to teach students in primary education and teacher training. 5.Products: - 02 magazine article published in journals, seminars on the subject in the country. - 01 Final CD Report threads Science and Technology School - 01 Summary Report full text threads Science and Technology School 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: - Provides the theoretical basis and practical for teachers on how to implement the model VNEN in Phu Hoa, Hoa Vang district to draw the solution to effectively implement the model in Danang. - The research results provide a basis for building thematic content for teaching students of Primary Education, College of Education, University of Da Nang.        - Subject build system reference materials used for the mass deployment model VNEN new school in Da Nang city and across the country. 7. Pictures, diagrams illustrate the: The tables, the survey results show. PHẦN MỞ ĐẦU Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước Mô hình EN được hình thành từ những năm 70 - 80 của thế kỉ XX. Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia trong những năm 1995 - 2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy HS làm trung tâm. Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education - Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Các chuyên gia Dự án GPE - VNEN đã nghiên cứu xây dựng các tài liệu để triển khai Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam. Đặc biệt là các Tài liệu Hướng dẫn hoạt động học giúp giáo viên và học sinh dạy và học theo tinh thần của Dự án. Các tài liệu cung cấp nhiều thông tin chi tiết về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh; các thông tin về học tập tích cực có sự tham gia, hợp tác, phát triển kĩ năng giao tiếp của học sinh Điều quan trọng hơn là giáo viên hiểu được điều đó để giúp học sinh có kĩ năng tự học, phát triển các năng lực của học sinh Qua đó nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học ở trường tiểu học. Tuy nhiên, có thể khẳng định chưa có nghiên cứu nào về nghiên cứu triển khai “Mô hình trường học mới Việt Nam” ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Hơn nữa, các tài liệu trên cũng chưa chỉ ra được các cách để hướng dẫn giáo viên, sinh viên hiểu rõ các đặc trưng của mô hình trường học mới, nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo tinh thần của Dự án. Vì vậy, đề tài vẫn chứa đựng những hướng nghiên cứu mới mẻ, là sự chuẩn bị cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông của trường sư phạm sau 2015. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của các công trình là tiền đề lý luận để tác giả có thể kế thừa trong công trình nghiên cứu của mình. Tính cấp thiết - Mô hình VNEN là Dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu (GPE) triển khai ở các trường tiểu học trên toàn quốc từ 6/2012 đến 6/2015. Dự án “ Mô hình trường học mới Việt Nam VNEN” nhằm đổi mới phương pháp dạy học, là cơ sở thực tiễn khoa học cho việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ở phổ thông. - Để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng GV tiểu học của Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng, việc nghiên cứu thực tiễn triển khai mô hình này ở trường tiểu học Hòa Phú, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình trường học mới, xây dựng các chuyên đề giảng dạy cho SV ở trường sư phạm, bồi dưỡng GV tiểu học là một việc làm hết sức cấp thiết. Đây cũng là bước khởi đầu của việc xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên phổ thông của các trường sư phạm nhằm đáp ứng với “ Mô hình trường học mới VNEN” sau 2015. Mục tiêu - Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của “Mô hình trường học mới Việt Nam” về : Mục tiêu, Nội dung, chương trình, Tài liệu hướng dẫn hoạt động học, Phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở tiểu học và Chiến lược tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo GV và cán bộ quản lí giáo dục. - Tìm hiểu thực tiễn của việc triển khai “Mô hình trường học mới Việt Nam” ở trường Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà nẵng. - Đề xuất một số giải pháp triển khai đại trà “Mô hình trường học mới Việt Nam” ở huyện Hòa Vang. - Xây dựng các chuyên đề đào tạo và bồi dưỡng GV tiểu học về dạy học các môn Toán, Tiếng Việt, Tìm hiểu TN-XH; các chuyên đề về phương pháp dạy học tích cực, các đặc trưng của mô hình trường học mới, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập ở tiểu học. Qua đó nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, góp phần đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên phổ thông sau 2015 của trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng. 4. Cách tiếp cận - Dưới góc độ tâm lý học và giáo dục học: Hướng tiếp cận này giúp nhóm tác giả đánh giá được cơ sở lý luận, nghiên cứu các đặc điểm của “Mô hình trường học mới”, nhận thức được tầm quan trọng của yêu cầu đổi mới toàn diện nền Giáo dục nước nhà. - Dưới góc độ lý luận và phương pháp giảng dạy: Hướng tiếp cận này cho phép nhóm tác giả đánh giá được tầm quan trọng của việc xây dựng các bài giảng, chuyên đề bồi dưỡng GV và công tác đào tạo GV tiểu học của Trường Đại học sư phạm . - Tiếp cận trên phương diện so sánh để đánh giá, đối sánh: Để đánh giá, so sánh nội dung, chương trình; phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả trong dạy học ở tiểu học ( Giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa CT tiểu học 2000 và “Mô hình trường học mới VNEN” ) 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở về giáo dục học, nội dung các môn học Toán, Tiếng Việt, Tìm hiểu Tự nhiên Xã hội, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm về đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực của người học và các đặc điểm của “ Mô hình trường học mới VNEN”. - Nghiên cứu thực tế: Điều tra thực tiễn triển khai “ Mô hình trường học mới VNEN” ở trường tiểu học Hòa Phú. - Hệ thống các phương pháp liên ngành khác: Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả còn kết hợp với các phương pháp liên ngành khác như: Phương pháp phân tích - tổng hợp; so sánh - đối chiếu; thống kê - mô tả Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc bồi dưỡng GV tiểu học ở huyện Hòa Vang 6.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu lí thuyết “ Mô hình trường học mới VNEN” . Nghiên cứu triển khai “ Mô hình trường học mới VNEN” ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp để triển khai “ Mô hình trường học mới VNEN” ở huyện Hòa Vang. Nghiên cứu xây dựng các chuyên đề đào tạo, bồi dưỡng GV tiểu học. 7. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của “Mô hình trường học mới Việt Nam” về: Mục tiêu, Nội dung, chương trình, Tài liệu hướng dẫn hoạt động học, Phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở tiểu học và Chiến lược tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo GV và cán bộ quản lí giáo dục. - Tìm hiểu thực tiễn của việc triển khai “Mô hình trường học mới Việt Nam” ở trường Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà nẵng. - Đề xuất một số giải pháp triển khai đại trà “Mô hình trường học mới Việt Nam” ở huyện Hòa Vang. - Xây dựng các chuyên đề đào tạo và bồi dưỡng GV tiểu học về dạy học các môn Toán, Tiếng Việt, Tìm hiểu TN-XH; các chuyên đề về PPDH tích cực, các đặc trưng của mô hình trường học mới, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập ở tiểu học. Qua đó nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng GV Tiểu học, góp phần đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng GV phổ thông sau 2015 của trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng. 8. Bố cục Chương 1. Nghiên cứu tổng quan về “ Mô hình trường học mới VNEN” Những vấn đề chung về chương trình giáo dục Những điểm cơ bản có tính triết lí của mô hình VNEN Chương 2. Thực tiễn của việc triển khai “ Mô hình trường học mới VNEN” ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 2.1.Tìm hiểu thực tiễn triển khai “Mô hình trường học mới VNEN” ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 2.2. Thực tiễn dạy học theo Mô hình trường học mới VNEN ở trường tiểu học Hòa Phú huyện Hòa Vang 2.3. Nhận xét chung về thực tiễn triển khai Mô hình trường học mới VNEN ở trường tiểu học Hòa Phú Chương 3. Một số giải pháp triển khai đại trà Mô hình VNEN ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà nẵng 3.1 Đối với công tác chỉ đạo của các cấp CBQL 3.2 Đối với cấp cơ sở 3.3 Trường Đại học sư phạm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tư vấn chuyên môn 3.4 Ý kiến đề xuất Kết luận và một vài ý kiến đề xuất Chương 1. Nghiên cứu tổng quan về “Mô hình trường học mới VNEN” 1.1. Những vấn đề chung về chương trình giáo dục 1.1.1. Quan điểm đổi mới giáo dục 1.1.2. Quan niệm mô hình trường học mới a) Một số mô hình nhà trường gây được tiếng vang về tổ chức sư phạm ở thế kỉ XX Mô hình nhà trường hiệu quả Mô hình nhà trường cộng đồng Mô hình nhà trường tích cực Mô hình EN (Escuela Nueva) b) Những vấn đề chung và cơ bản của mô hình trường học mới về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học, đánh giá HS, các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng, quản lí giáo dục . 1.2. Những điểm cơ bản có tính triết lí của mô hình VNEN Điểm nổi bật của mô hình này chính là đổi mới các hoạt động sư phạm, đó là hệ thống tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp học, phương pháp giáo dục HS. 1.2.1. Tính triết lí của Mô hình VNEN a) Tính triết lí của Mô hình VNEN được thể hiện qua những nội dung có ý nghĩa bản chất của các yếu tố sau đây: Chiến lược của mô hình VNEN: Quan điểm lấy HS làm trung tâm trong quá trình hoạt động học tập. HS là chủ thể của quá trình nhận thức. Các chủ thể của mô hình VNEN là: HS và gia đình (cộng đồng). Các chủ thể này luôn gắn kết và tương tác hai chiều với nhau. Các đặc trưng cơ bản của mô hình VNEN gồm: - Tài liệu Hướng dẫn học và tài liệu Hướng dẫn hoạt động; - Đặc điểm về PPDH và hình thức tổ chức dạy học; - Đặc điểm về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập; - Đổi mới tăng cường SHCM cụm trường và nghiên cứu điều chỉnh tài liệu hướng dẫn; - Chiến lược tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo GV và cán bộ quản lí giáo dục. b) Đối chiếu Chương trình giáo dục phổ thông, mô hình VNEN và mô hình nhà trường truyền thống về Mục tiêu, Nội dung, Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, Đánh giá. 1.2.2. Một số đặc điểm của mô hình trường học mới VNEN Mô hình “Trường Tiểu học mới Việt Nam” (Việt Nam Escula Nueva-VNEN) thuộc Dự án GPE-VNEN. Mô hình được thực hiện bằng nguồn kinh phí của Quỹ Giáo dục toàn cầu, được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện thí điểm từ năm học 2011-2012 tại 23 trường tiểu học của 23 tỉnh, thành và tiếp tục thực hiện thí điểm vào năm học 2012-2013 ở 1.447 trường tiểu học của 63 tỉnh, thành trong cả nước. Năm học 2013-2014, cả nước có 20 tỉnh/thành phố với 257 trường tiểu học áp dụng mô hình trên tinh thần tự nguyện. Có ba nhóm ưu tiên: Nhóm 1: 20 tỉnh - 1143 trường (Hỗ trợ toàn bộ); Nhóm 2: 21 tỉnh - 282 trường (Hỗ trợ tài liệu và bồi dưỡng GV); Nhóm 3: 22 tỉnh - 22 trường (Hỗ trợ tài liệu mẫu). 1.2.2.1. Tài liệu Hướng dẫn học và tài liệu Hướng dẫn hoạt động giáo dục Theo mô hình này, các môn học chính sẽ là Toán, Tiếng Việt và các môn học về Tự nhiên, Xã hội. Các môn học khác chuyển thành các hoạt động giáo dục. Tài liệu giảng dạy cho HS là tài liệu hướng dẫn học tập, xây dựng trên cơ sở bám sát chương trình nội dung sách giáo khoa hiện hành cũng như chuẩn kiến thức, kỹ năng nhưng được biên soạn lại, sắp xếp theo phương thức “ba trong một”. a) Một số nguyên tắc của tài liệu b) Mô hình cấu trúc bài học Trong việc thiết kế nội dung dạy học của mô hình VNEN, một bài học đều được thiết kế có ba hoạt động: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng. 1.2.2.2. Đặc điểm về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học a) Đặc điểm về phương pháp dạy học Một trong những đặc điểm của “Mô hình trường học mới” là sự chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thụ từ phía GV sang việc tự học của HS. b) Đặc điểm về hình thức tổ chức dạy học Về tổ chức và quản lí lớp học: Cách tổ chức lớp học theo phương pháp lấy HS làm trung tâm, HS học theo nhóm nhỏ, tức là HS tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự học, tự đánh giá và hợp tác. Hỗ trợ cho việc tổ chức dạy học theo nhóm là việc thành lập Hội đồng tự quản HS, việc bố trí các loại “góc” và cách kê bàn ghế trong lớp. Hội đồng tự quản HS là hội đồng do các em HS tự bầu, tự tổ chức và thực hiện. Hội đồng tự quản thành lập vì HS, cho HS và bởi HS. GV thực hiện vai trò là người giám sát, hỗ trợ. c) Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng 1.2.2.3. Đặc điểm về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập a) Mục đích của việc kiểm tra đánh giá Mục đích của việc kiểm tra đánh giá trước hết nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục trong nhà trường. Việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, của từng khối lớp; phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. b) Các hình thức đánh giá c) Đổi mới kiểm tra đánh giá Đổi mới việc đánh giá gồm: “Đánh giá quá trình”, “Đánh giá năng lực” và “Tự đánh giá”. 1.2.2.4. Đổi mới tăng cường sinh hoạt chuyên môn cụm trường và nghiên cứu điều chỉnh tài liệu hướng dẫn Đổi mới tăng cường SHCM cụm trường là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực cho GV và cán bộ quản lí giáo dục, đáp ứng các yêu cầu tổ chức giảng dạy, giáo dục và đánh giá HS theo mô hình. 1.2.2.5 Chiến lược tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo GV và cán bộ quản lí giáo dục Tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo GV và cán bộ quản lí giáo dục là một phần quan trọng của mô hình VNEN, có tính chiến lược lâu dài. Nó không thể chỉ bó hẹp trong giai đoạn thực hiện Dự án GPE-VNEN hay thực hiện mô hình VNEN. Chương 2. Thực tiễn triển khai “Mô hình trường học mới VNEN” ở trường tiểu học Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 2.1. Thực tiễn triển khai “Mô hình trường học mới VNEN” ở trường tiểu học Hòa Phú, huyện Hòa Vang 2.1.1. Khái quát về trường tiểu học Hòa Phú Trường Tiểu học Hòa Phú nằm ở cánh tây Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng, được thành lập vào 9/1997. Trường Tiểu học Hòa Phú có 3 điểm trường: Điểm trường chính đặt tại Thôn Hòa Thọ, hai điểm trường lẻ đặt tại thôn Hội Phước và thôn Phú Túc. Trường Tiểu học Hòa Phú được Bộ giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào tháng 5 năm 2008. Việc triển khai mô hình VNEN tại nhiều địa phương đã đạt được những kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới đồng bộ về hình thức tổ chức, phương pháp và đánh giá giáo dục, tạo được sự đồng thuận và sự tin tưởng của chính quyền địa phương, GV và cha mẹ, phụ huynh HS.  Riêng tại thành phố Đà Nẵng, mô hình này được triển khai thực hiện đầu tiên tại trường Tiểu học Hoà Phú (xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang) từ năm học 2012-2013. Hòa Phú là trường thuộc nhóm ưu tiên 3 của Dự án. Như vậy, Hòa Vang chỉ có 01 điểm trường chính tham gia Dự án VNEN. 2.1.2. Thực tiễn triển khai “Mô hình trường học mới VNEN” ở trường tiểu học Hòa Phú a) Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch b) Công tác tài chính, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị dạy học c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn d) Công tác sinh hoạt chuyên môn trong trường e) Đánh giá HS, chất lượng giáo dục Theo báo cáo của trường Hòa Phú, kết qủa học tập của HS đạt được như sau: Bảng 1: Chất lượng HS khối lớp 2, 3 năm học 2012-2013 Lớp TS HS Học lực Hạnh kiểm Giỏi(%) Khá(%) TB(%) Thi lại (%) Đạt (%) Chưa đạt 2 67 26(38,8) 23(34,3) 18(26,9) 0 67 (100) 0 3 69 25(36,8) 26(37,7) 18(26,1) 0 69 (100) 0 TC 136 51(37,5) 49(36,0) 36(26,5) 0 136 100) 0 Bảng 2: Chất lượng HS khối lớp 2, 3,4 năm học 2013-2014 (Tính cả HS khuyết tật) Lớp TS HS Chất lượng giáo dục Xuất sắc Tiên tiến TB Y SL % SL % SL % SL % Hai 64 24 37.7 30 46.9 10 15.6 0 0 Ba 67 30 44.8 25 37.3 12 17.9 0 0 Bốn 68 26 38.2 22 32.4 20 29.4 0 0 TC 199 80 40.2 77 38.7 42 21.1 0 0 g) Công tác tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội cùng tham gia h) Tổ chức và quản lý lớp học i) Phương pháp dạy, phương pháp học 2.2. Thực tiễn dạy học theo Mô hình trường học mới VNEN ở trường tiểu học Hòa Phú, huyện Hòa Vang 2.2.1. Thực tiễn công tác SHCM và quá trình hướng dẫn hoạt động học theo “Mô hình trường học mới VNEN” a) Mục đích điều tra b) Đối tượng điều tra c) Nội dung điều tra d) Phương pháp điều tra e) Kết quả điều tra được thể hiện qua 13 biểu đồ và 34 bảng thống kê 2.2.1.1. Công tác sinh hoạt chuyên môn Bảng: Những nội dung chủ yếu được thảo luận, phân tích trong SHCM Nội dung SHCM Mức độ Thường xuyên (%) Đôi khi (%) Không bao giờ (%) Về quá trình HS tham gia hoạt động học tập 64,71 29,41 5,88 Kinh nghiệm quan sát HS và đưa ra nhận xét HS học như thế nào? 70,59 29,41 0 Trao đổi kinh nghiệm kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và ghi chép kết quả đánh giá HS. 82,35 17,65 0 Trao đổi những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện. 52,94 35,29 11,76 Nội dung và PPDH có phù hợp không? 70,59 23,53 5,88 HS có hứng thú học tập không? 17,65 47,06 35,29 HS có tự tin hơn trong học tập không? 17,65 52,94 29,41 HS có tiến bộ không? 100 0 0 Những kĩ năng cần chú ý để giúp HS học tập tốt 70,59 23,53 5,88 Phát triển khả năng và năng lực học tập của HS 47,06 35,29 17,65 Điều chỉnh cách dạy và học 100 0 0 Thảo luận các bài sắp dạy trong tài liệu 100 0 0 Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tự quản của HS 82,35 11,76 5,88 SHCM theo chủ đề 17,65 47,06 35,29 Do điều kiện mô hình chỉ triển khai tại một trường nên việc tổ chức SHCM cũng chỉ diễn ra tại trường, việc học hỏi kinh nghiệm thông qua SHCM còn hạn chế. Biểu đồ : Trưng cầu ý kiến về sự cần thiết trong công tác chỉ đạo triển khai của CBQL 1.CBQL cần nghiên cứu để hiểu rõ đặc trưng cơ bản, bản chất của mô hình VNEN 2.CBQL cần được tham gia tập huấn, tham dự hội thảo 3.Có chiến lược tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo GV và cán bộ quản lí giáo dục 4.CBQL cần hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình VNEN Biểu đồ : Nguyện vọng của GV đối với sự chỉ đạo của đội ngũ CBQL 1.CBQL cần quan tâm chỉ đạo việc thựchiện mô hình VNENtại trường thí điểm về nội dung của môhình. 2. Có chiến lược tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo GV và CBQL GD. 3. Chỉ đạo cụ thể việc đổi mới, tăng cường SHCM và việc nghiên cứu điều chỉnh tài liệu theo mô hình VNEN. 4. Phối hợp với các Trường sư phạm để triển khai hiệu quả Dự án GPE- VNEN tại các Trường tiêủ học Biểu đồ : Nhiệm vụ của Trường sư phạm trong việc triển khai dự án GPE- VNEN 2.2.1.2. Quá trình hướng dẫn hoạt động học các môn học về tự nhiên và xã hội 2.2.1.3. Quá trình hướng dẫn hoạt động học môn Toán 2.2.1.4. Quá trình hướng dẫn hoạt động học môn Tiếng Việt Điều tra khó khăn của GV khi hướng dẫn hoạt động học các môn học theo mô hình VNEN và nguyên nhân của những khó khăn đó 2.2.2.Thực tiễn quá trình học tập của học sinh theo Mô hình trường học mới VNEN a) Mục đích điều tra b) Đối tượng điều tra c) Nội dung điều tra d) Phương pháp điều tra e) Kết quả điều tra 2.2.2.1. Quá trình học tập các môn học về Tự nhiên và Xã hội 2.2.2.2. Quá trình học tập môn Toán 2.2.2.3. Quá trình học tập môn Tiếng Việt Căn cứ vào tất cả những kết quả thu được ở trên, chúng tôi có một số kết luận chung như sau: Kết quả các phiếu điều tra đã đạt được mục tiêu, yêu cầu điều tra đặt ra. HS và GV đều cảm thấy hứng thú khi được dạy và học theo mô hình trường học mới VNEN. GV đã gặp những khó khăn và thuận lợi nhất định trong quá trình dạy học các môn học theo mô hình trường học mới VNEN. Việc giảng dạy theo mô hình trường học mới VNEN thể hiện tính khả thi rõ rệt: Thay đổi được thói quen cũ của HS chỉ nghe và ghi nhớ một cách thụ động. Khi học theo mô hình này, HS đã chủ động hơn trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức, GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở các vấn đề. Vì vậy, mô hình này đã góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn, phát huy năng lực học tập của HS. Bên cạnh đó, cách biên soạn tài liệu hướng dẫn học, việc đổi mới tổ chức và quản lí lớp, việc đổi mới SHCM đã giúp nhà trường khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả việc dạy và học. 2.3. Nhận xét chung về thực tiễn triển khai Mô hình trường học mới VNEN ở trường tiểu học Hòa Phú Khi triển khai Mô hình Trường học mới tại Hòa Phú huyện Hòa Vang, chúng tôi nhận thấy giữa mục tiêu và thực tế triển khai còn có khoảng cách nhất định. Việc chuyển đổi mô hình nhà trường truyền thống sang mô hình nhà trường kiểu mới cần có sự vận hành đồng đều của cả hệ thống. Việc chuyển đổi phương pháp sư phạm chỉ là nét đặc trưng cơ bản của mô hình, cần phải có sự tương tác với các đặc trưng cơ bản khác ở nhà trường, ở địa phương mới đáp ứng được mục tiêu đổi mới. Để mô hình này đạt hiệu quả cao, nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp trong thiết kế bài dạy phù hợp với HS ở từng khối lớp, chú trọng phát huy tính sáng tạo trong dạy và học để kích thích HS tích cực học tập, góp phần phát huy tính ưu việt của mô hình giáo dục mới. Những công việc đã triển khai thực hiện (thực tiễn địa phương thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và tồn tại) 2.3.1. Thuận lợi và khó khăn của thực tiễn triển khai Mô hình VNEN 2.3.2. Những kết quả đạt được và tồn tại của thực tiễn triển khai Mô hình VNEN 2.3.2.1. Những kết quả đạt được · Công tác quản lí chỉ đạo của đơn vị · Về đội ngũ GV · Đối với học sinh: PPDH theo mô hình trường học mới đã phát huy tính tích cực của HS. Nhìn chung chất lượng HS từng khối lớp được duy trì và giữ vững, HS khá, giỏi cuối năm tăng lên, không có HS nào chưa hoàn thành chương trình. Qua 2 năm thực hiện mô hình trường học mới, các em HS đã thích nghi với môi trường học tập và đạt được hiệu quả cao. - HS cơ bản đã thay đổi được thói quen học tập. Các em đã làm quen với cách học theo nhóm, dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng. HS được rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng nghe, nói; kỹ năng đánh giá và tự đánh giá; kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp trong cách hoạt động học theo nhóm - Bước đầu hình thành khả năng và năng lực : + Tự phục vụ, tự quản; + Giao tiếp, hợp tác; + Tự học và giải quyết vấn đề. - Hình thành và phát triển về phẩm chất: + Giáo dục tốt tình yêu gia đình, bạn bè và trường lớp; + Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; + Trung thực, kỉ luật; + Chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật và thể thao. - HS chủ động tham gia học tập sôi nổi, hào hứng. Bước đầu hình thành thói quen làm việc trong môi trường tương tác. 2.3.2.2. Tồn tại Qua kết quả điều tra bằng phiếu điều tra và trao đổi, trò chuyện với GV, chúng tôi nhận thấy: - PPDH thuyết giảng truyền thống đã ăn sâu thành lối mòn của mỗi GV. Điều này cũng dẫn tới việc đôi lúc GV còn tư tưởng ngại HS không hiểu nên vẫn còn GV phải giảng giải nhiều, phải dạy đồng loạt cả lớp. Việc phân hóa đối tượng HS không được nhiều, HS chưa thể hiện rõ việc học tập theo tốc độ khác nhau theo khả năng của mình do các em phải cùng nhau thực hiện một hoạt động trong nhóm, kiểm tra rồi mới cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo. - GV chưa mạnh dạn điều chỉnh nội dung dạy học, điều chỉnh yêu cầu của hoạt động giáo dục phù hợp với thực tế địa phương. - Một số lớp học, các Ban trong hội đồng tự quản còn chưa nắm chắc nhiệm vụ của mình nên các em chưa phát huy hết năng lực bản thân. - Bên cạnh đó, năm 2013-2014, huyện đã triển khai thí điểm một phần của Dự án tại 6 điểm trường trong huyện vai trò của HĐTQ. Các Ban trong lớp còn mờ nhạt. Năm học 2014-2015, do điều kiện không có kinh phí, không có tài liệu nên 6 trường này cũng chỉ duy trì thực hiện một phần của Dự án như cũ. Những tồn tại trên của thực tế triển khai mô hình trường học mới VNEN, theo phân tích của chúng tôi, xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể sau: - Việc thí điểm triển khai mô hình mang tính tự nguyện nên chưa khích lệ được CBQL và GV tích cực tham gia. Bên cạnh đó, CBQL ở Phòng GD&ĐT Hòa Vang không được trực tiếp tham dự tập huấn, chưa linh hoạt trong công tác chỉ đạo triển khai thí điểm mô hình trường học mới VNEN ở huyện. Việc chỉ đạo thường trực tiếp từ Sở GD&ĐT xuống trường không qua Phòng GD&ĐT Hòa Vang. - Do điều kiện của địa phương, việc chỉ chọn một trường trong huyện để tham gia dự án gây không ít khó khăn trong quá trình triển khai, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các trường. - Kinh phí của Dự án, sách thử nghiệm, các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học thường đưa về chậm; các văn bản hướng dẫn việc triển khai của Bộ GD&ĐT chưa kịp thời; chỉ có những trường thuộc Dự án mới được hỗ trợ kinh phí. - Trình độ dân trí của cha mẹ, phụ huynh HS còn hạn chế, do đó phần Hoạt động ứng dụng, HS không biết hoàn thành, GV chủ yếu phải tổ chức thực hiện chủ yếu ở trên lớp. GV chưa hiểu hết ý tưởng của nội dung bài dạy nên chưa mạnh dạn điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp. - Khả năng tiếng Việt của HS còn hạn chế. - Quan điểm dạy học của mô hình VNEN là dạy theo năng lực của HS nhưng thực tế GV bị hạn chế thời gian, khung chương trình, qui định bởi số tiết, bởi “bệnh thành tích” - Chưa có sự phối hợp với Trường sư phạm trên địa bàn, chưa có sự chỉ đạo phối hợp với các địa phương lân cận thực hiện Dự án để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm triển khai. 2.3.2.3. Cơ hội và thách thức Điểm mạnh: Qua việc đổi mới cách thức tổ chức và quản lí lớp học đã bước đầu phát huy được sự tự tin, sự chủ động, tích cực và hứng thú học tập của HS. Việc dạy học theo hướng tiếp cận, phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Việc biên soạn tài liệu học tập theo kiểu “ba trong một” trước mắt đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả người dạy, người học. Điểm yếu: Việc dạy học theo mô hình VNEN chỉ áp dụng được đối với sĩ số lớp ít. Để triển khai mô hình VNEN cần có nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm hướng dẫn hiệu quả hoạt động giáo dục và hoạt động học của HS. Mô hình VNEN được áp dụng từ lớp 2 khi mà khả năng tiếng Việt của HS còn hạn chế. Việc biên soạn tài liệu học tập theo kiểu “ba trong một” phần nào thể hiện sự hạn chế khả năng sáng tạo của GV... Cơ hội và thách thức: Những điểm mạnh, điểm yếu ở trên chính là những cơ hội và thách thức khi triển khai đại trà mô hình này ở huyện Hòa Vang. Bên cạnh đó, việc triển khai mô hình đòi hỏi sự đồng thuận từ các cấp CBQL, từ bản thân mỗi GV, từ chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương. Chương 3. Một số giải pháp triển khai “Mô hình trường học mới VNEN” ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà nẵng Để việc triển khai nhân rộng mô hình VNEN ở huyện Hòa Vang không mang tính hình thức, đi vào chiều sâu, và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, theo chúng tôi, cần có một số giải pháp sau: 3.1. Đối với công tác chỉ đạo của các cấp CBQL 3.1.1. Tăng cường công tác quản lí chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các văn bản hướng dẫn công tác triển khai của các cấp quản lí a) Bộ GD&ĐT cần kịp thời, sớm có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể; tăng cường công tác quản lí chỉ đạo và thực hiện các văn bản hướng dẫn công tác triển khai của các cấp quản lí b) Đối với CBQL Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, Phòng GD&ĐT huyện Hòa Vang 3.1.2. Quan tâm chỉ đạo việc triển khai nhân rộng mô hình trong việc dạy học tại các trường tiểu học CBQL Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, Phòng GD&ĐT huyện Hòa Vang cần: - Sẵn sàng tiếp nhận, chủ động, quyết tâm cao trong việc triển khai mô hình VNEN. Chủ động tuyên truyền giới thiệu, chia sẻ những thành công về mô hình VNEN cho cán bộ quản lí, GV, cộng đồng và chính quyền địa phương,... để tạo sự đồng thuận khi triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình. - Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV về mô hình VNEN, đặc biệt là sự quyết tâm đổi mới hoạt động sư phạm trong nhà trường. CBQL luôn đồng hành, hỗ trợ để GV có khả năng xem xét, đánh giá và mạnh dạn phản biện những nội dung chuyên môn cũng như các hoạt động sư phạm được thiết kế trong tài liệu hướng dẫn học tập; giúp GV nghiên cứu kĩ để hiểu mục tiêu và ý tưởng của tài liệu; trao đổi những băn khoăn hoặc sáng kiến, kinh nghiệm với đồng nghiệp; theo dõi, lắng nghe những phản hồi hay ý kiến thắc mắc của HS; phối hợp chặt chẽ để hiểu rõ nhu cầu của gia đình và cộng đồng; chuẩn bị nhiều phương án để linh hoạt, chủ động điều hành hoạt động lớp học. - Quan tâm, tạo điều kiện, tăng cường về CSVC, trang thiết bị dạy học phục vụ tốt cho lớp học VNEN. Chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo mô hình trường học mới sớm hơn; bổ sung, cấp phát tài liệu hướng dẫn học tập kịp thời hơn. Xem xét lại qui trình thiết kế nội dung Tài liệu hướng dẫn học, những hạn chế, bất cập trong nội dung, chương trình SGK thí điểm để có sự chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời. - Quan tâm chỉ đạo cụ thể việc bồi dưỡng, tập huấn, SHCM tại trường hoặc cụm trường về các nội dung của mô hình VNEN nhằm nâng cao năng lực cho GV. Quan tâm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nội dung của mô hình VNEN tại trường thí điểm về đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học. Xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng cụ thể gồm mục đích, yêu cầu, kế hoạch, lộ trình thực hiện và cách thức, tổ chức thực hiện. - Quan tâm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện mô hình VNEN tại trường thí điểm về đổi mới đánh giá thực hiện công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2013 v/v Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học Mô hình trường học mới Việt Nam và Công văn số 6169/BGD&ĐT-GDTH, ngày 29/10/2014. Đổi mới việc đánh giá, gồm: “Đánh giá năng lực”, “Đánh giá quá trình” và “Tự đánh giá”. Hình thức đánh giá năng lực của HS gồm: Tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá HS, phụ huynh đánh giá HS - Quan tâm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện mô hình VNEN tại trường thí điểm về đổi mới việc quản lí lớp học, tổ chức lớp học, trang trí lớp, xây dựng góc học tập, góc thư viện ; về đổi mới sự tham gia của cộng đồng đối với giáo dục theo mô hình VNEN. 3.1.3. Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện triển khai mô hình trường học mới Xây dựng kế hoạch thực hiện triển khai mô hình trường học mới; Lập kế hoạch, tổ chức cán bộ quản lí, GV tham quan học hỏi, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học, tổ chức lớp học... Xây dựng kế hoạch thực hiện triển khai Trước khi kết thúc năm học, năm học mới, năm học tiếp theo... Tiếp tục nhân rộng mô hình VNEN đến các trường tiểu học còn lại có tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Tổ chức thực hiện Sở GD&ĐT đề nghị lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Hòa Vang tổ chức chỉ đạo, triển khai kế hoạch trên đến tất cả các trường tiểu học để có thể đăng ký áp dụng Mô hình VNEN với các mức độ khác nhau trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, không gây khó khăn và bức xúc trong dư luận xã hội. Đăng ký với Sở GD&ĐT số trường tiểu học thực hiện nhân rộng mô hình VNEN. Chú ý các trường tiểu học đã nhân rộng mô hình ở mức độ 1, nhân rộng tiếp ở mức độ 2, trong đó vận động sự tham gia đóng góp của cha mẹ, phụ huynh HS nhằm tuyên truyền, đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng vào việc tổ chức và nhân rộng mô hình này.  Chỉ đạo cho các trường tiểu học tìm hiểu qua tài liệu, tham quan, tham gia hội thảo chuyên đề về thực tế mô hình VNEN tại trường tiểu học đang tham gia Dự án nhằm giới thiệu mô hình VNEN đến các trường tiểu học trên địa bàn. 3.2. Đối với cấp cơ sở Để việc thực hiện triển khai mô hình có hiệu quả theo chúng tôi thì phải đảm bảo một số điều kiện sau: 3.2.1. Đối với Trường tiểu học 3.2.2 Đối với giáo viên 3.3. Trường Đại học Sư phạm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tư vấn chuyên môn 3.3.1. Nâng cao vai trò của Trường Đại học Sư phạm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tư vấn chuyên môn Để có một đội ngũ GV giỏi, đáp ứng mô hình trường học mới, cần phải đào tạo, bồi dưỡng GV một cách chính qui, Trường sư phạm cần đổi mới cách tiếp cận các thành tố của quá trình đào tạo GV Tiểu học về: mục tiêu đào tạo; chương trình, nội dung đào tạo; phương thức, quản lí đào tạo; điều kiện đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo; đó cũng là yếu tố cốt lõi để thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp đào tạo GV. Để thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp đào tạo GV, Trường sư phạm nâng cao vai trò, tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giảng viên các khoa trong trường; đổi mới công tác quản lý và điều hành các cơ sở đào tạo GV; mở rộng nhiều hình thức đào tạo để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ GV của địa phương. Trường sư phạm cần phải quan tâm nhiều đến việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp dạy học cho SV. Trường sư phạm là nơi cung cấp và đào tạo GV tiểu học cho tương lai. Họ là những GV được trang bị các PPDH mới, có kiến thức chuyên môn vững vàng. Để thể hiện cách tiếp cận tổng thể và toàn diện của mô hình VNEN, Trường sư phạm là đối tượng triển khai của Dự án tiếp cận để chuẩn bị cho công tác đào tạo, bồi dưỡng GV sau 2015, Khoa GD TH, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN cần thấy rõ nhiệm vụ của khoa quản lí chuyên môn, nhiệm vụ giảng viên... 3.3.2. Phát triển thử nghiệm giảng dạy giáo trình PPDH môn học theo mô hình VNEN cho các SV ngành Sư phạm Tiểu học Căn cứ vào đặc trưng cơ bản của mô hình VNEN, đặc điểm của thực tế địa phương, nhu cầu cần có sự thích ứng của chương trình đáp ứng yêu cầu đào tạo GV tiểu học của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, căn cứ vào việc điều chỉnh chương trình và các tài liệu dạy học, Khoa tiến hành xây dựng một số chuyên đề, Phát triển thử nghiệm giảng dạy giáo trình PPDH môn học. 3.3.2.1. Đối với khóa SV sắp ra trường a) Những nguyên tắc cần quán triệt khi xây dựng chuyên đề cho SV ngành Sư phạm tiểu học, GV tiểu học: Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của môn học Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm b) Vị trí, mục tiêu của chuyên đề c) Nội dung của đề cương chi tiết các chuyên đề (Xem phần phụ lục) 3.3.2.2 Đối với SV chính qui khóa 2013-2017, 2014-2016 Đối với SV chính qui khóa 2012 trở về sau, Khoa sẽ rà soát lại quá trình đào tạo bao gồm: mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, phương thức đào tạo, điều kiện đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo và quản lí đào tạo phù hợp với chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học và nhu cầu thực tế ở địa phương hiện nay. Trên cơ sở đó, Khoa tiến hành xây dựng lại đề cương bài giảng các học phần trong khung chương trình Khoa quản lí như PPDH Tiếng Việt, PPDH Toán, PPDH Tự nhiên-Xã hội, PPDH Mĩ thuật... 3.3.3. Thử nghiệm và đề xuất cách làm cụ thể về đào tạo, sử dụng và phối hợp giữa các địa phương và cơ sở đào tạo GV tiểu học a) Thử nghiệm giảng dạy và đề xuất cách làm cụ thể về đào tạo b) Phối hợp với các trường sư phạm khác, phối hợp giữa các địa phương và cơ sở đào tạo GV dạy tiểu học 3.4. Ý kiến đề xuất Tăng cường mối liên hệ giữa Sở GD&ĐT, phối hợp với Sở để triển khai Dự án tại các trường tiểu học trên địa bàn. Trường sư phạm xây dựng và thử nghiệm các chuyên đề bồi dưỡng GV tiểu học: + Chuyên đề: Hướng dẫn dạy học môn Toán (lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5) theo Mô hình trường học mới. + Chuyên đề: Hướng dẫn dạy học môn Tiếng Việt (lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5) theo Mô hình trường học mới. + Chuyên đề: Hướng dẫn dạy học môn Tìm hiểu TN-XH (lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5) theo Mô hình trường học mới. + Chuyên đề: Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở tiểu học theo mô hình trường học. + Chuyên đề: Đổi mới SHCM. + Chuyên đề: Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện theo mô hình trường học VNEN về hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học. + Chuyên đề: Sử dụng hiệu quả PPDH tích cực và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học ở tiểu học. + Dạy học TN-XH theo định hướng phát triển năng lực. + Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học. + Đổi mới PPDH và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực. + Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt ở tiểu học. + Dạy học tích hợp - Khi có nhu cầu, Trường sư phạm có thể phối hợp với Sở GD&ĐT, PGD huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn, bồi dưỡng; triển khai, nhân rộng Dự án GPE-VNEN tại các trường tiểu học trong huyện về PPDH mới theo mô hình VNEN, về PP đánh giá trong mô hình VNEN, về Tổ chức, quản lí lớp học trong mô hình VNEN, về đổi mới SHCM. Để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng GV cần tiến hành đồng bộ các bước sau: 1) Thực hiện qui trình tập huấn về: Đánh giá nhu cầu; Xây dựng mục tiêu; Lập kế hoạch; Phát triển tài liệu; Tập huấn; Đánh giá trước và sau tập huấn; Áp dụng ở lớp, ở cộng đồng. 2) Học viên tập huấn theo mô hình cùng tham gia và hợp tác: + Tập huấn qua thực tế, qua phản hồi. Tập huấn trong môi trường giả định của thực tế GV sẽ giảng dạy (mô hình VNEN). + Tập huấn thông qua xem và thảo luận băng video bài dạy minh họa. + Tập huấn tại trường có thành tích về mô hình VNEN. + Phối hợp và sử dụng GV giỏi có kinh nghiệm thực tế giảng dạy theo mô hình VNEN để làm GV các lớp tập huấn. 3) Đổi mới giáo trình, bài giảng trong các trường sư phạm: Các trường sư phạm tiến hành đổi mới PPDH, đổi mới giáo trình, bài giảng. Đây là hoạt động nhằm thực hiện quan điểm đổi mới mô hình VNEN một cách toàn diện và hệ thống. Các trường sư phạm đồng hành cùng với các trường phổ thông trong quá trình đổi mới. Trường sư phạm phối hợp với Sở, Phòng trong công tác kiến tập, thực tập và Qui định về đổi mới thực tập sư phạm của trường sư phạm. Trường sư phạm phối hợp nghiên cứu về đánh giá tác động của mô hình và truyền thông rộng rãi hiệu quả mô hình. KẾT LUẬN Giáo dục Việt Nam đang tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện. Đặc biệt, từ năm 2013, Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trước đòi hỏi của thực tiễn nước ta trên con đường hội nhập và phát triển, yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới PPDH là hết sức cần thiết. Việc triển khai mô hình VNEN tại nhiều địa phương trong cả nước nói chung và ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định, bước đầu đáp ứng được công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Có thể nói, kết quả triển khai thực hiện thí điểm Dự án GPE-VNEN là cơ sở khoa học thực tiễn cho việc triển khai Đề án chương trình, sách giáo khoa mới sau 2015. Việc nghiên cứu triển khai “Mô hình trường học mới Việt Nam” ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nhằm hướng tới đáp ứng yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng GV sau 2015 của trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã tìm hiểu được các cơ sở lí luận của mô hình trường học mới, nghiên cứu thực tiễn triển khai mô hình ở trường Hòa Phú, huyện Hòa Vang. Qua đó thấy được những ưu điểm, thuận lợi, khó khăn, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả những thách thức của việc triển khai mô hình VNEN tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp triển khai mô hình ở huyện Hòa Vang, xây dựng một số chuyên đề phục vụ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng GV của trường Đại học Sư phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Tự Ân (2013), Mô hình trường học mới tại Việt Nam, NXBGD Việt Nam, 12/2013 Vũ Hoa Tươi (Sưu tầm và hệ thống hóa), Đổi mới PPDH hiệu quả và những giải pháp ứng xử trong ngành giáo dục hiện nay, NXBTC 2013 Báo cáo kế hoạch triển khai mô hình VNEN năm học 2012-2013, 2013-3014 của Trường tiểu học Hòa Phú. Báo cáo vụ Giáo dục Trung học, Mô hình trường học mới và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng GV. Nhiều tác giả (2005), Tập huấn có sự tham gia - Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á (CECEM) 8/2005. Bùi Phương Nga (2011), Học tích cực, Tài liệu tập huấn GV, Bộ GD&ĐT Hướng dẫn sự tham gia của cộng đồng theo mô hình trường học mới tại Việt Nam -Dự án mô hình trường học mới Việt Nam - Vụ Giáo dục Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2013, Tài liệu lưu hành nội bộ. Hướng dẫn tổ chức chuyên môn tại các trường thực hiện trường học mới Việt Nam - Dự án mô hình trường học mới Việt Nam - Vụ Giáo dục Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2013, Tài liệu lưu hành nội bộ. Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Chương trình giáo dục đại học Cử nhân Sư phạm Giáo dục tiểu học (2009, 2013), Tài liệu lưu hành nội bộ Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam, Dự án mô hình trường học mới Việt Nam - Vụ Giáo dục Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2013, Tài liệu lưu hành nội bộ Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (Lớp 2, Lớp 3, Lớp 4), Dự án mô hình trường học mới Việt Nam - Vụ Giáo dục Tiểu học 2012, 2013, Tài liệu lưu hành nội bộ. Hướng dẫn học Toán (2, 3, 4, 5), Sách thử nghiệm, Dự án mô hình trường học mới Việt Nam - Vụ giáo dục Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2013, Tài liệu lưu hành nội bộ. Hướng dẫn học Tiếng Việt (2, 3, 4, 5), Sách thử nghiệm, Dự án mô hình trường học mới Việt Nam - Vụ giáo dục Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2013, Tài liệu lưu hành nội bộ. Hướng dẫn học Tìm hiểu Tự nhiên Xã hội (2, 3),Hướng dẫn học Lịch sử, Địa lí lớp 4, Hướng dẫn học khoa học lớp 4- Sách thử nghiệm, Dự án mô hình trường học mới Việt Nam - Vụ Giáo dục Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2013, Tài liệu lưu hành nội bộ. ứ trưởng Giáo dục nói về trường học mới, 28/8/2013 PHỤ LỤC 1 Một số công văn, văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ GD &ĐT, Dự án GPE-VNEN trong việc triển khai mô hình VNEN PHỤ LUC 2: Xây dựng đề cương chuyên đề PHỤ LUC 3: Phiếu thăm dò ý kiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnghiencuutrienkhaimohinhtruonghocmoivietnam_2002.docx
Luận văn liên quan