Nghiên Cứu Xây Dựng Quy Hoạch Môi Trường Cho Huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An Đến Năm 2020

- Huyện Mộc Hóa là huyện biên giắc phía bắc của tỉnh Long An, có đường biên giới giáp với Campuchia dài 38,797 km, thông qua cửa khẩu Bình Hiệp. Thị trấn Mộc Hóa hiện nay là đô thị lớn thứ 2 của tỉnh Long An, đã được đầu tư thành đô thị loại IV, huyện đạt nhiều thành tựu to lớn kinh tế xã hội là huyện đi đầu trong phát triển kinh tế xã hội của vùng Đồng Tháp Mười cũng là trung tâm của vùng. - Dựa trên cơ sở những thành tựu đã có và tiềm năng nhiều mặt của huyện, UBND huyện Mộc Hóa đang có những bước chuẩn bị cho một diện mạo mới là sẽ thành lập thị xã Kiến Tường trong thời gian trước năm 2020 sau khi kế hoạch hoạch hịnh định địa giới hành chính của huyện hoàn thành và được Chính phủ phê duyệt tờ trình “Kế hoạch thành lập thị Xã Kiến Tường trên cơ sở nâng cấp thị trấn Mộc Hóa”. Nếu được quyết định thành lập thị xã Kiến Tường tại mộc hóa thì sẽ là một cơ hội rất lớn thúc đẩy huyện phát triển mọi mặt. - Bên cạnh những thuận lợi mang lại cho Mộc Hóa trong tương lai, khi chuyển mình từ một huyện nông nghiệp sang đô thị nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề về môi trường. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao nhưng huyện hiện nay lại chưa có một chiến lược, một kế hoạch cụ thể để vừa có thể phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo vệ được môi trường. - Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng khu vực, đồng thời điều chỉnh các hoạt động phát triển và quản lý chất thải và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để đạt mục tiêu phát triển bền vững thì việc “Nghiên cứu xây dựng Quy hoạch môi trường cho huyện Mộc Hóa đến năm 2020” là điều cần thiết và cấp bách nhất hiện nay.

doc84 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3873 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên Cứu Xây Dựng Quy Hoạch Môi Trường Cho Huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An Đến Năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN 2 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỘC HÓA 9 CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN MỘC HÓA 25 CHƯƠNG IV. DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN MỘC HÓA 38 CHƯƠNG V. ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN NĂM 2020 52 CHƯƠNG VI. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN NĂM 2020 55 CHƯƠNG VII. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN NĂM 2020 73 CHƯƠNG VIII. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN NĂM 2020 78 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 81 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN: Huyện Mộc Hóa là huyện biên giắc phía bắc của tỉnh Long An, có đường biên giới giáp với Campuchia dài 38,797 km, thông qua cửa khẩu Bình Hiệp. Thị trấn Mộc Hóa hiện nay là đô thị lớn thứ 2 của tỉnh Long An, đã được đầu tư thành đô thị loại IV, huyện đạt nhiều thành tựu to lớn kinh tế xã hội là huyện đi đầu trong phát triển kinh tế xã hội của vùng Đồng Tháp Mười cũng là trung tâm của vùng. Dựa trên cơ sở những thành tựu đã có và tiềm năng nhiều mặt của huyện, UBND huyện Mộc Hóa đang có những bước chuẩn bị cho một diện mạo mới là sẽ thành lập thị xã Kiến Tường trong thời gian trước năm 2020 sau khi kế hoạch hoạch hịnh định địa giới hành chính của huyện hoàn thành và được Chính phủ phê duyệt tờ trình “Kế hoạch thành lập thị Xã Kiến Tường trên cơ sở nâng cấp thị trấn Mộc Hóa”. Nếu được quyết định thành lập thị xã Kiến Tường tại mộc hóa thì sẽ là một cơ hội rất lớn thúc đẩy huyện phát triển mọi mặt. Bên cạnh những thuận lợi mang lại cho Mộc Hóa trong tương lai, khi chuyển mình từ một huyện nông nghiệp sang đô thị nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề về môi trường. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao nhưng huyện hiện nay lại chưa có một chiến lược, một kế hoạch cụ thể để vừa có thể phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo vệ được môi trường. Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng khu vực, đồng thời điều chỉnh các hoạt động phát triển và quản lý chất thải và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để đạt mục tiêu phát triển bền vững thì việc “Nghiên cứu xây dựng Quy hoạch môi trường cho huyện Mộc Hóa đến năm 2020” là điều cần thiết và cấp bách nhất hiện nay. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC: Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Từ những năm cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, Quy hoạch Môi trường (QHMT) đã là mối quan tâm của quốc tế bởi vì suy thoái môi trường ngày càng gia tăng trên thế giới. QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển như Pháp, Mỹ, Nga … và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc… Ngoài ra, lĩnh vực QHMT cũng được các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan tâm trong việc ra quyết định hỗ trợ tài chính cho các nước trong quá trình phát triển kinh tế. Tại Châu Mỹ La Tinh: Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng được thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này chỉ rõ sự cần thiết phải kết hợp quản lý môi trường (QLMT) vào trong phát triển bền vững (PTBV) kinh tế vùng ngay từ đầu. Tại Châu Á: Trong khoảng thời gian trùng với các dự án QHMT tại Châu Mỹ La Tinh, cũng nổi lên mối quan tâm về việc kết hợp các khía cạnh kinh tế và môi trường. Các dự án tương đối khác nhau về mức độ kết hợp kinh tế - môi trường đã diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và Thái Lan. Bảng I.1: Tóm tắt một số dự án QHMT vùng tại Châu Á Dự án  Đặc tính vùng quy hoạch  Năm hoàn thành  Loại hình quy hoạch  Diện tích (km2)  Dân số (1000 người)  Chú ý   Quy hoạch tổng thể quản lý chất lượng nước hồ Laguna (Philipin)  Lưu vực hồ  1984  Quy hoạch cải thiện chất lượng nước vùng  3.820  1.840  Trình bày tốt bước chuẩn bị cho QHMT vùng   Dự án phát triển tổng hợp vùng Palawan (Philipin)  Vùng đảo  1985  QHMT vùng  12.000  318  Ít chú ý môi trường đô thị, công nghiệp   Nghiên cứu quy hoạch lưu vực hồ Songkhla (Thái Lan)  Lưu vực hồ  1985  QHMT và kinh tế vùng  9.119  1.250  Dự án có chất lượng tốt   Nghiên cứu quy hoạch lưu vực hồ Songkhla (Thái Lan)  Lưu vực hồ  1985  QHMT và kinh tế vùng  9.119  1.250  Dự án có chất lượng tốt   QHTTMT lưu vực sông Hàn (Hàn Quốc)  Lưu vực sông  1986  QHMT vùng  24.000  14.000  Hạn chế về kiểm soát môi trường đô thị   Dự án PTBV vùng ven biển phía Đông (Thái Lan)  Vùng ven biển  1986  QHMT vùng  13.000  1.200  Thiếu kết nối với các nhà ra quyết định về kinh tế   QH sử dụng đất tối ưu và QHMT vùng Segara Anakan (Indonesia)  Vùng đầm lầy  1986  QHMT và kinh tế vùng  2000  7,6  Dự án tốt về bảo tồn tài nguyên sinh thái   Dự án cải thiện môi trường thung lũng Klang (Malaysia)  Thung lũng  1987  QHMT vùng  2.842  2.465  Thiếu sự tham gia của các tổ chức chính phủ   Dự án quản lý và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp vùng Samatprakarn (Thái nghiệp Lan)  Vùng công nghiệp hóa  1987  QHMT vùng  890  700  Thiếu về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước   (Nguồn: ADB, Guidelines for Intergrated Regional Economic-cum-Environmental Development Planning- A Review of Regional Environmental Development Planning Studies in Asia,1991) Tại thời điểm thập niên 80, có 8 dự án QHMT tại Châu Á thì đã có 5 dự án QHMT vùng; 2 dự án QHMT lồng ghép trong phát triển kinh tế và 01 dự án quy hoạch cải thiện chất lượng môi trường vùng. Nhìn chung mỗi nghiên cứu đều có một số thiếu sót nhất định; nhất là chưa đề cập một cách đầy đủ các khía cạnh môi trường, thể chế và kinh tế của vùng quy hoạch. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam: QHMT hiện nay tại Việt Nam nói chung còn tương đối mới mặc dù vấn đề này đã được quan tâm từ lâu. Kể từ năm 1998, 1999, Cục Môi trường (nay là Cục Bảo vệ Môi trường) đã tổ chức thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về QHMT: Phương pháp luận QHMT. 2 hướng dẫn về QHMT và QHMT vùng. Quy hoạch sơ bộ môi trường đồng bằng sông Hồng. Tất cả các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường kết hợp với các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện. Tiếp theo các nghiên cứu này, hàng loạt các đề tài, dự án liên quan đến QHMT đã và đang được triển khai thực hiện, bao gồm: QHMT tỉnh Quảng Ninh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các chuyên gia Việt Nam thực hiện. QHMT Tp. Huế (1998); QHMT Tp. Thái Nguyên (1999) do Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Phát triển Nông thôn - Bộ Xây dựng thực hiện. Nghiên cứu xây dựng QHMT đồng bằng Sông Cửu Long do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 1999. Nghiên cứu điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng đồng bằng Sông Cửu Long do quá trình công nghiệp hóa (CNH) và đô thị hóa (ĐTH) làm cơ sở xây dựng QHMT phục vụ PTBV kinh tế xã hội (KTXH) do Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC thực hiện năm 2000. QHMT vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) (giai đoạn I) do Cục Môi trường phối hợp với Viện Môi trường & Tài nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường - ENTEC, Trung tâm Công nghệ & Quản lý Môi trường - CENTEMA thực hiện trong giai đoạn 2000 - 2001. Nghiên cứu QHMT phục vụ cho phát triển KTXH bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2001 - 2010 do Trung tâm ENTEC thực hiện năm 2001. Và nhiều các nghiên cứu khác về QHMT. Nhìn chung các nghiên cứu trên chỉ chú trọng nghiên cứu về mặt môi trường tự nhiên mà còn yếu về phân tích kinh tế, chưa làm rõ mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT). Đặc biệt là mới đây có 02 đề tài thuộc chương trình "Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh Thiên tai" (KC-08) và 01 nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước đã được nghiệm thu cấp cơ sở và cấp Nhà nước là: Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KTXH vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) (KC.08.02) do cố GS.TS Lê Quý An làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) (TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) (KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài. Nhiệm vụ trọng điểm: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ PTBV vùng Đông Nam Bộ do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài. Đây là ba đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứu QHMT. Trong đó, mỗi đề tài tiếp cận theo mỗi hướng tương đối khác nhau nhưng về cơ bản đã thống nhất về khái niệm, mục tiêu, nội dung và các kỹ thuật, công cụ sử dụng để xây dựng QHMT. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến huyện Mộc Hóa và các vùng phụ cận. Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án trong nước và quốc tế có liên quan tại huyện Mộc Hóa và các vùng phụ cận. Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các quy định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường Quốc gia để áp dụng cho huyện Mộc Hóa và các vùng phụ cận. Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận. Phương pháp so sánh. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã hội. Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM – Areawide nvironmental Quality Management). Phương pháp lấy mẫu, phân tích thực địa. Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong việc thành lập các bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN: Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 về các vấn đề quy hoạch môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 01 năm 1998 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ nay tới năm 2010. Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. Quyết định số 256/2003/QĐ -TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 với mục tiêu hoàn thành việc điều tra, thống kê và hiện trạng hệ thống xử lý chất thải tại các khu đô thị, khu cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh. Quyết định số 2049/QĐ-UB ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc ban hành chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An thực hiện Chỉ thị số 34 - CT/TW ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Tỉnh ủy về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Long An ngày 06 tháng 7 năm 2007 về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Long An. Chỉ thị số 36/CT.TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị và trong những Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thực hiện Chỉ thị số 36/CT.TW của Bộ Chính trị. Chỉ thị số 34 - CT/TW ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Long An về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Công văn số 1423/STNMT-MT của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Long An về việc điều chỉnh nội dung Kế hoạch bảo vệ môi trường các huyện đến năm 2020. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Huyện Mộc Hóa đến năm 2010 của UBND Huyện Mộc Hóa. Một số văn bản của UBND huyện Mộc Hóa và tỉnh Long An trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN: Mục tiêu dự án: Trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Mộc Hóa, quy hoạch các ngành trên địa bàn huyện đến năm 2010 và hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường huyện, dự án sẽ xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội huyện đến năm 2020. Dự án còn cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn với mục tiêu tăng cường năng lực quản lý, giám sát đầu tư và đề xuất các chương trình, dự án, giải pháp cải thiện cũng như bảo vệ tài nguyên môi trường huyện Mộc Hóa đến năm 2020. Dự án sẽ tạo điều kiện giúp lồng ghép các vấn đề môi trường vào kế hoạch hóa đầu tư phát triển kinh tế xã hội huyện theo phương châm phát triển bền vững. Nội dung dự án: Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường dưới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội huyện Mộc Hóa. Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên, môi trường dưới tác động của quá trình phát triển KTXH huyện Mộc Hóa đến năm 2020. Đề xuất quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường huyện Mộc Hóa đến 2020. Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường và khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên huyện Mộc Hóa đến năm 2020. Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường các khu vực chú trọng phát triển kinh tế huyện Mộc Hóa đến năm 2020. Xây dựng dự án ưu tiên nhằm bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa đến năm 2020. Xây dựng bản đồ định hướng quy hoạch môi trường huyện Mộc Hóa đến năm 2020. Phân công thực hiện quy hoạch môi trường huyện Mộc Hóa đến năm 2020. Sản phẩm của dự án: Tập báo cáo “Nghiên cứu xây dựng Quy hoạch môi trường cho huyện Mộc Hóa đến năm 2020” Bản đồ định hướng quy hoạch môi trường (tỷ lệ 1:25.000) TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN: Cơ quan chủ quản: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An. Cơ quan thực hiện dự án: Nhóm 4, lớp ĐHMT4B Địa chỉ: 12 Nguyễn Văn Bảo, P.4, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, lầu 9, tòa nhà X. Các cơ quan phối hợp chính: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Long An. Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Long An. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Long An. Sở Công thương tỉnh Long An Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An. Sở Y tế tỉnh Long An. Sở Xây dựng tỉnh Long An. Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An. Ban quản lý các KCN tỉnh Long An. Ủy ban nhân dân huyện Mộc Hóa. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mộc Hóa. CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN MỘC HÓA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: Vị trí địa lý: Huyện Mộc Hóa có diện tích tự nhiên 501,829km2 (50.182 ha), rộng đứng thứ 2 so với toàn tỉnh Long An, chỉ sau diện tích tự nhiên của Tân Hưng, chiếm 11,54% về diện tích. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 36.528 ha, trên bản đồ hiện tại Mộc Hoá nằm về phía bắc tỉnh Long An có đường biên giới giáp Campuchia dài 39 km.  Hình 2.1: Baûn ñoà vò trí cuûa huyeän Moäc Hoùa Phía đông giáp huyện Thạnh Hoá. Phía Tây giáp 2 huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Phía bắc giáp huyện Kôngpôngrồ tỉnh Vrây-viêng Campuchia. Phía nam giáp huyện Tân Thạnh. Mộc Hóa là huyện cửa ngõ của vùng Đồng Tháp Mười, giao thông thủy bộ đều thuận lợi, cách Thành phố Tân An khoảng 70 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km. Quốc lộ 62 đi suốt chiều dài của huyện, nối liền quốc lộ 1A với cửa khẩu quốc Tế Bình Hiệp. Tuyến N1 từ Mộc Hóa đi qua thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ cũng như huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh. Mộc Hóa có diện tích đất rộng lớn, lại nằm giáp với biên giới nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao thông. Vị trí địa lý của huyện là một thế mạnh, tạo cho huyện những điều kiện thuận lợi để phát triển nền sản xuất hàng hoá với những ngành mũi nhọn đặc thù, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời cũng đặt ra cho huyện Mộc Hóa nhiệm vụ hết sức nặng nề nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong huyện và các huyện xung quanh, đưa nền kinh tế của huyện hòa nhập chung theo xu thế phát triển của toàn tỉnh. Địa chất – địa hình: Địa chất: Long An, nằm ở rìa Đông Nam của đới Đà Lạt. Đây là đới kiến tạo - sinh khoáng tương đối độc lập, có móng là vỏ lục địa tiền CamBri, bị sụt lún trong Jura sớm - giữa và trải qua chế độ rìa lục địa vào Mesozoi muộn. Vào cuối Mesozoi và trong Kainozoi, đới Đà Lạt bị hoạt hóa mạnh mẽ. Trong Neogen - Đệ tứ phần lãnh thổ này tham gia vào bồn trũng MêKông bị sụt lún mạnh và lấp đầy bởi trầm tích lục nguyên. Trên địa bàn tỉnh Long An phát triển chủ yếu các thành tạo trầm tích Neogen - Đệ tứ: Các trầm tích cuội kết, cát kết, sét bột kết hệ tầng Cần Thơ (N21ct) có diện tích phân bố rộng. Cuội sỏi kết, cát kết, bột kết, sét kết hệ tầng Năm Căn (N22nc) có diện tích phân bố rộng. Các thành tạo trầm tích sông gồm cuội, sỏi, sạn, cát, sét, kaolin hệ tầng Củ Chi (aQ23cc) phân bố chủ yếu trên diện tích các xã Lộc Giang, Đức Lập Thượng, Mỹ Hạnh Bắc, Hòa Khánh Đông, An Ninh Tây thuộc huyện Mộc Hóa. Các thành tạo trầm tích sông biển gồm bột, sét ít thạch cao hệ tầng Mộc Hóa (amQ21mh) phân bố chủ yếu trên diện tích các huyện Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Các thành tạo trầm tích sông gồm cuội, sỏi, sạn, cát, sét kaolin hệ tầng Hậu Giang (mQ21hg) phân bố chủ yếu trên diện tích các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng. Các thành tạo trầm tích Holocen trung - thượng (aQ22-3) gồm các trầm tích sông (cát, bột, sét), sông - đầm lầy (bột, sét, di tích thực vật, than bùn), chúng là các trầm tích thềm, bãi bồi và tích tụ lòng sông phân bố hầu khắp trên diện tích các huyện thuộc tỉnh Long An. Theo kết quả điều tra địa chất tỷ lệ 1:200.000 trên diện tỉnh ghi nhận 2 hệ thống đứt gãy chính theo phương Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Các hệ thống đứt gãy này được phát hiện theo các tài liệu địa vật lý và các dấu hiệu địa chất gián tiếp. Địa hình: Địa hình của huyện Mộc Hóa bằng phẳng và thấp (0,6 – 1m), độ cao nền giảm dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam thoải theo hướng từ biên giới Campuchia về sông Vàm Cỏ Tây. Vùng ngập nông, thời gian ngập dưới 1 tháng, diện tích ngập 3,7775ha chiếm 7,51% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tại các xã phía Bắc và phía Tây Bắc huyện. Vùng ngập trung bình, thời gian ngập từ 1 – 2 tháng, diện tích ngập 11,762ha, chiếm 23,39% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở các xã giáp ranh huyện lỵ. Vùng ngập sâu, thời gian ngập từ 3 – 4 tháng, diện tích ngập 34,131ha; chiếm 67,88% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở các xã phía Nam và Tây Nam huyện. Đặc điểm khí hậu: Mộc hóa thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính chuyển tiếp Đông và Tây Nam Bộ. Do đó, nhiệt độ tại đây cao đều trong năm, lượng mưa lớn và phân hóa theo mùa, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Thời tiết Mộc Hóa rất thích hợp cho cây trồng ưa sáng, cho phép tăng vụ cây ngắn ngày (2 - 3 vụ/năm, trên đất không có độc tố có thể trồng từ 6 - 7 vụ rau trong nhà lưới/năm) và áp dụng kỹ thuật thâm canh trong điều kiện chủ động được tưới tiêu, có giống tốt, đủ phân bón và công lao động. Trên đất xám có thể luân canh, xen canh để đạt năng suất sinh học và năng suất kinh tế tối ưu. Vụ Đông Xuân là vụ canh tác có nhiều thuận lợi nhất. Mùa khô rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nếu chủ động được nguồn và chất lượng nước. Tuy nhiên, khí hậu Mộc Hóa cũng mang lại rất nhiều khó khăn cho hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp như: gây rửa trôi, xói mòn, bạc màu đất ở địa hình cao và ngập úng ở vùng thấp. Vào mùa khô, các độc tố tại các vùng đất phèn gia tăng, gây độc hại cho cây trồng. Để hạn chế và phòng tránh các tác hại do sự biến đổi của khí hậu thời tiết gây ra cần: hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đã có, xây dựng mới các công trình tưới tiêu thoát lũ, tổ chức vận hành khoa học, đồng thời theo dõi sát các dự báo của ngành khí tượng thủy văn, bố trí cây trồng và thời vụ gieo trồng thích hợp. Mưa: Lượng mưa hàng năm của huyện là 1.625 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng mưa cả năm. Những tháng còn lại là mùa khô, mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa hàng năm. Những tháng có số ngày mưa cao nhất là tháng 8, 9, 10; khoảng 19 ngày/tháng. Mưa nhiều và tập trung với cường độ lớn gây tràn bề mặt, làm rửa trôi, xói mòn đất ở các vùng đất cao, kết hợp với lũ và đỉnh triều cao gây úng ngập các vùng đất ven sông Vàm Cỏ Đông. Vào mùa khô, do lượng mưa quá ít nên không thể canh tác nếu thiếu hệ thống thủy lợi để đảm bảo nước tưới. Gió: Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa 2 vùng khí hậu Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên hướng gió trên địa bàn huyện thay đổi liên tục trong năm, tuy nhiên cũng hình thành 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường thổi trong mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, còn gió mùa Tây Nam thổi trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Chuyển tiếp giữa 2 mùa gió có gió Đông và gió Tây. Vào mùa mưa tốc độ gió trung bình lớn hơn mùa khô nhưng chênh lệch các tháng trong năm không nhiều. Khu vực huyện Mộc Hóa tuy không có bão nhưng thường hay có dông. Mỗi năm dông xuất hiện từ 110 đến 140 ngày, nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 11, đặc biệt vào tháng 5 có 20 - 22 ngày có dông. Dông thường xảy ra vào buổi trưa và chiều, có thể kèm theo sấm sét rất nguy hiểm. Tốc độ gió mạnh nhất trong cơn dông lên tới 30 - 40 m/s có khả năng bẻ gãy hoặc làm đổ cây cối. Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.660 giờ, trung bình mỗi ngày có 7,3 giờ nắng. Nếu so với Hà Nội có 4,5 giờ nắng/ngày thì huyện Mộc Hóa rất giàu ánh sáng. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 2 và tháng 3 khoảng 267 giờ, tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 8 khoảng 189 giờ. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình huyện là 27,70C. Nhiệt độ trung bình tối cao năm là 390C. Nhiệt độ trung bình tối thấp nhất là 170C. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,79%. Trong mùa khô độ ẩm không khí trung bình là 79,80%, còn trong mùa mưa là 86,08%. Tháng khô nhất là tháng 1 và tháng ẩm nhất là tháng 10. Bốc hơi: Lượng nước bốc hơi trung bình năm là 1.054 mm. Những tháng mùa khô cũng là những tháng có lượng bốc hơi cao nhất chiếm tới 57,12% tổng lượng bốc hơi cả năm. Nhiệt độ cao, bốc hơi mạnh trong các tháng mùa khô làm cho quá trình phá hủy các chất hữu cơ trong đất diễn ra nhanh, đất dễ bị rửa trôi và bạc màu trong mùa mưa. Đồng thời nhiệt độ cao, bốc hơi mạnh còn làm cho đất bị nứt nẻ, không khí lọt sâu xuống tầng sinh phèn và đây là nguyên nhân chính làm cho đất bị chua khi ngập nước trở lại. Chế độ thủy văn: Sông ngòi: Mộc Hoá nằm ở lưu vực sông Mê Kông, có sông Vàm Cỏ Tây đi qua (đoạn chảy qua huyện Mộc Hoá dài 34,1 km), bề rộng trung bình mặt sông 188m, đấy sông 112m, sông sâu khoảng 15m. Đây là trục tiêu nước chính của toàn khu vực trong mùa lũ và vào mùa khô lại là trục dẫn nước từ sông Tiền bổ sung qua hệ thống kênh đào Cái Cỏ, kênh Hồng Ngự và Tân Thành- Lò gạch, Sở Hạ, Lagrange, Tháp Mười, Nguyễn văn Tiếp, An Phong, An Bình, Mỹ Hòa – Bắc Đông, Cây Khô Lớn, Kênh Đạo, Kênh 89. Đồng thời đây cũng là trục chính để mặn có thể xâm nhập vào khu vực này. Tuy nhiên, do nằm xa cửa sông nên khả năng xâm nhập mặn rất ít. Ngoài sông Vàm Cỏ Tây, Mộc Hoá còn có hệ thống rạch tự nhiên khá chằng chịt như; rạch Bắc chan,  Bến Buôn, Tầm Đuông, Cái Sậy, Cái Cát, Cá Rô và rạch Ba Hồng Minh… nằm rải rác ở các xã với tổng chiều dài 71,4 km và hệ thống kênh mương thuỷ lợi với tổng chiều dài trên 583km gồm 24 tuyến kênh chính (cấp 1,2, dài 246 km) và 129 tuyến kênh nội đồng với tổng chiều dài 337 km, dù có hệ thống sông, rạch, kênh mương chằng chịt như trên nhưng so với nhu cầu thực tế về nguồn nước phục vụ sản xuất vẫn chưa đáp ứng đầy đủ do một số đã bị bồi lắng sau nhiều mùa lũ lớn, việc nạo vét chưa kịp thời. Do vậy, thuỷ lợi đang là nội dung quan trọng hàng đầu đối với nông- lâm- ngư nghiệp huyện Mộc Hoá rất cần được tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển nông nghiệp bền vững. Ngập lụt: Mùa lũ thường xuất hiện ở Mộc Hoá từ tháng 8 hàng năm, đỉnh lũ thường xuất hiện từ cuối tháng 9, đầu tháng 10, mức nước lũ giảm dần vào tháng 11, có năm kéo dài đến tháng 12, thời gian ngâm lũ trung bình hàng năm từ 3 đến 4 tháng và lũ mang đến một lượng lớn phù sa giúp đất đai nơi đây thêm màu mỡ. Hàng năm lũ đổ về đem theo những nguồn lợi to lớn về thuỷ sản, phù sa nhưng lũ lớn cũng gây nên những khó khăn không nhỏ trong sinh hoạt, đời sống và sản xuất của nhân dân. Tần suất lũ lớn có xu hướng rút ngắn lại từ 8 – 10 năm 1 lần trước đây, nay còn 3 – 4 năm 1 lần (1961, 1966, 1978, 1991) và liên tiếp trong 3 năm lũ lớn liên tục xảy ra (1994, 1995, 1996) và đặc biệt là năm 2000 lũ rất lớn. Sau đây là đỉnh lũ lịch sử 1 số năm: Bảng II.1 Mực lũ một số năm Năm  Tân Châu  Mộc Hoá    Đỉnh lũ (m)  Thời gian xuất hiện  Đỉnh lũ (m)  Thời gian xuất hiện   1961 1966 1978 1984 1991 1994 1995 1996 2000 2001 2002 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010  5,12 5,11 4,78 4,80 4,64 4,53 4,30 4,86 5,06 4,78 4,84 4,40 4,36 4,17 4,08 3,73 4,12 3,15  12/10 27/09 09/10 22/09 13/09 03/10 21/09 05/10 23/09 22/09 30/09 27/09 06/10 17/10 23/10 30/9 11/10 23/10  2,66 2,73 2,80 2,46 2,49 2,59 2,46 2,79 3,27 2,88 2,89 2,35 2,40 2,14 1,99 1,86 1,94 1,44  20/10 05/10 10/10 22/09 20/10 07/10 08/10 10/10 25/09 28/09 09/10 12/10 20/10 28/10 01/11 25/10 25/10 3/11   TT DB KTTV Trung ương MỰC NƯỚC NGƯỠNG LŨ ĐẦU NGUỒN (là mực nước ở các trạm đầu nguồn nếu xuất hiện sẽ có khả năng gây lũ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, tức mực nước ở Tân Châu sẽ cao hơn 4,34 mét). - Trạm Viêng- Chăng: Hmax = 11 mét. - Trạm Krachê: Hmax = 17 mét. MỰC NƯỚC BÁO ĐỘNG (m)  Cấp báo động  Tân Châu  Mộc Hoá   Cấp I  2,84- 3,43  0,78- 1,28   Cấp II  3,44- 4,03  1,28- 1,78   Cấp III  > 4,04  > 1,78   Nguyên nhân lũ là do các nguồn từ mưa từ thượng nguồn sông Mekong và nguồn lũ từ thượng nguồn hai sông Vàm Cỏ. Trong đó, nguồn lũ từ thượng nguồn sông Mekong rất lớn (chiếm 96%), ảnh hưởng đến chế độ mực nước và dòng chảy của hệ thống kênh rạch. Nước lũ từ nguồn sông Mekong hướng vào vùng ĐTM nói chung và vào một phần vùng đất Mộc Hóa nói riêng hình thành theo 3 thời kỳ: Thời kỳ đầu mùa lũ: Nước lũ xuôi dòng theo sông Tiền, từ đây nước lũ chảy theo các kênh hướng Tây Đông của ĐTM rồi chảy vào các kênh rạch phía Tây của tỉnh Long An. Lũ đã nâng mực nước trên các triền sông và lấp đầy các ô trũng, kết hợp với lượng nước trung bình của triều biển Đông tạo thành một lớp đệm lũ. Vào thời kỳ này tồn tại dòng chảy trong kênh là chính. Thời kỳ giữa mùa lũ: Khi mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu (Đồng Tháp) đạt từ 4,0 – 4,32m thì lũ vào ĐTM theo hai hướng: chảy tràn qua biên giới từ Hồng Ngự (Đồng Tháp) đến Vĩnh Hưng (Long An). Diễn biến lũ theo hướng này rất phức tạp và nước chảy tràn theo hướng này lại chiếm một lượng rất lớn từ 85 – 90% lượng lũ vào ĐTM trong khi lượng nước từ sông Tiền chảy vào ĐTM chỉ khoảng 10 – 15%. Anh hưởng của lũ vào Long An dần dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, mực nước trên kênh rạch và trên ruộng tăng dần, dòng chảy không những chảy trong kênh mà chảy tràn xuống đồng để đạt đến mực nước tối đa. Giai đoạn cuối lũ: Sau khi đạt đỉnh lũ cao nhất, mực nước trên các kênh rạch thấp dần do lượng nước trong ĐTM theo các con sông lớn chảy xuống hạ lưu. Theo nhiều năm quan trắc cho thấy thông thường nước bắt đầu rút từ tháng 12. Kết quả nghiên cứu số liệu trong những năm vừa qua cho thấy tần số xuất hiện lũ có xu hướng ngày càng rút ngắn lại từ 8 –10 năm 1 lần xuống còn 3 – 4 năm 1 lần. Trong những năm gần đây, lũ lớn liên tục xảy ra. Bảng II.2: Tình hình đỉnh lũ cao nhất trong những năm qua. STT  Trạm  Đỉnh lũ cao nhất qua các năm (m)     Ngày xuất hiện  1961  1978  1996  2000  2009  2010   1.  Tân Châu  23/10  5,12  4,78  4,87  5,06  4.12  3,15   2.  Tân Hưng  29/10  -  -  3,73  4,32  2.92  2,30   3.  Vĩnh Hưng  16/10  -  -  3,54  4,14  2,44  2,00   4.  Mộc Hoá  04/11  2,66  2,80  2,79  3,27  1,94  1,44   5.  Kiến Bình  10/11  -  -  2,29  2,66  1,41  1,27   6.  Tuyên Nhơn  08/11  -  2,23  2,03  2,39  1,27  1,20   7.  Đức Huệ  08/11  -  -  1,62  1,70  1,14  1,16   8.  Xuân Khánh  09/11  -  -  1,58  1,62  1,20  1,43   9.  Tân An  07/11  -  1,38  1,50  1,67  1,50  1,43   10.  Bến Lức  07/11  -  1,26  1,37  1,38  1,37  1,42   Nguồn: Báo cáo tình hình thiệt hại do lũ lụt và kế hoạch khắc phục tỉnh Long An (11/2000). Xâm nhập mặn: Nguồn xâm nhập mặn vào lãnh thổ Long An chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m. Quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian cũng dài hơn. Nguyên nhân là do hoạt động mạnh của triều, gió chướng, lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong mùa kiệt. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn khoảng 5 km, từ năm 1993 đến nay đã lên đến Vĩnh Hưng. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 - 4 gam/lít. Ngoài ra, do trái đất có xu hướng nóng dần lên, tạo điều kiện cho mặt nước biển nâng dần lên, đẩy quá trình xâm nhập mặn xâu vào nội địa. Tài nguyên thiên nhiên: Thổ nhưỡng - Tài nguyên đất Thổ nhưỡng: Đất đai: Mộc Hoá nằm ở vùng chuyển tiếp giữa bậc thềm phù sa cổ với vùng thượng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nên có 2 kiểu cảnh quan chính là bồn trủng phèn và khối đất xám dọc biên giới Việt Nam- Campuchia. Nhóm đất trủng phèn: chiếm gần 41% diện tích tự nhiên của huyện (20.484ha), phân bố chủ yếu ở thị trấn Mộc Hoá và các xã Bình Hoà Đông, Bình Phong Thạnh, Bình Hoà Trung, Thạnh Hưng, Tân lập, Tân Thành. Đất có tầng phèn sâu trong điều kiện có nước tưới thì khả năng sản xuất lúa 2 vụ không thua kém nhiều so với đất phù sa, nhưng những nơi thiếu nước ngọt, thuỷ lợi không hoàn chỉnh, hàng năm vẫn có thể bị thiệt hại do độc tố của đất gây nên. Ngoài cây lúa, vùng đất phèn có thể trồng tràm và một số cây trồng khác như đay, khoai mỡ, dưa hấu… Nhóm đất xám: chiếm 59% diện tích tự nhiên của huyện (29.183ha), phân bố ở hầu khắp các xã, thị (trừ 2 xã Tân lập và Tân Thành). Tuy đất xám có chất lượng không cao (nghèo dưỡng chất, khả năng giữ nước và phân kém), nhưng khả năng sử dụng lại khá đa dạng: những nơi có địa hình thấp có thể trồng lúa, đay, tràm; những nơi có địa hình cao hoặc có đê bao lửng có thể luân canh 1-2 vụ lúa với các loại rau màu (bắp, dưa hấu, đậu phộng…). Đây là điều kiện thuận lợi để đa dạng hoá cây trồng. Có 4 loại đất xám: đất xám điển hình, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng, đất xám gley, đất xám nhiễm mặn. Đất đai không được đánh giá là một thế mạnh của huyện Mộc Hoá bởi toàn bộ các loại đất ở Mộc Hoá chủ yếu là đất phèn có nhiều độc tố hoặc đất xám nghèo dưỡng chất, địa hình Mộc Hoá lại nằm ở vùng trủng thấp chịu ảnh hưởng lũ hàng năm nên khả năng tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng có hạn, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh kém. Để nông- lâm- ngư nghiệp ở Mộc Hoá phát triển một cách bền vững, việc cải tạo đất và kiểm soát lũ là những nội dung hết sức quan trọng cần được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức. Hiện trạng sử dụng đất: Bảng II.3: Hiện trạng sử dụng đất huyện Mộc Hóa năm 2010 Tt  Nội dung  Năm 2010     Dt (ha)  Tỷ lệ (%)    Diện tích tự nhiên  50.281,27  100   I  Đất nông lâm ngư nghiệp  34.990,69  69,59   1  Trồng trọt  34.690,69  68,99    Cây hàng năm  33.852,59  67,33    Ruộng lúa, màu, đay  33.652,59  66,93    Cây hàng năm khác  200,00  0,40    Cây lâu năm  63,59  0,13    Vườn tạp  774,51  1,54   2  Đất mặt nước nuôi trổng thủy sản  300,00  0,60   II  Đất lâm nghiệp  9.344,00  18,58    Rừng tự nhiên  792,49  1,58    Rừng trồng  8.551,51  17,01   III  Đất ở  905,49  1,80    Đất thành thị  142,63  0,28    Đất nông thôn  762,86  1,52   IV  Đất chuyên dụng  4.356,57  8,66    Xây dựng cơ bản  346,71  0,69    Thủy lợi  2.237,82  4,45    Giao thông  1.452,05  2,89    Đất công nghiệp  37,39  0,07    Đất nghĩa địa  54,2  0,11    Lịch sử, văn hóa  1,85  0,00    Đất khai thác VLXD  167,20  0,33    Đất an ninh quốc phòng  59,31  0,12   V  Đất chưa sử dụng  684,52  1,36    Đất bằng chưa sử dụng  27,77  0,06    Đất mặt nước chưa sử dụng  656,75  1,31   Tài nguyên nước: Nước mưa Nguồn nước của huyện chủ yếu dựa vào nước mưa và nước sông Vàm Cỏ Tây cung cấp. Mùa mưa ở đây bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm, trong đó tập trung nhiều vào tháng 8, 9 và tháng 10. Bảng II.4: Phân phối lượng mưa hàng tháng ở Mộc Hóa Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  Cả năm   Lượng mưa trung bình (mm)  16  7  18  82  225  277  259  205  318  353  148  62  1970   Nguồn nước mặt Mộc Hóa có nguồn tài nguyên nước mặt khá dồi dào, song phân bố không đều về lưu lượng và chất lượng. Đối với vụ Đông Xuân, khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi, nhiều vùng sử dụng phương pháp tưới tự chảy (nhờ triều) có hiệu quả cao. Tuy nhiên, vào vụ Hè Thu thì khả năng cung cấp nước cho sản xuất lại rất hạn chế vào thời kỳ đầu vụ, đặc biệt vùng Đông Bắc thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt một cách nghiêm trọng. Hệ thống sông rạch và kênh mương dẫn nước mặt của huyện Mộc Hóa gồm sông VCT bắt nguồn từ Svayriêng (Campuchia) chảy vào Việt Nam tại Bình Tứ theo hướng Tây Nam, đoạn chảy qua huyện Mộc Hóa dài khoảng 25km, rộng từ 125 – 200m, sông chảy quanh co và gấp khúc. Nguồn nước ngọt lớn thứ hai lấy từ sông Tiền tiếp qua kênh Hồng Ngự về kênh 61 và kênh Dương Văn Dương, kênh Mareng, kênh 61 kênh Bắc Đông, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần thoát lũ trong mùa mưa. Ngoài ra, còn có hơn 300 kênh nội đồng lớn nhỏ phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu, úng, xả phèn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm: Đặc điểm nổi bật về nguồn nước ngầm trong khu vực huyện Mộc Hóa là xuất hiện sâu, giá thành cao khi khai thác nên rất ít được khai thác. Trong khu vực huyện Mộc Hóa, nước mạch nông xuất hiện ở độ sâu 27 – 30m, nhưng do ảnh hưởng của phèn nên chất lượng không tốt, khả năng sử dụng cho sinh hoạt bị hạn chế. Hơn nữa, tại Mộc Hóa, nước ngầm có hàm lượng tổng khoáng hóa rất thấp (1 – 3g/l) và pH < 4, nên việc sử dụng nước ngầm ở độ sâu < 40m để tưới hỗ trợ cho nông nghiệp và sinh hoạt rất hạn chế. Nước ngầm có khả năng khai thác ở độ sâu 260 – 290m, trữ lượng 400m3 ngày đêm/giếng, lưu lượng nước 0,5 l/s và chất lượng tốt. Hiện nay, nước cấp sinh hoạt cho nhân dân trong huyện hầu hết từ nước mưa và nước kênh rạch qua lắng lọc. Nước ngầm do giá thành cao khi khai thác nên nhà nước đã đầu tư một số điểm tập trung, một số xã vùng sâu đã có sự phối hợp tốt phương châm với nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hóa cấp nước sinh hoạt. Tài nguyên rừng: Diện tích rừng tự nhiên của Mộc Hóa là 792 ha va 8.551,5 ha rừng trồng. Cây trồng chủ yếu là tràm, bạch đàn. Rừng tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thủy văn và bảo tồn các loài vật. Cây tràm thích hợp với điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn. Các loài thực vật trong rừng khá đa dạng và phong phú với nhiều loại cây bản địa như sao, dầu, tràm, gáo vàng, gáo trắng, trâm khế, trâm sẽ, côm, dừa lá, bạch đàn… Nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng đã bị khai thác và tàn phá nặng nề. Từ đó tạo ra những biến đổi về điều kiện sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, những biến đổi môi trường sống tự nhiên của sinh vật, tác động đến quá trình bền vững. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm tài nguyên là do quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích rừng chuyển sang diện tích trồng lúa. Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản tại đây đánh giá là nghèo nàn. Theo kết quả điều tra năm 1996 than bùn được tìm thấy ở các huyện thuộc vùng ĐTM như Tân Lập (Mộc Hoá), Tân Lập (Thạnh Hoá xuất hiện ở Tráp Rùng Rình), Tân Hoà (Tân Thạnh), Mỹ Quý Tây (Đức Huệ xuất hiện ở Trấp Mốp Xanh). Trữ lượng thay đổi theo từng vùng và chiều dày lớp than từ 1,5 – 6,0 m, cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào xác định tương đối chính xác trữ lượng than bùn nhưng ước lượng có khoảng 2,5 triệu tấn. Trong vùng Mộc Hóa, các dĩa than bùn nằm lộ thiên ở các bưng lầy cổ hoặc bị chôn vùi dưới các trầm tích trẻ hơn ở các lòng sông cổ. Trong hai dạng này thì than bùn ở dạng dĩa có trữ lượng lớn hơn ở những lòng sông cổ. Tuy nhiên, chất lượng than bùn ở những lòng sông cổ thì được đánh giá tốt hơn. Than bùn là nguồn nguyên liệu khá tốt để chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cho thấy than bùn ở Long An nói chung, Mộc Hóa nói riêng có độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, có thể sử dụng làm chất đốt và phân bón. Việc khai thác than sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa và thủy phân tạo ra acid sunfuric, là chất độc ảnh hưởng đến cây trồng và môi trường sống. Ngoài than bùn, Mộc Hóa và các huyện lân cận còn có những mỏ sét, có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng. Trong thời gian qua, do quản lý của nhà nước chưa chặt chẽ nên một số tổ chức và cá nhân khai thác than bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tiềm năng du lịch: Nước lũ về nhanh ở một số huyện vùng ĐTM của tỉnh Long An gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa nói chung và Mộc Hóa nói riêng, bên cạnh những rủi ro trong mùa lũ, đây cũng là điều kiện ưu đãi cho vùng đất này. Nước lên, người dân không còn lo lắng như những năm trước, mà họ bắt đầu thu hoạch cá linh, lươn, ếch, chuột đồng, rắn, bông súng, bông điên điển… Hiện nay, mặt hàng cá linh, chuột đồng, bông điên điển đang thu hút người mua từ các địa phương khác. Khi tới Mộc Hóa, du khách không quên đi thăm khu du lịch Tân Lập bằng xuồng máy ngang qua rừng tràm bạt ngàn, câu cá giải trí trên kênh nước nổi và đi săn chuột trên cánh đồng đã thu hoạch lúa. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI: Kinh tế Theo thống kê năm 2010 của huyện Mộc Hóa: Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 217 tỷ 046 triệu đồng. Tổng chi ngân sách là 214 tỷ 733 triệu đồng. GDP bình quân đầu người/năm: 13,935 triệu đồng. Lao động trong các ngành kinh tế thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa là 13.900 người. Bảng II.5: Sự phân bố lao động của các ngành kinh tế STT  Ngành kinh tế  Số lượng (người)  Ghi Chú   1  Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp  753  Chế biến, sản xuất phân phối điện nước   2  Xây dựng cơ bản  400  Xây dựng   3  Vận tải, giao thông liên lạc  45  Vận tải, thông tin liên lạc   4  Dich vụ kinh doanh – Thương mại du lịch – Nhà hàng khách sạn  3.670  Thương nghiệp, nhà hàng, khách sạn   5  Nông – lâm – thủy sản  3.852  Nông nghiệp, lâm nghiệp   6  Y tế – văn hóa – Giáo dục đào tạo – Thể dục thể thao  1.158  Y tế, văn hóa, Thể dục thể thao, giáo dục đào tạo   7  Quản lý nhà nước  259  Trong biên chế, hợp đồng   8  Tài chính – Tín dụng  81  Tài chính, tín dụng   9  Hoạt động khoa học công nghệ  4  Khoa học công nghệ   10  Các hoạt động liên quan đến kinh tế cửa khẩu, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn  759  Dịch vụ tư vấn nhà đất, kinh doanh bất động sản và kinh tế cửa khẩu   11  An ninh quốc phòng  2.500  Bộ đội, công an biên phòng   12  Các ngành kinh tế khác  419    Tổng cộng  13.900    Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Hóa, năm 2007. Trong đó: Lao động nông – lâm – thuỷ sản: 3.852 người, chiếm 27,71%. Lao động thương mại – dịch vụ: 4.429 người, chiếm 31,86%. Lao động công nghiệp – xây dựng, và các ngành khác: 5.619 người, chiếm 40,43%. ( Như vậy tỷ lệ phi nông nghiệp của thị trấn Mộc Hóa đạt 72,29%. Xã hội: Dân số: Năm 2005, dân số Mộc Hóa chỉ mới 17.612 người, tháng 4 năm 2009 dân số Mộc Hóa là 69.164 người chiếm 5% dân số tỉnh Long An. Trong đó dân thành thị (thị trấn Mộc Hóa) 15,744 người chiếm 22,76% dân số. Theo kết quả suy rộng từ tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 huyện mộc hóa Bảng II.6: Dân số các xã của huyện Mộc Hóa Stt  Đơn vị hành chính  Tổng số  Nam  Nữ    Huyện Mộc Hóa  69.164  35.186  33.978   1  Thị trấn Mộc Hóa  15.744  7.666  8.078   2  Xã Thạnh Trị  2.643  1.361  1.282   3  Xã Bình Hiệp  6.712  3.415  3.297   4  Xã Bình Hòa Tây  4.691  2.446  2.245   5  Xã Bình Tân  2.377  1.161  1.216   6  Xã Bình Thạnh  2.583  1.387  1.196   7  Xã Tuyên Thạnh  8.951  4.537  4.414   8  Xã Bình Hòa Trung  4.191  2.220  1.971   9  Xã Bình Hòa Đông  3.929  2.010  1.919   10  Xã Bình Phong Thạnh  4.109  2.093  2.016   11  Xã Thạnh Hưng  4.629  2.425  2.204   12  Xã Tân Lập  5.100  2.588  2.512   13  Xã Tân Thành  3.505  1.877  1.628   Bảng II.7: Số dân thuộc các dân tộc trong huyện Mộc Hóa Stt  Dân tộc  Tổng số  Nam  Nữ   1  Kinh  68.755  34.982  33.773   2  Khơ Me  71  38  33   3  Hoa (Hán)  278  137  141   4  Chăm  56  29  27   Số lượng người thuộc các dân tộc tiểu số phân bố như sau: Người Hoa chủ yếu ở thị trấn với 272 người. Người Khơ Me sinh sống rãi rác trong toàn huyện nhiều nhất là ở thị trấn Mộc Hóa 21 người, xã Thạnh Trị 12 người, xã Thạnh Hưng 9 người. Người Chăm chủ yếu ở xã Bình Hòa Tây 51 người và ở xã Tuyên Thạnh 5 người. Từ năm 2005 dân số mộc hóa có sự thay đổi đột biến: Dân số tăng thêm tại các dự án dân cư trên địa bàn huyện Mộc Hóa là 12.667 người. Lực lượng bộ đội biên phòng, công an biên giới các ngành tỉnh, trung ương đóng trên địa bàn là 2.500 người. Lực lượng giáo viên, học sinh nghề, đi học thường trú tại huyện là 2.033 người. Khách vãng lai, mua bán đến của khẩu Bình Hiệp là 250 người. Ngoài ra chưa tính đến cụm dân cư ấp Cái Cát – xã Tuyên Thạnh với dân số dự kiến là 2.476 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,1%, tăng cơ học là 3,3%. Giáo dục: Hiện nay huyện Mộc Hóa có tất cả 12 trường tiểu học trực thuộc phòng, 2 trường tiểu học và trung học cơ sở trực thuộc phòng, 7 trường trung học cơ sở trực thuộc phòng, và một trường trung học phổ thông Mộc Hóa. Tổng diện tích đất sử dụng cho giáo dục trong toàn huyện khoảng 17 ha. Công trình văn hóa : Phòng văn hóa huyện, diện tích đất 611,17m2. Rạp hát, diện tích đất 2.164,02m2. Cung thiếu nhi, diện tích đất 3.593,75m2. Sân khấu ngoài trời kết hợp với khán đài sân vận động để biểu diễn, tụ họp, mittinh với số lượng đông trong những ngày lễ hội. Công trình thể thao: Hiện nay có sân vận động thị trấn với diện tích đất 18.258,84 m2, có diện tích cạnh trục đường quốc lộ 62. Hướng tới, sân vận động sẽ kết hợp thành khu văn hóa thể dục thể thao của huyện 25ha, nằm cạnh khu sân bay cũ. Sân vận động hiện nay sẽ trở thành nơi hoạt động thể dục thể thao của khu vực. Bảng II.8: Diện tích đất sử dụng cho thể dục thể thao Stt  Đơn vị hành chính  D.t (m2)  TT cơ bản đa năng  Sân luyện tập    Huyện Mộc Hóa   Sốlượng  D tích (m2)  Sốlượng  D tích (m2)   1  Thị trấn Mộc Hóa  32.000   10.000  1  22.000   2  Xã Thạnh Trị  5.000    1  5.000   3  Xã Bình Hiệp  12.600    1  12.600   4  Xã Bình Hòa Tây  18.400    1  18.400   5  Xã Bình Tân  5.000    1  5.000   6  Xã Bình Thạnh  5.000    1  5.000   7  Xã Tuyên Thạnh  9.500    1  9.500   8  Xã Bình Hòa Trung  5.000    1  5.000   9  Xã Bình Hòa Đông  15.000    1  15.000   10  Xã Bình Phong Thạnh  5.000    1  5.000   11  Xã Thạnh Hưng  11.600    1  11.600   12  Xã Tân Lập  5.000    1  5.000   13  Xã Tân Thành  10.000    1  10.000   Tổng số   139.100  0  10.000  13  129.000   Y tế: Đất dành cho ngành y tế có quy mô 17.110,1m2. Trên địa bàn thị trấn có 1 bệnh viện đa khoa khu vực có quy mô 150 giường: 44 bác sỹ, 80 y sĩ. 23 kỹ thuật viên, 22 hộ sinh, 88 y tá, 22 dược sĩ. Cán bộ y tế toàn huyện năm 2010 là. Ngoài ra, còn có nhiều phòng khám tư nhân theo chương trình xã hội hóa của ngành y tế. Nhìn chung, các công trình y tế tương đối đảm bảo cho người dân trong toàn huyện Mộc Hóa đến khám chữa bệnh và điều trị. Tuy nhiên, chất lượng điều trị còn nhiều hạn chế do trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu. Thương mại – dịch vụ - du lịch: Chợ Mộc Hóa phát triển từ lâu đời, qui mô diện tích chợ là 10.000m2, hoạt động khá sôi động, gắn với hoạt động kinh tế cửa khẩu Bình Hiệp. Khách sạn, nhà hàng trong khu vực thị trấn có khá đông các cơ sở, thành phần kinh tế tư nhân là 13 cở sở, cá nhân có 2.401 cơ sở lớn nhỏ. Tất cả được phân ngành như sau: Thương mại - du lịch: 1.553 cơ sở với 2.381 lao động. Khách sạn - nhà hàng: 861 cơ sở với 1.289 lao động. Công nghiệp – cụm công nghiệp: Huyện Mộc Hóa có một số cơ sở như: kho xăng dầu, nhà máy xay xát, kho dự trữ long thực, nhà máy chế biến thức ăn gia súc được xây dựng và hoạt động trong cụm công nghiệp 100 ha trên địa bàn thị trấn Mộc Hóa và xã Tân lập. Ngoài ra, còn có khu xử lý rác liên hiệp 5 ha ở xã Bình Tân. Cơ sở hạ tầng: Nhà ở: Thị trấn Mộc Hóa hiện có 10 khu phố, thị trấn Mộc Hóa phát triển mạnh dọc theo sông VCT, khu vực chợ mới, dọc theo quốc lộ 62 và các hệ thống trục đường cặp theo kênh vành đai bao nội ô thị trấn. Tập trung nhà 2 – 3 tầng, 1 trệt lầu xung quanh chợ mới, dọc theo quốc lộ 62, đường trung tâm 30/4 là nơi tập trung khối cơ quan Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, trong khu vực thị trấn cũng còn số ít nhà tạm bợ dọc theo bờ sông Vàm Cỏ, nhà trên cọc bêtông trong những hẻm nhỏ. Với chủ trương xây dựng cùng tuyến dân cư dọc theo đường Lê Lợi nối dài, khu dân cư thị trấn Mộc Hóa… đang từng bước hình thành giao đất xây nhà, cơ sở hạ tầng của những khu trên đang hoàn thiện. Ngoài ra, Mộc Hóa cũng đang triển khai khu dân cư sân bay, từng bước chỉnh trang, ổn định về quỹ đất trong khu vực. Bảng II.9: Số lượng nhà ở được xây dựng trong các năm Năm  Tổng số  Nhà chung cư  Nhà riêng   Tổng số  16,931  29  16,894   Trước 1975  377  -  376   Từ 1975 đến 1999  3,932  2  3,926   Từ 2000 đến 2005  7,552  17  7,533   2006  1,598  1  1,596   2007  1,320  5  1,315   2008  1,500  3  1,497   2009  617  1  616   KXĐ  35  -  35   Giao thông vận tải: Giao thông đối ngoại Giao thông đường thủy: thị trấn Mộc Hóa có sông Vàm Cỏ Tây chảy từ huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng xuống và đi về phía Thạnh Hóa. Mặt khác, rạch Rồ chảy từ Campuchia sang, hệ thống kênh lớn rất thuận lợi cho vận chuyển đường thủy. Giao thông đường bộ: Mạng lưới đường: qua thị trấn có tuyến quốc lộ 62 chạy qua, nối tiếp đường tỉnh lộ 831 và đường ra cửa khẩu Bình Hiệp cùng với hai tuyến đường huyết mạch N1, N2 đang xây xây dựng với mục đích phát triển giao thông đồng bằng Sông Cửu Long với các tỉnh Đông Nam Bộ đi qua địa bàn mộc hóa là moat lợi thế rất lớn cho sự phát triển của huyện trong tương lai. Bến xe: hiện nay, thị trấn đang có một bến xe liên tỉnh đi TP. Hồ Chí Minh, Tân An, Cần Đước, Cần Giuộc. Diện tích bến xe 3.892,7m2. Bảng II.10: Hiện trạng giao thông bộ Mộc Hóa Loại đường  Chiều dài (km)  Diện tích (ha)   Tổng hợp  755  1.402,6   Quốc lộ  62,3  345,4   Đường tỉnh  56,3  202,7   Đường huyện  222,5  416,9   Đường xã  414  437,6   Giao thông nội thị Trên địa bàn thị trấn có 19 trục đường chính với tổng chiều dài là 9.434m (trong đó quốc lộ 62 dài 924m). Diện tích mạng lưới giao thông nội thị là 153.165m2, trong đó: Bảng II.11: Các loại đường trong huyện Mộc Hóa Loại đường  Diện tích (m2)   Đường nhựa  88.471   Đường đá đỏ  48.515   Đường đang thi công nhựa  7.574   Đá cấp phối  6.555   Đường đất  2.505   Nguồn: Chi cục Thống kê tỉnh Long An, 2005 Hệ thống điện: Thị trấn Mộc Hóa được cấp điện từ mạng lưới điện quốc gia 110KV ở vùng ngoài, một chi nhánh nằm trong thị trấn đảm bảo cung cấp phục vụ đủ nhu cầu của người dân. Đường dây trung thế: 8km. Đường dây hạ thế: 2km. Trạm biến áp phân phối 15/0,4KV: khu vực thị trấn có 21 trạm hạ thế với công suất máy biến thế từ 10KVA đến 500KVA, tổng dung lượng 1500KVA. Tổng chiều dài tuyến cấp đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquy hoạch môi trường mộc hóa.doc
  • docbia NGOÀI.doc
  • docbìa TRONG.doc
Luận văn liên quan