Ngiên cứu về sự biến mất của học thuyết lợi thế so sánh cổ điển và thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay
Lời nói đầu
1. Đặt vấn đề và xác định chủ đề của tiểu luận.
- Vấn đề 1: Cuối thế kỉ XVIII- XIX cách mạng công nghiệp đã hoàn thành, máy móc đã được sử dụng rộng rãi . Cũng vào thời gian này các học thuyết kinh tế Tư sản cổ điển ra đời và được áp dung rộng rãi và phổ biến vào nền kinh tế. Tiêu biểu có học thuyết kinh tế cổ điển của D.Ricardo trong đó có thuyết lợi thế so sánh cổ điển trong thương mại. Thuyết lợi thế so sánh cổ điển này được áp dụng hầu hết trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong khu vực châu Âu trong suốt cuối thế kỉ XIX và hầu hết thế kỉ XX và trong thời gian đó học thuyết này đã đúng. Nhưng khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra thì thuyết đó ngày càng mất ưu thế và dần biến mất.
Tiểu luận của Tôi sau đây sẽ nghiên cứu về “sự biến mất của lợi thế so sánh cổ điển” để giải thích vấn đề này.
- Vấn đề 2: Tháng 12 năm 1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần VI diễn ra và đề ra phương hướng đổi mới trên tất cả các lĩnh vực trong nước mà chú tâm nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Tính đến bây giờ nước ta đã có gần 25 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập.Từ một nước công nghiệp thiếu gạo ăn cho đến bây giờ là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới. Và đang tiến nhanh trên con đường Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa đất nươc.Tiểu luận dưới đây tôi xin cập đến “ Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay”. Tiểu luận sẽ chỉ ra những mặt tích cực, những mặt hạn chế và xin đóng góp một số bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế.
Từ vấn đề 1 và vấn đề 2 đã nêu trên, tiểu luận dưới đây của tôi xin nghiên cứu về chủ đề “ Nghiên cứu về sự biến mất của học thuyết lợi thế so sánh cổ điển và Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay ”.
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 2
NỘI DUNG 4
Chương I: Sự biến mất của lợi thế so sánh cổ điển 4
1. Khái niệm về học thuyết cổ điển về lợi thế so sánh cổ điển 4
2. Quá trình phát triển học thuyết 4
3. Sự biến mất của lợi thế so sánh cổ điển 5
3.1 Nguyên nhân của sự biến mất của học thuyết lợi thế so sánh cổ điển 5
3.2 Sự biến mất của học thuyết lợi thế so sánh cổ điển 6
Chương II: Hiện trạng nền kinh tế nước ta hiện nay . . 8
1. Khái niệm kinh tế . 8
2. Lịch sử phát triển và quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam . 8
2.1 Giai đoạn 1945 đến 1975 8
2.2 Giai đoạn 1975 đến 1986 9
2.3 Giai đoạn 1986 đến nay 9
3. Ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam . 9
3.1. Bối cảnh kinh tế Quốc tế hiện nay 10
3.2. Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay . 10
3.2.1 Thành tựu 10
3.2.2 Hạn chế, yếu kém . . 11
3.2.3 Bài học kinh nghiệm 12
KẾT LUẬN 13
Tài liệu tham khảo
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngiên cứu về sự biến mất của học thuyết lợi thế so sánh cổ điển và thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội
Khoa Triết Học
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………….. 2
NỘI DUNG…………………………………………………………… 4
Chương I: Sự biến mất của lợi thế so sánh cổ điển ……………….. 4
Khái niệm về học thuyết cổ điển về lợi thế so sánh cổ điển ….. 4
Quá trình phát triển học thuyết ……………………………….. 4
3. Sự biến mất của lợi thế so sánh cổ điển ……………………… 5
3.1 Nguyên nhân của sự biến mất của học thuyết lợi thế so sánh cổ điển …........................................................................ 5
3.2 Sự biến mất của học thuyết lợi thế so sánh cổ điển …….... 6
Chương II: Hiện trạng nền kinh tế nước ta hiện nay .……………. 8
1. Khái niệm kinh tế ……………………………………………. 8
2. Lịch sử phát triển và quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam …………………………………………………………... 8
2.1 Giai đoạn 1945 đến 1975 ………………………………… 8
2.2 Giai đoạn 1975 đến 1986 ……………………………… 9
2.3 Giai đoạn 1986 đến nay ………………………………….. 9
3. Ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam ………………………. 9
3.1. Bối cảnh kinh tế Quốc tế hiện nay ……………………… 10
3.2. Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay ………………... 10
3.2.1 Thành tựu ……………………………………….... 10
3.2.2 Hạn chế, yếu kém ……………………………...…... 11
3.2.3 Bài học kinh nghiệm ……………………………….. 12
KẾT LUẬN 13
Lời nói đầu
Đặt vấn đề và xác định chủ đề của tiểu luận.
Vấn đề 1: Cuối thế kỉ XVIII- XIX cách mạng công nghiệp đã hoàn thành, máy móc đã được sử dụng rộng rãi . Cũng vào thời gian này các học thuyết kinh tế Tư sản cổ điển ra đời và được áp dung rộng rãi và phổ biến vào nền kinh tế. Tiêu biểu có học thuyết kinh tế cổ điển của D.Ricardo trong đó có thuyết lợi thế so sánh cổ điển trong thương mại. Thuyết lợi thế so sánh cổ điển này được áp dụng hầu hết trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong khu vực châu Âu trong suốt cuối thế kỉ XIX và hầu hết thế kỉ XX và trong thời gian đó học thuyết này đã đúng. Nhưng khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra thì thuyết đó ngày càng mất ưu thế và dần biến mất.
Tiểu luận của Tôi sau đây sẽ nghiên cứu về “sự biến mất của lợi thế so sánh cổ điển” để giải thích vấn đề này.
Vấn đề 2: Tháng 12 năm 1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần VI diễn ra và đề ra phương hướng đổi mới trên tất cả các lĩnh vực trong nước mà chú tâm nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Tính đến bây giờ nước ta đã có gần 25 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập.Từ một nước công nghiệp thiếu gạo ăn cho đến bây giờ là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới. Và đang tiến nhanh trên con đường Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa đất nươc.Tiểu luận dưới đây tôi xin cập đến “ Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay”. Tiểu luận sẽ chỉ ra những mặt tích cực, những mặt hạn chế và xin đóng góp một số bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế.
Từ vấn đề 1 và vấn đề 2 đã nêu trên, tiểu luận dưới đây của tôi xin nghiên cứu về chủ đề “ Nghiên cứu về sự biến mất của học thuyết lợi thế so sánh cổ điển và Thực trạng nền kinh tế nước hiện nay ”.
Tính triết học trong tiểu luận.
Trong quá trình viết tiểu luận cũng như thu thập nguồn tài liệu và bố cục luận tôi đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và chủ yếu là vận dụng quan điểm Lịch sử cụ thể.
Ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định, trong những điều kiện nhất định, thì các sự vật, hiện tượng có những thuộc tính, phạm trù, khái niệm, quy luật nhất định, tương ứng với giai đoạn đó, điều kiện đó. Vậy , mỗi khi xem xét một hiện tượng nào đó.
Giới hạn phạm vi của chủ đề tiểu luận.
Tiểu luận nghiên cứu trong phạm vi áp dụng của thuyết lợi thế cổ điển và tìm thấy những vấn đề liên quan đến sự phát triển biến mất của thuyết này. Tiểu luận cũng tìm hiểu về kinh tế Việt Nam trong phạm vi từ 1945 đến nay và đặc biệt giai đoạn đổi mới ( sau 1986)
Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
a.Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu và viết tiểu luận tôi sử dụng phương pháp duy vật biện chứng. Dựa vào quan điểm lịch sử cụ thể, tìm hiểu vấn đề thông qua lịch sử phát triển kinh tế của thế giới và Việt Nam, sự vận dụng học thuyết lợi thế so sánh vào các giai đoạn phát triển kinh tế và tìm hiểu vấn đề thong qua tìm hiểu thực tạng nền kinh tế nước ta hiện nay.
b. Nguồn tư liệu .
Nguồn thông tin trên Internet:
Báo điện tự Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Báo Dân Trí, Việt Nam Net
Cổng thông tin điện tử chính phủ.
Và một số tài liệu , sách , báo cáo có liên quan.
Phần nội dung
Chương I. Sự biến mất của lợi thế so sánh cổ điển.
1. Khái niệm về học thuyết cổ điển về lợi thế so sánh cổ điển.
Lợi thế so sánh cổ điển là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi Quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hang hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu có nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác).
Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớn thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không có hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hang hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại Quốc tế.
2. Quá trình phát triển của học thuyết
D.Ricardo hoạt động trong thời kì cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ( cuối XVIII-XIX) khi máy móc đã được ứng dunhj rộng rãi, lao động thủ công đã được thay thế bằng lao động cơ khí hóa. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được xác lập địa vị thống trị hoang toàn và pháy triển trên cơ sở chings nó. Với hai giai cấp cơ bản : giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đối lập nhau.
Năm 1793 chiến tranh Anh-Pháp bùng nổ, sau chiến tranh giá cả lúa mì tăng vọt. Chính phủ Anh ra điều luật hạn chế và cấm nhập khẩu lúa mì cao thì buộc giai cấp tư sản phải nâng cao tiền lương. Dẫn đến mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc.
D.Ricardo sống trong thời kì song gió đó và ông đã công khai bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản công nghiệp với ý thức để thúc đẩy sự phát triển sản xuất nước Anh.
Trong thời kì của D.Ricardo có nhiều học thuyết khác nhau. Cụ thể ở đây có hai trường phái là các nhà trọng thương và các nhà trọng nông.
Các nhà trọng thương chủ trương nhà nước phai tích cực tác động vào nền kinh tế thong qua các chính sách thuế quan, bảo hộ, chính sách xuat- nhập khẩu tiền tệ, tỉ giá hối đoái để bảo vệ các ngành kinh tế non trẻ. Kiểm soát xuất khẩu, thúc đẩy nhập khẩu. tuy vậy ở thế kỉ XV_XVII các nhà trọng thương coi trao đổi thương mại là hành vi tước đoạt lẫn nhau giữa các quốc gia cũng như các thành viên trong một nước.
Tư tưởng trao đổi quóc tế của các nhà trọng nông ở Pháp đề cập như tư tưởng của F.Quesay, Collbert….
Học thuyết trao đổi quốc tế của các nhà trọng thương và trong nông còn sơ sài. Đến cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII. Những nhà kinh tế học tư sản cổ điển đã đưa ra quan niệm dựa trên sự chuyên môn hóa sản xuất giữa các quốc gia làm cơ sở để giải thích quan hệ thương mạ quốc tế.
Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với các nước khác về môyj loại hàng hóa thì lợi ích của thương mại là rõ rang. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nuocs A có thể sản xuất hiệu quả hơn nước B cả 2 măyj hang đem ra trao đổi?
Để giải quyết câu hỏi này D.Ricardo đã nêu lên lý thuyết về lợi thế so sánh.
3. Sự biến mất của lơi thế so sánh cổ điển.
3.1 Nguyên nhân của sự biến mất học thuyết lợi thế so sánh cổ điển.
Vào những năm 40 của thê kỉ XX tại Mỹ đã diễn ra một cuộc cách mạng mới và cuộc cách mạng này nhanh chóng lan ra toàn thế thế giới kéo dài mãi cho đến ngày đến nay. Để phân biệt với cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh vào thế kỉ XVIII-XIX người ta gọi đây là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và cuộc cách mạng này kéo dài cho đến ngày nay.
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 đã làm thay đổi căn bản bộ mặt thế giới , hang loạt phát minh mới ra đời trên tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là khoa học công nghệ thong tin nhiều phát minh mới ra đời nhiều sản phẩm , chất liệu mới. Nền kinh tế của thế giới cũng phát triển một cách vượt bậc tăng nhanh chóng khi đó sản xuất vật chất được đẩy mạnh và nhu cầu đặt ra là cần có nguyên liệu và thị trường tieu thụ đẩy mạnh sản phẩm.
Các quốc gia trên thế giới không ngừng liên kết – hợp tác để cùng phát triển và vận dụng ngày càng nhiều công nghệ thông tin vào sản xuất, liên kết đã thành một “ Thế giới phẳng”.
Nhiều công ty xuyên quốc gia ra đời và đó là sự xuất hiện các công ty không trực tiếp sử dụng tài nguyên thiên nhiên và lợi thế về nguồn tài nguyên không phải là điều cốt yếu trong sản xuất mà lợi thế đó nhường cho công nghệ và khoa học kĩ thuật.
3.2 Sự biến mất của học thuyết lợi thế so sánh cổ điển.
Học thuyết cổ điển về lợi thế so sánh đã đúng và nhận được vận dụng nhiều trong các nền kinh tế ở thế kỉ XIX và gần hết thế kỉ XX, sản phẩm đẫ được sản xuất và phân bổ dựa vào lợi thế so sánh tự nhiên. Nhưng cuối thế kỉ XX và bước sang thế kỉ XX học thuyết đã không còn phù hợp nữa. Học thuyết lợi thế so sánh cổ điển đã bị gạt ra khỏi quỹ đạo phát triển của nền kinh tế hiện đại.
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang phát triển một tốc độ nhanh chóng, đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng đó là các ngành sản xuất dựa trên sức mạnh của trí não như: vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, vô tuyến viễn thông, chế tạo máy bay dân dụng , máy công cụ và robot, máy điện toán. Tài nguyên thiên nhiên bị gạt ra khỏi phương trình cạnh tranh.Các sản phẩm hiện đại sử dụng rất ít tài nguyên thiên nhiên. Giá tài nguyên thiên nhiên trong thạp kỉ 90 đã giảm 60% so với thập ki 70.
Với việc phát minh ra các ngành dựa trên khoa học trong thế kỷ XX, việc tìm tòi, phát minh ra các sản phẩm mới trở nên quan tười phát minh trọng . Những người phát minh ra sản phẩm có thể được thu nhập cao.Tuy nhiên hiện nay cái gọi là “Chu kì sản phẩm” cũng không còn tồn tại nữa. Việc phát triển nghệ thuyật bắt chước và các công ty xuyên quốc gia đang áp dụng công nghệ của dòng công nghệ sản phẩm mới lưu chuyển khắp thế giới cũng nhanh dần bằng các dòng vốn tài nguyên. Lợi ích thu được từ các công nghệ và sản phẩm mới không còn nhất thiết sẽ thuộc về nơi đã phát minh ra chúng. Vấn đề không phải chỉ là phát minh ra các sản phẩm mà phải có các tri thức và kĩ năng trong toàn bộ hệ thống để tổ chức sản xuất với chi phi thấp và gắn kết được toàn bộ hệ thống.
Với việc liên kết khu vực liên kết nhóm quốc gia => Dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Đã làm lu mờ đi lợi thế so sánh về nguồn tài nguyên. Điển hình của sự hợp tác đó là nhiều quốc gia cùng hợp tác làm ra một sản phẩm như sản xuất.
Chương II. Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay.
Khái niệm kinh tế.
Nội dung của khái niệm kinh tế được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau vì vậy cần phải được nhận thức gốc của kinh tế trong lịch sử.
Kinh tế có nghĩa là thường “ thiên kinh, địa nghĩa” tức là những việc thường diễn ra không thể thiếu trong cuộc sống vật chất của xã hội thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người và là cái không thể thiếu( Sản phẩm thiết yếu do lao động thiêt yếu của con ngươi tạo ra)
Tế có nghĩa là qua, thêm, cứu, giúp. Tức là vượt qua sản phẩm thiết yếu đạt tới sản phẩm dư thừa bằng lao động thặng dư cho sự phát triển phồn thịnh đời sống vật chất con ngươi. Vậy:
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất,các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Lịch sử phát triển và quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam
2.1 Giai đoạn 1945 đến 1975.
Cách mạng tháng 8 thành công đã đưa nước ta từ một nước nô lệ trở thành một nước đọc lập, nhân dân được tự do.cách mạng thành công đã mở ra một bước ngoặt lớn và ghi thêm vào lịch sử dân tộc. Phá tan xiềng xích nô lệ của phát xít Nhật trong gần 5 năm, của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, và lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót chục thế kỉ, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tuy Nhiên cách mạng thành công không lâu thì Pháp lại quay lại xâm lược nước ta. Năm 1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Đuổi được Pháp,Mỹ lại theo chân pháp xâm lược nước ta.khiến nước ta bị chia cắt làm 2 miền với hai chế độ chính trị, kinh tế khác nhau.
2.1.1 Kinh tế Miền Bắc Việt Nam (Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa)
Để phù hợp với tình hình thực tế, phục vụ chiến tranh miền bắc nước ta đẫ xây dựng một nền kinh tế thời chiến.
Xây dựng một nền kinh tế tập thể, nền kinh tế sở hữu chung cho toàn xã hội.
Xây dựng nền kinh tế Quốc dân có 2 thành phần là kinh tế Quốc Doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế HTX thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
2.1.2. Kinh tế miền Nam Việt Nam ( Việt Nam cộng hòa )
Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa cho đến năm 1975 là một nền kinh tế thị trường, đang phát triển, và mở cửa. kinh tế phát triển theo hướng Tư bản chủ nnghia trong đó Mỹ đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thông qua viện trợ kinh tế cũng như hỗ trợ kỹ thuật.
2.2 Giai đoạn 1975 đến 1986.
Năm 1975 đất nước thống nhất, Bắc- Nam sum họp một nhà. Đảng và nhà nước ta tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Đặc điểm của nền kinh tế kế hoạh hóa tập trung giai đoạn này:
Một là : Nền kinh tế chỉ có hai thành phần sở hữu về tư liệu sản xuất là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể được thể hiện dưới dạng xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã.
Hai là: Nền kinh tế hai thành phần chịu sự quản lí tập trung của nhà nước thông qua kế hoạch hóa là khâu trung tâm.
Ba là : Động lực cơ bản của sự vận động kinh tế là sự giác ngộ cánh mạng của cán bộ công nhân viên và kỉ luật hành chính được tạo ra bởi công tác chính trị, công tác tư tưởng, động viên tinh thần.
2.3. Giai đoạn 1986 đến nay.
Qúa trình phát triển kinh tế, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, yếu kém, thậm chí là kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trước tình hình đó, tại Đại hội lần thứ VI (12-1986) của Đảng đã đề ra đường lối toàn diện trên đất nước. Trong đó chú trọng vào đổi mới kinh tế, đó là chuyển từ nền kinh tế Kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..
3. Ảnh hưởng nền kinh tế Việt Nam
3.1. Bối cảnh kinh tế Quốc tế hiện nay.
Ngày nay khoa học công nghệ phát triển một cách rầm rộ,và công nghệ thông tin- viễn thông hầu như đã phổ cập ở mọi Quốc gia. Kinh tế thế giới đang phát triển nhanh chưa từng thấy.nền kinh tế tri thức đang trên đà phát triển mạnh.
Tuy nhiên khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất hiện vào năm 2008 và bùng phát mạnh vào năm 2009 đã làm cho nền kinh tế thế giới đứng chững lại trong một giai đoạn. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo ra một bước cản với sức công phá nặng nề, là nổi ám ảnh đối với nền kinh tế của nhiều nước.
Việt Nam bước vào năm 2009 trong khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang trên đà tăng tốc. Là một nước tăng trưởng dựa nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ doanh số xuất khẩu giảm sút và đầu tư nước ngoài thu hẹp.
Bước vào năm 2010 cơn bão tài chính toàn cầu đã sắp sửa đi qua. Nền kinh tế Thế giới đang phục hồi và nhanh chóng đi vào quỹ đạo phát triển vốn có của nó. Và với tư thế là một nước vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời gian khủng hoảng, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để phát triển nền kinh tế của mình, tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
3.2. Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay.
3.2.1. Thành tựu.
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là cao so với khu vực và trên thế giới.
Cụ thể:
Năm 2007: Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,44%
Bước sang năm 2008. tuy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.tốc độ tăng trưởng kinh tế của Viêt Nam vẫn đạt được kết quả khả quan đạt 6,23% so với năm 2007.
Năm 2009,là năm chịu trực tiếp cảu cuộc khủng hoảng tài chính,là năm cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm.tuy thế tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt được mức tăng trưởng 5,32%
Sang năm 2010, là thời kì hậu khủng hoảng nền kinh tế thế giới đang phuch hồi. Và theo các chuyên gia thì nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng khải quan hơn. Theo báo cáo của chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 ước đạt 6,7%.
Nước ta vốn đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Nền kinh tế mang nặng tính chất tự cấp tự túc, công nghiệp nhỏ bé và lạc hậu, các ngành dịch vụ chưa phát triển. Chiến tranh kéo dài làm tổn hao lớn về người và của ; nhiều cơ sở công nghiệp mới được khôi phục và xây dựng đã bị tàn phá ; đường sá và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị hư hỏng nặng ; đời sống kinh tế - xã hội bị đảo lộn.Trước đây, đặc biệt là trong thời kì chiến tranh, những cân đối lớn trong nền kinh tế của đất nước được đảm bảo bằng viện trợ và vay nợ của nước ngoài. Vì thế, tuy có những năm mức tăng trưởng kinh tế tương đối khá, nhưng tỉ lệ nhập siêu rất lớn. Từ sau khi đất nước thống nhất, các nguồn viện trợ bị cắt giảm đột ngột, Hoa Kì lại duy trì chính sách cấm vận chống Việt Nam trong nhiều năm. Các quan hệ kinh tế xuất nhập khẩu trước đây bị phá vỡ. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào cuối thập kỉ 70, nửa đầu thập kỉ 80 của thế kỷ XX.
Công cuộc Đổi mới được triển khai từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay đã đưa nước ta từng bước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Lạm phát được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nền kinh tế đã bắt đầu có tích luỹ nội bộ, tuy còn thấp. Đời sống nhân dân được cải thiện..
3.2.2. Hạn chế, yếu kém.
Nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là Nông nghiệp,Công nghiệp nhỏ, kết cấu hạ tầng kém phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật xây dựng chưa được bao nhiêu. Đời sống nhân dân ở những vùng sâu,vùng xa, vùng biên giới hải đảo còn gặp nhiều khó khăn.
Nền kinh tế có mức tăng trưởng khá nhưng năng suất, chất lượng và hiệu quả còn thấp.
Vai trò quản lí nhà nước đối với nền kinh tế-xã hội còn yếu, khả năng kiềm chế lạm phát chưa vững chắc, ngân sách thu không đủ chi, tỉ lệ bội chi ngân sách còn cao. Trong cán cân xuất nhập khẩu, nước ta vẫn là nước nhập siêu.
Nạn buôn lậu, vi phạm kỉ luật còn nặng nề và phổ biến. Đặc biệt là nạn Quan liêu, tham nhũng chưa được kiểm soát. Nạn tham nhũng là “giặc nội xâm” cần sớm phải trừ khử.
3.2.3. Bài học kinh nghiệm.
Từ những hạn chế thên chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lươc là xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kiên trì đi theo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt và sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới.
Đổi mới toàn diện, đòng bộ và triệt để. Nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp, xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới hệ thống chính trị với đổi mới kinh tế, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
Tăng cường vai trò của Đảng trong công cuộc đổi mới, còn xây dựng Đảng là nhiệm vị then chốt.
Chú trọng hơn nữa vào khâu cải cách hành chính để phù hợp với thời kì hội nhập. Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng.
Kết Luận
Thời đại Chủ nghĩa Tư bản phát trển đến đỉnh cao đã giúp D.Ricardo nhìn nhận và phân tích các quy luật vận động của Chủ Nghĩa Tư bản. Và ông đã đạt tới giới hạn cao của kinh tế-chính trị học tư sản. Tư tưởng của ông có nhiều mạt tiến bộ vì nó hình thành trong thời kì giai cấp tư bản đang lên , giai cấp tiến bộ chống lại chế đọ phong kiến , chưa bộc lộ sự phản động của nó.
Học thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại đã phát huy tác dụng của nó trong thế kỉ XIX và gần hết thế kỉ XX. Học huyết này đã được nhiều nước tư bản Châu Âu áp dụng trong sản xuất và trao đổi thương mại. phải nói rằng học thuyết này đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Tư Bản chủ nghĩa trong thời kì đầu.
Tuy nhiên nền kinh tế càng phát triển, nhiều phát minh khoa học công nghệ ra đời ngày càng nhiều, công nghệ thông tin –viễn thông ngày càng phát triển. Nhiều công ty xuyên quốc gia ra đời. Và sự hợp tác kinh tế trên thế giới diễn ra rầm rộ, đã dần tạo thành một “ Thế giới phẳng”. Lợi thế của Quốc gia không phải là nguồn tài nguyên thiên nhiên hay vốn nữa mà đã nhường chỗ cho khoa học công nghệ, chất xám. Dẫn đến sự lu mờ của học thuyế so sánh cổ điển. Và dần dần biến mất trong trao đổi thương mại Quốc tế giữa các nước. Tuy học thuyết lợi thế so sánh hiện nay không được áp dụng vào sản xuất hay trao đổi thương mại giữa các nước nhưng vai trò của học thuyết này không hề nhỏ. Nó là học thuyết đặt nền móng cho sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản.
Tiểu luận trên đây tôi xin trình nội dung về “ sự biến mất của học thuyết lợi thế so sánh cổ điển, và thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay” với hy vọng đóng góp được một phần nào đấy vào quá trình nghiên cứu và học tập môn triết học Mác-Lenin. Cũng như góp phần vào việc dánh giá nền kinh tế nước ta và đưa ra một số bài học kinh nghiệp để khác phục những yếu kém, nhằm phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế của đất nước.
Qua quá trình viết tiểu Luận dù nghiên cứu tài liệu rất kĩ nhưng cũng khó tránh khỏi sai sót cần khắc phục hay ý kiến cá nhân. Tác giả rất hoan nghênh và biết ơn mọi ý kiến phê bình của người đọc. Để Tác giả có thể hoàn thiện kĩ năng hơn trong quá trình viết Tiểu luận lần sau.
Tài liệu tham khảo:
Lịch sử kinh tế Thế giới- Việt Nam. Nguyễn Công Thắng- Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.
Giáo trình Quản lí nhà nước trên các lĩnh vực Kinh tế- Học Viện Hành Chính Quốc Gia.
Giáo Trình Lịch Sử Kinh tế- Đại học kinh tế Quốc dân.
Giáo trình Lịch sử các Học thuyết Kinh tế- Đại Học kinh tế Quốc dân
Nền Kinh tế tri thức- Nhà xuất bản thống kê.
Giáo trình những nguyên Lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin- Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội.
Và một số trang Web: dantri.com, vietnamnet.vn. Cổng thông tin điện tử chính phủ, Báo đảng cộng sản Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngiên cứu về sự biến mất của học thuyết lợi thế so sánh cổ điển và thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay.doc