Nguy cơ bùng nổ chiến tranh tiền tệ giai đoạn hiện nay

Theo nghiên cứu, cuộc chiến tiền tệ giai đoạn hiện nay được châm ngòi từ ba nhân tố. Thứ nhất là việc Trung Quốc không sẵn lòng để cho Nhân dân tệ tăng giá nhanh hơn, khiến cho Chính phủ các nước Mỹ và châu Âu phải lên tiếng chỉ trích về việc định giá thấp đồng Nhân dân tệ. Trên thực tế, việc định giá thấp này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế phương Tây mà cả các nền kinh tế mới nổi, nhất là những nước thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi. Đề tài Nhân dân tệ trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết tại Quốc hội Mỹ và buộc Hạ viện nước này phải thông qua một dự luật cho phép các công ty trong nước được hưởng quyền bảo hộ trong quan hệ mậu dịch với các nước định giá tiền tệ thấp, nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Thứ hai là chính sách tiền tệ của các nước phát triển, đặc biệt là triển vọng các Ngân hàng Trung ương có thể sớm tái khởi động việc in tiền để mua trái phiếu chính phủ. Đôla Mỹ giảm giá đáng kể do thị trường tài chính đặt nhiều kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng cường hành động và đưa ra nhiều biện pháp cấp bách hơn đối với nền kinh tế nước này. Trong khi đó, đồng Euro lại tăng giá do giới chức Ngân hàng Trung ương Châu Âu chần chừ trong việc bơm tiền. Ngược lại, theo quan điểm của Trung Quốc, cũng như nhiều nền kinh tế mới nổi khác, chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ tạo thặng dư tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu vì nó kích thích giới đầu tư đổ vốn nhiều hơn vào các nền kinh tế mới nổi nhằm thỏa mãn tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao.

pdf33 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguy cơ bùng nổ chiến tranh tiền tệ giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định chế tài chính có số vốn khổng lồ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư bằng cách vay ngân hàng hay sử dụng vốn tự có. Khi họ nhận thấy đồng tiền mà họ đang nắm giữ đứng trước nguy cơ mất giá, tài sản (bất động sản, chứng khoán) định danh bằng đồng tiền đó cũng có số phận tương tự thì cho dù không ai muốn tham gia tấn công nhưng vô hình chung đã tạo ra làn sóng dữ dội bán tháo đồng tiền và tài sản đó để giảm lỗ. Trong số các nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi thị trường với tâm lý tổn thất càng ít càng tốt, không chỉ có nhà đầu tư nước ngoài mà còn có cả nhà đầu tư trong nước 9 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY nếu lòng tin của họ với đồng tiền nội địa hay với Ngân hàng Trung ương/quốc gia không còn nữa. Để tránh cho đồng tiền của quốc gia mình mất giá nặng nề (có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính nghiêm trọng), Ngân hàng Trung ương sẽ dùng những biện pháp can thiệp trực tiếp, gián tiếp để ngăn chặn cuộc tấn công này. Biện pháp đầu tiên mà các Ngân hàng Trung ương sử dụng là bán ngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại hối và thu nội tệ vào. Điều này khiến cho lượng cung ngoại tệ tăng và cung nội tệ cũng giảm làm giảm áp lực lên tỷ giá. Việc giảm quỹ dự trữ ngoại hối có thể được bù đắp thêm bằng cách đi vay trên thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó có thể can thiệp bằng hợp đồng kỳ hạn đối ứng. Ngân hàng Trung ương có thể là một khách hàng trên thị trường kỳ hạn. Nếu tác động mua kỳ hạn nội tệ của Ngân hàng Trung ương ngang bằng với tác động bán kỳ hạn thì can thiệp bằng hợp đồng kỳ hạn đã có thể hấp thụ việc bán nội tệ giao ngay. Do đó, không cần thiết can thiệp trên thị trường giao ngay cũng như can thiệp vào cơ sở tiền tệ. Nếu các quốc gia không muốn ảnh hưởng lớn đến quỹ dự trữ ngoại hối, cũng có thể sử dụng một cách khác là tăng lãi suất. Mục tiêu của hành động này là ép chặt khả năng tham gia của các nhà đầu cơ bán khống, bằng cách làm tăng chi phí các khoản vay của các nhà đầu cơ. Nếu các nhà đầu cơ tham gia thì lợi nhuận của họ sẽ thu hẹp lại. Ngoài ra, sự gia tăng lãi suất còn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước, đẩy nhu cầu đồng nội tệ tăng lên. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất này nếu duy trì trong thời gian dài có thể dẫn đến ảnh hưởng về gánh nặng lãi suất cho các bộ phận khác của nền kinh tế do lãi suất quá cao làm cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể vay vốn sản xuất, đầu tư, còn người tiêu dùng không thể vay để mua sắm hàng hóa. Để tránh tình trạng trên, chính phủ có thể xây dựng hệ thống cho vay hai lớp. Những chu chuyển tiền tệ liên quan đến hoạt động giao thương, đầu tư dài hạn, đầu tư vào cổ phiếu thì được tránh khỏi giới hạn về tín dụng. Các định chế trung gian sẽ bị cấm cho vay đối với các nhà đầu cơ. Nếu các quỹ đầu cơ thực hiện bán khống chứng khoán trên thị trường chứng khoán thì Ngân hàng Trung ương có thể mua chứng khoán vào để tránh cho thị trường chứng khoán bị sụt giảm, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ đồng nội tệ của Ngân hàng Trung ương. 10 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.3 Cách thức tiến hành chiến tranh tiền tệ: Thứ nhất, bằng cách thông qua tỷ giá của đồng tiền trong nước so với đồng tiền của các đối thủ. Thông qua việc sử dụng các biện pháp điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Trung ương, các nước tham gia chiến tranh tiền tệ cố tình hạ thấp giá trị thực của đồng tiền quốc gia, đánh giá thấp đồng nội tệ nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu và sản xuất trong nước hay can thiệp vào tỷ giá để làm giảm (hoặc tăng) giá trị của các khoản nợ (hoặc khoản cho nước ngoài vay). Các quốc gia có thể phá giá đồng nội tệ theo một số cách sau: In tiền: in tiền càng nhiều càng dẫn đến lạm phát và hệ quả là đồng nội tệ mất giá; Mua tài sản (Quantitative easing, viết tắt là QE): là dạng chính sách tiền tệ được đưa ra bởi Ngân hàng Trung ương thông qua việc mua tài sản (thường là mua trái phiếu Chính Phủ) từ các ngân hàng và các tổ chức khác. QE thường được xem là công cụ in tiền nên gây ra lạm phát và sự mất giá của đồng nội tệ; Hạ lãi suất: Lãi suất thấp so với các nước khác thì không hấp dẫn các nhà đầu tư nắm giữ tài sản và theo đó có ít nhu cầu nắm giữ đồng tiền nước đó, thế nên đồng tiền nước đó bị mất giá; Mua nợ của nước khác: việc mua nợ nước khác làm tăng nhu cầu đồng tiền nước đó, dẫn đến sự tăng giá đồng tiền nước đó so với đồng nội tệ; Cố định đồng tiền (mua đồng tiền của nước khác): các quốc gia cố định tỷ giá tại một mức xác định hay trong một biên độ bằng việc bán đồng nội tệ và mua đồng ngoại tệ; Quản lý dòng vốn: giới hạn dòng vốn đầu tư của nước ngoài ra vào nền kinh tế bằng các biện pháp như thuế, thủ tục, giới hạn số lượng. 11 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nhìn chung, hầu hết thời điểm phá giá tiền tệ của các quốc gia đều không giống nhau và sau mỗi lần phá giá thì đa số các quốc gia đều thành công vì đồng tiền nước mình đã yếu đi phần nào so với thời điểm trước khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, chỉ trừ một số đồng tiền mạnh như đồng EUR, đồng Bảng Anh GPB. Cụ thể, ta thấy trong năm 2013, Nhật Bản đã phá giá đồng Yên và chấp nhận lạm phát 2% so với mục tiêu bằng hình thức mua tài sản, mà cụ thể ở đây là Nhật Bản đã mua trái phiếu Chính Phủ từ ngân hàng và một số tổ chức khác để tung thêm đồng Yên Nhật ra thị trường. Từ đó làm đồng Yên mất giá và lạm phát tăng cao. Trước đó, tức là trước thời điểm 12 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY năm 2011, Nhật Bản đang hứng chịu tai họa kép là sóng thần – hạt nhân vào tháng 3/2011 làm cho đồng Yên tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1945 với tỷ giá USD/JPY đạt 76,29. Đứng trước tình hình đó, nên nhóm G7 đã có những biện pháp can thiệp trực tiếp để kéo giá đồng Yên xuống thấp trở lại và tỷ giá USD/JPY đạt khoảng trên 80. Tuy nhiên sự can thiệp chỉ tồn tại ngắn ngủi khi các thị trường tài chính thất bại trong việc ngăn chặn sự tăng giá của đồng Yên. Cùng thời gian đó, khủng hoảng nợ công Châu Âu và Mỹ đã làm cho các quỹ đầu tư xem Yên Nhật là nơi trú ngụ an toàn nên đã vô tình làm cho đồng Yên lại tăng giá mạnh trở lại. Kế đến là đồng Franc Thụy Sĩ, ở thời điểm tháng 7/2011, để phá giá đồng tiền nước mình thì Thụy Sĩ đã sử dụng hai biện pháp đồng thời đó là tăng cung tiền và hạ lãi suất đến 0%. Và sau đó, khoảng đến tháng 9/2011 thì Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ thông báo sẽ thông qua tỷ giá quy đổi tối thiểu là 1,2Franc/1EUR cộng với việc Thụy Sĩ sẵn sàng mua lại ngoại tệ với khối lượng lớn nhằm bảo vệ đồng nội tệ và cái đích cuối cùng là bảo vệ ngành xuất khẩu chủ lực của quốc gia này. Thụy Sỹ đã thu được kết quả như mong đợi, đó là đồng Franc đã giảm giá đáng kể so với thời điểm trước đó. Khi nhắc đến tiền tệ thì chúng ta không thể bỏ qua một đồng tiền mà thế giới đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây, đó là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Trước thời điểm năm 2010, Trung Quốc thực hiện chế độ neo tỷ giá vào đôla Mỹ và phá giá Nhân dân tệ một cách mạnh mẽ để phục vụ cho lĩnh vựt xuất khẩu. Sau thời gian đó, với sự lên tiếng của thế giới mà chủ yếu là của Mỹ, cùng với việc phá bỏ chế độ neo tỷ giá vào đồng đôla Mỹ, Trung Quốc cho phép biên độ dao động của đồng Nhân dân tệ so với đôla Mỹ là 1%, nên trong năm 2013 đồng Nhân dân tệ đã tăng 2,6% và trở thành đồng tiền có mức tăng giá mạnh nhất ở Châu Á, với tỷ giá USD/CNY là 6,0723. Tính từ thời điểm năm 2005 cho đến cuối năm 2013 thì đồng nhân dân tệ đã tăng 36%. 13 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nhìn vào hình vẽ ta thấy, điểm mốc là năm 2008 - thời điểm diễn ra khủng hoảng kinh tế thế giới, cho đến tháng 7/2008 thì hầu hết là đồng tiền của tất cả các nước đều mạnh hơn trước đó. Tuy nhiên sau tháng 7/2008 thì đã có sự phân rẽ thành hai nhánh dưới tác động của khủng hoảng. Các đồng tiền mạnh trước đây như EUR, bảng Anh thì đã trở nên yếu hơn so với trước khủng hoảng. Còn đồng Yên Nhật thì trở nên mạnh hơn cùng với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Việc phá giá đồng nội tệ có một số ưu điểm như kích thích xuất khẩu, đồng tiền yếu đi làm hàng hóa xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với các nước khác, xuất khẩu tăng dẫn đến tăng trưởng kinh tế; Tạo việc làm: xuất khẩu mạnh kích thích thuê công nhân nhiều hơn và theo đó gia tăng tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên hành động phá giá nội tệ cũng có một số tác động ngược như gây ra lạm phát nếu tác động đến cung tiền, đồng tiền yếu đi làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, có nguy cơ dẫn đến lạm phát trong tương lai, đặc biệt đối với các quốc gia xuất khẩu có tỷ trọng đầu vào nhập khẩu ở mức cao; Chi phí trực tiếp: một vài phương pháp hướng tới sự phá giá đồng tiền có thể gây chi phí trực tiếp lớn ví dụ như một nước A sử dụng dự trữ ngoại hối để mua trái phiếu nước B với lãi suất thấp và bán trái phiếu nội tệ với lãi suất cao, điều này hàm ý nước A phải trả nhiều hơn so với thu nhập mà họ nhận được từ trái phiếu B. Và hành động đó sẽ không có gì đảm bảo rằng đồng nội tệ nước A sẽ bị giảm giá. 14 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguy hiểm nhất của việc phá giá tiền tệ chính là sự trả đũa, vì các quốc gia khác có thể phản ứng lại hành động phá giá đồng tiền bằng việc phá giá chính đồng tiền nước họ, và nếu những công cụ quản lý dòng vốn và thuế được dùng thì điều này sẽ dẫn đến chiến tranh tiền tệ. Thứ hai là thông qua hoạt động đầu tư quốc tế các quốc gia có tiềm lực kinh tế tài chính mạnh sẵn sàng rót một lượng lớn vốn ngoại tệ vào một quốc gia khác tạo nên bong bóng kinh tế và rồi chính các nhà đầu tư này sau một thời gian lại rút sạch tiền của mình về nước, sự tháo chạy đột ngột của dòng ngoại tệ này gây ra một cú sốc lên đồng nội tệ làm cho Ngân hàng Trung ương không thể kiểm soát chính sách tiền tệ. Và một lượng lớn tài sản quốc gia chảy ra ngoài vào túi các nhà đầu cơ ngoại quốc. Hành động này biểu hiện như một cuộc tấn công tiền tệ. 1.4 Nguyên nhân của chiến tranh tiền tệ: Nguyên nhân của chiến tranh tiền tệ trực tiếp xuất phát từ lợi ích kinh tế của các quốc gia, không một quốc gia nào muốn lợi của mình giảm đi trong lát cắt của miếng bánh kinh tế. Nên một khi quốc gia nào đó có động thái nhằm tăng lợi ích kinh tế của mình tức là sẽ có một phần lợi ích kinh tế của quốc gia khác đang bị giảm đi. Và tất nhiên để bảo vệ lợi ích của mình các quốc gia khác sẽ có những động thái phản ứng lại và nếu điều đó xảy ra thì một cuộc chiến tranh tiền tệ sẽ bùng nổ. Bên cạnh đó, nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến này có thể chính là lợi ích kinh tế và tham vọng của các ông trùm tài chính, muốn dùng tiềm lực tài chính của mình và uy thế chính trị của quốc gia trên trường quốc tế can thiệp vào nền kinh tế của các quốc gia khác nhằm làm suy yếu nền kinh tế - chính trị của các nước đo và bắt đầu chi phối về mọi mặt thông qua các quan hệ kinh tế tài chính quốc tế. 1.5 Tác động của chiến tranh tiền tệ tới nền kinh tế thế giới: Đối với vấn đề các quốc gia thao túng đồng nội tệ: một khi có quốc gia nào đó thao túng đồng nội tệ vì lợi ích của mình mà phớt lờ đi áp lực chính trị từ các nước là đối tác thương mại thì ắt các nước khác cũng chạy đua theo nước đã khơi mào cho cuộc chiến. Sự bất phân thắng bại này sẽ làm cho các bên liên tiếp đưa ra các biện pháp đối phó nhằm bảo 15 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY hộ cho sản xuất trong nước - các hàng rào thương mại, thuế quan sẽ từng bước hình thành. Và từ đó thương mại toàn cầu sẽ suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững của kinh tế thế giới. Về lâu dài thì chính sách đồng nội tệ yếu sẽ khiến cho các nước đua nhau sản xuất để xuất khẩu trong khi cầu thế giới lại không tăng kịp so với cung, từ đó có thể xảy ra khủng hoảng thừa (tương tự như năm 1939 dẫn tới chiến tranh thế giới lần thứ 2). Các nước lớn lao vào cuộc chiến này sẽ làm các hàng hóa của nước vốn dĩ có đồng tiền yếu và trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao (như các quốc gia đang phát triển ở châu Á, châu Phi..) càng ít cạnh tranh hơn khi xuất sang các nước khác, làm cho xuất khẩu giảm. Thêm vào đó là sự rẻ đi tương đối của hàng hóa ngoại càng làm cho tình hình các quốc gia này xấu hơn. Cuối cùng, điều này có thể khiến các nước kém phát triển và đang phát triển bị suy yếu về kinh tế, và một khi các nước này cũng áp dụng chính sách bảo hộ thương mại thì kinh tế thế giới càng tồi tệ hơn. Hơn thế nữa, khi một đồng tiền giảm giá sẽ sảy ra hiệu ứng domino, làm cho những đồng tiền khác tăng giá một cách không mong muốn và theo sau nó là một loạt các hệ lụy khác. Hiện nay nguy cơ bùng nổ chiến tranh tiền tệ đang được chú ý là cuộc chiến chưa có hồi kết giữa Trung Quốc và Mỹ quanh vấn đề tỷ giá USD/CNY. Đối với vấn đề đầu tư quốc tế, khi các luồng vốn đầu tư vào một quốc gia bị rút đi đột ngột sẽ tạo nên một cú sốc nặng với nền kinh tế và ảnh hưởng của nó lan tỏa tới các quốc gia lân cận có điều kiện tương đương; đồng thời làm cho chính việc kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Trung ương không còn tác dụng kịp thời. Đồng nội tệ sẽ mất giá trầm trọng và khoản nợ nước ngoài của các quốc gia này sẽ tăng cao chóng mặt gây ra nguy cơ vỡ nợ của các quốc gia. Những nền kinh tế mới nổi sẽ phải tiếp nhận một lượng tiền khổng lồ từ các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào từ chính sách nới lỏng định lượng (in thêm tiền vào lưu thông) của các quốc gia đó. Điều này có thể tạo nên tình trạng bong bóng tài sản, và gây áp lực tăng giá đông nội tệ của các nước có luồng tiền đầu tư vào. 16 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHƢƠNG II : LỊCH SỬ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ VÀ CÁC BÀI HỌC 2.1 Cuộc tấn công tiền tệ vào nền kinh tế Nhật Bản những năm 1985: Nguyên nhân: Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, vị trí chủ nợ quốc tế của Anh đã mất về tay Mỹ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của các quốc gia Đông Á không ngừng lớn mạnh trong đó nổi bật nhất là Nhật Bản. Sự thuần thục trong kỹ thuật chế tạo mạch điện và chíp máy tính trừ máy xử lý trung tâm, ưu thế của việc sáng chế các robot công nghiệp phục vụ sản xuất cũng như sức lao động giá rẻ đã giúp Nhật Bản nâng cao vị thế cạnh tranh trước các cường quốc như Mỹ, Anh,…về các hàng hóa công nghiệp như: ô tô, các sản phẩm điện tử khác. Khi các sản phẩm của người Nhật dần dần chiếm lĩnh thị trường Âu – Mỹ thì sự bất an của các nhà tài phiệt ở Anh và Mỹ càng dâng cao. Ngoài ra, việc thực hiện chính sách lãi suất cao ở Anh và Mỹ vào đầu những năm 80 nhằm củng cố niềm tin vào đồng đô la cũng như hạ gục một loạt các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi và Châu Mỹ Latin đã gây ảnh hưởng lớn đến nền công nghiệp Mỹ, tạo điều kiện cho các sản phẩm Nhật chiếm lĩnh thị trường Mỹ mạnh mẽ hơn. Đứng trước nguy cơ phát triển bùng nổ của nền công nghiệp Nhật Bản với các công ty lớn như Sony, Toshiba, Hitachi được xem là có khả năng mua lại IBM và Intel lúc bấy giờ, các nhà tài phiệt quốc tế đầu tư vào thị trường Âu – Mỹ đã lên kế hoạch làm sụp đổ nền tài chính Nhật, loại bỏ mối đe dọa đến sự giàu có của các quốc gia này. Cách thức thực hiện: Tháng 09/1985: Nhật Bản chịu sức ép từ Mỹ nên phải cùng ký kết “Thỏa thuận Plaza” gồm 5 nước: Mỹ, Anh, Nhật, Đức và Pháp với mục đích là để đồng Đô la Mỹ mất giá một cách “có kiểm soát” so với các loại tiền tệ chủ yếu khác. Sau thỏa thuận này, tỉ giá đồng Yên Nhật từ 250 yên đổi 1 Đô la Mỹ đã tăng lên mức 149 yên đổi 1 Đô la Mỹ. Tháng 10/1987: khi thị trường cổ phiếu New York suy sụp, một lần nữa trước sức ép và hứa hẹn từ Mỹ, ngân hàng Nhật Bản tiếp tục hạ lãi suất xuống còn 2.5%. Như vậy, lãi suất ở Mỹ cao hơn ở Nhật đã tạo sức hút nguồn vốn từ thị trường chứng khoán Tokyo chảy ngược về thị trường chứng khoán New York. Sự thay đổi của thị trường hối đoái khiến xuất khẩu của Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề, các doanh nghiệp rẽ sang hướng đầu tư vào chứng 17 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY khoán do tận dụng việc vay tiền với lãi suất thấp từ các ngân hàng. Tỉ lệ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Nhật do đó lên đến 40%/năm, bất động sản vượt ngưỡng 90%. Một bong bóng bất động sản khổng lồ đã bắt đầu hình thành. Từ năm 1987: các ngân hàng Mỹ âm mưu sử dụng vũ khí tài chính nguy hiểm: Stock Index Futures. Lợi dụng vào niềm tin dân tộc vô cùng mạnh mẽ của Nhật Bản vào việc mình đã thực hiện được cú đại nhảy vọt của nền kinh tế trong những năm 80, khi niềm tin ấy cũng được áp dụng vào thị trường cho rằng thị trường chứng khoán Nhật không thể nào trượt giá, các thế lực muốn tấn công hệ thống tài chính Nhật Bản đã tung một lượng lớn hiện kim để mua “khả năng trượt giá” của thị trường chứng khoán từ các công ty bảo hiểm Nhật. Tháng 01/1990: Sau khi chỉ số Nikkei của Nhật đạt kịch trần, Sở giao dịch Mỹ tung ra chứng quyền đặt bán chứng khoán ở thời điểm phát hành (Nikkei Put Warrants). Qua trung gian là vương quốc Đan Mạch, các thế lực tấn công điển hình là công ty Goldman Sachs gián tiếp bán lại các quyền chọn chỉ số đã mua từ ngành bào hiểm Nhật cho những người mua chứng quyền. Tiếng tăm của vương quốc Đan Mạch đã tạo sức hút tiêu thụ đối với quyền chọn chỉ số, từ đó tăng sức mua chứng quyền. Một lượng lớn các ngân hàng đầu tư Mỹ nắm bắt thời cơ tranh nhau bán chứng quyền ra thị trường khiến chứng khoán Nhật trượt giá thảm hại. Kết quả:thị trường chứng khoán Nhật sụp đổ, tác động mạnh mẽ đến ngành ngân hàng, bảo hiểm và sản xuất của nước này. Từ năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào thời kỳ suy thoái kéo dài mười mấy năm. Thị trường chứng khoán sụt giá 70%, giá bất động sản liên tục rớt trong 14 năm sau đó. Tổn thất về tài sản tài chính trong năm 1990 của Nhật Bản gần tương đương với thất bại của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai (theo tác giả Yoshikawa Mototada trong cuốn sách “Thất bại tài chính”). Như vậy, trong vòng chưa đầy năm năm trước sức ép và âm mưu phá hoại lâu dài của các tài phiệt ngân hàng quốc tế, hệ thống tài chính của Nhật Bản đã phải chịu sự tàn phá nặng nề. Nền kinh tế Nhật Bản vốn đang có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ vào những năm 80 đã sớm lụi tàn và quay về mốc khởi điểm. 18 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.2 Chiến tranh tiền tệ Châu Á những năm 1997: 2.2.1 Tại Thái Lan: Có thể nói Thái Lan là nơi châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Châu Á bởi chiến dịch tấn công ồ ạt của các quỹ đầu cơ tiền tệ. Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi. Hệ thống tài chính ngân hàng không phát triển tương ứng với chính sách kinh tế vĩ mô dẫn đến tốc độ kinh tế giảm (từ 9% năm 1995 xuống còn 6,4% năm 1996). Không những thế, nợ nước ngoài tăng quá lớn so với dự trữ ngoại hối (nợ nước ngoài là 90 tỷ USD, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 40%). Mặt khác, việc Chính phủ Thái Lan giữ cố định tỷ giá đồng Bath đối với đồng Đô la Mỹ trong suốt 13 năm khiến đồng Bath trở nên kém linh hoạt và gây cản trở đối với việc xuất khẩu; đồng Bath lên giá theo Đô la Mỹ đã làm cho hàng hóa Thái Lan trở nên quá đắt trên thị trường Châu Âu và quốc gia này cũng mất đi hàng tỷ đôla đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy từ việc mua sản phẩm và dịch vụ nước ngoài nhiều hơn là thu nhập từ xuất khẩu và đầu tư thấp hơn đã khiến Thái Lan trở thành nước có mức thâm hụt tài khoản vãng lai cao nhất thế giới (khoảng 8% so với GDP năm 1996). Không những thế, chính sách quản lý ngoại hối của Thái Lan tương đối tự do, cơ chế chuyển đổi ngoại tệ bằng đồng Bath khá dễ dàng, tạo điều kiện cho luồng vốn nước ngoài đổ vào hoặc chảy ra bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, khi có biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, luồng vốn ngoại tệ chảy ra mạnh kéo theo đồng Bath xuống giá. Do đó, với những bất ổn về mặt kinh tế và sự sơ hở trong cơ chế quản lý ngoại hối đã thúc đẩy các nhà đầu cơ tiền tệ trong và ngoài nước phá giá đồng nội tệ để kiếm lời. Ngân hàng Trung ương Thái Lan (Bank of Thailand – BoT) đã nâng lãi suất lên rất cao khi một số hợp đồng kỳ hạn đáo hạn nhằm hạn chế khả năng các quỹ đầu cơ vay đồng Baht để có thể ký tiếp các hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên BoT đã mất cảnh giác trong ba tháng 19 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY đầu năm 1997 để các quỹ đầu cơ tích trữ được một lượng lớn hợp đồng kỳ hạn (xấp xỉ 15 tỷ USD) có thời hạn rất dài (12 tháng). Một điều đáng tiếc nữa là chính BoT đã tham gia trực tiếp vào thị trường kỳ hạn để cố gắng ngăn chặn sức ép lên đồng Baht. Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng Baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Khi lãi suất đã được đẩy lên quá cao, nền kinh tế Thái Lan đã không chịu nổi chi phí vốn cao trong thời gian dài như vậy nên đã bắt đầu có dấu hiệu suy sụp. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá Baht, song rốt cục lại phải thả nổi Baht vào ngày 2 tháng 7 để giải cứu nền kinh tế. Đồng Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 Đô la Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 điểm cuối năm 1995 xuống còn 372 điểm cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Điển hình có Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan đã tuyên bố phá sản. Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ Đô la Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ USD. Tất nhiên cuộc khủng hoảng này có tác hại không chỉ giới hạn trong nền kinh tế Thái Lan mà còn nhanh chóng lan sang các nước khác như Indonesia, Malaysia, Philipines. 2.2.2 Tại Indonesia: Vào khoảng tháng 7 và tháng 8 năm 1997, đoán trước được áp lực trên đồng USD của Indonesia do nhu cầu mua Đô la Mỹ trả nợ nước ngoài quá lớn, sau khi đã tấn công Thái Lan, các tay đầu cơ chuyển hướng tấn công nền kinh tế Indonesia. Phương thức hoạt động của các nhà đầu cơ chuyên nghiệp này thông thường là cùng lúc đán vào hai mặt trận tiền tệ và thị trường chứng khoán. Ban đầu họ ra sức bán khống nội tệ và cổ phiếu theo đúng bài bản và chỉ trong vòng 6 tháng, cả đồng USD lẫn chỉ số của Thị trường chứng khoán Jakarta rớt xuống một cách thảm hại, kéo theo sự sụp đổ toàn bộ của cả nền kinh tế Indonesia. Chính phủ nước này đã phải công bố nới rộng khung can thiệp tỷ giá từ 8% lên 12% vào ngày 11/7/1997 bởi quy mô nhỏ bé về dự trữ ngoại hối và khả năng bảo vệ đồng tiền chống lại các nhà đầu cơ tiền tệ là rất hạn chế. Sau một tuần mở rộng khung can thiệp, tỷ giá tăng lên mức 2520RP/USD, tỷ lệ mất giá khoảng 8,2% vượt quá mức độ phá giá trước đây 20 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (4-6%). Cuối cùng đến ngày 14/8/1997 Ngân hàng Trung ương Indonesia buộc phải tuyên bố thả nổi đồng Rupi để rồi sau đó giá trị của nó nhanh chóng lao dốc thêm 4,5% ngay sau thời điểm công bố. Vào tháng 9/1997, tỷ giá RP/USD là 3260. Sau đó với hàng loạt những biến động về kinh tế và chính trị thì đồng tiền nước này lại càng mất giá trầm trọng xuống mức 10.000RP/USD (tháng 1/1998) hay nói cách khác là đồng tiền nước này đã giảm 77% giá trị so với cuối tháng 6/1997. 2.2.3 Tại Philipines: Với những khó khăn nội tại của nền kinh tế nhất là việc thâm hụt lớn trong cán cân vãng lai (13% GDP) và tác động khủng hoảng từ Thái Lan, vào đầu tháng 7/1997 Ngân hàng Trung ương Philipines đã phải chi 2 tỷ Đô la Mỹ để bảo vệ đồng Peso. Cũng như Thái Lan, do không chịu được sức ép tỷ giá quá lớn, ngày 7/7/1997 Ngân hàng Trung ương Philipines đã công bố nới rộng biên độ dao động tỷ giá Peso với USD mà thực chất là phá giá đồng tiền không chính thức như ở Thái Lan. Đầu năm 1998 đồng tiền nước này bị mất giá tớ 45% so với thời điểm cuối tháng 6/1997. 2.2.4 Tại Hàn Quốc: Trong số các trường hợp khủng hoảng tại các quốc gia châu Á thì cuộc khủng hoảng ở Hàn Quốc có thể coi là một trong số những cuộc khủng hoảng nặng nề nhất. Trong suốt cuộc tấn công tiền tệ, Đồng Won đã mất giá liên tục (tỷ giá Won/USD từ 966 vào tháng 11/1997 tăng lên 1450 vào tháng 12/1997). Sự mất giá nhanh chóng của đồng tiền này buộc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc phải công bố thả nổi đồng Won. Cán cân thanh toán của quốc gia này cũng thâm hụt khoảng gần 2 tỷ USD năm 1997. Giá trị của đồng nội tệ đã bị giảm 40% so với thời điểm trước khủng hoảng tiền tệ. Cùng với sự giảm giá của đồng tiền, giá cổ phiếu cũng tụt dốc trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc. 2.3 Bài học rút ra từ các cuộc chiến tranh tiền tệ từ những năm 1930: Kịch bản chiến tranh tiền tệ nổ ra luôn được các nhà kinh tế học lưu tâm bởi đây chính là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến cuộc đại suy thoái hồi những năm 1930, đặc biệt là trong thời kỳ 1931 – 1933. Kinh tế thế giới đã phải mất tới một vài thập kỷ để chữa lành những vết thương mà chiến tranh tiền tệ gây ra cho nền thương mại toàn cầu. 21 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Tuy nhiên, liệu kịch bản này có xảy ra ở giai đoạn hiện nay hay không. Thực chất, các chính sách ngày nay khác xa so với các chính sách ở thời kỳ trước và do đó hậu quả chắc chắn cũng sẽ khác. Trước hết, cần phải hiểu rõ chiến tranh tiền tệ nổ ra khi các chính sách được thiết kế với mục đích bóp méo giá trị của 1 đồng tiền (thông qua lạm phát trong nước hoặc giảm tỷ giá hối đoái). Nếu một nền kinh tế là biệt lập, điều này không gây ra hậu quả trong dài hạn bởi nếu lạm phát tăng lên thì cuối cùng tỷ giá phải giảm xuống. Tuy nhiên, trong chính sách “biến hàng xóm thành ăn mày”, một nước sẽ giảm tỷ giá danh nghĩa trong khi giữ nguyên tỷ lệ lạm phát. Thời kỳ tồi tệ nhất của chiến tranh tiền tệ trong những năm 1930 được châm ngòi bởi sự kiện đồng bảng Anh rời khỏi chế độ bản vị vàng vào năm 1931, kéo theo việc đồng tiền này giảm giá so với tất cả các đồng tiền còn lại. Các nước còn lại không phản ứng bằng cách rút khỏi chế độ bản vị vàng mà áp dụng các biện pháp quản lý đối với thương mại tự do. Hàng loạt chính sách thuế quan, hạn ngạch và kiểm soát tỷ giá hối đoái được đưa ra. Kết quả là, thương mại tự do sụt giảm rõ rệt. Hoạt động sản xuất toàn cầu chao đảo. Trở lại với thị trường tiền tệ ngày nay, Barry Eichengreen và Douglas Irwin đã nghiên cứu về các đợt phá giá tiền tệ cũng như các biện pháp bảo hộ thương mại của từng nước để có thể rút ra kết luận về các cuộc chiến tranh tiền tệ thời hiện đại. Họ lập luận rằng các nước từ bỏ chế độ bản vị vàng khá sớm (ví dụ như khối sử dụng đồng bảng Anh) phụ thuộc ít hơn vào các biện pháp bảo hộ thương mại trực tiếp. Trong khi đó, các nước theo đuổi chế độ bản vị vàng lâu nhất (ví dụ như Pháp - ở lại cho đến năm 1936) phụ thuộc nhiều hơn. Điều này rất quan trọng bởi phá giá tiền tệ đem lại những tác động hoàn toàn khác biệt so với các biện pháp bảo hộ thương mại trực tiếp. Ví dụ, với trường hợp của Anh, rời bỏ chế độ bản vị vàng và phá giá đồng bảng cho phép nước này dễ dàng triển khai các chính sách tiền tệ nhằm giúp kinh tế phục hồi sau suy thoái. Các nước còn lại (như Pháp) cũng không hoàn toàn là kẻ thua cuộc. Pháp đã áp mức thuế 15% cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu. Các nước khác cũng sử dụng những biện pháp kiểm soát thương mại tương tự. Cuối cùng thì, thương mại thế giới giảm tới hơn 60% trong vòng 6 năm. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên toàn cầu cũng sụt giảm mạnh. Điều 22 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY gì sẽ xảy ra nếu như Pháp quyết định phản ứng với đồng bảng giảm giá bằng cách từ bỏ chế độ bản vị vàng và giảm giá đồng franc. Các nhà sản xuất Pháp có thể được hưởng lợi nhưng dòng chảy thương mại sẽ không sụt giảm mạnh như vậy. Thêm vào đó, Pháp có thể dễ dàng nới lỏng chính sách tiền tệ và từ đó kích thích nhu cầu trong nước. Các ví dụ trên cho thấy hậu quả mà các động thái giảm giá đồng nội tệ hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ có thể đem lại sẽ thấp hơn rất nhiều so với các biện pháp kiểm soát thương mại và tỷ giá. Và, bài học này đã được áp dụng kể từ năm 2008. Các nước từ Nhật Bản đến Thụy Sĩ thi nhau giảm giá đồng nội tệ trong khi các biện pháp kiểm soát thương mại rất ít được sử dụng. Kết quả là, thương mại thế giới chỉ giảm nhẹ và nhanh chóng phục hồi. Nguyên nhân có thể là do các biện pháp hạn chế thương mại trực tiếp như chống phá giá hay các hàng rào thuế quan và kỹ thuật hiếm khi được áp dụng. Ngoài ra, vẫn có rất nhiều lý do khác khiến các nước không còn hào hứng với lựa chọn này. Sự tồn tại của các hiệp ước thương mại quốc tế cùng các tổ chức như WTO và IMF đã có tác dụng lớn. Hơn nữa, các công ty cũng phụ thuộc nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Áp lực chính trị cũng giảm xuống rất nhiều. Đồng thời, bài học của thời kỳ những năm 1930 được giảng dạy trên toàn thế giới và được các quốc gia này luôn ghi nhớ. Tuy nhiên chúng ta không thể chủ quan vì chiến tranh tiền tệ vẫn có thể phát triển thành chiến tranh thương mại trực tiếp. Kể cả khi điều đó không xảy ra, chiến tranh tiền tệ vẫn đem lại những hệ lụy khôn lường như lạm phát hay bong bóng tài sản ở các nền kinh tế mới nổi. 23 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHƢƠNG III: NGUY CƠ XẢY RA CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1 Nguy cơ xảy ra chiến tranh tiền tệ: Thời gian gần đây nhiều cảnh báo đã liên tục được đưa ra liên quan đến vấn đề "chiến tranh tiền tệ" toàn cầu khi mà hàng loạt các nước sử dụng các biện pháp tiền tệ để hạ giá đồng tiền nước mình nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Với những đặc điểm khác biệt so với các cuộc chiến tiền tệ trong lịch sử, vấn đề "chiến tranh tiền tệ" giai đoạn 2010 - 2013 vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nếu thực sự đang xảy ra một cuộc chiến tiền tệ thì hậu quả của nó đối với kinh tế thế giới là rất nghiêm trọng. Đặt biệt sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo triển khai gói nới lỏng định lượng lần thứ 3 (QE3) song song với việc cam kết giữ lãi suất thấp sát 0% đến giữa năm 2015. QE3 được coi là biện pháp nới lỏng tiền tệ mạnh tay nhất trong lịch sử Fed kể từ sau khủng hoảng Đại suy thoái 1929 - 1933 bởi Fed cam kết quy mô "in tiền" 85 tỷ USD/tháng sẽ được duy trì liên tục cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ xuống dưới 6,5% (hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ- vẫn xấp xỉ 8%). QE3 cùng với cam kết giữ lãi suất thấp gần 0% đến giữa năm 2015 đã dẫn đến nhiều chỉ trích cho rằng Fed đang cố tình hạ giá đồng USD với mục đích tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Mỹ. Thực tế, tính đến ngày 14/9/2012 - một ngày sau khi kết thúc cuộc họp ủy ban điều hành thị trường mở Fed FOMC với tuyên bố về QE3 - đồng USD đã giảm giá xấp xỉ 5% so với đồng EUR khi đồn đoán về động thái nới lỏng mạnh tay của Fed lan rộng trên thị trường và từ đó tiếp tục giảm mạnh cho đến ngày 1/2/2013, tỷ giá EUR/USD chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 15 tháng, ở mức 1,3639 USD ăn 1 EUR. Thâm hụt thương mại tháng 12/2012 của Mỹ thu hẹp mạnh xuống 38,5 tỷ USD - mức thâm hụt thương mại theo tháng thấp nhất trong vòng hơn 2 năm qua. Một tuần sau quyết định QE3 của Fed, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng bất ngờ công bố quyết định nới lỏng quyết liệt chính sách tiền tệ của mình. Sau khi mở rộng chương trình mua tài sản thêm 10 nghìn tỷ Yên lên mức 80 nghìn tỷ Yên (tương đương 101 tỷ USD) vào tháng 9/2012, NHTW Nhật Bản liên tục mở rộng gói mua tài sản vào tháng 10, 24 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 11 và gần đây nhất, ngày 22/1/2013, quy mô chương trình mua tài sản đã được tăng lên mức 111 nghìn tỷ Yên (tương đương 113 tỷ USD) và sẽ kéo dài vô thời hạn. Mặc dù, Chính phủ Nhât khẳng định động thái nới lỏng một cách quyết liệt là nhằm đảm bảo kinh tế Nhật Bản "không chệch ra khỏi xu hướng hồi phục về mức tăng trưởng dài hạn trong bối cảnh lạm phát ổn định", nhưng điều này có thể khẳng định chiến lược "Nhật Bản phải tự bảo vệ mình bằng cách duy trì một đồng yên yếu nhằm chống lại việc các nước khác đang giảm giá đồng tiền của mình" và khẳng định mức tỷ giá 90 Yên ăn 1 USD sẽ đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản, việc tỷ giá dao động quanh mức 80 thực sự là một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Nhật Bản khiến các quốc gia đối thủ cho rằng Nhật Bản đang công khai chủ động phá giá đồng Yên với mục đích rõ ràng là hỗ trợ xuất khẩu. Đồng Yên Nhật đã giảm giá mạnh khoảng 17% so với đồng USD chỉ trong 3 tháng sau đó. Thực chất, lo ngại về chiến tranh tiền tệ đã bắt đầu từ năm 2010 khi Mỹ khởi đầu chiến dịch nới lỏng định lượng khiến USD giảm giá mạnh, kéo theo một loạt các nước cũng tìm mọi cách bảo vệ đồng tiền của mình không tăng giá, nổi bật nhất là Brazil và Thụy Sỹ. Tháng 8/2011, bất chấp lạm phát vẫn cao hơn mức mục tiêu, Ngân hàng Trung ương Brazil đột ngột quyết định cắt giảm lãi suất và tuyên bố rằng Brazil sẽ không ngần ngại can thiệp để giảm giá đồng Real. Đến năm 2012, Ngân hàng Trung ương liên tục can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng cách bán ra các hợp đồng hoán đổi tiền tệ đảo nghịch và Chính phủ Brazil nhấn mạnh rằng sẽ không để đồng Real tăng giá. Cùng lúc đó, trong bối cảnh đồng Franc Thụy Sỹ tăng giá mạnh so với nhiều đồng tiền với vai trò dự trữ an toàn, thì tháng 9/2011, lần dầu tiên kể từ năm 1978, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ đưa ra quyết định mua không giới hạn các ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá luôn trên ngưỡng 1,20 Euro ăn 1 Franc, khiến đồng Franc ngay lập tức giảm giá 8,1% so với Euro chỉ trong vòng 1 ngày sau khi Ngân hàng Trung ương bắt đầu can thiệp. Cho đến chiến dịch giảm giá tiền tệ gần đây giữa Mỹ và Nhật Bản đang gây lo lắng sâu sắc rằng nó có thể lan rộng thành một cuộc chiến tiền tệ toàn cầu với sự tham gia của 25 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY nhiều quốc gia. Một số đơn vị quản lý tài chính toàn cầu cho rằng Nhật Bản đang can thiệp làm yếu đồng Yên và các nước khác có thể sẽ nối gót. Tương tự ở châu Âu, dù nhà cầm quyền ECB khẳng định tỷ giá đồng EUR không phải là mục tiêu chính sách tiền tệ nhưng theo các nhà kinh tế của Goldman Sachs và Citigroup nghiên cứu, nếu đồng Euro còn tiếp tục tăng, ECB có thể sẽ buộc phải cắt giảm lãi suất điều hành. Bên cạnh đó, nhiều Ngân hàng Trung ương khác, từ Na-uy, Thụy Điển đến các nước mới nổi như Hàn Quốc, Brazil, Trung Quốc cũng đều cho thấy đồng nội tệ tăng giá mạnh có thể sẽ là nguyên nhân khiến Ngân hàng Trung ương các nước này giảm lãi suất và thực hiện các hành động trả đũa từ các quốc gia nhằm giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào lên xuất khẩu và lòng tin của nhà đầu tư. Cuộc chiến tiền tệ nổi tiếng những năm 1930 xảy ra sau khi nước nước Anh tuyên bố bãi bỏ chế độ bản vị vàng và phá giá đồng bảng Anh với một loạt các đồng tiền bản vị vàng còn lại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu nước này trong bối cảnh thế giới chìm trong Đại suy thoái. Lợi thế thương mại của Anh sau khi phá giá tiền tệ thúc đẩy một chuỗi các nước cũng lập tức chấm dứt bản vị vàng, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Trung ương thực hiện chiến dịch bơm tiền ồ ạt phục hồi kinh tế gồm Na-uy, Thụy Điển, Đan Mạch (1931), Mỹ (1934), Pháp và Đức (1936). Từ đầu thế kỷ 21, Trung Quốc cũng bị nhiều nước công kích, nhất là Mỹ và Nhật Bản, về việc giữ đồng Nhân dân tệ yếu để thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, cuộc chiến tiền tệ gần đây kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 tương đối khác biệt so với những cuộc chiến tiền tệ trước đây. Có thể thấy trước đây, các can thiệp nhằm hạ giá đồng bản tệ được thực hiện chủ yếu thông qua can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Trung ương trên thị trường ngoại hối hoặc bằng các biện pháp bảo hộ thương mại, kiểm soát vốn. Tuy nhiên, trong cuộc chiến lần này, công cụ chủ yếu là các công cụ chính sách tiền tệ với mục tiêu theo tuyên bố là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và có tác động lên các đồng tiền trên thế giới. Việc này đã đặt ra câu hỏi làm thế nào để phân biệt giữa việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế với việc các chính sách tiền tệ này được hướng trực tiếp vào mục tiêu tỷ giá, rất khó khăn để nhận biết điều này. 26 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Do đó với quan điểm cho rằng một cuộc chiến tranh tiền tệ đang âm thầm diễn ra trong giai đoạn hiện nay đã tạo ra nhiều tranh luận. Các nước phát triển gồm Mỹ, Nhật Bản cho rằng họ không hề nhắm vào tỷ giá mà chỉ đang thực hiện các biện pháp mang tính nội bộ nhằm thực hiện những mục tiêu nội bộ quốc gia. Kết luận của Hội nghị G20 vào tháng 2/2013 đã nhất trí rằng không có gì sai trái với những biện pháp chính sách của nhà nước này. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cho rằng các nước đang quá thổi phồng vấn đề chiến tranh tiền tệ, và chỉ nên coi những căng thẳng tiền tệ hiện nay ở mức độ lo ngại tiền tệ chứ chưa đến mức chiến tranh tiền tệ. Tuy nhiên, bản thân các quốc gia tham gia mậu dịch quốc tế với quan điểm chiến tranh tiền tệ đang diễn ra dường như chiếm đa số, và họ cho rằng việc giảm giá tiền tệ, dù thông qua trực tiếp can thiệp ngoại hối hay qua các công cụ chính sách tiền tệ, vẫn cứ là giảm giá tiền tệ và sẽ tác động bất lợi lên các nước còn lại. Đồng nội tệ yếu dường như là hy vọng cuối cùng cho các quốc gia để cứu vãn tăng trưởng kinh tế khi mà dư địa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa không còn. Lãi suất điều hành đã giảm xuống mức thấp sát 0% tại Mỹ và Nhật Bản nên không cho phép các Ngân hàng Trung ương tiếp tục cắt giảm lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, cam kết về các biện pháp tài khóa và mâu thuẫn về trần nợ công tại Mỹ; mức nợ công cao báo động tại Nhật Bản 250% GDP cản trở các Chính phủ và người dân hậu thuẫn cho bất kỳ kế hoạch nới lỏng tài khóa với quy mô đủ đáp ứng yêu cầu khôi phục tăng trưởng kinh tế hiện nay. Nhung vấn đề cốt lõi là khi một nước thực hiện các biện pháp làm giảm giá đồng nội tệ của mình, sẽ kéo theo những biện pháp trả đũa từ các nước còn lại. Và hậu quả có thể là rất nghiêm trọng với kinh tế thế giới. Bài học từ cuộc chiến tiền tệ những năm 1930 đã chứng minh cho quan điểm: trong ngắn hạn, những nước thực hiện phá giá trước có thể có lợi thế. Giai đoạn 1930s, Anh là nước đầu tiên rời bỏ chế độ bản vị vàng và phá giá tiền tệ và do đó là nước phục hồi kinh tế sớm nhất. Tuy nhiên, lợi thế của nước này là bất lợi của nước khác, cụ thể là Pháp, Đức - những nước rời bỏ bản vị vàng khá muộn - đã phải trải qua một giai đoạn suy thoái kinh tế kéo dài với những bất lợi về thương mại gây ra bởi các nước phá giá tiền tệ trước đó. Tổng kết của ngân hàng D&B (2011) về chiến tranh tiền tệ năm 1930 đã cho thấy, việc một số nước phá giá tiền tệ đã khiến các nước đối tác thương mại của họ chìm sâu hơn vào suy thoái 27 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY kinh tế, cản trở thương mại và tiếp tục thúc đẩy các nước phá giá tiền tệ hơn nữa, dẫn đến kinh tế toàn cầu thu hẹp, đầu tư và thương mại toàn cầu sụt giảm tương tự như hậu quả của chiến tranh thế giới lần thứ 2. Trong cuộc chiến tiền tệ lần này, đồng Đô la Mỹ, Yên Nhật và Bảng Anh đang là những đồng tiền giảm giá mạnh hơn so với các đồng tiền khác sau những gói in tiền khổng lồ của Ngân hàng Trung ương các nước này. Hậu quả là đã có những đồng tiền khác tăng giá mạnh, đáng kể nhất là Euro, Won Hàn Quốc và Real Brazil, tác động tiêu cực lên xuất khẩu của các quốc gia này. Tuy nhiên, trong trung dài hạn, các lý thuyết kinh tế đã cho thấy giảm giá tiền tệ không phải lúc nào cũng hiệu quả đối với tăng trưởng kinh tế. Theo nghiên cứu Marshall- Lerner, phá giá nội tệ chỉ có thể có tác dụng cải thiện cán cân thương mại nếu tổng hệ số co giãn của xuất khẩu với giá cả và nhập khẩu với giá cả lớn hơn 1, tuy nhiên thực tiễn cho thấy điều kiện này không được thỏa mãn tại phần lớn các quốc gia, kể cả trong quá khứ cũng như hiện tại. Nghiên cứu của D&B (2011) cũng phân tích những rủi ro gây ra bởi cuộc chiến tranh tiền tệ hiện nay. Đó là sự bất ổn về giá tài sản (chủ yếu trên thị trường tiền tệ), sự gia tăng của các biện pháp bảo hộ thương mại nhằm bảo vệ tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu mỗi quốc gia, dẫn đến những tranh chấp liên quan đến chống bán phá giá hàng hóa. Những rủi ro này sẽ tác động tiêu cực lên thương mại và đầu tư quốc tế. Diễn biến này thực tế đã xảy ra từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 đến nay và có thể sẽ còn tiếp tục trầm trọng hơn nữa. Sự bất ổn về tiền tệ đã diễn ra tại nhiều nước trong giai đoạn vừa qua, nhất là tại các nước xuất khẩu hàng hóa cơ bản và những nước đang chuyển đổi. Đối với các biện pháp bảo hộ thương mại, từ tháng 1/2008, đã có thêm gần 1.500 biện pháp bảo hộ thương mại được áp dụng trên toàn thế giới, 75% số đó được áp dụng tại các nước phát triển. Năm 2008, số lượng các vụ tranh chấp thương mại quốc tế cũng đã tăng gần 50% so với năm 2007 khi các nước tìm cách bảo hộ khu vực trong nước thông qua việc khởi kiện các nước khác đã trợ cấp cho hàng xuất khẩu. Sau khi giảm xuống trong năm 2009, số vụ khởi kiện tiếp tục tăng, đe dọa đến sự ổn định của chuỗi cung cấp hàng hóa toàn cầu. Trong một cuộc chiến tranh tiền tệ sẽ không có người chiến thắng, khi các nước đua nhau phá giá tiền tệ, cuộc chiến sẽ giống như một trận đấu bóng bàn không phân thắng bại, bóng bay từ bên này sang bên kia mà không thể phân định được người thắng cuộc. Hậu quả 28 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY sẽ là sự bất ổn, thậm chí là sụp đổ, của hệ thống tiền tệ quốc tế, lòng tin vào tiền giấy sẽ không còn khi mà nhiều quốc gia đều in tiền hàng loạt, và khi đó lạm phát sẽ tăng mạnh. Nghiêm trọng hơn, chiến tranh tiền tệ có thể biến thành chiến tranh thương mại và đôi khi có thể biến thành chiến tranh thực sự giữa các quốc gia. 3.2 Vấn đề đồng Yen Nhật và đồng Nhân dân tệ: Trong năm 2013, rất nhiều các quốc gia láng giềng phàn nàn về đồng Yen yếu của Nhật Bản. Chính phủ Hàn Quốc thừa nhận sự tăng giá liên tục của đồng Won và sự yếu đi liên tục của Yen Nhật. Đồng Yen giảm giá sẽ giúp hàng xuất khẩu của Nhật Bản rẻ hơn và có lợi thế so với các đối thủ trên thị trường quốc tế. Cụ thể ngày 3/1/2013, đồng Won đã tăng lên cao nhất 5 năm so với yen, khiến chứng khoán nước này giảm xuống đáy 4 tháng. Yen Nhật cũng chạm đáy 15 năm so với NDT vào 2/1/2013. Tuy nhiên, dưới áp lực từ các nước láng giềng cũng đã khiến Yen Nhật nhích lên so với Won, NDT và USD sau đó. Yen Nhật đã giảm 22% so với USD năm 2012 do chương trình nới lỏng mạnh tay của Ngân hàng Trung ương Nhật và đồng Đô la mạnh lên sau tuyên bố giảm kích thích của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Đến năm 2013, giá trị đồng Yen đã giảm 14,4%, mức giảm nhiều nhất trong nhóm 10 đồng tiền chủ chốt. Đồng Yen giảm giá so với toàn bộ 16 đồng tiền chủ chốt do các nhà đầu tư chuyển sang các tài sản rủi ro hơn và ngày càng có nhiều lo ngại lạm phát của Nhật sẽ không đạt được mục tiêu 2% khiến Chính phủ Nhật tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. 29 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Cùng với đó, cuộc chiến tranh tiền tệ được dự đoán giữa Mỹ và Trung Quốc đang được rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới quan tâm. Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ chính thức vượt qua Hoa Kỳ về tổng sản phẩm nội địa, tuy nhiên với dân số đông gấp năm lần và khoảng cách về công nghệ cũng như chiến lược. Việc hai cường quốc này trở nên lệ thuộc vào nhau, nhưng quan hệ đôi bên lại bất xứng, tình hình có thể xấu đi khi Trung Quốc từ chối mua trái phiếu ngân khố Mỹ và để phản ứng lại Mỹ có thể tuyên bố vỡ nợ, mở ra một cuộc đối đầu về địa chính trị. Tuy nhiên một khi vẫn thống trị trật tự quốc tế cho dù ở mức độ tương đối, và giữ quyền phát hành đồng tiền dự trữ thế giới, Mỹ có thể tránh được một cuộc khủng hoảng tài chính. Các cường quốc kình địch như Trung Quốc và Hoa Kỳ với các hệ thống chính trị và kinh tế quá khác nhau, rất khó có thể thỏa thuận được để cùng hợp tác chia sẻ một sự ưu tiên mà lâu nay chỉ dành cho đồng Đô la. 30 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.3 Các nhân tố chính gây ra chiến tranh tiền tệ và giải pháp: 3.3.1 Các nhân tố chính: Theo nghiên cứu, cuộc chiến tiền tệ giai đoạn hiện nay được châm ngòi từ ba nhân tố. Thứ nhất là việc Trung Quốc không sẵn lòng để cho Nhân dân tệ tăng giá nhanh hơn, khiến cho Chính phủ các nước Mỹ và châu Âu phải lên tiếng chỉ trích về việc định giá thấp đồng Nhân dân tệ. Trên thực tế, việc định giá thấp này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế phương Tây mà cả các nền kinh tế mới nổi, nhất là những nước thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi. Đề tài Nhân dân tệ trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết tại Quốc hội Mỹ và buộc Hạ viện nước này phải thông qua một dự luật cho phép các công ty trong nước được hưởng quyền bảo hộ trong quan hệ mậu dịch với các nước định giá tiền tệ thấp, nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Thứ hai là chính sách tiền tệ của các nước phát triển, đặc biệt là triển vọng các Ngân hàng Trung ương có thể sớm tái khởi động việc in tiền để mua trái phiếu chính phủ. Đôla Mỹ giảm giá đáng kể do thị trường tài chính đặt nhiều kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng cường hành động và đưa ra nhiều biện pháp cấp bách hơn đối với nền kinh tế nước này. Trong khi đó, đồng Euro lại tăng giá do giới chức Ngân hàng Trung ương Châu Âu chần chừ trong việc bơm tiền. Ngược lại, theo quan điểm của Trung Quốc, cũng như nhiều nền kinh tế mới nổi khác, chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ tạo thặng dư tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu vì nó kích thích giới đầu tư đổ vốn nhiều hơn vào các nền kinh tế mới nổi nhằm thỏa mãn tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao. Thứ ba là hầu hết các nước đang phát triển chưa phản ứng kịp với sự di chuyển ồ ạt các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước. Chính quyền nhiều nước đã chọn lựa việc can thiệp bằng cách mua ngoại tệ hay áp thuế lên dòng vốn nước ngoài hơn là để cho tỷ giá hối đoái tăng. Gần đây, Thái Lan thông báo áp mức thuế 15% đánh trên thu nhập từ trái phiếu mà cổ đông là các nhà đầu tư nước ngoài chuyển qua biên giới. Ba nhân tố trên, cùng với một loạt nhân tố khác như sự phân hóa về chính sách kinh tế, sức tăng trưởng chậm, các biện pháp tài khóa hà khắc, các biện pháp bảo hộ mậu dịch,… càng tăng cao nguy cơ xảy ra một cuộc chiến “không tuyên mà chiến” hơn bao giờ hết. 31 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.3.2 Một số giải pháp đề xuất: Để tránh nguy cơ chiến tranh tiền tệ và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, theo các nhà kinh tế, cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các chính phủ và các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ, những vấn đề lãi suất, tỷ giá phải được điều phối sao cho vừa phục vụ tốt nhất lợi ích của các quốc gia riêng rẽ vừa không gây thiệt hại cho các nền kinh tế khác. Thúc đẩy hình thành một hệ thống mới nhằm điều phối tiền tệ toàn cầu, giống như cách mà các nước phát triển đã làm những năm 1970, trước khi công cuộc toàn cầu hóa bắt đầu. Tuy nhiên, triển vọng thực hiện chưa thực sự lạc quan khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc vẫn đang bị áp lực chính trị phải phục hồi kinh tế (Mỹ) hay duy trì tăng trưởng cao (Trung Quốc) bằng cách thực hiện các chính sách tiền tệ cục bộ như hiện nay. Và dĩ nhiên khi mỗi quốc gia chỉ nhắm bảo vệ lợi ích riêng tư thì lợi ích chung của thế giới bị kiệt quệ và cùng với nó là lợi ích riêng tư của mọi người. Phải có một giải pháp đa phương, trong đó những định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) cần thúc đẩy sự đồng thuận giữa các nền kinh tế lớn, thúc đẩy sự tham gia của các quốc gia mới nổi bị ảnh hưởng bởi chính sách tỷ giá của các nước phá giá nội tệ, ví dụ như Brazil và một số nước khác đã bắt đầu lên tiếng. Những sự kiện như Hội nghị cấp cao G20 nên được tận dụng như một cơ hội để làm sáng tỏ cuộc tranh cãi về tỷ giá và gia tăng áp lực đối với quốc gia phá giá nội tệ. Tóm lại, với xu thế hội nhập tài chính quốc tế như hiện nay, nền kinh tế riêng rẽ của các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhau nhưng mỗi quốc gia lại hành động vì lợi ích cục bộ, điều này về lâu dài rất dễ xảy ra mâu thuẫn và một cuộc chiến tranh tiền tệ như những năm 1930 hay các cuộc tấn công tiền tệ những năm 1985, 1997 sẽ quay trở lại là điều khó có thể tránh khỏi. Hơn thế nữa, với hoạt động tài chính ngày càng tinh vi, sản phẩm tài chính ngày càng đa dạng thì hậu quả do các cuộc chiến tranh tiền tệ để lại chắc chắn sẽ còn nghiêm trọng hơn so với trước đây, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, Chính phủ các nước cần nhận thức rõ nguy cơ và hậu quả của cuộc chiến tranh tiền tệ giai đoạn hiện nay để có những hành động thích hợp trên thương trường quốc tế, đảm bảo lợi ích hợp lý cho tất cả các quốc gia tham gia mậu dịch toàn cầu. 32 TCNHĐ2_N0 NGUY CƠ BÙNG NỔ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÀI LIỆU THAM KHẢO - Trang tin điện tử của IMF, Word Bank; - Thời báo Kinh tế Sài Gòn năm 2013; - Tạp chí tài chính thế giới World Journal; - Một số bài nghiên cứu thuộc nhóm bài ssrn; - Thời báo Ngân hàng, các bài có liên quan năm 2013; - Sách Tài chính quốc tế do thầy Trần Ngọc Thơ và thầy Nguyễn Ngọc Định chủ biên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfk22nhd2_n0_nguy_co_bung_no_chien_tranh_tien_te_giai_doan_hien_nay_word_3397.pdf
Luận văn liên quan