Nghiên cứu về hợp đồng dân sự, nội dung và phân loại hình thức hợp đồng
Do đó nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài trong khuôn khổ môn học luật kinh tế này là “Nghiên cứu về hợp đồng dân sự, nội dung và phân loại hình thức hợp đồng” với mong muốn giúp cho các thành viên trong nhóm và các bạn trong lớp hiểu rõ hơn về hợp đồng nói chung , hợp đồng dân sự nói riêng làm tiền đề cho công việc sau này cũng như là tài liệu cho ôn thi cuối kỳ.
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4527 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu về hợp đồng dân sự, nội dung và phân loại hình thức hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: nghiên cứu về hợp đồng dân sự, nội dung và phân loại hình thức hợp đồng
Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường mỗi cá nhân hay tổ chức đều tham gia vào nhiều quan hệ xã hội phong phú và rất đa dạng. Trong các giao dịch dân sự đó,một căn cứ chủ yếu làm phát sinh các nghĩa vụ dân sự đó là hợp đồng.
Thông qua hợp đồng các bên tự nguyện xác định quyền và nghĩa vụ với nhau.Việc xác lập và giải quyết các quan hệ hợp đồng trong các lĩnh vực đều phải tuân theo pháp luật về hợp đồng.
Các giao dịch dân sự thông qua hình thức chủ yếu là hợp đồng dân sự do đó mà hợp đồng dân sự đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên không phải bất cứ người nào cũng biết và hiểu rõ về pháp luật của hợp đồng dân sự. Do đó nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài trong khuôn khổ môn học luật kinh tế này là “Nghiên cứu về hợp đồng dân sự, nội dung và phân loại hình thức hợp đồng” với mong muốn giúp cho các thành viên trong nhóm và các bạn trong lớp hiểu rõ hơn về hợp đồng nói chung , hợp đồng dân sự nói riêng làm tiền đề cho công việc sau này cũng như là tài liệu cho ôn thi cuối kỳ.
Đề tài bao gồm 3 phần chính
Phần 1: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng dân sự
Phần 2: Nội dung hợp đồng dân sự
Phần 3: Phân loại hợp đồng dân sự
Ví dụ
Vì thời gian làm bài có hạn nên nhóm không tránh khỏi những sai sót, nhóm mong rằng thầy giáo và các bạn sẽ đóng góp ý kiến và giúp đở cho nhóm biết cái sai làm và sữa chửa.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 10
Đà nẵng tháng 11/2011
Phần 1: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng dân sự
Khái niệm hợp đồng
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua giai đoạn không cần biết đến hợp đồng. Đó là giai đoạn chưa có sự phân công của lao động, chưa có sự trao đổi của sản phẩm lao động.Khi có sự phân công lao động xã hội nên có sự trao đổi sản phẩm của lao động, như CÁC _MÁC đã viết: "tự chúng không thể đi đến thị trường mà trao đổi với nhau được" mà đòi hỏi có sự thỏa thuận thống nhất về ý chí của những người có sản phẩm hàng hóa về việc trao đổi sản phảm của hàng hóa đó. Đó là mối quan hệ ý chí phản ánh mối quan hệ kinh tế giửa những người có sản phẩm hàng hóa được thiết lập trên cơ sỡ thống nhất ý chí của các bên mà hình thức thể hiện của nó là bản giao kèo. bản giao keo này chính là hợp đồng.
Quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hóa trở thành quan hệ Pháp Luật khi được Pháp Luật điều chỉnh và hợp đồng trở thành hình thức pháp lý của nó. sự ra đời của hợp đồng đòi hỏi khách quan của nền sản xuất hàng hóa. Đã có sản xuất hàng hóa tất yếu phải có hợp đồng đẻ trao đổi sản phẩm hàng hóa. Sau đó, cùng với sự phát triển của xã hội. Hợp đồng phát triển cả ngoài phạm vi trao đổi sản phẩm hàng hóa, người ta có thể thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau về việc làm một việc gì và không làm việc gì thì đó chính là hợp đồng.
Vậy hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể.
Khái niệm hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự được định nghĩa trong điều 1 của pháp lệnh hợp đồng dân sự: "Hợp đồng đân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia mua, bán, thuê, vay mượn, tặng cho tài sản. Làm một việc hoặc không làm một việc dịch vụ của các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng.
Theo điều 388 luật dân sự 2005 Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Phần 2: Nội dung hợp đồng dân sự
Các hình thức của hợp đồng dân sự
Hình thức của hợp đồng dân sự là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã cam kết thỏa thuận với nhau. Đối với Hợp đồng dân sự, tùy thuộc vào các chủ thể của từng loại hợp đồng, vào nội dung, tùy thuộc vào lòng tin lẩn nhau của các bên giao kết mà họ có hể lựa chọn hình thức nào trong việc giao kết hợp dồng cho phù hợp với tùng trường hợp cụ thể.
Hình thức của hợp đồng dân sự tương đối đa dạng. Theo khoản 1 điều 401 Bộ luật dân sự : “ Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời mói, bằng văn bản hoặc bằng hỏi cụ thể, khi Pháp luật không quy định loại Hợp đồng đó phải được giao kết bằng 1 hình thức nhất định”.
Về hình thức giao kết miệng ( bằng lời nói )
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp hợp đồng thỏa thuận thực hiện một công việc cụ thể hoặc giá trị của hợp đồng là không lớn, các bên tin tưởng lẫn nhau, là các đối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt.
VD : bạn thân cho mượn tiền hay như mua bán ngoài chợ
Đối với những trường hợp này thì giao kết chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp dồng.
Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thế
Là sự thỏa thuận việc thực hiện một hành vi nào đó. Giả sử 2 bên mua và bán có thể thống nhất với nhau nếu bên bán gửi thư báo giá, bên kia không trả lời tức là đã chấp nhận mua hàng theo giá do bên bán gửi.
Hình thức bằng văn bản ( viết ) :
Các bên giao kết hợp đồng cam kết thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ hợp đồng bằng văn bản. Trong văn bản đó, các bên ghi rõ những nội dung cơ bản mà các bên đã cam kết với nhau và người đại diện của các bên phải ký tên vào văn bản.
VD: Hợp đồng thuê nhà ở, việc giao kết hợp đồng được lập thành nhiều bản, mỗi bên giữ ít nhất 1 bản. Điều đó là căn cứ chứng minh rõ rệt nhất quyền dân sự của các bên giao kết hợp đồng.
Theo khoản 2 Điều 401 Bộ Luật Dân Sự “ trong trường hợp Pháp Luật có quy định hợp đồng được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”. Chẳng hạn như hợp đồng mua bán nhà phải bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực. Những hợp đồng dân sự không đảm bảo các yếu tố trên có thể sẽ bị là vô hiệu.
Chủ thể hợp đồng dân sự
Chủ thể của hợp đồng dân sự là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự 2005. Theo đó, các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng dân sự gồm: cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Muốn tham gia giao kết và trở thành chủ thể hợp pháp của hợp đồng dân sự thì các bên phải có đủ tư cách chủ thể.
Cá nhân
Là chủ thể chủ yếu và thường xuyên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, trong đó có việc giao kết hợp đồng dân sự. Để tham gia vào quan hệ pháp luật trong hợp đồng dân sự cá nhân phải có tư cách chủ thể, tức là có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định tại điều 14 bộ luật dân sự.
Người không có năng lực hành vi dân sự không được tham gia giao kết hợp đồng dân sự, đối với những người này giao kết hợp đồng dân sự phải thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ khi giao kết hợp đồng dân sự thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Pháp nhân:
Chủ thể là pháp nhân thì phải được công nhân là có tư cách pháp nhân. Theo quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự 2005, một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
Được thành lập hợp pháp.
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Điều 100 Bộ luật dân sự 2005 quy định có các loại pháp nhân sau đây:
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;
Tổ chức kinh tế;
Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
Quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Tổ chức khác có đủ diều kiện mà pháp luật quy định.
Pháp nhân tham gia giao kết hợp đồng dân sự thông qua người đại diện của mình.Có hai loại đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập hoặc trong Điều lệ của pháp nhân.
Đại diện theo ủy quyền là việc người có thẩm quyền giao kêt hợp đồng có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác (có đủ năng lực chủ thể) thực hiện việc giao kết hợp đồng, người được ủy quyền gọi là người đại diện theo ủy quyền.
2.3 Hộ gia đình
Điều 106 Bộ luật dân sự quy định: “Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó.
Khi tham gia vào giao kết hợp đồng dân sự, hộ gia đình phải thông qua người đại diện của hộ gia đình.Chủ hộ hoặc người được ủy quyền có quyền nhân danh họ gia đình trong giao kết hợp đồng dân sự vì lợi ióch chung của cả hộ, nhằm xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh tứ việc kí kết hgợp đồng.
2.4 Tổ hợp tác:
Điều 111 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.”
Phạm vi tổ hợp tác là chủ thể trong giao kết hợp đồng dân sự chỉ hạn chế trong giới hạn những quan hệ dân sự khi thực hiện những công việc nhất định có liên quan đến hoạt động kinh doanh chứ không phải mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nội dung của hợp đồng dân sự
Nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự là tổng hợp những điều khoản mà các chủ thể tham gia hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Đây cũng chính là điều khoản cần phải có trong một hợp đồng. Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 quy định về nội dung của hợp đồng dân sự như sau: “Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm
Số lượng, chất lượng;
Giá, phương thức thanh toán;
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
Quyền, nghĩa vụ của các bên;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Phạt vi phạm hợp đồng;
Các nội dung khác”.
Trong tất cả các điều khoản nói trên, có những điều khoản mà trong hợp đồng này các bên không cần phải thỏa thuận nhưng trong một hợp đồng khác các bên buộc phải thỏa thuận thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Mặt khác, ngoài những nội dung cụ thể này các bên còn có thể thỏa thuận xác định với nhau thêm một số nội dung khác. Vì vậy có thể phân chia các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thành ba loại sau đây:
Điều khoản cơ bản
Là những điều khoản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng, là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng lọai hợp đồng. Nếu không thể thỏa thuận được về những điều khoản đó thì xem như hợp đồng không thể giao kết được. Ví dụ: điều khoản về đối tượng của hợp đồng, giá cả, địa điểm, cách thức thanh tóan hay thực hiện nghĩa vụ… Ngoài ra có những điều khoản vốn dĩ không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thỏa thuận được những điều khảo đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng là những điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết
Điều khoản thông thường
Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận trước những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiên như pháp luật đã quy định. Ví dụ: địa điểm giao tài sản là động sản trong hợp đồng mua bán tài sản là tại nơi cư trú của người mua nếu trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận thì thực hiện theo thỏa thuận).
Điều khoản tùy nghi
Là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.
Có một nội dung hay gây nhầm lẫn là việc phân biệt giữa điều của hợp đồng và điều khoản của hợp đồng.
Điều khoản của hợp đồng khác với từng điều của hợp đồng vì điều khoản của hợp đồng là những nội dung các bên đã cam kết thỏa thuận, còn từng điều của hợp đồng là hình thức thể hiện những điều khoản đó.
Vì vậy, có thể trong một điều của hợp đồng có thể chứa đựng nhiều điều khoản nhưng cũng có trường hợp một điều khoản được ghi nhận trong nhiều điều tùy vào sự thỏa thuận của các bên nhưng nhìn chung, Trong hợp đồng thì mỗi điều khoản thường được thể hiện bằng một điều.
Các loại điều khoản trong hợp đồng có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy từng trường hợp và một điều khoản trong hợp đồng có thể là điều khoản cơ bản, có thể là điều khoản thông thường nhưng cũng có thể là điều khoản tùy nghi.
Ví dụ:
Điều khoản về địa điểm giao hàng sẽ là điều khoản cơ bản của hợp đồng nếu khi giao kết các bên có thỏa thuận cụ thể về nơi giao hàng nhưng nó sẽ là điều khoản thông thường nếu các bên không có thỏa thuận (vì điều khoản đó sẽ mặc nhiên được thừa nhận và thực hiện theo quy định của pháp luật), mặt khác địa điểm giao hàng sẽ là điều khoản tùy nghi nếu các bên có thỏa thuận cho phép bên có nghĩa vụ được lựa chọn một trong nhiều nơi để thực hiện nghĩa vụ giao hàng.
Ngoài ra trong hợp đồng dân sự còn có thể có phụ lục của của hợp đồng. Điều 408 của Bộ Luật dân sự của Việt Nam quy định về phụ lục hợp đồng như sau:
Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi
Thời điểm để hợp đồng dân sự có hiệu lực và vô hiệu
Thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực
Theo điều 405 hiệu lực của hợp đồng dân sự:
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác
Thời điểm giao kết hợp đồng: (điều 404)
Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Thời điểm hợp đồng dân sự vô hiệu
Theo điều 127 đến 138 thời điểm hợp đồng dân sự vô hiệu :
Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (điều 411)
1. Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu.
2. Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.
Phần 3: Phân loại hợp đồng dân sự
Hợp đồng chính và hợp đồng phụ
Nếu căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực của hợp đồng thì ta có thể chia hợp đồng dân sự thành 2 loại hợp đồng là hợp đồng chính và hợp đồng phụ :
Hợp đồng chính(theo khoản 3 điều 46)
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ và khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định và đương nhiên phát sinh hiệu lực .Khi tham gia giao kết hợp đồng các bên tuân thủ nghiêm chỉnh các điều kiện để bảo đảm cho hợp đồng hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên từ thời điểm giao kết hợp đồng .(Khoản 3 điều 406 bộ luật dân sự ).
Hợp đồng phụ
Hợp đồng phụ là hợp đồng có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính .Để hợp đồng phụ có hiệu lực thì phải tuân thủ các điều kiện sau đây :trước hết ,hợp đông phụ phải tuaan thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng như điều kiện về chủ thể , nội dung, hình thức …Thứ 2 ,hợp đồng chính của hợp đồng phụ phải có hiệu lực .Sau khi tuân thủ các điều kiện có hiệu lực nói trên thì hợp đồng phụ còn phải phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính .Ví dụ : đối với hợp đồng cầm cố ,thế chấp tài sản thì hợp đồng phụ chỉ có hiệu lực khi hợp đồng cho vay tài sản tức hợp đồng chính có hiệu lực .
Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ
Nếu căn cứ vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ta có thể phân thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
Hơp đồng đơn vụ
Theo điều Điều 413 quy định về hợp đồng đơn vụ:
Là hợp đồng mà trong đó chỉ có một bên có nghĩa vụ, bên kia chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ gì. Trong hợp đồng đơn vụ, bên có quyền không phải thực hiện bất cứ một nghĩa vụ nào đối với bên có nghĩa vụ. Ngược lại, bên có nghĩa vụ không có một quyền nào đối với bên có quyền
Ví dụ
Hợp đồng tặng cho tài sản – bên được tặng có quyền nhận hoặc không nhận tài sản nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ nào.
Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý
Hợp đồng song vụ
Theo điều 414 ;417 và 418 quy định về hợp đồng song vụ:
Là hợp đồng mà trong đó các bên đều có nghĩa vụ với nhau, các bên đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ. Quyền dân sự của bên này đối ứng với nghĩa vụ của bên kia.
Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.(Điều 414)
Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.(Điều 417)
Trong hợp đồng song vụ, nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp một bên đã thực hiện được một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đốivới mình (Điều418)
Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 415):Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh.Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.Cầm giữ tài sản(Điều 416) :Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận.
a. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ :+ Cầm giữ toàn bộ hoặc một phần tài sản
+ Thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ; + Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ;+ Yêu cầu bên có tài sản bị cầm giữ thanh toán các chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản đó.b. Quyền cầm giữ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
+ Theo thỏa thuận của các bên;+ Bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ;+ Bên có tài sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩa vụ.
Hợp đồng đền bù và không đền bù
Nếu căn cứ vào tính chất ”có đi, có lại” của các bên trong hợp đồng ta có thể phân hợp đồng dân sự thành hai loại là hợp đồng có đền bù và hơp đồng không có đền bù.
Tính chất đền bù lợi ích được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự. Tính chất đền bù đó được thể hiện một cách rõ nét nhất trong chế định hợp đồng dân sự. Hợp đồng mang tính đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận được những lợi ích vật chất ngược lại từ phía bên kia. Việc phân tích tính chất đền bù giúp xác định bản chất pháp lý của từng hợp đồng, từ đó áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh một cách chuẩn xác.
Dựa vào tính chất đền bù mà hợp đồng dân sự được chia thành loại: Nhóm các hợp đồng không đền bù; Nhóm các hợp đồng đền bù. Việc xếp mỗi hợp đồng thuộc nhóm nào dựa trên các quy phạm định nghĩa được quy định trong Bộ luật dân sự.
Hợp đồng đền bù (điều 480)
Các hợp đồng đền bù. Đó là: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vận chuyển.
Tính chất đền bù của hợp đồng mua bán thể hiện ở chỗ: sau khi bàn giao tài sản mua bán thì bên bán sẽ nhận được lợi ích ngược lại dưới dạng tiền mua mà bên mua phải thanh toán. Tính chất đền bù của hợp đồng trao đổi được thể hiện bởi tài sản mà mỗi bên nhận được sau khi bàn giao tài sản của mình cho bên kia. Đối với hợp đồng mua bán và hợp đồng trao đổi mà trong đó các bên thỏa thuận không phải trả tiền mua (hoặc không phải bàn giao tài sản ngược lại trong hợp đồng trao đổi tài sản) thì khi đó sẽ trái với bản chất pháp lý của hai loại hợp đồng đó. Hợp đồng khi đó sẽ có bản chất của hợp đồng tặng cho tài sản và khi phát sinh tranh chấp sẽ áp dụng quy định đối với hợp đồng tặng cho tài sản để giải quyết.
Tính chất đền bù của hợp đồng thuê tài sản thể hiện ở việc trả tiền thuê. Điều 480 BLDS 2005 có quy định mang tính chất bắt buộc rằng “… , còn bên thuê phải trả tiền thuê”. Nếu hợp đồng thuê mà trong đó các bên có thỏa thuận rằng không phải trả tiền thuê thì hợp đồng đó sẽ được coi là hợp đồng mượn tài sản, chứ không phải hợp đồng thuê tài sản.
Hợp đồng không đền bù(điều 465;470;512)
Các hợp đồng không đền bù, bao gồm hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng mượn tài sản.
Điều 465 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bênđược tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”. Qua định nghĩa đó ta nhận thấy hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng hoàn toàn vì lợi ích của bên được tặng cho. Bên được tặng cho chỉ tiếp nhận tài sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ nào mang lại lợi ích vật chất cho bên kia. Nếu một hợp đồng nào đó mang tên “Hợp đồng tặng cho tài sản” mà trong đó các bên thỏa thuận với nhau rằng “bên A tặng cho bên B chiếc đồng hồ với điều kiện bên B phải tặng cho lại bên A chiếc xe đạp” thì hợp đồng đó phải được coi là hợp đồng trao đổi tài sản chứ không phải hợp đồng tặng cho. Cũng xuất phát từ tính chất không đền bù này mà pháp luật của một số quốc gia quy định rằng đối với bên được tặng cho thì không yêu cầu phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (bởi lẽ bên được tặng cho chỉ tiếp nhận lợi ích mà thôi).
Có một loại hợp đồng tặng cho đặc biệt – đó là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Khoản 1 Điều 470 BLDS 2005 quy định: “1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho”. Có thể khẳng định rằng hợp đồng tặng cho có điều kiện cũng phải mang tính chất không đền bù. Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện phải là những công việc không mang lại lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) cho bên tặng cho. Ví dụ: A tặng cho B con bò với điều kiện rằng trước khi nhận B phải sửa lại chuồng bò của mình cho chắc chắn, C tặng cho D chiếc xe máy với điều kiện sau đó D không được bán xe máy đó đi, … Nếu điều kiện đó mang lại lợi ích cho bên tặng cho thì hợp đồng sẽ không được coi là hợp đồng tặng cho nữa. Ví dụ: A tặng cho B chiếc xe đạp với điều kiện B phải quét vôi lại nhà cho A (Hợp đồng này sẽ được coi là hợp đồng dịch vụ có trả công dịch vụ bằng hiện vật chứ không phải là hợp đồng tặng cho tài sản, và khi phát sinh tranh chấp sẽ phải áp dụng các quy định đối với hợp đồng dịch vụ để giải quyết).
Đối với hợp đồng mượn tài sản thì Điều 512 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trảlại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”. Tính chất không đền bù của hợp đồng mượn tài sản thể hiện ở chỗ bên mượn không phải trả tiền cho việc sử dụng tài sản mượn đó. Nếu một hợp đồng mặc dù có tên gọi là “Hợp đồng mượn tài sản”, nhưng trong đó các bên lại thỏa thuận về khoản tiền mà bên mượn phải trả cho việc sử dụng tài sản (Ví dụ: A cho B mượn xe máy và B phải trả 200 ngàn đồng/1 tháng cho việc sử dụng xe máy đó) thì hợp đồng đó phải được coi là hợp đồng thuê tài sản, và khi phát sinh tranh chấp cần phải áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng thuê tài sản để giải quyết.
-----The end-----
Ví dụ. Về mẫu của một hợp đồng mua bán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓASố: /HĐMB
- Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành.
- Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên).
Hôm nay, ngày tháng năm
Tại địa điểm:
Chúng tôi gồm:
Bên A
- Tên doanh nghiệp:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại: Telex: Fax:
- Tài khoản số: Mở tại ngân hàng:
- Đại diện là: Chức vụ:
- Giấy ủy quyền số: (nếu có).
Viết ngày tháng năm . Do chức vụ ký.
Bên B
- Tên doanh nghiệp:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại: Telex: Fax:
- Tài khoản số: Mở tại ngân hàng:
- Đại diện là: Chức vụ:
- Giấy ủy quyền số: (nếu có).
Viết ngày tháng năm . Do chức vụ ký.
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc giao dịch:
Bên A bán cho bên B:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Cộng…………………………………………………………………………………………………….
Tổng giá trị(bằng chữ):………………………………………………………………………………….
Bên B bán cho bên A:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Cộng…………………………………………………………………………………………………….
Tổng giá trị(bằng chữ):………………………………………………………………………………….
Điều 2: Giá cả:
Đơn giá mặt hàng trên là giá (theo văn bản (nếu có) của ).
Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa:
1. Chất lượng mặt hàng được quy định theo.
2.
3.
Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu:
1. Bao bì làm bằng:
2. Quy cách bao bì: cỡ kích thước:
3. Cách đóng gói:
Trọng lượng cả bì:
Trọng lượng tịnh:
Điều 5: Phương thức giao nhận:
1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Thời gian
Địa điểm
Bốc dỡ
Vận chuyển
Ghi chú
2. Bên B giao cho bên A theo lịch sau:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Thời gian
Địa điểm
Bốc dỡ
Vận chuyển
Ghi chú
3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên chịu.
4. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc ).
5. Qui định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là đồng/ ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
6. Khi mua hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, qui cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vina control) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng người nhận phải có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
- Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa:
1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng cho bên mua trong thời gian là: tháng.
2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 7: Phương thức thanh toán:
1. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức trong thời gian .
2. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức trong thời gian .
Điều 8: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần)
Lưu ý: Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập biên bản riêng.
Điều 9: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng:
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới % giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12 %).
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 10: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng:
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.
Điều 11: Các thỏa thuận khác (nếu cần):
Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày đến ngày
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ bản, gửi cơ quan bản (nếu cần) .
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ: Chức vụ:
Ký tên Ký tên
(Đóng dấu) (Đóng dấu)
Kết luận
Việc nghiên cứu và làm rỏ pháp luật liên quan đến hợp đồng dân sự là rất cần thiết và hữu ích.Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay thì việc giao lưu buôn bán giữa nước ta với các nước khác là không thiếu mà mỗi quốc gia khác nhau thì có một pháp luật khác nhau. Do đó, muốn không bị lổi thời và kém thế trước nước khác thì ngay bây giờ mỗi chúng ta hảy tự trang bị cho mình một kiến thức thật vững chắc về pháp luật của việt nam. Không chỉ là pháp luật về hợp đồng dân sự nói riêng mà còn cả các pháp luật khác nửa.
Một lần nữa nhóm 10 xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã tận tình dạy và hướng dẩn bọn em trong thời gian vừa qua đễ bọn em có tiền đề trình bày trong bài. Tuy nhiên bài của nhóm còn nhiều thiếu sót mong thầy góp ý để bài nhóm em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 10
Đà nẵng tháng 11/2011
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu về hợp đồng dân sự, nội dung và phân loại hình thức hợp đồng.docx