Bức tranh văn học Trung Quốc trong các KLTN mà chúng tôi đã nghiên cứu là bức tranh có nhiều điểm nhấn đáng chú ý và cũng có những mảng trống đáng tiếc. Các tác giả KL đã tập trung khám phá những thành tựu nổi bật nhất của nền văn học lớn này như thơ Đường (với những tác giả tiêu biểu như Đỗ Phủ, Lý Bạch) và tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh (Tam quốc chí diễn nghĩa, Hồng lâu mộng). Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều thành tựu nổi tiếng khác của văn học Trung Quốc chưa được chú ý đến như từ Tống, kịch Nguyên Điều này chủ yếu là do “phông tiếp nhận” của “độc giả” Việt Nam trong KLTN đã được định hình theo truyền thống tiếp nhận văn học Trung Quốc vốn có trước đó. Mặt khác, nhìn từ góc độ tác phẩm, đây hầu hết là các tác phẩm có giá trị, có nhiều vấn đề đáng quan tâm, hay nói cách khác là có “tầm đón đợi” lớn, thu hút nhiều người đọc và nghiên cứu.
92 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5076 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu Văn hóa Trung Quốc trong khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có sự phụ thuộc vào hứng thú cá nhân của người làm KL. Ngay từ phần mở đầu, giới thiệu, các tác giả KL đã tỏ rõ sự đam mê, niềm yêu thích các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc. Cùng với đó là sự xác định rõ ràng mục đích nghiên cứu, ý nghĩa của vấn đề mình sẽ nghiên cứu. Phần lớn các đề tài được chọn làm đều có mục đích thiết thực gắn với sự phát triển của đời sống văn nghệ nói riêng và đời sống xã hội nói chung với những yêu cầu cấp thiết của nó. Có được sự đinh hướng ngay từ đầu này, các tác giả KL đã tiến hành quá trình nghiên cứu của mình một cách nghiêm túc, say mê đọc, tìm tòi, phát hiện nghĩa của các tác phẩm văn học Trung Quốc.
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình nghiên cứu khoa học nói chung, với quá trình nghiên cứu văn học Trung Quốc trong KLTN nói riêng. Việc tác giả KL lựa chọn phương pháp nào để nghiên cứu quyết định đến việc người đó nghiên cứu như thế nào, nghiên cứu được gì. Mỗi phương pháp nghiên cứu đưa người nghiên cứu đi trên con đường riêng, mang lại kết quả riêng. Sau đây chúng tôi khảo sát phương pháp nghiên cứu trong các KLTN để tìm hiểu các tác giả KL đã lựa chọn những phương pháp nào trong công trình của mình, qua đó hi vọng hiểu thêm một vài điểu về các tác giả KL - những “độc giả” đặc biệt.
Trước hết cần phải thấy rằng nếu như các KLTN ở thời kì sau này (từ 2000 trở đi) thường có mục phương pháp nghiên cứu rất rõ ràng, cụ thể thì các KLTN mà chúng tôi khảo sát ở đây lại không như vậy. Chỉ có rất ít các KL có nêu ra phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng, ví dụ như:
- KL TQ 85 “Bước đầu phê phán quan điểm văn nghệ của chủ nghĩa Mao những năm 1942 - 1969” có nêu phương pháp nghiên cứu là “phương pháp lịch sử cụ thể, lấy lý luận chủ nghĩa Mác Lênin làm kim chỉ nam để đối chiếu, so sánh với lý luận và thực tế” (bản tóm tắt luận văn).
- KL TQ 91 “Tìm hiểu thi pháp Tam quốc diễn nghĩa”: “Bước đầu chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu thi pháp có tính chất hệ thống và các biện pháp biểu hiện nghệ thuật của Tam quốc diễn nghĩa. Đây là phương pháp nghiên cứu mới khái quát toàn bộ tư tưởng và nội dung tác phẩm, theo phương pháp sáng tác và phong cách riêng của nhà văn” (TQ 91, tr.2).
- KL TQ 120 “Nguyễn Du với tinh hoa cổ điển Trung Quốc”: “Còn một yêu cầu khá quan trọng khi tiến hành luận văn đó là vấn đề hoàn chỉnh phương pháp văn học so sánh - một phương pháp quan trọng trong hệ thống nghiên cứu và lý luận văn học” (TQ 120, tr.1).
- KL TQ 133 “Các cung bậc của tiếng cười châm biếm trong Nho lâm ngoại sử”: “Với mục đích như vậy, bản luận văn lần lượt sử dụng phương pháp so sánh và vận dụng thi pháp học để giải quyết những vấn đề sau… “
- KL TQ 118 “Thử so sánh Chí Phèo của Nam Cao với AQ chính truyện của Lỗ Tấn”, phần mở đầu có giới thiệu về văn học so sánh và công việc của KL là sao sánh hai tác phẩm.
Một vài KL khác cũng có nhắc đến các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. Các KL còn lại hầu như không nhắc đến phương pháp nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi sẽ tìm hiểu phương pháp nghiên cứu qua nội dung của KL.
Nhìn một cách đại thể, 97 KLTN mà chúng tôi khảo sát sử dụng khá nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Thông thường thí một KL không chỉ có một phương pháp nghiên cứu đơn thuần mà có thể áp dụng kết hợp một vài phương pháp, tạo nên sự phong phú đa dạng cho hệ thống các phương pháp nghiên cứu trong KLTN. Ở đây, để tiện tìm hiều, chúng tôi lựa chọn xem xét các KLTN theo 2 thời kì: từ 1966 đến 1985 và từ 1986 đến 2000. Chúng tôi chọn 1986 làm mốc phân chia một mặt vì đây là mốc đánh dấu sự đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực của nước ta, trong đó có văn nghệ; mặt khác là xuất phát từ chính đặc điểm của các KLTN được khảo sát. Quan sát một cách sơ bộ, chúng tôi nhận thấy rằng, các KLTN từ 1966 - 1985 có các phương pháp nghiên cứu khá gần gũi với nhau (chỉ có một vài KL có khác biệt); còn từ 1986 - 2000, các KLTN có sử dụng thêm những phương pháp nghiên cứu mới, tạo nên sự thay đổi đáng kể cho hệ thống phương pháp nghiên cứu trong các KLTN.
a) Phương pháp nghiên cứu trong các KLTN từ 1966 - 1985
Xét ở góc độ phương pháp chung (có thể dùng chung cho nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực), đa số các KL đều sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp. Khi nghiên cứu về tác giả - tác phẩm, các tác giả KL đều phải thông qua việc phân tích các chi tiết, hình ảnh hay hành dộng, sự kiên trong tác phẩm để rút ra nhận xét về vấn đề mình tìm hiểu. Đây là phương pháp có tính chất chung phổ biến không chỉ trong nghiên cứu văn học mà trong nghiên cứu khoa học nói chung.
Xét ở góc độ phương pháp chuyên ngành:
Phương pháp lịch sử - xã hội
Một phương pháp nổi bật nhất được sử dụng trong các KLTN 1966 - 1985 là phương pháp lịch sử - xã hội. Phương pháp này có cơ sở là hoàn cảnh và điều kiện xã hội, thực chất là kết hợp giữa phương pháp xã hội học với nhãn quan lịch sử. Vận dụng phương pháp này, người nghiên cứu kết hợp việc nghiên cứu hoàn cảnh xã hội với việc nghiên cứu tiểu sử, con người, sự nghiệp của nhà văn để tìm hiểu tác phẩm. Quan sát các KLTN, ta cũng thấy rõ kiểu vận dụng này. Ở nhiều KL tác giả đều dành một phần hay một chương để nghiên cứu các điều kiện xã hội - cơ sở để xem xét vấn đề hoặc nghiên cứu về cuộc đời, con người tác giả. Ví dụ như:
- KL TQ 66 “Hình tượng Tổ quốc và thiên nhiên trong thơ Lý Bạch - Đỗ Phủ” dành phần thứ nhất trong bốn phần lớn để nêu “Vài nét chính về cuộc đời, thời đại tư tưởng có ảnh hưởng tới sáng tác của các nhà thơ”.
- KL TQ 67 “Hình tượng người phụ nữ trong thơ Đường”: Chương một có phần I. Một vài nét lý luận về hình tượng thơ. Hiện thực xã hội đời Đường và lý tưởng thẩm mỹ của các nhà thơ qua người phụ nữ nói chung.
- KL TQ 77 “Vấn đề trung vua yêu nước trong thơ Đỗ Phủ” dành chương II nói về “Thời đại và những ảnh hưởng ý thức hệ của nó tới Đỗ Phủ”.
- KL TQ 79 “Bước đầu tìm hiểu những nguyên lý văn học cơ bản do Bạch Cư Dị đề xướng” có chương II. Thời đại, cuộc đời và thực tiễn thi ca - hai dòng máu tạo nên sự nghiệp văn học vĩ đại của Bạch Cư Dị.
Nhiều KL không dành chương, phần riêng để nói nhưng trong quá trình nghiên cứu, những phân tích, nhận định đều không tách rời hoàn cảnh, điều kiện lịch sử - xã hội. Ví dụ như KL TQ 45 “Đỗ Phủ ở Việt Nam”: Trong phần Tình hình nghiên cứu, giới thiệu, dịch thơ Đỗ Phủ từ trước cách mạng tháng Tám đến nay, khi nghiên cứu việc Nhượng Tống dịch thơ Đỗ Phủ, tác giả KL có lưu ý đến hoàn cảnh xã hội lúc dịch (xã hội thời thuộc Pháp, văn học chịu sự kiểm duyệt gắt gao), kết hợp với các yếu tố tư tưởng của người dịch để lý giải tại sao Nhượng Tống đánh giá Đỗ Phủ sai lạc. Và người viết nhận thấy: sau cách mạng tháng Tám, dưới ánh sáng của Nghị quyết của Đảng về văn nghệ, việc giới thiệu tinh hoa văn hóa của nhân loại đã được nhìn nhận đúng đắn.
Lý do khiến cho phương pháp lịch sử - xã hội phổ biến trong các KLTN 1966 - 1985 tương đối dễ hiểu. Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến nhất ở nước ta thời kì đó. Khi nghiên cứu một hiện tượng văn học, các nhà nghiên cứu thường dành một chương mở đầu viết về hoàn cảnh lịch sử, cơ sở xã hội và ý thức của hiện tượng đó. Khi viết về một nhà văn thì thường có phần giới thiệu về thân thế, cuộc đời của nhà văn đó. Phương pháp này thực chất là sự ảnh hưởng của các phương pháp xã hội học văn học Mácxit (biến dạng) từ Liên Xô, Trung Quốc, do “nhà nghiên cứu Mácxít cần quan tâm đến mọi phương pháp, nhưng cần phải chú trọng đến phương pháp tiếp cận lịch sử - xã hội” (nhà nghiên cứu văn học Nga Bushmin). Nhắc đến điều này, chúng tôi muốn lưu ý đến nhãn quan lịch sử Mácxít thể hiện trong các KLTN từ 1966 - 1985. Nhiều tác giả KL có thể hiện rõ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin khi xem xét các đối tượng trong KL của mình. Đặc biệt là các KL trong những năm đầu của giai đoạn trên xem xét vấn đề nghiên cứu theo yêu cầu của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, thậm chí đề cập nhiều đến lập trường tính Đảng, khẳng định chủ nghĩa Mác Lênin đem đến khả năng nhận thức nguồn gốc xã hội, giai cấp của cá nhân mình (TQ 134). Cơ sở lý luận của các KL này đều là những quan điểm về văn nghệ của Mác, Ăngghen, Lênin hay Mao Trạch Đông.
Phương pháp xã hội học chính trị
Đây cũng là một phương pháp nghiên cứu xã hội học nhưng có sự kết hợp chặt chẽ với nhãn quan chính trị. Phương pháp này không xuất hiện ở đa số các KL trong thời kì này nhưng vẫn là một phương pháp đáng chú ý bởi nó biểu hiện rất rõ những đặc điểm của bối cảnh thời đại mà chúng tôi sẽ nói rõ ở phần sau.
Phương pháp xã hội học chính trị xuất hiện trong các KLTN những năm 1799 - 1985, tức là thời gian diễn ra cuộc chiến tranh biên giới và một vài năm sau đó. Trong các KL này, việc nghiên cứu được đặt dưới nhãn quan chính trị, xem xét vấn đề theo quan điểm chính trị. Ví dụ như KL TQ 76 “Về chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ” có chương IV. Phê phán những quan điểm sai lầm trong khi đánh giá Đỗ Phủ của bọn cơ hội chủ nghĩa Trung Quốc. KL TQ 80 “Sự tàn bạo xảo quyệt của Tào Tháo trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung” có chương 4. Từ Tào Tháo đến Mao Trạch Đông bước kế tục trung thành, trong đó phê phán chủ nghĩa Mao và con người Mao. Và nhất là KL TQ 85 “Bước đầu phê phán quan điểm văn nghệ của chủ nghĩa Mao những năm 1942 - 1969”, lập trường chính trị thể hiện hết sức rõ ràng.
Việc vận dụng phương pháp xã hội học chính trị này là do yêu cầu trực tiếp mà hoàn cảnh xã hội đặt ra: văn nghệ cũng cần và phải tham gia vào cuộc đấu tranh chống bọn cơ hội chủ nghĩa, bọn bành trướng Trung Quốc.
Trên đây là hai phương pháp nghiên cứu tiêu biểu nhất trong các KLTN từ 1966 - 1985, trong đó phương pháp lịch sử - xã hội (hay xã hội học lịch sử) là rất phổ biến.
Ở thời kì này, trong một số KL cũng có sự so sánh giữa các đối tượng văn học nhưng mới chỉ đơn thuần là phương pháp so sánh cụ thể, hay có thể gọi là một thao tác nghiên cứu chứ chưa có một phương pháp luận văn học so sánh ở đây Theo Nguyễn Văn Dân (2003), Lí luận văn học so sánh, Nxb ĐHQGHN, H., :
Trong nghiên cứu văn học, so sánh là một phương pháp dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Văn học so sánh là bộ môn nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc, bao gồm 3 bộ phận nghiên cứu:
Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học
Những điểm tương đồng
Những điểm khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc riêng của các hiện tượng văn học dân tộc hay nền văn học dân tộc.
. Do nó không có tính tiêu biểu trong thời kì này nên chúng tôi xin không nói cụ thể.
b) Phương pháp nghiên cứu trong các KLTN từ 1986 - 2000
Xét ở góc độ phương pháp chung vẫn là các phương pháp phân tích, tổng hợp, thêm cả phương pháp thống kê phân loại.
Ở góc độ phương pháp riêng của nghiên cứu văn học, thời kì 1986 - 2000 có sự thay đổi đáng kể so với thời kì trước. Phương pháp xã hội học chính trị không còn xuất hiện (do văn nghệ không còn bị ràng buộc bởi quan điểm chính trị). Phương pháp xã hội lịch sử tuy vẫn tồn tại nhưng không còn chiếm vị trí chủ đạo mà đã nhường chỗ cho những phương pháp mới như các phương pháp nghiên cứu thi pháp học Tương tự như trên, chúng tôi cho rằng cần phân biệt thi pháp học ở cấp độ phương pháp luận như một bộ môn khoa học với các phương pháp cụ thể nghiên cứu về thi pháp. “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học” (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên, Nxb Giáo dục, tái bản lần thứ nhất năm 2006).
Thi pháp học vận dụng những phương pháp khác nhau, ở đây chúng tôi gọi chung là các phương pháp nghiên cứu thi pháp học chứ không tìm hiểu các phương pháp cụ thể. Với văn học so sánh cũng như vậy.
và các phương pháp nghiên cứu văn học so sánh.
Để nhìn nhận một cách toàn diện, cụ thể về các phương pháp nghiên cứu trong KLTN 1986 - 2000, chúng tôi đưa ra các bang thống kê sau:
Bảng 3.1. Các KLTN sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học
và phong cách học
STT
Mã số
Tên đề tài
Năm
1
TQ 88
Tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết “Thuỷ hử”
1986
2
TQ 90
Phong cách của Lỗ Tấn qua một số truyện ngắn viết về nông thôn như: “AQ chính truyện”, “Lễ cầu phúc”, “Ly hôn”, “Cố hương”
1986
3
TQ 91
Tìm hiểu thi pháp “Tam quốc diễn nghĩa”
1986
4
TQ 93
Nhân vật trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn
1988
5
TQ 94
Nghệ thuật viết kịch của Tào Ngu qua vở “Lôi vũ”
1989
6
TQ 95
Bước đầu tìm hiểu thi pháp “Khuất Nguyên”
1989
7
TQ 96
Thời gian, không gian nghệ thuật và tính cách nhân vật trong tiểu thuyết “Một nửa đàn ông là đàn bà” của Trương Hiền Lượng
1990
8
TQ 99
Phong cách tiếp cận đề tài “Ly biệt” trong thơ Lí Bạch - Đỗ Phủ
1991
9
TQ 108
Phương pháp xây dựng nhân vật của Lỗ Tấn trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng”
1992
10
TQ 109
Tìm hiểu một số vấn đề nội dung và những đổi mới nghệ thuật của Trương Hiền Lượng qua tiểu thuyết “Một nửa đàn ông là đàn bà”
1992
11
TQ 110
Bước đầu tìm hiểu thi pháp thơ Đỗ Phủ
1992
12
TQ 116
Cái xảo - nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết Trung Quốc của La Quán Trung
1993
13
TQ 122
Bước đầu tìm hiểu và so sánh một số đặc điểm thi pháp thơ Lí Bạch và Đỗ Phủ
1994
14
TQ 149
Vài nét về thi pháp hai tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” và “Hoàng Lê nhất thống chí”
1994
15
TQ 150
Nghệ thuật xây dựng nhân vật Phượng Thư trong “Hồng lâu mộng”
1994
15
TQ 126
Phân tích tính cách một số mặt - nhóm nhân vật và nghệ thuật biểu hiện trong tác phẩm “Hồng lâu mộng”
1995
16
TQ 127
Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong bộ tiểu thuyết “Tam quốc chí diễn nghĩa” của La Quán Trung
1995
17
TQ 141
Nghệ thuật miêu tả chiến tranh thời Đường qua thơ Đỗ Phủ
1997
18
TQ 142
Tìm hiểu hình tượng nhân vật kì ảo trong đoản thiên tiểu thuyết “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh
1997
19
TQ 143
Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ đường luật của Đỗ Phủ
1997
20
TQ 128
Tìm hiểu nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng”
1998
21
TQ 136
Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn
1998
22
TQ 129
Kết cấu truyện ngắn Lỗ Tấn
1998
23
TQ 131
Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Tam quốc diễn nghĩa”
1999
24
TQ 144
Tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”
1999
Bảng 3.2. Các KLTN dùng phương pháp nghiên cứu văn học so sánh
STT
Mã số
Tên đề tài
Năm
1
TQ 120
Nguyễn Du với tinh hoa cổ điển Trung Quốc
1991
2
TQ 112
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của thơ Đường với tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn
1992
3
TQ 114
Thơ Đường và thơ Mới
1992
4
TQ 117
Tìm hiểu thơ Bác Hồ với thơ Đường
1993
5
TQ 118
Thử so sánh “Chí Phèo” của Nam Cao với “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn
1993
6
TQ 152
“Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị và bản dịch của Phan Huy Thực
1994
7
TQ 140
Nguyễn Du với tinh hoa thơ cổ điển Trung Quốc
1997
8
TQ 135
Ảnh hưởng của thơ Đường đến Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn
1998
9
TQ 137
Nguyễn Trãi với thơ Đường
1998
10
TQ 154
Sự tiếp biến thể loại thơ Đường của Bác Hồ trong “Nhật kí trong tù”
2000
11
TQ 155
So sánh “Tam quốc diễn nghĩa” với “Hoàng Lê nhất thống chí” ở một vài phương diện nghệ thuật
2000
12
TQ 156
Sự tiếp biến điển cố văn học Trung Quốc qua Truyện Kiều - Nguyễn Du
2000
Bảng 3.3. Các KLTN sử dụng phương pháp xã hội học lịch sử
STT
Mã số
Tên đề tài
Năm
1
TQ 106
Đề tài gia đình trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”
1991
2
TQ 107
Tiếng cười của Lỗ Tấn
1991
3
TQ 119
Vấn đề tình yêu trong tác phẩm “Hồng lâu mộng”
1993
4
TQ 123
Bước đầu tìm hiểu hình tượng nhân vật Vương Hi Phượng
1994
5
TQ 124
Tình yêu và hôn nhân trong “Hồng lâu mộng”
1995
6
TQ 125
Ý thức dân chủ thể hiện ở một số mặt trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”
1995
7
TQ 139
Tìm hiểu tư tưởng chính thống thể hiện qua một số nhân vật tiêu biểu trong “Thủy hử toàn truyện”
1997
8
TQ 138
Hình tượng người phụ nữ trong thơ Bạch Cư Dị
1998
9
TQ 130
Hình tượng người phụ nữ trong thơ Bạch Cư Dị
1999
10
TQ 132
Nghệ thuật biểu hiện tính cách “li biệt” và “hội ngộ” trong thơ Đỗ Phủ
1999
11
TQ 133
Các cung bậc của tiếng cười châm biếm trong “Nho lâm ngoại sử”
1999
12
TQ 153
So sánh hình tượng người phụ nữ trong thơ Lí Bạch - Đỗ Phủ
2000
Bảng 3.4. Thống kê các phương pháp được dùng trong các KLTN
từ 1986 - 2000
Tên phương pháp
Số lượng
Tỉ lệ
Nghiên cứu thi pháp học
24
45,3%
Nghiên cứu văn học so sánh
12
22,6%
Xã hội học lịch sử
12
22,6 %
Khác
5
10,5 %
Tổng
53
100%
Mặc dù sự phân chia như trên đối với một số KL chỉ là tương đối, song chúng tôi cho rằng qua đây vẫn có thể phần nào nhìn nhận về hệ thống các phương pháp nghiên cứu trong các KLTN 1986 - 2000.
Về cơ bản, đặc điểm nổi bật nhất là những phương pháp nghiên cứu của các bộ môn nghiên cứu mới được áp dụng như văn học so sánh, thi pháp học. Đây là những phương pháp nghiên cứu hiện đại, có thể nói là “thời thượng” trong thời điểm bấy giờ, và đến nay đã trở thành những phương pháp nghiên cứu văn học chủ yếu. Những phương pháp này đã mang lại sự thay đổi lớn cho bộ mặt các phương pháp nghiên cứu trong KLTN, chứng tỏ một sự phát triển đi lên theo xu thế chung, ngày càng hiện đại hơn, khoa học hơn.
Trong khi khẳng định các phương pháp mới, ta cũng không hoàn toàn phủ nhận các phương pháp cũ. Cũ không có nghĩa là sai lầm, lạc hậu. Phương pháp xã hội học lịch sử trong thời kì này vẫn chứng tỏ là môt công cụ nghiên cứu hữu hiệu, giúp cho các tác giả KL khám phá nhiều ý nghĩa, giá trị của các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc, mặc dù có những khám phá còn phiến diện, chủ quan.
Điều chúng tôi muốn nói ở đây là phương pháp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó, không có phương pháp nào là toàn bích. Trong quá trình sử dụng, người nghiên cứu cần chú ý khắc phục những hạn chế của nó, có thể bằng cách kết hợp với những phương pháp nghiên cứu khác để đi đến kết quả nghiên cứu chính xác nhất.
Trong 97 KLTN được khảo sát có rất nhiều các phương pháp nghiên cứu xét theo các cấp độ khác nhau được sử dụng kết hợp với nhau theo nhiều cách. Việc lựa chọn phương pháp trước hết là phụ thuộc vào yêu cầu của đối tượng nghiên cứu, bên cạnh đó là trình độ, khả năng và kinh nghiệm sử dụng các phương pháp của bản thân tác giả KL. Ngoài ra nó cũng phụ thuộc vào yếu tố bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh xã hội và văn học cho phép hoặc yêu cầu sử dụng các phương pháp đó.
3.1.3. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo cũng là một phương diện quan trọng để qua đó tìm hiểu về “độc giả” văn học Trung Quốc trong KLTN. Nghiên cứu các tác giả KL đọc những tài liệu gì để thực hiện đề tài KL, ta sẽ biết được họ đã có những tri thức gì khi tiến hành làm KL, có kinh nghiệm gì khi đọc và khám phá các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc. Nói cách khác, tài liệu tham khảo chính là cơ sở tạo nên tri thức và kinh nghiệm thẩm mỹ - yếu tố góp phần tạo nên tầm đón nhận của người đọc khi đọc tác phẩm văn học, ở đây là các tác phẩm văn học Trung Quốc.
Về cơ bản, tài liệu tham khảo Các thông tin về tài liệu tham khảo chúng tôi nêu ở đây đều dựa theo thông tin trong danh mục tài liệu tham khảo của các KL
trong các KL chúng tôi đã khảo sát gồm có:
Các tác phẩm:
Chúng tôi cho rằng đối với các đề tài nghiên cứu về tác giả - tác phẩm thì bản thân các văn bản tác phẩm không hẳn là những tài liệu có tính chất tham khảo mà thực chất nó mang đối tượng nghiên cứu của chính các đề tài. Đọc văn bản tác phẩm là yêu cầu bắt buộc, và khám phá các văn bản ấy với sự trợ giúp của các tri thức, kinh nghiệm có được từ tài liệu tham khảo là công việc của mỗi KLTN.
Chỉ có một vài trường hợp, các văn bản tác phẩm là tài liệu tham khảo theo đúng nghĩa, đó là với các đề tài về tình hình dịch thuật, giới thiệu các tác phẩm văn học Trung Quốc. Ví dụ như TQ 111 “Tình hình dịch thuật và nghiên cứu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ở Việt Nam thời kì trước 1945” hay TQ 113 “Tình hình dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ở Việt Nam từ 1945 - nay”. Trong đó các tác giả KL đã tham khảo rất nhiều văn bản tác phẩm do các nhà in, nhà xuất bản khác nhau ấn hành để nghiên cứu tình hình dịch thuật chứ không phải là khám phá nghĩa các văn bản đó.
Sách lý luận
Để đi sâu khám phá các yếu tố nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, người đọc cần có một cơ sở lý luận vững chắc. Bởi thế, đối với mỗi KLTN mà chúng tôi khảo sát, các cuốn sách lý luận văn học luôn là những tài liệu tham khảo quan trọng nhất, được xếp ở vị trí đầu trong danh mục tài liệu tham khảo.
Có thể kể ra một vài cuốn sách lý luận văn học tạo nên cơ sơ lý luận chung cho nhiều KL như:
- Mác - Ăngghen bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội 1958.
- Lênin bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội 1960
- Timôphêép: Nguyên lý lý luận văn học, 2 tập, Nxb Văn hóa, Hà Nội 1962.
- Gorki bàn về văn học, Nxb Văn học, 1970.
Đây là những cuốn sách được tham khảo chung ở nhiều đề tài KL trong nhiều năm, nhất là ở những năm đầu trong giai đoạn 1966 - 2000. Đến những năm cuối có thêm các cuốn sách lý luận mới được tham khảo như:
- Hà Minh Đức, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục 1991
- Nguyễn Văn Dân, Những vấn đề lý luận của văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1995
Các cuốn sách này đã giúp cho người đọc có được những tri thức cơ bản nhất để tiếp cận các tác phẩm văn học Trung Quốc một cách dễ dàng.
Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc
Đây cũng là tài liệu tham khảo cơ bản trong các KLTN. Những tài liệu này cung cấp cái nhìn toàn diện về nền văn học Trung Quốc, giúp cho các tác giả KL có những hiểu biết cần thiết về hệ thống văn học Trung Quốc mà đối tượng đề tài của họ là một phần trong đó.
Ở những năm đầu, các cuốn lịch sử văn học Trung Quốc chưa có nhiều, các tác giả KL mới chỉ tham khảo được cuốn Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục, 1962 hay Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc của Đặng Thai Mai (Nxb Sự thật, H., 1958).
Sau đó có thêm các cuốn lịch sử văn học Trung Quốc khác được dịch và xuất bản giúp các tác giả KL có những tư liệu phong phú hơn:
- Lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb ĐHSP I, 1987
- Sở nghiên cứu văn học Trung Quốc, Lịch sử văn học Trung Quốc (Lê Huy Tiêu - Lương Duy Thứ - Ngô Hoàng Mai… dịch), Nxb Giáo dục, 1997.
Các sách tham khảo khác
Ngoài những tài liệu tham khảo cơ bản như trên, tùy theo đối tượng của đề tài KLTN mà các tác giả KL tham khảo thêm các sách nghiên cứu - lý luận - phê bình khác để có thêm những tri thức về đối tượng. Ví dụ như:
- Các KL nghiên cứu về nhân vật anh hùng, con người anh hùng trong tiểu thuyết hiện đại hay tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đều có tham khảo cuốn Anh hùng và nghệ sỹ của Vũ Khiêu (Nxb KHXH 1972).
- Các KL nghiên cứu về tác phẩm tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đều có tham khảo cuốn Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc của Trần Xuân Đề (Nxb Giáo dục 1965)
- Các KL có đối tượng nghiên cứu liên quan đến những vấn đề chính trị, xã hội, các tác giả cũng tham khảo nhiều từ các cuốn sách viết về những vấn đề này. Cụ thể như TQ 85 “Bước đầu phê phán quan điểm văn nghệ của chủ nghĩa Mao những năm 1942 - 1969” tham khảo nhiều tài liệu về chính trị, xã hội Trung Quốc: Bản chất tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mao - tập thể viện Viễn Đông - Liên Xô biên soạn - bản dịch Trường Nguyễn Ái Quốc 7 tập, xuất bản 1976; Phê phán hệ tư tưởng và thực tiễn của chủ nghĩa Mao - Nxb Thông tin lý luận - Hà nội 1982; …
Những cuốn sách tham khảo này xuất hiện rất phong phú trong các KLTN, chúng giúp cho người đọc có thêm những tri thức chuyên sâu về vấn đề mình nghiên cứu.
Báo - tạp chí:
Các bài viết nghiên cứu văn học Trung Quốc trên các báo - tạp chí cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các tác giả KL. Nguồn được đọc nhiều nhất là tạp chí Văn học (Nghiên cứu văn học), ngoài ra có báo Văn nghệ hay tạp chí Thông tin khoa học xã hội. Có nhiều KL ghi rõ tham khảo những bài viết nào trên các báo - tạp chí, có KL chỉ ghi chung chung là tham khảo các số báo - tạp chí trong thời gian nào.
Về tài liệu tham khảo trong các KLTN, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:
Nhìn chung, các tài liệu tham khảo của các KLTN mà chúng tôi khảo sát rất phong phú, nhiều loại, được nêu rõ nguồn gốc. Qua đây chứng tỏ các tác giả KL rất có ý thức với công việc nghiên cứu của mình, tìm đọc nhiều nguồn tài liệu để có công cụ tri thức giải quyết vấn đè nghiên cứu của mình. Các tài liệu tham khảo đa dạng như trên đã cấp cho các tác giả KL vốn tri thức văn học - xã hội khá lớn và cả những kinh nghiệm tiếp xúc, khám phá các tác phẩm văn học.
Có sự thay đổi theo thời gian tương đối dễ nhận thấy về tài liệu tham khảo của các KLTN. Các KL ở những năm đầu, tài liệu tham khảo khá đơn giản, thường chỉ có một vài cuốn sách lý luận căn bản, một vài bài nghiên cứu trên tạp chí và các văn bản tác phẩm cần nghiên cứu. Càng về thời gian sau, tài liệu tham khảo của các KL càng nhiều hơn, phong phú hơn, thể hiện những điều kiện thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu. Căn cứ vào sự thay đổi này, chúng tôi muốn đề cập đến sự thay đổi trong hoàn cảnh xã hội. Những năm đầu mà các KL trên ra đời, đất nước còn trong hoàn cảnh chiến tranh, điều kiện nghiên cứu văn học và điều kiện in ấn, xuất bản đều không được thuận lợi như những năm sau này. Trong thời gian sau, điều kiện xã hội đã ổn định và phát triển hơn, nghiên cứu cũng có nhiều thuận lợi. Các tác giả KL có cơ hội tiếp xúc nhiều tài liệu hơn, có cơ sở tri thức (từ tài liệu tham khảo) tốt hơn so với các tác giả KL trước đó.
Trên đây là những bình diện cơ bản của các KLTN mà chúng tôi mong muốn qua nghiên cứu các bình diện này có thể tìm hiểu một vài nét về đặc điểm của các “độc giả” văn học Trung Quốc trong KLTN cũng như đặc điểm thời đại mà các KL ra đời. Từ đó hiểu thêm về quá trình đọc văn học Trung Quốc của các “độc giả” qua KLTN.
3.2. Đặc điểm của “độc giả” Việt Nam trong KLTN
Trong phần này, dựa trên các nghiên cứu đã tiến hành ở trên, kết hợp với những cơ sở tri thức khác, chúng tôi nhận diện một số đặc điểm của “độc giả” Việt Nam trong KLTN. Đối tượng chính ở đây là các tác giả KL, ngoài ra cũng có phần tìm hiểu thêm về những người hướng dẫn - phản biện KL.
Chúng tôi tạm thời tìm hiểu “độc giả” trong KLTN với các đặc điểm sau:
3.2.1. Trình độ được đào tạo và trình độ thưởng thức
Các tác giả KL ở đây đều là những sinh viên chính quy của khoa Ngữ văn ĐH Tổng hợp Hà Nội (khoa Văn học trường ĐH KHXH & NV Hà Nội hiện nay). Những KL này được thực hiện khi kết thúc năm cuối, tức là họ đã trải qua một thời gia khá dài (khoảng 4 -5 năm) được đào tạo bậc đại học và chuẩn bị trở thành những cử nhân Ngữ văn. Trong quá trình học tập, họ đã được đào tạo những kiến thức khoa học nền tảng và những kiến thức chuyên ngành văn học, nắm vững lý luận văn học, văn học Việt Nam, văn học phương Đông (đặc biệt là văn học Trung Quốc)…
Như vậy, có thể nói những “độc giả” văn học Trung Quốc trong KLTN là những độc giả có trình độ cao, thưởng thức văn học ở góc độ khác so với những độc giả thông thường. Họ tiếp cận các tác phẩm văn học Trung Quốc với tư cách là những nhà nghiên cứu đích thực. Họ đọc tác phẩm văn học ở cấp độ cao, không chỉ đọc để biết nội dung một cách đơn thuần mà đọc để khám phá cả nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm, phát hiện những tầng bậc cấu trúc ý nghĩa sâu nhất của nó.
3.2.2. Kinh nghiệm tiếp nhận và tri thức từ những tài liệu đã đọc
Trong quá trình học tại khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp HN, các tác giả KL đã tích lũy được một vốn tri thức và kinh nghiệm thẩm mĩ khá dồi dào. Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm được các giảng viên (những nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm chuyên môn) truyền thụ trên giảng đường, tri thức và kinh nghiệm thẩm mĩ của họ còn được hình thành nên từ một cơ sở quan trọng là tự học - tự đọc. Điều này phụ thuộc vào tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học của mỗi sinh viên nhưng nhìn chung trong suốt thời gia học tập của mình, mỗi tác giả KL đã đọc rất nhiều tác phẩm văn học nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng cũng như các sách tham khảo khác. Các tác phẩm và tài liệu này làm phong phú thêm vốn tri thức của họ, mặt khác tạo cho họ kinh nghiệm đọc - khám phá ý nghĩa của các Trung Quốc văn học. Vì vậy, đến khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học Trung Quốc để thực hiện đề tài KL, các tác giả KL đã có một “tầm” nhất định để sẵn sàng tiếp nhận các tác phẩm đó.
Ngoài ra, các sinh viên khoa văn - tác giả KL ở đây còn có được kinh nghiệm tiếp nhận do truyền thống. Tiếp nhận văn học Trung Quốc ở Việt Nam đã có truyền thống lâu đời, đặc biệt là việc tiếp nhận các thành tựu văn học nổi bật như thơ Đường hay tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Quá trình tiếp nhận của các độc giả thế hệ trước đã để lại vốn kinh nghiệm quý báu cho những người đọc, người nghiên cứu đi sau như các tác giả KL.
3.2.3. Mức độ quen thuộc với các hình thức và thủ pháp văn học.
Là sinh viên chuyên ngành văn học đã được đào tạo các kiến thức lý luận văn học, các phương pháp nghiên cứu văn học và tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học, chắc chắn các tác giả KL đã có sự quen thuộc với các hình thức của tác phẩm văn học, quen với các yếu tố nghệ thuật trong mỗi tác phẩm và có thể qua đó khám phá nội dung, giá trị của tác phẩm. Ví dụ như hình thức, kết cấu, niêm luật của một bài thơ Đường hay các yếu tố nhân vật, tính cách, ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự không hề xa lạ với họ. Khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học Trung Quốc như thơ Đường hay tiểu thuyết cổ điển, hiện đại, với sự quen thuộc này, các yếu tố nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không vượt quá tầm, hay nói cách khác là nằm trong tầm mà các tác giả KL có thể đọc - phát hiện được.
3.2.4. Hứng thú cá nhân
Hứng thú, đam mê văn học là điểm chung của sinh viên văn khoa. Với các tác giả KL, điểm chung đó cụ thể hơn là niềm say mê văn học Trung Quốc. Lựa chọn là KL trước hết là do niềm đam mê, hứng thú của mỗi cá nhân tác giả KL đối với nền văn học có nhiều thành tựu rực rỡ này. Trong một số KL, tác giả đã trực tiếp nêu rõ niềm say mê, yêu thích văn học Trung Quốc của mình. Ở những KL khác, tác giả tuy không nêu điều này nhưng có thể khẳng định rằng, nếu không có hứng thú thì họ không thể nghiên cứu một cách nghiêm túc và có những kết quả đáng ghi nhận như vậy.
Hứng thú là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc đọc bất kì một tác phẩm văn học nào nói chung. Nó là cơ sở để người đọc tham gia vào tác phẩm với tất cả trái tim và khối óc, tri thức và sức sáng tạo của mình. Với việc đọc tác phẩm văn học Trung Quốc của các tác giả KL cũng vậy. Niềm yêu thích văn học Trung Quốc nói chung và tác phẩm nói riêng là động lực giúp họ đi sâu khám phá vấn đề, thúc đẩy quá trình đọc có hiệu quả.
Về những người hướng dẫn và phản biện KL (xem bảng thống kê người hướng dẫn ở phần phụ lục)
Những người hướng dẫn và phản biện KL ở đây là những “liên độc giả”, cùng đọc các tác phẩm văn học Trung Quốc với các tác giả KL trong quá trình hướng dẫn hay khi phản biện KL. Là những giảng viên giảng dạy văn học Trung Quốc tại khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp, đồng thời là những nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc (tiêu biểu như GS Lê Huy Tiêu, GS Lê Đức Niệm), những “liên độc giả” này có trình độ thưởng thức rất cao và kinh nghiệm thẩm mĩ, tri thức của họ cũng vô cùng phong phú. Đây cũng là những con người đã gắn bó cũng văn học Trung Quốc với một niềm đam mê khoa học thực thụ. Với một tầm tiếp nhận cao và giàu kinh nghiệm, những “liên độc giả” đã tác động đến quá trình đọc - phát hiện nghĩa tác phẩm văn học Trung Quốc của các tác giả KL, góp những ý kiến quý báu, chỉ dẫn các tác giả KL giải quyết vấn đề nghiên cứu nhằm đạt kết quả cao, có giá trị.
Trên đây là một vài nét sơ lược về những đặc điểm của các tác giả KLTN - những “độc giả” văn học Trung Quốc.
Trình độ được đào tạo và trình độ thưởng thức, kinh nghiệm thẩm mỹ và vốn tri thức, mức độ quen thuộc với các hình thức và thủ pháp nghệ thuật, hứng thú cá nhân… là những yếu tố cơ bản tạo nên cơ sở cho việc tiếp nhận tác phẩm văn học Trung Quốc của các tác giả KL. Đó chính là “tầm đón nhận” mà chúng tôi sẽ khái quát ở phần sau.
3.3. Đặc điểm thời đại
Qua khảo sát các KLTN 1966 - 2000, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm của bối cảnh thời đại như sau:
3.3.1. Thời kháng chiến chống Mỹ và một vài năm sau đó
Đây là thời kỳ diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc, thời đại bão táp cách mạng. Nó cũng là thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, không khí xây dựng, kiến tạo cuộc sống mới sôi nổi ở khắp nơi. Trong thời kì này, văn nghệ là nền văn nghệ phục vụ chính trị, văn nghệ thể hiện tư tưởng của Đảng. Với đặc điểm đó, hình tượng chủ yếu trong các sáng tác văn học là những người anh hùng, những con người mới của chủ nghĩa xã hội. Chính điều này tác động đến các KLTN. Vấn đề chủ yếu được nghiên cứu trong các KLTN giai đoạn này là những mâu thuẫn, xung đột trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, những con người mới, những người anh hùng cách mạng trong văn học Trung Quốc. Nghiên cứu những hình tượng đó, vấn đề đó để soi chiếu vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Trong mỗi KL đều có những liên hệ thực tế, từ những vấn đề của cuộc sống và con người trong văn học Trung Quốc mà tác giả liên hệ đến những vấn đề của cuộc sống và con người Việt Nam. Ví dụ như những hình tượng anh hùng, những con người mới trong văn học Trung Quốc có tác động đến tâm tư tình cảm, suy nghĩ và hành động của bản thân các tác giả KL nói riêng và các độc giả Việt Nam nói chung.
3.3.2. Cuộc chiến tranh biên giới
Tháng 2 năm 1979, bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh ngang nhiên thực hiện cuộc tấn công xâm lược biên giới nước ta. Hành động này tác động đến lòng yêu nước của tất cả người dân Việt Nam, và dân tộc Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ lại tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh chống bọn xâm lược. Trong hoàn cảnh này, văn học cũng tự ý thức vai trò của mình, góp phần vào cuộc đấu tranh chung. Chính trong bối cảnh như vậy, văn học Trung Quốc càng được chú ý nghiên cứu, nghiên cứu đẻ ca ngợi những gì tiến bộ và phê phán những gì phản động, qua đó thể hiện quan điểm đối với bọn bành trướng Trung Quốc. Ví dụ như “Chống bọn Trung Quốc xâm lược vẫn đọc thơ Đỗ Phủ” Tên bài đăng trên tạp chí Văn học số 2 - 1979 của Lê Huy Anh và Nguyễn Trung Đức.
vì “Thơ phản đối chiến tranh của Đỗ Phủ mãi mãi soi sáng tâm hồn nhân dân Trung Quốc, nó gợi cho họ lòng căm thù chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng đại dân tộc (… ) Trong cuộc đấu tranh chống Trung Quốc bành trướng, thơ ông (Đỗ Phủ) là bạn chiến đấu của chúng ta (… ) Chống Trung Quốc bành trướng xâm lược, ta vẫn đọc thơ Đỗ Phủ với một tình cảm mới, trí tuệ mới”. “Trí tuệ mới, tình cảm mới” cũng xuất hiện trong các KL nghiên cứu văn học Trung Quốc khi mục đích văn học cùng hòa vào mục đích chính trị. “Trí tuệ mới, tình cảm mới” chi phối đến cách đọc của các tác giả KLTN nên mới co những đoạn viết như: “Ngày nay, tiếng thơ chống chiến tranh khai biên của Đỗ Phủ, những cảnh đời, những số phận con người bị xô đẩy vào lò lửa của những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa trong thơ Bạch Cư Dị là tiếng chuông báo thức cho hàng trăm triệu gia đình Trung Quốc hãy cảnh giác. Âm điệu bi tráng của những bài thơ lửa cháy ấy thúc giục nhân dân Trung Quốc hiện nay đứng lên phản đối âm mưu bành trướng bá quyền của nhà cầm quyền Bắc Kinh” (TQ 79, tr.43)
Phương pháp nghiên cứu xã hội học chính trị mà chúng tôi đã nêu ở phần phương pháp nghiên cứu cũng là do sự chi phối đặc biệt của bối cảnh này.
3.3.3. Những năm hòa bình và phát triển (1986 - 2000)
Nếu như ở hai thời kì trên, bối cảnh xã hội có những yếu tố chính trị tác động trực tiếp đến mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu của các KLTN thì từ 1986 trở đi đã có sự đổi mới rõ rệt. Công cuộc đổi mới được tiến hành trên mọi phương diện xã hội đã có tác động sâu sắc đến văn nghệ. Văn nghệ không còn được nhắc đến như là công cụ của chính trị mà đã trở về với giá trị tự thân của nó, phát triển theo chính nhu cầu nội tại của nó. Trong điều kiện này, các KL nghiên cứu về văn học Trung Quốc cũng có sự “mở” hơn, mở cả về mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu như chúng tôi đã nói ở trên.
Bên cạnh đó, sự hòa bình ổn định cũng tạo ra một số điều kiên thuận lợi cho nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu văn học Trung Quốc nói riêng với các tác giả KL. Những công trình nghiên cứu mới được xuất bản, sách báo tư liệu nhiều hơn giúp cho các tác giả KL thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình nghiên cứu của mình. Chính vì vậy mà kết quả nghiên cứu cũng được nâng cao. Những KL với các phương pháp nghiên cứu mới đã khám phá thêm nhiều điều, làm dày thêm thành tựu nghiên cứu văn học Trung Quốc của các thế hệ thầy trò khoa Ngữ văn ĐH Tổng hợp.
3.4. Tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN
Tầm đón nhận (tiếng Đức: Erwartungshorizon) là một thuật ngữ cơ bản của mỹ học tiếp nhận. Nó “chỉ một đống bộ các ý niệm thẩm mỹ, xã hội, chính trị, tâm lý v.v quy định quan hệ của tác giả, và do vậy, của tác phẩm, với xã hội (và với những dạng công chúng độc giả khác nhau), cũng như quan hệ của độc giả với tác phẩm, như vậy nó quy định cả tính chất sự tác động của tác phẩm đến xã hội lẫn việc xã hội tiếp nhận tác phẩm” [9; 105]. Thuật ngữ này do K.Mannhem đề xuất, sau đó được H.R Jauss, một trong những người sáng lập mỹ học tiếp nhận phát triển. Jauss đã chia tầm đón nhận thành tầm đón nhận được mã hóa trong tác phẩm và tầm đón nhận (tầm chờ đợi) của độc giả. Trong đó tầm đón nhận của độc giả là “hệ quy chiếu có thể trình bày được một cách khách quan mà đối với mỗi tác phẩm ở thời điểm lịch sử xuất hiện của nó, hệ quy chiếu đó sẽ được rút ra từ ba yếu tố cơ bản: kinh nghiệm có trước của công chúng về thể loại của tác phẩm; hình thức và hệ đề tài của các tác phẩm trước nó mà nó yêu cầu phải tìm hiểu; và sự đối lập giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thực tế, giữa thế giới tưởng tượng và thực tế hàng ngày” [4; 202]. Nói một cách đơn giản, đây là tầm hiểu biết của người đọc về mặt văn học quy định cách đọc tác phẩm của họ. Khi đọc tác phẩm, tầm đón nhận của người đọc thể hiện ở ba mặt: 1,hứng thú, đòi hỏi đối với các hình thức, thủ pháp và phong cách khác nhau; 2, mức độ cảm nhận, trình độ lý giải và năng lực thẩm mỹ khác nhau đối với một tác phẩm; 3, phương thức khác nhau trong việc hiện thực hóa thẩm mỹ của tác phẩm” [6; 304]. Với tầm đón nhận này, người đọc vừa thâm nhập vào tác phẩm để thể nghiệm nội dung ý nghĩa của nó, vừa có một khoảng cách thẩm mỹ với tác phẩm để nhìn nhận tác phẩm, nhận ra điều bất cập hoặc cắt nghĩa khác với tác giả. Quan trọng là nó gây nên một tình cảm thẩm mĩ sâu sắc nếu có sự gặp gỡ giữa cái đã quen thuộc, chờ đợi với cái mới được khám phá trong tác phẩm.
Trong phần viết này, chúng tôi đặt những đặc điểm cơ bản của “độc giả” đã được nhận diện ở trên trong bối cảnh thời đại vừa nghiên cứu để nêu ra một vài nhận xét về tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN.
3.4.1. Sự thể hiện tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN
Với trình độ thưởng thức và những kinh nghiệm thẩm mỹ, những tri thức hiểu biết văn học đã có, cộng thêm hứng thú, như cầu tìm kiếm của cá nhân, các tác giả KL đã có tầm đón nhận của một nhà nghiên cứu chứ không phải người đọc đơn giản, bình thường khi tiếp nhận tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc. Khi đọc các tác giả - tác phẩm này, “độc giả” ở đây có những hứng thú, đòi hỏi khác nhau đối với các hình thức, thủ pháp và phong cách nghệ thuật. Có những “độc giả” không quan tâm đến những hình thức này lắm nhưng có những “độc giả” với kinh nghiệm có sẵn về những yếu tố này lại lựa chọn chúng làm cơ sở để tìm hiểu tác giả - tác phẩm. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ở các “độc giả” trong những KL ở thời gian sau, phần lớn lựa chọn đọc tác giả - tác phẩm theo hướng thi pháp học.
Bên cạnh đó, tầm đón nhận của các tác giả KL được cụ thể hóa ở mức độ cảm nhận. sự lý giải và năng lực thẩm mỹ khác nhau của họ đối với tác phẩm. Có tác giả đặt ra hướng nghiên cứu thi pháp học , song trong Kl lại thiên về bình giảng, cảm nhận văn chương mà không làm nổi bật được các yếu tố thi pháp. Đó là do chưa có sự gặp gỡ giữa những yếu tố thi pháp trong bản thân tác phẩm với sự quen thuộc của tác giả KL đối với các yếu tố nghệ thuật, hình thức của tác phẩm. Bởi vậy nên sự cắt nghĩa, lý giải của tác giả chưa đúng hướng và sâu sắc. Nhìn chung, với những năng lực thẩm mỹ khác nhau và khả năng cảm nhận khác nhau, các tác giả KL lựa chọn những bình diện khác nhau của cùng một tác giả - tác phẩm hay những tác giả - tác phẩm khác nhau để nghiên cứu và có những khám phá ở mức độ nhất định. Có người cảm nhận sâu, lý giải rõ ràng và sâu sắc, thâm nhập được vào cái hay cái đẹp của tác phẩm. Nhưng cũng có tác giả KL lại chưa thực hiện được ý định nghiên cứu của mình, lý giải còn hời hợt do chưa có sự phù hợp giữa tầm đón nhận đã có với bản thân tác phẩm.
Một biểu hiện nữa là những phương thức khác nhau trong việc hiện thực hóa thẩm mỹ tác phẩm. Đó chính là những cách đọc khác nhau, những phương pháp khác nhau mà mỗi “độc giả” đã lựa chọn cho mình khi đọc các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc. Tầm đón nhận thể hiện người đọc quen với phương thức nào, có khả năng sử dụng thành thạo phương thức nào và người đọc dựa trên sự quen thuộc đó để chọn cách khám phá, thâm nhập tác phẩm. Rõ ràng là với các tác giả KL 1966 - 1985, trong tầm đón nhận của họ chưa có sự quen thuộc với những cách nghiên cứu thi pháp học, văn học so sánh mà phải đến các tác giả thời kì sau mới quen thuộc với những cách nghiên cứu này.
Nhìn lại toàn bộ quá trình đọc - phát hiện nghĩa tác phẩm văn học Trung Quốc trong KLTN cũng như cách chọn đề tài hay phương pháp nghiên cứu của KLTN, chúng tôi thấy rằng tầm đón nhận của các tác giả KL tuy ở mặt bằng chung là tầm của các nhà nghiên cứu song lại được biểu hiện rất khác nhau trong các KL. Có KL thể hiện tầm đón nhận phù hợp, có tác dụng tốt với quá trình đọc - lý giải tác giả - tác phẩm nhưng cũng có nhiều KL không có điều này.
3.4.2. Đặc điểm kế thừa và biến dị của tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN.
Đặc điểm kế thừa
Như chúng tôi có nói ở các phần trên, việc tiếp nhận tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc của các tác giả KL phần lớn là đã có truyền thống do những thế hệ đi trước để lại (chỉ trừ với một số tác phẩm mới ra đời như Đá đỏ, Sáng nghiệp sử, Một nửa đàn ông là đàn bà). Bởi thế, tầm đón nhậ của các tác giả KL ở đây có đặc điểm kế thừa, phần nào chịu ảnh hưởng của tầm đón nhận của thế hệ đi trước, lấy đó làm cơ sở hình thành nên tầm đón nhận của mình.
Đặc điểm biến dị
Tầm đón nhận của độc giả là khái niệm có sự thay đổi, nó luôn luôn thay đổi theo lịch sử. Qua thời gian, các quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đánh giá có sự thay đổi khiến cho những đề tài, hình thức, thủ pháp văn học cũ bị đào thải, những đề tài, hình thức, thủ pháp mới được vận dụng. Vì thế tầm đón nhận của độc giả cũng thay đổi. Như đã khảo sát ở trên, từ 1966 - 2000, tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN có thay đổi theo những tác động của hoàn cảnh và điều kiện xã hội, tạo nên những xu hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mới.
Tiểu kết
Qua nghiên cứu cách chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu và tài liệu tham khảo của các KLTN, chúng tôi đã nhận diện được một cách sơ lược một số đặc điểm của “độc giả” văn học Trung Quốc trong KLTN và đặc điểm bối cảnh xã hội xuất hiện trong các KL. Từ đây, cơ bản tầm đón nhận của các tác giả KL đã được xác lập. Đó là tầm đón nhận được tạo nên bởi nhiều yếu tố, tầm đón nhận của nhà nghiên cứu chuyên ngành có những khác biệt so với người đọc bình thường. Với tầm đón nhận này, các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc đã được các “độc giả” đọc và khám phá ở nhiều tầng bậc, từ đơn giản bề ngoài đến những tầng bậc ý nghĩa, cấu trúc sâu xa nhất.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua ba chương của khóa luận, chúng tôi đã tìm hiểu bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN, quá trình đọc - phát hiện nghĩa các tác phẩm văn học Trung Quốc trong KLTN và “độc giả” Việt Nam trong KLTN. Mặc dù các phần tìm hiểu còn sơ lược nhưng khóa luận cũng đã nghiên cứu được những nét cơ bản về văn học Trung Quốc trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp trong khoảng thời gian từ 1966 - 2000.
Bức tranh văn học Trung Quốc trong các KLTN mà chúng tôi đã nghiên cứu là bức tranh có nhiều điểm nhấn đáng chú ý và cũng có những mảng trống đáng tiếc. Các tác giả KL đã tập trung khám phá những thành tựu nổi bật nhất của nền văn học lớn này như thơ Đường (với những tác giả tiêu biểu như Đỗ Phủ, Lý Bạch) và tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh (Tam quốc chí diễn nghĩa, Hồng lâu mộng). Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều thành tựu nổi tiếng khác của văn học Trung Quốc chưa được chú ý đến như từ Tống, kịch Nguyên… Điều này chủ yếu là do “phông tiếp nhận” của “độc giả” Việt Nam trong KLTN đã được định hình theo truyền thống tiếp nhận văn học Trung Quốc vốn có trước đó. Mặt khác, nhìn từ góc độ tác phẩm, đây hầu hết là các tác phẩm có giá trị, có nhiều vấn đề đáng quan tâm, hay nói cách khác là có “tầm đón đợi” lớn, thu hút nhiều người đọc và nghiên cứu.
Mỗi tác giả - tác phẩm trên đều “mở” theo những hướng khác nhau với những người đọc khác nhau. Mỗi tác giả - tác phẩm được đọc, được khám phá từ nhiều góc độ tùy theo sự lựa chọn của người đọc. Và với góc độ lựa chọn đó, mỗi “độc giả” - tác giả KL khám phá được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm, nhiều vấn đề về tác giả. Có những phát hiện rất mới mẻ, đáng ghi nhận nhưng cũng có nhiều lý giải còn chưa thuyết phục. Dù sao qua đây cũng thể hiện một quá trình đọc nghiêm túc, có ý thức, có những kết quả nhất định.
Về bản thân các “độc giả”, qua chính cách chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu và tài liệu tham khảo thể hiện trong các KL, chúng ta đã thấy được một vài đặc điểm của độc giả cũng như bối cảnh thời đại mà nó ra đời. Cách chọn đề tài có mục đích ý nghĩa rõ ràng, phương pháp nghiên cứu đa dạng, có tình khoa học (cả phương pháp cũ và phương pháp mới) và tài liệu tham khảo tương đối phong phú đã phần nào thể hiện tinh thần nghiên cứu và trình độ nghiên cứu của các tác giả KL. Họ là những “độc giả” đặc biệt, đọc với tư cách một nhà nghiên cứu khám phá những giá trị, ý nghĩa sâu xa của tác phẩm. Họ khác với những người đọc bình thường, có thể nói là “tầm đón nhận” ở một trình độ khác. Tuy nhiên, “tầm đón nhận” này ở mỗi tác giả KL cũng rất khác nhau, và càng khác nhau khi đặt vào những bối cảnh lịch sử khác nhau như chúng tôi đã nghiên cứu.
97 KLTN mà chúng tôi đã khảo sát là những thành tựu nghiên cứu rất đáng ghi nhận của nhiều thế hệ sinh viên với sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của một thế hệ giảng viên giàu kiến thức và kinh nghiệm như GS Lê Huy Tiêu, GS Lê Đức Niệm… Những kết quả nghiên cứu này vừa là cơ sở cho các thế hệ sau học tập, vừa là động lực khuyến khích các thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu, khám phá các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc - những đối tượng nghiên cứu vô cùng hấp dẫn. Trên thực tế, những KLTN của sinh viên khoa Văn trong thời gian sau này (từ 2001 đến nay) có khá nhiều điểm khác biệt và mới mẻ so với những khóa luận mà chúng tôi đã nghiên cứu, có thể nói là có một diện mạo rất khác. Do thời gian nghiên cứu có hạn và một số điều kiện khác, chúng tôi chưa khảo sát được những khóa luận này để so sánh cụ thể với các khóa luận từ 1966 - 2000. Chúng tôi hi vọng đây sẽ là một đề tài nghiên cứu thú vị cho những “nhà nghiên cứu” của các khóa sau.
Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn nói là do những lý do khách quan và hạn chế chủ quan của bản thân người viết, dù đã cố gắng với một tinh thần nghiên cứu cao nhất, khóa luận này vẫn còn nhiều thiếu sót. Và chắc hẳn khóa luận còn chưa làm hài lòng được người đọc muốn nhìn nhận trọn vẹn về văn học Trung Quốc trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp những năm 1966 - 2000. Chúng tôi mong được sự thông cảm của các thầy cô và các bạn. Mong các thầy cô, các bạn đọc và nhận xét, góp ý kiến để chúng tôi có thể rút kinh nghiệm trên bước đường học tập và nghiên cứu sau này. Bên cạnh đó cũng rất hi vọng các khóa sau sẽ tiếp tục có những nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện những thiếu sót của chúng tôi, giải quyết tiếp những vấn đề mà khóa luận này còn chưa đi sâu được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo
Lưu Văn Bổng - Nguyễn Văn Dân (chủ biên) (2001), Văn học so sánh - lý luận và ứng dụng, NXB KHXH, H.
Nguyễn Văn Dân (chủ biên) (1991), Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, Viện thông tin khoa học xã hội, H.
Nguyễn Văn Dân (2003), Lý luận văn học so sánh, NXB ĐHQG HN, H.
Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB KHXH, H.
Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB KHXH, H.
Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, H.
M.B Khrapchenko, Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Tuyển chọn và giới thiệu: Trần Đình Sử, NXB ĐHQGHN, H., 2006.
Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, H.
I.P Ilin và E.A Tzurganova (chủ biên). Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX, Người dịch : Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2002.
Tập thể tác giả, Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập 1, Người dịch: Bùi Hữu Hồng, NXB Thế giới, H., 2000.
Tập thể tác giả, Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, Người dịch: Bùi Hữu Hồng, NXB Thế giới, H., 2000.
Tập thể tác giả, Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 1, Người dịch: Lê Huy Tiêu (chủ biên), NXB Giáo dục, 2003.
Tập thể tác giả, Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, Người dịch: Lê Huy Tiêu (chủ biên), NXB Giáo dục, 2003.
Tạp chí
Lê Huy Anh - Nguyễn Trung Đức, “Chống bọn Trung Quốc xâm lược, vẫn đọc thơ Đỗ Phủ”, tạp chí Văn học số 2 - 1979.
Trương Đăng Dung (1995), “Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mỹ”, tạp chí Văn học số 11 - 1995.
Trương Đăng Dung (2008), “Những giới hạn của cộng đồng diễn giải”, tạp chí Nghiên cứu văn học số 9 - 2008.
Đỗ Lai Thúy, “Khi người đọc xuất hiện”, tạp chí Văn học nước ngoài số 6 - 2009.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_vhtq_trong_kltn_cua_sinh_vien_khoa_ngu_van__7017.doc