Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa leo, cà chua sạch trên giá thể trong nhà che phủ tại Đà Lạt

Đối với cây cà chua Cherry Trồng cây với mật độ 7cây/m2 . Sau khi trồng cây cần giữ ẩm giá thể nhưng cũng không nên tưới nưới quá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình bén rễ cũng như quá trình sinh trưởng của cây sau này. Dùng phân hữu cơ NPK Mêkông và phân NH4H2PO4 để bón cho cây với liều lư ợng quy chuẩn là 240kg N – 200kg P2O5 - 400kg K2O cho một ha và bón bổ sung 100kg Ca(NO3)2/ha . Lượng phân trên được chia đều làm 12 lần bón với chu kỳ 10 ngày/lần. Tưới nước: Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và mức độ sinh trưởng của cây có th ể tưới nước 1- 2 ngày một lần. Làm giàn, tỉa nhánh: Trong điều kiện nhà che phủ có thể dùng dây nylon để cho cây leo. Khi cây cao 15 – 20 cm dùng kẹp để gim cây vào dây sau đó cứ 3 - 4 lá dùng một kẹp gim giữ cây. Để đảm bảo sự thông thóang trong nhà che phủ cần tỉa bớt chồi nhánh.

pdf108 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3022 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa leo, cà chua sạch trên giá thể trong nhà che phủ tại Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
97 b 11,0 20,83 b 16,0 CV (%) 1,31 2,90 2,53 3,16 3,91 1,30 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. CC: Chiều cao cây Ở giai đọan từ 20 – 30 ngày sau trồng, việc bón phân đã được kết thúc từ giai đọan trước, vì vậy sự phân giải dinh dưỡng nhanh hay chậm của các chủng lọai phân có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn này nghiệm thức bón NPK Realstrong và NPK khóang cho chiều cao cây cao hơn so với hai nghiệm thức còn lại nhưng giữa hai nghiệm thức này không có sự khác biệt. Cũng tương tự như hai giai đọan trước, số lá/cây giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt. Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy bón phân hữu cơ cho năng suất thấp hơn so với bón phân hóa học. Nghiệm thức bón phân NPK khóang cho năng suất (21,60 tấn/ha) 65 cao hơn hẳn nghiệm thức bón phân NPK Mekong (20,60 tấn/ha) nhưng không khác biệt so với hai nghiệm thức còn lại. Bảng 3.24: Ảnh hưởng của chủng lọai phân đến năng suất và hàm lượng nitrate trong rau xà lách trồng trên giá thể Nghiệm thức Khối lượng cây (g) NSLT (tấn/ha) Hàm lượng NO3 - (mg/kg) NPK khoáng 108 a 21,60 a 637 Phân đơn 106 ab 21,20 ab 675 NPK Realstrong 105 ab 21,00 ab 554 NPK Mekong 103 b 20,60 b 565 CV (%) 2,43 2,42 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. NSLT: Năng suất lý thuyết Chủng lọai phân ngòai ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất còn ảnh hưởng đến hàm lượng nitrate trong rau. Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy tất cả các nghiệm thức đều cho hàm lượng nitrate trong rau xà lách đều thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng cho phép (1.500 mg/kg). Hai nghiệm thức bón phân hóa học cho hàm lượng nirate trong rau cao hơn so với hai nghiệm thức bón phân hữu cơ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Premuzic (1991) là bón phân hóa học cho hàm lượng nitrate trong lá xà lách cao hơn 40 – 50 % so với bón phân hữu cơ sinh học. Kết quả nghiên cứu của Reinik (1991) cũng cho thấy, việc cung cấp đạm dưới dạng hữu cơ sẽ làm giảm lượng đạm NO3- trong đất và giảm sự tích lũy NO3- trong lá (được trích dẫn bởi Bùi Cách Tuyến, 1997). Nghiên cứu của Tuyến và cộng sự (1997)về ảnh hưởng của phân vô cơ và hữu cơ đến sinh trưởng và hàm lượng nitrate trong rau xà lách cũng kết luận: nghiệm thức bón phân vô cơ cho hàm lượng nitrate cao nhất (572-664 mg/kg) trong tất cả các mùa vụ và cao hơn hẳn so với nghiệm thức bón phân hữu cơ (253-435 mg/kg). Sự tích lũy nitrate trong rau xà lách giảm đáng kể nếu chỉ sử dụng phân chuồng bón cho cây (Gianquinto et al., 1992; Stopes et al, 1989.) Lãi dòng thu được từ nghiệm thức bón NPK khoáng là cao nhất (36,0triệu đồng/ha/vụ) và thấp nhất là nghiệm thứ bón NPK Mekong (27,5triệu đồng/ha/vụ) 66 (Bảng 3.25). Tuy nghiệm thức bón NPK Realstrong chỉ có lãi dòng là 31,5triệu đồng/ha/vụ nhưng năng suất không thua kém nghiệm thức bón phân NPK khoáng và hàm lượng nitrate trong rau thấp nhất vì vậy đây là lọai phân được khuyến cáo sử dụng trong sản xuất rau xà lách. Bảng 3.25: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các chủng lọai phân bón sản xuất rau xà lách trên giá thể, trong điều kiện nhà che phủ và bón các chủng lọai phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ) Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất Tổng thu (tr. đồng) Lãi dòng (tr. đồng) Phân bón Tổng chi phí NPK khoáng 9,00 180,0 21,6 216,0 36,0 Phân đơn 7,50 178,5 21,2 212,0 33,5 NPK Realstrong 7,50 178,5 21,0 210,0 31,5 NPK Mekong 7,50 178,5 20,6 206,0 27,5 Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau: - Chi phí chung: 171tr. đồng/ha Phân NPK : 18.000 đ/m3 - NPK Realstrong: 15.000 đ/kg Phân NPK Mekong: 15.000 đ/kg - Giá rau xà lách: 9.000đ/kg Tóm lại: - Bón phân hữu cơ có xu hướng cho năng suất và hàm lượng nitrate trong rau xà lách thấp hơn so với bón phân vô cơ. - Trong bốn lọai phân thí nghiệm, phân NPK Realstrong cho năng suất và chất lượng rau xà lách cao nhất. 67 3.3.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo Qua bảng số liệu 3.26 về chiều cao ta thấy tại thời điểm 10 ngày sau trồng cây dưa leo ở nghiệm thức NPK Realstrong đạt chiều cao cao nhất là 38,0cm so với cây dưa ở các nghiệm thức còn lại và có sự khác biệt rõ ràng so với nghiệm thức phân đơn. Ở nghiệm thức phân đơn cây dưa leo chỉ đạt chiều cao là 33,3cm, thấp hơn gần 5cm so với cây dưa leo ở nghiệm thức NPK Realstrong. Hai nghiệm thức còn lại là NPK khoáng và NPK Mekong cùng có chiều cao như nhau là 34,7 cm. Bảng 3.26: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến chiều cao của cây dưa leo (cm) tại các thời điểm 10, 20, 30 và 70 ngày sau trồng Nghiệm thức Ngày sau trồng 10 20 30 70 NPK khoáng 34,1ab 100,3 a 148,7 a 191,3bc Phân đơn 33,3b 98,7 ab 144,0 ab 188,3 c NPK Realstrong 38,0a 100,5 a 147,4 a 211,5 a NPK Mekong 34,7ab 94,07 b 136,9 b 198,6 b CV (%) 5,51 2,92 2,48 0,89 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Tại thời điểm 20 ngày sau khi trồng thì không có sự khác nhau về chiều cao giữa các nghiệm thức NPK khoáng, nghiệm thức phân đơn và nghiệm thức NPK Realstrong, chiều cao của cây dưa leo ở 3 nghiệm thức này chênh lệch nhau không quá 2cm và đạt khoảng 100cm, trong đó nghiệm thức NPK Realstrong vẫn cho chiều cao lớn nhất. Trong khi đó, nghiệm thức NPK Mekongchỉ cho chiều cao đạt 94,07cm và có sự sai khác về mặt thống kê so với hai nghiệm thức NPK Realstrong và NPK khoáng . Tại thời điểm 30 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 3 nghiệm thức phân NPK khoáng, nghiệm thức phân đơn và nghiệm thức NPK Realstrong tương đối đều nhau, so với sau khi trồng 20 ngày thì chiều cao cây tăng thêm khoảng 46 - 48cm. Còn ở nghiệm thức NPK Mekong thì trung bình chiều cao cây tăng thêm 42cm. Do Đó tại thời điểm này, chiều cao cây của nghiệm thức NPK Mekong là thấp nhất và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với 3 nghiệm thức còn lại. 68 Dưa leo đạt chiều cao tối đa khoảng sau trồng khoảng 70 ngày. Nghiệm thức NPK hữu cơ Realstrong cho chiều cao cây cao nhất, chiều cao cây ở nghiệm thức NPK Mekong cao thứ hai. Phân NPK khoáng cho chiều cao cây tối đa đứng thứ 3 và nghiệm thức nghiệm thức phân đơn cho chiều cao thấp nhất. Số liệu cụ thể cho kết quả như trên nhưng xét về mặt thống kê thì phân NPK hữu cơ Realstrong cho kết quả khác biệt có ý nghĩa với cả 3 nghiệm thức còn lại; Phân NPK Mekong, phân NPK khoáng cho kết quả khác biệt không có ý nghĩa; trong khi đó phân NPK khoáng và phân đơn cho kết quả sai khác không có ý nghĩa nhưng sự sai khác giữa phân NPK Mekong và phân đơn là có ý nghĩa. Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sự tăng trưởng chiều cao cây dưa leo, ta xét đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Theo kết quả ở bảng 3.27 cho thấy ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cũng khác nhau. Ở giai đoạn mới được trồng vào máng trồng đến 10 ngày sau đó, cây dưa leo cần khoảng 2 – 3 ngày để bén rễ trên môi trường mới, phục hồi sức sống ổn định nên tộc độ tăng trưởng chiều cao còn thấp. Trung bình mức tăng trưởng ở các nghiệm thức từ 1,8 đến 2,3cm/ngày, tiếp theo là nghiệm thức phân NPK Mekong, sau đó đến nghiệm thức NPK khoáng và nghiệm thức có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là nghiệm thức phân đơn. Giai đoạn này chưa thể hiện rõ ảnh hưởng của các loại phân bón đối với tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhiều do sự sai khác giữa các nghiệm thức chỉ vài mm. Tuy vậy, nghiệm thức phân NPK Reastrong tạo khoảng cách rộng nhất so với các nghiệm thức còn lại. Tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt cao nhất vào giai đoạn 10 – 20 ngày sau trồng. Lúc này cây dưa tập trung hầu như dinh dưỡng cho hình thành bộ rễ và kéo dài lóng thân vì cây vẫn chưa đến giai đoạn sinh trưởng sinh thực cho nên đây là giai đoạn quan trọng để xây dựng bộ khung cây khỏe mạnh. Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở giai đoạn này dao động từ 5,9 đến 6,5cm/ngày. Tốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm thức phân đã có sự khác nhau vời khoảng cách rộng hơn. Trong đó, tốc độ tăng trưởng chiều cao ở nghiệm thức NPK khoáng và phân đơn gần như bằng nhau ở mức 6,6 và 6,5cm/ngày và cao hơn so với tốc độ tăng trưởng ở nghiệm thức NPK Realstrong và NPK Mekong. Nghiệm thức NPK Mekong cho tốc độ tăng trưởng thấp 69 nhất, thấp hơn xấp xĩ 7mm/ngày so với 2 nghiệm thức NPK khoáng và phân đơn. Ở giai đoạn này, ảnh hưởng của loại phân bón đến tăng trưởng chiều cao cây rõ hơn nhiều. Phân vô cơ có xu hướng phát huy tác dụng mạnh hơn phân hữu cơ. Ở giai đoạn này, do tốc độ tăng trưởng chiều cao cao hơn nên nếu tại thời điểm 10 ngày sau trồng, chiều cao cây ở nghiệm thức NPK khoáng và phân đơn thấp hơn chiều cao cây ở nghiệm thức NPK Realstrong 3 – 4cm thì tại thời điểm nay chiều cao cây ở 3 nghiệm thức này là tương đương nhau. Bảng 3.27: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây dưa leo Nghiệm thức Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/ngày) ở các giai đoạn 0 – 10 NST 10 – 20 NST 20 – 30 NST 30 – 70 NST NPK khoáng 1,9 6,6 4,8 1,1 Phân đơn 1,8 6,5 4,5 1,1 NPK Realstrong 2,3 6,3 4,7 1,6 NPK Mekong 2,0 5,9 4,3 1,5 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Ở giai đoạn 20 – 30 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao có phần giảm hơn so với giai đoạn trước nhưng vẫn ở mức cao (khoảng 4 – 5cm/ngày). Ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm đi là do cây bắt đầu giảm tăng trưởng chiều cao để tích lỹ dinh dưỡng cho sự ra hoa, tạo thành và nuôi dưỡng quả (khoảng 35 ngày sau trồng, dưa leo bắt đầu cho thu hoạch quả). Tốc độ tăng trưởng chiều cao giữa các nghiệm thức giảm dần theo thứ tự ở các nghiệm thức NPK khoáng, NPK Reastrong, phân đơn, NPK Mekong và giảm theo hệ số khoảng 2mm. Từ sau trồng 30 ngày đến khi cây dưa leo đạt chiều cao tối đa (khoảng 70 ngày sau trồng), tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm rõ, dinh dưỡng tập trung tạo và nuôi quả là chủ yếu, càng về sau thì cây càng tăng trưởng chiều cao ít lại. Tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ khoảng 1,0 – 1,6cm/ngày. Giai đoạn này phân vô cơ cho tốc độ tăng trưởng giảm xuống thấp hơn 2 nghiệm thức phân hữu cơ. Điều này đã dẫn đến kết quả nghiệm thức NPK Reastrong và NPK Mekong cho chiều cao tối đa cao hơn nghiệm thức NPK khoáng và phân đơn. 70 Theo sự phân tích trên cho thấy phân NPK khoáng và phân đơn cho kết quả tương đương nhau cả về chỉ số và tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây dưa leo. 2 loại phân này đều cho kết quả cây dưa leo tăng trưởng chiều cao chậm tính đến thời điểm sau 10 ngày trồng nhưng đến giai đoạn sau 20 ngày trồng trở đi thì tốc độ tăng trưởng chiều cao tăng lên. Tuy vậy, 2 nghiệm thức này cho chiều cao tối đa của cây dưa leo thấp hơn chiều cao tối đa mà phân NPK Realstrong mang lại. Nhìn chung, phân NPK Mekong cho chiều cao cây thấp. Với cùng một giống dưa leo thì phân hữu cơ sinh học có xu hướng cho tốc độ tăng trưởng chiều cao ổn định và kéo dài chiều cao cây hơn phân khoáng. Trong khi phân khoáng cho hiệu quả tác dụng mạnh vào giai đoạn sau trồng khoảng 15 ngày hơn giai đoạn cây con và cho chỉ số chiều cao tối đa thấp. Phân NPK khoáng và phân đơn cho kết quả sai khác không có ý nghĩa. Điều này chứng tỏ yếu tố dinh dưỡng khoáng ở dạng đơn hay phức đều không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều cao của cây dưa leo. Đều là phân hữu cơ sinh học nhưng phân NPK hữu cơ Realstrong cho hiệu quả tăng trưởng chiều cao tốt hơn phân NPK Mekong. Điều này chứng tỏ nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ và các thành phần bổ sung trong phân góp phần tạo nên sự tác động khác nhau trên sự tăng trưởng chiều cao cây dưa leo. Theo kết quả nghiên cứu của Hiển và cộng sự (2009) cho thấy tưới axit Humic có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng sinh trưởng và năng suất dưa chuột, nồng độ càng cao, chiều cao cây và năng suất quả càng tăng. Năng suất quả dưa chuột đạt cao nhất 26,0 tấn/ha ở nồng độ 0,6%. Ngoài ra axit humic không ảnh hưởng đến thành phần các chất dinh dưỡng của dưa leo. Trong thời gian làm thí nghiệm ẩm độ không khí cao nên dưa bị nhiễm bệnh phấn trắng là giảm ra hoa và ảnh hưởng khả năng đậu quả của dưa leo. Kết quả ở bảng 3.28 cho thấy phân NPK Realstrong có số quả/cây cao nhất và khác biệt với 3 nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức bón phân đơn và NPK Mekong cho số lượng quả thấp nhất. Các chủng lọai phân khác nhau ảnh hưởng đến số quả/cây nhưng ảnh hưởng không nhiều đến khối lượng quả, chỉ biến động trong phạm vi từ 248 – 252g/quả. 71 Bảng 3.28: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả củadưa leo Nghiệm thức Số quả/cây P quả (g) P quả/cây (kg) Năng suất(tấn/ha) NPK khoáng 3,8 b 250 0,95 b 67,69 b Phân đơn 3,5 c 252 0,88 c 62,84 c NPK Realstrong 4,0 a 248 0,99 a 70,68 a NPK Mekong 3,5 c 250 0,88 c 62,34 c CV (%) 1,28 1,36 4,10 4,12 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Năng suất quả là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phân bón và là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nghiệm thức bón phân NPK Realstrong cho năng suất quả cao nhất khác biệt với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức bón phân đơn và NPK Mekong cho năng suất thấp nhất, chỉ đạt 62,84 và 62,34 tấn/ha. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến việc sản xuất dưa leo trên các giá thể khác nhau Ayşe Gül và cộng sự (2010) kết luận, bón phân hữu cơ làm giảm 22,4% năng suất so với bón phân vô cơ ở dạng dịch dinh dưỡng. Nghiệm thức bón phân hữu cơ ở dạng dinh dưỡng làm giảm 10,9% và nghiệm thức bón phân hữu cơ ở dạng rắn làm giảm 31,3% năng suất so với bón phân vô cơ ở dạng dịch dinh dưỡng. Hình 3.13:Ảnh hưởng của chủng loại phân đến hàm lượng nitrate trong quả dưa leo (mg/kg) 44 46 48 50 52 54 56 58 60 NPK khoáng Phân đơn NPK Realstrong NPK Mekong 72 Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng nitrate trong quả ở tất cả các nghiệm thức chỉ dao động trong khoảng 50 – 60 mg/kg. Kết quả này nằm trong tiêu chuẩn cho phép của tổ chức y tế thế giới (<150mg/kg). Tuy nhiên hai nghiệm thức bón phân vô cơ có xu hướng cho hàm lượng nitrate trong quả cao hơn so với nghiệm thức bón phân hữu cơ. Günes et al. (1994), cũng khẳng định thay thế một phần nhỏ (20%) phân nitrate bởi amino acid, urê và NH4Cl đã làm giảm hàm lượng nitrate trong xà lách. Do nghiệm thức bón phân NPK Realstrong có năng suất cao nhất và chi phí thấp vì vậy lãi dòng đạt cao nhất,122,63 triệu đồng/ha/vụ. Nghiệmvthức bón phân Mekong cho năng suất thấp nhất vì vậy lãi dòng cũng thấp nhất chỉ đạt 63,25 triệu đồng/ha/vụ (Bảng 3.29). Bảng 3.29: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trên giá thể, trong điều kiện nhà che phủ và bón các chủng lọai phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ) Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất Tổng thu (tr. đồng) Lãi dòng (tr. đồng) Phân bón Tổng chi phí NPK khoáng 22,0 378,63 67,69 473,83 95,20 Phân đơn 16,5 373,13 62,84 439,88 66,75 NPK Realstrong 16,5 373,13 70,68 494,76 121,63 NPK Mekong 16,5 373,13 62,34 436,38 63,25 Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau: - Chi phí chung: 356,63 tr. đồng/ha Phân NPK : 18.000 đ/m3 - NPK Realstrong: 15.000 đ/kg Phân NPK Mekong: 15.000 đ/kg - Giá dưa leo: 7.000đ/kg Tóm lại: - Bón phân hữu cơ cho năng suất không thua kém so với bón phân vô cơ nhưng lại cho hàm lượng nitrate trong quả thấp hơn. - Phân NPK Realstrong cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao và phẩm chất tốt nhất so với ba lọai phân còn lại. 3.3.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry Chiều cao của cây được xem là một chỉ tiêu đánh giá quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Sự tăng trưởng về chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, đất đai, phân bón, kỹ thuật chăm sóc. Trong đó phân bón là 73 yếu tố đặc biệt tác động trực tiếp lên sự sinh trưởng để tăng sinh khối phát triển chiều cao cây. Qua bảng 3.30 thấy rằng ảnh hưởng của các loại phân bón đến chiều cao cây ở 10 ngày sau trồng là không khác nhau về mặt ý nghĩa. Chiều cao của cây ở 10 ngày sau khi trồng tương đối đồng đều nhau do các loại phân bón cũng mới chỉ bắt đầu bón cho cây, do đó các loại phân bón chưa thể hiện được đặc tính của chúng đến chiều cao cây. Cũng trong giai đoạn này, cây con mới được đưa từ các khay xốp ra trồng trên giá thể nên cây con cần có thời gian bén rễ hồi xanh, vì vậy chưa có sự khác nhau về chiều cao cây trong gian đoạn này. Bảng 3.30: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến chiều cao cây (cm) của cà chua Nghiệm thức 10 NST 20 NST 30 NST NPK khoáng 30,6 73,6 a 98,8 a Phân đơn 32,1 72,3 b 98,6 a NPK Realstrong 31,9 71,2 bc 96,2 b NPK Mekong 31,9 70,4 c 97,1 b CV (%) 5,73 0,81 1,23 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Chiều cao cây cà chua tại thời điểm 20 ngày sau trồng đã có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức bón phân NPK khoáng cho chiều cao cây cao nhất và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức bón phân NPK Mekong cho chiều cao cây thấp nhất nhưng không thua kém so với nghiệm thức bón phân NPK Realstrong. Hai nghiệm thức bón phân vô cơ cho chiều cao cây cao hơn so với hai nghiệm thức bón phân hữu cơ. Điều này xảy ra là do các loại phân vô cơ dễ tan hơn phân giải nhanh hơn nên cung cấp dinh dưỡng nhanh và kịp thời hơn so với các lọai phân hữu cơ. Đến thời điểm 30 ngày sau trồng, hai nghiệm thức bón phân vô cơ cho chiều cao cây cao hơn hẳn hai nghiệm thức bón phân hữu cơ. Nhưng khi so sánh giữa hai nghiệm thức bón phân vô cơ hoặc so sách giữa hai nghiệm thức bón phân hữu cơ thì không thấy có sự khác biệt rõ rệt. 74 Nghiệm thức bón phân Mekong cho số chùm quả trên cây là cao nhất (12,83 chùm/cây), khác biệt so với nghiệm thức bón NPKRealstrong nhưng không khác biệt so với hai nghiệm thức còn lại (Bảng 3.31). Giữa các nghiệm thức số quả/chùm biến động rất ít từ 12,0 – 12,3 quả. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của các loại phân bón đến số quả/chùm không nhiều. Bảng 3.31: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến các yếutố cấu thành năng suất cà chua. Nghiệm thức Số chùm quả/cây Số quả/chùm Đường kính quả (cm) Khối lượng quả (g) NPK khoáng 12,37 ab 12,27 2,4 ab 7,3 ab Phân đơn 12,50 ab 11,97 2,5 a 7,4 a NPK Realstrong 11,53 b 12,27 2,3 b 7,1 b NPK Mekong 12,83 a 12,00 2,4 ab 7,2 ab CV (%) 4,1 4,6 2,95 1,43 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Ảnh hưởng của chủng loại phân bón đến đường kính quả cà chua là không nhiều. Phân đơn cho đường kính quả cao nhất là 2,5 cm, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa đối với nghiệm thức phân bón NPK khoáng và nghiệm thức bón NPK Mekong. Nghiệm thức phân Realstrong cho đường kính quả thấp nhất và thể hiện sự khác biệt hoàn toàn với nghiệm thức bón phân đơn, nhưng lại khác nhau không có ý nghĩa với nghiệm thức phân NPK khoáng và hữu cơ Mekong. Nghiệm thức bón phân đơn cho khối lượng quả cao nhất (7,4 g), và thể hiện sự khác nhau rõ ràng với nghiệm thức bón phân Mekong nhưng lại không có sự khác nhau về mặt ý nghĩa với nghiệm thức bón phân NPK khoáng và phân hữu cơ Realstrong. Mặc dù có sự khác nhau với nghiệm thức phân đơn nhưng hữu cơ Mekong không có sự khác nhau với hai nghiệm thức phân NPK khoáng và phân hữu cơ Realstrong. Kết quả ở bảng 3.32 cho thấy nghiệm thức bón phân vô cơ có xu hướng cho khối lượng quả cao hơn so với các nghiệm thức bón phân hữu cơ. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Á Châu (1974) đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh 75 học đến năng suất cà chua, kết quả cho thấy năng suất cà chua đạt 73tấn/ha khi bón 30tấn phân hữu cơ/ha + 80kg N vô cơ/ha. Nhưng nếu bón đơn độc 80kg N/ha thì năng suất chỉ đạt 59tấn/ha (Đính, 2003). Trong 4 nghiệm thức thí nghiệm, nghiệm thức bón phân NPK Realstrong cho năng suất thấp hơn so với 3 nghiệm thức còn lại, nhưng giữa ba nghiệm thức này không có sự khác biệt rõ rệt (bảng 3.32). Bảng 3.32: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến năng suất của cà chua cherry Nghiệm thức Khối lượng quả/cây (kg) Năng suất (tấn/ha) NPK khoáng 1,11 a 78,90 a Phân đơn 1,11 a 78,89 a Hữu cơ Realstrong 1,00 b 71,57 b Hữu cơ Mekong 1,11 a 78,98 a CV% 2,75 2,76 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Bên cạnh các chỉ tiêu cấu thành năng suất, các chỉ tiêu về chất lượng cũng là yếu tố quan trọng. Từ bảng 3.33 cho thấy các lọai phân sử dụng trong thí nghiệm cho hàm lượng nitrate trong quả dao động từ 80 – 100 mg/kg, thấp hơn ngưỡng cho phép (150mg/kg). Hai nghiệm thức bón phân vô cơ cho hàm lượng nitrate trong quả cao hơn so với hai nghiệm thức bón phân hữu cơ. Điều này có thể giải thích là do các loại phân vô cơ dễ tan, chất dinh dưỡng phân giải nhanh, cây hút dinh dưỡng mạnh đặc biệt là nitơ và tích lũy ở dạng nitrate trong quả. Bảng 3.33: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến hàm lượng nitrat và hàm lượng đường trong quả cà chua Nghiệm thức Hàm lượng nitrat (mg/kg) Hàm lượng chất tan (%) Phân NPK khoáng 100 6,5 Phân đơn 100 6,5 Phân hữu cơ Realstrong 80 7,0 Phân hữu cơ Mekong 90 7,0 76 Hàm lượng chất tan trong quả cà chua biến động từ 6,5 – 7,0%. Hai nghiệm thức bón phân hữu cơ cho hàm lượng chất tan cao hơn so với hai nghiệm thức bón phân vô cơ (NPK khoáng và phân đơn). Kết quả ở bảng 3.34 cho thấy, nghiệm thức bón phân NPK Mekong cho lãi dòng cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức bón phân NPK Realstrong. Kết quả này đối ngược lại với kết quả trên cây dưa leo. Bảng 3.34: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trên giá thể, trong điều kiện nhà che phủ và bón các chủng lọai phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ) Nghiệm thức Chi phí (tr. đồng) Năng suất Tổng thu (tr. đồng) Lãi dòng (tr. đồng) Phân bón Tổng chi phí NPK khoáng 40,0 823,7 78,90 946,80 123,10 Phân đơn 30,0 813,7 78,89 946,68 132,98 NPK Realstrong 30,0 813,7 71,57 858,84 45,14 NPK Mekong 30,0 813,7 78,98 947,76 134,06 Ghi chú: Giá thành để tính chi phí như sau: - Chi phí chung: 783,7tr. đồng/ha Phân NPK : 18.000 đ/m3 - NPK Realstrong: 15.000 đ/kg Phân NPK Mekong: 15.000 đ/kg - Giá dưa leo: 7.000đ/kg Tóm lại: - Bón phân vô cơ có xu hướng cho hàm lượng nitrate trong quả cao hơn so với bón phân hữu cơ. - Trong bốn lọai phân thí nghiệm, phân NPK Mekong cho năng suất, chất lượng cà chua và lãi dòng cao nhất. 77 3.4 Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sinh trưởng và năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry 3.4.1 Thí nghiệm trên cây xà lách Tại thời điểm 10 ngày sau trồng các nghiệm thức thí nghiệm không ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng của cây. Tuy nhiên nghiệm thức bón thúc 3 lần có xu hướng cho chiều cao cây cao hơn (Bảng 3.35). So với giai đọan trước 10 ngày sau trồng giai đọan từ 10 – 20 ngày sau trồng cây sinh trưởng rất nhanh. Trong 10 ngày chiều cao cây tăng từ 10,0 –11,6 cm. Hai nghiệm thức bón thúc 2 lần và bón thúc 3 lần cho chiều cao cây cao hơn hẳn so với nghiệm thức ½ bón lót + ½ bón thúc, nhưng giữa hai nghiệm thức này không có sự khác biệt. Giữa các nghiệm thức vẫn chưa có sự khác biệt rõ rệt về chỉ tiêu số lá. Tại thời điểm thu họach (30 ngày sau trồng), chiều cao cây đã đạt 19,8 – 22,5 cm. Và kết quả cũng tương tự như ở thời điểm 20 ngày sau trồng, hai nghiệm thức thúc 2 lần và bón thúc 3 lần cho chiều cao cây cao hơn hẳn so với nghiệm thức ½ bón lót + ½ bón thúc. Điều này có thể giải thích là do lượng phân bón lót đã làm cho nồng độ muối trong giá thể trước khi trồng cao. Việc này đã ảnh hưởng đến quá trình bén rễ hồi xanh và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bảng 3.35: Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến sinh trưởng chiều cao và số lá của cây xà lách Nghiệm thức 10 ngày sau trồng 20 ngày sau trồng 30 ngày sau trồng CC (cm) Số lá CC (cm) Số lá CC (cm) Số lá ½ Bón lót +½ thúc 5,3 6,2 15,3 b 11,2 19,8 b 16,1 Bón thúc 2 lần 5,2 6,5 16,8 a 11,2 22,6 a 16,1 Bón thúc 3 lần 5,7 6,6 16,9 a 11,3 22,5 a 16,2 CV (%) 2,13 2,87 2,53 2,25 3,72 2,33 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Sự sinh trưởng của cây đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rau xà lách. Hai nghiệm thức bón thúc 2 lần và bón thúc 3 lần sinh thưởng thân lá mạnh nên cho năng suất cao hơn hẳn so với nghiệm thức ½ bón lót + ½ thúc (Bảng 3.36). 78 Bảng 3.36: Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến năng suất và hàm lượng nitrate trong rau xà lách trồng trên giá thể Nghiệm thức Khối lượng cây (g) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Hàm lượng NO3 - (mg/kg) ½ bón lót +½ thúc 97 b 19,40 b 636 Bón thúc 2 lần 105a 21,00 a 643 Bón thúc 3 lần 108 a 21,40 a 654 CV (%) 2,57 2,57 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Trong thí nghiệm, hàm lượng nitrate trong rau biến động từ 636 đến 654 mg/kg, thấp hơn nhiều so với ngưỡng cho phép (1.500 mg/kg). Nghiệm thức ½ bón lót + ½ thúc cho hàm lượng nitrate trong rau thấp nhất, kế đó là nghiệm thức bón thúc 2 lần và nghiệm thức bón thúc 3 lần cho hàm lượng nitrate trong rau cao nhất. Tóm lại: Bón phân cho cây xà lách theo phương pháp bón thúc 2 lần vào giai đọan 5 ngày sau trồng và 12 ngày sau trồng là thích hợp nhất. 3.4.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo Từ số liệu ở bảng 3.37 cho thấy tại thời điểm 10 ngày sau trồng chiều cao cây dưa leo ở cả ba nghiệm thức không khác nhau nhưng nghiệm thức bón phân theo chu kỳ 12 ngày/lần có xu hướng cho chiều cao thấp hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Tại thời điểm 20, 30 và 70 ngày sau trồng, chiều cao cây ở các nghiệm thức đã có sự khác biệt rõ rệt. Nghiệm thức bón phân theo chu kỳ 12 ngày/lần cho chiều cao 79 cây thấp hơn so với hai nghiệm thức còn lại nhưng giữa 2 nghiệm thức này không có sự khác biệt. Điều này có thể giải thích là do khi bón phân với chu kỳ 4 ngày/lần hoặc 8 ngày/lần dinh dưỡng được cung cấp từ từ và kịp thời cho cây còn khi bón phân với chu kỳ 12 ngày/lần lượng dinh dưỡng cung cấp mỗi lần quá cao có thể làm tổn thương rễ, cản trở sự hút dinh dưỡng và ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây. Bảng 3.37: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sinh trưởng chiều cao của cây dưa leo Nghiệm thức Chiều cao cây (cm) 10 NST 20 NST 30 NST 70 NST 4 ngày/lần 34,0 97,1 a 147,9 a 196,9a 8 ngày/lần 33,1 96,8a 146,0a 193,7a 12 ngày/lần 32,7 92,6 b 142,0 b 186,4 b CV (%) 3,48 2,51 3,42 2,34 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Nhìn chung, 2 nghiệm thức ở các giai đoạn khác nhau cho tốc độ tăng trưởng về chiều cao cũng khác nhau. Ở giai đoạn từ 0 – 10 ngày sau trồng, do mới thay đổi môi trường sống nên tăng trưởng chiều cao của cây thấp với tốc độ gần 2cm/ngày. Ở giai đọan 10 – 30 ngày sau trồng cây sinh trưởng chiều cao rất mạnh. Cây kéo dài lóng thân, vươn cao một cách mạnh mẽ để chuẩn bị cho sinh trưởng sinh thực cho nên tốc độ tăng trưởng chiều cao lúc này rất cao (khoảng 4,9 đến 5,1cm/ngày). Nhưng đến khi cây dưa leo cho thu họach quả thì tốc độ tăng trưởng chậm lại và đạt chiều cao tối đa sau khi trồng 70 ngày (Bảng 3.38). Bảng 3.38: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây dưa leo ở các giai đọan sinh trưởng khác nhau Nghiệm thức Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/ngày) 0 – 10 ngày 10 – 20 ngày 20 – 30 ngày 30 – 70 ngày 4 ngày/lần 2,9 5,1 5,1 1,2 8 ngày/lần 2,8 4,9 4,9 1,2 12 ngày/lần 2,8 4,9 4,9 1,1 80 Bảng 3.39 cho thấy chu kỳ bón phân ảnh hưởng rất rõ rệt đến số quả/cây. Chu kỳ bón phân 4 ngày/lần cho số quả/cây cao nhất và chu kỳ bón phân 12 ngày/lần cho số quả/cây thấp nhất. Điều đó chứng tỏ bón phân với chu kỳ ngắn sẽ có xu hướng cho số lượng quả nhiều hơn so với bón phân với chu kỳ dài. Dưa leo là cây thu họach quả non, khi quả đạt được kích thước nhất định thì thu họach vì vậy chu kỳ bón phân sẽ ít ảnh hưởng đến chỉ tiêu khối lượng quả. Do khối lượng quả không khác biệt vì vậy năng suất thu được cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào số quả/cây. Hai nghiệm thức bón phân với chu kỳ 4 ngày/lần và 8 ngày/lần cho có số quả/cây cao vì vậy năng suất cao hơn hẳn nghiệm thức bón 12 ngày/lần nhưng giữa hai nghiệm thức này không có sự khác biệt rõ rệt. Bảng 3.39: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến yếu tố cấu thành năng suất và hàm lượng nitrate trong quả dưa leo Nghiệm thức Số quả/cây P quả (g) P quả/cây (g) Năng suất (tấn/ha) NO3- (mg/kg) 4 ngày/lần 3,8 a 250 951 a 67,77 a 50 8 ngày/lần 3,6 b 258 930 a 66,27 a 40 12 ngày/lần 3,1 c 261 809 b 57,64 b 50 CV (%) 3,52 4,82 5,50 5,50 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Kết quả ở bảng 3.39 cho thấy hàm lượng nitrat trong quả dưa leo chỉ dao động từ 40-50mg/kg, thấp hơn nhiều so với ngưỡng cho phép (150mg/kg) và chu kỳ bón phân khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng nitrate trong quả dưa leo. Tóm lại: Chu kỳ bón phân 8 ngày/lần là thích hợp cho cây dưa leo vì thu được năng suất cao và giảm được công bón phân. 3.4.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry Kết quả ở bảng 3.40 cho thấy chiều cao cây ở 10 ngày sau trồng có thể hiện sự khác nhau.Nghiệm thức bón phân 4 ngày/lần cho chiều cao cây cao nhất khác biệt so với nghiệm thức bón phân theo chu kỳ 12 ngày/lần nhưng không khác biệt so với nghiệm thức bón 8 ngày/lần. Điều này xảy ra là do chu kỳ bón 5 ngày/lần cung cấp 81 dinh dưỡng cho cây với lượng vừa phải và đề đặn vì vây cây sinh trưởng tốt. Nghiệm thức bón phân theo chu kỳ 12 ngày/lần có lượng phân bón cho mỗi lần nhiều nhưng không đều đặn vì vậy đã ảnh hưởng đến sự hút chất dinh dưỡng của cây. Bảng 3.40: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến chiều cao (cm) của cây cà chua. Nghiệm thức Ngày sau trồng 10 20 30 5 ngày/lần 32,0 a 67,3 98,9 a 10 ngày/lần 31,0 ab 67,0 96,7 ab 15 ngày/lần 29,9 b 67,0 94,7 b CV% 2,03 1,28 1,37 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Đến thời điểm 20 ngày sau trồng, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về chiều cao cây. Nhưng tại thời điểm 30 ngày sau trồng chu kỳ bón phân đã ảnh hưởng đến chiều cao cây. Nghiệm thức bón phân với chu kỳ 5 ngày/lần cho chiều cao cây là lớn nhất (98,87 cm), tiếp theo là nghiệm thức bón phân 10 ngày/lần (96,73 cm). Thấp nhất là nghiệm thức phân khoáng 15 ngày/lần (94,70 cm). Sở dĩ phân khoáng 5 ngày/lần phát triển chiều cao hơn các nghiệm thức còn lại là do nghiệm thức được bón phân liên tục với lượng vừa phải, không làm mất dinh dưỡng. Phân khoáng 15 ngày/lần có chiều cao cây thấp nhất là do phân bón được bón không liên tục, mỗi lần bón với số lượng nhiều mà giá thể xơ dừa là giá thể trơ nên không thể giữ dinh dưỡng lâu để cung cấp dần cho cây được. Một nguyên nhân nữa là do sử dụng phân bón vô cơ làm thí nghiệm, các loại phân này tan rất nhanh và dễ bị thất thóat do bay hơi. Các nghiệm thức khác nhau cho số chùm quả/cây khác nhau. Bón phân 5 ngày/lần và bón phân 10 ngày/lần cho số chùm quả lớn hơn nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần, nhưng giữa chúng không có sự khác biệt. Nghiệm thức có số chùm quả/cây thấp nhất là nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần, nhưng không khác biệt với nghiệm thức bón phân 10 ngày/lần. 82 Bảng 3.41: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất cà chua cherry Nghiệm thức Số chùm quả/cây Số quả/chùm Đường kính quả (cm) P quả (g) P quả/cây (kg) 5 ngày/lần 12,8 a 12,2 a 2,2 a 7,3 ab 1,13 a 10 ngày/lần 12,3 ab 12,1 a 2,3 a 7,4 a 1,11 a 15 ngày/lần 12,0 b 11,8 b 2,1 b 7,2 b 1,02 b CV% 1,89 1,00 1,49 1,83 1,75 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Các nghiệm thức khác nhau có số quả/chùm khác biệt nhau. Nghiệm thức bón phân 5 ngày/lần và nghiệm thức bón phân 10 ngày/lần cho số quả/chùm cao hơn nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần nhưng giữa chúng không có sự khác biệt (Bảng 3.41). Kết quả ở bảng 3.41 cho thấy chu kỳ bón phân khác nhau có ảnh hưởng đến đường kính của quả cà chua. Nghiệm thức bón phân 5 ngày/lần và 10 ngày/lần cho đường kính quả cao hơn nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần. Nghiệm thức bón phân 5 ngày/lần và nghiệm thức bón phân 10 ngày/lần không có sự khác biệt. Số chùm quả/cây, số quả/chùm của nghiệm thức bón phân 5 ngày/lần và nghiệm thức bón phân 10 ngày/lần đều rất cao vì vậy cả hai nghiệm thức này có năng suất cao. Nghiệm thức bón phân 5 ngày/lần đạt năng suất cao nhất (80,56 tấn/ha), tiếp theo là nghiệm thức bón phân 10 ngày/lần (79,12 tấn/ha), nhưng giữa hai nghiệm thức này không khác biệt nhau. Nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần cho năng suất thấp nhất, chỉ đạt 72,27 tấn/ha (Bảng 3.42). Năng suất cà chua ở nghiệm thức bón phân 5 ngày/lần và 10 ngày/lần cao là do cây được bón phân liên tục, vì thế luôn có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Nghiệm thức bón 15 ngày/lần, cho năng suất thấp nhất do nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây không đều đã ảnh hưởng đến sự hình thành chùm hoa, chùm quả trên cây, và cũng ảnh hưởng đến năng suất cà chua. Một lý do nữa là khi kéo dài thời gian bón phân ra thì đến lúc tưới dịch dinh dưỡng cho cây sẽ là lượng 83 dinh dưỡng nhiều,cây không hút hết kịp thời dẫn đến mất mát dinh dưỡng do bay hơinên năng suất quả thấp hơn. Bảng 3.42: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến năng suất và chất lượng cà chua cherry. Nghiệm thức Năng suất (tấn/ha) Hàm lượng chất tan (%) Hàm lượng NO3- (mg/kg) 5 ngày/lần 80,56 a 7 90 10 ngày/lần 79,12 a 7 90 15 ngày/lần 72,27 b 6 100 CV% 1,76 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,95. Hàm lượng nitrate trong quả của các nghiệm thức biến động 90 – 100 mg/kg. Nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần cho hàm lượng nitrate trong quả là 100mg/kg. Hai nghiệm thức phân còn lại cóhàm lượng nitrate trong quả là 90mg/kg. Hàm lượng chất tan có trong quả cà chua ở mức tương đối cao. Ở hai nghiệm thức bón phân 5 ngày/lần và 10 ngày/lần thì có hàm lượng đường bằng nhau. Hàm lượng đường trong nghiệm thức bón phân 15 ngày/lần thấp hơn hai nghiệm thức bón phân 5 ngày/lần và 10 ngày/lần. Tóm lại: Bón phân với chu kỳ 10 ngày/lần cho năng suất, chất lượng cao và tiết kiệm công chăm sóc. 84 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất quy trình sản xuất xà lách, dưa leo và cà chua cherry trên giá thể như sau: Quy trình sản xuất xà lách, dưa leo và cà chua cherry trên giá thể và trong điều kiện nhà che phủ tại Đà Lạt I. Chuẩn bị vật liệu trồng - Nhà che phủ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây và kín để tránh côn trùng gây hại cây trồng, nền nhà và xung quanh nhà luôn được vệ sinh sạch sạch sẽ để tránh sâu, bệnh hại trú ngụ. - Máng trồng chuyên dụng hoặc chậu nilon, chậu nhựa…cần rửa sạch và phơi khô trước và sau mỗi vụ trồng. - Giá thể: Dùng giá thể Dasa X2 của công ty Đất Sạch phối trộn với đất than bùn đã qua xử lý với tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2. Đối với giá thể mới sử dụng lần đầu sau khi phối trộn có thể sử dụng trồng cây ngay. Đối với giá thể sử dụng lại cần phải lọai bỏ hết rễ và thân lá của cây trồng trước sau đó dồn đống, tưới ẩm bằng dung dịch chế phẩm trichoderma và ủ khỏang 1 -2 tháng mới sử dụng lại. Trước khi trồng cần kiểm tra pH của giá thể nếu pH < 5,5 có thể trộn vôi bột hoặc tưới nuớc vôi tôi vào gía thể để điều chỉnh pH của giá thể trong phạm vi từ 6,0 – 6,5. Giá thể đạt yêu cầu được làm ẩm và cho vào máng trồng hoặc chậu trồng với độ dày từ 16 – 18 cm. Chú ý không được nén chặt giá thể. - Cây giống: Mua cây giống đạt yêu cầu tại các cơ sở sản xuất có uy tín hoặc tự gieo ươm cây giống trong các vỉ xốp. II. Các bước tiến hành trồng 1. Đối với cây xà lách Trồng cây: Trồng cây với mật độ 20 cây/m2. Sau khi trồng cây cần giữ ẩm giá thể nhưng cũng không nên tưới nưới quá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình bén rễ cũng như quá trình sinh trưởng của cây sau này. Bón phân: Dùng phân hữu cơ NPK Realstrong và phân NH4H2PO4 để bón cho cây với liều lượng quy chuẩn là 100kg N – 100kg P2O5 - 75kg K2O cho một ha. Lượng phân trên được chia đều làm 2 lần bón vào giai đọan 5 ngày sau trồng và 12 ngày sau trồng. 85 Tưới nước: Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và mức độ sinh trưởng của cây có thể tưới nước 2- 3 ngày một lần. Phòng trừ sâu bệnh hại: Tuy trồng trong điều kiện nhà che phủ và trên giá thể nhưng quá trình sản xuất vẫn có thể nhiễm một số sâu bệnh hại sau: - Sâu xám, sâu xanh: Dùng tay bắt vào buổi sáng sớm hoặc dùng bẫy bả. - Bệnh thối nhũn: Xử lý giá thể tốt và khống chế độ ẩm của giá thể trong suốt quá trình sản xuất ở phạm vi 70 – 85%. Thu họach: Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và sức sinh trưởng của cây giống, sau trồng 28 – 30 ngày có thể tiến hành thu họach rau. 2. Đối với cây dưa leo Trồng cây với mật độ 7cây/m2. Sau khi trồng cây cần giữ ẩm giá thể nhưng cũng không nên tưới nưới quá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình bén rễ cũng như quá trình sinh trưởng của cây sau này. Dùng phân hữu cơ NPK Realstrong và phân NH4H2PO4 để bón cho cây với liều lượng quy chuẩn là 132kg N – 121kg P2O5 - 198kg K2O cho một ha. Lượng phân trên được chia đều làm 8 lần bón với chu kỳ 8 ngày/lần. Tưới nước: Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và mức độ sinh trưởng của cây có thể tưới nước 1- 2 ngày một lần. Làm giàn, tỉa nhánh: Trong điều kiện nhà che phủ có thể dùng dây nylon để cho cây leo. Khi cây cao 15 – 20 cm dùng kẹp để gim cây vào dây sau đó cứ 3 - 4 lá dùng một kẹp gim giữ cây. Để đảm bảo sự thông thóang trong nhà che phủ cần tỉa bỏ hết chồi nhánh chỉ để lại thân chính. Phòng trừ sâu bệnh hại: Tuy trồng trong điều kiện nhà che phủ và trên giá thể nhưng quá trình sản xuất vẫn có thể nhiễm một số sâu bệnh hại vì vậy cần có các biện pháp phòng trừ sau: - Sâu xám, sâu xanh: Dùng tay bắt vào buổi sáng sớm hoặc dùng bẫy bả. - Bệnh phấn trắng: Đảm bảo sự thông thóang trong nhà che phủ bằng cách bật quạt thông gió, cắt tỉa các lá già, lá bệnh. Trong trường hợp cây bị nhiễm bệnh nặng mới sử dụng thuốc hóa học để khống chế. 86 Thu họach: Chỉ thu họach khi quả đạt kích thước thu họach (phụ thuộc vào giống). Để giảm hàm lượng nitrate trong quả thì không nên thu họach quả vào ngày thứ 5 sau khi bón phân (8 ngày/lần chu kỳ bón phân). Đối với cây cà chua Cherry Trồng cây với mật độ 7cây/m2. Sau khi trồng cây cần giữ ẩm giá thể nhưng cũng không nên tưới nưới quá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình bén rễ cũng như quá trình sinh trưởng của cây sau này. Dùng phân hữu cơ NPK Mêkông và phân NH4H2PO4 để bón cho cây với liều lượng quy chuẩn là 240kg N – 200kg P2O5 - 400kg K2O cho một ha và bón bổ sung 100kg Ca(NO3)2/ha. Lượng phân trên được chia đều làm 12 lần bón với chu kỳ 10 ngày/lần. Tưới nước: Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và mức độ sinh trưởng của cây có thể tưới nước 1- 2 ngày một lần. Làm giàn, tỉa nhánh: Trong điều kiện nhà che phủ có thể dùng dây nylon để cho cây leo. Khi cây cao 15 – 20 cm dùng kẹp để gim cây vào dây sau đó cứ 3 - 4 lá dùng một kẹp gim giữ cây. Để đảm bảo sự thông thóang trong nhà che phủ cần tỉa bớt chồi nhánh. Phòng trừ sâu bệnh hại: Tuy trồng trong điều kiện nhà che phủ và trên giá thể nhưng quá trình sản xuất vẫn có thể nhiễm một số sâu bệnh hại vì vậy cần có các biện pháp phòng trừ sau: - Sâu xám, sâu xanh: Dùng tay bắt vào buổi sáng sớm hoặc dùng bẫy bả. - Bệnh mốc sương: Đảm bảo sự thông thóang trong nhà che phủ bằng cách bật quạt thông gió, cắt tỉa các lá già, lá bệnh. Trong trường hợp cây bị nhiễm bệnh nặng mới sử dụng thuốc hóa học để khống chế. Thu họach: Khi quả có màu đỏ (vàng) thì tiến hành thu họach. Để giảm hàm lượng nitrate trong quả thì không nên thu họach quả vào ngày thứ 3 sau bón phân (10 ngày/lần chu kỳ bón phân). 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Qua các kết quả thu thập được trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận sau: Đối với cây rau xà lách - Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất xà lách là hỗn hợp giá thể Than bùn và Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1. - Lượng phân thích hợp nhất để bón cho cây xà lách sinh trưởng tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt là 100kg N – 100kg P2O5- 75kg K2O cho một ha. - Thu họach xà lách sau khi bón phân ít nhất 8 ngày để đảm bảo hàm lượng nitrate trong rau thấp. - Sử dụng phân hữu cơ NPK Realstrong cho năng suất và chất lượng rau xà lách cao nhất. - Bón phân cho cây xà lách theo phương pháp bón thúc 2 lần vào giai đọan 5 ngày sau trồng và 12 ngày sau trồng là thích hợp nhất. Đối với cây dưa leo - Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất dưa leo là hỗn hợp giá thể Than bùn và Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1. - Lượng phân bón thích hợp nhất trong sản xuất dưa leo trên giá thể là 132kg N – 121kg P2O5 - 198kg K2O cho một ha. - Để giảm hàm lượng nitrate trong quả thì không nên thu họach quả vào ngày thứ 5 sau bón phân (chu kỳ bón phân 8 ngày/lần). - Bón phân hữu cơ cho năng suất không thua kém so với bón phân vô cơ nhưng lại cho hàm lượng nitrate trong quả thấp hơn. - Phân NPK Realstrong cho năng suất dưa leo cao và phẩm chất tốt nhất so với ba lọai phân còn lại. - Bón phân cho cây dưa leo theo chu kỳ 8ngày/lần là thích hợp nhất. Đối với câycà chua cherry - Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất cà chua cherry là hỗn hợp giá thể Than bùn và Dasa X2 theo tỷ lệ 1:1. 88 - Trong sản xuất cà chua cherry trên giá thể, bón phân với liều lượng quy chuẩn là 257kg N – 200kg P2O5 - 400kg K2O – 24kg Ca/ha cho năng suất, chất lượng quả cao nhất và không làm ảnh hưởng đến chất lượng giá thể. - Với chu kỳ bón phân 10 ngày/lần, không nên thu họach quả vào ngày thứ 3 sau khi bón phân vì khi đó dư lượng nitrate trong quả là cao nhất. - Bón phân vô cơ có xu hướng cho hàm lượng nitrate trong quả cao hơn so với bón phân hữu cơ. - Trong bốn lọai phân thí nghiệm, phân NPK Mekong cho năng suất và chất lượng cà chua cao nhất. - Bón phân với chu kỳ 10 ngày/lần cho năng suất, chất lượng cao và tiết kiệm công chăm sóc. Kiến nghị: Trong đề tài mới sử dụng 2 lọai phân hữu cơ để khảo nghiệm. Cần tiến hành khảo nghiệm nhiều lọai phân hữu cơ hơn để có thể xác định lọai phân hữu cơ thích hợp nhất trong sản xuất từng lọai rau cụ thể. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 1998. Quy định tạm thời về sản xuất rau “an toàn vệ sinh thực phẩm”. 13 trang. Số 67/1998/QĐ-BNN-KHCN- Hà Nội. 2. Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng. Kỹ thuật trồng xà lách. 3. Sở Khoa học Nông nghiệp Lâm Đồng. Kỹ thuật trồng xà lách Romain tại Lâm Đồng. 4. Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh. Kỹ thuật trồng xà lách. 5. Quyết định số 99 /2009/ QĐ – BNN về việc ban hành “Quy đinh về việc quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn” để thực hiện chung cho cả nước. 6. Trần Thị Ba, 1998. Giáo trình Kỹ thuật trồng rau. Trường đại học Cần Thơ. 7. Tạ Thị Thu Cúc, 2005. Giáo trình Kỹ thuật trồng rau. Nhà xuất bản Hà Nội. 8. Vũ Thị Đào (2004), “Đánh giá tồn dư nitrat và một số kim loại nặng trong rau vùng Hà Nội, bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của bùn thải đến tích lũy của chúng”, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiêp. 9. Nguyễn Xuân Đính, 2003. Một số nghiên cứu về phân hữu cơ sinh học. Báo NNNT ra ngày 12/12/2003. 10. Nguyễn Như Hà, 2005. Giáo trình thổ nhưỡng nông hoá. Nhà xuất bản Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Hiền và cộng sự (2006), Báo cáo kết quả phân tích hàm lượng độc tố trong đất, nước và sản phẩm rau xanh, Viện Nghiên cứu rau quả. 12. Nguyễn Xuân Hiển và cộng sự , 1977. Các nguyên tố vi lượng trong trồng trọt, tập 1. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 301 trang. 90 13. Vũ Thị Hiển và cộng sự (2009). Ảnh hưởng của giá thể và axit Humic đến năng suất, chất lượng cải ngọt và dưa chuột sản xuất theo hướng hữu cơ. Đăng ngày 30/03/2009, Viện rau quả Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Phong, 1998. Trồng dưa leo, cà chua trên giá thể cho năng suất cao. Tin tức –Niên giám Nông nghiệp –Niên giám thực phẩm, đăng ngày 20/4/2008. 15. Mai Văn Quyền và cộng sự , 1995. Sổ tay trồng rau. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 100 trang. 16. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, 2004. Kỹ Thuật sản xuất rau sạch. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 17. Phạm Ngọc Tuấn, 2008. “Trồng rau trên giá thể cho thu nhập cao” Báo Nông nghiệp Nông thôn ra ngày 19/03/08. 18. Bùi Cách Tuyến, 1997. Nghiên cứu hàm lượng nitrate trên các loại rau phổ biến tại TP. Hồ chí minh. Tập san KHKT Nông Lâm Nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh: 39 - 48. 19. .Phan Hải Triều, 2009. Quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt.Thông tin KHCN số 01/2009. 20. IFA (International Fertilizer Industry Association), 1992. IFA World Fertilizer Use Manual. Mulberry Chart. BASF. Aktiengesells- Chaft. Agricultural Research Station. Germany. 21. Ayşe Gül (2007). Effect of nutrient sources on cucumber production in different substrates. Scientia HorticulturaeVolume 113, Issue 2, 26 June 2007, Pages 216-220. 22. Behtash, F., 1995. Effects of nitrogen fertilizers on nitrate accumulation in the edible parts of cabbage and celery. University of Tarbiat Modares, Tahran, Iran. 23. Brown J. R. and G. E. Smith, 1966. Soil Fertilization and Nitrate Accumulation in Vegetables. Published in Agron J 58:209-212 . American Society of Agronomy677 S. Segoe Rd., Madison, WI53711USA 91 24. Burger,D.W., T.K. Hartz and G.W. Forister, 1997. Composted green waste as a container medium amendment for the production of ornamental plants. Hort Sicience. 25. John M.Dole, Harold F.Wilkins, 1999.Floriculture Principles and species. pp 79 – 89. 26. Cole, J.C. and L. Newll, 1996. Recycled paper influences container substrate physical properties, leachate mineral content, and growth of rose – of- Sharon and Forsythia. Hort Technology. 27. Georgios C. Pavlou, Constantinos D. Ehaliotis, Victor A. Kavvadias, 2008. Effect of organic and inorganic fertilizers applied during successivecrop seasons on growth and nitrate accumulation in lettuce. Greece. vol. 59, no7, pp. 632-638 [7 page(s) (article)] (1 p.1/4) 28. Gianquinto, G.P., Borin, M., Scaife, A., 1992. Nitrate content in vegetable crops as affected by soil characteristics, rate and type of fertilization. In:Proceedings of the 2nd Congress of the European Society for Agronomy. pp. 256–257. 29. Günes, A.,. W. N. K. Post, E. A. Kirkby and M. Aktas 1994: Influence of partial replacement of nitrate by amino acid nitrogen or urea in the nutrient medium on nitrate accumulation in NFT grown winter lettuce. Journal of Plant Nutrition 17. 30. Malakouti M. J. , M. Navabzadeh and S. H. R. Hashemi, 1999. The effect of different amounts of N-fertilizers on the nitrate accumulation in the edible parts of vegetables. Improved Crop Quality by Nutrient Management. Springer Netherlands Publisher. P 43-45. 31. Maryam Boroujerdnia, Narsari and Farideh Sedighie Dehcordie, 2007. Effect of culivars, harvesting time and level of nitrogen fertilizer on nitrtae and nitrite content, yield in romaine Lecttuce. Asian Journal of plant Sciences 6 (3): 550 – 553, 2007. 92 32. Parks S. E. and S. M. Newman, L. M. Pham, H. T. Ngo and T. K. Thi, 2006.Improving food safety in Vietnam using soilless vegetable production. 33. Raymond A.T George,1999.Vegetable Seed Production. CABI Publishing; 2nd Revised edition edition. 34. Rogozińska, E. Pawelzik, J. Pobereznyand E.Delgado, . The effect of different factors on the content of nitrate in some potato varieties. Accepted: 24 August 2005 Biomedical and Life SciencesPotato ResearchVolume 48, Numbers 3-4, 167-180, DOI:10.1007/BF02742374 35. Shahbazie, M., 2005. Effects of different nitrogen levels on the yield and nitrate accumulation in the four of lettuce cultivars. M.Sc. Thesis, Islamic AzadUniversity, Tehran, Iran. 36. Stopes, C.,Woodward, L., Forde, G., Vogtmann, H., 1989. Effects of compostedn FYM and a compound fertilizer on yield and nitrate accumulation in three summer lettuce cultivars grown in an organic system. Agric. Ecosyst. Environ. 27, pp 555–559. 37. Tabatabaie, S.J. and M.J. Malakoutie, 1997. Studies on the effect of the N, P and K-fertilizers on the potato yield and nitrate accumulation in potato tuber. Iran. J. Soil Water Res., 11: 25-30. 38. Tomš Lošk, Barbara Wiśniowska-Kielian, 2006. Fertilization of garlic (Allium sativum L.) with nitrogen and sulphur.VOL. LXI SECTIO E. 39. Wang Zhao – Hui, 2004. Effects of nitrogen and phosphorus fertilization on plant growth and nitrate accumulation in vegetables. Journal of plant nutrition. ISSN 0190-4167 CODEN JPNUDS, vol. 27, no3, pp. 539-556. 40. Zhang Yang Zhu and et, 2005. Nitrate kinetics in vegetable garden as result of combined application of organic manure and chemical fertilizers. Rural Eco-Environment, 2005 (Vol. 21) (No. 3) 38-42 41. Zhou ZY, Wang WJ and Wang JS (2000). Nitrate and nitrite contamination in vegetables in China. Food Rev. Int. 16, 61-76.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf201228101411490_8372.pdf
Luận văn liên quan