Nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hoá

LỜI MỞ ĐẦU Là sinh viên ngoại tỉnh ra Hà Nội học tập điều làm em băn khoăn ngay từ lần đầu tiên cho đến mãi sau này: Đấy là những người hành khất hay nói rõ hơn là người ăn xin, ở Hà Nội con số này không phải nhỏ, trong đó khoảng 90%, có khi còn hơn thế nữa, là đồng hương với em. Nguồn nhân lực, phải rồi nhân tố quan trọng và quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xảy ra thực trạng đáng buồn này trong tương lai rồi Thanh Hoá sẽ ra sao? Vậy mà chỉ 2 kỳ dành cho môn kinh tế chính trị, có lẽ thời gian quá ít nhưng cùng với sự tận tâm dạy bảo của các thầy, em đã có thể tự giải thích được phần nào những thắc mắc đó, trong bài tiểu luận kinh tế "nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hoá"này, em xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình .

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3583 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Là sinh viên ngoại tỉnh ra Hà Nội học tập điều làm em băn khoăn ngay từ lần đầu tiên cho đến mãi sau này: Đấy là những người hành khất hay nói rõ hơn là người ăn xin, ở Hà Nội con số này không phải nhỏ, trong đó khoảng 90%, có khi còn hơn thế nữa, là đồng hương với em. Nguồn nhân lực, phải rồi nhân tố quan trọng và quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xảy ra thực trạng đáng buồn này trong tương lai rồi Thanh Hoá sẽ ra sao? Vậy mà chỉ 2 kỳ dành cho môn kinh tế chính trị, có lẽ thời gian quá ít nhưng cùng với sự tận tâm dạy bảo của các thầy, em đã có thể tự giải thích được phần nào những thắc mắc đó, trong bài tiểu luận kinh tế "nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hoá"này, em xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình . NỘI DUNG I.nguồn nhân lực 1.Khái niệm về nguồn nhân lực Nhân lực là nguồn lực về con người Theo giáo trình kinh tế phát triển cuả trường đại học kinh tế quốc dân:"Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi theo quy định của luật pháp đang có việc làm và chưa có việc làm nhưng có khả năng tham gia lao động", biểu hiện trên 2 mặt: Số lượng: Là tổng số những người trong độ tuổi lao động( theo bộ luật lao động nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi ). Chất lượng: Là trình độ chuyên môn và sức khoẻ của người lao động, chất lượng nguồn nhân lực không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế, mà còn phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội. Trong nghị quyết đại hội X nêu rõ cần thiết phải:"Phát triển mạnh nguồn lực con người việt nam với yêu cầu ngày càng cao nhằm đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước". 2.Phân loại nguồn nhân lực Nguồn nhân lực sẵn có: Là bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động ( không kể đến những người trên độ tuổi lao động mà vẫn tham gia hoạt động kinh tế, hay những người khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh ) Nguồn nhân lực dự trữ: Chênh lệch giữa nguồn lực sẵn có trong dân cư và nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế là nguồn nhân lực dự trữ. 3.Vai trò Trong quá trình sản xuất, công cụ lao động rất quan trọng, con người không phải lao động với hai bàn tay không, mà lao động với các công cụ như: dao, búa, cày, cuốc, máy móc... Công cụ càng tinh xảo bao nhiêu thì lao động của con người càng có hiệu quả, sức khống chế của con người với thiên nhiên, cuộc sống ngày càng mạnh mẽ bấy nhiêu, tuy nhiên nếu không kết hợp với lao động của con người thì những công cụ ấy chỉ là một đống vật chất chết. Hơn nữa, trong những nguồn lực chính quyết định sự phát triển của một đất nước bao gồm : nguồn lực con người, đất đai, trí tuệ, tài nguyên, truyền thống( văn hoá, lịch sử), nguồn lực về con người được xem là quan trọng nhất, với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám, nguồn nhân lực có ưu thế nỗi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt, nếu biết bồi dưỡng, khai thác hợp lý, các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng có giới hạn và chỉ phát huy tác dụng khi kết hợp được với nguồn lực con người một cách có hiệu quả. Khi chất lượng lao động cao sẽ làm tăng năng suất lao động , nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, dẫn đến giá thành hạ. II.Có một nguồn nhân lực dồi dào, vậy tỉnh thanh hoá đã phát huy hết vai trò chưa? tại sao? Thanh Hóa có nguồn lao động dồi dào( hơn 1,8 triệu người) nhưng chất lượng nguồn lao động chưa cao, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 81,32% song trang thiết bị khoa học kỹ thuật còn thiếu thốn, hiện tượng "nông nhàn" ở các huyện, xã vẫn chưa được giải quyết, tài nguyên thiên nhiên tuy đa dạng nhưng không nhiều, khó khai thác, thiếu vốn kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu điều này làm cho việc phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực ở Thanh Hoá hạn chế rất nhiều, cần phải đánh giá lại nguồn nhân lực hiện có nhằm tìm ra chính sách đào tạo, sử dụng hợp lý. 1.Dân số : Gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và phát triển nguồn nhân lực. Khi dân số tăng lên thì lực lượng lao động cũng tăng. Nguồn tài nguyên như đất đai, nước, không khí ...lại có hạn nên số lao động trên một đơn vị diện tích đất đai ngày một nhiều( đến năm 1999 bình quân đất canh tác chỉ còn ở mức 0,175 ha/người),do đó mặc dù tổng sản phẩm tăng nhưng sản phẩm bình quân đầu người giảm. Mặt khác, dân số tăng nhanh không cân đối với sự phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng...sẽ gây sức ép lớn về nhu cầu học tập, đào tạo và việc làm, làm cho chất lượng vốn có của con người giảm xuống hoặc ở mức thấp hoặc hầu như không cải thiện được, ví dụ như về thể lực( cân nặng, chiều cao, sức dẻo dai), tỷ kệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi cao, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đang ở mức 34%, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em hiện nay tác động xấu đến dự phát triển thể lực, sức khoẻ và hạn chế phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến sức lao động hiện tại và tương lai. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho năng suất lao động giảm, tổng sản phẩm quốc dân tăng chậm. 2.Thực trạng trình độ chuyên môn kĩ thuật: Đó là sự hiểu biết, khả năng thực hành trên lĩnh vực, ngành nghề nào đó của người lao động. Theo thống kê điều tra lao động -việc làm hàng năm, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật bao gồm: những người đã tốt nghiệp các trường đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở lên, những người có bằng sơ cấp, chứng chỉ nghề và những người tuy chưa qua trường lớp nào nhưng tự tìm hiểu, tự học, hoặc được truyền nghề, những người có trình độ kỹ thuật là bộ phận chủ yếu quyết định chất lượng của lực lượng lao động, có khả năng phát huy tính sáng tạo của con người góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế -xã hội. Tính chung trong toàn tỉnh, lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 89.84% và lao động chủ yếu là nghề nông- lâm- ngư nghiệp, nhưng số lao động có chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp, học nghề trở lên chỉ chiếm 64.03% trong tổng số lực lượng lao động của cả tỉnh. Theo số liệu điều tra lao động- việc làm năm 2000, cứ 100 người lao động ở nông thôn, thì có khoảng 9 người có trình độ sơ cấp, học nghề. Trong đó 7 người có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên, còn ở thành thị, cứ 46 người thì có tới 39 người tương ứng như trên, gấp 5-6 lần so với nông thôn. Mặt khác, tỷ lệ lao động có trình độ cao lại tập trung nhiều ở ngành giáo dục đào tạo 57.69%, tiếp đến là quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng 18.13%, công nghiệp và xây dựng 8.79%, y tế 8.64%, thương mại dịch vụ 2.79% và thấp nhất lại là ngành nông- lâm- ngư nghiệp với tỷ lệ 2.64%. Số liệu trên cho thấy cần phải có cơ chế chính sách và giải pháp khắc phục sự thiếu hụt về nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao giữa các ngành. 3.Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực: Do thiếu quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ, thiếu các giải pháp và chương trình khả thi có tính liên ngành nên tỉnh Thanh Hoá chưa có tác động tích cực trong việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu lao động đã qua đào tạo, phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Hiện nay, Thanh hoá có hơn 80% lao động chưa qua đào tạo, số lao động trong nông nghiệp lớn mà tỷ lệ thời gian lao động chỉ đạt 69,59%. Lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm ( 8,79%). Điều này thể hiện cơ cấu lao động chuyển đổi chậm. Lực lượng lao động và cán bộ có tay nghề trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao và ở những ngành nghề mũi nhọn, cần thiết cho khai thác, phát triển tiềm năng của địa phương còn quá thiếu, so với bình quân chung của cả nước, tỷ lệ thất nghiệp cao năm 2000 là 6,63%( toàn quốc 6,34%). Chưa thu hút được những chuyên gia giỏi trong và ngoài tỉnh. 4.Vốn : Thanh hoá là một tỉnh nghèo( thu nhập bình quân đầu người thấp năm 2000: 343kg, GDP mới đạt 291.5 USD thấp xa so với bình quân chung cả nước, lượng vốn dự trữ hạn chế nên tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất để thu hút nguồn nhân lực nhàn rỗi trong xã hội cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người ở vùng sâu, vùng xa. III.Một số giải pháp khắc phục thực trạng trên Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Với vị trí trung tâm, nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển nguồn nhân lực ta thực hiện theo 2 hướng : Một mặt, đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao, có trình độ khoa học -kỹ thuật, đủ sức tiếp thu những thành tựu khoa học hiện đại. Mặt khác, gắn liền với vấn đề giải quyết việc làm, tổ chức đào tạo nghề, trang bị kiến thức chuyên môn cần thiết để tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động, phương thức trên chỉ rõ việc nâng cao trình độ học vấn, nâng cao dân trí và trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động là cấp bách, đặc biệt là khu vực nông thôn vì đây là nơi cung cấp lao động cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế mới, nguồn bổ sung lao động cho thành thị, tuy nhiên, cùng với sự phát triển chất lượng nguồn nhân lực là nhu cầu đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như cường độ lao động . Phân bố lại nguồn nhân lực: Giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng trong tỉnh nhằm đảm bảo kịp thời và đầy đủ nguồn lao động cho mọi nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở các vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi, phân bổ lao động vào các ngành kinh tế có khả năng phát triển cao như: lao động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần tạo thêm công ăn- việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động xã hội của cả tỉnh . Giải pháp về cơ chế chính sách: Tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi vào phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo để các hộ phát triển sản xuất và ổn định đời sống, đồng thời tạo môi trường hấp dẫn cho chủ đầu tư trong nước và quốc tế bằng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ( khu công nghiệp Lễ Môn, Nghi Sơn, các nhà máy đường, xí nghiệp may...). Phải làm thế nào cho không chỉ lực lượng lao động tay nghề yếu không bỏ sang tỉnh khác tìm việc làm mà cả những lao động lành nghề vì không có "đất dụng võ" dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám" không đáng có. KẾT LUẬN Có thể nói dù ở giai đoạn nào nguồn nhân lực cũng đóng vai trò then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, nguồn nhân lực không chỉ là động lực thúc đẩy mọi sự phát triển, mà còn là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên và xã hội. Thanh Hoá với số dân 3,56 triệu người, xếp thứ 2 trong cả nước sẽ là tiềm năng hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- văn hoá và xã hội của tỉnh, tuy nhiên cần chú ý đến việc phát triển quy mô, cơ cấu dân số và đào tạo năng cao chất lượng nguồn nhân lực như Đảng đã xác định:" Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững ... Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ mội trường". Có như vậy tăng trưởng kinh tế mới đi đôi với tiến bộ xã hội, đồng thời kết hợp hài hoà được giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu trước mắt và chăm lo lợi ích lâu dài cho nền kinh tế tỉnh Thanh nói riêng, và cả nước nói chung. Do vốn hiểu biết về nguồn nhân lực của em còn hạn chế, không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên Nguyễn thị Huệ Mục lục LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. nguồn nhân lực 1. Khái niệm về nguồn nhân lực 2. Phân loại 3. Vai trò II. những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực 1. Dân số 2. Thực trạng chuyên môn kỹ thuật 3. Thực trạng đào tạo nhân lực 4. Vốn III. Một số giải pháp khắc phục thực trạng trên a) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực b) Phân bố lại nguồn nhân lực c) Giải pháp về các cơ chế chính sách KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo 1.Kinh tế học phổ thông - nhà xuất bản Khoa Học 2.Thuật ngữ Lao Động- Thương Binh- Xã hội, nhâ xuất bản Lao Động- Xã hội, Hà Nội, 1999( trang 13). 3.Bộ luật Lao Động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1999. 4.Số liệu sở Giáo Dục tỉnh Thanh Hoá. 5. Số liệu sở Đầu tư và Kế hoạch tỉnh Thanh Hoá.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguồn nhân lực tỉnh Thanh Hoá.DOC