LỜI MỞ ĐẦU
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là một sản phẩm thiết yếu và có ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của người dân. Các sản phẩm này có tính đặc trưng cao, khó có thể
thay thế bằng một loại sản phẩm khác, thậm chí giữa hai sản phẩm khác nhau cũng có
những đặc trưng, công dụng và giá trị khác nhau, mỗi công thức nghiên cứu sản xuất
một loại sản phẩm mới đều được đăng ký quyền sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ. Những điều này đã làm nên giá trị và tầm quan trọng của ngành sản xuất và phân
phối thuốc xã hội. Tuy nhiên, trình độ sản xuất và nghiên cứu của ngành Dược Việt
Nam còn nhiều yếu kém, chưa phát triển kịp với tốc độ phát triển của xã hội, chưa có
khả năng tạo ra những loại thuốc đặc trị chuyên biệt để phục vụ nhu cầu trong nước;
do đó, hằng năm chúng ta phải nhập khẩu một số lượng lớn dược phẩm từ nước ngoài.
Với mong mỏi tìm một hướng đi thích hợp giúp cho ngành dược trong nước hoàn thiện
và phát triển, phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và tiết kiệm nguồn lực
quốc gia thông qua việc giảm bớt sản lượng nhập khẩu. Xuất phát từ ý nghĩa này,
nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC SẢN XUẤT
VÀ PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nghiên
cứu đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đối với ngành dược; phân tích thực trạng sản xuất
và phân phối của ngành dược Việt Nam nói chung và một số công ty dược nói riêng,
nhằm tìm ra những mặt hạn chế đang cản trở sự phát triển của ngành. Từ những cơ sở
đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những giải pháp phát hoàn thiện hoạt động sản xuất và
phân phối của ngành.
Để thực hiện bài viết này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính, phương pháp chuyên gia, sau đó tiến hành tổng hợp, thống kê, phân tích duy vật
biện chứng để đưa ra bức tranh chính xác nhất về toàn cảnh ngành sản xuất và phân
phối dược phẩm trong nước. Các thông tin nghiên cứu bao gồm cả thông tin thứ cấp
thu thập từ Cục quản lý Dược, Sở y tế, và các trang web của công ty chứng khoán SSI
và MHB, từ Internet, báo tạp chí và các tài liệu khác có liên quan. Thông tin sơ cấp:
thu thập thông qua việc thu thập ý kiến từ các chuyên gia của các công ty dược: Công
ty dược 2/9, công ty dược Hậu Giang, công ty dược Bến Tre.
Trong quá trình thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu, nhóm đã tìm được một số
công trình nghiên cứu về ngành công nghiệp Dược như:
Luận án Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp quản lý sản xuất và cung
ứng thuốc nhằm phục vụ tốt sức khỏe nhân dân trong cơ chế thị trường hiện nay –
luận án tiến sĩ dược học 2003 – TS Nguyễn Văn Yên.
Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam đến
năm 2010 – luận án tiến sĩ Kinh tế 2004 – TS Trần Công Kỷ
Các đề tài này đưa ra các giải pháp chung và số liệu thu thập từ trước năm 2003 nên đã
không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, các
doanh nghiệp dược lần lượt tiến hành việc cổ phần hóa. Điều cấp thiết là phải có một
đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng sản xuất và phân phối hiện tại của ngành dược
Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện tại. Đề
tài nghiên cứu này đã khắc phục những hạn chế đó.
Kết cấu của đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương với 3 nội dung chính được đề cập
như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản.
Chương này bao gồm 19 trang từ trang
5 đến trang 24 Trong chương này nhóm đã đưa ra một số khái niệm có liên quan về thị
trường, khái niệm thuốc, tính đặc trưng và tầm quan trọng của thuốc. Ngoài ra trong
chương này, những vấn đề liên quan đến ngành dược Việt Nam như lịch sử hình thành
ngành Dược, năm áp lực cạnh tranh và những yếu tố tác động đến ngành này. Những
khái niệm đưa ra nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về ngành dược nói
chung và ngành dược Việt Nam hiện nay nói riêng, tạo nền tảng cho việc nghiên cứu
sâu hơn về hoạt động sản xuất và phân phối của ngành Dược nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
Chương 2: Thực trạng sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược
Chương này bao gồm 30 trang, từ trang 28 đến trang 57 , với 4 nội dung chính được đề
cập bao gồm:
- Tổng quan về thị trường thuốc Việt Nam: trong phần này nhóm nghiên cứu đã
tiến hành phân tích nhu cầu thuốc của thị trường qua các năm, đồng thời so sánh chi
tiêu của người Việt Nam cho thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu từ nước
ngoài về số lượng và chất lượng.
- Nguyên vật liệu phục vụ cho ngành sản xuất trong nước: trong chương này
nhóm đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát lấy thông tin về các loại nguyên vật liệu bao
gồm 2 nhóm chính là nguyên vật liệu trong nước và nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước
ngoài. Nội dung cuối cùng của phẩn này là kết quả mà nhóm thu thập được về thực
trạng sử dụng nguyên vật liệu ở hai doanh nghiệp Công ty dược Hậu Giang, và Công
ty dược 2/9 (Nadyphar) nhằm cho thấy cái nhìn cụ thể về việc sử dụng nguyên vật liệu
của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và 2 doanh nghiệp kể trên nói riêng.
- Thực trạng sản xuất của các công ty dược Việt Nam: phần này sẽ trình bày về
sự tăng trưởng về số lượng và đa dạng hóa chủng loại trong hoạt động sản xuất thuốc.
Điều tra chất lượng các cơ sở sản xuất thuốc. Trình bày các dự án đầu tư mới và các
hoạt động R&D của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây.
- Thực trạng phân phối của các công ty dược Việt Nam: Phần này trình bày hệ
thống phân phối và ưu nhược điểm các kênh phân phối của ngành dược Việt Nam, và
ví dụ về hệ thống phân phối của hai công ty dược Hậu Giang và Bến Tre. Phần này
cũng có trình bày thêm về các hoạt động quảng bá của các công ty dược Việt Nam.
Ngoài ra phần này cũng đề cập đến hoạt động quản lý giá thuốc trên thị trường hiện
nay.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển sản xuất, phân phối của ac1c
công ty Dược Việt Nam
Chương này bao gồm 9 trang, từ trang 58 đến trang 66
Dựa vào kết quả nghiên cứu của chương 2, trong chương này, nhóm tập trung trình
bày các giải pháp cụ thể để hoàn thiện và phát triển các hoạt động sản xuất và phân
phối của các công ty Dược theo 4 nhóm giải pháp chính: nhóm giải pháp về công
nghệ, nhóm giải pháp cho nguồn nguyên vật liệu, nhóm giải pháp sản xuất và một số
giải pháp khác như: nhân sự và quảng cáo.
MỤC LỤC
Lời mở đầu .1
.
Chương 1: một số vấn đề về lý luận . 5
1.1 Một số vấn đề/lý luận liên quan đến thị trường . 5
1.1.1 Khái niệm về thị trường và phân loại thị trường . 5
1.1.2 Các yếu tố hình thành nên thị trường 6
1.1.3 Chức năng của thị trường 6
1.2 Một số vấn đề liên quan đến thuốc và việc sản xuất thuốc 7
1.2.1 Thuốc và một số khái niệm có liên quan 7
1.2.2 Khái niệm về cung ứng thuốc . 8
1.2.3 Tính đặc thù của thuốc và ngành công nghiệp dược . 10
1.2.4 Tính đặc thù của thị trường thuốc 11
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối thuốc của doanh nghiệp
12
1.2.5.1 Các yếu tố của môi trường vĩ mô . 12
1.2.5.2 Các yếu tố của môi trường vi mô 16
1.2.6 Nhu cầu thuốc . 16
1.2.6.1 Khái niệm về nhu cầu thuốc . 18
1.2.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc . 19
1.2.7 Vai trò ngành công nghiệp dược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 20
1.3 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngành dược Việt Nam 22
1.4 Kinh nghiệm phát triển ngành dược của các nước trên thế giới 23
Tổng kết chương 1 24
Chương 2: Thực trạng sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược Việt
Nam
2.1 Tổng quan về thị trường thuốc Việt Nam 28
2.2 Nguyên vật liệu sản xuất thuốc 30
2.2.1 Những nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất dược trong nước 30
2.1 Nguồn nguyên vật liệu trong nước . 30
2.2 Nguồn nguyên vật liệu nước ngoài 31
2.2.2 Thực trạng sử dụng nguồn nguyên vật liệu của các công ty dược
Việt Nam 34
2.3 Thực trạng hoạt động sản xuất của các công ty dược Việt Nam . 36
2.3.1 Sự tăng trưởng trong sản xuất thuốc . 36
.
2.3.2 Sự gia tăng chủng loại thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc đặc trị . 39
2.3.3 Chất lượng của các cơ sở sản xuất thuốc (GMP-WHO, GLP) . 42
2.3.4 Thực trạng đầu tư các dự án mới của các công ty dược Việt Nam . 43
2.3.5 Thực trạng R&D của các công ty dược Việt Nam 45
2.4 Thực trạng hoạt động phân phối thuốc trên thị trường 46
2.4.1 Mạng lưới phân phối thuốc của ngành dược . 46
2.4.2 Hoạt động quảng bá thương hiệu 52
2.4.3 Hoạt động quản lý giá thuốc trên thị trường và chiến lược giá . 53
của các doanh nghiệp Dược
2.5 Vai trò của Nhà Nước trong việc quản lí sản xuất và phân phối thuốc . 55
Tổng kết chương 2 57
Chương 3: Bàn về một số giải pháp sản xuất và phân phối thuốc của các công ty
dược Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước . 58
3.1 Những vấn đề tồn tại trong ngành dược Việt Nam 58
3.2 Các giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành công nghiệp dược 59
3.2.1 Giải pháp về sản xuất 59
3.2.1.1 Giải pháp về nguyên liệu đầu vào 59
3.2.1.2 Giải pháp về sản xuất sản phẩm . 61
3.2.2 Giải pháp về nghiên cứu triển khai . 61
3.2.3 Giải pháp về phân phối . 62
3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 63
3.2.5 Giải pháp về quản lí của Nhà nước . 63
3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng . 64
Tổng kết chương 3 65
Kết luận . 66
86 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10447 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu về việc sản xuất và phân phối thuốc của các Công ty Dược Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u và cơ hội quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp Dược Việt Nam.
Bảng 2.8: Mạng lưới cung ứng thuốc cả nước qua các năm
LOẠI HÌNH 2006 2007 2008
Số doanh nghiệp trong nước 1.163 1.330 1.336
Số doanh nghiệp có vốn đều tư nước
ngoài (đã triển khai hoạt động)
15 22 37
Chi nhánh công ty tại các tỉnh 127 164 160
Tổng số khoa Dược và các trạm chuyên
khoa
976 977 1.012
50
Tổng số quầy bán lẻ 39.319 39.016 39.172
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của các Sở Y tế)
Điều tra tại công ty Dược Bến Tre có mạng lưới phân phối với 4 chi nhánh lớn đặt ở
các thành phố lớn ở cả ba miền đất nước bao gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,
Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm phân phối thuốc cho cả nước. Bên cạnh đó,
công ty có khoảng 30 hiệu thuốc bán buôn, trên 700 đại lý và nhà thuốc với hơn 1000
trình Dược viên. Riêng ở Bến Tre, công ty có 22 hiệu thuốc, 550 đại lý và nhà thuốc.
Với doanh nghiệp lớn hơn là công ty cổ phẩn Dược Hậu Giang, mạng lưới phân phối
rộng hơn và vươn cả ra thị trường nước ngoài. Theo báo cáo của công ty cổ phần Dược
Hậu Giang (DHG) doanh nghiệp có hệ thống phân phối sâu rộng khắp lãnh thổ Việt
Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Riêng tại Cần Thơ, mạng lưới này trải rộng đến 100%
cơ sở y tế các xã và ấp.
Sản phẩm của Dược Hậu Giang được phân phối thông qua các nhà thuốc (bao gồm hệ
thống nhà thuốc thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nhà thuốc khác bên ngoài),
bệnh viên, trung tâm y tế, phòng khám, các công ty thương mại, nhà bán sỉ, hệ thống
siêu thị (chủ yếu là siêu thị Coopmart), các đối tác nhượng quyền trong và ngoài nước.
Các sản phẩm của công ty nay đã có mặt trong 98% hệ thống bệnh viên đa khoa và các
trung tâm y tế trên 64 tỉnh thành cả nước. Công ty trúng thầu các bệnh viện lớn như:
bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, 2, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM,
Bệnh viện Bạch Mai, Viện Mắt Trung Ương, Bệnh viện 115….
Bên cạnh mạng lưới bán hàng mạnh trong nước, Dược Hậu Giang đã từng bước xây
dựng mạng lưới bán hàng tại các thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp này ở
Ukraina, Nga, Mông Cổ, Rumani, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Hàn
Quốc... Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đã ký kết một số hợp đồng cho phép phân
phối độc quyền sản phẩm của Dược Hậu Giang ở một số nước khác.
Tuy đã có những bước phát triển vượt bậc, mạng lưới phân phối của các doanh nghiệp
Dược Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế: Mạng lưới phân phối và các hoạt động phân
51
phối của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa chuyên nghiệp. Hoạt động của
các công ty Dược còn dựa vào cơ chế ưu đãi của nhà nước nên chưa chủ động tích cực
đổi mới trong công tác phân phối của mình. Hệ thống phân phối còn chồng chéo, tranh
giành thị trường, mua bán lòng vòng của các doanh nghiệp Dược trong nước trong khi
các doanh nghiệp Dược nước ngoài có một hệ thống hết sức bài bản và lợi thế cạnh
tranh hơn.
Hiện nay, trên thị trường bán lẻ Dược phẩm nhà nước ta vẫn chưa cho phép các doanh
nghiệp nước ngoài tham gia. Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá và áp lực của hội
nhập WTO, đặc biệt là việc mở cửa thị trường xuất nhập khẩu cho thương nhân nước
ngoài xuất nhập khẩu và quyền bán lẻ của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì
trong thời gian không xa khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia sân chơi sẽ có sự
cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Do đó cần phải tận dụng thời gian
này để sắp xếp lại hệ thống lưu thông phân phối thuốc, nâng cao chất lượng của các cơ
sở bán lẻ và tổ chức lại thành một hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp có ảnh hưởng quan
trọng đến định hướng phát triển của Ngành Dược Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh
việc tiếp tục thúc đẩy quá trình GSP và GDP trong mục tiêu hoàn chỉnh hệ thống
5GP’s đảm bảo chất lượng thuốc từ nguyên liệu đầu vào- sản xuất- lưu thông- sử dụng,
năm 2008 Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) đẩy mạnh việc triển khai thực hiện nguyên tắc,
tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP. Ngày 25.01.2008 Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành Chỉ thị số 01/2008/QĐ-BYT về việc triển khai áp dụng lộ trình thực hiện nguyên
tắc, tiêu chuẩn GPP, đặc biệt với đối tượng là nhà thuốc bệnh viện.
Theo báo cáo của 04 thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ
và 33 tỉnh triển khai thực hiện GPP, tính đến 31.3.2009: có 444/9.066 nhà thuốc đạt
GPP, gần bằng 5%, trong đó nhà thuốc bệnh viện là 140/437 đạt GPP, bằng 32%,và 15
doanh nghiệp tổ chức hệ thống bán lẻ.
52
2.4.2 Hoạt động quảng bá thương hiệu:
Khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, môi trường kinh doanh mở rộng, có sự gia
nhập tự do vào các ngành kinh tế, là nguyên nhân khiến cho cạnh tranh trên thị trường
nói chung và thị trường thuốc nói riêng. Các doanh nghiệp Dược hiện nay đang nỗ lực
không ngừng để nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân thông qua việc sản xuất và
phân phối sản phẩm chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu thị trường, đồng thời thực hiện
các chiến lược quảng bá hiệu quả để giành được sự chú ý của người tiêu dùng và thay
đổi cái nhìn về Dược phẩm thương hiệu Việt trong mắt người tiêu dùng.
Tại công ty Dược Hậu Giang, phòng Marketing của doanh nghiệp với đội ngũ chuyên
viên gồm 60 người phụ trách 3 bộ phận lớn là:
Quản lý nhãn hàng (Brand Management): phụ trách chuyên biệt từng nhãn
hàng, phát triển sản phẩm theo chiến lược đã định hướng trước.
Marketing bán hàng (Trade Marketing): là bộ phận chuyên trách về các hoạt
động trong việc định hướng chiến lược bán hàng của từng kênh phân phối, phát triển
kênh phân phối, xây dựng và hỗ trợ mối quan hệ khách hàng bền vững, đảm bảo chỉ
tiêu doanh số đề ra.
Marketing dịch vụ (Marketing Service): là bộ phận thực hiện truyền thông
quảng bá trên các phương tiện thông tin, khuyếch trương thương hiệu Dược Hậu
Giang và các nhãn hàng chủ lực của Công ty.
Có thể nói, Dược Hậu Giang là đơn vị đi đầu trong ngành Dược về công tác xây dựng
thương hiệu Công ty thông qua các chương trình PR và xây dựng các nhãn hàng thông
qua các chương trình truyền thông, quảng cáo, PR, hội thảo, ngày hội giới thiệu sản
phẩm và các họat động cộng đồng, tạo nền tảng cho thương hiệu Dược Hậu Giang
ngày càng phát triển vững chắc.
53
2.4.3 Hoạt động quản lý giá thuốc trên thị trường và chiến lược giá của các
doanh nghiệp Dược
Hiện nay, đa số các thuộc đặc trị chữa những căn bệnh nặng như: ung thư, tiểu đường,
thần kinh… nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài vì những lý do sau: số thuốc
này sản xuất được trong nước quá ít ỏi và chất lượng không cao, cùng tâm lý chuộng
hàng ngoại của người dân, không tin tưởng vào thuốc sản xuất trong nước. Những sản
phẩm sản xuất trong nước đa phần sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu lên đến 90-
95% nguyên liệu chế thuốc. Do đó, khi giá nguyên vật liệu và thành phẩm ở nước
ngoài tăng sẽ kéo theo sự gia tăng đột biến giá thuốc. Giá thuốc ảnh hưởng mạnh đến
người tiêu dùng do đó rất được sự quan tâm của người dân cũng và ngành Y tế, đặc
biệt là Chính phủ. Sau những đợt tăng giá thuốc đột biến vào những năm 2003-2004
khiến cho công tác chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho người dân gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp, Chính phủ đã đưa mặt hàng Dược
phẩm vào danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá với những động thái quan trọng
như:
- Ngày 11/07/2008 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 24/2008/QĐ-BYT về quy
định tổ chức và quản lý nhà thuốc bệnh viện
- Giá thuốc phải được công khai, minh bạch và được cập nhật thường xuyên trên
website của Cục Quản lý Dược. Việc công khai giá thuốc nhập khẩu được tiến hành kê
khai lại theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT- BYT- BTC- BCT để
làm căn cứ cho các đơn vị tiến hành thanh tra, kiểm tra.
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố đã thực hiện tương đối tốt chức năng giám sát giá
thuốc, góp phần quan trọng đảm bảo bình ổn thị trường Dược phẩm, trong đó có giá
thuốc cung ứng cho bệnh viện.
Các doanh nghiệp Dược cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá thị
trường. , Công ty Dược Hậu Giang đang đẩy mạnh đầu tư cho những sản phẩm kháng
sinh thế hệ mới thay thế hàng ngoại với chất lượng ngang bằng và mức giá bán chỉ
54
bằng 50% giá sản phẩm nhập khẩu và đầu tư vào những sản phẩm dành cho người có
thu nhập cao phù hợp với cơ chế thị trường.
Những hành động tích cực đó của Chính phủ và doanh nghiệp Dược cũng đã phần nào
bình ổn được thị trường Dược phẩm, làm yên lòng người dân. Cụ thể là trong năm
2009 thị trường Dược phẩm tương đối ổn định và không có sự tăng giá đột biến, bất
hợp lý. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Sản xuất- Kinh doanh Dược Việt Nam, giá
Dược phẩm từ ngày 20/12/2009 đến ngày 20/01/2010 có sự điều chỉnh. Nhiều mặt
hàng thuốc nội và ngoại tăng từ 3%- 10% như: Prednisolon, Ciprofloxacin, Vitamin
B1, B6, Berberin, Nicionex… Trong khi đó, một số mặt hàng điều chỉnh giảm 1-3%
như: Kim tiền thảo, Cortonyl, Clorocid, Amoxicilin, Cephalexin, Ampicillin.
Hình 2.6: Chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế so với giá tiêu dùng
(Nguồn: Báo cáo phân tích ngành Dược, công ty CP chứng khoán MHB)
Qua biểu đồ ta có thể thấy chỉ số giá nhóm hàng Dược phẩm y tế từ năm 2004 đã có
những chuyển biến tích cực tốc độ giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của CPI từ năm
2004 đến 2006. Từ năm 2006 đến 2008 dù tăng theo CPI nhưng nhìn chung tốc độ
55
tăng này bé hơn. Như vậy có thể nói công tác bình ổn giá của Chính phủ đã phát huy
tác dụng đối với nhóm ngành hàng Dược phẩm Y tế.
2.5 Vai trò của Nhà Nước trong việc quản lí sản xuất và phân phối thuốc
Nhà nước thiết lập những định hướng nhằm phát triển ngành Dược thành một ngành
kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chủ động hội
nhập khu vực và thế giới nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất
lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo
vệ sức khoẻ nhân dân. Cụ thể là việc đẩy nhanh công tác xây dựng, triển khai các
chương trình mục tiêu quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam; chương trình về phát
triển và sắp xếp, tổ chức mạng lưới lưu thông thuốc đến 2015 tầm nhìn 2020... với ưu
tiên phát triển các ngành công nghiệp hoá dược, công nghiệp bào chế, công nghiệp
dược liệu, công nghiệp bao bì, đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành công nghiệp
dược...
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng phát triển, quy hoạch từng vùng
trồng dược liệu đồng thời giữ vai trò trung tâm xây dựng các cơ chế chính sách thông
thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho "ba nhà": Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà
nông liên kết chặt chẽ phát triển những sản phẩm dược liệu hiệu quả; trong đó, quy
hoạch hệ thống các cơ sở sản xuất, vùng nguyên liệu gắn liền với xúc tiến đầu tư, quy
hoạch, sắp xếp hệ thống phân phối, hệ thống kiểm tra, giám sát về giá, chất lượng, tính
cạnh tranh.
Nhà Nước đảm bảo sự công bằng trong cung ứng thuốc, trong đó:
+Đảm bảo chính sách quốc gia cho việc cung ứng thuốc thiết yếu cho nhân dân.
+Cấp kinh phí mua thuốc cho công tác phòng chống chiến dịch, các bệnh xã hội, sinh
đẻ có kế hoạch nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển xã hội.
56
+Trợ cấp tiền thuốc chữa bệnh cho nhân dân vùng cao, vùng sâu.
+Trợ cấp trực tiếp cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội thay cho việc trợ cấp
qua giá, thực hiện cơ chế một giá thuốc trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu thuốc
chữa bệnh cho nhân dân và tạo điều kiện phát triển ngành dược.
Nhà nước đưa ra những quy định chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
vào lĩnh vực dược để phục vụ người bệnh trong nước và hướng tới xuất khẩu. Những
lĩnh vực được ưu đãi mức cao nhất là ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh
học vào sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất nguyên
liệu thuốc kháng sinh, thuốc phòng chống các bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế,
thuốc từ dược liệu và thuộc đông y.
Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ trong việc tập hợp thông tin để định hướng về tiềm năng thị
trường cho doanh nghiệp dược phát triển để ngành y tế có thể đạt được mục tiêu đến
năm 2015, giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm 70% tổng giá trị thuốc sử dụng và
đến năm 2020 con số này là 80%. Đồng thời, chủ trương xây dựng các chương trình,
đề án liên quan đến phát triển ngành dược có tính đến chỉ tiêu hiệu quả trong kinh
doanh của các doanh nghiệp, phân tích rõ sự phân bổ giá trị gia tăng từ khi nhập sản
phẩm đến tay người tiêu dùng để trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp định hướng mục tiêu
phát triển.
57
Tổng kết chương 2
Nhu cầu sử dụng thuốc của người dân ngày càng tăng qua các năm về số lượng, chủ
loại và chất lượng của các sản phẩm thuốc. Để đáp ứng nhu cầu này các công ty Dược
Việt Nam đã tiến hành phát triển các dự án mới, đầu tư nâng cấp công nghệ máy móc
đạt tiêu chuẩn GDP, GSP, GPP… để gia tăng số lượng sản phẩm cung ứng và đảm bảo
chất lượng thuốc cung ứng cho thị trường. Các kênh phân phối thuốc hiện nay rất phát
triển phục vụ tốt cho người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe nhưng cũng còn một
số hạn chế cần khắc phục để có thể gia tăng năng lực cạnh tranh khi các doanh nghiệp
nước ngoải được phép gia nhập thị trường bán lẻ trong thời gian tới. Tuy nhiên, vấn đề
khó khăn nhất hiện nay của ngành Dược chính là hầu hết nguồn nguyên liệu dùng để
sản xuất thuốc là nhập khẩu từ nước ngoài gây rất nhiều rủi ro cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp cũng như là những đời sống xã hội khi giá nguyên liệu đột
ngột tăng giảm. Do đó, trong thời gian lâu dài, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể
để khắc phục tình trạng này. Đây là những căn cứ quan trọng để nhóm nghiên cứu tiến
hành đề ra giải pháp cho ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn sắp tới ở chương 3.
58
CHƯƠNG 3: BÀN VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH DƯỢC NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU TRONG NƯỚC
Chương này gồm 3 phần: những vấn đề tồn tại trong ngành dược Việt Nam và những
giải pháp cụ thể cho sự phát triển ngành dược. Ở phần đầu, nhóm nghiên cứu đưa ra
các nhận xét về ngành dược Việt Nam được rút ra từ những phân tích ở chương II
nhằm giải thích lý do tại sao ngành dược Việt Nam chưa phát triển. Ở phần tiếp theo,
nhóm nghiên cứu đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể dựa trên tình hình thực tiễn của
Việt Nam và kinh nghiệm phát triển ngành dược của một số nước trên thế giới. Ở phần
cuối, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan ban ngành liên quan.
3.1. Những vấn đề tồn tại trong ngành dược Việt Nam
Sản phẩm của ngành công nghiệp dược Việt Nam hiện nay chủ yếu là thuốc generic và
các loại thuốc đông dược. Tuy nhiên, nguyên liệu cho việc sản xuất thuốc generic lại
chủ yếu là nhập khẩu. Nguồn nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp được khoảng 20%
nhu cầu, còn lại các doanh nghiệp vẫn phải nhập tới 80% lượng nguyên liệu cần thiết.
Nguyên liệu chính cho ngành dược là các loại hóa dược. Để bào chế các loại hóa dược
cần phải có các máy móc kỹ thuật hiện đại. Hiện nay, ở Việt Nam, có 2 công ty có nhà
máy bào chế hóa dược ( Saokim pharma và Domesco) nhưng số lượng hóa dược còn
hạn chế. Bên cạnh đó, Việt Nam lại có một lợi thế là trồng được rất nhiều loại dược
liệu. Tuy nhiên, việc trồng dược liệu chưa được quy hoạch cụ thể, các loại dược liệu
sau khi thu hoạch hầu hết đều được sấy khô để xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu cho
thuốc đông dược. Bên cạnh đó, công nghiệp bao bì dược chủ yếu gia công từ nguyên
liệu bao bì nhập khẩu và chưa đạt nhà thuốc thực hành sản xuất tốt (GMP).
Ngành công nghệ sinh học là một ngành tạo tiền đề cho sự phát triển của công nghệp
bào chế thuốc dược phẩm. Tuy nhiên, ngành công nghệ sinh học của Việt Nam chưa
phát triển.
59
Việc phát minh sáng chế thuốc mới của các công ty dược Việt Nam còn quá ít. Theo
số liệu từ Cục Sở hữu trí tuệ thì từ năm 2000 đến năm 2008, cả nước có 13 bằng độc
quyền sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm, trong khi nước ngoài có tới 1.198 bằng độc
quyền sáng chế được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.Việc đầu tư nghiên cứu phát triển
dược ở Việt Nam còn quá thấp, các công ty chủ yếu đầu tư sản xuất các loại thuốc
generic.
Ngành công nghiệp dược là một ngành đòi hỏi những tiêu chuẩn khá cao về chất lượng
máy móc cũng như công nghệ và trình độ lao động. Hiện nay, cả nước có 92 nhà máy
đạt chuẩn GMP, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có 23 nhà máy. Lượng công nhân
tay nghề cao còn ít so với nhu cầu, thừa dược sĩ nhưng lại thiếu dược sĩ có chuyên
môn giỏi.
Thuốc được phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua các quầy thuốc bán lẻ, hệ
thống nhà thuốc. Tuy nhiên, trên thực tế, còn thiếu các doanh nghiệp phân phối thuốc
với tính chuyên nghiệp thực thụ. Mạng lưới phân phối thuốc chưa được thiết lập. Các
doanh nghiệp phải tự tổ chức phân phối thông qua các nhà thuốc đại lý của doanh
nghiệp, đấu thầu thuốc với bệnh viện, bảo hiểm y tế. Cách làm tự phân phối này khiến
chi phí của doanh nghiệp bị tăng cao, đội ngũ lao động cồng kềnh. Trong khi đó, các
doanh nghiệp nước ngoài chuyên về phân phối thuốc đã thấy được tiềm năng của thị
trường Việt Nam. Khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam thì thị phần của các doanh
nghiệp phân phối cũng như sản xuất đều bị thu hẹp.
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành dược Việt Nam
Dựa trên thực trạng về ngành công nghiệp dược Việt Nam đã được nghiên cứu ở trên,
nhóm nghiên cứu đã đề ra các nhóm giải pháp cụ thể sau:
3.2.1 Giải pháp về sản xuất
3.2.1.1. Giải pháp về nguyên liệu đầu vào
60
Hiện nay, tới 80% nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp dược là nhập khẩu.
Nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 20% nhu cầu. Như vậy, ngành công nghiệp
nước ta phụ thuộc khá lớn vào các công ty cung cấp nguyên liệu nước ngoài. Muốn
phat triển ngành dược, trước tiên phải giảm bớt sự phụ thuộc này, cần phải có sự đầu
tư đúng đắn cho việc bào chế công nghiệp các loại hóa dược.
Hiện nay, cả nước có 2 công ty có nhà máy sản xuất hóa dược, đó là SaoKim Pharma
và Domesco Đồng Tháp. Tuy nhiên, lượng hóa dược sản xuất được còn ít về số lượng
và chủng loại. Để xây dựng được nhà máy sản xuất hóa dược, công ty phải đầu tư một
khoản tiền lớn để trang bị máy móc, nhà xưởng và nhân công. Như vậy, các công ty
vẫn chưa khai thác triệt để các lợi ích của các nhà máy hóa dược. Nhà máy hóa dược
được xây dựng trước hết để phục vụ nhu cầu doanh nghệp và cung cấp nguyên liệu
đầu vào cho các công ty khác, sau đó sẽ tiến tới xuất khẩu. Nhưng hiện nay, các nhà
máy hóa dược mới chỉ sản xuất theo nhu cầu doanh nghiệp mà chưa quan tâm đến nhu
cầu của các công ty khác, số lượng các hóa dược sản xuất được còn ít. Từ đó, chi phí
nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp giảm không đáng kể so với việc nhập khẩu
nguyên liệu.
Việc xây dựng một hệ thống các nhà máy sản xuất hóa dược là cần thiết cho việc phát
triển ngành công nghiệp dược. Các nhà máy phải được phân bố hợp lý giữa các vùng
miền, tránh việc xây dựng các nhà máy này tập trung quá nhiều ở một nơi gây nên tình
trạng thiếu ở khu vực này nhưng lại thừa ở khu vực khác. Bên cạnh đó, cần phải có
những dự án quy hoạch cụ thể khu trồng nguyên liệu thô cung cấp cho các nhà máy
này. Tuy nhiên, xây dựng thêm nhiều nhà máy sản xuất hóa dược không có nghĩa là
xây dựng một các tràn lan. Khi lập dự án xây dựng các nhà máy sản xuất hóa dược,
Nhà nước cần quản lý chặt chẽ, không nên giao cho các địa phương, các công ty thực
hiện đại trà. Cần phải xét đến những điều kiện mà địa phương đó hiện có có phù hợp
không. Ngành dược là một ngành có những yêu cầu khá khắt khe, vì thế cần quản lý
chặt chẽ các nhà máy này để đảm bảo chất lượng của các hóa dược.
61
Nước ta có một lượng lớn các cây dược liệu quý, đây chính là nguồn nguyên vật liệu
chính cho các nhà máy sản xuất hóa dược. Tuy nhiên, việc trồng dược liệu còn mang
tính manh mún, nhỏ lẻ, rải rác và tự phát nên chất lượng không đồng đều và số lượng
không được ổn định qua các năm. Cần phải quy hoạch cụ thể khu vực trồng các loại
dược liệu này nhằm tạo lập một nguồn nguyên vật liệu ổn định cho các nhà máy sản
xuất hóa dược. Cần tránh việc quy hoạch bất hợp lý như chuyển đổi quá nhiều đất
nông nghiệp trồng lương thực sang trồng dược liệu. Khu trồng dược liệu phải có giao
thông thuận tiện, tránh việc phá rừng lấy đất trồng dược liệu.
3.2.1.2. Giải pháp về sản xuất sản phẩm
Hiện nay, trên cả nước có 92 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, trong đó
thành phố Hồ Chí Minh có 23 nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn. Như vậy, vẫn còn
một số lượng lớn các nhà may sản xuất thuốc chưa đạt chuẩn. Cần phải đầu tư, nâng
cấp các nhà máy sản xuất để đáp ứng các yêu cầu chất lượng trong sản xuất. Có nhiều
nhà máy sản xuất vẫn sử dụng công nghệ kỹ thuật từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX.
Máy móc cũ kỹ, lạc hậu làm ảnh hưởng đến độ chính xác của dây chuyền sản xuất
nhưng vẫn được sử dụng. Việc đầu tư nâng cấp máy móc, trang thiết bị, dây chuyền
sản xuất tiên tiến hiện đại cần được các doanh nghiệp quan tâm hơn.
Việt Nam là một nước đang phát triển nên chưa có khả năng đầu tư nghiên cứu và sản
xuất các loại thuốc biệt dược. Thuốc được sản xuất ở Việt Nam chủ yếu là thuốc
generic, loại thuốc thông thường. Muốn phát triển ngành công nghiệp dược cần phải
đầu tư sản xuất các loại thuốc biệt dược có hiệu quả tốt nhằm cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất giúp doanh
nghiệp đầu tư đúng đăn cho công nghệ, hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp để các
doanh nghiệp dược Việt Nam phát triển hơn tiến tới hội nhập thị trường dược quốc tế.
3.2.2. Giải pháp về nghiên cứu và triển khai
62
Hiện nay, các hóa dược được phát hiện thông qua việc nghiên cứu công nghệ sinh học
là khoảng 4000 dược chất. Tuy nhiên, việc bào chế mới chỉ dừng lại ở trong phòng thí
nghiệm mà chưa có phương thức bào chế công nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu bào chế
dược chất phải gắn liền với thực tế, nghiên cứu phát hiện dược chất đồng thời nghiên
cứu tìm ra phương thức bào chế công nghiệp dược chất đó.
Thiết bị công nghệ, máy móc của các trung tâm nghiên cứu sinh học còn lạc hậu. Số
trung tâm được đầu tư hiện đại rất ít. Vì thế việc nghiên cứu tìm ra hóa dược mới và
tìm ra các nguồn hóa dược thay thế bị hạn chế. Đầu tư thích hợp vào các trung tâm
sinh học là giải pháp cần thiết hiện nay.
Các doanh nghiệp trong nước đang sản xuất nhiều sản phẩm trùng lắp nhau làm cho
giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, cạnh tranh gay gắt, hiệu quả sản xuất thấp. Các
doanh nghiệp cần rà soát lại danh mục sản phẩm của mình, loại bỏ những sản phẩm
kém hiệu quả, những sản phẩm đã quá cũ và có quá nhiều sản phẩ thay thế. Doanh
nghiệp cần mạnh dạn đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới, cho hiệu quả cao hơn.
3.2.3 Giải pháp về phân phối
Hiện nay thị trường trong nước có khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động. Để
có thể cạnh tranh với họ, cần phải thiết lập được một hệ thống phân phối thuốc chuyên
nghiệp, thích hợp.
Ngoài ra, trong hệ thống phân phối còn nhiều nhà thuốc chưa đạt chuẩn GPP. Cần
nâng cấp các nhà thuốc để đáp ứng yêu cầu chuẩn GPP và hạn chế việc mở thêm các
nhà thuốc nhỏ lẻ, manh mún. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất dược nên phân phối
thuốc của mình thông qua các doanh nghiệp chuyên phân phối để làm giảm chi phí bán
hàng.
Việc Nhà nước cấm các doanh nghiệp dược phẩm quảng cáo các sản phẩm thuốc biệt
dược, dùng các sản phẩm thuốc để khuyến mãi khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc đưa thuốc mới vào thị trường. Để đưa thuốc mới vào thị trường, doanh
63
nghiệp thường tổ chức các buổi hội thảo, chi hoa hồng cho bác sĩ khi kê đơn thuốc.
Mặt trái của hình thức này là việc các doanh nghiệp khai khống chi phí, làm tăng chi
phí, giảm lợi nhuận, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Hiện nay, quy định về
quảng cáo thuốc và dùng thuốc để khuyến mãi đã lới lỏng hơn nhưng vẫn còn nhiều
hạn chế. Nên để cho ngành công nghiệp dược và thi trường dược phẩm được cạnh
tranh công bằng hơn theo quy luật của kinh tế thị trường. Để có thể quản lý tốt việc
quảng cáo thuốc của các doanh nghiệp, đồng thời tránh được việc các doanh nghiệp lợi
dụng các hình thức quảng cáo thuốc để tiến hành gian lận, Nhà nước nên mở một trung
tâm trưng bày và giới thiệu thuốc của các doanh nghiệp. Trung tâm này vừa tạo cầu
nối giữa nhà sản xuất với khách hàng, vừa giúp Nhà nước quản lý chất lượng sản
phẩm của các doanh nghiệp sản xuất tốt hơn, vừa giúp các doanh nghiệp sản xuất lựa
chọn được nhà phân phối phù hợp cho mình.
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực
Khuyến khích đào tạo công nhân tay nghề cao cho ngành dược. Trong đào tạo, lý
thuyết phải gắn liền với thực tế.
Ngành dược là một ngành có hàm lượng kỹ thuật cao vì vậy đòi hỏi lao động trong
ngành dược phải có một trình độ nhất định. Nhưng thực trang cho thấy, lao động trong
ngành dược được đào tạo theo hình thức ngắn hạn ( trung cấp, sơ cấp,…) chiếm tỷ lệ
khá cao. Cần phải có những quy định cụ thể về điều kiện của lao động ngành dược.
Khuyến khích tập trung đào tạo nhân lực chuyên môn cho ngành dược theo các hình
thức dài hạn như đại học, cao học,… Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực quản lý cũng cần
phải được nâng cao. Thường xuyên kiểm tra định kỳ năng lực và kỹ năng của lao động
trong ngành dược, bảo đảm họ luôn luôn được cập nhật thông tin kịp thời.
3.2.5. Giải pháp về quản lý của Nhà nước
Hiện nay, các quy định của Nhà nước còn quá khắt khe khiến cho doanh nghiệp gặp
rất nhiều khó khăn. Việc nới lỏng các quy định giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng
hơn trong việc sản xuất và phân phối thuốc.
64
Các doanh nghiệp sản xuất thuốc chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ
phần có vốn của Nhà nước làm giảm tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất.
Nhà nước cần phải rút từ từ vốn ra khỏi các công ty này, chỉ giữ lại một số lượng nhỏ.
3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng
Nhận thấy còn nhiều hạn chế trong việc quản lý ngành dược, nhóm nghiên cứu xin đưa
ra một số kiến nghị đối các cơ quan chức năng, cụ thể như sau:
Chính phủ cần cải tiến môi trường chính sách và thủ tục hành chính, sửa đổi, điều
chỉnh những bất hợp lý, bổ sung những điều còn thiếu để hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo
môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các doanh nghiệp.
Chính phủ cần lấy ý kiến của các doanh nghiệp, người tiêu dùng khi soạn thảo,
ban hành các quy định, chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo tính khả thi của văn bản.
Cần có những chính sách khuyến khích sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các
viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm công nghệ sinh học nhằm ứng dụng kịp thời các
sáng kiến, phát minh. Bên cạnh đó, Chính phủ cần cấp kinh phí thỏa đáng cho các hoạt
động nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu trong ngành dược nói riêng.
Chính phủ cần có những cơ chế quản lý giá hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, phòng chống việc doanh nghiệp gian lận.
Chính phủ cần nới lỏng các quy định về quảng cáo, khuyến mãi trong ngành
dược để các doanh nghiệp dược tăng thêm năng lực cạnh tranh và năng lực quản lý của
doanh nghiệp.
Bộ Y tế cần có những chính sách quản lý chất lượng thuốc lưu thông, kiểm soát
số lượng thuốc lưu thông, có thể áp dụng thời hạn lưu thông của thuốc khi thuốc mới
được đăng ký nhằm làm giảm số lượng thuốc trùng lắp giữa các doanh nghiệp.
Bộ Y tế cần kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất thuốc, các phòng thí nghiệm,
kho bảo quản thuốc, nhà thuốc nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất
thuốc (GMP), thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP), thực hành tốt bảo quản (GSP),
thực hành nhà thuốc tốt (GPP).
65
Tổng kết chương 3
Ngành dược Việt Nam phát triển muộn hơn so với các nước trên thế giới tạo ra rất
nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định
về ngành dược Việt Nam, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy ngành dược
phát triển. Trong các giải pháp được đưa ra, nhóm nghiên cứu đặc biệt lưu ý giải pháp
xây dựng các nhà máy sản xuất hóa dược, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà
máy sản xuất thuốc, giải pháp thành lập trung tâm trưng bày và giới thiệu thuốc. Đây
là hai giải pháp nhóm nghiên cứu nhận định là hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài ra,
nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số ý kiến với các cơ quan ban ngành.
Do hạn chế trong việc chọn mẫu điều tra ( điều tra một số công ty dược thuộc khu vực
phía nam thông qua các số liệu đã được công bố) nên các giải pháp nhóm nghiên cứu
đưa ra chưa hoàn thiện. Do tính giới hạn của đề tài nên nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra
được những giải pháp chung mà chưa nghiên cứu sâu được những giải pháp đó. Nhóm
nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển đề tài theo hướng đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp
nhằm ứng dụng các giải pháp đó.
66
KẾT LUẬN
Việc hoàn thiện và phát triển các hoạt động sản xuất, phân phối của các doanh nghiệp
Dược đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quốc gia. Đây chính là tiền đề cho
ngành dược nói riêng và ngành y tế quốc gia nói chung phát triển bền vững. Tạo điều
kiện mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình và hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội tiến bộ.
Đề tài nghiên cứu đã đạt được khảo sát, phân tích thị trường, chỉ ra những mặt hạn chế
và yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối của các doanh nghiệp
hoạt động trong ngành sản xuất dược phẩm. Từ đó, đưa ra những giải pháp thích hợp
để phát triển nguồn nguyên vật liệu trong nước, nâng cao trình độ công nghệ và
nghiên cứu, thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển và hoàn thiện hệ thống phân phối
của ngành Dược nhằm nâng cao năng lực cung ứng của các doanh nghiệp dược cho thị
trường.
Do thời gian và khả năng có hạn, đề tài nghiên cứu chắc chắn cũng có nhiều mặt hạn
chế. Thứ nhất, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu ngành sản xuất thuốc Tân dược. Vì
vậy chưa đề cập đến hoạt động sản xuất thuốc dược liệu nên tính khái quát chưa được
trọn vẹn, đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của nhóm khi có điều kiện. Thứ hai,
do là nghiên cứu tổng hợp toàn bộ từ khâu nguyên vật liệu đến sản xuất và cuối cùng
là phân phối nên nhóm chưa có điều kiện đào sâu tìm hiểu về công nghệ, kỹ thuật của
các vấn đề này mà tập trung vào khảo sát, điều tra các hoạt động là chủ yếu. Thứ ba,
thông tin thu thập thực tế chỉ giới hạn trong 3 doanh nghiệp sản xuất dược là Công ty
cổ phần dược Hậu Giang, Công ty cổ phần dược Bến Tre và Công ty cổ phần Dược
2/9. Khi điều kiện đề tài cho phép chắc chắn nhóm sẽ mở rộng số lượng các doanh
nghiệp điều tra để gia tăng mức độ tin cậy của đề tài. Tuy vậy, đề tài vẫn đã có những
khảo sát, phân tích về thực trạng của các doanh nghiệp dược hiện nay với tính hiện
thực và chính xác cao, các số liệu cập nhật mới và có cơ sở rõ ràng. Từ cơ sở vững
67
chắc đó, đề tài cũng đã gợi ý những giải pháp hỗ trợ cho nhà hoạch định chính sách, cơ
quản lý, các doanh nghiệp Dược và các đối tượng có liên quan tham khảo để hoạch
định chiến lược và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động sản xuất và phân
phối của ngành dược nói chung và các doanh nghiệp dược nói riêng.
Phụ lục
1. Công ty dược phẩm Hậu Giang
1.1 Giới thiệu công ty
Tên Công ty : Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Tên viết tắt : DHG
Tên Tiếng Anh : Hau Giang Pharmaceutical Joint Stock Company
Biểu tượng của Công ty :
Trụ sở : 288 Bis Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An
Hòa, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Điện thoại : (84-71) 891433 - 890095
Fax: : (84-71) 895209
Email : hg-pharm@hcm.vnn.vn
Website : www.hgpharm.com.vn
Giấy CNĐKKD : Số 5703000111 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Cần Thơ cấp, đăng ký lần đầu ngày
15/09/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày
13/01/2005.
Vốn điều lệ : 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng).
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Sản xuất kinh doanh dược;
- Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế;
- Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế
theo quy định của Bộ Y tế;
- Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến;
- In bao bì;
- Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ;
- Gia công, lắp đặt, sửa, sửa chữa điện, điện lạnh;
- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất tự chế tạo tại Công ty;
- Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa (hoạt động theo quy định của
Tổng cục Du lịch)..
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
-Lịch sử hình thành
Tiền thân của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9,
thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa),
huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thuộc Sở Y tế khu Tây Nam Bộ.
Từ năm 1975 - 1976: Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành
Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân
dân Tây Nam Bộ. Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành
Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang.
Từ năm 1976 - 1979: Theo Quyết định 15/CP của Chính phủ, Công ty Dược
thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9,
Công ty Dược phẩm và Công ty Dược liệu. Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất
thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.
Năm 1992: Sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Cần Thơ và Sóc
Trăng, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND Tp. Cần Thơ) ra Quyết định số 963/QĐ-
UBT thành lập doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang, là đơn
vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y tế Tp. Cần Thơ.
Ngày 02/09/2004: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động
theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/8/2004 của UBND Tp. Cần Thơ về việc
chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang Tp. Cần Thơ thành công ty cổ phần
hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80.000.000.000 đồng.
-Quá trình phát triển
Từ năm 1988, khi nền kinh tế cả nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty vẫn còn
hoạt động trong những điều kiện khó khăn: máy móc thiết bị lạc hậu, công suất thấp,
sản xuất không ổn định, áp lực giải quyết việc làm gay gắt, .... Tổng vốn kinh doanh
năm 1988 là 895 triệu đồng, Công ty chưa có khả năng tích lũy, tái sản xuất mở rộng.
Doanh số bán hàng năm 1988 đạt 12.339 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm do
Công ty sản xuất chỉ đạt 3.181 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 25,8% trong tổng doanh
thu).
Trước tình hình này, Ban lãnh đạo Dược Hậu Giang đã thay đổi chiến lược: “giữ vững
hệ thống phấn phối, đầu tư phát triển mạnh cho sản xuất, mở rộng thị trường, tăng
thị phần, lấy thương hiệu và năng lực sản xuất làm nền tảng”.
Kết quả của việc định hướng lại chiến lược kinh doanh đó là nhiều năm liên tiếp Công
ty đạt mục tiêu tăng trưởng cao, phát triển sản phẩm, tăng thị phần, tăng khách hàng,
nâng cao thu nhập người lao động, đóng góp ngày càng cao vào ngân sách Nhà nước.
Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, hiện nay, Dược Hậu Giang được công nhận
là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam. Sản phẩm của Công ty
được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong 10 năm liền
(từ năm 1997 - 2006), đứng vào 100 thương hiệu mạnh Việt Nam do Báo Sài Gòn
Tiếp thị tổ chức. Hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
ISO 9001: 2000. Nhà máy đạt các tiêu chuẩn: GMP - GLP - GSP. Phòng Kiểm nghiệm
được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Đây là những yếu tố cần thiết
giúp Dược Hậu Giang vững bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
thế giới.
1.3 Cơ cấu cổ phần
Tính đến ngày 10/11/2006, cơ cấu vốn cổ phần của Công ty như sau:
Cổ đông Số cổ phần sở hữu Tỷ lệ sở hữu
Nhà nước 4.080.000 51,00%
Cán bộ công nhân viên 1.593.650 19,92%
Cổ đông bên ngoài 2.326.350 29,08%
Trong đó: - Pháp nhân: 1.200.120 15,00%
- Cá nhân: 1.126.230 14,08%
Tổng cộng 8.000.000 100,00%
Nguồn : Dược Hậu Giang
1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
CHẤT LƯỢNG
GIÁM ĐỐC
MARKETING
GIÁM ĐỐC
BÁN HÀNG
GIÁM ĐỐC
NHÂN SỰ
GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
P. Quản lý
Chất lượng
P. Kiểm
nghiệm
P. Quản lý
Sản xuất
P. Cung ứng
P. Cơ điện
Xưởng Non - Betalactam
Xưởng Betalactam
Xưởng Thuốc nước
Xưởng Viên nang mềm
Xưởng Bao bì
Xưởng Chế biến
Dược liệu - Hoá dược
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH
P. Quản trị
Tài chính
Phòng
Marketing
P. Nghiên
cứu & PT
P. Nhân sự
P. Hành
chánh
P. Bán hàng
Tổng kho
Hệ thống
bán hàng
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
1.5 Hoạt động kinh doanh
Các nhóm sản phẩm chính của Công ty
Hiện nay, Dược Hậu Giang có 255 sản phẩm được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành
trên toàn quốc. Sản phẩm của Dược Hậu Giang phong phú về chủng loại, gồm các
nhóm:
Giảm đau - hạ sốt;
Tai mũi họng - ho - hen suyễn - sổ mũi;
Tim mạch;
Tiêu hóa và gan mật;
Cơ - xương - khớp;
Kháng sinh - kháng nấm - diệt ký sinh trùng;
Vitamin - khoáng chất;
Mắt;
Da liễu;
Chăm sóc sắc đẹp.
Các nhóm sản phẩm được sản xuất dưới nhiều dạng: viên nén, viên nang cứng
(capsule), viên nang mềm, viên bao phim, viên bao đường, viên sủi bọt, thuốc bột,
thuốc bột sủi bọt, sirô, thuốc kem, mỡ, hỗn dịch uống, dạng thực phẩm chức năng …
với nhiều quy cách đóng gói khác nhau như đóng chai, ép gói, ép vỉ, …. Mẫu mã bao bì
được thiết kế độc đáo, hấp dẫn, đảm bảo yêu cầu bảo quản chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế.
Thế mạnh về sản phẩm của Dược Hậu Giang:
Năm 2005, Dược Hậu Giang là đơn vị đầu tiên cho ra đời 02 dòng sản phẩm kháng
sinh thế hệ mới thuộc dạng đặc trị dành cho hệ thống điều trị là Haginat (Cefuroxim -
125mg, 250mg, 500mg) và Klamentin (Amoxicillin + Acid clavulanic - 250mg,
500mg, 1g), sử dụng nguồn nguyên liệu từ Châu Âu với công nghệ và kỹ thuật bào chế
hiện đại. Cả 02 dòng sản phẩm trên đánh dấu bước đột phá của Dược Hậu Giang trong
công tác bào chế, có sức cạnh tranh cao về chất lượng, mẫu mã và giá cả so với hàng
ngoại cùng loại, góp phần bình ổn giá thuốc trên thị trường.
Dòng sản phẩm giảm đau, hạ sốt mang thương hiệu Hapacol (hoạt chất chính là
Paracetamol - nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu) gồm 20 sản phẩm với đầy đủ dạng bào chế,
hàm lượng phong phú, đa dạng, phù hợp cho mọi đối tượng. Hapacol đang là dòng sản
phẩm được khách hàng ưa chuộng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số của Công
ty. Hapacol được định hướng kết hợp hoạt chất Paracetamol với nhiều loại hoạt chất
khác để tạo ra những sản phẩm mới làm tăng tác dụng điều trị, tăng sự phong phú về
sản phẩm và tăng khả năng lựa chọn của khách hàng.
Cho đến nay, Dược Hậu Giang là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất được nhiều
dạng thuốc gói dành cho trẻ em gồm các nhóm như: kháng sinh (Haginat, Klamentin,
Kefcin, Emycin, Rovas, Hafixim, Hapenxin, Hagimox); giảm đau - hạ sốt (dòng
Hapacol); long đàm (Mitux); tiêu hoá (Hamett) ... đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều trị các
loại bệnh thường gặp ở trẻ em, giúp trẻ dễ uống, thuận lợi cho các bác sĩ trong việc
tuân thủ phác đồ điều trị.
Dược Hậu Giang đã kết hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương - Hà Nội so sánh tác
dụng điều trị của thuốc gói Haginat và Klamentin với hàng ngoại nổi tiếng cùng loại
trên thị trường, kết quả cho thấy: 02 sản phẩm trên có tác dụng tương đương và giá
bán chỉ bằng 50% hàng ngoại nhập. Hiện nay, 02 sản phẩm này được sử dụng rộng rãi
tại Bệnh viện Nhi Trung ương - Hà Nội, Viện Nhi Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi
đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 - Tp. HCM và hầu hết các Khoa nhi của Bệnh viện Đa
khoa tỉnh, thành phố, huyện,...
Thuốc gói dành cho trẻ em của Dược Hậu Giang với sản lượng lớn nhất hiện nay
trong ngành dược Việt Nam đã góp phần tích cực vào chương trình khám và điều trị
miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi của Nhà nước. Với tiêu chí điều trị có chất lượng, tiết
kiệm kinh phí, hầu hết các Bệnh viện Nhi và Bệnh viện Đa khoa trong cả nước đều đã
và đang sử dụng các sản phẩm hệ thuốc gói của Dược Hậu Giang.
Dòng sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên mà đặc biệt là Choliver
(được bào chế từ cây Artichaut và một số dược liệu khác) điều trị về gan mật được các
chuyên gia Moldova thử nghiệm lâm sàng tại Moldova và đánh giá cao về hiệu quả
điều trị. Choliver được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Đông Âu như: Nga,
Moldova, Ukraina, Rumani. Sản lượng xuất khẩu năm 2005 là 35 triệu viên (trị giá
2,46 tỷ đồng), đến thời điểm hiện tại năm 2006 là 40,5 triệu viên (trị giá 2,84 tỷ đồng),
góp phần nâng cao doanh thu xuất khẩu của Dược Hậu Giang.
Theo xu hướng thị trường hiện nay (điều trị vừa hiệu quả, vừa an toàn), những sản
phẩm được bào chế từ thảo dược như: Choliver, Eugica, ... sẽ là những sản phẩm có
giá trị xuất khẩu rất lớn. Việc xây dựng và phát triển các sản phẩm từ thảo dược là
mục tiêu mà Dược Hậu Giang đang đầu tư phát triển dựa trên lợi thế của thảo dược
Việt Nam.
1.6 Doanh thu, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua các năm
Doanh thu từng nhóm sản phẩm qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 09 tháng đầu năm 2006
Khoản mục
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Hàng sản xuất 388.819 86,26% 492.999 88,98% 539.687 91,64%
Hàng khác (*) 61.928 13,74% 61,032 11,02% 49.242 8.36%
Tổng doanh thu 450.747 100,00% 554.031 100,00% 588.929 100,00%
Nguồn: Dược Hậu Giang
Lợi nhuận kinh doanh của từng nhóm sản phẩm qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 09 tháng đầu năm 2006
Khoản mục
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Hàng sản xuất 29.879 92,07% 52.311 95,98% 59.149 97,44%
Hàng khác (*) 2.575 7,93% 2.189 4,02% 1.556 2,56%
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh 32.454 100,00% 54.500 100,00% 60.705 100,00%
Nguồn: Dược Hậu Giang
2. Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre
2.1 Giới thiệu về công ty
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE
Tên tiếng Anh: BEN TRE PHARMACEUTICAL JOINT-STOCK COMPANY
Tên viết tắt: Bepharco
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VNĐ (Ba mươi tỷ đồng Việt Nam)
Trụ sở chính: Số 6 A3 - Quốc lộ 60 - Phường Phú Khương - Thị xã Bến Tre - Tỉnh
Bến Tre.
Điện thoại: (84-075) 3 813 447 - 3 829 528
Fax: (84-075) 3 824 248
Email: bepharco@vnn.vn
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 5503000017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tỉnh Bến Tre cấp lần đầu ngày 05/07/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày
31/01/2008.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Sản xuất thuốc trị bệnh cho người,
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng: thuốc thành phẩm, bao bì, nguyên phụ liệu,
hương liệu phục vụ sản xuất, hóa chất xét nghiệm, sản phẩm sinh học.
- Kinh doanh thuốc trị bệnh cho người.
- Kinh doanh các loại máy móc, trang thiết bị y tế.
- Kinh doanh thực phẩm chức năng (thực phẩm dinh
dưỡng)
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre mà tiền thân của nó là phòng Bào chế thuốc của
Ban Dân Y Bến Tre được thành lập từ năm 1963. Trong những năm kháng chiến,
phòng bào chế đã sản xuất và cung ứng thuốc men phục vụ cho cấp cứu, điều trị cho
thương bệnh binh, cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh với trên 30 sản phẩm gồm các
dạng thuốc tiêm, dịch truyền, thuốc viên các loại và thuốc nước.
Khi đất nước hòa bình, cùng với sự phát triển của ngành Dược cả nước, Công ty đã có
những bước phát triển không ngừng. Đặc biệt từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang
cơ chế thị trường, với chức năng nhiệm vụ là sản xuất dược phẩm, lưu thông phân phối
dược phẩm, xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, dược phẩm và trang thiết bị vật tư y tế,
công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị hiện đại
nhằm tăng cường phát triển sản xuất, đẩy mạnh phân phối lưu thông, phát triển mạnh
xuất nhập khẩu, vương ra thị trường toàn quốc, tạo bước phát triển nhảy vọt và liên tục
từ đó đến nay. Hằng năm, doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, thu nhập của cán bộ công
nhân viên, nộp ngân sách đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Với đội ngũ các bộ
trên 360 người gồm 4 dược sĩ chuyên khoa cấp I, 50 dược sĩ đại học, 19 cán bộ đại học
khác, 200 dược sĩ trung học và 98 cán bộ nhân dân, và để phục vụ tốt cho nhu cầu điều
trị và phòng bệnh của nhân dân, công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre đã thiết lập
mạng lưới lưu thông phân phối trên toàn quốc bao gồm 4 chi nhánh lớn:
1. Chi nhánh Hà Nội: Số 9, ngách 12/2, Đường Nguyễn Phúc Lai, P. Ô Chợ Dừa, Q.
Đống Đa, Hà Nội.
2. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: 436B/76 đường 3/2, Phường 12, Quận 10
thành phố Hồ Chí Minh.
3. Chi nhánh Đà Nẵng: 408 Lê Duẩn, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng.
4. Chi nhánh Cần Thơ: 176B Trần Quang Diệu, phường An Thới, quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ.
Và 6 hiệu thuốc Huyện thị trên địa bàn toàn tỉnh, hơn 30 cửa hàng bán buôn và bán lẻ,
365 đại lý với đội ngủ bán hàng được bố trí đều khắp trên toàn quốc với phương châm
“ Chất lượng – An toàn - Hiệu quả” để càng ngày thỏa mãn khách hàng.
Nhà máy sản xuất dược phẩm MEYER-BPC do công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre
liên doanh với Công ty MEYER Pharmaceuticals Ltd đã đưa vào hoạt động với trên 70
sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP được phân phối lưu thông
trên toàn quốc và xuất khẩu. Nâng cao chất lượng sản phẩm được xem là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu và để thực hiện được điều này, công ty đã nhiều năm liền liên tục
trang bị cho cán bộ công nhân viên những kiến thức sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn
GMP. Tòan bộ nguyên phụ liệu bao bì đầu vào được kiểm tra 100% với hệ thống may
móc thiết bị hiện đại, đồng bộ, đạt tiêu chuẩn châu Âu, được cung cấp bởi các công ty
đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới với độ chính xác cao theo đúng tiêu chuẩn GLP.
Máy móc sản xuất hiện đại với những dây chuyền công nghệ tiên tiến, toàn bộ các
công đoạn sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt bằng việc thực hiện hồ sơ lô, bán thành
phẩm được lấy mẫu và kiểm tra thường xuyên và liên tục theo đúng qui định GMP.
Là một nhà phân phối mạnh và có uy tín và cũng là một trong những đơn vị được nhà
nước cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp đều tiên ở Việt Nam, hiện kim ngạch xuất
khẩu đứng vào hàng đầu trong nước. Công ty đã có mối quan hệ rất tốt trong công tác
xuất nhập khẩu và là nhà phân phối lớn nhất của các đối tác nước ngoài như Egis,
Helm, AG, Cipla, Raptakos, Meyer, Gedeon Richter, Lactose Newzealand, Neo
Unicap, Aceto PTE thuộc các quốc gia mà công ty đã có quan hệ mua bán nhiều năm
liền như Australia, Hungari, Ấn Độ, Pháp, Hàn Quốc, Hồng Kông, Newzealand, Đức,
Thái Lan, Trung Quốc, Singapore.
Là một đơn vị làm ăn có hiệu quả, doanh số và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước,
công ty đã tham gia nhiều hoạt động từ thiện hàng năm, hầu hết những chương trình
những vòng tay nhân ái, tham gia nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, tham gia các
chương trình công cộng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, hổ trợ các
chương trình về nguồn khám chữa bệnh cho người nghèo, cho những vùng sâu, vùng
xa, hổ trợ các chương trình trẻ em nghèo hiếu học với kinh phí hàng triệu đồng mỗi
năm.
2.3 Cơ cấu tổ chức
2.4 Các chủng loại sản phẩm:
Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre chủ yếu tập trung
vào lĩnh vực thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng thuốc
trị bệnh cho người. Các sản phẩm rất đa dạng về mặt hàng bao gồm thuốc thông
thường và thuốc đặc trị với nhiều chủng loại và cấp độ khác nhau. Các sản phẩm này
được cung ứng từ 02 nguồn chính là nhập khẩu trực tiếp các loại thuốc đặc trị từ
nước ngoài và nguồn cung ứng thuốc trong nước.
2.6 Doanh thu thuần và lợi nhuận gộp qua các năm:
Trong năm 2008, lợi nhuận gộp của Công ty đạt 75 tỷ 293 triệu đồng, tăng 33,30%
so với năm 2007. Về cơ cấu lợi nhuận theo nhóm sản phẩm tân dược trong nước
chiếm 53,34%/tổng lợi nhuận (tăng 117,18% so với năm 2007), xét về giá trị lợi
nhuận nhóm hàng trong nước tăng hơn 26 tỷ đồng so với năm 2007 do Công ty chủ
trương giảm cơ cấu hàng nhập khẩu, đẩy mạnh phân phối kinh doanh các nhóm
hàng cung ứng từ các công ty trong nước và Meyer-BPC sản xuất làm cho doanh thu
tăng dẫn đến lợi nhuận tăng.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ phận phân tích ngành-Công ty Cổ phần chứng khoáng Bảo Việt. Báo cáo
phân tích ngành dược. 6/2009.
2. Bộ phận phân tích nghiên cứu-Công ty cổ phần chứng khoáng MHB. Báo cáo
phân tích ngành dược.3/2010.
3. Chỉ thị số 01/2008/CT-BYT ngày 25/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế vè việc
đẩy mạnh việc triển khai thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc -
GPP tại các cơ sở bán lẻ thuốc
4. Công ty cổ phẩn Dược Hậu Giang. Bản cáo bạch công ty Cổ phần Dược hậu
Giang
5. Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre- Bản cáo bạch công ty Cổ phần dược
phẩm Bến Tre. 2008
6. Cục quản lí dược- Bộ y tế. Báo cáo công tác dược năm 2008, triền khai kế
hoạch năm 2009. Tài liệu phục vụ hội nghị ngành dược toàn quốc. 23/6/2009. Hà Nội
7.
8.
20tro%20phan%20phoi%20trong%20nganh%20duoc.pdf
9.
10.
erican_medical_innovation
11. Luật dược của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số
34/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
12. Nguyễn Thị Thái hằng, Lê Viết Hùng. Quàn lí và kinh tế dược. NXB Y học
2007
13. Niên giám thống kê 2008. NXB thống kê,2009
14. Phòng phân tích-Công ty chứng khoáng ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Ngành dược Việt Nam.2008
15. Quyết định số 15/2008/QĐ-BYT ngày 21/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành quy định tạm thời nguyên tắc cơ bản để sản xuất thuốc từ dược liệu giai
đoạn tới 31/12/2010
16. TS Nguyễn Văn Yên. Luận án Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp
quản lý sản xuất và cung ứng thuốc nhằm phục vụ tốt sức khỏe nhân dân trong cơ chế
thị trường hiện nay. Luận án tiến sĩ dược học 2003
17. TS trần Công Kỷ. Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công
nghiệp dược Việt Nam đến năm 2010. Luận án tiến sĩ Kinh tế 2004 .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu về việc sản xuất và phân phối thuốc của các Công ty Dược Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện.pdf