MỤC LỤC
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trang 1
PHẦN A: MỞ ĐẦU Trang 2
1.Lí do chọn đề tài Trang 2
2.Đối tượng nghiên cứu Trang 4
3.Phạm vi và kế họach nghiên cứu .Trang 5
4.Phương pháp nghiên cứu .Trang 6
PHẦN B: NỘI DUNG Trang 7
1.Cơ sở lý luận . Trang 7
2.Cơ sở thực tiễn Trang 14
3.Nội dung vấn dề Trang 14
PHẦN C: KẾT LUẬN Trang 20
1.Bài học kinh nghiệm Trang 20
2.Hướng phổ biến áp dụng đề tài Trang 20
3.Hướng nghiên cứu tiếp đề tài .Trang 21
25 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10843 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn.
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Thu Thủy
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn
1/ Lý do chọn đề tài:
Nghiên cứu hệ thống các bài tập chuyên môn một cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh.
Nâng cao sức khỏe cho các em học sinh, là nguồn để đào tạo những vận động viên.
2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
a/ Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
b/ Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tham khảo tài liệu.
Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp so sánh đối chiếu.
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7 trong tiết học chạy cự li ngắn.
4/ Hiệu quả ứng dụng:
Qua thời gian nghiên cứu và ứng dụng một số bài tập trên kết quả được nâng lên rõ rệt, số học sinh yếu giảm, trung bình, khá, giỏi tăng lên.
5/ Phạm vi áp dụng:
Áp dụng vào trong giảng dạy môn chạy cự li ngắn tất cả các khối lớp cấp THCS và cho các trường THCS trong huyện, thị, tỉnh.
Thị Trấn, ngày 04 tháng 04 năm 2011
Người viết
Bùi Thị Thu Thủy
PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ ta có nói : “Sức khỏe là vàng lao động là vinh quang”
Sức khỏe - trí tuệ, những thứ quí giá nhất của mỗi con người và mỗi quốc gia. Làm việc gì cũng cần có sức khỏe, với phương châm khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi người dân khỏe mạnh là tổ quốc khỏe mạnh… Sống và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại “Sống vui sống khỏe sống có ích”. Muốn có được sức khỏe không chỉ cần có dinh dưỡng và vệ sinh tốt mà cần phải kiên trì tập luyện thể dục thể thao. Tập luyện thể dục thể thao góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần, nâng cao năng suất lao động và sức chiến đấu của nhân dân ta, góp phần tạo nên con người Việt Nam môùi ở thế kỷ XXI .
Vận dụng theo câu nói của Bác từ đó chúng ta có thể khẳng định được rằng vai trò của thể dục thể thao rất quan trọng. Bên cạnh việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là quốc sách hàng đầu trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay và mai sau sẽ trở thành những con người phát triển toàn diện trên tất cả lĩnh vực có trình độ kiến thức nhất định thì không thể thiếu sức khỏe.
Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm là quốc sách hàng đầu trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. Thấm nhuần lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” cho thấy được nhà nước ta hết sức quan tâm đến công tác giáo dục, sự quan tâm đó được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng, văn bản của nhà nước, đặc biệt quan trọng nhất là ở hội nghị trung ương IV khóa VI “Cùng với khoa học giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đó là động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản, đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước”.
Góp phần để thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ XXI là vấn đề cần thiết quan trọng không những nước ta mà còn ở các nước phát triển trên thế giới đã được đảng và nhà nước quan tâm đó là vấn đề có tính chiến lược nhằm mục đích phát triển con người toàn diện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” là mục đích của toàn Đảng toàn dân và là điều Bác Hồ mong ước.
Cùng với sự quan tâm đó Thể dục thể thao nói chung trong đó giáo dục thể chất nói riêng là bộ phận không thể thiếu của nền giáo dục nước nhà.
Giáo dục thể chất ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền giáo dục ở nước ta. Mục tiêu của nền giáo dục thể chất là đào tạo con người phát triển toàn diện. Đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước, hội tụ những phẩm chất tài đức vẹn toàn, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo.Với yêu cầu ngày càng cao của xã hội về thể dục thể thao đòi hỏi nhà trường phổ thông phải nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với từng môn học mỗi môn học đều có tính đặc thù riêng, đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định chính vì thế môn Thể dục là môn không thể thiếu ở các trường THCS và việc phát triển các tố chất lại càng không thể không có được.
Điền kinh có lịch sử phát triển lâu đời, có nhiều nội dung và được đưa vào thi đấu chính thức ngay từ thế vận hội đầu tiên. Điền kinh là nền tảng phát triển các tố chất thể lực, và là cơ sở để phát triển các môn thể thao khác. Điền kinh bao gồm các hoạt động như: đi, chạy, nhảy, ném, đẩy,... Chạy là một trong những kỹ năng vận động cơ bản của con người, có giá trị thực dụng lớn, đồng thời cũng là biện pháp rất có hiệu quả để tăng cường sức khỏe và phát triển toàn diện cơ thể.
Chạy cự ly ngắn thuộc nhóm hoạt động có chu kỳ của điền kinh. Cho nên chạy cự ly ngắn không chỉ là môn có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất mà còn là phương pháp tuyệt vời để phát triển sức mạnh, sức nhanh cho các môn thể thao khác. Chạy cự ly ngắn được xem là nội dung chủ yếu của chương trình nội khóa. Thông qua thành tích chạy cự ly ngắn, người ta có thể đánh giá được phần nào trình độ điền kinh nói riêng và trình độ thể dục thể thao nói chung.
Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo không ngừng nghiên cứu, cải tiến nội dung, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy Thể dục trong trường học các cấp. Trong đó điền kinh là một trong những nội dung cơ bản không thể thiếu của hầu hết các chương trình giáo dục thể dục ở các trường phổ thông.
Giảng dạy chạy cự ly ngắn không chỉ dạy về kỹ thuật động tác mà còn phải phát triển sức mạnh, sức nhanh để nâng cao thành tích cho học sinh. Vì thế có rất nhiều bài tập được vận dụng trong quá trình dạy môn chạy cự ly ngắn.
Thông qua kết quả chạy cự ly ngắn ở các lần thi đấu hội khỏe phù đổng hằng năm ở trường, huyện, thị, tỉnh tổ chức, tôi nhận thấy rằng thành tích đạt được ở các lần thi đấu ấy còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần không nhỏ là do phương pháp giảng dạy chưa hợp lý nên chưa phát huy hết những khả năng tiềm ẩn của học sinh. Trước những yêu cầu này, đòi hỏi những người làm công tác giảng dạy thể dục thể thao ở cấp học trung học cơ sở, phải tìm ra những bài tập bổ trợ hợp lý để giảng dạy. Trước hết là nâng cao sức khỏe cho các em học sinh và sau đó là nguồn để đào tạo những vận động viên có đẳng cấp cho đất nước.
Để việc vận dụng hệ thống các bài tập chuyên môn cho học sinh một cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh tôi chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 60M CHO HỌC SINH LỚP 7 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN ”
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 7A1 Trường THCS Thị Trấn Châu Thành
3. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Chạy cự ly ngắn, chương trình thể dục lớp 7.
3.2. Kế hoạch nghiên cứu:
Từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 03 năm 2011
TT
Nội dung công việc
Thời gian
Bắt đầu
Kết thúc
01
Chọn vấn đề, xác định vấn đề nghiên cứu.
09/2010
09/2010
02
Nghiên cứu tài liệu
09/2010
02/2011
03
Xây dựng đề cương.
09/2010
09/2010
04
Tiến hành kiểm tra lấy số liệu lần 1
09/2010
09/2010
05
Tổ chức thực nghiệm
09/2010
11/2010
06
Tiến hành kiểm tra lấy số liệu lần 2
11/2010
11/2010
07
Hoàn chỉnh đề tài
03/2011
03/2011
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp tham khảo tài liệu:
Mục đích của phương pháp này là ghi chép, phân tích, tổng hợp có chọn lọc các tài liệu có liên quan đến các vấn đề giảng dạy môn điền kinh nói chung và môn chạy cự ly ngắn nói riêng, nhằm hình thành cơ sở lý luận, xây dựng đề cương, phương pháp đánh giá …
4.2. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Dùng phương pháp này lấy số liệu về thành tích chạy 60 m.
* Chạy 60 m xuất phát cao (s):
- Mục đích: Dùng để đánh giá sức nhanh.
- Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích: Người được kiểm tra sẽ đứng ở tư thế xuất phát cao. Khi nghe lệnh xuất phát thì nhanh chóng rời khỏi vạch xuất phát và chạy nhanh về đích. Mỗi học sinh sẽ thực hiện hai lần, lấy thành tích ở lần thực hiện cao nhất.
4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Được sử dụng nhằm mục đích đưa các nhân tố mới nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy. Qua thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ những yếu tố tác động trực tiếp tới kết quả tập luyện của đối tượng nghiên cứu.
Sau khi đã lựa chọn các bài tập tôi sẽ tổ chức tập luyện cho nhóm đối tượng thực nghiệm trong chương trình. Sau khi thực nghiệm sẽ kiểm tra thành tích của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Nhằm đánh giá hiệu quả của các bài tập đã chọn trên những đối tượng cụ thể trong tổ chức thực nghiệm, tôi chọn:
- Học sinh lớp 7A1 trường THCS Thị Trấn để thực nghiệm được tập thêm các bài tập bổ trợ.
- Học sinh lớp 7A2 trường THCS Thị Trấn để đối chứng được học theo chương trình chính khóa tại trường.
PHẦN B. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận:
1.1.Cơ sở lí luận về bài tập thể lực chuyên môn trong chạy cự ly ngắn:
Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện về mặt thể chất con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản trong đời sống con người, cùng những hiểu biết có liên quan đến những kỹ năng, kỹ xảo đó.
Trong thể dục thể thao nói chung và điền kinh nói riêng, các bài tập thể dục thể thao được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt, tác động đến đối tượng tập luyện nhằm đạt được mục đích giáo dục thể chất.
Dựa theo các quan điểm khác nhau, các bài tập thể dục thể thao dùng trong giảng dạy, huấn luyện được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách phân loại phổ biến là phân thành các bài tập nhằm tạo điều kiện cho việc nắm vững kỹ thuật động tác (bài tập bổ trợ) và các bài tập thể lực chuyên môn nhằm phát triển các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền,…Trên thực tế các tố chất này thể hiện dưới dạng tổng hợp gắn liền với nhau. Tuy nhiên, trong cự ly ngắn thì sức mạnh tốc độ và sức nhanh thể hiện rõ ràng hơn. Để đạt được thành tích cao trong chạy cự ly ngắn thì cần phối hợp có hiệu quả và sử dụng các bài tập huấn luyện về sức mạnh tốc độ, sức nhanh…Phải được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi, giới tính và điều kiện cơ sở vật chất ở từng địa phương.
1.2. Nguyên lý kỹ thuật và tác dụng tập luyện môn chạy cự ly ngắn.
1.2.1. Nguyên lý kỹ thuật chạy cự ly ngắn:
Môn chạy cự ly ngắn có các cự ly 60m, 100m, 200m, 400m. Chạy cự ly ngắn là một hoạt động có tính chu kỳ, có cường độ tối đa, chủ yếu phát triển sức mạnh bền tốc độ. Đặc điểm chung của cự ly ngắn là tốc độ cao nhất, cường độ lớn nhất và thời gian ngắn nhất. Một chu kỳ hoạt động trong chạy cự ly ngắn đều có hai bước chạy, bao gồm 4 thời kỳ: chống tựa của một chân, bay, chống tựa của chân kia, bay. Mỗi thời kỳ chống tựa có 2 giai đoạn:
Giai đoạn chống trước: Từ khi chân lăng mới tiếp xúc xuống mặt đất tới khi tổng trọng tâm của cơ thể dọi thẳng góc xuống chân chống tựa (thời điểm thẳng đứng).
Giai đoạn chống sau: Từ khi tổng trọng tâm thân thể dọi thẳng góc xuống chân chống tựa (thời điểm thẳng đứng) tới khi chân chống tựa đạp sau rời khỏi mặt đất. Bước chạy càng tích cực, tốc độ càng nhanh thì thời kỳ bay trên không càng ngắn, hệ số tích cực của bước chạy càng nhỏ.
Như vậy, muốn chạy nhanh phải giảm thời gian bay trên không. Hay nói cách khác, trong giai đoạn chống sau, phải giảm tốc độ đạp sau và tăng lực đạp sau, để đưa cơ thể chuyển động nhanh về phía trước. Ở giai đoạn chống sau, các cơ duỗi chân chống tựa phải hoạt động rất tích cực theo chế độ khắc phục đạp thẳng hết chân. Các cơ chân kia (chủ yếu là cơ tứ đầu đùi) cũng phải hoạt động tích cực, để phối hợp đánh đùi về phía trước lên trên. Muốn đánh đùi của chân lăng tích cực và nhanh, cẳng chân phải theo quán tính gập sát với đùi trên để rút ngắn bán kính chuyển động, tăng tốc độ góc.
Ngoài hoạt động của hai chân còn có sự phối hợp hiệu quả của các cơ tham gia đánh tay và các cơ tham gia giữ thân trên ở vị trí hợp lý. Giai đoạn chống sau có liên quan mật thiết hữu cơ với giai đoạn chống trước, giai đoạn chống trước lại có quan hệ mật thiết với thời kỳ bay.
Trong khi chạy xuất phát thấp, thân người ngã nhiều về phía trước. Ở các bước đầu, chân chống tựa đặt phía sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể, ít bị tác động bất lợi của phản lực chống tựa. Trọng tâm cơ thể cao nhất ở thời kỳ bay và thấp nhất ở thời kỳ chống tựa. Trọng tâm cơ thể càng ít di động thì tốc độ càng cao.
Trong quá trình chạy, tốc độ bước chạy phụ thuộc vào tần số bước và độ dài bước. Những công trình nghiên cứu chưa nhất trí khẳng định: Tốc độ trong chạy cự ly ngắn phụ thuộc vào tần số bước chạy hay độ dài bước. Tuy nhiên một số công trình nghiên cứu gần đây khẳng định tốc độ bước chạy phụ thuộc vào tần số bước chạy với độ dài bước thích hợp. Động tác chạy phải hết sức thoải mái, không bị căng thẳng, kết hợp tốt việc phối hợp bước chạy với hô hấp.
1.3. Đặc điểm tâm - sinh lý và phát triển thể chất của học sinh THCS lứa tuổi 12 – 13:
1.3.1. Đặc điểm tâm lý:
Các em có những bước phát triển nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang tách dần khỏi thời kỳ thơ ấu để chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Các em không còn là trẻ em nữa, nhưng cũng chưa phải là người lớn. Do đó các nhà tâm lý học thường gọi giai đoạn này là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ con sang người lớn. Trong giai đoạn này trẻ em được hình thành những phẩm chất về trí tuệ, tình cảm, ý chí. Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát dục còn gọi là tuổi dậy thì, nó ảnh hưởng không nhỏ đến cá tính các em. Tuổi dậy thì đã đem lại cho các em nhiều cảm xúc, ý nghĩ, hứng thú, tính cách…mới mẻ mà trước đây các em chưa ý thức được.
Trong quan hệ với người xung quanh các em cũng gần gũi hơn. Các em muốn làm người lớn, biết lo lắng trách nhiệm, hăng hái nhiệt tình đi tìm cái mới. Tuy nhiên các em chưa có kinh nghiệm tự lượng sức mình, dễ lẫn lộn giữa tình cảm và liều lĩnh, giữa khiêm tốn và nhu nhược. Các em đòi hỏi người lớn phải công nhận khả năng và tôn trọng nhân cách của mình.
Tính độc lập ở lứa tuổi này cũng phát triển. Các em có thể gánh vác nhiều công việc gia đình, nhà trường và xã hội. Các em có khả năng tổ chức tập thể tự quản. Song không phải lúc nào các em cũng có quan điểm đúng đắn, vì thế chúng ta cần đánh giá đúng tính độc lập của các em
Hơn lứa tuổi nào hết, sự phát triển trẻ em ở lứa tuổi này mang tính độc đáo nổi bật, nhất là tính chất quá độ “ Vừa trẻ con, vừa người lớn”.
1.3.2. Đặc điểm sinh lý:
Ở lứa tuổi này diễn ra quá trình phát dục mạnh mẽ. Cơ thể các em phát triển nhanh, mạnh nhưng mất cân đối giữa các mặt đòi hỏi các nhà giáo dục phải biết chăm sóc các em thật chu đáo. Thiếu tập thể dục, vệ sinh, nghỉ ngơi không hợp lý sẽ dẫn đến những nguy hại không nhỏ sau này. Học tập và lao động quá sức dễ bị gây bệnh. Nếu có biện pháp đúng sẽ phát triển được nhiều tài năng ở lứa tuổi này, kể cả những tài năng thể thao.
Dưới ảnh hưởng của tập luyện, cơ thể học sinh có khả năng thực hiện một hoạt động cơ bắp nhất định với thành tích cao. Đó là quá trình tạo cho con người thích nghi với hoạt động cơ bắp, nhờ hoàn thiện sự điều khiển và phối hợp hoạt động giữa các hệ chức năng, trên cơ sở những biến đổi về cấu tạo, chức phận và sinh hóa trong cơ thể.
* Hệ thần kinh:
Ở học sinh cấp II, quá trình hưng phấn vẫn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế. Sự phối hợp động tác ở lứa tuổi này vẫn còn kém, động tác cứng, vụn về. Mặc dù các biểu hiện trên chỉ mang tính tạm thời, song vẫn cần được chú ý trong tập luyện thể dục thể thao. Khả năng phân tích tổng hợp của các em còn thấp nhưng sâu sắc hơn tuổi nhi đồng, dễ thành lập phản xạ. Xong cũng dễ bị phai mờ, vì thế các em dễ tiếp thu nhưng chóng quên. Hệ thần kinh thực vật của các em còn yếu, các dấu hiệu về kích thích cảm giác tăng lên, các biểu hiện chủ quan, lo lắng rất hay gặp. Một số em hay xuất hiện đau đầu một cách vô cớ, chóng mệt mỏi, dễ bị chấn thương tinh thần khi bị rối loạn giấc ngủ, do làm việc nặng nhọc, hay học tập quá sức.
* Trao đổi chất và năng lượng:
Đặc điểm chính của lứa tuổi này là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dị hóa, do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể. Cơ thể các em đang phát triển cần nhiều đạm, nhu cầu đạm cao cả về số lượng và chất lượng. Ngược lại nhu cầu về đường và mỡ giảm dần theo lứa tuổi. Sự điều hòa trao đổi đường ở cơ thể các em kém hoàn thiện hơn so với người lớn.
Nước và chất khoáng có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể các em. Trẻ càng phát triển nhanh thì nhu cầu nước càng lớn. Các chất khoáng, đặc biệt là Canxi rất cần thiết cho việc tạo xương. Nhu cầu về chất khoáng tăng cao trong thời kỳ tăng trưởng mạnh của cơ thể và trong tuổi dậy thì.
Sự tiêu hao năng lượng trong hoạt động thể lực cũng phụ thuộc vào lứa tuổi. Trong cùng một hoạt động các em bao giờ cũng tiêu hao nhiều năng lượng so với người lớn.
* Hệ vận động:
Đặc điểm chung là hệ vận động phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Xương đang cốt hóa mạnh mẽ, dài ra rất nhanh nên chịu lực kém. Với các xương nhỏ như xương cổ tay, cổ chân nếu tập lực hoặc lao động nặng dễ gây đau kéo dài.
Cơ bắp của các em phát triển chậm hơn xương, chủ yếu phát triển chiều dài cơ. Sự phát triển cơ bắp cũng không đồng đều, các cơ co và cơ to phát triển mạnh hơn các cơ duỗi và nhỏ. Điều đó khiến các em không phát huy được khả năng sức mạnh của mình và mau xuất hiện mệt mỏi.
* Hệ tuần hoàn:
Các kích thước tuyệt đối cũng như tương đối của tim tăng dần. Tim phát triển rất mạnh (khoảng 200g). Độ dày thành tâm thất trái tăng đáng kể, đường kính động mạch chủ tăng. Kích thước của tim các em ở lứa tuổi này chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc tập luyện thể dục thể thao. Tần số co bóp của tim giảm dần theo lứa tuổi (khoảng 80 lần/phút). Cơ năng của tim đang còn trong quá trình phát triển, sự điều tiết còn chưa ổn định, lực co bóp còn yếu, họat động quá nhiều, quá căng thẳng sẽ làm tim chóng mệt mỏi. Huyết áp có thể tạm thời tăng đến 15mmHg do hoạt động mạnh của tuyến nội tiết.
Nhịp tim của các em thiếu ổn định và thay đổi nhiều hơn so với người lớn. Sự hồi phục ở các em đối với lượng vận động nhỏ diễn ra nhanh hơn so với người lớn. Ngược lại, với những lượng vận động lớn cơ thể các em hồi phục chậm hơn người trưởng thành, do khả năng tạo hồng cầu kém. Có thể tập chạy cự ly ngắn và trung bình, các môn bóng có giới hạn về thời gian.
1.3.3. Đặc điểm phát triển thể chất:
Điểm đặc trưng của lứa tuổi này là quá trình phát dục mạnh mẽ. Các tuyến nội tiết tăng cường hoạt động, kích thích cơ thể lớn nhanh lên. Chân, tay dài ra, động tác vụng về. Hằng năm, các em có thể cao thêm từ 7 – 10 cm. Khung chậu, lồng ngực phát triển, các cơ phát triển nhanh làm tăng các tố chất thể lực nhưng thời gian tập luyện không nên quá dài vì dự trữ Glycogen còn kém.
1.4. Đặc điểm các tố chất thể lực của học sinh lứa tuổi 12 – 13:
Tố chất thể lực là những mặt riêng biệt về khả năng vận động của con người. Tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi. Sự tăng trưởng này còn gọi là sự tăng trưởng tự nhiên. Khuynh hướng của sự tăng trưởng này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kỳ dậy thì. Nam khoảng 15 tuổi, nữ khoảng 12 tuổi. Giai đọan lứa tuổi khác nhau tốc độ phát triển tố chất thể lực khác nhau. Sự phát triển tố chất thể lực gồm hai giai đọan:
- Giai đọan tăng trưởng: là giai đọan tố chất thể lực tăng liên tục, trong đó có giai đọan tăng nhanh và tăng chậm. Trong giai đoạn tăng trưởng nhanh các tố chất vận động được gọi là thời kỳ mẫn cảm của sự phát triển tố chất thể lực.
- Giai đọan ổn định: là giai đọan tố chất thể lực có tốc độ tăng chậm rõ ràng, hoặc dừng lại, hoặc có thể giảm xuống.
Tố chất thể lực là cơ sở tiếp thu và thực hiện kỹ thuật, chiến thuật. Tố chất thể lực càng tốt thì càng dễ tiếp thu và vận dụng nhanh kỹ thuật, ngược lại kỹ thuật càng tốt thì càng thể hiện trình độ thể lực cao. Tố chất thể lực gồm có: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Việc phát triển các tố chất thể lực ở lứa tuổi này tương đối thuận lợi, vì cơ thể các em đang độ tuổi phát triển cao.
*Tố chất mạnh:
Sự phát triển tố chất mạnh có liên quan đến sự phát dục của hệ thần kinh và cơ bắp. Nhưng ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, sự phát triển tố chất mạnh không giống nhau. Sức mạnh lưng, bụng phát triển sớm (ở giai đoạn tiểu học bắt đầu phát triển nhanh), sức mạnh tĩnh lực phát triển chậm, còn sức mạnh bộc phát sau lứa tuổi trung học cơ sở mới phát triển nhanh.
Sức mạnh lớn hay bé phụ thuộc vào tiết diện sinh lý cơ. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của sức mạnh tương đối khoảng 3 %. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên hiện tượng này là do sự tăng trưởng của chiều cao, cân nặng. Trẻ em những năm 12 tuổi đối với nữ, 13 tuổi đối với nam có sức mạnh tương đối phát triển khá nhanh. Đây là thời kỳ quí giá nhất để phát triển sức mạnh tương đối.
* Tố chất nhanh:
Sự phát triển tố chất nhanh sớm hơn phát triển tố chất mạnh. Thời kỳ phát triển tố chất nhanh quan trọng nhất là ở lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở. Do đó trong giảng dạy và huấn luyện thể dục cần tiến hành tập các bài tập phát triển tố chất nhanh trong giai đọan này là chính như: chạy ngắn, bơi lội, xe đạp, bóng bàn và các môn bóng.
* Tố chất bền:
Sự phát triển tố chất bền muộn hơn phá triển tố chất nhanh. Bởi vì tố chất bền có liên quan mật thiết đối với sự phát triển của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và khả năng ổn định của cơ thể.
Trong giai đoạn đầu của sự phát dục, quá trình Oxy hóa của trạng thái yên tĩnh thịnh vượng hơn so với người trưởng thành, lượng tiêu thụ Oxy lớn, làm lượng Hemoglobin, Mogolobin tương đối ít, công năng tim – phổi tương đối yếu. Do sự phát triển của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn chưa hoàn thiện, nên ở lứa tuổi này các em chưa có khả năng chịu đựng lượng vận động sức bền lớn. Nên tập luyện các bài tập sức bền trong thời gian ngắn.
* Tố chất mềm dẻo, khéo léo:
Giai đoạn này tố chất mềm dẻo – khéo léo của các em phát triển rất tốt. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thành tích thể thao của các em sau này. Có thể tập luyện và phát triển tốt các môn như thể dục nhịp điệu, nhào lộn…
2.Cơ sở thực tiễn:
Thực tế giáo dục hiện nay với yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục tích cực đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển giáo dục toàn diện thì bên cạnh đó TDTT nói chung bộ môn thể dục nói riêng cũng phải được nâng cao phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng bài tập bổ trợ nâng cao thành tích cho học sinh phù hợp với mục tiêu yêu cầu trên là vấn đề cần thiết .
Nhằm tìm hiểu hiệu quả việc sử dụng các bài tập thể lực chuyên môn để nâng cao thành tích chạy cự li ngắn cho học sinh. Kết quả nghiên cứu có thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn chạy cự li ngắn cho học sinh cấp học trung học cơ sở tạo một nền tảng vững chắc cho các em bước qua cấp trung học phổ thông.
3.Nội dung vấn đề:
Điền kinh là một môn học trọng điểm của chương trình, thông qua tập luyện và tập luyện môn điền kinh sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, cải thiện và nâng cao chức năng các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản cho học sinh nâng cao sức khỏe nói chung.
Chạy là môn thể thao có tính chu kì, là năng lực hoạt động cơ bản nhất của con người nó là nền tảng của các môn thể thao khác. Nhiệm vụ của giảng dạy môn chạy là phát triển các tố chất thể lực như sức nhanh, mạnh bền mềm dẻo, khéo léo, linh họat và nhịp điệu, thúc đẩy cơ thể, các cơ quan vận động, thúc đẩy phát triển các công năng của cơ quan nội tạng, làm cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản kĩ năng và kĩ thuật cơ bản của môn chạy, nắm được tư thế chạy đúng, nâng cao năng lực chạy.
Bài tập bổ trợ là các bài tập sử dụng để nâng cao tố chất thể lực có liên quan tới nội dung kĩ thuật nào đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững được kĩ thuật cần học. Bài tập bổ trợ nên tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định trước khi học một kĩ thuật nào đó, bởi vì muốn nâng cao một tố chất thể lực nào đó của con người cần phải có một thời gian tích lũy. Dựa vào đặc điểm phát triển cơ thể và trình độ của học sinh mà lựa chọn sắp xếp các nội dung phù hợp. Đối với học sinh phổ thông cơ sở việc sắp xếp lựa chọn nội dung phải chú ý đến việc giáo dục ở thời kì phát dục và lý luận phương pháp rèn luyện thể chất
Trên cơ sở lí luận thực tiễn cho thấy được rằng quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu ứng dụng các bài tập bổ trợ để nâng cao thành tích chạy 60m học sinh lớp 7 đối với môn chạy cự li ngắn nói riêng và điền kinh nói chung trên các cơ sở đó các bài tập cần phải được lựa chọn một cách phù hợp sao cho có hiệu quả cao nâng cao chất lượng học sinh đồng thời cũng nâng cao chất lượng bộ môn
Quá trình vận dụng giáo viên biết lựa chọn phát huy tác dụng bài tập đảm bảo đúng phù hợp nội dung, học sinh nắm được các bài tập vận dụng thực hiện tốt, các bài tập đó bổ trợ tốt cho giai đoạn thực hiện kĩ thuật đạt thành tích cao. Thực hiện yêu cầu đó từ những vấn đề trên việc lựa chọn các bài tập bổ trợ phù hợp cần được thực hiện nghiêm túc để đáp ứng được yêu cầu giảng dạy chung, chính vì vậy đối với phương pháp nghiên cứu ứng dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7 là cần thiết và để giải quyết được vấn đề nêu trên quá trình nghiên cứu cần phải xây dựng đề ra giải pháp hữu hiệu tích cực cụ thể trong việc lựa chọn và ứng dụng để đạt được hiệu quả của đề tài.
3.1. Giải pháp thực hiện:
3.1.1. Lựa chọn một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao thành tích chạy 60 m cho học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn:
Các bài tập được chọn: - Chạy bước nhỏ.
- Chạy nâng cao đùi.
- Chạy đạp sau.
- Chạy lặp lại tốc độ cao.
- Chạy biến tốc 30m x 3 lần.
- Nhảy lò cò đổi chân.
- Nhảy dây tùy sức.
- Chạy 60m tốc độ cao.
Và các bài tập khác.
3.1.2. Ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m:
Sau khi nghiên cứu thực trạng, chọn lựa bài tập, tôi tiến hành soạn thảo chương trình ứng dụng cụ thể như sau:
Bước 1: Lập tiến trình biểu theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo năm học 2010 – 2011
Bước 2: Soạn giáo án cho nhóm thực nghiệm theo chương trình của tiến trình biểu.
Bước 3: Ứng dụng vào chương trình giảng dạy. Tiến hành giảng dạy dựa theo tiến trình biểu, giáo án đã soạn và các bài tập đã được lựa chọn trên nhóm thực nghiệm (mỗi tuần 2 tiết).
3.1.3. Đánh giá kết quả thành tích chạy 60m.
Qua thời gian ứng dụng, tôi thu được kết quả như sau:
Điểm
Thành tích
Nam
Nữ
9 – 10
≤ 9”50
≤ 10”40
7 – 8
9” 51 – 10”20
10”41 - 11”20
5 – 6
10”21 – 11”00
11”21 - 11”90
4$
≥ 11”01
≥ 11”91
So sánh kết quả:
Kiểm tra
TSHS
75
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5 - 6
Điểm 4$
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Lần 1
Nhóm thực nghiệm
(7A1)
36/18
6
16.7
14
38.9
16
44.4
0
0
Nhóm đối chứng
(7A2)
39/19
7
18
13
33.3
19
48.7
0
0
Lần 2
Nhóm thực nghiệm
(7A1)
36/18
12
33.3
18
50
6
16.7
0
0
Nhóm đối chứng
(7A2)
39/19
10
25.6
17
43.6
12
30.8
0
0
BIỂU ĐỒ 1: THÀNH TÍCH CHẠY 60M NHÓM THỰC NGHIỆM
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
* Nhóm thực nghiệm: Điểm 9 -10 tăng 16.6%, điểm 7 - 8 tăng 11.1%, điểm 5 - 6 giảm còn 27.7%.
BIỂU ĐỒ 2: THÀNH TÍCH CHẠY 60M NHÓM ĐỐI CHỨNG
Ñieåm 5-6
Ñieåm 7-8
Ñieåm 9-10
Kieåm tra laàn 1 Kieåm tra laàn 2
* Nhóm đối chứng: Điểm 9 – 10 tăng 7,6%, điểm 7 – 8 tăng 10,3%, điểm 5 - 6 giảm còn 17,9%).
Vậy sau thời gian học nội dung chạy ngắn, thành tích cả hai nhóm đều tăng nhưng nhóm thực nghiệm tăng hơn nhóm đối chứng, cụ thể: điểm 9 - 10 tăng hơn 9 %, điểm 7 - 8 tăng 0.8%, điểm 5 – 6 giảm hơn 9.8%.
PHẦN 3. KẾT LUẬN
* Kết luận:
1.Bài học kinh nghiệm:
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu nêu trên, tôi rút ra một số kết luận sau:
Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được bài tập bổ trợ trong việc nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 7A1 Trường THCS Thị Trấn. Các bài tập có hiệu quả cao là:
- Chạy bước nhỏ.
- Chạy nâng cao đùi.
- Chạy đạp sau.
- Chạy lặp lại tốc độ cao.
- Chạy biến tốc 30m x 3 lần.
- Nhảy lò cò đổi chân.
- Nhảy dây tùy sức.
- Chạy 60m tốc độ cao
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy rõ hiệu quả của các bài tập bổ trợ rất phù hợp để tập luyện môn chạy cự ly ngắn.
Quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu ứng dụng các bài tập vào giảng dạy kết quả thu được thành tích chạy 60m của học sinh lớp 7 tăng. Tuy nhiên việc ứng dụng các bài tập bổ trợ để đạt hiệu quả cao hơn nữa thì cần phải được ứng dụng một cách tích cực hơn trong công tác giảng dạy
2.Hướng phổ biến, áp dụng đề tài:
Tìm hiểu hiệu quả thiết thực và ứng dụng các bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy cự li ngắn cụ thể nâng cao thành tích chạy 60m học sinh lớp 7, được thực hiện bằng nhiều phương pháp nghiên cứu kết quả cho thấy hiệu quả tác dụng các bài tập đã được lựa chọn phù hợp đối tượng học sinh, đặc điểm tâm sinh lí, trình độ học sinh.
Vì vậy qua thực tế với kết quả đạt được nêu trên, hiệu quả của nghiên cứu thì các bài tập bổ trợ đã được lựa chọn đó có tác dụng cao, vì thế cho thấy có thể áp dụng vào trong giảng dạy môn chạy cự li ngắn tất cả các khối lớp cấp trung học cơ sở và cho các trường THCS trong huyện, thị ,tỉnh.
3.Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
Tiếp tục vận dụng thực hiện phương pháp nghiên cứu ứng dụng bài tập bổ trợ nâng cao thành tích chạy 60m học sinh vào trong quá trình giảng dạy. Áp dụng nghiên cứu thêm các bài tập khác để việc học tập của học sinh tích cực và hiệu quả hơn. Mặt khác còn nhiều phương pháp nghiên cứu khác bản thân cần học hỏi thêm.
Rất mong được sự đóng góp của hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn thiện hơn. Trân trọng kính chào.
Thị Trấn, ngày 04 tháng 04 năm 2011
Người viết
Bùi Thị Thu Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thể dục trường trung học cơ sở (Nhà xuất bản giáo dục năm 1997)
2.Điền kinh và Thể dục (Nhà xuất bản Thể dục thể thao năm 1998 vụ giáo dục thể chất)
3.Điền kinh trong trường phổ thông (Nhà xuất bản Thể dục thể thao –Hà Nội 2000)
4.Một số vấn để đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở môn Thể dục (Bộ giáo dục và đào tạo năm 2004)
5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III năm (2004-2007)
6.Sách giáo viên môn thể dục 7 (Nhà xuất bản giáo dục Bộ giáo dục và đào tạo năm 2005)
MỤC LỤC
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI …………………………………..Trang 1
PHẦN A: MỞ ĐẦU ………………………………………..Trang 2
1.Lí do chọn đề tài…………………………………………..Trang 2
2.Đối tượng nghiên cứu……………………………………..Trang 4
3.Phạm vi và kế họach nghiên cứu………………………….Trang 5
4.Phương pháp nghiên cứu………………………………….Trang 6
PHẦN B: NỘI DUNG………………………………………Trang 7
1.Cơ sở lý luận……………………………………………... Trang 7
2.Cơ sở thực tiễn…………………………………………… Trang 14
3.Nội dung vấn dề………………………………………….. Trang 14
PHẦN C: KẾT LUẬN …………………............................. .Trang 20
1.Bài học kinh nghiệm………………………………………Trang 20
2.Hướng phổ biến áp dụng đề tài……………………………Trang 20
3.Hướng nghiên cứu tiếp đề tài……………………...............Trang 21
PHIẾU ĐIỂM
TIÊU CHUẨN
NHẬN XÉT
ĐIỂM
Tiêu chuẩn 1
(Tối đa 25 điểm)
Tiêu chuẩn 2
(Tối đa 50 điểm)
Tiêu chuẩn 3
(Tối đa 25 điểm)
Tổng cộng: ………….điểm
Xếp loại……………..
………………………, ngày tháng năm 2011
Họ tên giám khảo 1…………………………………………Chữ ký ……………………..
Họ tên giám khảo 2…………………………………………Chữ ký ……………………..
Họ tên giám khảo 3…………………………………………Chữ ký ……………………..
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
I/ Cấp Đơn vị (Trường)
-Nhận xét
-Xếp loại
Chủ tịch hội đồng khoa học
II/ Cấp Cơ Sở (Phòng Giáo Dục)
-Nhận xét
-Xếp loại
Chủ tịch hội đồng khoa học
III/ Cấp Ngành (Sở Giáo Dục- Đào Tạo)
-Nhận xét
-Xếp loại
Chủ tịch hội đồng khoa học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn.doc