Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Tân Uyên là huyện nằm phía đông của tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Phía Bắc giáp với huyện Phú Giáo, phía Đông giáp với huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), phía Tây giáp với Thị xã Thủ Dầu Một và phía nam giáp với huyện Thuận An. Thời gian qua, Tân Uyên đã có những bước đổi mới trong phát triển kinh tế. Phát triển nông – lâm nghiệp ngày càng có xu hướng thu nhỏ, tập trung cho phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tăng trưởng GDP hàng năm của huyện đạt 18.54%. Giá trị xuất khẩu các ngành tăng bình quân hàng năm như sau: Công nghiệp tăng 41.17%, Nông nghiệp tăng 5.55%, Dịch vụ tăng 28.1%. Trong cơ cấu kinh tế huyện, ước tính cuối năm 2008, tỷ trọng các ngành: CN: 56.26%; NN: 18.25%; DV: 25.49%. (Theo báo cáo sơ kết giữa nhiệm kì thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ IX ( nhiệm kì 2005 – 2010)) Năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ra quyết định số 30/2007/QĐ-BCN ngày 17/7/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020. Chính quyền và đảng bộ huyện Tân Uyên đặt mục tiêu phấn đấu đưa Tân Uyên trở thành một huyện công nghiệp vào năm 2020. Để phát triển trở thành huyện công nghiệp, Tân Uyên phải đối mặt với rất nhiều thách thức không chỉ phát triển kinh tế mà các vấn đề môi trường, xã hội cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Phát triển công nghiệp của huyện không dàn trải đều trên khắp địa bàn mà được tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam của huyện như xã Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Vĩnh Hiệp, thị trấn Uyên Hưng, Tân Phước Khánh. Tuy nhiên, công nghiệp đang dần dần được mở rộng về mặt quy mô lên khu vực các xã phía Bắc như: Tân Mỹ, Tân Định, Tân Lập, Tân Thành, Hội Nghĩa. .

doc100 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. GIỚI THIỆU Tân Uyên là huyện nằm phía đông của tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Phía Bắc giáp với huyện Phú Giáo, phía Đông giáp với huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), phía Tây giáp với Thị xã Thủ Dầu Một và phía nam giáp với huyện Thuận An.  Thời gian qua, Tân Uyên đã có những bước đổi mới trong phát triển kinh tế. Phát triển nông – lâm nghiệp ngày càng có xu hướng thu nhỏ, tập trung cho phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tăng trưởng GDP hàng năm của huyện đạt 18.54%. Giá trị xuất khẩu các ngành tăng bình quân hàng năm như sau: Công nghiệp tăng 41.17%, Nông nghiệp tăng 5.55%, Dịch vụ tăng 28.1%. Trong cơ cấu kinh tế huyện, ước tính cuối năm 2008, tỷ trọng các ngành: CN: 56.26%; NN: 18.25%; DV: 25.49%. (Theo báo cáo sơ kết giữa nhiệm kì thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ IX ( nhiệm kì 2005 – 2010)) Năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ra quyết định số 30/2007/QĐ-BCN ngày 17/7/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020. Chính quyền và đảng bộ huyện Tân Uyên đặt mục tiêu phấn đấu đưa Tân Uyên trở thành một huyện công nghiệp vào năm 2020. Để phát triển trở thành huyện công nghiệp, Tân Uyên phải đối mặt với rất nhiều thách thức không chỉ phát triển kinh tế mà các vấn đề môi trường, xã hội cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Phát triển công nghiệp của huyện không dàn trải đều trên khắp địa bàn mà được tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam của huyện như xã Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Vĩnh Hiệp, thị trấn Uyên Hưng, Tân Phước Khánh. Tuy nhiên, công nghiệp đang dần dần được mở rộng về mặt quy mô lên khu vực các xã phía Bắc như: Tân Mỹ, Tân Định, Tân Lập, Tân Thành, Hội Nghĩa. Cùng với tốc độ phát triển công nghiệp, lao động trong các ngành nghề cũng thay đổi nhanh chóng. Lao động chuyển từ nông, lâm ngư nghiệp sang công nghiệp xây dựng ngày một gia tăng, chủ yếu tập trung tại các xã phía Nam. Cụ thể lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản và Công nghiệp xây dựng thay đổi qua các năm như sau: Bảng 1.1: Lao động trong các ngành huyện Tân Uyên qua các năm Đơn vị: Người Năm  2001  2006  2007  2008   Nông, lâm nghiệp và thủy sản  42.620  39.194  38.878  38.485   Công nghiệp xây dựng  10.201  54.254  64.423  73.731   Như vậy vấn đề quy hoạch chi tiết các khu vực công nghiệp không chỉ là vấn đề về phát triển kinh tế mà còn góp phần ổn định cư dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bền vững trên mọi khía cạnh của huyện. Mục tiêu của huyện là ưu tiên cho phát triển công nghiệp. Khi chuyển đổi từ một huyện nông nghiệp sang huyện phát triển công nghiệp – khu đô thị, cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề về môi trường. Về phát triển kinh tế, huyện đã có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng hiện nay huyện lại chưa có một chiến lược, một kế hoạch cụ thể để vừa có thể phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo vệ được môi trường, tạo nên sự phát triển bền vững. Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường là cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, cần tiến hành thực hiện “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương đến năm 2020” nhằm bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững về mọi phương diện. 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường. - Nghị định của chính phủ số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/ NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường ngày 30/3/2010 hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường - Thông tư 231/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Thông tư 44 /2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 05 năm 2007 của Bộ Tài Chính – Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bố dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. - Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 07 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý. - Quyết định 1081/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bổ sung quy định thời hạn hiệu lực thi hành Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý. - Quyết định số 8627/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 của UBND huyện Tân Uyên về việc chỉ định thầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Tân Uyên đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. - Quyết định số 8628/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 của UBND huyện Tân Uyên về việc phê duyệt đề cương chi tiết thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Tân Uyên đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. 1.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1.3.1. Mục tiêu chung - Bảo đảm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên; lập kế hoạch bảo vệ môi trường huyện. - Tạo cơ sở cho việc phối hợp quản lý và giải quyết đồng bộ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng; dự báo được xu thế biến đổi về tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. - Đề xuất được kế hoạch chi tiết bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện. - Góp phần tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. 1.4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI  1.4.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài Kế hoạch bảo vệ môi trường và quy hoạch môi trường là những thực thể không thể tách rời khỏi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, ngay cả khi thuật ngữ kế hoạch bảo vệ môi trường chưa ra đời người ta cũng đã quan tâm rất nhiều đến việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tránh xả rác thải, nước thải… Tuy nhiên, do quá trình phát triển kinh tế, xã hội đã làm xấu đi chất lượng môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Một số hướng tiếp cận đã được đề ra như sau: - Kế hoạch bảo vệ môi trường phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng đời sống. - Kế hoạch bảo vệ môi trường phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường). - Kế hoạch bảo vệ môi trường phải được tiếp cận một cách có hệ thống, phải lường hết được các yếu tố tác động nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất. - Việc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường phải có sự tham vấn cộng đồng. - Phải đưa ra được mục tiêu, kế hoạch ưu tiên và phải có căn cứ để thực thi các nhiệm vụ nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra. - Trên cơ sở những định hướng tiếp cận đó, chúng tôi triển khai đề tài trong một chỉnh thể thống nhất và đo lường hầu hết các yếu tố ảnh hưởng có thể xảy ra. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Các nội dung nghiên cứu dựa trên việc thừa kế có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây nhằm rút ngắn thời gian thực hiện đề tài và giảm thiểu chi phí là phương châm chính để triển khai đề tài. 1.4.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu Thu thập và tổng hợp số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chế độ thủy văn, hiện trạng môi trường… Phương pháp này giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian nghiên cứu. Tất cả các tài liệu thu thập được khi đi điều tra, khảo sát được xây dựng thành hệ thống dữ liệu phục vụ cho đề tài. 1.4.2.2. Khảo sát thực địa - Điều tra qua phiếu về hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường của huyện. Phiếu điều tra này là bảng câu hỏi phỏng vấn dành cho đối tượng sống trên địa bàn. - Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung các thông tin về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở huyện Tân Uyên. - Lấy mẫu và phân tích bổ sung một số thông số môi trường: mẫu nước mặt (pH, Cl-, Fe-tổng, COD, NO3-, NH3, độ đục, hợp chất PCB, Hàm lượng thuốc trừ sâu Clo hữu cơ, hàm lượng thuốc trừ sâu lân hữu cơ, Coliform), mẫu nước ngầm (pH, độ cứng, độ đục, Cl-, Flo, NH3, NO3-, Fe-tổng, Asen, thủy ngân, TDS, E.Coli), mẫu nước thải đô thị (pH, COD, BOD5, SS, P-tổng, NO3-, Coliform), mẫu nước thải công nghiệp (pH, COD, BOD5, SS, P-tổng, NO3-, Coliform), mẫu không khí (bụi, độ ồn, NO2, SO2, CO, H2S), mẫu đất (asen, thủy ngân, cadimi, đồng, chì, kẽm). 1.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu - Nhập và xử lý số liệu điều tra phiếu, các số liệu phân tích bằng phần mềm EXCEL, SPSS: Nhập các kết quả thống kê điều tra thực hiện trên các kết quả phân tích mẫu và xử lý để đưa ra các sai số, độ tin cậy (f), độ tương quan (r) của các dãy số liệu… - Xử lý dữ liệu đã số hóa và xây dựng bản đồ bằng phần mềm Mapinfo 8.0. - Xử lý thống kê kết quả và xác định giá trị trung bình, khoảng tin cậy… theo tiêu chuẩn ISO 2602:1980 và xử lý thống kê, tổng hợp số liệu theo tiêu chuẩn ISO 2854:1976 có kết hợp với phương pháp chuyên gia. 1.4.2.4. Phương pháp bản đồ và GIS Việc sử dụng GIS vào nghiên cứu đề tài cho phép thực hiện được công việc thu thập và tổng hợp dữ liệu một cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Các bản đồ hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí) được xây dựng giúp cho việc đánh giá và dự báo các biến đổi môi trường được trực quan, chính xác và tổng quát hơn. - Số hóa các lớp thông tin từ các bản đồ nền địa hình từ các bản đồ tỷ lệ 1:25.000 trong khu vực nghiên cứu thành các lớp thông tin như: đường cao độ, mạng giao thông, địa danh, mạng thủy văn, thực vật, môi trường… - Xây dựng các cơ sở dữ liệu của các lớp thông tin bằng cách nhập trực tiếp từ bàn phím và máy quét scanner. Mỗi một đối tượng địa lý đều có hai dạng dữ liệu: dữ liệu không gian (raster và vector) và dữ liệu thuộc tính. Phần mềm hỗ trợ chủ yếu là Mapinfo 8.0. 1.4.2.5. Phương pháp chuyên gia - Dựa vào điều kiện của địa phương và kinh nghiệm của các chuyên gia đã thực hiện đề tài hoặc liên quan đến đề tài để thống nhất các quan điểm chung cho việc khai triển đề tài. - Tổ chức hội thảo chuyên đề nhằm huy động trí tuệ của nhiều người trong các lĩnh vực khác nhau (độc học, sinh thái, nông nghiệp, thổ nhưỡng, địa chất, kinh tế, thủy văn, môi trường....). Tổ chức 2 lần hội thảo cấp tỉnh; riêng các chuyên đề, tổ chức 1 hội thảo nội bộ/1chuyên đề. 1.4.2.6. Phương pháp phân tích hệ thống Phương pháp phân tích hệ thống được tiến hành để phân tích một hệ thống cụ thể trên một tổng thể gồm nhiều bộ phận, nhiều các yếu tố thành phần có quan hệ tương hỗ với nhau và với môi trường xung quanh. Với phương pháp này, tiến hành theo các bước sau: Xác định ranh giới, đường biên của hệ thống Quan trắc, đo đạc, thu thập thông tin các yếu tố thành phần, hợp phần, sắp xếp các dữ liệu liên quan tới đối tượng nghiên cứu Phân tích, thống kê các mối liên kết giữa các yếu tố quan trọng nhất có khả năng gây ra tác động qua lại trong hệ thống Ứng dụng mô hình toán học của hệ thống với các mục tiêu, thể hiện cấu trúc và hoạt động chức năng của hệ thống có mối liên hệ với môi trường bên ngoài trong các mô hình. Mô phỏng hệ thống với các điều kiện giả thiết khác nhau, phân tích mô hình ở nhiều góc cạnh khác nhau để lựa chọn được giải pháp đúng đắn cho quyết định tối ưu. Đây là phương pháp có tính trội hơn, tổng quát hơn so với các phương pháp phân tích từng nhân tố, phân tích đánh giá khả năng chịu tải, khả năng biến động môi trường. 1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  1.5.1. Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại huyện Tân Uyên 1.5.1.1. Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - Tài nguyên đất, hiện trạng và sử dụng đất - Tài nguyên nước, hiện trạng sử dụng và bảo vệ - Tài nguyên khoáng sản - Tài nguyên lịch sử, cảnh quan du lịch - Tài nguyên sinh học, hiện trạng khai thác và bảo vệ - Báo cáo tình hình phát triển dân số, kinh tế, xã hội - Báo cáo về các hoạt động sản xuất công-nông-ngư nghiệp 1.5.1.2. Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường - Chất lượng nước mặt - Chất lượng nước ngầm - Vấn đề nước thải - Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn - Vấn đề chất thải rắn, chất thải nguy hại 1.5.1.3. Lấy mẫu, phân tích bổ sung các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng số liệu - Dựa trên báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm của huyện, tổng hợp số liệu, xác định các chỉ tiêu cần bổ sung, số lượng lượng mẫu cần lấy. - Tiến hành lấy và phân tích mẫu. Ở huyện Tân Uyên, ngoài phát triển nông - lâm nghiệp, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày một gia tăng nhanh chóng. Hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều các khu công nghiệp tập trung ở phía Nam Tân Uyên với đầy đủ các mặt hàng sản xuất như may mặc, giày da, thực phẩm,…Số lượng các loại mẫu và số đợt lấy mẫu là 2 đợt, trong đó 2/3 số lượng mẫu được lấy tập trung tại phía Nam của huyện. Thời gian lấy mẫu 2 đợt lần lượt là: 01/2009 và 05/2009. Số lượng mỗi loại cho cả 2 lần lấy mẫu là: - Mẫu nước mặt: 32 mẫu - Mẫu nước ngầm: 32 mẫu - Mẫu nước thải đô thị: 30 mẫu (lấy tập trung tại các cụm dân cư) - Mẫu nước thải công nghiệp: 60 mẫu - Mẫu không khí: 30 mẫu - Mẫu đất: 40 mẫu 1.5.2. Đánh giá mối quan hệ hiện trạng tài nguyên - môi trường huyện Tân Uyên - Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên - Đánh giá hiện trạng tài nguyên - môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn và nguy hại huyện Tân Uyên - Đánh giá tổng hợp hiện trạng tài nguyên – môi trường huyện Tân Uyên - Phân tích nguyên nhân của các vấn đề môi trường:  Nguyên nhân từ quá trình phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển khu dân cư.  Nguyên nhân từ khai thác khoáng sản, tài nguyên rừng.  Hạ tầng cơ sở của huyện chưa giải quyết kịp thời các vấn đề môi trường đang phát sinh 1.5.3. Dự báo xu thế biến đổi môi trường - Dựa vào các số liệu đã có, tiến hành xác định các vấn đề tài nguyên và môi trường cấp bách, các vùng ô nhiễm và suy thoái trọng điểm. Từ đó, xác định mục tiêu bảo vệ môi trường của huyện Tân Uyên. - Dựa vào kết quả thu thập được, tiến hành dự báo xu thế biến đổi tài nguyên và môi trường dưới tác động của quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 1.5.4. Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên của huyện đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 - Vấn đề môi trường trong việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Vấn đề phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường - Vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên - Vấn đề nâng cao nhận thức môi trường - Vấn đề tăng cường năng lực quản lý môi trường 1.5.5. Xác định, đánh giá và lựa chọn vấn đề môi trường ưu tiên cho huyện Tân Uyên Xác định các vấn đề môi trường tại huyện Tân Uyên bao gồm các vấn đề: - Môi trường tại các khu vực nông nghiệp nông thôn - Môi trường nước (nước mặt và nước ngầm) - Môi trường đô thị - Môi trường khu vực giáp các huyện khác trong tỉnh và giáp các tỉnh khác trong khu vực. - Môi trường du lịch sinh thái - Môi trường liên vùng - Thiên tai, sự cố môi trường Từ đó, đánh giá và lựa chọn 3 vấn đề môi trường ưu tiên nhất để đề xuất 3 dự án tiền khả thi về bảo vệ môi trường cho huyện Tân Uyên trong giai đoạn 2010 – 2015 bao gồm: - Vấn đề môi trường công nghiệp - Vấn đề môi trường đô thị - Vấn đề quản lí chất thải rắn và chất thải nguy hại 1.5.6. Đề xuất các dự án tiền khả thi về bảo vệ môi trường cho huyện Tân Uyên trong giai đoạn 2010 – 2015 - Dự án tiền khả thi về môi trường công nghiệp (quan tâm tới 3 vấn đề chính: di dời các cơ sở sản xuất gạch thủ công; vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản và kế hoạch bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất nhỏ lẻ ngoài khu công nghiệp) - Dự án tiền khả thi về môi trường đô thị (quan tâm tới các vấn đề về nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt) - Vấn đề quản lí chất thải rắn và chất thải nguy hại (rác thải từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, rác thải và nước thải y tế) 1.5.7. Xây dựng, hiệu chỉnh và số hóa bản đồ hiện trạng và định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường của huyện Tân Uyên 1.5.8. Lập báo cáo tổng hợp CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới địa lý hành chính Huyện Tân Uyên nằm phía Đông tỉnh Bình Dương, có Sông Bé và sông Đồng Nai là ranh Huyện đồng thời cũng là ranh tỉnh Bỉnh Dương và tỉnh đồng Nai.  Tọa độ địa lý: 106o 46' – 106o 55'50” kinh độ Đông 10 o19'5” – 11o 20' 2” vĩ độ Bắc Hướng Bắc : giáp huyện Phú Giáo- lấy Sông Bé làm ranh một phần. Hướng Tây giáp huyện Bến Cát, thị xã Thủ Dầu Một Hướng Tây Nam giáp huyện Dĩ An Hướng Nam và Đông là sông Đồng Nai và sông Bé, ranh giới với huyện Vĩnh Cửu, thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai. Sông Đồng Nai là ranh giới phía Đông Nam, Sông Bé là ranh giới phía chính Đông, Hoà Trò An, cách ranh phía đông hơn 1 km. Huyện Tân Uyên có 22 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 20 xã, với diện tích tự nhiên là 61.344 ha. Dân số năm 2008 khoảng 169.309 người. Mật độ dân số đạt 276 người/km2 (thấp hơn mật độ chung toàn tỉnh - 410 người/km2).(Niên giám thống kê năm 2008 – cục thống kê Bình Dương) Huyện Tân Uyên thuộc vùng Nam Bình Dương–vùng kinh tế phát triển của tỉnh Bình Dương. Tỉnh Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu và Bình Dương. Vùng này là khu vực năng động, dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế trong cả nước đóng góp 50% sản lượng công nghiệp cả nước, có khả năng cung cấp 10 tỷ Kwh/năm điện năng, đồng thời là vùng tiêu thụ sản phẩm lớn. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực có nhiều tài nguyên như dầu khí Bà Rịa–Vũng Tàu, rừng Tây Nguyên, nước ở sông Sài Gòn, Đồng Nai và các hồ Trị An, Dầu Tiếng với nguồn cung cấp nước dồi dào và điện năng lớn. Đó là điều kiện để phát triển công nghiệp và đô thị với quy mô lớn và hiện nay Tân Uyên đã là một trong những huyện tập trung số lượng không nhỏ các khu, cụm công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng Nam Bình Dương có 7 khu công nghiệp đang hoạt động: Việt Nam–Singapore, Việt Hương, Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đông A, Tân Đông Hiệp và Bình Đường. Đa số đều tập trung ở Thuận An, Dĩ An và Thủ Dầu Một; Tạo nên một khu vực sôi động thu hút đầu tư, lao động từ các nơi khác tới. Huyện Tân Uyên nằm sát khu vực trên, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ. Tân Uyên chính là “sân sau” của vùng công nghiệp Nam Bình Dương nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm nói chung, nhất là của hành lang kinh tế Thủ Dầu Một–Biên Hòa với ảnh hưởng mạnh mẽ của Tp. Hồ Chí Minh. Huyện cần phải cung ứng các nhu cầu cấp thiết tại chỗ cho các khu công nghiệp kề bên như: nguồn lao động, chỗ ở công nhân, thực phẩm tươi sống và đất dự trữ phát triển công nghiệp tập trung trong những năm tiếp theo. Về mối liên hệ với giao thông đối ngoại, Tân Uyên có các đường giao thông thủy bộ của tỉnh, quốc gia và gần với các đầu mối giao thông như sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa, cảng sông Đồng Nai, cảng Sài Gòn và cảng biển Vũng Tàu. Với vị trí này, Tân uyên có lợi thế so sánh với nhiều huyện khác trong tỉnh, có nhiều khả năng tăng trưởng, đi lên từ chỗ thấp với các tiềm năng được thúc đẩy bởi nhu cầu thực tế. Huyện cần xác định những nhu cầu ưu tiên, tạo điều kiện để phát huy các ưu thế của mình. 2.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn Địa hình trung du cao dần về hướng Bắc, có các dải đồi cao và điểm cao độc lập. Phía Bắc có cao trình 40 - 50 m. Về phía Nam cao trình thấp trung bình 20 – 30 m, đất đai bằng phẳng ít bị chia cắt tạo thành vùng rộng lớn. Huyện Tân Uyên nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, phân thành 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Nhiệt độ của khu vực tương đối ổn định giữa các tháng, các mùa trong năm và trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2008, nhiệt độ trung bình của khu vực dao động trong khoảng từ 26.6-26.90C. Đây là khoảng nhiệt độ khá lý tưởng để các hoạt động sản xuất cũng như phát triển của động thực vật diễn ra thuận lợi. Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện tương đối cao, đạt trên dưới 2000 mm. cùng với đó là độ ẩm đây là lượng mưa lí tưởng cho các hoạt động nông nghiệp và phát triển các cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su và các loại cây ăn trái. Độ ẩm không khí của huyện dao động từ 70% đến 80%. Với độ ẩm ở khoảng này tương đối thuận lợi cho các hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống, sinh hoạt của con người. 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.2.1. Dân số - lao động 2.2.1.1. Dân số Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Dương dân số trung bình toàn huyện Tân Uyên năm 2000 là 121.172 người, năm 2001 là 124.142 người, năm 2005 là 153.519 người, chiếm 14,9% dân số trung bình của tỉnh Bình Dương. Tốc độ tăng dân số đạt 4,85%/năm thời kì 2001 – 2005. Từ năm 2004, tốc độ phát triển dân số huyện tăng mạnh trên 6%/năm. Cũng theo báo cáo thống kê của tỉnh Bình Dương, dân số trung bình của huyện năm 2006 là 162.586% người, năm 2008 là 169.309 người.(Báo cáo hàng năm của phòng thống kê huyện: dân số trung bình của huyện năm 2006 là 160.743 người, năm 2007 là 170 521 người, ước tính đến năm 2010 dân số trung bình của huyện đạt 220.000 người.) Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm dần; đến năm 2006 còn 1,18%, bình quân mỗi năm giảm 0,07%. Ước đến năm 2010 tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện khoảng 1,00%. * Dân lưu trú: Theo báo cáo của phòng thông kê huyện 31/12/2006 tổng dân khẩu 164.303, trong đó dân khẩu địa phương 122.280, dân khẩu nhà trọ 42.023 chiếm 34,36%. Hầu khắp 20/22 xã đều có phòng trọ. Theo báo cáo của công an huyện tới tháng 12/2007 tổng dân cư là 199.137 người, trong đó: hộ khẩu chính thức 127.783 người, tạm trú: 71.354 người chiếm 35,8% * Dân số đô thị: Tới năm 2005 dân số đô thị của huyện là 28.243 người chiếm 18,9% toàn huyện. Tính cả xã Thái Hòa là 16.702 người thì tổng dân số đô thị là 44.945 người chiếm 30% dân số toàn huyện. 2.2.1.2 Lao động Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng nhanh qua các năm. Đến 2005 có 91.470 lao động. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân khoảng 9.1% /năm thời kì 2001 – 2005 Lao động làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh trong thời gian qua và có quy mô lao động lớn nhất trong 3 khu vực lao động. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2001- 2005 đạt 31.3%/năm. Tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng cũng có xu hướng tăng, từ 16,8% trong tổng lao động đang làm việc vào năm 2000 tăng lên 42,5% vào năm 2005. Lao động trong khu dịch vụ cũng có xu hướng tăng cả quy mô và tỷ trọng tuy nhiên không băng khu vực công nghiệp - xây dựng. Tốc độ tăng lao động khu vực dịch vụ bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 10,7%/năm.tỷ trọng lao động từ 13,1% năm 2000 tăng lên 14,1% năm 2005 Lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp giảm nhanh qua các năm. Tốc độ giảm bình quân khoảng 0,9%/năm thời kỳ 2001- 2005. Tương ứng với giảm số lượng lao động thì tỷ trọng lao động trong nông nghiệp cũng giảm từ 70,1% vào năm 2000 xuống còn 43,4% năm 2005. Như vậy , quá trình chuyển dịch của cơ cấu lao động với chuyển dịch của cơ cấu kinh tế huyện Tân Uyên diễn ra theo xu hướng phù hợp và tích cực. Lao động di chuyển từ khu vực nông nghiệp, có năng suất thấp sang làm việc khu vực công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn.  Hình 2.1: Lao động làm việc trong các ngành 2.2.2. Y tế Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 Bệnh viện Đa khoa loại III và 22 trạm y tế xã. Trung tâm y tế dự phòng được thành lập nhưng đang sử dụng chung cơ sở và thiết bị với bệnh viện Đa Khoa huyện. Tổng số cán bộ y tế là 179 người, gồm 162 người ngành y và 17 người ngành dược: Ngành y: Có 33 bác sĩ và trình độ cao hơn, 58 y sĩ, kỹ thuật viên, 46 y tá, 25 nữ hộ sinh. Ngành dược: Có 2 dược sĩ cao cấp, 13 dược sĩ trung cấp và 2 dược tá. Toàn huyện có 185 giường bệnh, với mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh và đội ngũ cán bộ y tế như hiện nay cơ bản đã đáp ứng nhu cầu cho người dân. Hoạt động tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi được mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em được tổ chức thường niên nên tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 20,6% xuống 14%. Bảng 2.1: Hoạt động y tế  2001  2002  2003  2004  2005  2006   1. Số cơ sở  19  19  19  19  23  23   - Bệnh viện Đa Khoa  1  1  1  1  1  1   - Trạm y tế  18  18  18  18  22  22   2. Số giường bệnh  150  150  150  165  185  185   - Bệnh viện Đa Khoa  60  60  60  75  75  75   - Trạm y tế  90  90  90  90  110  110   -Giường bệnh/1 vạn dân  12,08  11,83  11,57  11,99  12,05  11,83   3. Cán bộ y tế  128  130  105  118  126  162   - Bác sĩ và trên đại học  21  21  21  28  29  33   - Y sĩ, kỹ thuật viên  41  44  75  46  52  58   - Y tá  43  43  24  28  29  46   - Nữ hộ sinh  23  22  15  16  16  25   -Bác sĩ/1 vạn dân  1,69  1,66  1,62  2,03  1,89  2,11   4. Cán bộ ngành dược  10  11  11  11  12  17   - Dược sĩ cao cấp  1  2  2  1  2  2   - Dược sĩ trung cấp, KTV  7  7  8  9  9  13   - Y tá  2  2  1  1  1  2   Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-xã hội huyện Tân Uyên thời kì 2006÷2020 2.2.3. Giáo dục Hiện nay trên địa bàn huyện có 64 cơ sở giáo dục – đào tạo công lập gồm : 1 trung tâm dạy nghề, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên – kỹ thuật hướng nghiệp, 6 trường THPT, 9 trường THCS, 26 trường Tiểu học, 19 trường Mầm non. Ngoài ra có 1 trường Mầm non tư thục và 1 số cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ tư nhân. Toàn huyện có khoảng 34161 học sinh theo học các cấp như vậy bình quân có khoảng 1993 người đi học/1 vạn dân. Bậc Mầm non: 6 trường Mầm non, 1 trường Mẫu giáo bán trú còn lại là các trường học 1 buổi/ngày Có khoảng 141 phòng học đạt 7,4 phòng/trường. Nhóm trẻ từ 3-5 tuổi ra lớp đạt 78,4%; trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100% (các năm trước đạt trên 97%)). Riêng trẻ dưới 3 tuổi ra lớp chỉ đạt 10%; do đa số các trường không đủ phòng học và chưa có điều kiện mở lớp bán trú. Với hệ thống trường như hiện nay thì chưa đủ đáp ứng yêu cầu gửi trẻ, nhất là ở địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh. Số giáo viên đứng lớp: 1,5 giáo viên/lớp, chưa đạt tiêu chuẩn quy định là 2 giáo viên/lớp; và 1 giáo viên chăm sóc khoảng 20 cháu với 4141 cháu theo học. Tỷ lệ giáo viên Mầm non đạt chuẩn là 93,9%. Bậc Tiểu học: Toàn huyện có 26 trường Tiểu học, tỷ lệ xã, thị trấn có trường Tiểu học là 100%. Có 4/26 trường đạt chuẩn với 437 lớp học giảm 64 lớp so với năm 2001. Tỷ lệ giáo viên/lớp tăng 1,36 với 601 giáo viên tiểu học trong đó có 95,7% đạt chuẩn.Tỷ lệ học sinh đi tiểu học đúng tiểu đạt 84%, riêng trẻ 6 tuổi vào lớp 1 luôn đạt 100%. Tỷ lệ bỏ học còn cao khoảng 1,6-1,8% trên tổng số học sinh tiểu học nhưng năm qua đã có chiều hướng giảm. Bậc Trung Học: Cấp THCS: có khoảng 10226 học sinh.Về đội ngủ giảng dạy với 463 giáo viên và đạt 1,8 giáo viên/lớp.Toàn huyện có 9 trường. Tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt trên 90%. Cấp THPT trên địa bàng huyện có 6 trường phổ thông với 120 lớp-5056 học sinh, có 233 giáo viên đứng lớp, đạt tỷ lệ 1,9 giáo viên/lớp. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT những năm qua dao động trên dưới 85%. ** Công tác chống mù chữ và phổ cập tiểu học được duy trì, 100% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tiểu và hoàn thành công tác phổ cập THCS, hiện nay đạt trên 80%.chất lương giáo dục các bậc học ổn định và từng bước nâng lên. Bảng 2.2: Hoạt động giáo dục Năm  2001  2002  2003  2004  2005  2006   1. Bậc Mầm non   - Số trường học  11  11  11  11  11  19   - Số lớp học  11  117  118  130  133  141   - Số giáo viên  150  154  166  175  178  211   - Số học sinh  2575  2749  2772  3432  3857  4141   2. Bậc Tiểu học   - Số trường học       26   - Số lớp học  501  494  485  466  456  437   - Số giáo viên  631  648  645  652  611  601   - Số học sinh  13827  13258  12854  12020  11601  11738   3. Bậc THCS   - Số trường học       9   - Số lớp học  238  243  252  251  250  253   - Số giáo viên  388  463  372  375  455  463   - Số học sinh  9789  9803  9838  10106  9986  10226   4. Bậc THPT   - Số trường học  6  6  6  6  6  6   - Số lớp học  94  100  100  108  119  120   - Số giáo viên  107  142  186  224  205  233   - Số học sinh  4166  4278  4158  4613  5001  5056   Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-xã hội huyện Tân Uyên thời kì 2006÷2020 2.2.4. Văn hóa – xã hội Các hoạt động văn hóa thông tin, nghệ thuật, thể thao được tổ chức rộng khắp với nhiều loại hình thức và nội dung phong phú. Văn hóa thông tin: Hệ thống thiết chế văn hóa bao gồm Trung tâm văn hóa huyện, thư viện huyện, 16 điểm văn hóa vui chơi cho trẻ em và có khoảng 20% xã, thị trấn có nhà văn hóa. Thư viện có hôn đầu sách, nguồn sách rất phong phú, đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân. Truyền thanh cơ sở được tăng cường đầu tư, phát triển rộng khắp các xã, thị trấn đạt 100%, số xã, thị trấn được phủ sống truyền hình đạt 100%, tỷ lệ số hộ được xem truyền hình đạt trên 95%. Huyện có 20933 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa chiếm 78,3%; 31 khu ấp đạt khu ấp văn hóa chiếm 29,24%; 60 khu ấp đạt tiên tiến chiếm 56,6%. Thể dục thể thao: Huyện có một nhà thi đấu đa năng, diện tích sử dụng 1250m2, sân vận động có diện tích 20732m2 tại trung tâm huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong huyện. Đặt biệt huyện Tân Uyên có con sông Đồng Nai chảy qua tạo điều kiện cho phong trào đua thuyền truyền thống diễn ra hằng năm. 2.2.5. Kinh tế Huyện Tân Uyên kinh tế trong thời gian qua đạt tăng trưởng cao, quy mô kinh tế ngày càng lớn. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,3%/năm giai đoạn 2001 – 2005 và ước đạt 17,5%/năm giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó ngành công nghiệp-xây dựng có nhịp độ tăng trưởng cao nhất đạt 22,8%/năm giai đoạn 2001-2005 và ước đạt 24,3% giai đoạn 2006-2010. Khu vực dịch vụ đạt nhịp độ tăng trưởng 15,7%/năm giai đoạn 2001-2005 ước đạt 16,1%/năm giai đoạn 2006-2010. Ngành nông lâm thủy sản tăng trưởng 5,6%/năm giai đoạn 2001-2005 và ước đạt 4,7%/năm. 2.2.5.1. Công nghiệp - xây dựng Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện tăng từ 666 năm 2000 lên 837 cơ sở năm 2005 và 849 cơ sở năm 2006. Trong đó số cơ sở cá thể chiếm chủ yếu khoảng 84% tổng số cơ sở. Lao động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 8449 người năm 2000 lên 42913 người năm 2005 và 49580 người năm 2006. Cơ sở có vốn nước ngoài sử dụng lao động nhiều nhất bình quân có khoảng 384 lao động/cơ sở. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện liên tục tăng. Từ 578,1 tỷ đồng vào năm 2000 tăng lên 6050,9 tỷ đồng vào năm 2005 và khoảng 7869,2 tỷ đồng vào năm 2006. Bảng 2.3: Cơ sở, lao động và giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Năm  2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006   1. Tổng số cơ sở  666  736  676  736  807  837  849   Tỷ lệ so với Tỉnh %)  19.9  20.4  17.6  17.1  16.7  15.4  14.7   - Nhà Nước  2  1  1  1  1   1   - Tập thể  1   3  3  4  4  4   - Tư nhân  29  29  38  48  57  60  67   - Cá thể  615  676  592  623  651  654  615   - Hỗn hợp  10  18  26  32  54  65  78   - Đầu tư nước ngoài  9  12  16  29  40  54  84   2. Tổng số lao động  8449  9981  15503  21996  28983  42913  49580   Tỷ lệ so với Tỉnh %)  6.7  6.5  7.6  8.1  8.9  11.3  11.6   - Nhà Nước  346  418  406  378  164   69   - Tập thể  152  26  52  62  206  267  267   - Tư nhân  1279  948  1420  2297  2233  2525  2593   - Cá thể  2982  2660  5205  5343  5485  6297  5850   - Hỗn hợp  1720  1390  1645  2589  5274  6914  8494   - Đầu tư nước ngoài  1970  4539  6775  11327  15621  26910  32307   3. Trung bình lao đông/cơ sở  12.7  13.6  22.9  29.9  35.9  51.3  58.4   4. Giá trị sản xuất (giá hh)  578.1  682.5  1289.7  1805.4  3575.2  6050.9  7879.2   Tỷ lệ so với Tỉnh %)  4.0  3.4  4.1  4.0  5.5  6.8  7.0   - Nhà Nước  52.4  52.5  39.3  43.7  51.7   23.5   - Ngoài Nhà Nước  267.0  271.4  413.5  546.6  1192.5  1540.9  2045.5   - Đầu tư nước ngoài  258.8  358.6  836.9  1215.1  2329.0  4510.0  5810.2   Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-xã hội huyện Tân Uyên thời kì 2006÷2020 ** Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Công nghiệp khai khoáng Sản xuất vật liệu xây dưng Sản xuất mộc Sản xuất quần áo giày dép Chế biến nông sản, lâm sản Chế biến thức ăn gia súc ** Khu, cụm công nghiệp: Cuối năm 2007 triển khai thực hiện 9 khu, 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1078,2 ha. Gồm có: KCN Nam Tân Uyên (331 ha), khu công nghiệp – đô thị Tân Uyên tại xã Tân Bình – Vĩnh Tân (1604 ha); KCN Đất Cuốc (213 ha); KCN Xanh Bình Dương (200 ha). 4 KCN trên đất huyện trong khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ đô thị Bình Dương: Đại Đăng (274 ha), Kim Huy (213 ha), Sóng Thần III (534 ha), Việt – Sing II (154 ha). Các cụm công nghiệp đang triển khai: Dịch vụ độ thị Uyên Hưng (138 ha), Tân Hiệp (56 ha), Phú Chánh (135 ha), Tân Mỹ (100 ha) Xây dựng: Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Trung ương và tỉnh Bình Dương, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước cho xây dựng cơ bản trên dịa bàn Huyện tăng lên đáng kể, nhất là lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Huyện Tân Uyên đang trong quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa, biến chuyển từ một huyện thuần nông lên trung tâm công nghiệp mới của tỉnh, nhu cầu xây dựng còn rất lớn và sẽ tăng nhanh trong thời gian tiếp theo. 2.2.5.2. Khu vực dịch vụ Thương mại Hoạt động thương mại được mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Đến năm 2005, toàn huyện Tân Uyên tính có 5281 cơ sở kinh doanh và năm 2006 có khoảng 5281 cơ sở. Trung bình có 2,2 lao động/cơ sở (thấp hơn mức chung của tỉnh là 2,4 lao động/cơ sở). Các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển mạnh như: nhà trọ, ăn uống, giải khát… Bảng 2.4: Hoạt động thương mại  ĐVT  2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006   1. Tổng mức bán lẻ HH-DT DV  Tỷ đồng  198.6  222.0  254.3  420.9  695.1  912.0  1194.5   2. Số cơ sở TM, KS, NH, DL  Cơ sở  1505  1646  2277  2417  3655  4611  5281   3. Lao động KDTN, KSNH-DV  Người  1974  2061  3767  4522  6372  9976  11529   4. Bình quân lao động/cơ sở  Người  1.3  1.3  1.7  1.9  1.7  2.2  2.2   Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-xã hội huyện Tân Uyên thời kì 2006 - 2020 Phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn huyện: toàn huyện có 15 chợ. Trong đó số xã, thị trấn có chợ hiện nay đạt 7/22. Mạng lưới nhà hàng khách sạn, nhà trọ (cho thuê): Có 2 khách sạn (quy mô nhỏ), không có nhà hàng chủ yếu là các cửa hàng kinh doanh ăn uống dạng cá thể, nhỏ lẻ. Theo kết quả rà soát đến ngày 30/10/2008 của Phòng Kinh tế huyện Tân Uyên: trong nước có 512 doanh nghiệp và chi nhánh trong nước được cấp đăng kí kinh doanh (trong đó có 37 khu, cụm công nghiệp), đã đi vào hoạt động 386 DN; ngoài nước có 244 DN (khu, cụm công nghiệp là 71) được cấp phép đầu tư và đã đi vào hoạt động 144 DN. Nhu cầu nhà ở cho công nhân phát sinh hàng loạt nhà trọ. Đến nay có khoảng 26750 căn phòng trọ, tập trung nhiều các xã phía nam huyện như: Thái Hòa (7200 căn), Tân Phước Khánh (2400 căn), Khánh Bình (5500 căn), Uyên Hưng (2600 căn), Tân Vĩnh Hiệp (2500 căn). Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn huyện diễn ra khá sôi nổi, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên. Du lịch: Hiện nay, trên địa bàn huyện phát triển các điểm du lịch: Khu du lịch sinh thái Hàn Tam Đẳng – Tân Định Khu du lịch sinh thái của công ty TNHH Vân Thịnh – xã Tân Định Khu du lịch sinh thái xã Bạch Đằng Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mắt Xanh – Tân Định Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Cù lao Thạnh Hội Khu du lịch Hồ Đá Bàn – Đất Cuốc. Các tuyến du lịch: Tuyến du lịch dọc sông Đồng Nai dài 90 km gồm các điểm chính sau: Cù Lao Bạch Đằng (vườn cây trái) Cù Lao Rùa (vùng vườn) Làng nghề gồm Tân Phước Khánh và điểm du lịch, văn hóa cảnh quan – 11ha với đình làng Tân Phước Khánh. Hồ Đá Bàn Vùng rừng Chiến khu D Dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải có khoảng 300 cơ sở, đã có tuyến xe buýt công cộng đến trung tâm huyện. Phương tiện vận chuyển cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng vận tải còn nhiều mặt hạn chế, tỉ lệ xe chất lượng cao thấp, khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa và hành khách trên địa bàn quy mô nhỏ. Bảng 2.5: Khối lượng hàng hóa, hành khách vận tải  ĐTV  2001  2002  2003  2004  2005  2006   KL hàng hóa vận chuyển  1000 tấn  211  345  254  510  506  547   KL hàng hóa luân chuyển  1000 tấn.km  5385  8951  7089  12371  12132  14180   KL hành khách vận chuyển  1000 HK  1048  689  1110  1150  1051  1142   KL hành khách luân chuyển  1000 HK.km  9808  6666  10407  11773  9780  10675   Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-xã hội huyện Tân Uyên thời kì 2006÷2020 2.2.5.3. Ngành nông lâm thủy sản Ngành nông lâm thủy sản có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian qua. Ngành nông lâm thủy sản đóng góp khoảng 25,3% trong cơ cấu kinh tế huyện năm 2006, và có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Sản xuất nông nghiệp chủ đạo chiếm 97%, trong đó có xu hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Đã hình thành các vùng chuyên canh: vùng rau thực phẩm phía Tây Nam, vùng cây công nghiệp lâu năm ở phía Bắc, vùng cây ăn quả và vùng chăn nuôi ven sông. Ngành lâm nghiệp chiếm vị trí thứ hai sau ngành nông nghiệp. Trong sản xuất thủy sản nuôi trồng phát triển và trở thành chủ lực. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2006 có 177,6 ha, với số lượng 349 bè của 256 hộ nuôi. Chiến lược phát triển nông – lâm nghiệp Theo QHTTKTXH của tỉnh Bình Dương, định hướng cho huyện Tân Uyên thuộc các vùng chuyên canh sau: Cây cao su phân bố vùng phía Bắc huyện Cây điều phát triển ở phía Đông Bắc Rau phát triển phía Tây Nam huyện Chăn nuôi bò –heo- gà tập trung phía Bắc huyện. Cây lúa : cố gắng đảm bảo một số diện tích hiện có theo chính sách an toàn lương thực. Sản xuất nông nghiệp Trồng trọt Tân Uyên có 4 loại cây trồng chính, theo thứ tự là cao su, điều, cây ăn trái và cây lương thực, trong đó cao su là chủ đạo. Ngoài ra, cây ăn quả - bưởi là đặc sản quan trọng của huyện. Các chỉ tiêu phấn đấu cần đạt: tổng diện tích các loại cây công nghiệp đảm bảo ổn định ở mức trên 22.000 ha, áp dụng công nghệ sinh học nâng năng suất cây trồng. Trồng cây ăn quả: Chủ yếu là bưởi, cam, quýt và xoài. Trong đó chú trọng bưởi là cây đặc sản phát triển ở cù lao Bạch Đằng, cù lao Rùa và ven sông Đồng Nai. Phấn đấu đạt 2.200 ha, trong đó bưởi là 600 ha. Trồng rau, hoa, cây ngắn ngày: Với vị trí gần địa bàn các đô thị lớn, cây trái, rau xanh của Tân Uyên cần đáp ứng được nhu cầu cung cấp ngày càng cao. Chỉ tiêu đạt 5.000 ha, năng suất 150 – 200 tạ/ha đối với rau, và 8 tạ/ ha đối với đậu các loại. Lúa có sản lượng trung bình thấp hơn vùng ĐBSCL. Hoa màu gồm: ngô, khoai, sắn: Có năng suất xấp xỉ lúa, nhưng không đòi hỏi nhiều nước, không kén đất. Nên trồng luân canh, tận dụng đất. Chăn nuôi Giá trị sản xuất đạt trên 1 tỷ đồng và năm 2005 (năm 1998 là 84.608 triệu đồng). Phát triển kinh tế trang trại VAC, tập trung phát triển đàn bò (vùng dọc suối Cái), Vùng phát triển rau - thực phẩm. Thủy sản Phấn đấu vào 2005 đạt 150% năm 1999 (khoảng 9.600 triệu đồng), vào 2010 đạt 200% năm 1999 (khoảng 12.860 triệu đồng). Sản xuất lâm nghiệp Bảo đảm bảo vệ và phát triển rừng, giao đất phấn đấu phủ xanh toàn bộ núi, đồi, ven suối, hồ đầu nguồn. Diện tích đất lâm nghiệp được coi trọng cả phần rừng tự nhiên và rừng trồng. Phát triển kinh tế trang trại Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại, giúp đỡ về khoa học kỹ thuật, về giống, thuốc… Phổ biến mô hình sản xuất sinh thái, kết hợp nuôi trồng trong vòng sinh thái khép kín. Phân vùng sản xuất nông - lâm nghiệp Xây dựng các vùng chuyên canh, rau quả - thực phẩm cung cấp cho thành phố lớn, nguyên liệu cho công nghiệp, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, sinh thái,.... Vùng I : Phát triển cây thực phẩm, chăn nuôi bò, dọc suối Cái. Gồm các xã phía Tây Nam huyện (cũng là vùng I trong phân vùng kinh tế của Tỉnh). Vùng II : Phát triển cây dài ngày : cây lâm nghiệp, cao su, điều, cây ăn trái. Gồm các xã phía Bắc huyện. Vùng III : Phát triển cây lúa, rau, thực phẩm và bưởi. Gồm 2 xã Thạnh Phước, Bạch Đằng và ven sông Đồng Nai. 2.2.6. An ninh quốc phòng Tăng cường giáo dục quốc phòng, kết hợp quốc phòng với kinh tế. An ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội: mỗi xã thị đều có CLB phòng chóng tội phạm. Tăng cường pháp chế XHCN: Xây dựng bộ máy tư pháp về tổ chức và năng lực cán bộ. Tuyên truyền phổ biến pháp luật. CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN 3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT 3.1.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất Quỹ đất chia làm 22 đơn vị hành chính, xã thị. Xã có diện tích nhỏ nhất là Thái Hòa : 10,22 Km2. Các xã phía Tây Nam có diện tích nhỏ nhất từ 10 - 12 Km2, mật độ cư trú cao, trên 510 người/Km2. Xã có diện tích lớn nhất là xã Tân Định với 8559 ha, nhỏ nhất là xã Thạnh Hội với 423 ha. Cụ thể diện tích của các xã như sau: Bảng 3.1: Diện tích đất của các xã, thị trấn STT  Xã/Thị trấn  Diện tích (ha)  STT  Xã/Thị trấn  Diện tích (ha)   1  Tân Bình  2891  12  Bình Mỹ  5638   2  Vĩnh Tân  3254  13  Tân Lập  2785   3  Phú Chánh  1715  14  TT. Uyên Hưng  3393   4  Tân Vĩnh Hiệp  1726  15  Bạch Đằng  1076   5  TT. Tân Phước Khánh  1014  16  Thường Tân  2246   6  Thái Hòa  1143  17  Tân Mỹ  4056   7  Thạnh Hội  423  18  Đất Cuốc  3114   8  Thạnh Phước  806  19  Tân Thành  2713   9  Khánh Bình  2151  20  Tân Định  8559   10  Tân Hiệp  2826  21  Hiếu Liêm  4560   11  Hội Nghĩa  1721  22  Lạc An  3526   Diện tích đất tự nhiên của huyện 61344 ha, có nền vững chắc, cao từ 25-30 m so với mặt biển, độ dốc 2 – 5% Tới năm 2001 diện tích đất chưa sử dụng khoảng 24.78 km2, tăng diện tích sử dụng so với năm 1999 là 16.01km2. Các loại đất chính ở Tân Uyên Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, đất đai huyện Tân Uyên bao gồm 4 nhóm chính : đất xám, đất phù sa không bồi, đất phù sa đỏ vàng, đất xám gley. Phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt là các cây cao su và cây ăn trái lâu năm.  Hình 3.1: Các loại đất phân theo thổ nhưỡng Tình hình sử dụng đất đai: Theo báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội – thời kì 2000 ÷2010 huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, tổng diện tích tự nhiên của huyện: 61,344.36 ha chiếm 22,8% tổng diện tích toàn tỉnh. Cụ thể là: Đất nông nghiệp 52055,79 ha chiếm 84,86% Đất phi nông nghiệp có 9040,79 ha chiếm 14,74% Đất chưa sử dụng khoảng 247,782 ha chiếm 0,4% Trên địa bàn huyện còn gần 250 ha diện tích đất chưa được sử dụng. Diện tích này sẽ được quy hoạch sử dụng hợp lý trong các giai đoạn tiếp theo nhằm phục vụ mục đích phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã và đang dần thu hẹp quỹ đất dự trữ của huyện, cần phải có các biện pháp để đất được sử dụng đúng mục đích, hợp lý và cho hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình canh tác, cần có các biện pháp canh tác đất hợp lí, giảm thiểu tối đa các hiện tượng gây xói mòn, rửa trôi, suy thoái và ô nhiễm đất. 3.1.2. Tài nguyên khoáng sản và hiện trạng khai thác khoáng sản Huyện Tân Uyên tập trung phần lớn các mỏ khoáng sản đang khai thác của tỉnh Bình Dương. Chỉ có khoáng sản phi kim tập trung vào 5 loại chính : Cao lanh: Toàn huyện có 2 mỏ cao lanh với tổng diện tích 30 km2, trữ lượng 34 triệu tấn. Mỏ Tân Mỹ lộ thiên (Đất Cuốc). Diện tích 10 km2, trữ lượng 18 triệu tấn. Chất lượng tốt, đang được khai thác bằng các biện pháo cơ giới. Sản lượng khai thác 700 – 800 tấn/năm. Chủ yếu do xí nghiệp trung ương khai thác. Mỏ Vĩnh Tân, chất lượng tương đối tốt. Mỏ có diện tích 20 km2. Theo tính toán mỏ này có trữ lượng 16 triệu tấn. Cao lanh là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, được sử dụng trong các lĩnh vực như: Công nghiệp dược, mỹ phẩm, công nghiệp giấy, sản xuất gạch ceramic, công nghiệp gốm sứ, vật liệu chịu lửa, công nghiệp luyện kim, chất tẩy trắng dầu mỡ, sứ cách điện, tổng hợp Zeolit, ... đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của huyện, cần có các biện pháp khai sử dụng khoáng sản cao lanh một cách hợp lý, không gây lãng phí nguồn tài nguyên. Sét vật liệu xây dựng: Mỏ đất sét Khánh Bình: Diện tích 6 km2, trữ lượng 15 triệu m3, được đánh giá là có chất lượng rất tốt. Hiện tại mỗi năm khai thác 12 – 15 m3,sản xuất khoảng 8 triệu viên gạch, 1 triệu viên ngói/năm và bán nguyên liệu ra các huyện và tỉnh khác. Dự đoán nếu khai thác với tốc độ như hiện nay, mỏ còn khai thác được khoảng 15 năm nữa. Mỏ sét tồn tại trên địa bàn huyện đánh giá sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện. Sét chịu lửa làm gốm: Tập trung tại xã Tân Phước Khánh và Tân Vĩnh Hiệp. Là loại nguyên liệu quý, có giá trị kinh tế cao, làm gốm sứ và sử dụng trong luyện kim. Hàng năm sản xuất 17- 18 triệu sản phẩm. Là một trong những loại hàng hóa xuất khẩu đi các nước của huyện. Đá xây dựng: Tập trung ở xã Thường Tân Cát làm vật liệu xây dựng và thủy tinh: Tập trung ven sông Đồng Nai, tại cù lao Rùa, cù lao Bình Chánh. Trước đây chủ yếu dùng làm vật liệu xây dựng. Gần đây được xác định làm nguyên liệu chế biến thủy tinh tốt. Đã có 1 nhà máy thủy tinh được xây dựng bằng vốn của nước ngoài. Ngoài ra còn có mỏ than bùn ở Tân Ba, diện tích 85 ha, trữ lượng 0.7 – 1 triệu tấn, hiện chưa khai thác. Đây là nguồn dự trữ nhiên liệu cho các lò nung. Các mỏ của huyện Tân Uyên hiện cung cấp nguyên liệu cho cả vùng tỉnh và trung ương, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của huyên cũng như tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên việc khai thác, vận chuyển đã làm ảnh hưởng tới môi trường đất, quỹ đất và trữ lượng bị giảm sút nhanh. Thêm vào đó là các ảnh hưởng tới môi trường không khí, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân trên địa bàn huyện, gây khó khăn trong việc tham gia giao thông của người dân. 3.1.3. Chất lượng môi trường đất Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành lấy 40 mẫu đất ở 20 vị trí trên toàn huyện Tân Uyên. Các vị trí thu mẫu là đất vườn trồng cây ăn trái và đất trồng cây công nghiệp như cây cao su. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm các chỉ tiêu về kim loại nặng: As, Hg, Pb, Zn, Cd, Cu. Ở cả 40 mẫu, các giá trị về chỉ tiêu kim loại nặng này đều chỉ đóng vai trò là nguyên tố vi lượng trong môi trường đât. Cụ thể kết quả phân tích các mẫu như sau: Bảng 3.2: Kết quả phân tích mẫu đợt 1 STT  Mẫu  Chỉ tiêu phân tích     As (ppm)  Hg (ppm)  Pb (ppm)  Zn (ppm)  Cd (ppm)  Cu (ppm)   1  Đ.TPK1  9.5  0.04  16  36  0.15  34   2  Đ.TVH1  13.1  0.09  13  28  0.22  26   3  Đ.TH1  11.5  0.11  19  46  0.12  19   4  Đ.ThH1  16.4  0.07  14  29  0.19  22   5  Đ.TM1  10.2  0.08  21  46  0.26  28   6  Đ.ThT1  8.7  0.06  12  37  0.24  36   7  Đ.HL1  15.2  0.04  17  27  0.18  31   8  ĐKB2  13.1  0.07  16  34  0.25  27   9  ĐTTh1  17.3  0.05  25  25  0.13  29   10  ĐTĐ1  14.6  0.09  15  19  0.11  25   11  ĐBM2  13.8  0.1  18  37  0.16  36   12  ĐBM1  21.3  0.02  11  41  0.12  32   13  ĐKB1  12.4  0.04  14  32  0.14  38   14  ĐTT2  14.5  0.07  23  26  0.17  23   15 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương đến năm 2020.doc