Nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ

 Thứ nhất, phân tích đầy đủ, khoa học thực trạng nguồn vốn và tiếp cận các nguồn vốn cho từng nhóm đối tượng theo quy mô, ngành nghề và khu vực kinh tế tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ;  Thứ hai, đánh giá những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ nhiều phương diện như: từ doanh nghiệp, nguồn cung ứng vốn, môi trường kinh tế và chính sách của Nhà nước;  Thứ ba,để mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn đối với các DNNVV cần có một hệ thống giải pháp toàn diện, khả thi, trong đó: Doanh nghiệp cần chủ động hơn về nguồn vốn của mình thông qua cấu trúc lại hoạt động; cải thiện năng lực tiếp cận và đa dạng các nguồn lực tài chính. Các tổ chức tài chính, cần nâng cao khả năng cung ứng và đa dạng hóa hình thức cung ứng vốn phù hợp với đặc điểm của DNVVV. Nhà nước và các tổ chức xã hội khác cần tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng và minh bạch trong các chính sách liên quan đến nguồn vốn đối với DNNVV, bên cạnh cải thiện môi trường kinh doanh.

pdf243 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Nhà nước thông qua các chương trình, các quỹ hỗ trợ. 1.5.3. Những nhân tố tác động đến nguồn vốn của các DNNVV. Năng lực hoạt động của doanh nghiệp; Hệ thống cung ứng nguồn vốn; Cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Các yếu tố về chính trị - xã hội. 1.6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NGUỒN VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN THẾ GIỚI 1.6.1. Kinh nghiệm quốc tế về nguồn vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.6.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. Xác định lĩnh vực trọng điểm của phát triển các DNNVV. Hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển các DNNVV, bằng việc thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. 1.6.1.2. Tại Nhật Bản. Xét một cách tổng quát, các chính sách phát triển DNNVV tập trung vào các mục tiêu chủ yếu là khắc phục những bất lợi về vốn mà các DNNVV gặp phải; hỗ trợ tính tự lực của các DNNVV. 1.6.1.3. Tại Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, hệ thống hỗ trợ tài chính cho DNNVV bao gồm hệ thống bảo lãnh tín dụng trực thuộc Ngân hàng trung ương, các cơ cấu tài chính khác thuộc chính phủ và chính sách thuế. 1.6.1.4. Tại Đài Loan. Chính phủ hỗ trợ tài chính tín dụng cho DNNVV thông qua các chính sách như: khuyến khích các ngân hàng cho DNNVV vay vốn, thành lập quỹ phát triển DNNVV, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. 1.6.1.5. Tại Singapore. Viện trợ không hoàn lại để huấn luyện DNNVV, thành lập Quỹ phát triển kỹ năng Singapore để thực hiện nhiều chương trình huấn luyện người lao động cho các DNNVV. 1.6.1.6. Tại Cộng hòa liên bang Đức. Các chương trình hỗ trợ thông qua tín dụng ưu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước. 1.6.2. Bài học cho Việt Nam. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV cho thấy rằng cho dù đối với các nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trò của DNNVV vẫn hết sức quan trọng. Chính phủ cần có những chính sách và bước đi phù hợp nhằm trợ giúp những khó khăn, bất lợi của hệ thống doanh nghiệp này. Trong đó, hỗ trợ và tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn được coi là then chốt. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về nguồn vốn của loại hình DNNVV. Qua tổng hợp lý luận cũng như thực tiễn về loại hình DNNVV, nghiên cứu đề xuất thêm về tiêu chí phân định DNNVV ở Việt Nam ngoài phân định theo ngành, thì quy mô cần xét sử dụng đồng thời cả 2 tiêu chí đó là số lao động sử dụng từ 1 năm trở lên và doanh thu hàng năm. Các lý luận cũng chỉ ra rằng, nguồn vốn kinh doanh là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Về nguồn huy động, hiện nay, có rất nhiều cách thức huy động vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong chương này, nghiên cứu cũng tập hợp một số kinh nghiệm quốc tế thành công về chính sách và những hình thức hỗ trợ nguồn vốn nhằm phát triển hệ thống DNNVV mà chúng ta có thể tham khảo, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển DNNVV. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ 2.5. TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DNNVV 2.5.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội 2.5.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương có vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. 2.5.1.2. Kinh tế, xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.Cần Thơ luôn giữ ở mức cao, với mức tăng bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 14%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước đạt xấp xỉ 8%/năm. Tổng thu ngân sách của Thành phố trong giai đoạn 2008 - 2012 là tăng từ 3.748,3 tỷ đồng đồng năm 2008, lên 9.787,1 tỷ đồng vào năm 2012, tăng bình quân 28%/năm. Tổng đầu tư trên địa bàn tăng hàng năm, từ 12.902 tỷ đồng năm 2008 lên 33.528 tỷ đồng năm 2012. Trong đầu tư phát triển, vốn đầu tư của khu vục tư nhân chiếm khoảng 55,25% tổng đầu tư toàn xã hội (6.882 tỷ đồng/12.902 tỷ đồng của năm 2008 và 18.525 tỷ đồng/33.528 tỷ đồng của năm 2012). Về vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý tăng từ 11.949 tỷ năm 2008 lên 22.643 tỷ đồng năm 2012, trong đó đầu tư của doanh nghiệp chiếm trên 28,83%, vốn của dân cư chiếm 57,27. Về hoạt động của các tổ chức tín dụng, huy động vốn và dư nợ cho vay tăng hằng năm, tuy nhiên, vốn huy động thấp hơn dư nợ cho vay, vốn huy động chỉ đáp ứng được 81,1%. 2.5.2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển DNNVV của thành phố Cần Thơ 2.5.2.1. Những thuận lợi. Về vị trí địa lý, thành phố Cần Thơ nằm giữa vùng ĐBSCL là trung tâm của các tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động, cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tài nguyên đất đai dồi dào và phong. Dân số thành phố Cần Thơ cao, năng động. Kinh tế thành phố liên tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tổng vốn đầu tư tăng liên tục. 2.5.2.2. Những khó khăn. Thành phố Cần Thơ nằm trong khu vực vùng ĐBSCL thuộc vùng đất có nền đất yếu nên chi phí đầu tư xây dựng cơ bản cao, quỹ đất còn hạn chế. Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn cho phát triển kinh tế, xã hội. Nguồn nhân lực trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, chưa đào tạo kịp nhu cầu của các ngành kinh tế. 2.6. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.6.1. Số lượng, quy mô. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2012, số DNNVV thực tế đang hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 4.342 doanh nghiệp, chiếm 98,15% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, sử dụng 53.250 lao động, chiếm 51,92% tổng lao động trong khu vực doanh nghiệp, nộp ngân sách nhà nước 2.492,5 tỷ đồng, chiếm 36,68% đóng góp ngân sách của hệ thống doanh nghiệp, 25% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Quy mô các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn khiêm tốn, vốn bình quân của 1 doanh nghiệp chỉ ở mức 11,5 tỷ đồng, lao động bình quân/doanh nghiệp là 12 lao động. Trong đó, doanh nghiệp siêu nhỏ là 2.986 doanh nghiệp chiếm 68,77%, doanh nghiệp nhỏ là 1.162 doanh nghiệp, chiếm 26,76% và doanh nghiệp vừa là 194 doanh nghiệp, chiếm 4,47%. Như vậy, các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ chủ yếu thuộc nhóm nhỏ và siêu nhỏ (4.148 doanh nghiệp, 95,53%) 2.6.2. Cơ cấu, thành phần 2.6.2.1. DNNVV phân theo khu vực kinh tế  Khu vực Nhà nước: DNNVV thuộc khu vực Nhà nước chiếm 75,93% tổng số doanh nghiệp thuộc khu vực này. Đây cũng là khu vực có tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa cao nhất chiếm 41,46%, tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ của khu vực này chỉ chiếm tỷ lệ thấp với 26,83%.  Khu vực ngoài nhà nước: DNNVV khu vực ngoài nhà nước có 4.287 doanh nghiệp, chiếm 98,57% tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thành phố Cần Thơ, chiếm 98,73% tổng số DNNVV. Các doanh nghiệp trong khu vực này chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm 96,08% .  Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: DNNVV trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 66,6% tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn Thành phố. Các DNNVV thuộc khu vực này chủ yếu là doanh nghiệp vừa chiếm 64,29% . 2.6.2.2. DNNVV phân theo ngành kinh tế  Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có 48 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 1,1% và đều thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.  Ngành công nghiệp và xây dựng: Số doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp và xây dựng là 1.446 doanh nghiệp, chiếm 33,30% tổng số DNNVV.  Ngành thương mại và dịch vụ: Doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ có số lượng lớn nhất với 2.848 doanh nghiệp, chiếm 65,59% tổng số DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tuy nhiên, đa số thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với 2.347 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 92,94%, chỉ có 16 doanh nghiệp vừa (0,55%), (bảng 2.10) bình quân mỗi năm tăng 12,1% số doanh nghiệp. 2.6.3. Năng lực hoạt động 2.6.3.1. Quy mô hoạt động. Quy mô vốn bình quân của một doanh nghiệp trong hệ thống DNNVV thành phố Cần Thơ thấp chỉ ở mức 11,5 tỷ đồng, trong khi đó, quy này của hệ thống DNNVV cả nước là 18,2 tỷ đồng. 2.6.3.2. Trang thiết bị công nghệ. Tình trạng trang thiết bị, công nghệ đang sử dụng hiện nay tại các DNNVV Cần Thơ được tự nhìn nhận là mới, tiến tiến rất thấp, chỉ 16,22% số doanh nghiệp được khảo sát, trong đó 14,19% ở mức độ cũ và lạc hậu và 69,59% đánh giá là tương đối mới và tiên tiến. Số doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu chiếm gần 84%. Về đổi mới trang thiết bị công nghệ, thời gian qua, do nhiều doanh nghiệp khó khăn về vốn đầu tư nên tốc độ đổi mới diễn ra chậm hoặc không đồng bộ. 2.6.3.3. Nguồn nhân lực và năng lực quản lý điều hành. Về cơ cấu lao động phổ thông chiếm 83,596%; lao động trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 6,614%, lao động qua đào tạo nghề và lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 9,79%. Trình độ chủ doanh nghiệp trong hệ thống DNNVV Cần Thơ hiện nay với gần 70% số có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên, tuy nhiên, số được đào tạo về quản trị kinh doanh và kiến thức kinh tế một cách bài bản và cập nhật chiếm khoảng trên dưới 30%. Về năng lực quản lý và điều hành, các DNNVV, thường kết hợp công việc quản trị - quản lý nhằm tiết kiệm chi phí. 2.6.3.4.Nghiên cứu phát triển và xúc tiến thị trường. Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các DNNVV tại thành phố Cần Thơ đã quan tâm đến chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Về xúc tiến thương mại và phát triển thị trường, số lượng doanh nghiệp thường xuyên nghiên cứu thị trường chỉ khoảng 25% số doanh nghiệp, còn số lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải làm thường xuyên. 2.6.3.5. Môi trường kinh doanh. Theo đánh giá của doanh nghiệp: Các yếu tố gây cản trở lớn nhất đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xếp theo thứ tự: (1) Trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn (chiếm 37,33%); (2) điện cung cấp không ổn định (34,67%); (3) thủ tục hành chính (31,33%); (4) sự ổn định của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô (31,33%); (5) cơ sở hạ tầng giao thông (24%); thuế (24%); (6) lao động (22,67%). Về mong muốn cải thiện môi trường kinh doanh, kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp mong muốn được cải thiện: (1) tập trung hỗ trợ nguồn vốn: 57,05%; (2) ổn định chính sách: 40,14%; (3) hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: 33,11%; (4) cải thiện mô trường pháp lý: 26,17%; (5) hỗ trợ xúc tiến và mở rộng thị trường 25,17%; (6) hỗ trợ đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ: 22,97%; (7) hoàn thiện chính sách đất đai: 16,89%; (8) cải thiện cơ sở hạ tầng 16,22%. Theo đánh giá của các nhà quản lý và chuyên gia, kết quả là khả năng tiếp cận nguồn vốn (48%); nguồn nhân lực (36%) và giao thông (24%) là những lĩnh vực được đánh giá là không tốt cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đề cập đến những nguyên nhân làm cản trở sự phát DNNVV tại thành phố Cần Thơ, các nguyên nhân chính là: thiếu vốn và hạn chế trong khả năng tiếp cận nguồn vốn (76%), năng lực khoa học công nghệ thấp cũng như tiến trình đổi mới trang thiết bị công nghệ chậm (68%), tiếp theo là năng lực, kiến thức trong quản lý, điều hành (44%), năng lực canh tranh thấp (40%), cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ (36%), nhận thức của doanh nghiệp về hội nhập, thị trường tiêu thụ và chính sách pháp luật của Nhà nước. 2.6.4. Những đóng góp cho kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP. Hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng 60% GDP, 40% giá trị sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ. Sự phát triển của các DNNVV đã đóng góp cho thu ngân sách nhà nước ngày càng lớn, năm 2012, DNNVV nộp ngân sách 2.492,5 tỷ đồng, chiếm 25% tổng thu ngân sách trên địa bàn. 2.6.5. Những tồn tại, hạn chế cơ bản  Thứ nhất, thiếu vốn đầu tư và kinh doanh.  Thứ hai, năng lực cạnh tranh thấp.  Thứ ba, trình độ học vấn, chuyên môn của người quản lý doanh nghiệpcòn hạn chế về kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị.  Thứ tư, vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức.  Thứ năm, mối quan hệ với các hiệp hội nghề nghiệp chưa chặt chẽ. 2.7. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.7.1. Thực trạng nguồn vốn 2.7.1.1. Quy mô nguồn vốn. Quy mô vốn bình quân của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ tập trung vào nhóm có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng/doanh nghiệp. Theo số liệu khảo sát tháng 10/2012 của 150 doanh nghiệp, quy mô vốn của hệ thống DNNVV thành phố Cần Thơ nhìn chung là nhỏ, đại đa số (81,63%) có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, 9,52% quy mô vốn từ 10 tỷ - 20 tỷ đồng, 6,12 % doanh nghiệp có vốn từ 20 – 50 tỷ đồng và chỉ 2,72 % doanh nghiệp có vốn từ 50 – 100 tỷ đồng. 2.7.1.2. Cơ cấu nguồn vốn. Xét về cơ cấu tài sản, tài sản của các DNNVV chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiến trên 60% tổng tài sản, trong đó, nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ thì tỷ lệ này lên đến trên 81%. Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả / vốn chủ sở hữu ở mức 68%. 2.7.1.3. Tình trạng nguồn vốn. Về tình trạng nguồn vốn, hiện 53,1% số doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, họ đang thiếu vốn, thậm chí gần 9% nhìn nhận thiếu vốn trầm trọng. Thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng là lý do mà dẫn đến 30% DNNVV phải đình chỉ sản xuất tính đến tháng 5/2012, thậm chí một số lớn trong đó phải giải thể, phá sản. Thiếu vốn, nhưng lượng vốn mà các DNNVV vay được bù đắp cho thiếu hụt về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh không cao, chỉ ở mức dưới 30% nhu cầu, số doanh nghiệp vay được lượng vốn trên 75% nhu cầu chỉ xấp xỉ 10%. 2.7.1.4. Cơ cấu nhu cầu nguồn vốn. Về nhu cầu vốn, 63,45% nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp là vốn dài hạn nhằm đầu tư cho trang thiết bị, công nghệ hoặc tài trợ cho các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ nhu cầu vay vốn ngắn hạn là 36,55%. Tuy nhiên, lượng vốn dài hạn mà các doanh nghiệp huy động được thường chiếm rất thấp trong cơ cấu vốn vay. Về lý do, các doanh nghiệp cho rằng, thủ tục và điều kiện để tiếp cận với nguồn vốn vay dài hạn là rất khó khăn doanh nghiệp không thể đáp ứng được, mặt khác, do vốn huy động có thời hạn trên 12 tháng trong cơ cấu huy động của các TCTD không cao chỉ ở mức 14% – 15% trong tổng huy động. 2.7.2. Thực trạng tiếp cần vốn 2.7.2.1. Hệ thống cung ứng vốn trên địa bàn thành phố Cần Thơ  Về mạng lưới hoạt động, tính đến tháng 12/2012, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 52 tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó, có 7 TCTD nhà nước, 32 tổ chức tín dụng cổ phần, 1 TCTD liên doanh, 2 TCTD nước ngoài (Văn phòng đại diện) và 8 TCTD hợp tác. Tổng cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 228 điểm giao dịch ngân hàng, gồm 01 trụ sở chính, 48 chi nhánh cấp 1, 8 chi nhánh dưới cấp 1, 152 phòng giao dịch và 19 điểm dưới hình thức giao dịch khác (VPĐD, QTDND, bàn tiết kiệm hoặc quỹ tiết kiệm).  Về vốn huy động, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn thành phố Cần Thơ tăng trong các năm. Năm 2008 là 12.122,3 tỷ đồng, đến năm 2012 là 34.256,2 tỷ đồng.  Về dư nợ cho vay, tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn thành phố Cần Thơ tăng từ 21.684 tỷ đồng năm 2008 lên 41.866,8 tỷ đồng năm 2012.  Về cơ cấu cho vay, dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn thành phố Cần Thơ chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, chiếm trên 70% dư nợ cho vay. Như vậy, nguồn vốn cho vay từ các TCTD chỉ đáp ứng nhu cầu tài trợ vốn ngắn hạn mà chưa giải quyết được nhu cầu vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Tỷ trọng cho vay của các TCTD trên địa bàn thành phố Cần Thơ đối với các DNNVV không cao, chỉ ở mức trên 30%.  Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)  Hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN). Hiện hệ thống NHTMNN trên địa bàn thành phố Cần Thơ gồm 10 chi nhánh cấp 1, vốn huy động của hệ thống NHTMNN đến cuối năm 2012 là 12.975,5 tỷ đồng, chiếm 37,88% trong tổng nguồn vốn huy động, cho vay là 18.582,7 tỷ đồng, chiếm 44,88% trong tổng dư nợ cho vay của hệ thống các TCTD thành phố Cần Thơ.  Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Tại thới điểm tháng 12 năm 2012, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 34 NHTM cổ phần, trong đó có 1 hội sở chính và 33 chi nhánh cấp 1. Tổng huy động vốn và dư nợ cho vay tăng hằng năm, năm 2008, huy động vốn đạt 6.6683,4 tỷ đồng thì đến năm 2012, con số huy động tăng gấp gần 3 lần đạt 20.135,8 tỷ đồng. Dư nợ cho vay tăng từ 11.285,5 tỷ động năm 2008 lên 20.996,1 tỷ đồng năm 2012.  Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Hiện trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 09 QTDNN hoạt động, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện một số hoạt động nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Nhìn chung, doanh số huy động và cho vay thấp.  Các tổ chức cho thuê tài chính (CTTC). Tại thành phố Cần Thơ, hoạt động cho thuê tài chính còn rất hạn chế do còn ít được các ngân hàng chú trọng, hiện nay chỉ có Công ty Cho thuê tài chính II – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - có Chi nhánh cấp II đóng trên địa bàn Cần Thơ, song hoạt động cũng còn những hạn chế.  Quỹ đầu tư mạo hiểm.Mặc dù nhiều quỹ đầu tư coi thị trường vốn nước ta là thị trường ưu tiên số một để đầu tư trong thời gian tới, nhưng mới chỉ có 4 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, mặc dù vậy, hoạt động của các quỹ cũng như loại hình đầu tư mới này chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.  Tín dụng thương mại. Hoạt động tín dụng thương mại hiện chưa được sử dụng phổ biến tại thành phố Cần Thơ. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp chưa tạo được uy tín trong thanh toán.  Các tổ chức, chương trình hỗ trợ. Nghị định số 56/2009 NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ đã đề ra những giải pháp hỗ trợ thúc đẩy phát triển DNNVV. Chính phủ cũng đang có những chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV với nguồn vốn từ ngân sách như: Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực; Chương trình hỗ trợ kỹ thuật; Chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu; Chương trình hỗ trợ thông tin… Tuy nhiên, trong thời gian qua, nguồn vốn này đến được với hệ thống DDNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ chưa nhiều, một mặt do các chính sách này chưa được địa phương triển khai trong thực tế do thiếu các văn bản hướng dẫn, một mặt các doanh nghiệp chưa nắm rõ và đầy đủ về các chương trình hỗ trợ nên chưa chuẩn bị các điều kiện để tiếp cận nguồn lực này.  Các nguồn vốn khác. Ngoài việc huy động vốn từ các tổ chức cung ứng vốn, DNNVV còn có thể huy động vốn cho mình thông qua việc liên kết các doanh nghiệp với nhau hợp tác kinh doanh. Mặc dù vậy, cơ hội liên kết nhưng doanh nghiệp vẫn thích hoạt động độc lập hơn dù thiếu vốn. 2.7.2.2. Thực trạng tiếp cận các nguồn vốn của DNNVV Nguồn hỗ trợ vốn của các DNNVV chủ yếu vẫn dựa vào hệ thống NHTM, chiếm 74,81% số doanh nghiệp khi được khảo sát, tiếp theo là dựa vào quan hệ từ gia đình và người thân, chiếm 20,61%, chỉ có hơn 3% tiếp cận từ các nguồn khác mà chủ yếu là tín dụng thương mại.  Huy động vốn qua hệ thống NHTM. Nguồn vốn mà hệ thống DNNVV huy động từ hệ thống NHTM chiếm tỷ trọng trên 70% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, quy mô doanh nghiệp càng lớn thì tỷ lệ này càng cao (doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ 64,68% trong khi doanh nghiệp vừa là 78,76%). Điều này cũng chứng tỏ rằng quy mô doanh nghiệp càng lớn, thì khả năng tiếp cận vốn từ hệ thống NHTM càng thuận lợi. Một mặt, doanh nghiệp có quy mô lớn, giá trị tài sản cao, hoạt động quản trị trong sản xuất kinh doanh càng bài bản, minh bạch và đây cũng chính là một trong những điều kiện mà hệ thống NHTM căn cứ trong quyết định cấp vốn.  Huy động vốn từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tỷ trọng nguồn vốn huy động thông qua các TCTC phi ngân hàng hiện nay không cao, chỉ ở mức 1,5% trong tổng nguồn vốn huy động khi thiếu vốn. Lý do tỷ trọng này chưa cao là do, một mặt, hoạt động của các TCTC phi ngân hàng hiện tại ở thành phố Cần Thơ chưa phổ biến. Các kênh vốn khác như phát hành chứng khoán, thuê mua hay đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng không đáng kể, mặc dù tình trạng thiếu vốn, nhất là thiếu vốn cho đầu tư trang thiết bị công nghệ, đang là tình trạng phổ biến.  Huy động vốn từ bạn bè, người thân. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng trên 20% cơ cấu vay vốn của doanh nghiệp và là một nguồn vốn an toàn, ít rủi ro nhưng nguồn vốn này khó đáp ứng được nhu cầu vốn lớn, khó phục vụ được các dự án lớn của doanh nghiệp mà thường chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt, cấp bách của doanh nghiệp và đôi khi các doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất cao hơn nhiều lần so với lãi suất chính thức.  Huy động vốn từ các nguồn khác. Vốn huy động từ các nguồn khác hiện nay của các DNNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ phổ biến nhất là tín dụng thương mại và vốn chiếm dụng (vốn ứng trước từ đối tác, vốn chưa thanh toán…) tuy nhiên tỷ trọng không cao, chỉ khoảng 3% cơ cấu nguồn vốn huy động của doanh nghiệp. Điều này cũng chứng tỏ một điều rằng, tín dụng thương mại hiện nay tại TP. Cần Thơ chưa phát triển, liên kết trong hệ thống DNNVV chưa cao, vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát huy hết vai trò của minh trong kết nối cũng như bảo lãnh doanh nghiệp.  Huy động vốn từ các nguồn vốn ưu đãi. Nguồn vốn ưu đãi là một trong các kênh huy động vốn của các DNNVV, các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước hiện nay được cung ứng cho các doanh nghiệp thông qua các Quỹ hay từ các chương trình hỗ trợ khác trong từng giai đoạn mà Nhà nước thực hiện. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này không nhiều, khảo sát cho thấy, chỉ hơn 7% doanh nghiệp được khảo sát cho biết là họ có tiếp cận được khoản vốn này, trong khi đó, 92,8% không thể tiếp cận được. Như vậy có thể thấy phần lớn các DNNVV Cần Thơ đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động cho sản xuất kinh doanh chủ yếu từ các NHTM và người thân, bạn bè, chính yếu tố này đang đặt các DNNVV Cần Thơ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong gia đoạn vừa qua khi các nguồn vốn này sụt giảm do suy giảm kinh tế cộng với chính sách thắt chặt tiền tệ trong điều tiết vĩ mô của Chính phủ. 2.8. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.8.1. Thuận lợi. Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương có tiềm năng về kinh tế và đang đà phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng hằng năm khoảng 14%, kéo theo sự phát triển của hệ thống tài chính, ngân hàng; Xu hướng đầu tư tích cực; Các chính sách phát triển thuận lợi; 2.8.2. Khó khăn, trở ngại. Phần lớn các DNNVV Cần Thơ đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết; Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay do lãi suất cao; Chưa đa dạng nguồn cung ứng vốn; 2.8.3. Nguyên nhân 2.8.3.1. Những nguyên nhân xuất phát từ doanh nghiệp  Vấn đề tài sản thế chấp, đây lại là rào càn khi tiếp cận nguồn vốn vay do đối với DNNVV tài sản thế chấp ít hoặc không minh bạch về pháp lý. Mặc dù Nhà nước đã có chủ trương cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể vay vốn theo hình thức tín chấp, tuy nhiên, hầu hết các DNNVV lại không thể vay vốn theo hình thức này vì chưa có có tổ chức đại diện đứng ra bảo lãnh.  Vấn đề xây dựng dự án vay vốn, các DNNVV rất yếu trong khâu thiết kế và chuẩn bị các dự án vay vốn ngân hàng.  Vấn đề thủ tục vay vốn, thủ tục phức tạp là một trong những nguyên nhân cơ bản mà các doanh nghiệp đề cập đến khi có nhu cầu tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng.  Vấn đề minh bạch tình hình tài chính, các ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp khi đi vay phải có trách nhiệm chứng minh tình hình tài chính, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại không đáp ứng được yêu cầu này dù thực tế là rất có hiệu quả.  Vấn đề thủ tục thẩm định tài sản, thủ tục thẩm định và cho vay của các ngân hàng rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, doanh nghiệp không nắm rõ các quy trình và thủ tục cho vay nên dễ bị thiếu sót trong khi làm thủ tục vay, kéo dài thời gian cấp vốn vay.  Vấn đề lãi suất, lãi suất vay vốn tăng cao (chủ yếu ở mức từ 17 - trên 20% trong giai đoạn 2008-2012) làm cản trở các doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Mặc dù từ giữa năm 2012 đến nay, lãi suất vay vốn đang được điều chỉnh theo hướng giảm dần, tuy nhiên, “nội lực” của doanh nghiệp qua một thời gian dài chống chọi với những biến động của suy giảm kinh tế đã “sa sút” nghiêm trọng. Do vậy, khả năng “hấp thu” nguồn vốn lãi suất thấp của thời điểm hiện nay là vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp.  Vấn đề thời hạn vốn vay, thời hạn cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn, tỷ trọng vay dài hạn thấp và cũng chỉ thường chỉ từ 2-3 năm. Đây là khoảng thời gian khá ngắn, chưa đủ cho các dự án hoàn vốn và có doanh thu, lợi nhuận ổn định để trả nợ vay. 2.8.3.2. Những nguyên nhân xuất phát từ nguồn cung ứng vốn  Thứ nhất, so với doanh nghiệp lớn, khả năng tài chính của DNNVV là rất yếu kém, dễ sụp đổ trước những biến động nhỏ trong kinh, trường hợp nếu doanh nghiệp lớn gặp rủi ro thì nhà nước có thể hỗ trợ, tái cấu trúc nợ… nhưng các DNNVV thì điều đó chưa được quan tâm nhiều, do đó, đối với nguồn cung ứng vốn, cho vay DNNVV tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các doanh nghiệp lớn.  Thứ hai, phải kể đến nguyên nhân xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng dành cho khu vực này cũng chưa được quan tâm đúng mức.  Thứ ba, các DNNVV thường được vay vốn từ các ngân hàng thương mại cổ phần nhiều hơn là từ ngân hàng ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, nguồn lực cho vay của các NHTMCP thường hạn chế hơn so với các NHTM nhà nước do quy mô vốn nhỏ hơn.  Thứ tư, bản thân các nhân viên tín dụng ngân hàng thường rất ngại rủi ro cũng như trách nhiệm trong quá trình cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.  Thứ năm, các DNNVV thường không hiểu rõ quy trình thẩm định cho vay của ngân hàng, cũng như các thủ tục, chứng từ vay vốn.  Thứ sáu, những vấn đề mang tính cá nhân của cán bộ quản lý ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm về vay vốn ngân hàng cho biết, mối quan hệ cá nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lần đầu đi vay ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. 2.8.3.3. Những nguyên nhân xuất phát từ môi trường kinh doanh  Chính sách của nhà nước, việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 theo hướng áp dụng chung cho tất cả các đối tượng có nhu cầu về vốn đang khiến các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn.  Thủ tục cho vay ưu đãi phức tạp và chưa minh bạch, nhiều vướng mắc đang cản trở khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi dành cho DNNVV, khiến chính sách ngày càng xa rời đối tượng thụ hưởng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Từ những phân tích trên cho thấy, mặc dù là lực lượng doanh nghiệp đông đảo nhất trong hệ thống doanh nghiệp của thành phố Cần Thơ, nhưng các DNNVV chưa thật sự lớn mạnh do thiếu vốn và khó tiếp cận các kênh vốn. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ cả hai phía: doanh nghiệp và nguồn cung ứng vốn. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, dù Nhà nước đã ban hành các chính sách hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp này phát triển, nhưng tình hình tiếp cận vốn từ những chính sách hỗ trợ của các DNNVV vẫn chưa được như kỳ vọng. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.4. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ Tạo điều kiện thuận lợi và triển khai các chính sách hỗ trợ cho hệ thống DNNVV trên địa bàn, giúp hệ thống doanh nghiệp này tiếp tục phát triển và phát triển bền vững với các mục tiêu cụ thể sau: đến năm 2015, hệ thống DNNVV thành phố Cần Thơ hướng đạt các chỉ tiêu: (1) Có thêm khoảng 4.000 DNNVV thành lập mới, tức trung bình khoảng 1.300 doanh nghiệp thành lập mới/năm; (2) Đầu tư của khu vực DNNVV chiếm 35% - 45% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; (3) Đóng góp từ 56% - 62% GDP toàn thành phố; (4) Đóng góp từ 30% tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố; (5) Khu vực DNNVV sẽ tạo ra khoảng 100.000 việc làm cho người lao động. 3.5. GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN DỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.5.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp 3.5.1.1. Lựa chọn mô hình và nâng cao năng lực hoạt động. Hạn chế trong năng lực hoạt động đã và đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế về nguồn vốn và khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho phát triển của các DNNVV. Chính vì vậy, để mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính DNNVV cần nâng cao năng lực hoạt động của mình với các giải pháp cụ thể sau: Cần nghiên cứu lựa chọn mô hình phù hợp. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp. Nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực. Đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại. Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống thông tin trong điều hành kinh doanh. 3.5.1.2. Nâng cao năng lực trong quản trị tài chính. Theo đánh giá chung, yếu tố then chốt trong việc quyết định khả năng DNVVN tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính có hiệu quả là năng lực quản trị tài chính nội bộ. 3.5.1.3. Nâng cao năng lực, khả năng và chủ động trong tiếp cận các nguồn lực tài chính. Bên cạnh việc nâng cao năng lực quản trị của bản thân doanh nghiệp nói chung và quản trị tài chính nói riêng thì bản thân việc nâng cao năng lực, kỹ năng của các DNVVN trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính đóng vai trò quan trọng, như: Đa dạng hóa các các nguồn lực tài chính. Nâng cao năng lực, kỹ năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Chủ động giới thiệu nhu cầu vốn đến với các nguồn cung ứng vốn. Tận dụng tối đa các cơ sở pháp lý cũng như các quy định hiện hành có liên quan để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp. 3.5.1.4. Năng cao năng lực lập, thẩm định các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh. Cần đánh giá xem xét cụ thể các yếu tố quan trọng sau: xác định cơ cấu vốn phù hợp phục vụ cho nhu cầu đặt ra. Nắm bắt đặc thù của các phương thức huy động vốn. Hiểu rõ tính chất của khoản vay. 3.5.2. Giải pháp đối với nguồn cung ứng vốn. Ngoài những vấn đề mà doanh nghiệp cần giải quyết như phần trên đã đề cập, các tổ chức tài chính cũng cần thực hiện các yêu cầu sau: 3.5.2.1. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Trong những năm trước mắt nguồn vốn cho phát triển DNNVV vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Để đáp ứng yếu cầu đó, hệ thống NHTM cần: Tích cực huy động vốn; Đa dạng hóa hình thức cung ứng vốn; Thiết kế các khoản tín dụng qui mô phù hợp cho loại hình DNNVV; Phát triển các giải pháp dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng “trọn gói”; Cải tiến thủ tục cho vay. Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ ngân hàng; Mở rộng mạng lưới hợp lý; Xây dựng chiến lược khách hàng kết hợp với thông tin tuyên truyền; Ứng dụng phương pháp tính điểm tín dụng trong cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.5.2.2. Đối với hoạt động cho thuê tài chính. Nâng cao năng lực cho các công ty cho thuê tài chính cần tập trung vào nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và tiềm lực tài chính. Bên cạnh đó việc xây dựng một hệ thống các qui định pháp lý đồng bộ liên quan tới hoạt động của các công ty cho thuê tài chính cũng cần được đẩy mạnh để các hoạt động cho thuê tài chính phát triển đúng với tiềm năng sẵn có. 3.5.2.3. Đồi với thị trường chứng khoán. Tại các nước phát triển, nhu cầu vốn trung dài hạn của nền kinh tế được tài trợ chủ yếu từ thị trường vốn trung và dài hạn như: cổ phiếu, trái phiếu, … Tuy nhiên, tại Việt Nam thời gian qua, TTCK đang trong tiến trình tái cấu trúc sau một thời gian tăng trưởng nóng, chính vì vậy, trong những năm trước mắt, cho đến 2015 thậm chí 2020 việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán để phát triển DNNVV là rất khó có thể thực hiện được. Tuy vậy, về lâu dài, cần phát triển TTCK để đảm nhận vai trò cung ứng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, giảm áp lực lên các kênh tài trợ khác. 3.5.2.4. Đối với nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đối với đa số các DNNVV tại Việt Nam việc tìm nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài cho phát triển kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện cấp vốn của quỹ. Trong khi đó, ở trong nước, mới chỉ có một số quỹ đầu tư hoạt động do vậy việc thành lập các quỹ đầu tư trong nước sẽ tạo sự cạnh tranh tốt giữa các quỹ đầu tư và mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn là điều cần thực hiện. 3.5.2.5. Đối với nguồn vốn từ các chính sách ưu đãi  Đối với Qũy bảo lãnh tín dụng, Chính phủ nên ban hành nghị định về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng thay thế Quyết định 193/2001/QĐ-TTg và 115/2004/QĐ-TTg để nâng cao hiệu lực văn bản đối với loại hình tổ chức tài chính mới mẻ này theo hướng mở rộng chức năng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Qũy bảo lãnh tín dụng nhằm đa dạng hóa các nghiệp vụ của Qũy, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong thực tế của các DNNVV.  Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV, triển khai thành lập Qũy phát triển Quốc gia đồng thời với việc thành lập các Qũy phát triển DNNVV các địa phương. Bên cạnh nguồn vốn bổ sung từ ngân sách và nguồn vốn ODA cho vay lại, Quỹ hỗ trợ cần có những giải pháp cụ thể để tăng nguồn vốn huy động cho quỹ nhất là nguồn vay từ quỹ BHXH, nguồn tài trợ từ các chương trình phát triển nước ngoài…  Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, cần mở rộng quy mô Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho nhiều đối tượng, nhiều ngành nghề chứ không chỉ là giải pháp tình thế tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu. 3.5.2.6. Giải pháp đối với các tổ chức hiệp hội. Trong những năm gần đây, các Tổ chức hiệp hội doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ đã tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên thuận lợi hơn trong tiếp cận nguồn vốn. 3.6. KIẾN NGHỊ 3.6.1. Đối với nhà nước 3.6.1.1. Thành lập tổ chức tài chính chuyên doanh cho DNNVV 3.6.1.2. Xây dựng các chương trình, dự án cho vay tới các DNNVV Bên cạnh việc thiết lập ngân hàng chuyên phục vụ các DNVVN thì một giải pháp khác là xây dựng các chương trình, dự án cho vay tới các DNVVN. Hiện nay tại Việt nam có thể kể đến một số chương trình - dự án lớn, bao gồm: Dự án tín dụng nông thôn do WB tài trợ thông quan ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam và hệ thống các ngân hàng cổ phần. Dự án cho vay tới các DNVVN nông thôn; Dự án tài trợ DNVVN vốn vay ODA Nhật Bản thông qua JBIC; Quỹ phát triển DNVVN do EU tài trợ. 3.6.1.3. Hoàn thiện chính sách thuế Các chính sách thuế phải phù hợp với điều kiện đặc thù của DNNVV và cần dành những ưu đãi để khuyến khích các chủ thể kinh tế hướng theo mục tiêu mà Nhà nước dự định. Những ưu đãi về thuế phải nhằm vào những ngành nghề nằm trong danh mục các ngành được khuyến khích phát triển. 3.6.2. Đối với chính quyền thành phố Cần Thơ 3.6.2.1. Đổi mới và hoàn thiện thể chế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các thể chế bao gồm: thể chế về đầu tư; thể chế về đất đai; thể chế về vốn; thể chế về công nghệ; thể chế về thuế. 3.6.2.2. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn vốn. Để hỗ trợ các doanh nghiệp này cần đẩy nhanh việc pháp lý hóa các tài sản của doanh nghiệp. Sớm hình thành quỹ đầu tư vốn hoặc đầu tư mạo hiểm của Thành. Trước mắt, đề nghị tập trung vào các vấn đề sau: Sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 56/2009- NĐ-CP. Triển khai mô hình cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp. Rà xét, đánh giá để có biện pháp mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Có biện pháp khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng và thực hiện các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cho DNNVV. Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp; tư vấn, hướng dẫn cho đối tượng này xây dựng kế hoạch kinh doanh và dự án vay vốn từ các ngân hàng. 3.6.2.3. Đẩy nhanh các chương trình, dự án trợ giúp DNNVV của thành phố Cần Thơ 3.6.2.4. Hình thành các công ty tư vấn đánh giá xếp hạng độ tín dụng của địa phương. Đây được xem là cơ sở để các tổ chức tín dụng phát hiện sớm các khách hàng có dấu hiệu rủi ro và tính khả thi của dự án. Các công ty này sẽ hoạt động độc lập với các tổ chức tính dụng. 3.6.2.5. Thúc đẩy hoạt động của thị trường cho thuê tài chính. Tổ chức tuyên truyền cho các doanh nghiệp về lợi ích của loại hình tài chính này, xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động cho thuê tài chính theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để cho các công ty cho thuê tài chính được triển khai nhiều hoạt động cho thuê tài chính khác nhau trên địa bàn Thành phố và đảm bảo sự thuận lợi, dễ dàng cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn tài chính này tại địa phương. 3.6.2.6. Đơn giản hoá thủ tục thuê đất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thành phố cần đẩy mạnh việc quy hoạch các khu công nghiệp tập trung cho các DNNVV. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương 3, nghiên cứu đã xác định rõ mục tiêu và lộ trình phát triển hệ thống DNNVV của thành phố Cần Thơ. Từ nghiên cứu thực tiễn trong chương 2, tổng hợp những những hạn chế, tồn tại về nguồn vốn liên quan đến các chủ thể, mà trong quá trình phát triển các DNNVV cần phải giải quyết. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cần phải thực hiện cho từng nhóm chủ thể bao gồm: bản thân doanh nghiệp, hệ thống cung ứng nguồn vốn, các tổ chức hiệp hội cũng như đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước, Chính quyền địa phương nhằm giải quyết những hạn chế, tồn tại liên quan đến nguồn vốn cho phát triển các DNVVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. KẾT LUẬN Là hệ thống doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội của thành phố Cần Thơ, góp phần vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quá trình phát triển của các DNNVV của thành phố Cần Thơ gặp nhiều trở ngại do những khó khăn về nguồn vốn. Luận án đã nghiên cứu, đánh giá về nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã bắt đầu từ việc hệ thống và tổng kết những vấn đề lý luận chung về nguồn vốn của DNNVV . Trên cơ sở lý luận đó, luận án đã tập trung phân tích thực trạng về nguồn vốn, qua đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ phát triển phù hợp với kế hoạch, mục tiêu trong chiến lược phát triển của thành phố Cần Thơ. Cụ thể bao gồm các nội dung sau: Tổng hợp kinh nghiệm hỗ trợ tài chính cho phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan…, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệp cho thực tiễn đối với DNNVV Việt Nam. Đánh giá thực trạng nguồn vốn và tiếp cận vốn của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Thông qua các dữ liệu thống kê và kết quả khảo sát nghiên cứu đã đánh giá cụ thể về thực trạng về nguồn vốn, tiếp cận nguồn vốn, những thuận lợi và khó khăn về nguồn vốn và tiếp cận nguồn vốn cũng như những nguyên nhân của tình trang này, các chủ trương, chính sách có liên quan đến nguồn vốn đối với DNNVV. Đây là những cơ sở thực tiễn, kết hợp với những lý luận đã khái quát, làm nền tảng cho các đề xuất trong chương 3 về tiếp cận nguồn vốn cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong quá trình phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn là tình trạng phổ biến tại các DNNVV và đây cũng là nguyên nhân chính làm giảm năng lực hoạt động cũng như quá trình phát triển hệ thống doanh nghiệp này trong thời giới tới. Lý do của tình trạng này xuất phát từ nhiều phía, bao gồm: những hạn chế, yếu kém của doanh nghiệp, những bất cập trong hoạt động của các tổ chức tài chính (nguồn cung ứng vốn) cũng như việc thực thi chính sách hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và những nguyên nhân liên quan đến nguồn vốn cho phát triển hệ thống DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp cụ thể đối doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, Nhà nước và Chính quyền địa phương nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với nguồn vốn cho phát triển các DNNVV trong tiến trình phát triển. Phát triển hệ thống các DNNVV tại thành phố Cần Thơ là một mục tiêu trọng tâm của thành phố Cần Thơ nhằm phát huy mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đứng trước những biến động kinh tế, đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt. Chỉ bằng sự nỗ lực đơn lẻ của chính doanh nghiệp thì khó có thể thành công mà cần có sự hỗ trợ tích cực nhiều chủ thể, quan đó khắc phục những hạn chế, tồn tại, tạo điều kiện thuận lợi, rõ ràng và minh bạch về nguồn vốn nhằm khuyến khích các DNNVV phát triển. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1) Nguyễn Thế Bính, (2013), Năng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Cần Thơ, số ISSN 1859-025X, số tháng 1 (43)/2013, tr 17-20; 2) Nguyễn Thế Bính, (2012), Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho nhu cầu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số ISSN 1859-3690 số 09, tr 21- 25; 3) Nguyễn Thế Bính, (2013), Tái cơ cấu để phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số ISSN 1859-3690, số 13, tr 23-28; 4) Nguyễn Thế Bính, (2011), Nâng cao hiệu quả đầu tư công của Việt Nam – Thực trạng và những chính sách, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số ISSN 1859- 3690, số 06, tr 27-32; 5) Nguyễn Thế Bính, (2009), Cơ hội và thách thực đối với hàng nông sản trong lộ trình hội nhập WTO, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số ISSN 1859-0012 số 116, tr 14- 17; 6) Nguyễn Thế Bính, (9/2012), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và hậu khủng hoảng kinh tế thế giới”, Kỷ yếu HTKH: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giúp hệ thống DNNVV thành phố Cần Thơ vượt qua khủng hoảng, do Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ và Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức tại TP. Cần Thơ; 7) Nguyễn Thế Bính, (6/2012), Tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV, Kỷ yếu HTKH: Năng lực cung ứng vốn của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, do trường đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức tại TP.HCM; 8) Nguyễn Thế Bính, (12/2011), Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn - giải pháp căn bản giúp phát triển DNNVV, Kỷ yếu HTKH: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt quan khủng hoảng, do trường đại học Tôn Đức Thắng tổ chức tại TP.HCM; 9) Nguyễn Thế Bính, (8/2012), Những vấn đề đặt ra trong tiến trình tái cấu trúc để phát triển bền vững hệ thống NHTM Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước, Tạp chí Ngân hàng và đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức tại TP.HCM, NXB Hồng Đức; 10)Nguyễn Thế Bính, (12/2011), Hợp tác, liên kết để phát triển trong hội nhập tiếp cận tư chuỗi giá trị toàn cầu, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Hội nhập - Hợp tác và cạnh tranh do Đại học Thương mại tổ chức tại TP.HCM, NXB Thống Kê; 11)Nguyễn Thế Bính, (2010), Một số vấn đề đặt ra trong chiến lược hướng về thị trường nội địa, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thị trường nội địa, tiềm năng và chính sách phát triển, do trường đại học Tôn Đức Thắng tổ chức tại TP.HCM, NXB Trẻ TP.HCM; 12)Nguyễn Thế Bính, (12/2007), Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề phát sinh trong một số lĩnh vực sau khi gia nhập WTO của Trung Quốc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp tỉnh Phú Yên sau khi Việt Nam gia nhập WTO do trường đại học Marketing đã phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên tổ chức tại Phú Yên, NXB Tài Chính; 13)Nguyễn Thế Bính (Chủ nhiệm) Đề tài cấp Cơ sở (ĐH Ngân hàng TP.HCM), Đánh giá khả năng đáp ứng vốn của các NHTM cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh, Nghiệm thu năm 2011, Loại Xuất sắc. 14)Nguyễn Thế Bính (Thư ký khoa học), Đề tài cấp Thành phố (TP.Cần Thơ), Nghiên cứu lộ trình và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV thành phố Cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Nghiệm thu năm 2013, loại Xuất sắc; 15)Nguyễn Thế Bính (Thành viên), Đề tài cấp Cơ sở (ĐHNH), Giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đồng Tháp, Nghiệm thu năm 2012, Loại Khá; 16)Nguyễn Thế Bính (Thư ký khoa học) Đề tài cấp Thành phố phố (TP.Hồ Chí Minh), Đánh giá năng lực cung ứng vốn của các ngân hàng thương mại cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Nghiệm thu năm 2012, Loại Khá. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BẢNG THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: “Nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ” Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thế Bính - Khóa: 15 Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.,TS Đoàn Thanh Hà Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Ngô Gia Lưu Đề tài nghiên cứu của luận án được thực hiện trong bối cảnh hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển do thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn, sẽ có ý nghĩa qua trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn, đó là:  Về lý luận, góp phần làm rõ vị trí, vai trò của hệ thống DNNVV trong nền kinh tế hiện nay. Đặc điểm và những nhân tố tác động đến nguồn vốn của các DNNVV. Các nguồn cung ứng vốn mà hệ thống doanh nghiệp này có thể tiếp cận. Sự cần thiết phải có những chính sách hỗ trợ phù hợp cho đối tượng doanh nghiệp này trong quá trình phát triển.  Về thực tiễn, từ việc đánh giá được quy mô, cơ cấu và nhu cầu nguồn vốn đối với từng nhóm ngành nghề, quy mô, loại hình doanh nghiệp trong hệ thống các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Những hạn chế, trở ngại dẫn đến tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn cũng như những nguyên nhân của nó, qua đó xác định những vấn đề cần giải quyết để mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Từ đó, gợi mở cho các địa phương khác cũng như trong phạm vi cả nước. Những đóng góp mới của luận án:  Thứ nhất, phân tích đầy đủ, khoa học thực trạng nguồn vốn và tiếp cận các nguồn vốn cho từng nhóm đối tượng theo quy mô, ngành nghề và khu vực kinh tế tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ;  Thứ hai, đánh giá những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ nhiều phương diện như: từ doanh nghiệp, nguồn cung ứng vốn, môi trường kinh tế và chính sách của Nhà nước;  Thứ ba, để mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn đối với các DNNVV cần có một hệ thống giải pháp toàn diện, khả thi, trong đó: Doanh nghiệp cần chủ động hơn về nguồn vốn của mình thông qua cấu trúc lại hoạt động; cải thiện năng lực tiếp cận và đa dạng các nguồn lực tài chính. Các tổ chức tài chính, cần nâng cao khả năng cung ứng và đa dạng hóa hình thức cung ứng vốn phù hợp với đặc điểm của DNVVV. Nhà nước và các tổ chức xã hội khác cần tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng và minh bạch trong các chính sách liên quan đến nguồn vốn đối với DNNVV, bên cạnh cải thiện môi trường kinh doanh. Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh PGS.,TS Đoàn Thanh Hà TS. Ngô Gia Lưu Nguyễn Thế Bính THE MINISTRY OF EDUCATION TRAINING THE STATE BANK OF VIETNAM BANKING UNIVERSITY OF HOCHIMINH CITY SUMMARY OF RESEACH PROPOSAL Research Proposal: “Financial resources for small and medium- sized enterprise in the province of Can Tho city” Research field: Banking and Finance Code: 62.34.02.01 Postgraduate Student: Nguyen The Binh - Course: 15th Science Instructor: Associate Prof., Dr: Doan Thanh Ha Dr. Ngo Gia Luu The research is conducted in the context that the development of small and medium-sized enterprises (SMEs) encounters difficulties due to limited access to financial resources. Thus this research will be of significance to both theory and practice:  Theoretical frameworks: This research is to clarify the role of SMEs in Vietnam’s economics development; identify factors affecting SMEs’ financial resources and the financial resources that SMEs can access to; thus this research proposes policy to support the SMEs for national economics development.  Policy recommendations: from assessment of financial resources for each industry (type and size of business) in SMEs in Can Tho, this research will determine obstacles to access to financial resources, thus giving recommendation for Can Tho and nationwide in addressing the issues. Contributions of the research:  Firstly, giving full analytical and scientific assessment of the financial resources available to SMEs and causes of limited access to financial resources to each industry in SMEs according to SMEs’ size, industry and market.  Secondly, evaluating financial resources and limited access to financial resources available to SMEs in the province of Can Tho city from different perspectives of businesses, economics and policies of the State;  Lastly, improving access to financial resources requires a comprehensive solutions and the feasibility of solutions, in which enterprises have to be proactive in conducting financial reform to improve its access to financial resources. Financial institutions have to improve the availability and diversity of financial resources in which the efficiency of finance allocation for each industry in SMEs should be enhanced accordingly. State and other social organizations have to facilitate favorable conditions and transparent policies to support SMEs, besides improving the business environment. Science Instructor Postgraduate Student Ass Prof., Dr: Doan Thanh Ha Dr. Ngo Gia Luu Nguyen The Binh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_the_binh_nguon_von_cho_phat_trien_dnnvv_tren_dia_ban_tp_can_tho_7343.pdf
Luận văn liên quan