Nghiên cứu việc biểu diễn và tổng hợp widget phục vụ mashup
Trang nhan đề
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Mashup và một số vấn đề liên quan đến widget
Chương 3: Khảo sát và phân tích các mô hình phối hợp widget
Chương 4: Đề xuất mô hình biểu diễn widget, sự phối hợp widget và ứng dụng Mashup
Chương 5 Kiến trúc hệ thống và kết quả thử nghiệm
Chương 6 Kết luận và hướng phát triển của đề tài
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Mục lục
Chương 1 Mở đầu . 1
1.1 Giới thiệu chung 1
1.1.1 Sơ lược về Web 2.0 . 1
1.1.2 Mashup và widget . 4
1.1.3 Widget Platform . 8
1.2 Lý do thực hiện đề tài 9
1.3 Mục tiêu đề tài . 9
1.4 Nội dung . 10
Chương 2 Mashup và một số vấn đề liên quan đến widget . 11
2.1 Mashup . 11
2.1.1 Khái niệm về Mashup . 11
2.1.2 Phân loại Mashup . 14
2.1.3 Công cụ xây dựng Mashup 14
2.1.4 Kiến trúc công cụ xây dựng Mashup 16
2.1.5 Các bài toán cần nghiên cứu khi phát triển ứng dụng Mashup . 17
2.2 Các thành phần trong đặc tả widget và sự phối hợp widget . 21
2.2.1 Công nghệ phát triển widget 21
2.2.2 Mô hình biểu diễn widget 22
2.2.3 Sự phối hợp widget . 27
2.3 Kết luận 29
Chương 3 Khảo sát và phân tích các mô hình phối hợp widget . 30
3.1 Khảo sát khả năng phối hợp của widget trong các widget Platform . 30
3.2 OpenAjax widget 32
3.2.1 Giới thiệu . 32
3.2.2 Sự phối hợp widget . 33
3.2.3 Nhận xét . 35
3.3 Mô hình tích hợp các thành phần thể hiện (Jin Yu[14]) . 35
3.3.1 Giới thiệu . 35
3.3.2 Biểu diễn sự phối hợp . 36
3.3.3 Nhận xét . 37
3.4 IBM iWidget . 38
3.4.1 Giới thiệu . 38
3.4.2 Khai báo sự kiện . 41
3.4.3 Sự phối hợp widget . 42
3.4.4 Nhận xét . 44
3.5 Kết luận 47
Chương 4 Đề xuất mô hình biểu diễn widget, sự phối hợp widget và ứng
dụng Mashup . 48
4.1 Mô hình đặc tả widget . 48
iv
4.1.1 Các thành phần trong widget . 48
4.1.2 Các thuộc tính của widget khi sử dụng trong Mashup . 49
4.1.3 Thành phần mô tả widget (widget Description) 50
4.1.4 Tham số cấu hình hoạt động (UserPreferences) 51
4.1.5 Thành phần mô tả tham chiếu thư viện (Libraries) 53
4.1.6 Thành phần mô tả tham chiếu sử dụng kiểu định dạng thể hiện (Style) 53
4.1.7 Cấu trúc tham số (Structures) 54
4.1.8 Thao tác trong widget (Operations) 55
4.1.9 Sự kiện trong widget (Events) . 57
4.2 Mô hình phối hợp widget . 58
4.2.1 Mô hình biểu diễn . 58
4.2.2 Một số đề xuất biểu diễn mở rộng khả năng phối hợp . 60
4.3 Mô hình biểu diễn Mashup Canvas 63
4.4 Mashup Assistant widget . 64
4.4.1 Javascript Adapter 65
4.4.2 Action Timer 67
4.4.3 Event Explorer 68
4.5 Kết luận 68
Chương 5 Kiến trúc hệ thống và kết quả thử nghiệm 69
5.1 Kiến trúc tổng thể 69
5.2 Quy trình xử lý 71
5.2.1 Phát sinh danh sách widget được sử dụng trong Mashup 71
5.2.2 Phát sinh xử lý phối hợp tương tác giữa các widget 74
5.3 Các kịch bản thử nghiệm . 77
5.4 So sánh đánh giá 84
5.5 Kết luận 86
Chương 6 Kết luận và hướng phát triển của đề tài 87
6.1 Kết luận 87
6.2 Hướng phát triển . 90
Phụ lục A Phân loại Mashup . 96
A.1 Phân loại Mashup 96
A.2 Loại thông tin tổng hợp Mashup 96
A.3 Phân hệ tổng hợp Mashup dựa trên mô hình Client-Server .100
A.4 Cách thức tạo Mashup 102
A.5 Người dùng mục tiêu 102
Phụ lục B Các vấn đề liên quan đến tích hợp dữ liệu phục vụ Mashup 103
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu việc biểu diễn và tổng hợp widget phục vụ mashup, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69
Chương 5
Kiến trúc hệ thống và kết quả thử nghiệm
Tóm tắt:
Nội dung chương này trình bày kiến trúc tổng thể của hệ thống, quy trình
xử lý của Framework Engine. Các kịch bản thử nghiệm và việc so sánh với
các hướng tiếp cận khác cũng được trình bày ở cuối chương.
5.1 Kiến trúc tổng thể
Khi xây dựng widget, nhà phát triển có thể lựa chọn cài đặt widget dựa trên bất kỳ
thư viện Javascript, hoặc các công nghệ .NET, Java, RIA …
Trong đặc tả widget, ngoài các mô tả về giao diện và xử lý (khai báo trong các
thành phần User Preferences, Libraries, Style, Content), widget còn được chú thích
khai báo các thành phần cho biết khả năng phối hợp hoạt động của nó (Structure,
Event, Operation).
Quá trình tổng hợp Mashup là tạo ra đặc tả Mashup Canvas, cũng là biểu diễn của
một trang web kết quả. Biểu diễn Mashup Canvas giúp cho quá trình tái sự dụng và
mở rộng trang web sau khi tổng hợp dễ dàng hơn bằng cách bổ sung thêm các mô tả
cần thiết và tất cả đều được thực hiện thông qua biểu diễn trừu tượng.
Khi thực hiện đặc tả Mashup Canvas, nhà phát triển sẽ khai báo các widget được
sử dụng trong thành phần Layout và mối quan hệ tương tác (listener) giữa các widget
trong Event Listeners (Bảng 4-19).
Kết quả đặc tả của Mashup Canvas sẽ được cung cấp cho Engine thực hiện xử lý.
Engine là thành phần chính trong hệ thống có vai trò phân tích đặc tả widget, Mashup
Canvas và kết xuất trang web kết quả (HTML, CSS, Javascript tương tác).
70
Kiến trúc tổng thể của hệ thống được mô tả chi tiết trong Hình 5-1.
Hình 5-1: Kiến trúc tổng thể của hệ thống.
Chú thích: Các widget sau khi xây dựng sẽ được lắp ráp và phối hợp trên Mashup
Canvas, sau đó sẽ được cung cấp cho Engine để phát sinh ứng dụng kết quả.Vai trò và quy
trình xử lý của Engine sẽ được trình bay chi tiết trong phần 5.2.
71
5.2 Quy trình xử lý
5.2.1 Phát sinh danh sách widget được sử dụng trong Mashup
Trong bước này, Engine sẽ phân tích thành phần Layout trong đặc tả Mashup
Canvas (canvas.xml), xác định các widget tham gia quá trình tổng hợp và phát sinh
widget Runtime tương ứng trên trang Web kết quả (HTML Web Page).
Hình 5-2 mô tả một cách tổng quát quy trình phát sinh các widget hoạt động trên
ứng dụng Mashup kết quả (Widget Runtime) từ các khai báo widget trong thành phần
Layout của Mashup Canvas.
Hình 5-2: Quy trình phát sinh widget Runtime từ các khai báo widget trong thành
phần Layout của Mashup Canvas
Với mỗi khai báo widget tham gia tiến trình phối hợp, Engine sẽ dựa vào thuộc
tính ReferenceModel để truy cập toàn bộ đặc tả chi tiết các thành phần trong widget:
widget Description, User Preferences, Libraries, Style, Content. Sau đó, các thành
phần trên sẽ được Engine phân tích và chuyển đổi thành mã HTML, CSS thể hiện
giao diện, Javascript xử lý tương tác trên widget.
72
Hình 5-3 mô tả chi tiết quy trình chuyển đổi các thành phần trong đặc tả widget
(Widget Model) để tạo ra widget runtime hoạt động trong Mashup.
Help
Information
Hình 5-3: Quy tắc chuyển đổi các thành phần trong Widget Model
Quá trình chuyển đổi trong mỗi thành phần được thực hiện như sau:
Widget Description: sẽ được chuyển đổi thành tiêu đề hiển thị trên widget,
Icon đại diện, các thông tin trợ giúp (Author, Author Email, Website …).
User Preferences: được Engine chuyển đổi thành giao diện đồ họa để
người dùng tùy biến tham số hoạt động của widget.
Ví dụ: User Preferences của Widget bản đồ cung cấp 2 tham số tùy biến chiều
rộng và chiều cao của bản đồ được biểu diễn như sau:
<Preference Name="txtWidth" Type="Text" DefaultValue="500"
Label="Width:" />
<Preference Name="txtHeight" Type="Text" DefaultValue="400"
Label="Height:" />
73
Biểu diễn trên sẽ được chuyển đổi thành mã html với giao diện kết quả thể hiện
trong Hình 5-4.
Libraries: mỗi thành phần Library bên trong sẽ được chuyển đổi thành thẻ
trong HTML tham chiếu các thư viện javascript.
Style: mỗi thành phần CSSReference được chuyển đổi thành thẻ <link
href=”…” > trong HTML tham chiếu các tập tin css chứa kiểu định dạng
thể hiện bên ngoài.
Content: toàn bộ nội dung trong Content sẽ được chép toàn bộ vào nội
dung của Widget Runtime.
Width
Height
Hình 5-4: Giao diện tùy biến tham số hoạt động phát sinh từ đặc tả
74
5.2.2 Phát sinh xử lý phối hợp tương tác giữa các widget
Dựa trên đặc tả mối quan hệ tương tác giữa các widget khai báo trong thành phần
Event Listeners của Mashup Canvas, Engine phát sinh mã nguồn Javascript thực hiện
quá trình phối hợp.
Hình 5-5 mô tả một cách tổng quát quy trình Engine phát sinh xử lý thực hiện tiến
trình phối hợp.
Hình 5-5: Quy trình Engine phát sinh Javascript thực hiện tiến trình phối hợp
Với mỗi khai báo mối quan hệ phối hợp Listener trong thành phần Event Listener
của Mashup Canvas, Engine sẽ dựa vào mô tả của các thuộc tính khai báo trong
Listener (Publisher, Subscriber, SourceEvent, Operation/DestinationEvent) và đặc tả
chi tiết các thành phần hỗ trợ phối hợp trong widget Model (Structures, Operations,
Events) để phát sinh mã Javascript thực hiện kịch bản phối hợp hoạt động giữa các
widget Runtime trong ứng dụng Mashup kết quả.
Tùy vào đặc tả biểu diễn Listener có khai báo ánh xạ truyền tham số sự kiện
Mapping, quy trình phát sinh sẽ được thực hiện theo mô tả chi tiết trong Hình 5-6
hoặc Hình 5-7.
75
Hình 5-6: Quy trình phát sinh mã javascript phối hợp nếu trong đặc tả Listener
không có biểu diễn ánh xạ Mapping
Theo Error! Reference source not found., xử lý của Engine bao gồm các bước
sau:
Bước 1: phát sinh lời gọi hàm đăng ký sự kiện bind từ widget Publisher.
Bước 2: truyền tham số đầu tiên vào hàm bind với giá trị là nội dung của
thuộc tính SourceEvent trong Listener.
76
Bước 3: SourceEvent sẽ truy cập đến đặc tả chi tiết của sự kiện (Event)
trong Widget Model để lấy toàn bộ tham số sự kiện mà nó cung cấp.
Bước 4: Phát sinh danh sách tham số sự kiện; sau đó truyền vào danh sách
đối số của anonymous function trong đối số thứ 2 của phương thức bind.
Đối số thứ 2 trong phương thức bind được dùng để khai báo hàm xử lý sự
kiện (event handler) được kích hoạt khi SourceEvent phát ra; trong quy
trình này, nó cũng chính là anonymous function.
Bước 5: Phát sinh nội dung hàm xử lý sự kiện anonymous function là lời
gọi đến thao tác Operation được khai báo trong Listener.
Bước 6: Truyền tất cả tham số sự kiện tạo ra trong bước 4 vào danh sách
đối số của thao tác đã phát sinh ở bước 5.
Hình 5-7: Quy trình phát sinh mã javascript phối hợp nếu trong đặc tả Listener sử
dụng biểu diễn ánh xạ Mapping
77
Hình 5-7 mô tả cụ thể quy trình phát sinh phối hợp widget của Engine, bao gồm
các bước sau:
Bước 1, 2, 3: thực hiện tương tự quy trình trong Hình 5-6.
Bước 4: Operation trong Listener sẽ truy cập đến đặc tả chi tiết của thao tác
(Operation) trong Widget Model để lấy toàn bộ đối số mà thao tác yêu cầu.
Bước 5: Với mỗi biểu diễn ánh xạ tham số Mapping, Engine sẽ tạo ra danh
sách tham số truyền (Parameter List) phù hợp với số lượng và thứ tự mà
thao tác (operation) ở bước 4 yêu cầu. Danh sách tham số kết quả này cũng
được truyền vào anonymous function của phương thức bind.
Bước 6: Phát sinh nội dung hàm xử lý sự kiện anonymous function là lời
gọi đến thao tác Operation được khai báo trong Listener.
Bước 7: Truyền tất cả tham số sự kiện tạo ra trong bước 5 vào danh sách
đối số của thao tác đã phát sinh ở bước 6.
Ví dụ minh họa cách thức thực hiện của 2 quy trình trong Hình 5-6, Hình 5-7
được trình bày trong mục 5.3.
5.3 Các kịch bản thử nghiệm
Chúng tôi đã triển khai 12 kịch bản Mashup thử nghiệm, trong đó widget được
xây dựng dựa trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau và thành phần tham số phối
hợp được thử nghiệm từ kiểu cơ sở đến cấu trúc phức tạp.
Danh sách widget cài đặt cùng với mô tả về các kịch bản phối hợp được trình bày
trong Bảng 5-1.
78
STT Widget
phát sự kiện
Widget
xử lý sự kiện
Ghi chú
1 Widget liệt kê danh
sách địa điểm và
được cài đặt dựa trên:
HTML, CSS, JQuery
(Location Widget)
Widget bản đồ Widget bản đồ cài đặt dựa trên các API
do Google Map cung cấp
2 Widget liệt kê danh
sách tập tin
multimedia (Favorite
Multimedia Widget)
Widget đọc file
mp3/swf/flv.
Widget xử lý sự kiện tận dụng thư viện
FlowPlayer phát triển từ JQuery và
Flash để play các
tên file do Widget nguồn truyền sang.
3 Widget thể hiện bảng
thống kê tỷ lệ sử
dụng các trình duyệt
trong 4 năm gần đây
nhất (Table Widget)
Widget vẽ biểu đồ Widget biểu đồ phát triển dựa trên thư
viện Asp.net WebChart Control
(
art/). Sự phối hợp dựa trên các biểu
diễn ánh xạ tham số Mapping
4 Table Widget
(HTML, CSS,
JQuery)
Widget vẽ biểu đồ Widget biểu đồ tận dụng thư viện
Visifire Silverlight Chart
( Sự phối hợp dựa
trên các biểu diễn ánh xạ tham số
Mapping
5 Table Widget
(HTML, CSS,
JQuery)
Widget vẽ biểu đồ Widget biểu đồ tận dụng thư viện Flash
Fusion Chart
( Số
lượng & thứ tự tham số truyền và nhận
không khớp. Sự phối hợp dựa trên các
biểu diễn ánh xạ tham số. Đối với các
tham số được yêu cầu mà không có
biểu diễn tham số truyền, Engine sẽ
phát sinh giá trị mặc định tương ứng
theo kiểu dữ liệu mà thao tác yêu cầu.
6 Location Widget
(HTML, CSS,
JQuery)
Widget bản đồ Widget bản đồ sử dụng Google Map
API; sự phối hợp sử dụng biểu diễn
ParamGroup để gom nhóm tạo cấu trúc
tham số tự động.
79
STT Widget
phát sự kiện
Widget
xử lý sự kiện
Ghi chú
7 Action Timer Widget
(HTML, CSS,
JQuery)
Widget bản đồ Widget bản đồ định thời sẽ gọi Web
Service lấy vị trí hiện thời của một mục
tiêu di động và thể hiện lên Google
Map. Tham số định thời phía Action
Timer Widget có thể cấu hình vào thời
điểm runtime.
8 Action Timer Widget
(HTML, CSS,
JQuery)
Widget bản đồ Cập nhật lại kịch bản 7, Widget Action
Timer khi phát ra sự kiện sẽ kích hoạt
sự kiện PositionUpdated của Widget
bản đồ hiển thị vị trí hiện thời lên
Google Map.
9
Mashup được tổng hợp dựa trên sự phối hợp giữa 3 widget: Location, Javascript
Adapter, widget bản đồ; trong đó Javascript Adapter đóng vai trò trung gian thực
hiện chuyển đổi dữ liệu. Chi tiết kịch bản phối hợp bao gồm 2 giai đoạn với chi tiết
như sau:
Location Widget Javascript
Adapter Widget
(HTML, CSS,
JQuery)
Javascript Adapter nhận mảng tham số
với 3 thông tin DiaChi, ToaDoX,
ToaDoY từ Location Widget.
Javascript Adapter tạo mảng tham số phù
hợp với đối số do Widget bản đồ yêu cầu
với 2 thông tin: cấu trúc tọa độ
MyGLatLng, Tên địa chỉ.
Javascript Adapter
Widget (HTML,
CSS, JQuery)
Widget bản đồ Javascript Adapter sau khi gom nhóm và
tạo xong tham số sẽ truyền cho Widget
bản đồ thể hiện kết quả.
Ghi chú: Logic cài đặt xử lý chuyển đổi
dữ liệu trong Javascript Adapter có thể
tùy biến vào lúc runtime.
10 Table Widget
(HTML, CSS,
JQuery)
Widget vẽ biểu
đồ
Widget vẽ biểu đồ tận dụng xử lý vẽ biểu
đồ trong thư viện Javascript: Dojo,
JQuery Google Chart và Yahoo User
Interface Library. Biểu diễn ánh xạ
truyền tham số giữa các widget đều được
kiểm thử trong các kịch bản Mashup.
80
STT Widget
phát sự kiện
Widget
xử lý sự kiện
Ghi chú
11 Location Widget
(phát triển dựa trên
Silverlight)
Widget bản đồ Việc phối hợp có nội dung tương tự kịch
bản 1 nhưng thay thế kỹ thuật xây dựng
Widget nguồn (Location Widget) bằng
công nghệ Silverlight nhằm minh họa
khả năng tương tác giữa các nền tảng
khác nhau mà mô hình đề xuất hỗ trợ.
12 Location Widget
(HTML, CSS,
JQuery)
Event Explorer
Widget
Tất cả các thông tin trong tham số sự
kiện truyền (cấu trúc và nội dung tham
số) được thể hiện trực quan lên Widget
nhận.
Bảng 5-1: Các kịch bản tổng hợp Mashup
Chúng tôi đơn cử trình bày chi tiết biểu diễn phối hợp trong kịch bản 5 nhằm thể
hiện một cách rõ ràng và cụ thể hơn về xử lý trong các kịch bản tổng hợp Mashup.
Hình 5-8: Ứng dụng Mashup theo kịch bản 5
Hình 5-8 thể hiện giao diện ứng dụng Mashup tổng hợp được phát sinh dựa theo
biểu diễn theo kịch bản 5.
Dựa theo kịch bản phối hợp này, Widget nguồn là một bảng thống kê trong đó
mỗi dòng mô tả thông tin về tỷ lệ sử dụng của 1 trình duyệt trong 4 năm gần đây nhất.
81
Khi người dùng chọn 1 dòng trên bảng, sự kiện RowSelection_Changed sẽ được phát
ra kèm theo tham số sự kiện chứa toàn bộ thông tin của dòng vừa chọn. Biểu diễn chi
tiết của sự kiện này được mô tả như sau:
<Event Name="RowSelection_Changed"
Description="Raise when user click on one row" >
<Param Name="arrColumnName" DataType="Array"
ElementDataType="String" />
<Param Name="arrCellValue" DataType="Array"
ElementDataType="Number"/>
Sự kiện RowSelection_Changed bao gồm 3 tham số:
SoftwareName: tên phần mềm của dòng được chọn
arrColumnName: danh sách tiêu đề cột thể hiện các năm từ 2006 đến 2009
trong bảng thống kê
arrCellValue: danh sách tỷ lệ sử dụng của trình duyệt theo từng năm
Ý nghĩa các tham số này được mô tả chi tiết trong Hình 5-9.
Hình 5-9: Ý nghĩa các tham số sự kiện truyền của Table Widget
Bên phía Widget nhận, thao tác vẽ biểu đồ CreateFusionChart với 5 đối số:
chartTitle, xAxisName, yAxisName, arrName, arrValue, được biểu diễn như sau:
<Input Name="arrName" DataType="Array"
ElementDataType="String" Required="true"/>
<Input Name="arrValue" DataType="Array"
ElementDataType="Number" Required="true"/>
Ý nghĩa tham số trong thao tác CreateFusionChart được mô tả trong Hình 5-10.
82
chartTitlearrValue
arrName
Hình 5-10: Ý nghĩa các tham số trong thao tác CreateFusionChart
Từ các biểu diễn này, Mashup được tổng hợp có biểu diễn như sau:
<Widget Id="Table1"
Top="100" Left="30" Width="500" Height="200"
ReferenceModel="Widget Models/TableChart.xml" >
<Widget Id="FusionChartFlash1"
Top="100" Left="550" Width="600" Height="600"
ReferenceModel="Widget Models/FusionChartFlash.xml" >
<Listener
Publisher="Table1"
SourceEvent="RowSelection_Changed"
Subscriber="FusionChartFlash1"
Operation="CreateFusionChart" >
<Mapping ParamName="SoftwareName"
InputName="chartTitle" />
<Mapping ParamName="arrColumnName"
InputName="arrName" />
<Mapping ParamName="arrCellValue"
InputName="arrValue" />
83
Trong ví dụ trên, 2 widget được sử dụng trong ứng dụng Mashup bao gồm
Table1, FusionFlashChart1 được khai báo trong thành phần Layout. Các Widget
tham chiếu thông tin đặc tả đầy đủ của mình dựa vào thuộc tính ReferenceModel.
Mối quan hệ phối hợp được khai báo thông qua Listener với đầy đủ thuộc tính cần
thiết cần thiết cho sự phối hợp: widget phát sự kiện Publisher, sự kiện phát ra
RowSelection_Changed, widget xử lý sự kiện FusionFlashChart1, thao tác xử lý
CreateFusionChart.
Từ các biểu diễn ánh xạ truyền tham số Mapping trong ví dụ trên, kết quả quá
trình truyền tham số được minh họa trong Hình 5-11.
Hình 5-11: Kết quả truyền tham số dựa vào các biểu diễn ánh xạ Mapping
84
5.4 So sánh đánh giá
Trong phần này, chúng tôi trình bày những so sánh, đánh giá khả năng của mô
hình đề xuất với các hướng tiếp cận có liên quan.
Framework Mô hình biểu diễn widget
OpenAjax Dựa trên các đặc tả dạng khai báo và script
Giải pháp của Jin Yu[14] Dựa trên đặc tả dạng khai báo nhưng chưa cung cấp đầy đủ các
mô tả biểu diễn widget, chẳng hạn widget Description, User
Preferences.
IBM iWidget Dựa trên dạng khai báo và script
Mô hình đề xuất Dựa trên dạng khai báo và script
Bảng 5-2: So sánh mô hình biểu diễn widget giữa các Framework
Bảng 5-2 cho thấy mô hình luận văn đề xuất biểu diễn tất cả thành phần trong
widget theo dạng khai báo; trong đó, các xử lý trên widget được cài đặt dựa trên mã
kịch bản javascript. Phương pháp này cũng được OpenAjax và IBM iWidget sử dụng
trong đặc tả widget của mình.
Framework Mô hình biểu diễn phối hợp widget
OpenAjax widget Không có biểu diễn.
Giải pháp của Jin Yu[14] Có cung cấp biểu diễn nhưng vẫn còn một số hạn chế:
Chưa đề cập tường minh tham số sự kiện kiểu cấu trúc
Chưa cung cấp đặc tả ánh xạ tham số nếu Operation có
nhiều hơn 1 tham số
Chưa cung cấp cơ chế lan truyền sự kiện
Việc chuyển đổi định dạng kiểu dữ liệu (Data Mapping),
hoặc thực hiện các chuyển đổi mở rộng (Additional Integration
Logic) chỉ nêu ý tưởng, chưa cung cấp cài đặt thực tế
IBM iWidget Có cung cấp biểu diễn giải quyết hầu hết các hạn chế trong đề
xuất của Jin Yu[14], tuy nhiên trong biểu diễn vẫn còn hạn chế
về cấu trúc tham số truyền giữa các widget, dẫn đến khả năng
tích hợp và thay thế widget tương đương khó khăn.
Mô hình đề xuất Dựa trên các ý tưởng trong mô hình đề xuất của Jin Yu[14] và
IBM iWidget[26], trong đó mở rộng thêm một số biểu diễn về
ánh xạ tham số truyền nhằm giải quyết hạn chế về ràng buộc
cấu trúc tham số truyền giữa các widget và cho phép chuyển
đổi cấu trúc tham số tự động.
Bảng 5-3: So sánh mô hình biểu diễn phối hợp widget giữa các Framework
85
Dựa vào kết quả so sánh trong Bảng 5-3, mô hình biểu diễn đề xuất đã khắc phục
hầu hết các hạn chế về khả năng phối hợp trong giải pháp biểu diễn của Jin Yu [14]
và IBM iWidget [26]. Cụ thể, đối với phương pháp của Jin Yu [14], mô hình luận văn
đề xuất đã:
Cung cấp đặc tả biểu diễn các thành phần trong cấu trúc tham số sự kiện
cũng như đối số của thao tác.
Cung cấp ánh xạ tham số truyền trong trường hợp thao tác (operation) ở
widget nhận khai báo nhiều hơn một đối số. Với hỗ trợ này, hàm xử lý sự
kiện không bắt buộc chỉ được khai báo với 1 đối số như các mô hình lập
trình truyền thống mà có thể là bất kỳ hàm nào widget nhận cung cấp sẵn.
Cung cấp đặc tả biểu diễn việc lan truyền sự kiện giữa các widget (mục
4.2.2.1).
Cài đặt các widget hỗ trợ quá trình chuyển đổi dữ liệu truyền (Javascript
Adapter - mục 4.4.1).
Đối với đặc tả iWidget của IBM, đề xuất đã:
Cung cấp biểu diễn ánh xạ truyền tham số nhằm hạn chế sự phụ thuộc giữa
các widget gây ra do khai báo các thành phần trong cấu trúc tham số sự
kiện (mục 4.2.2.2, 4.2.2.3).
Mở rộng khả năng khai báo danh sách đối số của thao tác (thao tác có thể
khai báo tùy ý số lượng đối số) cũng như cách thức sử dụng tham số sự
kiện mà thao tác yêu cầu (mục 4.2.2.2).
Framework Khả năng tạo Mashup an toàn
OpenAjax Sử dụng Managed Hub trong chuẩn OpenAjax Hub
2.0
Giải pháp của Jin Yu[14] Không đề cập.
IBM iWidget Không đề cập.
Mô hình đề xuất Engine cài đặt chưa hỗ trợ.
Bảng 5-4: So sánh khả năng bảo mật giữa các Framework
86
Khi xây dựng Engine, ta có thể quyết định mã nguồn phối hợp javascript do
Engine phát sinh có tuân theo cơ chế tạo Mashup an toàn hay không. Engine cài đặt
chưa hỗ trợ khả năng này (Bảng 5-4).
Framework Các hỗ trợ về môi trường phát triển, khả năng hỗ trợ Mashup
widget IDE Mashup Editor
Mashup widget
Assistant
OpenAjax
IBM iWidget
Giải pháp của Jin
Yu[14]
Mô hình đề xuất
Bảng 5-5: So sánh môi trường phát triển, khả năng hỗ trợ Mashup
Bảng 5-5 so sánh các khả năng hỗ trợ của các phương pháp. Tuy nhiên, mục tiêu
của luận văn là khảo sát, phân tích, đánh giá một cách khách quan các phương pháp
biểu diễn và tổng hợp widget. Trên cơ sở đó, đề xuất thêm các biểu diễn bổ sung
nhằm giúp cho quá trình phối hợp có thể tiến hành một cách dễ dàng và thuận tiện.
Việc xây dựng các môi trường phát triển widget (widget IDE), tổng hợp Mashup
(Mashup Editor) không phải là trọng tâm của đề tài; tuy nhiên, các công cụ này có
thể phát triển trong tương lai nhằm mang lại các hỗ trợ cần thiết, giúp cho việc xây
dựng ứng dụng Mashup thực sự là một hướng tiếp cận gần gũi, phù hợp với người
dùng cuối theo tinh thần của Web 2.0.
5.5 Kết luận
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày chi tiết kiến trúc tổng thể hệ thống, làm
rõ vai trò của Engine trong việc phân tích các mô hình biểu diễn và phát sinh ứng
dụng tổng hợp Mashup. Mô hình cũng được so sánh, đánh giá với các hướng tiếp cận
của OpenAjax widget, Jin Yu [14], IBM iWidget theo 4 tiêu chí, cụ thể: mô hình biểu
diễn widget, mô hình biễu diễn phối hợp widget, khả năng tạo Mashup an toàn, môi
trường hỗ trợ phát triển Mashup.
Nội dung chương tiếp theo sẽ tổng kết các kết quả đã thực hiện cũng như hướng
phát triển của đề tài.