Nghiên cứu về môi trường văn hoá Trung Quốc

PHẦN MỞ ĐẦU Quốc gia có số dân đông nhất thế giới và nước có diện tích thứ 3 thế giới với số dân đông nhất thế giới,Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày nay nổi lên như một cường quốc kinh tế thế giới. Nhưng Trung Quốc cũng được biết đến như một quốc gia của những nghi thức và lễ giáo với việc coi trọng các giá trị dân tộc về lễ hội, văn hóa, ẩm thực và các giá trị truyền thống tôn giáo ,là một cái nôi văn hóa của nhân loại. Những cá tính đặc trưng riêng biệt của người Trung Hoa được hình thành trên một ý thức đầy tự hào về lịch sử và văn hóa lâu đời của họ. Trong thời buổi kinh tế thị trường ngày nay, nói đến một nền kinh tế vượt qua thời kỳ khủng hoảng một cách nhanh chóng, phát triển vượt bậc và nền kinh tế được xếp vào hàng thứ hai thế giới, vượt qua cả nền kinh tế của Nhật Bản thì hầu hết chúng ta không ai không nghĩ ngay đến. Trung Quốc – một đất nước và vùng lãnh thổ rộng lớn. Ngày nay Trung Quốc đang tiến những bước dài, đồng thời cũng để lộ ra không ít vấn đề. Tất cả mọi vấn đề đều hướng về văn hoá, song tất cả mọi vấn đề về văn hoá đều hướng vào tôn giáo.Tôn giáo quyết định văn hoá mà văn hoá thì quyết định tính cách dân tộc, tính cách dân tộc lại quyết định số phận dân tộc. Bởi thế, tìm hiểu và am hiểu văn hóa Trung Quốc cũng là am hiểu giá trị con người Trung Quốc, tạo lợi thế cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, thâm nhập và hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người dân Trung Hoa, đồng thời tạo cơ hội hợp tác kinh doanh với họ ngày càng hiệu quả hơn, tạo mối quan hệ giao lưu hợp tác trong hòa bình và hữu nghị. Chính vì thế sự hiểu biết cơ bản về văn hóa, giá trị đạo đức kinh doanh của người Trung Quốc là hết sức cần thiết đối với mọi tổ chức muốn tham gia làm ăn trong tiến trình phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trung quốc ngày nay. Đó cũng là lý do mà nhóm chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu về môi trường văn hoá Trung Quốc

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu về môi trường văn hoá Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu quả hơn, tạo mối quan hệ giao lưu hợp tác trong hòa bình và hữu nghị. Chính vì thế sự hiểu biết cơ bản về văn hóa, giá trị đạo đức kinh doanh của người Trung Quốc là hết sức cần thiết đối với mọi tổ chức muốn tham gia làm ăn trong tiến trình phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trung quốc ngày nay. Đó cũng là lý do mà nhóm chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu về môi trường văn hoá Trung Quốc . PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC 1.1 Địa lý - Tên nước: nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ( The People's Republic of China) - Ngày quốc khánh: 01-10-1949 - Thủ đô: Bắc Kinh - Vị trí địa lý : Trung Quốc nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á - Âu, phía đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông). - Diện tích : 9,6 triệu km2 - Khí hậu : Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 0 C, tháng 7 là 26 0 C. Ba khu vực được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh. - Địa hình: Trung Quốc là một đất nước có nhiều núi, diện tích vùng núi chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích cả nước. Vùng núi bao gồm nương rẫy, đồi núi và cao nguyên. Trong các loại địa hình trong toàn quốc, nương rẫy chiếm khoảng 33%, cao nguyên chiếm khoảng 26%, vùng lòng chảo chiếm khoảng 19%, đồng bằng chiếm khoảng 12% và đồi núi chiếm khoảng 10%.     - Dân số : hơn 1,3 tỷ người (tính đến 1/2006). Cấu trúc độ tuổi theo dân số: 0-14 tuổi: 20.4% 15-64 tuổi: 71.7% Từ 65 tuổi trở lên: 7.9% Hình 1.1: Bảng đồ đất nước Trung Quốc - Dân Tộc : Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60% diện tích toàn quốc). - Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo. - Ngôn ngữ : Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn. 1.2 Chính trị: - Hành chính : 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã. - Thể chế nhà nước : Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là một nước Xã hội chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng. Chế độ Xã hội chủ nghĩa là chế độ cơ bản của Trung Quốc. Chuyên chính nhân dân là thể chế của nhà nước. Cơ cấu Nhà nước bao gồm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc Hội), Chủ tịch nước, Quốc Vụ viện, Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc (gọi tắt là Chính Hiệp, tương tự Mặt trận tổ quốc của ta), Uỷ ban Quân sự Trung ương, Đại hội Đại biểu Nhân dân và Chính phủ các cấp ở địa phương, Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân. - Đảng cầm quyền: Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập ngày 1-7-1921, hiện có 70,8 triệu Đảng viên. Bộ Chính trị có 25 người, trong đó có 9 Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có 8 người. Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có 8 Đảng phái khác, đều thừa nhận sự lãnh đạo của ĐCS trong khuôn khổ "hợp tác đa Đảng dưới sự lãnh đạo của ĐCS", bao gồm: Hội Cách mạng dân chủ, Liên minh dân chủ, Hội Kiến quốc dân chủ, Hội Xúc tiến dân chủ, Đảng Dân chủ nông công, Đảng Chí công, Cửu tam học xã và Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan. - Lãnh đạo chủ chốt : Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương ĐCS Trung Quốc, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương Nhà nước Trung Quốc: Hồ Cẩm Đào Thủ ướng Quốc Vụ viện CHND Trung Hoa: Ôn Gia Bảo Chủ tịch Quốc Hội (Uỷ viên trưởng Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc nước CHND Trung Hoa): Ngô Bang Quốc Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc nước CHND Trung Hoa: Giả Khánh Lâm Bộ trưởng Ngoại giao nước CHND Trung Hoa: Dương Khiết Trì (từ 5/2007) 3.Kinh tế: Đơn vị tiền tệ: Nhân dân tệ (CNY) Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 8.4% GDP theo đầu người: khoảng 6100 (USD) GDP theo cấu trúc ngành: Nông nghiệp: 10.6% Công nghiệp: 49.2% Dịch vụ: 40.2% Lực lượng lao động: 807.3 (triệu người) Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: Nông nghiệp: 43% Công nghiệp: 25% Dịch vụ: 32% Tỷ lệ thất nghiệp: 4.2% Lạm phát: tăng 7.1%(tháng 7/2009) Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, lúa mỳ, khoai tây, ngũ cốc, lạc, chè, kê, lúa mạch, táo, bông, hạt có dầu, thịt lợn, cá Công nghiệp: Khai thác và chế biến quặng sắt, sắt, thép, nhôm, kim loại khác, than đá, máy móc xây dựng, dệt và thêu, dầu lửa, xi măng, hóa chất, phân bón, sản phẩm tiêu dùng (bao gồm các sản phẩm giầy dép, đồ chơi) điện, chế biến thực phẩm, thiết bị vận chuyển Mặt hàng xuất khẩu: Máy móc, sản phẩm điện, thêu, dệt, thép, điện thoại di động Đối tác xuất khẩu: Hoa Kỳ, Hong Kong, Nhật, Hàn Quốc, Đức Mặt hàng nhập khẩu: Nhiên liệu từ khoáng và dầu, thiết bị y tế và quang học, quặng kim loại, nhựa, hóa chất hữu cơ Đối tác nhập khẩu: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Đức CHƯƠNG 2 VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC Các giá trị truyền thống của Trung Quốc đa phần bắt nguồn từ các tư tưởng chính thống của Nho giáo/chủ nghĩa bảo thủ, những tư tưởng này đã từng là nội dung giảng dạy chính trong trường học và được đưa vào một phần trong các kỳ thi tuyển quan chức cho chế độ phong kiến. Tuy nhiên, thuật ngữ Nho giáo hơi có vấn đề ở chỗ hệ tư tưởng đã từng đạt đến đỉnh cao vào thời Trung Quốc phong kiến nhà Thanh, thực ra là kết quả của nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, trong đó có Pháp gia, mà dưới nhiều khía cạnh bắt nguồn từ tư tưởng chính thống ban đầu của Nho gia; Thực tế là khi chế độ phong kiến Trung Quốc đạt tới đỉnh cao thì những vấn đề như ý thức quyền lợi cá nhân, góp ý với chính quyền, và đòi hỏi những thay đổi cho cuộc sống càng bị những triết gia "chính thống" tìm cách ngăn cản, cho rằng Nho giáo là đồng nghĩa với sự quy phục và ổn định chính trị. Hiện nay, có những nhà Nho đương đại lại phản đối kiểu diễn giải đó và cho rằng những lý tưởng dân chủ và quyền con người hoàn toàn phù hợp với những "giá trị châu Á" Nho giáo cổ truyền. Những nhà lãnh đạo đã cố gắng thay đổi xã hội Trung Hoa sau khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 đều là những người được đào tạo dưới xã hội cũ cùng với những dấu ấn giá trị của nó. Mặc dù đều là những người có ý thức cách mạng, họ không có ý định biến đổi hoàn toàn nền văn hóa Trung Hoa. Là những nhà quản lý thực dụng, lãnh đạo của CHNDTH tìm cách thay đổi một số khía cạnh truyền thống như vấn đề sở hữu đất canh tác và vấn đề giáo dục, tuy vậy vẫn giữ những giá trị cũ như cơ cấu gia đình. Thực ra, nhiều người cho rằng thời kỳ cộng sản sau năm 1949 thực ra chỉ là sự nối tiếp lịch sử Trung Quốc truyền thống, chứ không phải là những gì thực sự cách mạng–quần chúng vẫn chấp nhận quan điểm phục tùng giai cấp lãnh đạo như xưa mà không hề phản đối. Chính quyền mới được coi như nắm giữ Thiên mệnh, giành quyền từ chế độ cũ và thiết lập triều đại mới. Cũng giống như thời phong kiến, người cai trị (Mao Trạch Đông) được tôn sùng và coi như không bao giờ mắc lỗi. Do vậy, thay đổi trong xã hội Trung Quốc không phải là toàn diện và nhất quán theo như phát ngôn chính thức. Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa do Hồng vệ binh tiến hành, nhiều khía cạnh của văn hóa truyền thống Trung Quốc như nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ, bị chế độ coi là "tàn dư của chế độ phong kiến", là độc hại và đi lùi so với thời đại nên đã bị xóa bỏ khá nhiều. CHNDTH đã cải cách nhiều loại hình nghệ thuật, theo kiểu như "biến đổi" Kinh kịch để phù hợp với các khẩu hiệu tuyên truyền hiện thực xã hội chủ nghĩa. Theo thời gian, phần lớn văn hóa truyền thống Trung Quốc được người dân và chế độ chấp nhận là một phần của của xã hội Trung Quốc; thực tế là chính sách quốc gia của Trung Quốc thường tán dương đây là những thành tựu quan trọng của nền văn minh Trung Quốc, và nhấn mạnh chúng là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành một bản sắc quốc gia Trung Quốc. Trong những năm gần đây, CHND Trung Hoa cũng thường xuyên củng cố tinh thần quốc gia mà nhiều người cho là chiến thuật để duy trì sự lãnh đạo hợp pháp của họ. 2.1 Trang phục truyền thống Áo xường xám - biểu tượng của nét đẹp Trung Hoa Hình 2.1: Áo Xường xám Truyền thống Chiếc áo xường xám cổ với kiểu cổ cao tròn, ống tay hẹp, mặt phải áo vê chỉ chặt, 4 mặt vạt áo đều xẻ, có khuy chặn, thắt đai lưng, bề mặt chất liệu dùng nhiều loại da. Năm Trung Nguyên 1644 của triều đình Mãn tộc, do sự cọ xát, giao lưu văn hóa giữa nông nghiệp cày cấy và tự do săn bắn ban đầu nên áo dài cũng có 1 chút thay đổi. Cách tân từ cổ tròn thành cổ cao hơn 1 thước, 4 vạt xẻ tà thành hai mặt xẻ tà hoặc không xẻ, ống tay hẹp đổi thành tay loe, đầu ống tay áo thêu thêm hoa ngũ sắc hay chỉ nhiều màu. Hình 2.2: Áo xường xám Từ những năm đầu thế kỉ XX, do sự kết hợp giữa chiếc áo triều Mãn với chiếc áo trẻ sơ sinh Tây phương nên mới có kiểu áo: mặt phải may sát chỉ, cổ dựng, túi tròn, hai bên vạt áo xẻ, dùng khổ đơn, ôm sát thân, tay áo có thể liền hoặc rời thân Chiếc áo xường xám ngày nay đã thoát ra khỏi bóng dáng của chiếc áo thời Mãn. Giá trị của chúng không chỉ ở bản thân kiểu dáng trang phục mà còn dung hòa tương trợ giữa quan điểm mĩ học hiện hành phương Tây, và lối thiết kế dân tộc truyền thống Trung Hoa. Nó thể hiện sự thống nhất hoàn mĩ giữa tính dân tộc và thế giới. Hơn nữa còn ý nghĩa nhất định đối với việc khai thác và tìm hiểu văn hoá truyền thống dân tộc cổ kim này. 2.2 Nghệ thuật kinh kịch Hình 2.3: Dụng cụ nghệ thuật kinh kịch Kinh kịch hay còn gọi là “Kinh hí” phát triển mạnh dưới thời vua Càn Long đời nhà Thanh. Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật diễn tuồng trên sân khấu xuất hiện từ rất sớm trong đời sống tinh thần của người Trung Hoa và từ thời nhà Đường trở về trước thường được gọi là “Hí kịch”. Trong các tiết mục Kinh kịch thường có các màn biểu diễn xiếc, múa hát và đặc biệt là có những màn biểu diễn võ thuật cực kỳ công phu. Ngày nay, tuy giới trẻ Trung Quốc không còn dành nhiều sự quan tâm cho Kinh kịch nữa tuy nhiên Kinh kịch vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều trong đời sống tinh thần của người Trung Hoa và những buổi biểu diễn văn hóa của Trung Quốc không khi nào thiếu những tác phẩm Kinh kịch. 2.3 Văn hóa ẩm thực Trung Hoa Văn hóa ẩm thực Trung Hoa đặc sắc và độc đáo bởi sự toàn vẹn trong suy nghĩ, sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị và cả trong cách bày biện. Trung Hoa cũng như đa phần các nước phương Đông khác, là một đất nước thiên về nông nghiệp nên hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa là "Chủ thực" (gạo, mì hay màn thầu) và "Cải thực" ( là các món cung cấp các chất dinh dưỡng khác như rau, thịt, cá, hoặc những món bổ sung). Hình 2.4 : Ẩm thực Trung Quốc Người Trung Quốc rất coi trọng sự toàn vẹn, nên ngay cả trong các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ, nếu thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì sự việc không được “đầu xuôi đuôi lọt”. Các món ăn từ cá thường được chế biến nguyên con, gà được chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa… Sự tinh tế trong các món ăn chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị đến cách bày biện, trang trí. Món ăn ngon phải đảm bảo có màu sắc đẹp mắt, có hương thơm ngào ngạt làm say lòng thực khách, có vị ngon của đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi, và cách trình bày thật thu hút và ấn tượng. Các món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn bổ dưỡng bởi sự kết hợp tài tình giữa các thực phẩm và các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc… Có đến mười mấy cách chế biến như hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng,...mỗi một cách chế biến đem lại những dư vị và cảm nhận khác nhau trong lòng thực khách. Để có được các món ăn hấp dẫn đó không chỉ có khâu chọn thực phẩm, cách chế biến mà quan trọng hơn nữa chính là việc nắm vững được độ lửa, điều chỉnh lửa to, nhỏ sao cho phù hợp, và thời gian nấu là dài hay ngắn. Cũng giống như Việt Nam, người Trung thường dùng đũa để gắp thức ăn. Điều này thể hiện sự điềm đạm, lịch sự và khoan thai khi ăn. Đối với họ thì dao và dĩa được xem là vũ khí gây thương tích. 8 phong cách ẩm thực Trung Hoa 8 phong cách ẩm thực truyền thống của Trung Hoa là: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, và An Huy. Người Trung Quốc đã hình tượng hóa các trường phái ẩm thực của mình một cách nghệ thuật, ví trường phái ẩm thực Giang Tô và Chiết Giang như một người đẹp phương Nam; ẩm thực Sơn Đông và An Huy giống một chàng trai khoẻ mạnh, kiệm lời; ẩm thực Quảng Đông và Phúc Kiến là một thanh niên lãng mạn; ẩm thực Tứ Xuyên và Hồ Nam lại là nhà bác học, nhà bách khoa thư. Hình 2.5:Món ăn Sơn Đông Ẩm thực Sơn Đông: bao gồm hai loại món ăn của Tế Nam và Dao Đông. Các món ăn mang vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là những món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn nổi tiếng của Sơn Đông là ốc kho, cá chép chua ngọt. Ẩm thực Tứ Xuyên: bao gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh. Các món ăn Tứ Xuyên nhiều mùi vị và có độ nồng đậm, cay. Nổi tiếng với món Vây cá kho khô, cua xào thơm cay. Ẩm thực Giang Tô: bao gồm món ăn của Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Giang Tô nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần, đặc biệt các món canh bảo đảm nguyên chất, nguyên vị. Món ăn có tiếng như: món thịt và thịt cua hấp. Ẩm thực Chiết Giang: Bao gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Chủ yếu là của Hàng Châu. Món ăn Chiết Giang thường tươi mềm, thanh đạm, không ngấy. Nổi tiếng với món tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ. Hình 2.6: Món ăn Tứ xuyên Ẩm thực Quảng Đông: hình thành từ 3 truyền thống nấu bếp là Quảng Châu, Triều Châu, và Đông Giang, phong phú về thành phần, cách chế biến tinh tế và phức tạp. Quảng Châu nổi tiếng hơn cả về các món chiên, rán, hầm với khẩu vị thơm giòn và tươi. Nổi tiếng với món Tam xà long hổ phượng, lợn quay. Ẩm thực Phúc Kiến: gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn, chủ yếu là món Phúc Châu. Các món ăn Phúc Kiến với nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt, chua, mặn thơm, màu đẹp vị tươi. Nổi tiếng với món Kim phúc thọ, cá kho khô... Hình 2.7: Món ăn Phúc Kiến Hình 2.8: Món ăn Quảng Đông Hình 2.9: Món ăn Hồ Nam Ẩm thực An Huy: gồm các món ăn của miền Nam An Huy, khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài Hà. An Huy có sở trường về các món ninh, hầm. Người An Huy đặc biệt chú trọng về mặt dùng lửa, nổi tiếng với món vịt hồ lô. 2.4 Nét Văn hóa trong rượu của người Trung Quốc 2.4.1 Giới thiệu chung về rượu Trung quốc: Từ thời thượng cổ, người Trung Hoa đã có nhiều loại rượu nổi tiếng như Thiệu Hưng Trạng Nguyên Hồng, Thiệu Hưng Nữ Nhi Hồng, Trúc Diệp Thanh, Mai Quế Lộ, Bách Thảo Mỹ Tửu, Hầu Nhi Tửu, Bồ Đào Tửu, Cao Lương, Ngũ Tiên, Phục Đức Gia Tửu, Mao Đài, Thấu Bình Hương .. Rượu Trung Quốc xuất hiện cách nay khoảng 7.000 năm, từ thời Thần Nông, ông vua huyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo dược, vì việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu. Theo một thuyết khác, kỹ thuật nấu rượu bắt đầu từ đời Hạ (2100 TCN — khoảng 1600 TCN). Các tửu khí (vật dùng đựng và uống rượu) mà các nhà khảo cổ khai quật được cho thấy từ xa xưa, rượu sớm được dùng trong cúng tế. Người Trung Quốc phân biệt hai loại rượu: Bạch tửu và Hoàng tửu. Bạch tửu (rượu trắng) chế tạo bằng cách chưng cất, độ cồn trên 30%, thường được hâm nóng trước khi uống nên còn gọi là thiêu tửu. Bạch tửu không tốt cho sức khỏe bằng hoàng tửu. Hoàng tửu (rượu vàng) chế tạo bằng cách lên men, có độ cồn dưới 20%, có thể chưng cất thành bạch tửu. Các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Sơn Đông, Thiệu Hưng rất nổi tiếng về hoàng tửu. Ngũ cốc làm rượu không giống nhau: miền Nam dùng gạo nếp; miền Bắc dùng lúa mì, đại mạch, cao lương hoặc hỗn hợp ngũ cốc. Ngoài ra, còn dùng nho, lê, cam, trái vải, sơn tra, mía v.v... Nước rất quan trọng vì nó góp phần vào sự lên men. Men rượu gọi là khúc bính hay tửu dược. Hương vị riêng của rượu còn tùy thuộc độ axit của nước. Người ta dùng thêm một số thảo dược để tạo màu và hương vị đặc trưng. Loại rượu thảo dược có thể dùng làm gia vị nấu ăn. Nổi tiếng nhất Trung Quốc là rượu Mao Đài (tỉnh Quý Châu), được tôn là quốc tửu. Ngoài ra, còn có thể kể đến rượu Phần và rượu Trúc Diệp Thanh (tỉnh Sơn Tây); rượu Ngũ Lương Dịch, rượu Kiếm Nam Xuân, rượu Đại Khúc, rượu Đặc Khúc, rượu Lô Châu Lão Diếu (tỉnh Tứ Xuyên); rượu Cổ Tỉnh (tỉnh An Huy); rượu Dương Hà Đại Khúc (tỉnh Giang Tô); rượu Đồng (tỉnh Quý Châu); rượu Mỹ Vị Tư (tỉnh Sơn Đông); rượu nho đỏ Bắc Kinh, rượu nho trắng Sa Thành (tỉnh Hà Bắc); rượu nho trắng Dân Quyền (tỉnh Hà Nam); rượu nếp Thiệu Hưng (tỉnh Chiết Giang) v.v... Người Trung Quốc còn chế loại rượu thuốc hay rượu bổ như rượu nhân sâm, rượu cao hổ cốt, rượu lộc nhung, rượu rắn, rượu tráng dương bổ thận v.v... Các thầy thuốc thường pha dược liệu vào rượu vì rượu dẫn thuốc rất tốt. 2.4.2 Người Trung Quốc nói về rượu Rượu có thể ích lợi cho người mà cũng có thể gây hại cho người. (Tửu năng ích nhân diệc năng tổn nhân). Trà khiến người ta sảng khoái, rượu khiến người ta mờ mịt. (Trà lịnh nhân thanh, tửu lịnh nhân hôn). Tào Tháo (155—220) nói: «Để giải ưu sầu chỉ có Đỗ Khang.» (Hà dĩ giải ưu, duy hữu Đỗ Khang). Tào Tháo ám chỉ rượu là Đỗ Khang (Đỗ Khang thường được xem là ông tổ nghề rượu). Dùng rượu để tiêu sầu gọi là «phá thành sầu». Nhưng chắc gì rượu làm tan lòng sầu? Lý Bạch (701—762) than: «Rút đao chém nước, nước vẫn trôi; lấy rượu tưới sầu, sầu càng sầu.» (Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu). (Dị bản: Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu = Rút đao chém nước, nước vẫn trôi; nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu). 2.4.3 Thưởng rượu Người Trung Quốc thích uống rượu vào các dịp quan trọng: ngày Tết Nguyên đán, ngày Tết Trùng dương, ngày thôi nôi và đầy tháng của trẻ, cưới hỏi, thi đậu, thăng quan tiến chức, mừng thọ, sinh nhật, chia tay đưa tiễn... Ở miền Nam , khi sinh con gái, cha mẹ cô bé nấu rượu, cho vào bình, chôn xuống đất. Lúc con gái lấy chồng, bình rượu được đào lên làm quà mừng cô dâu. Khi mời rượu, chủ nhân phải rót đầy tràn ly vì rót vơi sẽ bị cho là không tôn trọng khách. Phải mời bậc trưởng thượng uống trước. Người mời rượu nên đứng dậy, hai tay nâng ly. Khi cụng ly, người nhỏ tuổi (hay người có địa vị thấp hơn) phải để ly thấp hơn miệng ly người kia một chút. Khi nâng ly thì mời mọc đẩy đưa, chúc tụng qua lại, nào là «Chúc ngài phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn», hay «tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu» (uống rượu gặp tri kỷ, ngàn ly cũng là ít),... Lúc uống thì phải làm một hơi cạn ly. Không uống được thì phải nhờ người khác uống thay để giữ thể diện. Tửu lượng kém thì nên nói trước để mọi người thông cảm, bằng không, đến lượt uống mà từ chối thì sẽ bị trách là xem thường mọi người. 2.5 Thư pháp Trung Hoa Là phép viết chữ của người Trung Hoa được nâng lên thành một nghệ thuật và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam (xem bài Thư pháp Á Đông). Theo truyền thuyết, vua Phục Hi nhân việc nghĩ ra bát quái mà sáng tạo "long thư", vua Thần Nông xem lúa mà chế ra "tuệ thư", Hoàng Đế nhìn mây mà đặt ra "vân thư", vua Nghiêu được rùa thần mà làm ra "qui thư", Đại Vũ đúc chín đỉnh mà tạo ra "chung đỉnh văn" . Thế nhưng đó chỉ là huyền thoại và không còn dấu tích gì để lại. Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp cốt (giáp cốt văn 甲骨文)[1] mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn. Giáp cốt 甲骨 là nói gọn của quy giáp 龜甲 (mai rùa và yếm rùa) và thú cốt 獸骨 (xương thú). Chữ này do người đời nhà Ân (1766 - 1123 TCN) khắc để dùng vào việc bói toán. Kim văn 金文, tức là kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các tế khí 祭器 (dụng cụ cúng tế) bằng đồng, là hệ văn tự được tìm thấy với niên đại trước đời Tần. Sau đời Tần, chữ viết được tìm thấy là chữ khắc trên bia đá, nên gọi là "bi văn". Khi đã chế ra bút lông, giấy và mực, chữ Hán bắt đầu được viết thành nét to nét nhỏ. Từ đời Hán, chữ Hán đã ổn định về kiểu chữ và loại nét. Cùng một chữ nhưng chữ Hán có 5 kiểu viết (gọi là thư thể 書体) chính: Triện thư 篆書 (gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆), lệ thư 隸書, khải thư 楷書, hành thư 行書, và thảo thư 草書. Hình 2.10: Thư Pháp Trung quốc Các kiểu viết chữ minh 明: đại triện, tiểu triện, lệ, khải, hành, thảo (thư pháp Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên) Chữ triện. Khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông đã sai thừa tướng Lý Tư thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó từ đại triện thành chữ tiểu triện. Chữ lệ là thư thể thông dụng trong công văn, kiểu chữ này rất phổ biến giữa thế kỷ 3 và 2 TCN. Chữ khải (khải thư hay chính thư 正書) là cải biên từ chữ lệ và bắt đầu phổ biến vào thế kỷ III cn. Đây là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay. Chữ hành (hành thư) là dạng viết nhanh của chữ khải, được dùng trong các giấy tờ thân mật (như thư từ) và đề tranh. Chữ hành bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 2. Khi được viết nhanh, chữ khải có thể được giản lược đi một hai nét để tạo thành một thư thể gọi là hành khải (行楷). Cũng tương tự như vậy, chữ hành sẽ biến thành hành thảo (行草). Tác phẩm thư pháp rất nổi tiếng Lan Đình Tập Tự (蘭亭集序) của Vương Hi Chi (王羲之) đời Tấn được viết với chữ hành. Chữ thảo (thảo thư) là thư thể được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng. Có chữ Hán khi viết bình thường theo lối chữ khải thì phải viết rất nhiều nét nhưng với thảo thư thì có thể viết bằng một nét. Nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét, thí dụ như cuồng thảo (狂草) (chữ thảo viết điên cuồng) của Hoài Tố (懷素, khoảng 730-780) Vào khoảng giữa thế kỷ 2 và 4, nghệ thuật viết chữ được mệnh danh là thư pháp đã trở thành một bộ môn nghệ thuật tao nhã cao siêu của tao nhân mặc khách; một người điêu luyện về thư pháp thường được đánh giá là người trí thức có học vấn cao. Trong thời này, Vương Hi Chi (303-361), một đại quan và một đại thư gia, đã được người đời tôn là «Thảo thánh» (草聖). Hình 2.11: Cuồng thảo của Hoài Tố đời Đường 2.6 Một số lễ hội ở Trung Quốc: 2.6.1 Đón Xuân Ngày mồng một Tết là ngày đầu tiên của năm âm lịch. Còn đêm giao thừa là dịp để: ·Những thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng trò chuyện. ·Thưởng thức những món ăn đặc biệt hơn ngày thường. · Trẻ em mặc quần áo mới, nhận lì xì "hong pao" từ người lớn. · Du lịch. · Xem triển lãm hoa. Vào ngày giao thừa, tất cả thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, chuẩn bị những món ăn. Những người đi làm ở xa cũng cố gắng thu xếp để về sum họp bên gia đình. Bữa tối gồm có bánh bao, gà và cá - tất cả đều mang ý nghĩa may mắn. Sau bữa tối, mọi người đi xem hội hoa xuân. Về nhà, chúng tôi tiếp tục trò chuyện, dùng bánh mứt và uống trà. Không ai đi ngủ trước nửa đêm. Học sinh được nghĩ Tết 9 ngày. 2.6.1 Lễ hội đèn lồng H ình 2.12: Lễ Hội đèn lồng Ngày 15/1 âm lịch hàng năm, ngày rằm tháng giêng và cũng là ngày Lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc được diễn ra . Đây được coi là sự kiện vui nhất và sôi nổi nhất dịp đầu năm của người Trung Quốc. Từ mấy ngày trước hội, tại nhiều tỉnh thành, người dân đã tưng bừng chuẩn bị cho lễ hội. Tại Thâm Quyến, phía nam tỉnh Quảng đông, Trung quốc, người dân đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày lễ sôi nổi nhất đầu năm. Các màn biểu diễn dân gian là không thể thiếu trong dịp này như cuộc trình diễn ở Hoa Liên đã diễn ra trong nhiều năm và thu hút khá nhiều người tới xem. Và Lễ hội đèn lồng thì tất nhiên là không thể thiếu đèn lồng. Năm nay, hàng nghìn chiếc đèn lồng sẽ được thắp sáng trong Lễ hội, tạo thành một "bữa tiệc nghệ thuật" hoành tráng cho người dân địa phương và du khách. Và một triển lãm kéo dài 4 ngày với các tiết mục như thả đèn lồng trên sông, đèn lồng trên băng và có nhiều hình dáng đèn lồng độc đáo khác cũng được trưng bày. Người Trung Quốc xưa tin rằng đèn lồng xua đuổi ma quỷ và mang lại bình yên cũng như hạnh phúc cho người dân nên họ thắp rất nhiều lồng đèn để chào đón năm mới. Dần dần nghi lễ này phát triển thành một hội chợ lớn, là nơi trưng bày các kiểu đèn lồng trang trí và ngày càng được chế tạo công phu hơn. CHƯƠNG 3 VĂN HÓA KINH DOANH TRONG ĐÀM PHÁN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC 3.1 Văn hóa trong giao tiếp của người Trung Quốc 3.1.1 Chào hỏi Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó. 3.1.2 Làm quen Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên có lời phê phán. 3.1.3 Trao danh thiếp Bạn nhớ luôn mang danh thiếp theo, trao và nhận bằng cả hai tay, nhớ đọc danh thiếp nhận được rồi mới cất đi. Sự trao đổi danh thiếp theo thông tục của người Trung Quốc là một mặt của danh thiếp sẽ được in bằng tiếng Hoa và mặt còn lại là tiếng Anh. Bạn nên đưa danh thiếp bằng cả hai tay và lật mặt danh thiếp ghi bằng tiếng Hoa để lên trên. Khi nhận danh thiếp của bạn đồng nghiệp nên xem nó cẩn thận trước khi đặt lên bàn, đừng bao giờ để danh thiếp ở túi sau bởi điều này xem như là sự thiếu tôn trọng đối với họ. 3.1.4 Phép xã giao kinh doanh ở Trung Quốc: - Giữ cho mắt bạn luôn tiếp xúc với mắt đối tác, sự né tránh nhìn vào mắt đối phương thì được nghĩ như là sự không thành thật. - Ghi địa chỉ của đối tác Trung Quốc của bạn với một chức vị đi kèm tên họ. Nếu người đó không có tước vị, bạn nên dùng "Ông" hoặc "Bà" đi kèm với tên  họ. - Khi gặp mặt đối tác Trung Quốc, ta nên để cho họ thực hiện nghi lễ chào hỏi ban đầu trước xem hình thức đó như thế nào. Thông thường và phổ biến nhất là cái bắt tay chào hỏi. - Bạn cũng đừng cho rằng một cái gật đầu là dấu hiệu của sự bằng lòng hay đồng ý, không gì ngoài sự biểu hiện là người đó đang chăm chú lắng nghe bạn nói. - Đừng nên để lộ những bày tỏ quá mức cảm xúc của bản thân mình trong giao dịch kinh doanh, hãy kiềm chế và tỏ ra như không có gì đối với những cảm xúc nhất thời của mình. - Đừng từ chối ngay lập tức những đề nghị của đối tác, vì họ coi đó như là sự thiếu lịch sự. Thay vì nói "Không", hãy trả lời "có thể" hoặc "tôi sẽ suy nghĩ thêm về điều này". 3.1.5 Phong cách kinh doanh,giao tiếp của người TQ Người Trung Quốc có câu: “Nếu bạn không biết cười thì đừng bao giờ kinh doanh”. Nếu bạn nhìn vào mắt ai đó từ cách 10 bước, hãy biểu hiện sự thân thiện bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười. Còn nếu cách 5 bước thì bạn hãy nói: “Chào anh!” hoặc “Dạo này bên anh còn nhập hàng từ Nga nữa không?” tùy thuộc vào bối cảnh và đối tượng bạn gặp. Đừng bao giờ cố tình làm như bạn không thấy người khác. Nếu bạn muốn làm ăn với các đối tác người Hoa, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh doanh của họ. Người Trung Quốc rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ. Hiếm người Trung Quốc nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức công ty. Người Trung Quốc nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ chức. Bạn đừng vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn. Đối với người Trung Quốc, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” là cách từ chối thường thấy của người Hoa. "Ở Trung Quốc, có rất nhiều quy tắc mà mọi người ngầm hiểu khi làm ăn, như việc phải thiết lập được mối quan hệ  với các cơ quan  để giành hợp đồng", Xianfang Ren, nhà phân tích  của hãng IHS Global Insight có trụ sở tại Bắc Kinh, tiết lộ. Tại Trung Quốc, uống rượu là một cách để tạo mối quan hệ  và doanh nhân phương Tây sẽ trở nên khác thường nếu họ từ chối uống với các vị chủ nhà. Các lãnh đạo doanh nghiệp  tại Trung Quốc  cho biết, các bước thông thường để có được mối quan hệ  cá nhân  với các quan chức là hát karaoke. "Ở đây hoạt động kinh doanh  được dựa trên niềm tin. Và một buổi tối cùng uống rượu và hát karaoke  là một bước để vượt ra khỏi mối quan hệ  làm ăn thông thường và thể hiện con người  mình với đối tác"", Paula Beroza, người sáng lập  hãng đầu tư  Sierra Asia  Partners, nhận định. Tracey Wilen Daugenti, một nữ doanh nhân Mỹ, trong cuốn sách  China for Businesswomen, cho biết, bà đã được các đối tác Trung Quốc  mời đi bàn việc kinh doanh  tại tiệm massage. "Bạn sẽ tới một tiệm nào đó, và vừa được massage chân, và bàn chuyện kinh doanh", Daugenti kể lại. Cũng theo nữ doanh nhân này, mối quan hệ  với các quan chức có thể giúp tạo lập mạng lưới làm ăn, các mối liên hệ khác để đi lọt nhiều khâu trong kinh doanh, nhưng việc thiết lập các mối quan hệ  này cũng rất mất thời gian  và đòi hỏi phải giành được thiện cảm từ cá nhân  đối tác. Andre Chieng, Phó chủ tịch  Ủy ban  hợp tác Trung Quốc  - Pháp có trụ sở tại Paris  với chức năng thúc đẩy hợp tác kinh tế  giữa 2 nước, cho biết, doanh nghiệp  có thể chi hoa hồng để có được hợp đồng. "Đúng là có hiện tượng tham nhũng, trong đó người ta nhận tiền hoa hồng cho các vụ ký kết hợp đồng. Liệu việc này có khiến việc kinh doanh  khó khăn hơn không? Câu trả lời là không, bởi đến lượt mình, người ta lại nhận tiền hoa hồng từ các đối tác kinh doanh  khác", ông này tiết lộ. 3.2 Đàm phán với người Trung Quốc - Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài. Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực. - Trong quá trình đàm phán, sự khiêm tốn và sự kiên nhẫn là chìa khóa của thành công. Người trung quốc nhạy bén trong việc sử dụng thời gian, đó là sự khôn khéo trong sử dụng thời gian và luôn vừa đủ. - Trong hầu hết các trường hợp, những cuộc họp ban đầu có thể là các cuộc trao đổi với mục đích giao tiếp xã hội hơn là mục đích thương lượng làm ăn. - Một yếu tố quan trọng trước khi bắt đầu một cuộc gặp làm ăn ở Trung Quốc là tham gia vào một cuộc trao đổi nhỏ. Điều này nhằm chuẩn bị bao gồm cả những câu hỏi mang tính cá nhân. - Những mối quan hệ dài hạn được xem là có giá trị hơn các giao dịch mang tính hời hợt. - Trong văn hóa kinh doanh người Trung Quốc, bản tính nhiệt tình, mến khách của đối tác của bạn không nhất thiết một kết quả rõ ràng. Sự tín nhiệm, dựa trên mối quan hệ có lợi thì quan trọng hơn. - Cánh nghĩ của những người theo chủ nghĩa tập thể thì vẫn còn quan trọng trong giới doanh nhân Trung Quốc ngày nay và sẽ ảnh hưởng nhiều đến những cuộc đàm phán. - - Phong cách đàm phán của người TQ: Chú trọng việc thu thập thông tin Coi trọng việc thiết lập quan hệ và giữ gìn các mối quan hệ Không thích nói “KHÔNG” một cách thẳng thừng Người trung gian đóng vai trò rất quan trọng Thích đàm phán theo kiểu trả giá; do vậy họ thường bắt đầu với giá cao Xem đàm phán là một cuộc chiến “thắng-thua”, thích được đối tác nhân nhượng. Trong soạn thảo hợp đồng nên có 01 bản tiếng Anh và tiếng Hoa Kiên nhẫn và khiêm tốn sẽ dẫn đến thành công Những lợi ích cá nhân luôn có ảnh hưởng đến kết quả đàm phán. 3.3 Văn hoá kinh doanh của người Trung Quốc Nếu bạn muốn làm ăn với các đối tác người Hoa, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh doanh của họ. Kể từ năm 1978, khi Trung Quốc mở cửa cho đầu tư và thương mại tự do, đất nước này đã có những thay đổi nhanh chóng về cả kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều những đặc thù truyền thống trong văn hoá kinh doanh của TQ, một đất nước với những nghi thức và phép tắc cố hữu được xây dựng trên nền tảng về văn hoá và lịch sử lâu đời. Hiểu biết về giá trị văn hoá và đạo đức trong kinh doanh là một điều quan trọng khi “bắt tay” với các doanh nhân người Hoa: - Người Trung Quốc (TQ) rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ. - Đối với người TQ, “Guanxi” theo nghĩa là quan hệ hay mối liên kết có một tầm quan trọng đặc biệt. Thiết lập được một mạng lưới các mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ chốt trong chiến lược kinh doanh. Từ nhiều thế kỷ trước, đó là cách duy nhất để mọi thứ xuôi chèo mát mái. Ngày nay, yêu cầu xây dựng mối quan hệ tương trợ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vẫn mang ý nghĩa sống còn để thành công. - Bên cạnh đó, “Mian-zi” với nghĩa là “thể diện”, sự hãnh diện cá nhân là điều luôn được giữ gìn, gắn liền với địa vị xã hội và danh tiếng của mỗi cá nhân. Trong văn hoá kinh doanh của người Hoa, “giữ thể diện”, “mất thể diện” hay “đem lại thể diện” có một sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Việc bạn khiến cho ai đó mất thể diện trong tổ chức có thể gây ra sự bất đồng nghiêm trọng. Ngược lại, việc khen ai đó trước mặt các đồng nghiệp khác là một hình thức "đem lại thể diện” và có thể tạo ra sự tôn trọng, sự trung thành của cấp dưới. - “Keqi” dựa trên sự kết hợp của hai âm tiết “ke” có nghĩa là khách mời và “qi” là ứng xử cũng là một từ được đặt lên hàng đầu khi thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. Thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường thì quan trọng trọng hơn việc bộc lộ khả năng ngay lúc đầu, việc thể hiện bản thân quá sớm với các đối tác TQ dễ bị gây nghi ngờ. Hiếm người TQ nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức công ty. - Người TQ nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ chức. Bạn đừng vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn. - Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành công. - Bạn cũng đừng coi thường những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như trao đổi danh thiếp. Danh thiếp nên được in một mặt bằng tiếng Anh và một mặt bằng tiếng Trung. - Khi đưa danh thiếp nên đưa bằng cả hai tay và lật mặt tiếng Trung lên trên. Khi bạn nhận danh thiếp, đừng nhét luôn vào túi mà hãy đọc cẩn thận và đặt thiếp lên trên bàn để thể hiện sự tôn trọng. - Nếu viết thông tin về đối tác, bạn cần viết tên gắn liền với chức danh hoặc gọi một cách trân trọng là “ông” hay “bà”. - Đối với người TQ, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” là cách từ chối thường thấy của người Hoa 3.4 Văn hóa quản lý Theo thuyết Nho giáo, tất cả các mối quan hệ đều không thể bình đẳng. Cư xử đúng mực và có đạo đức là một trong những yêu cầu bắt buộc tại doanh nghiệp ở Trung Quốc. Vì lẽ đó mà những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sẽ được những người trẻ hơn, cấp dưới tôn trọng. Nho giáo ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ, phong cách của người quản lý. Quản lý doanh nghiệp ở Trung Quốc là sự chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới. Sẽ thiếu tôn trọng nếu cấp dưới đăt câu hỏi nghi ngờ về quyết định của cấp trên. Người lãnh đạo thường được nhìn nhận như một người cha, họ được kỳ vọng, nhiều quyền lực và nhận được sự vâng lời từ cấp dưới 3.5 Văn hóa Họp : Điều quan trọng nhất trong một cuộc họp tại doanh nghiệp Trung Quốc là sự lễ phép, điều này thể hiện bạn là một người có đạo đức và bạn cũng sẽ nhận lại được sự kính trọng từ người khác. Chính vì vậy sẽ rất cần thiết nếu bạn tìm hiểu trước về những người mà mình sẽ cùng họp, nắm chắc về tuổi tác, chức vụ, thành viên đảng nào, thành tích công tác… Hãy đứng dậy khi có cấp trên vào phòng, mời họ ngồi một cách lịch sự và chu đáo kể cả khi bạn và họ bất đồng ngôn ngữ Trong buổi họp, nếu là lần đầu tiên gặp, đừng ngần ngại trao đổi danh thiếp. Nhớ là danh thiếp phải được đưa và nhận bằng 2 tay và sau đó hãy đọc nhanh thông tin trên đó để năm được mình đang nói chuyện với ai, chức vụ như thế nào. Khi bạn làm việc với đối tác Trung Quốc, tốt nhất bạn nên in danh thiếp bằng hai thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng Trung Bắt tay là một hành động bình thường trong kinh doanh nhưng riêng với người Trung Quốc, bắt tay phải thật nhẹ nhàng và lâu. Sẽ bị coi là bất lịch sự nếu bạn nhìn chằm chằm vào mắt đối tác Trung Quốc. Người Trung Quốc thường họp thành nhiều kỳ thay vì một cuộc họp lớn để giải quyết một vấn đề nào đó. Đối với họ, họp chủ yếu là để xây dựng, củng cố mối quan hệ và trao đổi thông tin hơn là thống nhất đưa ra quyết định. Quyết định thường được đưa ra ở các cuộc thảo luận và lấy ý kiến số đông. Chính vì thế khi họp với người Trung Quốc, hãy kiên nhẫn vì nếu nóng vội bạn sẽ chẳng được gì thậm chí còn làm trì hoãn lâu hơn nữa. Tặng quà là một nét đặt trưng của văn hóa Trung Hoa. Việc tặng và nhận quà là một phần quan trọng trong tiến triển quan hệ làm ăn. Trung Quốc là quốc gia mà mối quan hệ còn được đặt trước cả công việc, chính vì vậy quà là một công cụ củng cố quan hệ kinh doanh hữu ích. Một lời cảm ơn suông sẽ bị coi là thiếu lịch sự ở Trung Quốc. Tuy nhiên bạn nên tránh tặng những món quà đắt tiền vì như vậy dễ hiểu lầm là đút lót và nhớ là luôn luôn phải gói quà. Nếu đến thăm một doanh nghiệp Trung Quốc nào đó, bạn nên tặng quà công khai. Còn nếu doanh nghiệp bạn được nhận quà từ khách hàng Trung Quốc thì không nên mở quà trước mặt họ. 3.6 Làm việc nhóm Mặc dù cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Trung Quốc luôn đề cao vị trí người đứng đầu, người Trung Quốc vẫn rất coi trọng ý kiến số đông. Chính vì lẽ đó mà phong cách làm việc nhóm của người Trung Quốc vừa hiệu quả vừa không. Họ luôn thống nhất theo số đông chứng tỏ ý kiến làm vừa lòng hầu hết các thành viên nhưng không phải ý kiến số đông bao giờ cũng đúng, điều này khiến quyết định rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, thiếu dấu ấn cá nhân. Tại xã hội Trung Quốc nói chung và doanh nghiệp nói riêng những người đứng ngoài đám đông đều bị cho là tiêu cực và lập dị. 3.7 Văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp Trừ khi bạn biết nói tiếng Trung Quốc, nếu không sẽ rất khó khăn cho bạn có thể làm việc với đối tác Trung Quốc mà không có sự giúp đỡ của thông ngôn viên. Trình độ tiếng Anh của người Trung Quốc không cao. Chính vì thế người Trung Quốc giao tiếp với người nước ngoài khá chậm, không lưu loát và khả năng rủi ro do hiểu nhầm hoặc dịch nhầm là rất lớn. Vì vậy khi đàm phán với người Trung Quốc bằng tiếng Anh bạn nên cẩn thận và chú ý lắng nghe. Một trong những lý do khiến giao tiếp trở thành một vấn đề lớn tại Trung Quốc vì người Trung Quốc rất ngại nói “Không”. Nói “Không” thường gây bối rối cho cả hai vì thế người Trung Quốc thường hay chọn cách nói không trực tiếp. Vì thế khi người Trung Quốc nói “Có” một cách miễn cưỡng hoặc không rõ ràng thì đó chính là “Không”. 3.8 Những điều cần l ưu ý trong quan hệ làm ăn với Trung Quốc 3.8.1 Ăn tiệc Không được lấy đũa gõ vào bát bởi đó là hành vi của những kẻ ăn mày. Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy. Khi ăn tiệc ở chỗ người Trung Quốc, bạn không nên ngại những tiếng động do ăn uống gây nên. Người Trung Quốc coi đó là dấu hiệu khách ăn ngon. Khi được mời đến dự tiệc, người Trung Quốc thường lịch sự dụt dè, bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc, nếu không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp dưới. 3.8.2 Tục lệ tặng quà tại Trung Quốc Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm, cảm ơn vì đã giúp đỡ hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai. Tuy nhiên, không thể tặng quà nếu không có lý do hợp lý hay không có người chứng kiến. Khi một doanh nhân Trung Quốc muốn mua một món quà, sẽ rất bình thường với việc họ sẽ trực tiếp hỏi người nhận quà thích gì. Quà tặng kinh doanh luôn được đền đáp ngược lại. Không thực hiện điều đó có thể là một hành động tồi. Khi tặng quà, tuyệt đối đừng đưa tiền mặt. Đừng quá căn cơ với lựa chọn quà tặng của bạn bởi nếu vậy bạn sẽ được xem như một ‘iron rooster’ (gà trống sắt) – ý muốn nói việc có được một món quà từ bạn cũng như việc nhổ một chiếc lông từ con gà trống sắt. Tuỳ thuộc vào loại quà, hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung Quốc rất coi trọng sự cân bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi. Tặng quà là thông lệ bình thường, có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu, nhưng không được phép tặng đồng hồ vì “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là “đi dự một đám tang”. Nếu được người Trung Quốc tặng quà thì không được mở gói quà trước mặt người tặng. 3.8.3 Ở khách sạn Nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên vì nhận biết đối tác thuộc đẳng cấp nào là chuyện rất quan trọng ở Trung Quốc. Câu hỏi rất hay gặp phải ở Trung Quốc là bạn ở khách sạn nào. 3.8.4 Phê bình Ở Trung Quốc, bạn không được phê trách thẳng thắn và công khai mà nên diễn giải theo cách khác, chẳng hạn như cộng sự hay nhân viên đó đã làm việc tốt, lần sau chắc chắn sẽ còn tốt hơn. 3.8.5 Tổ chức và phân quyền trong một công ty: - Những kết cấu thứ bậc trong những tổ chức xã hội cũng như kinh doanh ở Trung Quốc thì dựa vào một sự giám sát nghiêm ngặt về thứ bậc phân cấp nơi mà cá nhân phụ thuộc vào tổ chức. - Người ta sẽ bước vào phòng họp theo thứ tự cấp bậc, vì người trung quốc ý thức rất rõ về địa vị xã hội. - Những thành viên ban lãnh đạo cấp cao đứng đầu những cuộc đàm phán và sẽ trực tiếp bàn bạc. 3.8.6 Con Số 4 Người Trung Quốc kiêng số 4 vì trong tiếng Trung Quốc có thể hiểu là “chết”. Bạn không được tặng cái gì có liên quan đến con số này. 3.9 .Những mối quan hệ làm ăn ở Trung Quốc - Những mối quan hệ dài hạn được xem là có giá trị hơn các giao dịch mang tính hời hợt. - Trong văn hóa kinh doanh người Trung Quốc, bản tính nhiệt tình, mến khách của đối tác của bạn không nhất thiết một kết quả rõ ràng. Sự tín nhiệm, dựa trên mối quan hệ có lợi thì quan trọng hơn. - Cánh nghĩ của những người theo chủ nghĩa tập thể thì vẫn còn quan trọng trong giới doanh nhân Trung Quốc ngày nay và sẽ ảnh hưởng nhiều đến những cuộc đàm phán. Những câu hỏi "Đúng, Sai" kiểm tra về văn hóa Trung Quốc : - Khi người bạn Trung Quốc nói với bạn "Anh đã dùng bữa chưa ?" tức là anh ấy muốn mời bạn ra ngoài ăn. -> Sai. Anh ta chỉ đơn giản hỏi xem bạn đang như thế nào và sau đó hỏi han xem sức khỏe của bạn ra sao. -Khi ăn một bữa tiệc Trung Hoa, theo thông tục thì bạn phải đặt đũa ăn của mình trên chén cơm trước khi bắt đầu ăn. -> Sai. Vì đây là hình thức cúng cơm dùng trong đám ma vì thế đừng bao giờ làm như vậy trong bữa cơm. -Ở Trung Quốc màu trắng là màu của sự chết chóc. -> Đúng. -Từ "Đồng hồ" trong tiếng Trung Quốc có âm nghe như từ ngữ biểu hiện "Sự kết thúc cuộc sống" vì vậy đừng bao giờ dùng đồng hồ như một món quà. -> Đúng. -Kết thúc một cuộc họp, bạn phải ra về sau đối tác của bạn. -> Sai. Bạn thì được phép ra về trước họ.      Một số kinh nghiệm cần biết khi làm việc ở TQ Mười bí quyết kinh doanh ở Trung Quốc Biết mình, biết người Có rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người tiêu dùng bản địa dễ dãi, chỉ một sự lựa chọn là đủ. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của người dân địa phương. Việc dành thời gian tìm hiểu người tiêu dùng trước khi xâm nhập thị trường là rất quan trọng. Ở các quốc gia châu Á, chính quyền rất sẵn lòng tư vấn thị trường miễn phí. Bàn đạp Hồng Kông Cái lợi lớn nhất của việc sử dụng Hồng Kông làm căn cứ để xâm nhập thị trường Trung Quốc là do vùng lãnh thổ này có cơ sở hạ tầng tài chính và pháp luật rất đầy đủ và đáng tin cậy; mức thuế trung bình ở mức thấp (15%); dễ dàng thành lập doanh nghiệp và có thể thuê nhân viên và tư vấn người địa phương có kinh nghiệm, nói tiếng Anh tốt. Học ăn, học nói Cách thức đàm phán kinh doanh của người Mỹ và người Trung Quốc rất khác nhau. Chào bằng tiếng Hoa và trao danh thiếp bằng hai tay thể hiện sự bày tỏ lòng kính trọng và chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ nhận được sự tôn kính từ họ. "Người thứ ba" Nên biết rằng quan hệ marketing quốc tế tại Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung chỉ hiệu quả khi bạn xây dựng quan hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ nhân viên người bản địa. Hãy sử dụng "trung gian" bởi đó là điều không thể thiếu khi làm việc với người Trung Quốc, thậm chí ngay cả sau khi bạn đã từng gặp gỡ đối tác. Có đi, có lại Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh xâm nhập thị trường nước ngoài. Nếu bạn ra tay giúp thì khi cần họ sẽ đáp lại nhiệt tình hơn. Nói đi đôi với làm Bạn cần biết kiên trì và nhẫn nại thì mới có nhiều khả năng giành thắng lợi. Mặc dù người Trung Quốc có thể không phản ứng khi bạn tiếp xúc với họ hoặc làm như họ không quan tâm tới những gì bạn chào mời, song nên nhớ rằng, những hành động nỗ lực thu hút họ chú ý quan trọng hơn rất nhiều những lời mời chào "suông" của bạn. Đừng tiếc thời gian nhậu Gặp gỡ đối tác trong bữa trưa hay bữa tối là cơ hội để bạn thấy đừng quá vội vàng mà cần phải chậm bước khi kinh doanh tại Trung Quốc. Các bữa ăn tại Trung Quốc thường kéo dài hơn thời gian bạn nghĩ. Hãy kiên nhẫn và linh hoạt. Khoảng thời gian giao tiếp trên bàn ăn chính là sự đầu tư cho hoạt động kinh doanh trong tương lai của bạn ở xứ sở này. Không phát ngôn bừa bãi Nhã nhặn và chín chắn là hai điều rất quan trọng. Không người Trung Quốc nào muốn làm ăn, kể cả trên mạng hoặc trên thực tế, với những người không tôn trọng cách sống và cách kinh doanh của họ. Hãy thận trọng khi đưa ra những lời bình luận về chính trị. Người Trung Quốc không muốn bày tỏ ý kiến với bạn về những gì họ nghĩ về chính sách của Chính phủ, trừ khi bạn cực kỳ thân thiết với họ. Chiến thuật số đông Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận cho bạn tại Trung Quốc đòi hỏi phải có những sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người dân.Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi người tiêu dùng ham muốn sử dụng sản phẩm của bạn. Năm Nguyên tắc khi làm ăn với Trung Quốc: Trung Quốc là thị trường tiềm năng của các DN Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công ở Trung Quốc, DN Việt Nam phải chú ý 5 "nguyên tắc". Thứ nhất là DN Việt Nam phải biết giữ chữ tín vì theo ông đây là yếu tố căn bản trong làm ăn, không riêng gì đối với DN Trung Quốc. Thứ hai là đôi bên cùng có lợi. Ông Hổ cho rằng không thể nói đến làm ăn mà chỉ một bên có lợi, thay vào đó phải biết chia sẻ cái lợi với nhau. Nếu DN Việt Nam hiểu được điều này và thực hiện khi làm ăn với DN Trung Quốc thì họ có thể thành công trên thị trường lớn nhất thế giới này. Nguyên tắc thứ ba, là hợp tác tích cực. Điều này có nghĩa, khi DN xác định được mối quan hệ hợp tác với DN Trung Quốc thì phải tích cực thực hiện hợp tác đó để kết quả nhanh chóng đạt được và đúng như mong muốn của hai bên. Nguyên tắc thứ tư mà DN Việt Nam cần chú ý là cung cấp những sản phẩm chất lượng cao. Ông Hổ cho rằng, không phải sản phẩm nào cũng có thể chinh phục được người tiêu dùng Trung Quốc. Hơn nữa, thị trường Trung Quốc tập trung rất nhiều loại sản phẩm từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có sản phẩm của Trung Quốc vốn có sức cạnh tranh mạnh, nên sản phẩm chất lượng cao sẽ dễ dàng làm cho người tiêu dùng chấp nhận. Nguyên tắc cuối cùng là chung thủy với đối tác. Theo ông Hổ, DN chạy theo lợi nhuận và dễ dàng chia tay với đối tác cũ để làm ăn với những đối tác mới có lợi nhuận cao hơn. Điều này sẽ làm cho DN Trung Quốc không hài lòng, vì họ luôn đề cao "sự chung thủy", khả năng hợp tác bền vững và lâu dài trong làm ăn. PHẦN KẾT LUẬN Qua sự tiềm hiểu về văn hóa Trung Quốc ở trên đã cho ta thấy rõ ích nhiều về bản sắc văn hóa của đất nước Trung Quốc trên 3500 năm lịch sử, giúp người dân Việt Nam hiểu về tập quán làm kinh tế của Trung Quốc, giúp công việc làm ăn của Việt Nam đạt được nhiều thuận lợi hơn. Ngoài ra còn giúp chúng ta thấy rõ những cái chung và cái riêng giữa hai bản sắc dân tộc Việt Nam và Trung quốc mở ra một cơ hội hợp tác kinh doanh thương mại to lớn đầy tiềm năng của hai quốc gia trong thời buổi kinh tế thị trường mà kinh tế Trung Quốc được các nhà kinh doanh đa quốc gia đánh giá rất cao về cơ hội làm ăn và điều này đã được chứng minh khi nền kinh tế trung quốc được xếp hàng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ vào cuối tháng 7. Nguyên nhân thành công của giới kinh doanh người Hoa không có gì là bí ẩn đối với những người hiểu biết và am tường văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Bề dày văn hóa và những mối quan hệ đan xen, nhiều tầng nhiều lớp, nhiều thế hệ lại được củng cố trên nền tảng Nho giáo, sự ràng buộc trách nhiệm và những quan niệm về giá trị, về luân hồi, về nhân quả… đã dẫn đến những hành vi kinh doanh hoàn toàn xa lạ với những người phương Tây, nơi mà những nguồn gốc của giá trị cá nhân, của gia đình và các mối quan hệ được xây trên những nền tảng triết học và văn hóa rất khác biệt. Bài nghiên cứu này đã hé mở 3 sự thật về văn hóa kinh doanh ở Trung Quốc. Những ai từng làm việc với người Trung Quốc đều cảm nhận được đây là một nền văn hóa đa diện và dễ thay đổi. Các nhà quản lý Trung Quốc có thể tận dụng lợi thế của cả hai nền văn hóa kinh doanh Đông và Tây, đồng thời phát triển khả năng làm việc linh hoạt trong bất kỳ nền văn hóa nào. Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận cho bạn tại Trung Quốc đòi hỏi phải có những sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người dân. Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi người tiêu dùng ham muốn sử dụng sản phẩm của bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu về môi trường văn hoá Trung Quốc.doc