Nghiên cứu ứng dụng sản xuất sạch hơn trong chăn nuôi heo

 Sản xuất sạch hơn phấn đấu đạt hiệu suất sử dụng nguyên liệu trong phạm vi khả thi kinh tế sao cho càng gần 100% càng tốt.  Bên cạnh việc giảm thiểu các chất thải và ô nhiễm thông qua sản xuất sạch hơn, thì giảm nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ cũng là một mục tiêu của hướng tiếp cận này.  Điều quan trọng nhất cần nhấn mạnh là sản xuất sạch hơn không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị, mà còn là thay đổi thái độ làm việc, cải thiện quá trình sản xuất và sản phẩm.

docx52 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6192 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sản xuất sạch hơn trong chăn nuôi heo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ™˜™˜&™˜™˜ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CHĂN NUÔI HEO GVHD: TS.NGUYỄN VINH QUY THỰC HIỆN: NHÓM 7 _ DH10DL_Tiết 123, thứ 2 hàng tuần. TRẦN THỊ THỦY (NT) 10157188 01679547057 NGUYỄN THỊ CHUNG 10157024 0972854044 PHẠM PHƯỚC LỘC 10157099 01662468870 NGUYỄN THỊ MY LY 10157100 0972874079 NGUYỄN THỊ THANH NGA 10157116 01687976255 NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT 10157126 0983472701 NGUYỄN THỊ THANH THẢO 10157170 0972872290 TRẦN THỊ KIM THI 10157179 01662468871 CHU HIẾU TIÊN 10157193 01223007505 NGUYỄN DUY TÍN 10157197 01655828325 MỤC LỤC PHẦN A: MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ 4 II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 4 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 PHẦN B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI I.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 6 I.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT 6 I.3. CON GIỐNG VÀ THỨC ĂN 7 I.3.1 THỨC ĂN 8 I.3.2 CON GIỐNG 8 I.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CHĂN NUÔI 9 I.4.1 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT 9 I.4.2 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 9 I.4.3 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 10 I.4.4 TIẾNG ỒN 10 I.4.5 CHẤT THẢI RẮN 10 I.4.6 VI SINH VẬT 10 I.6 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHĂN NUÔI ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 10 CHƯƠNG II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CHĂN NUÔI HEO II.1 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ QUI TRÌNH 14 II.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÔNG ĐOẠN: 16 II.2.1 SƠ ĐỒ QUI TRÌNH NUÔI HEO 16 II.2.2 ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU/ 1 THÁNG 16 II.2.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÔNG ĐOẠN 17 II.2.4 TRỌNG TÂM KIỂM TOÁN SẢN XUẤT SẠCH HƠN 18 II.2.4.1 LỰA CHỌN CÔNG ĐOẠN SXSH 18 II.2.4.2 SƠ ĐỒ DÒNG CHO KIỂM TOÁN SXSH. 20 II.2.4.3 CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG VÀ VẬT LIỆU 21 II.2.4.4 ĐỊNH GIÁ DÒNG THẢI 22 II.2.4.5 HAO PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG 1 THÁNG 21 CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CHĂN NUÔI HEO III.1 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP 24 III.1.1 PHÂN LOẠI-SÀN LỌC CÁC GIẢI PHÁP 24 III.1.2 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ CÁC GIẢI PHÁP 26 III.2 PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP 30 III.2.1 MÔ TẢ GIẢI PHÁP 30 III.2.2 TÍNH KHẢ THI VỀ KĨ THUẬT 34 III.2.3 TÍNH KHẢ THI VỀ KINH TẾ 37 III.2.4 TÍNH KHẢ THI VỀ MÔI TRƯỜNG 39 III.3 LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP 41 IV. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẠCH HƠN 44 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 PHỤ LỤC 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN A: MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khoảng hơn một thập kỉ qua nông nghiệp Việt Nam nói chung và chăn nuôi nói riêng đã có những thay đổi rất đáng kể. nghành chăn nuôi heo đã có những thay đổi rất lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường trong nước mà đã và đang vươn tới các thị trường bên ngoài. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành chăn nuôi heo đem lại là những ảnh hưởng xấu đến môi trường như: ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước hoặc gây ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân lân cận nếu như không có biện pháp giải quyết trong việc xử lí phân và chất thải. Để góp phần vào tiến triển của việc chăn nuôi heo, nâng cao năng suất và chất lượng đàn heo đồng thời hạn chế ảnh hưởng của việc chăn nuôi heo đối với môi trường thì cần áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình chăn nuôi MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá về thực trạng của trại nuôi heo thực nghiệm về các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ tài nguyên, hiện trạng môi trường… Nghiên cứu và đánh giá các tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn của trại. Đề xuất các giải pháp sản xất sạch hơn phù hợp với trại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn heo từ đó nâng cao lợi nhuận kinh tế và góp phần đem lại lợi ích về môi trường và xã hội đồng thời giảm thải các chất thải tại nguồn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát thực tế về tình hình sản xuất của trại. Thu thập số liệu, thông tin về trại chăn nuôi. Gặp gỡ và tìm hiểu trực tiếp các cán bộ quản lí, nhân viên và sinh viên thực tập tại đó. Tìm hiểu qui trình sản xuất và công nghệ tại trại chăn nuôi. Thảo luận nhóm và đưa ra một số giải pháp, xem xét thực hện. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trại chăn nuôi heo thực nghiệm trực thuộc khoa chăn nuôi thú y trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh. PHẦN B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I: TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI I.1 Quá trình hình thành và phát triển: Với mục đích giúp cho sinh viên khoa chăn nuôi thú y nói riêng và sinh viên trường có điều kiện dễ dàng hơn trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm đề tài, ban lãnh đạo nhà trường quyết định thành lập trại chăn nuôi heo thực nghiệm vào năm 2005 với tổng diện tích khoảng 3 hecta và trực thuộc khoa chăn nuôi thú y trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh. Nhiều năm qua, trại vẫn ngày càng phát triển với tổng đàn hiện có là 178 con (2/2012) bao gồm heo nái, heo giống, heo thịt và heo con. I.2 Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất kĩ thuật: I.2.1 Điều kiện tự nhiên: Vị trí: Nằm trong khuôn viên trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Nguồn nước: Không nằm gần nguồn nước, nước dùng chủ yếu là nước từ máy bơm và nước thủy cục. Không khí: Không khí tương đối trong lành và mát mẻ. Ánh sáng: Vì xung quanh ít cây cối nên khu vực trại chăn nuôi nhận được rất nhiều ánh sáng từ mặt trời và điều này thuận lợi cho việc tắm nắng cho đàn heo góp phần diệt trùng và tăng cường sức đề kháng cho heo. Hướng gió: Khu vực này nằm xa khu dân cư, xung quanh trống trãi nên tiếp nhận được nhiều luồng gió vì thế mà trong trại luôn được thoáng mát. Nhiệt độ: Nhiệt độ cao nhất là 36-370C và thấp nhất là 27-280C, nhiệt độ trung bình là 28-290C. Độ ẩm: Độ ẩm biến thiên trong năm là 65-85%. I.2.2 Điều kiện vật chất kĩ thuật: Số máy bơm: 1 máy Số máy phát điện( nếu có): 0 máy Số máng ăn tự động: 9 cái Số máy uống nước tự động: 25 cái Máy quạt (làm mát heo): 4 máy Đèn chiếu sáng: 20 bóng / 2 chuồng Xe chuyên chở: 2 xe Kho chứa nguyên, nhiên liệu: 1 kho Cuốc, xẻng: 4 cái Hồ trữ nước: 1 hồ I.2.3 Lao động: Tổng số công nhân trực tiếp chăn nuôi: 2 người Tổng số thạc sĩ: 2 người Tổng số tiến sĩ: 1 người Tổng số kĩ sư: 1 người Ban quản lý khoa (1 người) Sơ đồ hành chính: Quản lý trại (2 người) Tổ chăn nuôi Tồ kế hoạch và tài chính I.3 Con giống và thức ăn I.3.1 Thức ăn: Nguồn cung cấp: Dựa vào tỷ lệ dinh dưỡng mà thầy Đồng đưa ra sau đó đặt hàng tại các công ty chuyên cung cấp thức ăn cho heo (công ty Hoàng Long). Thành phần dinh dưỡng: Loại thức ăn Giai đoạn 1 (10 – 30 kg) Giai đoạn 2 (31 – 60 kg) Giai đoạn 3 (61 – 100 kg) CT 1 CT 2 Tấm, bột ngô(%) Cám gạo (%) Bột cá (%) Khô dầu lạc(%) Vỏ sò nghiền (%) Muối (%) 30 50 10 9 0,5 0,5 25 60 6 8 0,5 0,5 26 60 7 5 0,5 0,5 30 60 5 4 1 0 Năng lượng trao đổi/kg thức ăn Protein thô (%) 2861 18,5 2813 17,2 2897 15,2 2897 15,1 Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của heo Giá thành – chi phí vận chuyển: Sau khi đặt hàng thì công ty thức ăn sẽ chuyên chở đến tận nơi, sau đó chỉ cần khuân vác vào kho là xong, công việc này thường do các sinh viên thực tập trong trại làm nên chi phí vận chuyển sẽ không cao và đôi khi không cần phải chi. I.3.2 Con giống: Nguồn gốc: Một phần nhập giống mới từ bên ngoài nhưng đa số là do trại tự lai giống. Trong trại có hai loại giống heo ngoại chính là: Giống Yorkshire, Giống Landrace - Giống Yorkshire, dòng heo của úc có ưu điểm tăng trọng nhanh, ít mỡ, nhiều nạc, dễ nuôi dưỡng chăm sóc và có khả năng thích nghi cao với môi trường nhiệt đới nóng ẩm như nước ta. Đực Yorkshire 4 chân cao, to khỏe rắn chắc tạo dáng đi linh hoạt, có chất lượng tinh dịch tốt, cho tỷ lệ thụ thai cao và nhiều heo cho mỗi lứa đẻ. Năng suất sinh trưởng và sinh sản của con lai từ đực Yorkshire cũng cao hơn so với những giống khác và thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ. - Giống Landrace: Dòng đực Landrace có phần mông đặc biệt phát triển, cho nhiều nạc hơn giống Yorkshire, nhưng nhạy cảm với điều kiện môi trường bất lợi (stress). Dòng nái Lan- drace mỗi lứa đẻ từ 10-14 con, nhưng dễ mắc các bệnh sinh sản như: Mất sữa hoặc viêm nhiễm đường sinh dục. Ngoài ra, trong trại còn có thêm một số giống heo nôi địa và heo rừng. I.4 Hiện trạng môi trường tại khu chăn nuôi: I.4.1 Chất lượng môi trường đất: Đất ở khu vực gần cánh đồng cỏ mà trại dùng phân heo thải ra để trồng bị ô nhiễm rất nghiêm trọng do lượng phân thải ra nhiều hơn so với mức tiêu thụ của cỏ. Các vi sinh vật trong đất rất nhiều với nhiều loại bao gồm cả vi sinh vật có lợi và có hại, vì trong phân giàu các thành phần hữu cơ nên các vi sinh vật trong đất sẽ phân hủy phân, tạo ra các hợp chất độc hại gây ảnh hưởng môi trường đất, nảy sinh nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống của con người và vật nuôi. I.4.2 Chất lượng môi trường nước: Nước sau khi tắm heo và rửa chuồng mang theo một lượng lớn chất thải với thành phần hữu cơ cao sẽ nhanh chống bị nhiễm bẩn và làm ô nhiễm môi trường nước xung quanh. Đồng thời lâu ngày các chất thải sẽ thắm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm tại các khu vực gần đó. I.4.3 Chất lượng môi trường không khí: Trong quá trình lấy thức ăn cho heo tạo ra nhiều bụi. Bị ảnh hưởng của mùi hôi khi chưa kịp rửa chuồng, và mùi hôi tại khu vực chứa phân heo… I.4.4 Tiếng ồn Trại chăn nuôi heo với số lượng lớn vì thế trước giờ ăn heo thường kêu la đòi ăn rất inh ỏi gây ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của những người dân gần đó, đồng thời trong quá trình dọn chuồng hay tắm rửa heo cũng gây ra tiếng ồn… I.4.5 Chất thải rắn: Thức ăn rơi vãi trong kho dẫn đến bị mối mọt: Xác, bã rau xanh sau khi cho heo ăn dặm: Sỏi, cát, gạch vụn trong chuồng bị heo gặm… Dụng cụ thú y, kiêm tiêm. Túi ni lông… I.4.6 Môi trường vi sinh vật: Các loại vi trùng, kí sinh trùng, vi sinh vật phân giải và các loài vi sinh vật gây bệnh. I.5 Ảnh hưởng của việc chăn nuôi đối với môi trường xung quanh Đánh giá ảnh hưởng của việc chăn nuôi heo đối với môi trường: Các công đoạn gây ảnh hưởng tới môi trường: Sơ đồ: Các công đoạn ảnh hưởng đến môi trường. Trong chăn nuôi, cần xác định rằng: Phân heo: là nguồn gây ô nhiễm nặng nhất cả về môi trường không khí, đất và nước. Do thành phần giàu chất hữu cơ nên phân rất dễ bị phân hủy thành các sản phẩm độc, những chất mà khi phát tán vào môi trường có thể gây nhiễm bệnh cho vật nuôi, cho con người và các sinh vật khác. Các thành phần hóa học của phân rất đa dạng và phong phú: hợp chất hữu cơ, các hợp chất vô cơ, các men tiêu hóa của heo, các yếu tố gây bệnh sinh học, các thành phần tạp chất, nước. Đây là các thành phần chính gây ảnh hưởng đến môi trường trong chăn nuôi heo( bao gồm môi trường đất,môi trường nước và môi trường không khí). Lượng phân hàng ngày mà heo thải ra khoảng 6-8% trọng lượng cơ thể của heo, với số lượng heo lớn như một trang trại chăn nuôi thì khối lượng phân thải ra hằng ngày sẽ rất lớn, lượng phân này là sản phẩm dư thừa trong cơ thể của heo, có mùi hôi thối, khó chịu, khi thải ra môi trường. Trong quá trình tắm heo, dọn chuồng thì lượng phân này theo hệ thống cống rãnh đổ ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, và môi trường nước tại khu vực trại chăn nuôi. Nước thải trong chăn nuôi heo cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, nước thải trong chăn nuôi heo là hỗn hợp lỏng và các chất rắn đi theo bao gồm nước tiểu, nước tắm heo, rửa chuồng. Thành phần của nước thải rất phong phú: các chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ( nhiều nhất là N và P), các tác nhân sinh học như : vi sinh vật, kí sinh trùng, nấm, nấm men, các yếu tố gây bệnh sinh học. Do ở dạng lỏng và thành phần nước thải giàu hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao, tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí. Nước tiểu: Thành phần của nước tiểu rất phong phú chứa nhiều độc tố là sản phẩm cặn bã trong quá trình sinh trưởng và phát triển của heo. Các chất độc này khi phát tán vào môi trường có thể chuyển hóa thành các chất ô nhiễm gây tác hại cho con người và môi trường. Trong tất cả các chất có trong nước tiểu thì bao gồm có cả ure. Khi nước tiểu được heo bài tiết ra ngoài, ure dễ dàng bị phân hủy ngay trong môi trường tạo thành khí ammoniac bốc hơi vào không khí gây mùi khó chịu. Thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi: thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm, vì thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên, khi bị phân hủy tạo ra các chất độc, kể cả chất gây mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của heo và sức khỏe con người. Vật dụng chăn nuôi, dụng cụ thú y: các vật dụng chăn nuôi hay dụng cụ thú y bị loại bỏ như bao bì, kim tiêm, chai lọ đựng thức ăn, thuốc thú y,….cũng là một nguồn quan trọng gây ô nhiễm môi trường. Rác thải của các công nhân trong trại chăn nuôi cũng là một nguồn gây ô nhiễm. Rác thải ở đây là dạng rắn bao gồm rác thải sinh hoạt của công nhân, nguồn rác thải này nếu không được xử lí sẽ là nguồn gây ô nhiễm nặng đến môi trường đất và không khí. Sơ đồ các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường trong chăn nuôi heo CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CHĂN NUÔI HEO II.1 Phân tích đánh giá qui trình: Qui trình nuôi heo của trại: Muốn tạo được heo có phẩm chất tốt, ngoại hình đẹp, cho năng suất thịt cao, cần phải nuôi dưỡng và chăm sóc tốt từ thời kì sơ sinh, phải có quá trình chăm sóc hợp lí, cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cho heo. Quá trình làm việc tại trại nuôi heo thực nghiệm gồm các việc sau: Sáng: 6h30: chuẩn bị cho heo ăn 7h30: cho heo ăn 8h30: tắm heo 9h -11h: dọn dẹp và vệ sinh chuồng trại. Chiều: 1h: Chuẩn bị thức ăn cho heo ăn trưa. 1h30: Cho heo ăn 2h30: Chăm sóc heo con và heo bị bệnh Thuyết minh qui trình: Sáng khoảng 6h30: Chuẩn bị thức ăn, bắt đầu phân loại và pha trộn theo tỷ lệ cho trước phù hợp với từng loại heo công việc này tuy đơn giản nhưng đóng vai trò rất quan trọng vì ảnh hưởng nhiều đến khẩu vị của từng nhóm heo từ đó ảnh hưởng đến năng suất của đàn heo. Khoảng 7h30: Bắt đầu cho heo ăn. Công đoạn này được hai nhân công trong trại thực hiện, đối với heo thịt thì cho thức ăn trộn sẵn vào trong máng ăn tự động, còn heo nái và heo nọc thì phải đem đến từng máng riêng biệt vì những con heo này được nuôi trong những chuồng riêng khác nhau. Heo sẽ được cho ăn thức ăn khô không pha trộn với nước giống như heo được chăn nuôi ở hộ gia đình vì vậy trong mỗi chuồng hay mỗi lồng heo đều có bố trí một hoặc hai vòi uống nước tự động. Trong quá trình heo ăn, phần thức ăn rơi vãi ra ngoài cũng tương đối nhiều nên cần có thêm một người phụ trách xử lí vấn đề này. Khoảng 8h30 sáng, tắm và vệ sinh heo sạch sẽ, nước được bơm vào hồ chứa, sau đó sẽ dùng nước này tắm cho heo thông qua hệ thống ống dẫn, chỉ có một nhân công và người này sẽ tắm lần lượt cho tất cả từng con trong đàn heo. Và thao tác dọn vệ sinh, gom rác được thực hiện đồng thời trong quá trình tắm. Nước thải (bao gồm cả phân heo) từ quá trình này sẽ theo hệ thống cống và cho chảy thẳng ra cánh đồng cỏ. Những cánh đồng cỏ này được trồng để làm thức ăn cho đàn bò cũng đang được trại chăn nuôi. Và qui trình được tiếp tục thực hiện cho buổi chiều trong ngày bắt đầu từ 1h30. II.2 Phân tích đánh giá công đoạn: Cho heo ăn II.2.1 Sơ đồ qui trình nuôi heo: Tắm heo và dội chuồng Thu gom rác và chất thải Chăm sóc heo bị ốm và heo con Cho heo ăn dặm thức ăn xanh: rau muống … II.2.2 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong 1 tháng: Dựa vào số liệu thu thập tại trang trại nuôi heo thực nghiệm, định mức tiêu hao thực tế nguyên nhiên vật liệu trong 1 tháng được thể hiện qua bảng sau: Thông số Định mức Thành tiền( đồng) Điện 362 724.000 Nước 1099,5 16.942.500 Khấu hao thiết bị máy móc - - Nhân công - - Phân tươi 367kg 660.600 Thức ăn tinh 34kg 74.800 Bảng 2: Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong một tháng II.2.3 Phân tích đánh giá công đoạn: Các công đoạn Chất thải Tính chất Đánh giá Cho ăn Thức ăn tinh Dạng bột Tuy không nhiều nhưng nếu để lâu ngày sẽ gây bị bóc mùi, ẩm thấp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đàn heo. Nhìn chung đây là chất thải dễ kiểm soát và thu hồi. Bã rau xanh Rắn Dễ quản lí thu gom và kiểm soát, có thể cải thiện. Tắm heo, vệ sinh chuồng trại Phân Rắn Khối lượng tương đối nhiều có thể thu hồi ủ Biogas Nước phân Lỏng Mùi hôi khó chịu, có thể cải thiện bằng hệ thống cống rãnh. Thức ăn thừa Rắn & lỏng Có thể thu hồi lại và khắc phục bằng cách cho ăn nhiều lần trong ngày với số lượng ít và tăng chiều cao máng ăn để hạn chế thức ăn vãi quá nhiều Thu gom rác Rác thải Rắn Có thể thu hồi, dễ kiểm soát. Bảng 3: Phân tích đánh giá các công đoạn chăn nuôi heo II.2.4 Trọng tâm kiểm toán sản xuất sạch hơn II.2.4.1 Lựa chọn công đoạn sản xuất sạch hơn Qua quá trình phân tích, đánh giá các công đoạn sản xuất trên, đồng thời dựa trên các tiêu chí. Công đoạn tiêu tốn nhiều nguyên liệu nhất, phát sinh nhiều chất thải, ô nhiễm môi trường nhất. Công đoạn, qui trình có khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn Và từ kết quả thu thập được trong quá trình đi thực tế nhóm nhận thấy rằng các công đoạn như: cho ăn, tắm heo, vệ sinh chuồng trại. thu gom, xử lí chất thải, phân heo là các công đoạn sử dụng tài nguyên (nước…), năng lượng (điện…) nhiều nhất, trung bình mỗi tháng lượng nước dùng cho các công đoạn này ước tính là 1981,4 m3 , lượng điện tiêu thụ là 362 kw, đồng thời đây cũng là các công đoạn gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất. Từ đó nhóm xác định các công đoạn có khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn là: Công đoạn cho ăn Công đoạn tắm heo Công đoạn vệ sinh chuồng trại Công đoạn thu gom, xử lí chất thải và phân heo Trong đó công đoạn thu gom, xử lí chất thải và phân heo là công đoạn trọng tâm. II.2.4.2 Sơ đồ dòng cho từng công đoạn được lựa chọn cho kiểm toán sản xuất sạch hơn. Đầu và Công đoạn Đầu ra Heo đói(178 con) Thức ăn khô (100kg) Máng ăn (9 cái) Máy uống ( 25 cái) Máy bơm (1 máy) Điện ( 19 kw) Nhân công(2 người) Heo no (178 con) Thức ăn rơi vãi (34kg) Máng ăn (9 máng) Máy uống ( 25 cái) Máy bơm ( 1 máy) Điện (19kw) Nhân công ( 2 người) Heo đã tắm (178 con) Máy bơm nước (1 máy) Ống dẫn nước (35m) Nhân công (2 người) Nước thải (1035 m3) Hồ chứa nước thải(2 hồ) Chất thải ( 346 kg) Cho heo ăn Heo chưa tắm(178 con) Máy bơm nước (1máy) Ống dẫn nước ( 35m) Điện (178kw) Nước ( 935 m3) Nhân công (2 người) Bề chứa nước (1 bể) Tắm heo Chuồng chưa dọn (1 chuồng) Máy bơm (1 máy) Ống dẫn nước(35m3) Điện (165kw) Nước( 946 m3) Bể chứa nước (1 bể) Nhân công (2 người) Vệ sinh chuồng trại Chuồng sạch (1chuồng) Máy bơm (1 máy) Chất thải (1210kg) Nước thải ( 1046 m3) Máy bơm (1 máy) Ống dẫn nước (35m) Hồ chứa nước thải(2) Nhân công (2 người) Hình 4. Sơ đồ dòng cho từng công đoạn được lựa chọn kiểm toán sản suất sạch hơn II.2.4.3 Cân bằng vật liệu và năng lượng Dựa vào sơ đồ dòng cho từng công đoạn được lựa chọn làm trọng tâm kiểm toán sản xuất sạch hơn , cân bằng vật liệu và năng lượng được tiến hành dựa trên số lượng nguyên liệu đầu vào, đầu ra và dòng phát thải trong một tháng của trại chăn nuôi. Công đoạn Đầu vào Đầu ra Dòng thải Tên Số lượng Tên Số lượng Tên Số lượng Cho ăn Thức ăn tinh Heo đói Nhân công Nước uống Máy bơm Ống dẫn nước Bể chứa Điện 3000kg 178 con 2 người 18,5 m3 1 máy 35m 2 bể 19kw Heo no Thức ăn rơi vãi Nước rơi vãi Máy bơm Ống dẫn nước Bể chứa nước 178 con 34kg 400 lít 1 máy 35m 2 bể Rác thải Nước thải 45kg 425 lít Tắm heo Máy bơm nước Ống dẫn nước Điện Nước Heo chưa tắm Nhân công Bể chứa nước 1 máy 35m 178kw 935m3 178 con 2 người 2 bể Máy bơm nước Ống dẫn Nước thải Heo sạch Bề hết nước 1 máy 35m 1035m3 178 con 2 bể Nước thải Chất thải 935m3 346 kg Rửa chuồng Máy bơm nước Ống dẫn nước Điện Nước Phân Thức ăn rơi vãi Nước tiểu Nhân công Chuồng heo chưa rửa 1 máy 35m 165kw 846 m3 12390kg 34kg 13 m3 2 người 2 chuồng Chuồng sạch Máy bơm Ống dẫn nước Nước thải Chất thải Bể chứa 2 chuồng 1 cái 35m 1053 m3 10210kg 2 bể Nước thải Chất thải 953 m3 1021kg Bảng 4: Cân bằng vật liệu và năng lượng. II.2.4.4 Định giá dòng thải Căn cứ vào giá thị trường hiện tại của các loại nguyên liệu, vật liệu và khối lượng dòng thải sinh ra ở các công đoạn cho ăn, tắm heo, thu gom và xử lí chất thải cùng với trọng tâm kiểm toán lựa chọn việc định giá dòng thải dựa trên số lượng và đặc tính dòng thải để xác định chi phí mất mát nguyên vật liệu của trại trong một tháng. Giá mua nguyên liệu: Thức ăn tinh: có hai loại Lọai 1: giá 2100/ kg Loại 2: giá 2200/ kg Giá mua năng lượng: Điện: 2000 đồng/ kw Dầu diezen: 14900 đồng/ lít Nước: 15000 đồng/ m3 II.2.4.5 Chi phí mất mát nguyên vật liệu trong một tháng Cho heo ăn: Điện: 19kw * 2000 đồng =38.000 đồng Thức ăn tinh: 3000kg * 2200 đồng = 6.600.000 đồng Nước: 18,5 m3 * 15000 đồng = 2.775.00 đồng Tắm heo: Điện: 178kw * 2000 đồng = 356.000 đồng Nước tắm: 935 m3 * 15000 đồng =14025000 đồng Rửa chuồng: Điện: 165 kw * 2000 đồng = 330 000 đồng Nước: 946 m3 * 15000 đồng = 14190000 đồng Công đoạn Dòng thải Định lượng dòng thải Định giá dòng chảy (đồng / tháng) Chi phí mất mát nguyên liệu (1) Chi phí xử lý chất thải (2) Tổng cộng (1)+(2) Cho ăn Thức ăn rơi vãi 34kg 74.800 đồng - - Nước rơi vãi 400 lít ( 0,4 m3) 1.800 đồng - Tắm heo Nước tắm heo dơ 935 m3 14025000 đồng - - Rửa chuồng Nước rửa chuồng dơ 1046 m3 14190000 đồng - - Phân 12.390kg - - - Thức ăn rơi vãi 34kg 74.800 đồng - - Bảng 5: Chi phí mất mát nguyên vật liệu trong một tháng ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP. III.1 Phân tích nguyên nhân và lựa chọn giải pháp. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại trại nuôi heo thực nghiệm nhận thấy rằng việc lãng phí, thất thoát nguyên liệu, năng lượng cũng như phát thải trong công đoạn cho heo ăn, tắm heo, rửa chuồng, thu gom và xử lí chấ thải do nhiều nguyên nhân. Công đoạn Dòng thải Nguyên nhân Các giải pháp sản xuất sạch hơn Cho heo ăn Thức ăn rơi vãi Máng ăn quá thấp, bị hư hỏng hoặc không phù hợp với số lượng heo trong chuồng. 1. Cải tiến máng ăn 2.Bố trí số máng ăn phù hợp với số lượng heo trong chuồng. Nước rơi vãi Vòi uống nước bị hỏng, rò rỉ 1.Sửa chữa cá vòi uống nước bị hư, rò rỉ 2.Thay thế các vòi nước hư cũ bằng các vòi mới Tắm heo – rửa chuồng Nước thải Ý thức của người công nhân chưa cao nên gây lãng phí nước 1. Tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn cho CB_CNV về kĩ thuật và tiết kiệm năng lượng. Lượng nước sử dụng chưa được kiểm soát đúng mức. 1. Cần tính toán lượng nước cần thiết vừa đủ để tắm heo và làm sạch chuồng tránh lãng phí quá nhiều nước. 2.Vệ sinh chuồng trại theo kiểu “cuốn chiếu” để tiết kiệm nước. Đường ống dẫn nước bị hỏng hoặc rò rỉ thất thoát. 1. Sửa chữa các ống bị hỏng, rò rỉ 2. Thay thế các ống cũ bằng các ống mới. Chưa có biện pháp xử lí hiệu quả 1. Lắp đặt các ống dẫn có kích thước lớn nhằm tránh bị ghẹt ống. Tổn thất năng lượng Các máy bơm đã cũ nên tiêu thụ nhiều điện 1. Thay các máy bơm đã quá lâu, công suất thấp. Chưa áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng. 1. Thay đổi hệ thống đèn, thay đổi các bóng đèn dây tóc bằng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện. 2. Thay đổi đường dây dẫn bằng dây mới tiết kiệm năng lượng hơn. 3. Thay đổi mái lợp xi măng thông thường bằng vài tấm tole láy sáng Thu gom và xử lí chất thải Rác thải Chưa tận dụng được nguồn chất thải 1.Quy định nơi chứa rác thải. 2.Tận dụng các chất thải như: thức ăn rơi vãi, bã rau xanh… làm phân vi sinh Phân heo Phân heo chưa có biện pháp xử lí hiệu quả. 1. Áp dụng mô hình vườn ao chuồng. 2. Sử dụng đệm lót sinh thái. 3. Làm hầm biogas 4. Ủ phân để bón cho cây hoặc đem bán cho nông dân. 5.Trồng cỏ Vetiver. Bảng 6: Phân tích nguyên nhâ và đề suất giải pháp. III.1.2 Phân loại – sàn lọc các giải pháp Sau khi phân tích nguyên nhân bị phát thải và gây lãng phí, nhóm đã đưa ra các cơ hội SXSH. Từ đó, xây dựng các giải pháp SXSH cho từng nguyên nhân, từng công đoạn được kiểm toán. Đồng thời phân loại, sàn lọc các giải pháp để đánh giá tính khả thi và xác định các giải pháp tối ưu. Giải pháp Phân loại Tính khả thi Giải thích Thực hiện ngay Nghiên cứu thêm Loại bỏ 1. Cải tiến máng ăn Cải tiến thiết bị X 2.Sửa chữa các vòi uống nước bị hư, rò rỉ. X 3. Sửa chữa các ống dẫn bị hỏng, rò rỉ X 4. Cải tạo hệ thống cống rãnh, lắp đặt các ống dẫn nước thải có kích thước lớn nhằm tránh bị nghẹt ống. X 5.Thay đổi mái lợp xi măng thông thường bằng vài tấm tole láy sáng X 6. Thay thế các ống dẫn nước cũ bằng các ống mới. Thay đổi công nghệ X 7.Thay các máy bơm đã quá lâu, công suất thấp. X 8. Thay đổi hệ thống đèn, thay đổi các bóng đèn dây tóc bằng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện. X 9. Thay đổi đường dây dẫn bằng dây mới tiết kiệm năng lượng hơn. X Hệ thống dây dẫn ở trại đã được ổn định nên việc thay đổi các dây dẫn sẽ khó thực hiện 10. Sử dụng đệm lót sinh thái X 11.Tận dụng các chất thải như: thức ăn rơi vãi, bã rau xanh… làm phân vi sinh Tái sử dụng X 12.Làm hầm biogas X Cần có vốn đầu tư và kĩ thuật cao. 13.Trồng cỏ Vetiver X 14. Bố trí số máng ăn phù hợp với số lượng heo trong chuồng. Kiểm soát quy trình X 15.Cần tính toán lượng nước cần thiết vừa đủ để tắm heo và làm sạch chuồng tránh lãng phí quá nhiều nước. X 16. Vệ sinh chuồng trại theo kiểu “cuốn chiếu” để tiết kiệm nước. X 17. Áp dụng mô hình vườn ao chuồng. X Cần có thời gian để thực hiện 18.Tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn cho CB_CNV về kĩ thuật và tiết kiệm năng lượng Quản lí nội vi X 19.Quy định nơi chứa rác thải X Bảng 7: Phân loại và sàn lọc các giải pháp Nhóm giải pháp Phân loại các giải pháp Nguyên nhân loại bỏ Tổng cộng Thực hiện ngay Cần phân tích thêm Bị loại bỏ Quản lí nội vi 2 0 0 - 2 Cải tiến trang thiết bị 4 0 1 Hệ thống dây dẫn ở trại đã được ổn định nên việc thay đổi các dây dẫn sẽ khó thực hiện 5 Kiểm soát qui trình 3 1 0 - 4 Tái sử dụng 2 1 0 - 3 Thay đổi công nghệ 4 1 0 - 5 Tổng 15 3 1 - 19 Bảng8 : Kết quả sản lọc các giải pháp Qua sàn lọc các giải pháp có tổng cộng là 19 giải pháp trong đó: Giải pháp thực hiện ngay: 15 giải pháp Giải pháp cần phân tích: 3 giải pháp Giải pháp bị loại bỏ: 1 giải pháp III.2. Phân tích tính khả thi của các giải pháp III.2.1 Mô tả giải pháp Mô tả các bước thực hiện giải pháp CP thực hiện được ngay được trình bày theo bảng sau: Giải pháp Mô tả giải pháp 1. Cải tiến máng ăn Sửa chữa những máng ăn bị hư hỏng, tăng chiều cao của máng ăn nhằm giảm lượng thức ăn bị rơi vãi ra ngoài trong khi heo ăn. 2.Sửa chữa các vòi uống nước bị hư, rò rỉ. Thường xuyên kiểm tra các vòi uống nước tự động của heo để chủ động trong việc khắc phục sửa chữa nhằm tránh trường hợp vòi bị hỏng làm heo thiếu nước uống ảnh hưởng đến sức khỏe. 3. Sửa chữa các ống dẫn nước bị hỏng, rò rỉ. Tìm kiếm, sửa chữa những đường ống bị nứt, vỡ hay bị mục nhằm tránh thất thoát nước . 4. Cải tạo hệ thống cống thoát nước, lắp đặt các ống dẫn nước thải có kích thước lớn nhằm tránh bị nghẹt ống. Ở những đường ống dẫn nước chính nên lắp đặt các ống có kích thước lớn để có thể thông thoáng trong quá trình dẫn nước và không bị nghẹt hay tràn ống khi dòng thải quá nhiều. 5.Thay đổi mái lợp xi măng thông thường bằng vài tấm tole láy sáng Trên mái của trại nên bố trí một số tấm tole láy sáng thay thế cho tole ximăng bình thường như vậy sẽ tận dụng được ánh sáng tự nhiên góp phần tiết kiệm năng lượng trong quá trình chiếu sáng. 6. Thay thế các ống dẫn nước cũ bằng các ống mới. Thay thế các ống dẫn nước lâu năm, đã bị mục bằng những ống mới chất lượng hơn. 7.Thay các máy bơm đã quá lâu, công suất thấp bằng các máy mới tốt hơn. Đối với các máy bơm đã quá cũ ,công suất thấp thường tiêu thụ rất nhiều điện năng nhưng không đem lại hiệu quả cao vì vậy cần được thay bằng các máy mới để tiết kiệm năng lượng và nâng cao năng suất làm việc. 8. Thay đổi hệ thống đèn, thay đổi các bóng đèn dây tóc bằng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện. Thay các bóng đèn điện bình thường bằng các loại đèn tiết kiệm năng lượng ( đèn huỳnh quang) để tiết kiệm điện sử dụng. 9. Sử dụng đệm lót sinh thái Rải chất đệm (50% trấu + 50% mùn cưa) thành 3 lớp, mỗi lớp dày 20cm, mỗi lớp tưới một lần dịch lên men, độ ẩm đạt 50%, để từ 3 – 7 ngày cho lên men. Giữ cho nhiệt độ bề mặt vào mùa Hè là 25ºC, mùa Đông là 20ºC. Độn lót sinh thái có thể sử dụng bình thường được trong 4 năm. Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thay cho nền bê tông như truyền thống. Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2 – 3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho heo phát triển khỏe mạnh và không gây ảnh hưởng đến đời sống của con người. Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của độn lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho heo. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân heo sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Khi heo dũi mùn cưa sẽ nhai nuốt nguồn protein này vào. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của heo tốt hơn. Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo và trọng lượng heo cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng. 10.Tận dụng các chất thải như: thức ăn rơi vãi, bã rau xanh… làm phân vi sinh Thu gom phân và thức ăn rơi vãi lại rồi ủ thành phân vi sinh đem bón cho đồng cỏ hoặc đem bán. Góp phần đem tăng nguồn thu và bảo vệ môi trường. 11. Làm hầm biogas Biogas là một loại khí đốt sinh học được tạo ra khi phân hủy yếm khí phân thải ra của gia súc. Vi sinh vật phân hủy các chất tổng hợp và khí được sinh ra gồm metan (CH4), cacbon dioxit (CO2), nitơ (N2) và hydro sulphate (H2S). Trong đó, các khí CH4 và CO2 có thể cháy được. Các chất thải của heo (chủ yếu là phân) được cho vào hầm kín (hay túi ủ), ở đó các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng thành các chất mùn và khí, khí này được thu lại qua một hệ thống đường dẫn tới lò để đốt, phục vụ sinh hoạt của gia đình. Các chất thải ra sau quá trình phân hủy trong hầm kín (hay túi ủ) gần như sạch và có thể thải ra môi trường, đặc biệt nước thải của hệ thống Biogas có thể dùng tưới cho cây trồng. Vì vậy đây được coi là một giải pháp tốt nhất cả về mặt kinh tế lẫn môi trường. 12.Trồng cỏ Vetiver Trồng cỏ Vetiver nhằm xử lý chất thải, xử lý đất bị ô nhiễm xung quanh trại chăn nuôi góp phần giảm ảnh hưởng của việc chăn nuôi đối với môi trường…Làm thức ăn cho chăn nuôi ở giai đoạn còn non có giá trị tương đương cỏ mật và cỏ Kikuyu, hấp dẫn để tiêu diệt nhiều loài sâu bọ phá hoại mùa màng, bảo vệ lớp đất, giữ đất, nước, cải tạo đất, làm chất độn chuồng ,phân xanh… 13. Bố trí số máng ăn phù hợp với số lượng heo trong chuồng. Dựa vào số lượng heo trong chuồng mà bố trí số máng ăn cho phù hợp tránh trường hợp heo tranh ăn làm đỗ thức ăn ra ngoài. 14.Cần tính toán lượng nước cần thiết vừa đủ để tắm heo và làm sạch chuồng tránh lãng phí quá nhiều nước. Sử dụng lượng nước vừa đủ để tắm heo và làm sạch chuồng không nên quá lãng phí. 15. Vệ sinh chuồng trại theo kiểu “cuốn chiếu”. Vệ sinh chuồng theo ” kiểu cuốn chiếu” là bắt đầu dọn từ đầu chuồng rồi từ từ dồn chất thải về phía cuối chuồng giống như thao tác cuốn chiếu, như vậy sẽ tiết kiệm được một lượng nước rất lớn trong công đoạn này. 16. Áp dụng mô hình vườn ao chuồng. Đó là hệ thống kinh tế trang trại gồm 3 thành phần sản xuất kết hợp. VAC là tập hợp 3 yếu tố sản xuất: vườn, ao, chuồng trong một hệ thống canh tác sinh thái nông nghiệp thống nhất. VAC là những hệ sinh thái đồng bộ và bền vững xét trên 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Một phần sản phẩm trong vườn và quanh ao, bèo thả trên mặt ao dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và nuôi cá, ao cung cấp nước tưới cho vườn và bùn bón cho cây. Một phần các loại thải có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc. Ngược lại phân chuồng sẽ được dùng để bón cho cây và làm thức ăn cho cá. 17.Tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn cho CB_CNV về kĩ thuật và tiết kiệm năng lượng Mở các lớp huấn luyện kĩ thuật nhằm nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho CB-CNV, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. 18.Quy định nơi chứa rác thải Qui định cụ thể nơi chứa rác thải, tránh vứt rác, chất thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Bảng 9: Mô tả các giải pháp CP III.2.2 Tính khả thi về kĩ thuật Giải pháp Yêu cầu kĩ thuật Tác động kĩ thuật Tính khả thi Thiết bị Lắp đặt Ảnh hưởng đến công suất, sản phẩm Đào tạo nhân lực Tiết kiệm năng lượng Thức ăn 1. Cải tiến máng ăn X X Cao 2.Sửa chữa các vòi uống nước bị hư, rò rỉ. X X Cao 3. Sửa chữa các ống dẫn nước bị hỏng, rò rỉ. X Cao 4. Cải tạo hệ thống cống thoát nước, lắp đặt các ống dẫn nước thải có kích thước lớn nhằm tránh bị nghẹt ống. X X Trung Bình 5.Thay đổi mái lợp xi măng thông thường bằng vài tấm tole láy sáng X X Cao 6. Thay thế các ống dẫn nước cũ bằng các ống dẫn nước mới. X X Trung Bình 7.Thay các máy bơm đã quá lâu, công suất thấp bằng các máy mới tốt hơn. X X Trung bình 8. Thay đổi hệ thống đèn, thay đổi các bóng đèn dây tóc bằng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện. X X Trung bình 9. Sử dụng đệm lót sinh thái X X X Cao 10.Tận dụng các chất thải như: thức ăn rơi vãi, bã rau xanh… làm phân vi sinh X X Cao 11. Làm hầm biogas X X X Trung bình 12.Trồng cỏ Vetiver Cao 13. Bố trí số máng ăn phù hợp với số lượng heo trong chuồng. X Cao 14.Cần tính toán lượng nước cần thiết vừa đủ để tắm heo và làm sạch chuồng tránh lãng phí quá nhiều nước. X Cao 15. Vệ sinh chuồng trại theo kiểu “cuốn chiếu”. X Cao 16. Áp dụng mô hình vườn ao chuồng. X X Cao 17.Tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn cho CB_CNV về kĩ thuật và tiết kiệm năng lượng X Cao 18.Quy định nơi chứa rác thải Cao Bảng 10: Tính khả thi về mặt kĩ thuật của các giải pháp CP. Ghi chú: Cao: dễ thực hiện. Trung Bình: thực hiện được. Thấp: khó thực hiện III.2.3 Tính khả thi về kinh tế Tính khả thi về kinh tế là một thông số quan trọng đối với trại để quyết định việc chấp nhận hoặc loại bỏ cũng như xem xét thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp SXSH. Phân tích tính khả thi về kinh tế được thực hiện bằng phương pháp tính thời gian thu hồi vốn. Phương pháp tính T: Thời gian hoàn vốn V: Vốn đầu tư ban đầu để thực hiện giải pháp (đồng) K: Số tiền tiết kiệm được khi thực hiện giải pháp (đồng/năm) Ta có: Tính khả thi về mặt kinh tế được đánh giá theo các mức độ cao, trung bình, thấp phụ thuộc vào chi phí đầu tư, thời gian hoàn vốn và khoản tiết kiệm của từng giải pháp. Cao: thời gian hoàn vốn <0,5 và đầu tư dưới 1 triệu. Trung bình: thời gian hoàn vốn > 0,5 và <1, vốn đầu tư < 5 triệu Thấp: thời gian hoàn vốn >1 và vốn đầu tư > 5 triệu Giải pháp Đầu tư (VNĐ) Tiết kiệm (VNĐ/năm) Thời gian hoàn vốn (tháng) Tính khả thi 1. Cải tiến máng ăn 600.000 897.600 0,67 Cao 2.Sửa chữa các vòi uống nước bị hư, rò rỉ. 525.000 1.440.000 0,36 Cao 3. Sửa chữa các ống dẫn nước bị hỏng, rò rỉ. 600.000 360.000 1,6 Trung bình 4. Cải tạo hệ thống cống thoát nước, lắp đặt các ống dẫn nước thải có kích thước lớn nhằm tránh bị nghẹt ống. 5.000.000 1.900.000 2,6 Thấp 5.Thay đổi mái lợp xi măng thông thường bằng vài tấm tole láy sáng 300.000 580.000 0,42 Cao 6. Thay thế các ống dẫn nước cũ bằng các ống dẫn nước mới. 1.500.000 900.000 1,62 Trung Bình 7.Thay các máy bơm đã quá lâu, công suất thấp bằng các máy mới tốt hơn. 3.200.000 1.920.000 1,67 Thấp 8. Thay đổi hệ thống đèn, thay đổi các bóng đèn dây tóc bằng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện. 1.100.000 1.032.000 1,1 Trung bình 9. Sử dụng đệm lót sinh thái 2.000.000 40.000.000 0,05 Cao 10.Tận dụng các chất thải như: thức ăn rơi vãi, bã rau xanh… làm phân vi sinh 100.000 400.000 0,25 Cao 11. Làm hầm biogas 4.500.000 8.400.000 0,53 Trung bình 12.Trồng cỏ Vetiver 100.000 300.000 0,33 Cao 13. Bố trí số máng ăn phù hợp với số lượng heo trong chuồng. 0 200.000 0 Cao 14.Cần tính toán lượng nước cần thiết vừa đủ để tắm heo và làm sạch chuồng tránh lãng phí quá nhiều nước. 0 1.400.000 0 Cao 15. Vệ sinh chuồng trại theo kiểu “cuốn chiếu”. 0 1.200.000 0 Cao 16. Áp dụng mô hình vườn ao chuồng. 4.100.000 8.700.000 0,47 Cao 17.Tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn cho CB_CNV về kĩ thuật và tiết kiệm năng lượng 0 0 0 Cao 18.Quy định nơi chứa rác thải 0 439.000 0 Cao Bảng 11: Tính khả thi về kinh tế của các giải pháp CP. III.2.4. Tính khả thi về môi trường Giải pháp Giảm thải lượng ô nhiễm Giảm mức độ ô nhiễm Tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, nước Tính khả thi 1. Cải tiến máng ăn ** ** *** Cao 2.Sửa chữa các vòi uống nước bị hư, rò rỉ. * + ** Trung bình 3. Sửa chữa các ống dẫn nước bị hỏng, rò rỉ. * + ** Trung bình 4. Cải tạo hệ thống cống thoát nước, lắp đặt các ống dẫn nước thải có kích thước lớn nhằm tránh bị nghẹt ống. ** *** + Trung bình 5.Thay đổi mái lợp xi măng thông thường bằng vài tấm tole láy sáng + + *** Thấp 6. Thay thế các ống dẫn nước cũ bằng các ống dẫn nước mới. * * ** Trung Bình 7.Thay các máy bơm đã quá lâu, công suất thấp bằng các máy mới tốt hơn. + + *** Trung bình 8. Thay đổi hệ thống đèn, thay đổi các bóng đèn dây tóc bằng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện. + + *** Trung bình 9. Sử dụng đệm lót sinh thái *** *** *** Cao 10.Tận dụng các chất thải như: thức ăn rơi vãi, bã rau xanh… làm phân vi sinh ** *** ** Cao 11. Làm hầm biogas *** *** *** Cao 12.Trồng cỏ Vetiver ** *** + Trung bình 13. Bố trí số máng ăn phù hợp với số lượng heo trong chuồng. * * ** Trung bình 14.Cần tính toán lượng nước cần thiết vừa đủ để tắm heo và làm sạch chuồng tránh lãng phí quá nhiều nước. + ** *** Trung bình 15. Vệ sinh chuồng trại theo kiểu “cuốn chiếu”. + ** *** Trung bình 16. Áp dụng mô hình vườn ao chuồng. ** *** *** Cao 17.Tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn cho CB_CNV về kĩ thuật và tiết kiệm năng lượng + + ** Thấp 18.Quy định nơi chứa rác thải ** *** * Trung bình Bảng 12: Tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp CP Ghi chú: ***: giảm thải, giảm ô nhiễm từ 40% trở lên - Cao **: giảm thải, giảm ô nhiễm từ 20% đến dưới 40% - Trung bình *: giảm thải, giảm ô nhiễm dưới 20% - Thấp +: không ảnh hưởng III.3 Lựa chọn giải pháp Trại heo với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nguồn tài chính, nhân lực và các nguồn lực khác không đủ đáp ứng để thực hiện cùng lúc tất cả các giải pháp đề ra. Dựa trên tính khả thi kỹ thuật, kinh tế, môi trường. Áp dụng phương pháp trọng số để lựa chọn ra các giải pháp thích hợp với công ty cho từng đơn vị thời gian Thang điểm được chọn là thang điểm 10, và được xác định dựa trên tính khả thi của giải pháp Tính khả thi thấp : 1 - 4 điểm Tính khả thi trung bình : 5 – 7 điểm Tính khả thi cao : 8 – 10 điểm Trọng số đánh giá tính khả thi cho các giải pháp SXSH về các phương diện sau: Kỹ thuật : 40% Kinh tế : 40% Môi trường : 20% Theo thang điểm và trọng số trên, tiến hành tính điểm cho từng giải pháp và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các giải pháp đó. R: biểu thị số điểm xét riêng cho từng khía cạnh C: biểu thị tổng số điểm xét chung cho cả 3 khía cạnh Giải pháp Tính khả thi Tổng điểm Thứ tự ưu tiên Kỹ thuật (40%) Kinh tế (40%) Môi trường (20%) R C R C R C 1. Cải tiến máng ăn 10 4 9 3,6 8 1,6 9,2 3 2.Sửa chữa các vòi uống nước bị hư, rò rỉ. 9 3,6 9 3,6 6 1.2 8,4 10 3. Sửa chữa các ống dẫn nước bị hỏng, rò rỉ. 9 3,6 7 2,8 6 1,2 7,6 14 4. Cải tạo hệ thống cống thoát nước, lắp đặt các ống dẫn nước thải có kích thước lớn nhằm tránh bị nghẹt ống. 7 2,8 4 1,9 7 1,4 6,1 17 5.Thay đổi mái lợp xi măng thông thường bằng vài tấm tole láy sáng 9 3,6 9 3,6 4 0,8 8,0 12 6. Thay thế các ống dẫn nước cũ bằng các ống dẫn nước mới. 7 2,8 7 2,8 7 1,4 8,0 12 7.Thay các máy bơm đã quá lâu, công suất thấp bằng các máy mới tốt hơn. 7 2,8 4 1,6 6 1,2 5,6 18 8. Thay đổi hệ thống đèn, thay đổi các bóng đèn dây tóc bằng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện. 7 2,8 7 2,8 6 1,2 6,8 16 9. Sử dụng đệm lót sinh thái 9 3,6 10 4 10 2 9,6 2 10.Tận dụng các chất thải như: thức ăn rơi vãi, bã rau xanh… làm phân vi sinh 9 3,6 9 3,6 10 2 9,2 3 11. Làm hầm biogas 7 2,8 7 2,8 9 1,8 7,4 15 12.Trồng cỏ Vetiver 10 4 10 4 9 1,8 9,8 1 13. Bố trí số máng ăn phù hợp với số lượng heo trong chuồng. 10 4 10 4 3 0,6 8,6 9 14.Cần tính toán lượng nước cần thiết vừa đủ để tắm heo và làm sạch chuồng tránh lãng phí quá nhiều nước. 10 4 10 4 4 0,8 8,8 6 15. Vệ sinh chuồng trại theo kiểu “cuốn chiếu”. 10 4 10 4 4 0,8 8,8 6 16. Áp dụng mô hình vườn ao chuồng. 9 3,6 9 3,6 9 1,8 9,0 5 17.Tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn cho CB_CNV về kĩ thuật và tiết kiệm năng lượng 10 4 10 4 1 0,2 8,2 11 18.Quy định nơi chứa rác thải 10 4 10 4 4 0,8 8,8 6 Bảng 13: Bảng thứ tự ưu tiên các giải pháp CP Kế hoạch thực hiện sản xuất sạch hơn. Giải pháp Bộ phận chịu trách nhiệm Thời gian thực hiện Kế hoạch quan trắc và kiểm tra Trồng cỏ vetiver Công nhân Tháng 7/ 2009 Quan sát theo dõi quá trình phát triển của vườn cỏ, bổ sung giống, dinh dưỡng cho cỏ… Tận dụng phân và chất thải làm phân vi sinh Công nhân Tháng 9/ 2009 Kiểm tra kĩ thuật của công nhân, đánh giá chất lượng phân tạo ra. Cải tiến máng ăn Công nhân Tháng 8/ 2011 Đánh giá chất lượng các máng ăn sau khi cải tiến, lắp đặt. Thay đổi, sửa chữa hệ thống thoát nước Công nhân Tháng 11/ 2011 Kiểm tra quá trình lắp đặt và sửa chữa. Vệ sinh chuồng trại theo kiểu” cuốn chiếu” Công nhân Tháng 4/ 2008 Thường xuyên kiểm tra thao tác của công nhân Sử dụng đệm lót sinh thái. Công nhân Tháng 7/ 2014 Theo dõi sự phát triển của heo, so sánh quá trình phát triển của heo được nuôi bằng đệm lót sinh thái với heo nuôi thông thường, tính toán những lợi ích mà biện pháp này đem lại. Làm hầm biogas Công nhân 6/ 2013 Kiểm tra quá trình xây dựng và kĩ thuật của công nhân. Áp dụng mô hình vườn ao chuồng Công nhân _ _ Bảng 14: Kế hoạch thực hiện các biện pháp cp khả thi nhất V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ V.1 Kết luận Ngành chăn nuôi heo hiện nay đang rất phát triển, nhưng kéo theo đó là các vấn đề về ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh. Chính vì vậy muốn phát triển bền vững thì nên áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình chăn nuôi. Trong quá trình nghiên cứu nhóm nhận thấy có các giải pháp rất khả thi, đem lại hiệu quả cao nhưng chưa được áp dụng rộng rãi và cần được phổ biến như: Dùng phân và thức ăn rơi vãi để làm phân vi sinh. Dùng phân làm biogas Sử dụng điệm lót sinh thái. Áp dụng mô hình vườn ao chuồng. Trồng cỏ Vetiver. Nếu áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn trong chăn nuôi heo một cách đúng đắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Việc sử lý phân (biogas, bán phân tươi, làm phân vi sinh) sẽ giảm chất thải phát sinh ra môi truờng, cải thiện tình trạng dư thừa phân trên đồng cỏ gây mùi hôi, lãng phí, đồng thời cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, qua đó tăng lợi nhuận. Hệ thống quản lý sản xuất được cải thiện. Hệ thống cống thải được cải tạo qua đó kiểm soát triệt để dòng thải hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Tạo tâm lý và thói quen tốt cho nhân viên. Nhưng bên cạnh đó, việc áp dụng sản xuất sạch hơn vẫn còn gặp không ít khó khăn và vấn đề còn tồn tại: Diện tích khu trại heo khá nhỏ, đồng thời cơ sở vật chất đã lâu năm, khó thay đổi triệt để. Vấn đề về vốn đầu tư, khó để áp dụng các giải pháp cải tiến. Việc xây dựng hầm biogas sẽ tốn vốn đầu tư ban đầu khá lớn, mặt khác nếu tập trung hết lượng phân sẽ thiếu để bón cho đồng cỏ. Thói quen làm việc truyền thống của trại khó thay đổi một sớm một chiều VI.2 Kiến nghị Trại heo Trường ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh được các giảng viên và nhân viên quản lý rất chặt chẽ, khoa học và là địa điểm cho sinh viên thực tập. Tuy nhiên, trại heo vẫn có thể áp dụng sản xuất sạch hơn trên nhiều phương diện để nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho môi trường và con người. Một số phương hướng mà trại heo có thể thực hiện đó là: Sản xuất sạch hơn phấn đấu đạt hiệu suất sử dụng nguyên liệu trong phạm vi khả thi kinh tế sao cho càng gần 100% càng tốt. Bên cạnh việc giảm thiểu các chất thải và ô nhiễm thông qua sản xuất sạch hơn, thì giảm nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ cũng là một mục tiêu của hướng tiếp cận này. Điều quan trọng nhất cần nhấn mạnh là sản xuất sạch hơn không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị, mà còn là thay đổi thái độ làm việc, cải thiện quá trình sản xuất và sản phẩm. Thường xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến các kĩ thuật mới, hiện đại cho CB-CNV của trại, đồng thời cử người đi du học để biết thêm nhiều kĩ thuật chăn nuôi tiên tiến trên thế giới. PHỤ LỤC Cách tính thời gian thu hồi vốn của các giải pháp sản xuất sạch hơn. Biện pháp 1: Cải tiến máng ăn Có 6 máng bị hỏng hoặc chiều cao chưa đạt yêu cầu, giá sửa chửa là 100.000/ máng. 6 máng 100 = 600.000 đồng Nếu cải tiến máng ăn mỗi tháng trại sẽ giảm được 34kg thức ăn bị rơi vãi ( giá thành mỗi kg thứa ăn là 2200 đồng) Thời gian thu hồi vốn T= 600 / (34 * 2200 * 12 ) = 0.067 tháng Biện pháp 2: Sửa chữa các vòi uống nước tự động Vốn đầu tư: 15 vòi x 35.000 =525.000 đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 8m3 x 15000 đồng /m3 x 12 tháng = 1800000 Thời gian thu hồi vốn T = 525000 / 180000 = 0.36 tháng Biện pháp 3: Sửa chữa các ống dẫn nước Vốn đầu tư: 2 ống x 300000 đồng = 600000 đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 2m3 x 15000 đồng /m3 x 12 tháng = 360000 đồng Thời gian thu hồi vốn T = 600000 / 360000 = 1,67 tháng Biện pháp 4: Cải tạo hệ thống thoát nước, đường ống dẫn nước thải. Vốn đầu tư: 5 triệu Tiết kiệm chi phí / năm : 1900000 đồng Thời gian thu hồi vốn: 5000000 / 1900000 = 2,6 tháng Biện pháp 5: Sử dụng tole láy sáng Vốn đầu tư: 4 tấm tole x 75000 đồng = 300000 đồng Tiết kiệm chi phí / năm = 25kw điện x 2000 đồng x 12 tháng = 580000 Thời gian thu hồi vốn T = 300000/580000 = 0,42 tháng Biện pháp 6: thay các ống dẫn nước cũ bằng các ống dẫn nước mới Vốn đầu tư: 1.500.000 đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 900.000 đồng Thời gia thu hồi vốn T= 1500000/900000 = 1,67 tháng Biện pháp 7: thay các máy bơm lâu năm bằng các máy bơm mới tiết kiệm năng lượng hơn. Vốn đầu tư: 3.2 triệu đồng Tiết kiệm chi phí / năm = 80kw điện x 2000 đồng/kw x 12 tháng = 1920 đồng Thời gian thu hồi vốn: T= 3200000/ 1920000 = 1,67 tháng Biện pháp 8. Thay đổi hệ thống đèn, thay đổi các bóng đèn dây tóc bằng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện. Vốn đầu tư: 25 bóng x 55000 đồng = 1100000 đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 43 kw điện x 2000 x 12 tháng = 1032000 đồng Thời gia thu hồi vốn T= 1100000/1032000 = 1,1 tháng Biện pháp 9: Sử dụng đệm lót sinh thái Vốn đầu tư: 2.000.000 đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 40000000 đồng Thời gia thu hồi vốn T= 2000000 / 40000000 = 0,05 tháng Biện pháp 10: Tận dụng các chất thải như: thức ăn rơi vãi, bã rau xanh… làm phân vi sinh. Vốn đầu tư: 100.000 đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 400.000 đồng Thời gia thu hồi vốn T= 100.000/400.000 = 0,25 tháng Biện pháp 11: Làm hầm biogas Vốn đầu tư: 4.500.000đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 8.400.000 đồng Thời gia thu hồi vốn T= 4.500.000/8.400.000 = 0, 53 tháng Biện pháp 12: Trồng cỏ Vetiver Vốn đầu tư: 100.000 đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 300.000 đồng Thời gia thu hồi vốn T= 100000/300000 = 0,33 tháng Biện pháp 13: . Bố trí số máng ăn phù hợp với số lượng heo trong chuồng. Vốn đầu tư: 0 Tiết kiệm chi phí / năm: 200.000 đồng Thời gia thu hồi vốn T= 0 tháng Biện pháp 14: Cần tính toán lượng nước cần thiết vừa đủ để tắm heo và làm sạch chuồng tránh lãng phí quá nhiều nước. Vốn đầu tư: 0 đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 1.400.000 đồng Thời gia thu hồi vốn T= 0 tháng Biện pháp 15: Vệ sinh chuồng trại theo kiểu “cuốn chiếu”. Vốn đầu tư: 0 đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 1.200.000 đồng Thời gia thu hồi vốn T= 0 tháng Biện pháp 16: Áp dụng mô hình vườn ao chuồng. Vốn đầu tư: 4.100.000 đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 8.700.000 đồng Thời gia thu hồi vốn T= 4.100.000/8.700.000 = 0, 47 tháng Biện pháp 16: Quy định nơi chứa rác thải. Vốn đầu tư: 0 đồng Tiết kiệm chi phí / năm: 439.000 đồng Thời gia thu hồi vốn T= 0 tháng TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Sản Xuất Sạch Hơn – TS.Nguyễn Vinh Quy Giáo trình Chăn Nuôi Lợn – Thầy Nguyễn Tiến Minh Thông tin thu thập tại trại nuôi heo thực nghiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Kiểm soát ô nhiễm môi trường bằng phương pháp tận dụng nguồn chất thải trong chăn nuôi – Trương Thanh Cảnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_san_xuat_sach_hon_day_du_8592.docx
Luận văn liên quan