Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất Rau của Việt Nam

• Tăng cường năng lực cho các nhà nghiên cứu, cán bộkhuyến nông trong sửdụng hệ thống sản xuất rau thủy canh, thiết kếnhà kính, quản lý sau thu hoạch và thực hành nông nghiệpt tốt (GAP). Các tập huấn bao gồm tập huấn trong nước và tập huấn tại Úc trong 4 tuần. • Áp dụng, cải thiện công nghệmới được anh Nguyễn Hồng Phong thực hiện đểsản xuất rau và cây giống tại tỉnh Lâm Đồng. Kết quảcuối cùng là bằng công nghệmới, cách quản lý mới, anh Phong đã bán được sản phẩm rau của mình vào siêu thịmetro và Saigon Co-opmart. • Sựgóp ý vềkỹthuật và trợgiúp vềthông tin đểgiúp hoàn thiên hơn sản xuất rau trong nhà lưới của các chuyên gia Úc cho trung tâm công nghệcao tại Hà Nội, Hải Phòng, một nhóm nông dân ởHuếvà Cần Thơ. • 4 lớp tập huấn với 275 học viên bao gồm cán bộnghiên cứu, khuyến nông, các cán bộ sởnông nghiệp, nông dân và các nhà tiêu thụ) của Thành phốHồChí Minh, hà Nội, Cần Thơvà Đà Lạt. Nội dung tập huấn bao gồm hệthống sản xuất rau trong nhà lưới, quản lý chuỗi cung ứng, thực hành nông nghiệp tốt (GAP)

pdf19 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3335 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất Rau của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Bộ Nông nghiệp và PTNT Báo cáo tổng kết Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất Rau của Việt Nam Dự án 004/04VIE 1 Mục lục 1. Thông tin về đối tác dự án_______________________________________________ 1 2. Tóm tắt dự án _________________________________________________________ 2 3. Báo cáo tóm tắt________________________________________________________ 2 4. Đặt vấn đề____________________________________________________________ 3 5. Các tiến độ đã thực hiện đến nay _________________________________________ 3 5.1 Các nội dung đã thực hiện _________________________________________________ 3 5.1.1 Đánh giá giá thể xơ dừa của Việt Nam _____________________________________________ 4 5.1.2 Tăng cường năng lực nghiên cứu và khuyến nông ____________________________________ 5 5.1.4. Tập huấn nông dân nhằm thay đổi tập quán và một phần chuỗi cung ứng __________________ 8 5.5. Quản lý dự án __________________________________________________________ 11 6. Báo cáo các vấn đề phát sinh ___________________________________________ 12 6.1. Môi trường_____________________________________________________________ 12 6.2. Vấn đề về giới và xã hội __________________________________________________ 12 7. Tiến hành và các vấn đề giải quyết _________________________________________ 12 7.1. Tiến hành ___________________________________________________________ 12 7.3. Xác nhận ______________________________________________________________ 12 8. Những nội dung kế tiếp ________________________________________________ 12 9. Kết luận ____________________________________________________________ 12 1 1. Thông tin về đối tác dự án Tên dự án Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất Rau của Việt Nam Đơn vị tham gia phía Việt Nam Viện Nghiên cứu Rau quả Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội - Việt Nam Chủ trì dự án phía Việt Nam PGS.TS. Trần Khắc Thi Tổ chức phía Australia Bộ Nông nghiệp NSW -DPI Viện Nghiên cứu Rau hoa quả Gosford Trung tâm Excellence về Tiếp cận thị trường và Trồng rau hoa quả trong Nhà lưới Phối hợp với Trung tâm quốc gia về trồng rau hoa quả trong nhà lưới Cán bộ dự án phía Australia TS. Suzie Newman; TS. Sophie Parks Ông Joseph Ekman TS. Vong Nguyen – Giám đốc dự án trước đây, đã về hưu Thời gian phê duyệt 30 tháng 9 năm 2005 Thời gian kết thúc (dự kiến) 30 tháng 9 năm 2007 Thời gian kết thúc 31/5/2008 Thời gian báo cáo tiến độ Báo cáo tổng kết Các cán bộ có liên quan Phía Australia: Trưởng nhóm Tên: TS. Suzie Newman Telephone: +61 2 4348 1934 Chức vụ: Chuyên gia nghiên cứu rau hoa quả Fax: +61 2 4348 1910 Cơ quan: NSW DPI Email: suzie.newman@industry.nsw.gov.au Phía Australia: Cơ quan hành chính Tên: Graham Denney Telephone: 02 4348 1927 Chức vụ: Cán bộ quản lý hành chính Fax: 02 4348 1910 Cơ quan: NSW DPI Email: graham.denney@industry.nsw.gov.au Phía Việt Nam Tên PGS.TS. Trần Khắc Thi Điện thoại 84 4 8276 316 Chức vụ Phó viện trưởng Fax: 84 4 8276 148 Cơ quan Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu quỳ - Gia Lâm - Hà Nội Email vrqhn@hn.vnn.vn; tkthi@vnn.vn 2 2. Tóm tắt dự án 3. Báo cáo tóm tắt Người tiêu dùng Việt Nam yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và mức độ an toàn của rau. Hệ thống bảo vệ rau bao gồm nhà che mưa, nhà lưới, nhà kính. Những hệ thống này có tác dụng không chỉ làm tăng chất lượng rau, tăng hệ số sử dụng đất mà còn làm giảm lượng thuốc sâu sử dụng góp phần cung cấp thực phẩm an toàn cho cộng đồng. Dự án này đã tăng cường năng lực về thiết kế, xây dựng và sử dụng hệ thống bảo vệ cây trồng cũng như hệ thống thủy canh ở Việt Nam. Mục tiêu chung của dự án là cung cấp cho các nhà khoa học và các chuyên gia khuyến nông Việt Nam thông qua tập huấn, mô hình trình diễn để nâng cao trình độ về thực hành sản xuất rau và chuỗi cung ứng. Cơ quan chủ trì dự án phía Việt Nam và Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI) với Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam (IAS), Đại học Nông lâm Huế (HUAF) là các cơ quan phối hợp. Trung tâm xuất sắc NSW là đối tác phía Úc Những kết quả chính đã đạt được của dự án là: • Các thí nghiệm (10 thí nghiệm và 4 mô hình trình diễn) đã được tiến hành bao gồm thí nghiệm đánh giá giống, giá thể trồng, dinh dưỡng và hệ thống tưới và so sánh năng suất giữa nhà lưới và ngoài đồng cho sản xuất cà chua và dưa chuột tại Hà Nội, Lâm Đồng và Huế. Điều đó đã cho phép đề nghị sử dụng giống, giá thể cho sản xuất rau trong nhà lưới/kính. • Chất lượng xơ dừa Việt Nam đã được xác định rõ (pH, hàm lượng muối, màu sắc, hệ số giữ nước…), Sử dụng mụn xơ dừa của Việt Nam cho sản xuất rau trong nhà lưới đảm bảo được tiêu chuẩn về chất lượng. • 7 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế. • Xây dựng được chuỗi cung ứng cho 1) sản xuất cà chua và cây giống cà chua và 2) Chuỗi cung ứng rau cho Metro từ Đà Lạt. • Tăng cường năng lực nghiên cứu và khuyến nông đặc biệt là sử dụng hệ thống thủy canh, thiết kế nhà lưới/kính, quản lý sau thu hoạch và thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Bao gồm tập huấn trong nước, thực hành trên đồng ruộng và 8 người được du hoạc tại Úc. Hệ thống nhà kính/lưới giúp cho cây rau sinh trưởng tốt tăng cường chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với mục tiêu chung của dự án là cung cấp thông tin cho các nhà khoa học, các chuyên gia khuyến nông Việt Nam thông qua tập huấn, mô hình trình diễn để nâng cao trình độ về thực hành sản xuất nông nghiệp và chuỗi cung ứng. Những kết quả này được thể hiện qua: 1) Các thi snghieemj lặp lại trong nhà lưới và mô hình trình diễn tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam của Việt Nam; 2) Tổ chức 4 hội thảo trong nước và 3) Hai chuyến du học tại Úc cho các nhà nghiên cứu và khuyến nông. Những kết quả nổi bật của dự án là: 1) Chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt Nam cho nông dân và cán bộ nghiên cứu của Việt Nam; 2) Sử dụng hệ thống thủy canh cho cả nghiên cứu và mô hình trình diễn; 3) Tăng cường năng lực nghiên cứu và khuyến nông cho Việt Nam và 4) Phân tích hiệu quả kinh tế của hệ thống nhà kính/lưới cho sản xuất cà chua và dưa chuột. 3 • Ông Nguyễn Hồng Phong chủ trang trại sản xuất rau và cây giống rau của Lâm Đồng đã tiếp nhận và áp dụng công nghệ mới cho sản xuất rau. Đến kết thúc dự án ông Phong đã cùng với các nông dân khác áp dụng công nghệ mới và bán rau cho siêu thị Metro và siêu thị Sài Gòn – Co-opmart • Cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho nhiều xí nghiệp/công ty trong đó có công ty cung cấp giá thể, các trung tâm nhà kính công nghệ cao tại Hà Nội và Hải Phòng và các Nhóm nông dân tại Huế và Cần Thơ. • Bốn hội thảo với tổng số 275 đại biểu (các nhà nghiên cứu, khuyến nông, cán bộ sở nông nghiệp của các tỉnh, nông dân và các thành viên cung ứng khác) ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ và Đà Lạt. Hội thảo tập trung truyền đạt về công nghệ sản xuất rau trong nhà kính/lưới, quản lý chuỗi cung ứng và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) 4. Đặt vấn đề Hệ thống bảo vệ cây trồng giúp cho nông dân sản xuất rau có được cơ hội sản xuất rau chất lượng tốt, năng suất cao và giảm được lượng thuốc BVTV đầu vào. Dự án AusAID-CARD (0016) của chúng tôi tập trung nghiên cứu phát triển hệ thống nhà lưới công nghệ thấp để phát triển ngành sản xuất rau ở Việt Nam năng suất và bền vững. Nhà lưới/kính với hệ thống thủy canh tĩnh sử dụng xơ dừa cho thấy có hiệu quả kinh tế và giá cả tốt, tuy nhiên để phát triển công nghệ này yêu cầu trang thiết bị phù hợp. Dự án này tập trung cung cấp công cụ phù hợp cho sản xuất rau trong nhà lưới dạng công nghệ thấp để cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho thị trường. Những điều đó đạt được thông qua hoạt động tập huấn bao gồm tập huấn trong nước, du học Úc cho cán bộ nghiên cứu, khuyến nông và một số các mô hình trình diễn. Tham gia trong dự án này có rất nhiều thành phần không chỉ có các cơ quan nghiên cứu mà còn bao gồm các thành viên (như nông dân, khuyến nông, các thành viên trong chuỗi cung ứng) Mục tiêu của dự án này là: 1. Thông qua các công tác nghiên cứu chuyển giao tạo điều kiện mở rộng phạm vi áp dụng hệ thống nhà kính/lưới công nghệ thấp đến trung bình với việc sử dụng tối thiểu hóa chất trong sản xuất rau; 2. Xác định khó khăn trong chuỗi cung ứng rau hiện nay và sử dụng nguyên tắc đảm bảo chất lượng để giải quyết mục tiêu của dự án. 3. Tăng cường năng lực nghiên cứu và triển khai công nghệ sản xuất rau trong nhà kính/lưới, quản lý sau thu hoạch và đảm bảo chất lượng cho cán bộ Việt Nam. 4. Tăng cường liên kết giữa nhà sản xuất, người tiêu thụ, người thu gom và các nhà nghiên cứu để tăng sản lượng và khả năng cạnh tranh cho các nhà sản xuất nông nghiệp Việt Nam 5. Các tiến độ đã thực hiện đến nay 5.1 Các nội dung đã thực hiện Những thành tựu chính đạt được đã trình bày ở báo cáo tiến độ trước, trong báo cáo này chúng tôi chỉ tóm tắt lại những thành tựu đã đạt được 5.1.1. Thí nghiệm trong nhà lưới Hàng loạt các thí nghiệm và mô hình thử nghiệm được tiến hành tại Hà Nội, Huế và Lâm Đồng có so sánh giữa sản xuất trong nhà kính/lưới và biện pháp canh tác cổ truyền. Các thí 4 nghiệm về đánh giá thể cho sản xuất cà chua, dưa chuột và hệ thống thủy canh đã được tiến hành. Đã xuất bản 7 bài báo khoa học quốc tế và trong nước (Phụ lục trong báo cáo tiến độ lần thứ 7). Kết quả từ những thí nghiệm này có thể đã được khuyến cáo cho việc sản xuất rau trong nhà kính/lưới (Phụ lục trong báo cáo tiến độ lần thứ 8). Dự án không chỉ thu được kết quả về mặt khoa học và phát triển nguồn nhân lực có khả năng độc lập trong nghiên cứu và triển khai công việc. Ảnh 1: Thí nghiệm xà lách NFT tại VRQ Ảnh 2: Mô hình RtW tại Lâm Đồng 5.1.1 Đánh giá giá thể xơ dừa của Việt Nam Dự án đã tiến hành đánh giá mụn xơ dừa của Việt Nam theo tiêu chuẩn của Úc và châu Âu về các chỉ tiêu vật lý, hóa học của giá thể so với các mẫu xơ dừa khác. Bảng 1 cho thấy phân tích về kết quả kim loại nặng của các mẫu xơ dừa khác nhau là rất khác nhau. Mụn xơ dừa của đồng bằng sông Mê Kông được xác định là tốt, đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo chất lượng có thể thương mại được loại giá thể này. Phát triển thị trường xơ dừa Việt Nam để sử dụng cho nhà kính/lưới và ngành sản xuất rau thủy canh và tập trung quản lý duy trì chất lượng mà sản phẩm xơ dừa của Việt Nam đã đạt được. Bảng 1: Phân tích kim loại nặng của 8 mẫu xơ dừa khác nhau Mẫu Nguồn gốc Màu sắc Mã màu Hàm lượng Al (mg/kg) Hàm lượng As (mg/kg) Hàm lượng Ca (mg/kg) Hàm lượng Cl (mg/kg) Hàm lượng Cu (mg/kg) Hàm lượng Ni (mg/kg) Hàm lượng Pb (mg/kg) Hàm lượng Se (mg/kg) Hàm lượng Zn (mg/kg) 24 3 0,9 1 0,9 1,3 1,7 6,6 1,1 Mẫu ko tên Ko biết Ghi vàng 160D 1100 < 3 < 0,9 3,6 3,6 <1,3 < 1,7 < 6,6 19 Xơ dừa Việt Nam Ghi vàng 177B 800 < 3 < 0,9 1,8 4,2 1,7 < 1,7 < 6,6 19 Galuku Srilanca Ghi vàng 166C 1100 < 3 < 0,9 5,6 5,6 1,8 < 1,7 < 6,6 16 Đất sạch Việt Nam Ghi vàng 166C 440 < 3 < 0,9 29 3,6 6,1 < 1,7 < 6,6 21 Cty Mê Kông Việt Nam Ghi vàng 177B 520 < 3 < 0,9 3,6 3,7 1,4 < 1,7 < 6,6 13 Cty Mê Kông Việt Nam Ghi vàng 165B 370 < 3 < 0,9 26 3,3 <1,3 < 1,7 < 6,6 11 Richgro Ấn Độ Ghi vàng 165A 240 < 3 < 0,9 4,5 4,3 1,5 < 1,7 < 6,6 9 Burning Srilanca Ghi vàng 177B 500 < 3 < 0,9 7,1 4,4 <1,3 < 1,7 < 6,6 13 5 Công ty Mê Kông hiện nay đang sản xuất mụn xơ dừa phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu. Việc kinh doanh sản phẩm mụn xơ dừa gồm khối xơ dừa, San rphaamr xơ dừa bao gồm rất nhiều dạng như: khối vuông (như viên gạch), bầu gieo cây, cốc bằng xơ dừa với các hình dạng và kích cỡ rất khác nhau. Cốc gieo hạt hay khối xơ dừa được sử dụng để trồng rau trong nhà lưới, thủy canh. Bên cạnh một số đặc điểm chất lượng sản phẩm mụn xơ dừa còn yêu cầu đồng đều về kích cỡ của sợi và hàm lượng muối. Ảnh 3:Mẫu xơ dừa hành khối Ảnh 4: Ngâm mụn xơ dừa trong nước để khử muối Những mẫu khối xơ dừa nghiên cứu cho thấy chúng rất đa dạng về kích thước sợi, màu sắc Những sản phẩm khác được sử dụng với dạng sợi dài hơn, chúng được tận dụng từ những xơ dừa còn thừa. Loại sản phẩm này không được chấp nhận cho sản xuất rau do đặc tính vật lý của vật liệu Quản lý về chất lượng nhằm giảm thiểu những thay đổi về đặc điểm của sản phẩm sử dụng riêng cho sản xuất rau trong nhà kính/lưới áp dụng thủy canh. Những hoạt động chính quản lý chất lượng bao gồm: • Ước lượng, định hình các vật liệu thô đầu vào để đánh giá mức độ biến đổi của sản phẩm; • Thiết lập giới hạn các nguy cơ cho quá trình khử muối để đảm bảo rằng dư lượng nông độ muối dưới ngưỡng cho phép. • Kiểm tra các bước cắt sợi và giảm sự khác nhau về kích thước của các sợi hoặc sử dụng máy nhằm cải thiện cấp độ của sợi. Vấn đề thương mại cần phải thiết lập tiêu chuẩn chất lượng và giám sát các bước tiến hành để chắc chắn rằng sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Hình thức của sản phẩm phải phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng là không cần thiết lắm nhưng cần phải tiến hành để nhắm tới khách hàng quốc tê như Walmart. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm ổn định tốt có thể được cải thiện thông qua mục tiêu cải thiện và giám sát quá trình sản xuất, sử dụng hệ thống quản lý chất lượng để giảm thiểu rủi ro và lãng phí trong sản xuất 5.1.2 Tăng cường năng lực nghiên cứu và khuyến nông Đây là nội dung chính của dự án và các kết quả chính đạt được bao gồm: 1) phối hợp với phía Úc tiến hành các thí nghiệm đánh giá giống và biện pháp canh tác trong nhà kính; 2) các cán bộ được du học tại Úc được tham quan và học cách sản xuất rau của Úc và từ đó họ điều chỉnh áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 3) Giới thiệu và tập huấn sử dụng công 6 nghệ sản xuất rau theo công nghệ thấp. Ví dụ như hệ thống rau thủy canh ở Báo cáo tiến độ lần thứ 5. • Chuyến du học tại Úc của 6 cán bộ nghiên cứu và khuyến nông (Ngô Thị Hạnh (FAVRI), Vũ Tuấn Minh (HUAF), Ngô Xuân Chinh (IAS), Nguyễn Thị An (FAVRI), Nguyễn Đình Thi (HUAF), Ngô Minh Dũng (IAS) trong 4 tuần ở năm 2005 và 2006. Báo cáo chuyến du học được trình bày ở báo cáo tiến độ lần thứ 5. Năm 2006, ngoài các học viên đến từ các viện Nghiên cứu còn có thêm anh Nguyễn Hồng Phong một chuyên gia về sản xuất cây giống rau của tỉnh Lâm Đồng. Sự có mặt của anh Phong trong chuyến du học đã giúp cho cả nhóm cách nhìn nhận và cải tiến công nghệ sử dụng phù hợp tại Việt Nam. Khóa tập huấn tập trung nghiên cứu sản xuất rau ngoài đồng và trong nhà kính, công nghệ sau thu hoạch, quản lý chuỗi cung ứng, thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Thăm đồng với công nghệ thấp (Sydney Basin) và công nghệ cao với các trang trại có nhà kính (Yanco, Gosford) hình thành những ý tưởng để áp dụng được trong điều kiện của Việt Nam. Chúng tôi cũng đưa các thành viên đi thăm một số nông dân, thăm một số chợ bán buôn ở Sydney, các công ty xuất nhập khẩu rau có sự trợ giúp của Úc về chuỗi cung ứng. Cũng thăm Viện Nghiên cứu Gosford và Yanco với các mô hình nghiên cứu, khuyến nông có sự trợ giúp của Bộ Nông lâm thủy hải sản NSW và chương trình nghiên cứu phát triển của Úc. Photo 5. Study Team 1 - Ms Ngo Thi Hanh (RIFAV), Mr Vu Tuan Minh (HUAF), Mr Ngo Xuan Chinh (IAS) visit greenhouse vegetable producers in Sydney Basin, together with Dr Vong Nguyen, Dr Suzie Newman and Dr Ho Dang. Photo 6. Study Team 2 -Mrs Nguyen Thi An (FAVRI, formerly RIFAV), Mr Nguyen Dinh Thi (HUAF) and Mr Nguyen Hong Phong (farmer, Lam Dong) learning how to measure postharvest quality attributes of fresh produce. Nghiên cứu sản xuất rau bằng hệ thống thủy canh tại các viện nghiên cứu ở Việt Nam Bốn đối tác dự án phía Việt Nam đã tiến hành thành công công nghệ sản xuất rau bằng hệ thống thủy canh. Trong thời gian tập huấn tại Úc đã giúp cho các nhà khoa học ở Việt Nam có được kiến thức về xây dựng và vận hành hệ thống sản xuất rau bằng thủy canh. Chuyến du học cũng đã có thời gian đi thăm trang trại thủy canh Pacific, Gosford và Atkinson Griffith. Tiến sỹ Pard và Worrall tập trung hướng dẫn quản lý dinh dưỡng, giá thể. Trong thời gian tập huấn cũng đã tập huấn về thực hành sản xuất. Trong suốt quá trình thực hiện dự án nhóm cán bộ dự án của Viên jKhoa học nông nghiệp miền Nam (IAS) đã tiến hành thí nghiệm đánh giá hệ thống. Trong suốt thời gian tham quan học tập tại Úc chúng tôi cũng đã nghiên cứu và thảo luận và quyết định loại cây trồng sẽ thực hiện và cải tiến. Thags 2 năm 2006, chúng tôi 7 đi thăm công ty giống cây trồng Hà Nội tại Hà Nội và khu công nghệ cao Hải Phòng với các hệ thống thủy canh rất hoàn thiện. Dr. Park cũng đã cung cấp những thông tin, tu vấn để hoàn thiện hơn nữa về thực hành sản xuất trong nhà kính có hệ thông thủy canh. Photo 7. Nguyễn Thị An (FAVRI) trong nhà lưới sản xuất rau thủy canh vụ thứ 2 tháng 4 năm 2007 tại Viện NCRQ. Photo 8. Hệ thống thủy canh tại Viện NCRQ, 2007 Photo 9. Hệ thống thủy canh tại Viện NCRQ, 2007 Photo 10. Hệ thống thủy canh tại Đại học Nông lâm Huế, 2007 Photo 11. Hệ thống thủy canh tại đại học Cần Thơ, tháng 5, 2007. (Dr Ba có 1 phần nghiên cứu luấn án tiến sỹ tại Viện Gosford - Úc) Photo 12. Hệ thống thủy canh tại Đại học Cần Thơ, 2007. 8 5.1.4. Tập huấn nông dân nhằm thay đổi tập quán và một phần chuỗi cung ứng Một số lớp tập huấn về sản xuất rau trong nhà kính, quản lý chuỗi cung ứng và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) được tiến hành trong suốt quá trình thực hiện dự án. Những lớp tập huấn đó không chỉ cung cấp thông tin mà còn cùng nông dân thảo luận về kỹ thuất, chuỗi cung ứng bao gồm: 1) cải thiện chất lượng sản phẩm; 2) thay đối định hướng thị trường; 3) an toàn vệ sinh thực phẩm và 4) hệ thống thực hành nông nghiệp tốt và phương pháp tiến hành. Rất nhiều thảo luận tập trung vào sản xuất rau trong nhà kính/lưới. Tập huấn được thực hiện tại 4 vùng của dự án: • Lớp tập huấn thứ 1: Ngày 13-15 tháng 2 năm 2006, tại thành phố Hồ Chí Minh với 72 đại biểu • Lớp tập huấn thứ 2: Ngày 20-22 tháng 2 năm 2006, tại Hà Nội với 109 đại biểu. • Lớp tập huấn thứ 3: Ngày 27-28 tháng 4 năm 2007 tại Cần Thơ với 82 đại biểu • Lớp tập huấn thứ 4: Ngày 3-4 tháng 5 năm, 2007, tại Đà Lạt với 70 đại biểu. Chi tiết các lớp tập huấn đã được trình bày ở các báo cáo tiến độ trước đây (báo cáo tiến độ số 3 và số 6, báo cáo chuyến công tác tại Việt Nam tháng 2 năm 2006 và tháng 5 năm 2007). Tài liệu tập huấn của mỗi lớp tập huấn với các tài liệu ở các vùng khác nhau rất khác nhau. Những tài liệu này đều được Dr. Thi và Dr. Newman yêu cầu. Mỗi hội thảo tập huấn bao gồm các bài trình bày, thảo luận, nghỉ giải lao và đi thăm các mô hình. Các hội thảo thực hiện tại các vùng của dự án, nhóm cán bộ dự án đã cung cấp kỹ thuật cho các nông dân, nhóm nông dân, trung tâm nhà lưới/kính công nghệ cao và xơ dừa. Có lẽ, câu chuyện về anh Phong người sản xuất cây giống và rau ở Lâm Đồng là một dẫn chứng quan trọng về tác động của dự án. Anh Nguyễn Hồng Phong, Nông dân sản xuất rau và cây giống ở Lâm Đồng. Thông qua chuyến tham quan của dự án, anh Phong đã cải thiện được quá trình sản xuất cây giống tại Đức Trọng – Lâm Đồng và những cải thiện này có được là do anh Phong chịu khó học hỏi và cũng một phần là do dự án giúp đỡ. Nội dung tập huấn bao gồm: • Tham quan học tập tại Úc từ 2-29 /7/2006 • Nhóm CB Dự án phía Úc giới thiệu, chỉ dẫn trong các đợt thăm trang trại của anh Phong vào tháng 2/2006, tháng 5/2006, tháng 10/2006 và tháng 5/2007. • Bằng những kiến thức thu được và sự giúp đỡ anh Phong đã mua được 2 máy gieo hạt • Dr. Vinh (Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam) hỗ trợ về kỹ thuật • Việc tiếp thu kỹ thuật và những cải thiện về thực hành của anh Phong bao gồm: o Với việc sử dụng 2 máy gieo hạt đã giúp anh Phong tăng hiệu quả của sản xuất cây con giống (Ảnh 13 và 14) o Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân ghép cà chua. Khi chúng tôi thăm trang trại của anh tháng 2 năm 2006, công nhân ghép ở dưới bóng của nhà lưới nhưng bây giờ công nhân đã được làm việc trong nhà. Điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho công nhân mà nó còn giúp anh Phong tăng hiệu quả của sản xuất (ảnh 15 và 16) o Anh Phong đã xây dựng 100 m2 nhà sơ chế sau thu hoạch. Nhà này dùng để làm sạch, phân loại và đóng gói sản phẩm bao gồm cà chua, cải bắp, cải thảo, xà lách, khoai lang và khoai tây. Anh Phong cũng thu thập sản phẩm từ các trang trại khác và có khoảng 10 công nhân đóng gói trong nhà sơ chế. Trong năm 2007-2008 anh cung cấp sản phẩm cho Sài Gòn Co-opmart 60-100 tấn rau mỗi tháng. 9 Photo 13. Vận hành máy gieo hạt – tháng 2 năm 2006 Photo 14. Máy gieo hạt giúp tăng hiệu quả sản xuất – tháng 4/ 2007 Photo 15. Ghép cây trong nhà lưới – tháng 2/ 2006 Photo 16. Ghép cây trong nhà giúp tăng hiệu quả sản xuất – tháng 4/2007 Photo 17. Anh Phong tiến hành công nghệ mới trong nhà lưới với giống mới. Tháng 4/ 2007 Photo 18. Thí nghiệm khảo nghiệm giống cà chua – tháng 4/2007 10 Photo 19. Thí nghiệm kỹ thuật trong nhà lưới của anh Phong tháng 4/2007 Photo 20. Nhóm dự án CARD thăm nhà sơ chế của anh Phong. • Thông qua chuyến đi Úc, anh Phong đã nhanh chóng tiến hành phương thức trồng cây trên giá thể và cải tiến để nó phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Anh ấy cũng đã thay đổi cách quản lý cây trồng theo cách mà anh ấy thấy ở Úc (ảnh 17-20) • Anh Phong say mê tiến hành các thí nghiệm với giống mới, trồng ngoài đồng và trong nhà lưới (Ảnh 17-20). • Thí nghiệm đánh giá giống cà chua của anh Phong đạt 20-40 kg/m2 phụ thuộc vào giống và mùa vụ. Sản phẩm của anh được bán trực tiếp cho siêu thị với tên “Hồng Phong”. Anh Phong thực sự trở thành một nông dân” vô địch” và với việc sản xuất, cung ứng cây con giống cho nhiều hộ nông dân trong vùng, trình độ sản xuất của họ cũng được nâng cao. Trên thực tế anh đã tập hợp được 7 hộ nông dân tham gia sản xuất và cung ứng rau cho các siêu thị. Họ đã rất thành công trong các hợp đồng với Saigon Co-opmart và Metro. Anh ta cũng đang có kế hoạch mở rộng sản xuất rau an toàn với 3 ha nhà lợp plastic, 10 ha nhà lưới và 14 ha ngoài đồng. Nghề chính của anh ta là sản xuất cây giống nhưng cũng là người trồng cà chua nổi tiếng trong vùng với việc đầu tư và áp dụng các công nghệ canh tác mới. Sự hấp dẫn người nông dân trong các chuyến tham quan đã thúc đẩy họ mạnh dạn đầu tư và áp dụng kỹ thuật mới. Chúng tôi sẽ đề xuất bài học này cho các dự án trong tương lai. 5.1.5. Thiết lập chuỗi cung ứng Như đã trình bày kỹ ở Milestone 4, mạng lưới tiêu thụ được thiết lập ở 2 kênh: 1. Hoạt động sản xuất cây giống cà chua và rau an toàn của anh Phong 2. Kênh cung ứng rau của Đà lạt cho Metro. Những vấn đề then chốt và các giải pháp đã được xác lập. Anh Phong đã tổ chức thêm hoạt động mới là bảo quản và chế biến sản phẩm. Chi tiết về kênh tiêu thụ này được trình bày trong Milestone 4. 5.2. Lợi ích của các thành viên tham gia Những cá nhân được hưởng lợi từ dự án này gồm 2 nhóm: 1) Trực tiếp- thông qua số lượng người tham dự các lớp tập huấn, tiếp nhận trực tiếp các hướng dẫn kỹ thuật từ tổ dự án hoặc thông qua các công cụ tập huấn như các băng ghi hình về kỹ thuật sản xuất cà chua và dưa chuột. Thông qua các hình thức trên đây người sản xuất có cơ hội tiếp xúc với các kỹ thuật mới như trồng cây trong nhà có che, hệ thống thủy canh hay cả hệ thống canh tác như GAP. Ngoài ra, người nông dân không chỉ trực tiếp tìm hiểu qua các thông tin mà còn thấy tận mắt các cơ hội này. 11 2) Gián tiếp- phần lớn mục tiêu của dự án này được xây dựng là tăng cường năng lực cho các cơ quan khoa học và cán bộ khuyến nông tham gia vào dự án. Bằng việc đầu tư vào các cán bộ chủ chốt này họ sẽ cung cấp các dịch vụ cần thiết cho số đông người hưởng lợi. Mối liên kết giữa các cán bộ kỹ thuật của trung tâm công nghệ cao Hà Nội, Hải Phòng và Viện FAVRI càng tạo điều kiện cho việc đáp ứng các yêu cầu về công nghệ mới này. Ts. Parks đã được yêu cầu tham gia vào công việc này. Cần phải thêm rằng, người nông dân tiên phong như anh Phong trong dự án này là người được hưởng lợi lâu dài trong sản xuất rau tại Lâm Đồng.Anh ta đã thấy khi mở rộng cơ sở của mình cùng những người nông dân khác đã thay đổi các hoạt đông trên cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Việc lựa chọn sự liên kết các thành viên tham gia với Metro đã qua thăm dò rất nhiều ý kiến. Do những chủ nhà kính thường nhắm vào thị trường cao cấp và việc phát triển sản xuất thường quyết định bởi các siêu thị. Trong một phần của dự án này ,chúng tôi đã tổ chức hàng loạt cuộc thảo luận với Metro, trao đổi về các yếu tố chất lượng, việc quản lý chất lượng và làm thế nào Metro gây được sự hấp dẫn đối với nông dân. Trong cuộc hội thảo của chúng tôi tại Cần Thơ, nhiều nông dân đã dưa ra câu hỏi với đại diện quản lý Metro Cần Thơ là làm thế nào họ có thể trở thành nhà cung cấp sản phẩm cho siêu thị. Những tiêu chuẩn kỹ thuật của Metro đối với sản phẩm cà chua và dưa chuột đã được trình bày trong Milestone 8. Trong các cuộc thảo luận, người chịu trách nhiệm về kênh tiêu thụ của Metro tại TP Hồ Chí Minh đã tiết lộ rằng Metro thường gặp khó khăn đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật này. Họ thường phải chủ động tạo ra sự hấp dẫn đối với một số nông dân thông qua các dự án như của chúng tôi để tạo ra nguồn sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn của họ. Trên thực tế chúng tôi đã hoàn thành các hoạt động tập huấn như một yếu tố tiềm năng cho các dự án CARD của AusAID sau này (quả thực những dự án sau này đã tạo được sự gắn kết rất tốt với Metro). Metro đã rất tha thiết làm việc với các dự án vì qua đó nhiều nhóm nông dân được tập huấn về quản lý cây trồng và xử lý sản phẩm sau thu hoạch. Các dự án cũng là những cơ hội tốt cho các nhóm nông dân tiên tiến thông qua các lớp tập huấn về thị trường tiêu thụ có thể đưa sản phẩm của họ vào siêu thị. Điều này đặc biệt quan trọng đối với dự án vì bằng việc trợ giúp các kỹ thuật tiên tiến người cung cấp có thể hướng tới các thị trường cao cấp. 5.3. Tăng cường năng lực Việc tăng cường năng lực là hoạt động chính của dự án và đã được đề cập chi tiết trong phần đầu của báo cáo này và cụ thể hơn ở Milestone 5 và 8. 5.4. Công bố kết quả Một số bài báo đã được công bố trong quá trình thực hiện dự án ( được trình bày chi tiết trong báo cáo trước) cũng như các lần thông tin trên tờ tin của AusAID-CARD 5.5. Quản lý dự án Một số vấn đề về quản lý dự án đã được trình bày trong các báo cáo tiến độ trước đây. 12 6. Báo cáo các vấn đề phát sinh 6.1. Môi trường Tập huấn cán bộ dự án về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là một trong nội dung chủ yếu của dự án. Tháng 7 năm 2006, nhóm cán bộ Việt Nam tham gia lớp huấn luyện về hệ thống đảm bảo chất lượng (QA) và thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Lúc đó cũng là thời gian mà FreshCare hoàn chỉnh modul môi trường. Joseph Ekman (thành viên tham gia dự án và cũng là cán bộ khuyến nông QA) là một trong những cán bộ chủ chốt xây dựng modul này do vậy mà anh ấy có thể sẵn sàng cung cấp những thông tin mới nhất và xây dựng và bổ sung cho GAP tại Việt Nam. Các học viên tham gia tập huấn cũng cho rằng hệ thống Qacó thể được tiến hành tại Việt Nam. Cùng với sự ra đời của các nguyên tắc ASEAN GAP, Việt Nam cũng đã xây dựng hệ thống GAP và tập huấn cho các chuyên gia đã phát triển hệ thống này. Tại thời điểm đó ngành rau của Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn về vấn đề môi trường, nông dân sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục, hóa chất không đăng ký và những mảnh ruộng thì manh mún, nhỏ lẻ. Các cán bộ bảo vệ thực vật, khuyến nông với những hiểu biết về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) phổ biến, giúp đỡ cho nông dân Việt Nam nhằm phát triển ngành sản xuất rau trong một vài năm tới. 6.2. Vấn đề về giới và xã hội Vấn đề về giới và xã hội luôn được dự án quan tâm trong suốt quá trình thực hiện dự án. Nhóm cán bộ dự án của Việt Nam và Úc có sự cân bằng về giới. Lớp tập huấn, hội thảo luôn cân bằng về số đại biểu nam/nữ. 7. Tiến hành và các vấn đề giải quyết 7.1. Tiến hành Có rất nhiều việc tiến hành đã được trình bày trong các báo cáo trước. 7.2. Lựa chọn Đây là báo cáo tổng kết nên không đề xuất vấn đề lựa chọn. 7.3. Xác nhận Xác nhận được đưa ra từ những báo cáo trước 8. Những nội dung kế tiếp Đây là báo cáo tổng kết nên không đề xuất nội dung kế tiếp 9. Kết luận Dự án đã đạt được mục tiêu đề ra và hoàn thành tất cả các báo cáo tiến độ. Mục tiêu chung của dự án là cung cấp cho các nhà khoa học của Việt Nam, các chuyên gia khuyến nông những kiến thức và công cụ để tiến hành cải thiện thực hành sản xuất rau, chuỗi cung ứng và mở rộng mô hình. Dự án AusAID CARD cam kết là sẽ còn tiếp tục để duy trì. Các kết quả chính của dự án bao gồm: 13 • Hàng loạt các thí nghiệm và mô hình thử nghiệm (10 lần nhắc lại, 4 điểm) được tiến hành với một số nội dung như sau (bao gồm đánh giá giống, giá thể, phương pháp tưới và dinh dưỡng) và so sánh giữa sản xuất cfa chua, dưa chuột ngoài đồng và trong nhà lưới tại Hà Nội, Huế và Lâm Đồng. Kết quả thu được sẽ là những đề nghị các loại giá thể, giống phù hợp cho từng vùng trong nhà lưới. • Xơ dừa Việt Nam với đặc điểm (pH, hàm lượng muối, màu sắc, khả năng giữ nước…), sử dụng nước với các giá thể áp dụng nguyên tắc QA phù hợp với điều kiện của Việt Nam. • 7 nhà khoa học và bài báo được đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế. • Chuỗi cung ứng cho sản xuất 1) cà chua và cây giống cà chua. 2) chuỗi cung ứng rau cho Metro từ Đà Lạt. • Tăng cường năng lực cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông trong sử dụng hệ thống sản xuất rau thủy canh, thiết kế nhà kính, quản lý sau thu hoạch và thực hành nông nghiệpt tốt (GAP). Các tập huấn bao gồm tập huấn trong nước và tập huấn tại Úc trong 4 tuần. • Áp dụng, cải thiện công nghệ mới được anh Nguyễn Hồng Phong thực hiện để sản xuất rau và cây giống tại tỉnh Lâm Đồng. Kết quả cuối cùng là bằng công nghệ mới, cách quản lý mới, anh Phong đã bán được sản phẩm rau của mình vào siêu thị metro và Saigon Co-opmart. • Sự góp ý về kỹ thuật và trợ giúp về thông tin để giúp hoàn thiên hơn sản xuất rau trong nhà lưới của các chuyên gia Úc cho trung tâm công nghệ cao tại Hà Nội, Hải Phòng, một nhóm nông dân ở Huế và Cần Thơ. • 4 lớp tập huấn với 275 học viên bao gồm cán bộ nghiên cứu, khuyến nông, các cán bộ sở nông nghiệp, nông dân và các nhà tiêu thụ) của Thành phố Hồ Chí Minh, hà Nội, Cần Thơ và Đà Lạt. Nội dung tập huấn bao gồm hệ thống sản xuất rau trong nhà lưới, quản lý chuỗi cung ứng, thực hành nông nghiệp tốt (GAP) 14 Tiến độ thực hiện dự án nhằm đạt được mục tiêu đề ra và sản phẩm gia nộp Tên dự án: Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất Rau của Việt Nam Cơ quan thực hiện chính phía Việt Nam: Viện Nghiên cứu Rau quả - Gia Lâm – Hà Nội DỰ KIẾN BÁO CÁO TIẾN ĐỘ Hạng mục Thông tin yêu cầu Kết quả đạt Yêu cầu Thông tin yêu cầu Mục tiêu 1. Các trang thiết bị tiến hành và mở rộng hệ thống nhà lưới công nghệ thấp và trung bình. Yêu cầu một số hóa chất đầu vào thông qua mục tiêu nghiên cứu và hoạt động khuyến nông 2. Khảo sát chuỗi cung ứng hiện tại và sử dụng nguyên tắc đảm bảo chất lượng để tiến hành cải thiện hệ thống theo mục tiêu đề ra. 3. tăng cường năng lực nghiên cứu và triển khai hệ thông sản xuất rau trong nhà lưới và hệ thống quản lý chất lượng. Sáu nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau quả, viện khoa học nông nghiệm miền Nam và Đại học Nông lâm Huế đã thu được những kinh nghiệm ở Úc và tham gia thực hiện các thí nghiệm đánh giá ở các vùng của Việt Nam. Khoảng 300 cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật, nhà kinh doanh, nông dân điển hình từ 64 tỉnh thành trong cả nước tham dự tập huấn, hội thảo với dự hướng dẫn của 4 nhà khoa học của Úc cũng là cán bộ của dự án. Những cán bộ chuyên ngành, nông dân được tham gia tập huấn sẽ có tác động rất tốt cho ngành trồng rau của Việt Nam làm tăng năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và cũng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. 4. Thiết lập mối liên kết giữa các nhà 1. Số liệu điều tra của Úc cho thấy diện tích rau an toàn sản xuất ngày càng tăng. 2. Mục tiêu của người sản xuất lựa chọn công nghệ mới để quản lý cây trồng và các số liệu cho thấy năng suất thương phẩm tăng và quản lý hóa chất đầu vào và đem lại hiệu quả kinh tế. 3. Người sản xuất cần cải thiện công nghệ sau thu hoạch. 1.Xác định được sự bất đồng ngôn ngữ giữa hai người chủ trì dự án 2. Một số viện nghiên cứu thựchienej dự án là viện thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT nên tập huấn 64 tỉnh thành của ViệtNam bao gồm các cán bộ, người sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao. 3. Rủi ro gặp phải là thay đổi về thời tiết như bão, lụt ở một số địa phương nơi triển khai thí nghiệm. 1. Cung cấp thông tin: - Nhóm cán bộ dự án phía Việt Nam và Úc cung cấp thông tin và trợ giúp cho trung tâm công nghệ cao Hà Nội, Hải Phòng. Dr. Park cũng đã gửi cả vật liệu như kẹp để treo cây cho Việt Nam. - Những thí nghiệm nghiên cứu có sự tham gia của nông dân để nông dân thấy được công nghệ mới và quản lý thực hành. Có một vài vấn đề khó khăn cho thấy thời gian tiến hành dự án chỉ 2 năm là quá ngắn, địa bàn thực hiện dự án trải dài từ Bắc đến Nam 2. Chuỗi cung ứng được thiết lập, khó khăn chính được xác định và những đề nghị được giải quyết. 3. Tập huấn ở Việt Nam và Úc đã làm tăng cường năng lực nghiên cứu. 15 nghiên cứu/kinh doanh/sản xuất để tăng sản lượng và sức cạnh tranh cho nông nghiệp Việt Nam và phát triển nông thôn. Kết quả 1. 6 nhà khoa học của Việt Nam đến Úc tham quan học tập và mở rộng hiểu biết về hệ thống sản xuất nông nghiệp trong nhà lưới/kính, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý sâu bệnh hại và quản lý chuỗi cung ứng. 2a. Những nghiên cứu và mô hình của dự án có tên là “đánh giá giá thể mụn xơ dừa và dung dịch dinh dưỡng cho sản xuất rau trong nhà lưới.” sẽ được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Hà Nội, Đại học Nông lâm Huế - Huế, Viện khoa học nông nghiệp miền Nam – TPHCM và Trung tâm nghiên cứu nhà kính Gosford – Úc. Nghiên cứu chuỗi cung ứng cũng sẽ được tiến hành. Điều đó cho phép các nhà nghiên cứu Việt Nam và Úc hợp tác nghiên cứu và xây dựng mô hình của dự án. Kết quả của dự án này bao gồm tăng diện tích sản xuất thủy canh cho vùng nhiệt đới, xác định dinh dưỡng phù hợp và đánh giá mụn xơ dừa của Việt Nam. Hiểu biết tốt hơn về những điều kiện sản xuất rau trong nhà lưới ở vùng nhiệt đới. 2b.i) Phương pháp nghiên cứu chuỗi cung ứng, vật liệu tập huấn và phát triển chuỗi cung ứng ii) Lựa chọn cách cải tiến chuỗi cung ứng quản lý cho các loại rau cụ thể. iii) thiết lập chuỗi cung ứng cho 2 loại rau. iv) Tập huấn chuỗi cung ứng và xây dựng chương trình cho tập huấn. 1. các nhà khoa học báo cáo và seminar về chuyến du học tại Úc trong 4 tuần sau khi trở về Việt Nam. 2. Các bài báo nghiên cứu tiếng Việt và tiếng Anh được đăng trên tạp chí của Việt Nam và Úc về sử dụng mụn xơ dừa của Việt Nam – nguồn nguyên liệu sẵn có làm giá thể để trồng rau 3. Các cán bộ Việt Nam tham dự chuyến tham quan học tập 4 tuần tại Úc thu được những kiến thức về quản lý chất lượng. 1. Khó khăn về tiếng Anh cho các nhà khoa học học tập tại Úc: Người chủ trì dự án phía Úc đảm bảo chắc chắn sẽ dịch và viết đầy đủ thông tin từ tiếng Anh sang tiếng Việt được. 2. Kế hoạch được hoàn thành do giám đốc dự án phía Úc và Việt Nam được sự trợ giúp của Bộ NN&PTNT sẽ đảm bảo được rằng mô hình sẽ có sự kiên kết nghiên cứu/kinh doanh/sản xuất. 3. sự thành công của dự án về quản lý đảm bảo chất lượng sẽ phụ thuộc vào chương trình hợp tác phát triển ASEAN - Úc “Hệ thống đảm bảo chất lượng cho quả và rau ASEAN (AusAID & ASEAN Secretariat, tháng 10/ 2002) Sự hướng dẫn trực tiếp của 4 nhà khoa học Úc về nghiên cứu và khuyến nông tại Việt Nam sẽ đảm bảo chắc chắn rằng các học viên của Việt Nam sẽ tiếp thu được toois đa. 1. Báo cáo được các nahf khoa học chuẩn bị và đạt được theo yêu cầu của Dr. Suzie. 2. Mô hình nghiên cứu đánh giá giá trị của mụn xơ dừa Việt Nam cho sản xuất rau trong nhà lưới được tiến hành tại tất cả các vùng của dự án: RIFAV – Hà Nội; HUAF, Huế và IAS, Lâm Đồngng. Các bài báo khoa học tiếng Việt và tiếng Anh được đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế. 2a. Nghiên cứu đặc điểm của xơ dừa Việt Nam và sử dụng làm giá thể cho sản xuất rau được hoàn thành. 2b. Thiết lập chuỗi cung ứng, xác định những khó khăn và phương pháp giải quyết. Ông Phong đã cải tiến một vài công đoạn trong quy trình 3. Tất cả các lớp tập huấn đều được hoàn thành... 16 3. Nhà khoa học Úc đi công tác tại Việt Nam (cán bộ QA, cán bộ sau thu hoạch và chuyên gia nhà kính) để trình bày các bày tập huấn cho cán bộ của bộ Nông nghiệp và PTNT về sản xuất rau, quản lý chất lượng, công nghệ sau thu hoạch và quản lý nhà kính cho cán bộ khuyến nông, BVTV, nhà kinh doanh và người sản xuất. Trong hội thảo cũng có thảo luận với chính phủ Việt Nam về hệ thống quản lý chất lượng cho ngành rau của Việt Nam. Nâng cao năng lực cho cán bộ nghiên cứu thông qua những chuyến công tác du học cùng nhau để nâng cao kiến thức về ngành làm vườn, công nghệ sau thu hoạch và quản lý chất lượng Nông dân áp dụng công nghệ mới sẽ tăng chất lượng sản phẩm và năng suất và qua đó cũng tăng thu nhập. Đó cũng góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình (bao gồm cả phụ nữ) Khái niệm về hệ thống trồng trọt phù hợp của dự án này. Giảm hóa chất đầu vào và sử dụng sản phẩm phế thải như xơ dừa giảm tác động đến môi trường trồng trọt và tăng cường hệ thống sản xuất bền vững. HOẠT ĐỘNG 1. Tập huấn cho nhà khoa học Việt Nam tại NSW. Thời gian 9-10/2005 và 2-3/2006 trong thời gian 4 tuần cho mỗi đợt. 2a. Nghiên cứu hệ thống sản xuất rau trong nhà lưới sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và giá thể để có rau an toàn chất lượng cao và. Thời gian: 8-12 tuần thí nghiệm từ tháng 10/2005 -1/2006 và tháng 2-4/2006 và tháng 9-11/2006. Tại úc thí nghiệm đánh giá xơ dừa Việt Nam và Srilanca được tiến hành từ tháng 10-12/2005 và tháng 4 - 1. Kinh nghiện thu được về sản xuất rau trong nhà có che, công nghệ sau thu hoạch, quản lý chất lượng, thực hành marketing, những báo cáo này sẽ được hoàn thành sau khi trở về Việt Nam 2.thiết kế thí nghiệm được hoàn thành vào tháng 7 năm 2005. Tiến hành 3 thí nghiệm đánh giá ở Việt Nam 1. Hoạt động tập huấn đượchoanf thành và báo cáo đã nộp. 2. Thí nghiệm nghiên cứu và mô hình đã hoàn thành. 2. Thí nghiệm đánh giá đặc điểm lý hóa học của mụn 17 6/2006. 2b. Thiết lập chuỗi cung ứng cho 2 cây rau. Kết hợp với 1 phần chuỗi cung ứng để giảm thiểu hao hụt, cải thiện chất lượng và thu được lợi nhuận hơn so với chuỗi cung ứng hiện tại. 3. Các nhà khoa học Bộ NN NSW đi công tác tại Việt Nam để a) gặp gỡ chính phủ Việt Nam nhằm thảo luận cách tiếp cận với hệ thống quản lý chất lượng nhằm phát triển ngành rau an toàn tại Việt Nam b) Tổ chức hội thảo tập huấn cho 300 cán bộ khuyến nông, BVTV nhà kinh doanh, nhà sản xuất của 64 tỉnh thành trong cả nước tập trung vào quản lý chất lượng, công nghệ sau thu hoạch, thực hành nông nghiệptoots hco sản xuất rau trong nhà lưới. Thời gian thực hiện: Tháng 11-12/2005 và tháng 9-10/2006 trong 2 tuần tại mỗi vùng 4. Thiết lập mối liên kết giữa các nhà nghiên cứu/kinh doanh/sản xuất để tăng sản lượng và sức cạnh tranh cho nông nghiệp Việt Nam và phát triển nông thôn. và hoàn thành vào tháng 10/2005, tháng 4/2006 và tháng 12/2006. Thí nghiệm so sánh xơ dừa ở Úc được hoang thành vào tháng 8/2006. Thí nghiệm được hoàn thành sau 12 tuần thực hiện. Bài báo nghiên cứu (tiếng Anh và tiếng Việt với tiêu đề hướng dẫn sản xuất rau trong nhà lưới ở Việt Nam được xuất bản vào tháng 1/2007. 3. Vật liệu phục vụ 4 lớp cho tập huấn tại Việt Nam cho 300 cán bộ khuyến nông, BVTV nhà kinh doanh, nhà sản xuất Vào tháng 10/2005; Báo cáo kết quả thảo luận với chính phủ Việt Nam sau khi trở về Úc bao gồm cách tiếp cận với hệ thống quản lý rau an toàn. 4. Thiết lập tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm với Metro Cash & Carry và công ty thực phẩm Đà Lạt…tháng 12 năm 2005. xơ dừa được hoàn thành tại Viện nghiên cứu nhà lưới Gosford GHI 3. Tất cả hội thảo được hoàn thành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_4__0803.pdf
Luận văn liên quan