Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom - Vận chuyển nhằm mục đích phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn ở Q4, TP. HCM

MỞ ĐẦU Lý Do Chọn Đề Tài Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội hiện nay, đô thị hóa công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và đi cùng với tốc độ phát triển kinh tế, nhiều vấn đề môi trường bức xúc đã nảy sinh liên quan đến các hoạt động dân sinh, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ảnh hưởng tương quan giữa chúng đang cần có sự nghiên cứu giải quyết hợp lý nhằm hướng tới pháp triển bền vững. Trong các vấn đề về môi trường, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) và công nghiệp là một vấn đề nghiêm trọng, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. TP.HCM là một thành phố lớn và đông dân nhất nước với lượng dân số gần 10 triệu người, khối lượng CTRSH hiện nay thải ra mỗi ngày từ 4.500 – 5.000 tấn CTRSH, từ 1.000 – 1.100 tấn CTR xây dựng, khoảng hơn 1.000 tấn CTR công nghiệp, trong đó có khoảng 200 tấn chất thải nguy hại, 7 – 9 tấn CTR y tế. Hiện nay thành phố ta chưa có hệ thống phân loại CTR tại nguồn. Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào cải thiện được môi trường khi lượng CTR tăng quá nhanh mà không có biện pháp quản lý phù hợp. Quận 4 là quận nội thành, có hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ lượng CTR được thu về bãi chôn lấp Gò Cát và Phước Hiệp. Tuy nhiên các bãi chôn lấp hiện hữu của thành phố đang lâm vào tình trạng quá tải, không còn chỗ chôn lấp và phải mở của một số bãi chôn lấp mới như bãi chôn lấp Đa Phước . Từ thực tế khảo sát cho thấy rằng trong thành phần CTRSH , CTR thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất, từ 70 – 80%. Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc làm tăng chi phí xử lý CTR, trong khi đó những thành phần này lại chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như : giấy , nhựa , nilon Nếu được phân loại và tái chế không chỉ giúp giảm chi phí quản lý và xử lý CTR mà còn tiết kiệm nhiều tài nguyên và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Chính vì những lý do đó phân loại rác tại nguồn là cần thiết và cấp bách. Mục Đích Nghiên Cứu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom - vận chuyển nhằm mục đích phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn ở Q4, TP. HCM 3. Nội Dung Nghiên Cứu + Mở đầu +Tổng quan chất thải rắn và các vấn đề có liên quan + Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và công tác quản lý chất thải rắn tại quận 4 + Dự báo khối lượng CTR quận 4 đến năm 2030 và những tồn đọng trong công tác thu gom + Đề xuất phương án phân loại rác tại nguồn: Quản lý tại nguồn, thu gom, vận chuyển + Kết luận và kiến nghị 4. Phương Pháp Nghiên Cứu Khóa luận được thực hiện bằng việc sử dụng những phương pháp sau Phương pháp thu thập tài liệu, số liệuPhương pháp điều tra xã hội họcPhương pháp hỏi ý kiến chuyên giaPhương pháp thống kê và xử lý số liệuPhương pháp quan sátPhương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu Đề thực hiện khóa luận tác giả đã thu thập thông tin qua sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng làm cơ sở lí luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hoặc thực tiễn ban đầu. Nguồn tài liệu nghiên cứu được tham khảo trong khóa luận rất đa dạng bao gồm : giáo trình, Báo cáo khoa học, Số liệu thống kê, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4.2. Phương pháp điều tra xã hội học Nhằm đánh giá nhận thức và điều tra khối lượng rác trong dân cư, chúng tôi đã xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và điều tra trên 100 hộ. Đối tượng được phỏng vấn là những người dân thuộc nhiều thành phần dân cư khác nhau như cán bộ, nhân viên, công nhân, viên chức, lao động buôn bán, . 4.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia Tác giả đã tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nói chung và phân loại CTR tại nguồn ở các sở, phòng, . về những nội dung của đề tài. 4.4. Phương pháp quan sát Tác giả đã quan sát và ghi lại những thói quen hàng ngày của người dân về lưu trữ và thải bỏ rác cũng như ý thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, tác giả đã quan sát nắm bắt cách thức thu gom, vận chuyển CTR của đội vệ sinh tại điểm nghiên cứu nhằm bổ sung cho việc cũng như áp dụng mô hình phân loại rác sau này. 4.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Từ những số liệu ghi nhận được ở các lần xử lý mẫu rác thải và các kết quả phỏng vấn chúng tôi tiến hành thống kê và xử lý số liệu bằng các phần mềm như Word, Excel .kết quả của quá trình này lả các bảng số liệu được trình bày trong khóa luận 5. Giới hạn đề tài Do giới hạn về thời gian nên nội dung nghiên cứu của đề tài này chỉ đưa ra tình trạng hệ thống quản lý chất thải rắn ở quận 4 và đưa vào thực hiện việc phân loại tại nguồn tại quận 4. Tuy nhiên trong đề tài này chỉ giới hạn và đề cập đến vấn đề thu gom phân loại CTR thực phẩm và CTR còn lại ở hộ gia đình tại quận 4( Chỉ tính phần thu gom và vận chuyển, đề ra công nghệ xử lý hợp lý CTR, vạch tuyến thu gom, định hướng cho quận 4 những phương hướng mới trong quản lý CTR và tìm ra những công nghệ mới để xử lý CTR) 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài Việc thu gom phân loại CTR tại nguồn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nó góp phần làm tăng tỉ lệ chất thải bỏ cho mục đích tái sinh. Điều này có nhiều tác động tích cực như : giảm bớt chất thải vận chuyển, xử lý do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý chất thải, kể cả tiết kiệm mặt bằng cho việc chôn lấp CTR, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần không có khả năng tái chế. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thành phố vì hiện nay các công trường xử lý chất thải của thành phố đều vướng phải những vấn đề nan giải về môi trường mà nguyên nhân sâu xa của nó là chưa thực hiện tốt việc phân loại tại nguồn. Một ý nghĩa quan trọng nữa của việc thu gom tại nguồn là chúng ta có thể phân loại thành phần hữu cơ và các thành phần khác. Trong lĩnh vực tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong CTR sinh hoạt để sản xuất phân compost, nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời cũng khích thích sự phát triền của ngành nghề tái chế vật liệu, qua dó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều người lao đông

doc1 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3696 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom - Vận chuyển nhằm mục đích phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn ở Q4, TP. HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ((( ……………………. KHOA : MÔI TRƯỜNG & CNSH NGÀNH: MÔI TRƯỜNG NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HỌ VÀ TÊN: TRẦN BÁ LUẬN MSSV: 207108018 NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LỚP : 07CMT Đầu đề khoá luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom - vận chuyển nhằm phục vụ công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn ở Quận 4, Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu) Tồng quan về CTR. Tổng quan về quận 4 và tình hình CTR ở quận 4. Dự báo dân số và tốc độ phát sinh CTR của quận 4 đến năm 2030. Phương án kỹ thuật và công nghệ cho công tác thu gom vận chuyển CTRĐT tại nguồn ở quận 4. Vạch tuyến thu gom CTR cho quận 4. Tính toán chi phí đầu tư cho dự án. Ngày giao khoá luận tốt nghiệp: 05 tháng 04 năm 2010 Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 10 tháng 07 năm 2010 Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn: GVHD. Th.S VŨ HẢI YẾN Hướng dẫn chính (toàn bộ khoá luận ) Nội dung và yêu cầu khoá luận tốt nghiệp đã được thông qua Bộ môn. Ngày 05 tháng 04 năm 2010 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ): Đơn vị: Ngày bảo vệ: Điểm tổng kết: Nơi lưu trữ khoá luận tốt nghiệp:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBGIAOD~1.DOC
  • docxdeantnchinhsua.docx
  • docLICMON~1.DOC
  • docPHLC1~1.DOC
  • dwgvach tuyen q4 - Copy (2).dwg
  • dwgvach tuyen q4 - Copy.dwg
  • dwgvach tuyen q4.dwg
  • docBGIAOD~2.DOC
  • docBGIAOD~3.DOC
Luận văn liên quan