Nguyên lý của việc bỏ hay giữ hình phạt tử hình

ĐẶT VẤN ĐỀ Gần đây, vấn đề sửa đổi Bộ luật Hình sự đang thu hút sự quan tâm của các học giả. Một trong những ý kiến được nhiều người quan tâm là hình phạt tử hình. Tuy nhiên, các ý kiến chỉ tập trung nêu ra vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội nọ, giữ lại đối với tội kia mà chưa đưa ra một nguyên lý của việc bỏ hay giữ hình phạt tử hình. Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam, hình phạt tử hình được áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 35). Nguyên lý bỏ/giữ hình phạt tử hình xuất phát từ bản chất của hình phạt tử hình. Thực chất, hình phạt tử hình là sự tước đoạt sinh mạng của người phạm tội một cách hợp pháp. Đối tượng bị áp dụng loại hình phạt này là người phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng theo hình luật. Chủ thể áp dụng là Nhà nước. Nói cách khác, hình phạt từ hình là việc Nhà nước có quyền chấm dứt sự sống của một người phạm tội một cách hợp pháp. Tính chính đáng của việc tử hình Những nước chủ trương xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình có viện dẫn đến một quyền căn bản được tuyên bố long trọng trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người là quyền sống (Điều 3). Người ta cho rằng, hình phạt tử hình xâm phạm đến quyền sống của con người. Tuy nhiên, trong một Nhà nước dân chủ văn minh, tính hợp pháp trong hành vi của Nhà nước phải đi liền với tính chính đáng. Đặt ra pháp luật một cách độc tài rồi thi hành một cách độc tài pháp luật đó, thì hợp pháp nhưng không chính đáng. Tính chính đáng phải là cơ sở cho tính hợp pháp. Tính chính đáng được hiểu là tính phù hợp với chính nghĩa chung của loài người, hợp với luật tự nhiên, xu hướng chung, ước vọng chung của cộng đồng nhân loại. Hình phạt tử hình cũng phải có tính chính đáng chứ không giản đơn chỉ là hợp pháp. Việc Nhà nước có quyền tử hình một người phạm tội không chỉ có nghĩa là phù hợp với Bộ luật hình sự do Nhà nước ban hành, mà còn phải được lý giải phù hợp với chính nghĩa chung của loài người. Việc Nhà nước tử hình một phạm nhân chỉ có thể chính đáng khi Nhà nước hướng đến một gia trị cao hơn cả mạng sống con người. Các học giả Mireille Delmas và Marty đã giải thích quyền sống không phải là một quyền thượng đỉnh của hệ thống các quyền con người vì lẽ: “Hết thảy các văn bản đều chấp nhận hành vi giết người trong cuộc chiến hay trong trường hợp phòng vệ chính đáng, lại có một số văn bản lại còn thừa nhận cả án tử hình nữa.” Các học giả này cho rằng, có một thứ quyền tuyệt đối mà Nhà nước không thể xâm phạm ngay cả trong trường hợp chiến tranh và nguy cơ đe dọa hiểm nghèo: “Đó là thứ quyền mà người ta xác lập bằng sự nghiêm cấm: nghiêm cấm nhục hình, hành hạ và mọi hành vi vô nhân đạo hay ngược đãi tổn thương phẩm giá, nghiêm cấm chiếm hữu nô lệ. Nói cách khác, chỉ có một quyền được tuyệt đối bảo vệ, đó là quyền được tôn trọng phẩm giá hiểu theo nghĩa mạnh nhất của chữ này: phẩm giá của đại gia đình nhân loại. Có thể giết nhau trong tình thế chiến tranh, song quyết không được sử dụng nhục hình. Lý do có lẽ là cái chết chỉ gây tổn thất cho cá nhân và đương nhiên cho thân nhân đương sự, còn nhục hình thì xúc phạm toàn thể loài người không kể những đương sự trực tiếp gánh chịu sự hành hạ.”[1] Như vậy, phẩm giá con người còn cao hơn cả mạng sống con người. Quyền được tôn trọng phẩm giá ở một hệ cấp cao hơn cả quyền sống. Ngay Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người cũng có khuynh hướng thể hiện điều này. Quyền tự do và bình đẳng về nhân phẩm được đề cập ngay điều 1, trong khi quyền sống ở điều 3. Việc Nhà nước tử hình một phạm nhân chỉ có thể chính đáng khi hành vi này hướng tới một giá trị cao hơn quyền sống đó là phẩm giá con người. Tính chính đáng của Nhà nước trong việc thực thi hình phạt tử hình nằm ở chỗ, Nhà nước hướng đến việc bảo vệ phẩm giá con người - một giá trị được thừa nhận chung của nhân loại

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý của việc bỏ hay giữ hình phạt tử hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên lý của việc bỏ hay giữ hình phạt tử hình Gần đây, vấn đề sửa đổi Bộ luật Hình sự đang thu hút sự quan tâm của các học giả. Một trong những ý kiến được nhiều người quan tâm là hình phạt tử hình. Tuy nhiên, các ý kiến chỉ tập trung nêu ra vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội nọ, giữ lại đối với tội kia mà chưa đưa ra một nguyên lý của việc bỏ hay giữ hình phạt tử hình. Gần đây, vấn đề sửa đổi Bộ luật Hình sự đang thu hút sự quan tâm của các học giả. Một trong những ý kiến được nhiều người quan tâm là hình phạt tử hình. Tuy nhiên, các ý kiến chỉ tập trung nêu ra vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội nọ, giữ lại đối với tội kia mà chưa đưa ra một nguyên lý của việc bỏ hay giữ hình phạt tử hình. Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam, hình phạt tử hình được áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 35). Nguyên lý bỏ/giữ hình phạt tử hình xuất phát từ bản chất của hình phạt tử hình. Thực chất, hình phạt tử hình là sự tước đoạt sinh mạng của người phạm tội một cách hợp pháp. Đối tượng bị áp dụng loại hình phạt này là người phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng theo hình luật. Chủ thể áp dụng là Nhà nước. Nói cách khác, hình phạt từ hình là việc Nhà nước có quyền chấm dứt sự sống của một người phạm tội một cách hợp pháp. Tính chính đáng của việc tử hình Những nước chủ trương xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình có viện dẫn đến một quyền căn bản được tuyên bố long trọng trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người là quyền sống (Điều 3). Người ta cho rằng, hình phạt tử hình xâm phạm đến quyền sống của con người. Tuy nhiên, trong một Nhà nước dân chủ văn minh, tính hợp pháp trong hành vi của Nhà nước phải đi liền với tính chính đáng. Đặt ra pháp luật một cách độc tài rồi thi hành một cách độc tài pháp luật đó, thì hợp pháp nhưng không chính đáng. Tính chính đáng phải là cơ sở cho tính hợp pháp. Tính chính đáng được hiểu là tính phù hợp với chính nghĩa chung của loài người, hợp với luật tự nhiên, xu hướng chung, ước vọng chung của cộng đồng nhân loại. Hình phạt tử hình cũng phải có tính chính đáng chứ không giản đơn chỉ là hợp pháp. Việc Nhà nước có quyền tử hình một người phạm tội không chỉ có nghĩa là phù hợp với Bộ luật hình sự do Nhà nước ban hành, mà còn phải được lý giải phù hợp với chính nghĩa chung của loài người. Việc Nhà nước tử hình một phạm nhân chỉ có thể chính đáng khi Nhà nước hướng đến một gia trị cao hơn cả mạng sống con người. Các học giả Mireille Delmas và Marty đã giải thích quyền sống không phải là một quyền thượng đỉnh của hệ thống các quyền con người vì lẽ: “Hết thảy các văn bản đều chấp nhận hành vi giết người trong cuộc chiến hay trong trường hợp phòng vệ chính đáng, lại có một số văn bản lại còn thừa nhận cả án tử hình nữa.” Các học giả này cho rằng, có một thứ quyền tuyệt đối mà Nhà nước không thể xâm phạm ngay cả trong trường hợp chiến tranh và nguy cơ đe dọa hiểm nghèo: “Đó là thứ quyền mà người ta xác lập bằng sự nghiêm cấm: nghiêm cấm nhục hình, hành hạ và mọi hành vi vô nhân đạo hay ngược đãi tổn thương phẩm giá, nghiêm cấm chiếm hữu nô lệ. Nói cách khác, chỉ có một quyền được tuyệt đối bảo vệ, đó là quyền được tôn trọng phẩm giá hiểu theo nghĩa mạnh nhất của chữ này: phẩm giá của đại gia đình nhân loại. Có thể giết nhau trong tình thế chiến tranh, song quyết không được sử dụng nhục hình. Lý do có lẽ là cái chết chỉ gây tổn thất cho cá nhân và đương nhiên cho thân nhân đương sự, còn nhục hình thì xúc phạm toàn thể loài người không kể những đương sự trực tiếp gánh chịu sự hành hạ.”[1] Như vậy, phẩm giá con người còn cao hơn cả mạng sống con người. Quyền được tôn trọng phẩm giá ở một hệ cấp cao hơn cả quyền sống. Ngay Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người cũng có khuynh hướng thể hiện điều này. Quyền tự do và bình đẳng về nhân phẩm được đề cập ngay điều 1, trong khi quyền sống ở điều 3. Việc Nhà nước tử hình một phạm nhân chỉ có thể chính đáng khi hành vi này hướng tới một giá trị cao hơn quyền sống đó là phẩm giá con người. Tính chính đáng của Nhà nước trong việc thực thi hình phạt tử hình nằm ở chỗ, Nhà nước hướng đến việc bảo vệ phẩm giá con người - một giá trị được thừa nhận chung của nhân loại. Điều này cũng có nghĩa sẽ là không chính đáng nếu Nhà nước tử hình một người không hướng đến mục tiêu bảo vệ nhân phẩm, phẩm giá, hay tư cách loài người của con người. Nguyên lý của việc giữ/bỏ hình phạt tử hình Tử hình là tước đoạt khả năng làm người của một con người. Điều này chỉ nên xẩy ra khi người đó không còn có khả năng làm người. Cơ sở để đánh giá con người đó có thể đánh mất khả năng làm người là anh ta đã chà đạp lên nhân phẩm của một người khác. Và nhân phẩm không chỉ được hiểu là phẩm giá của một con người cụ thể, mà còn là phẩm giá của nhân loại nói chung. Một người có hai thứ nhân phẩm: nhân phẩm của riêng mình, giá trị con người của riêng anh ta; và vì anh ta là hiện thân của nhân loại, nên anh ta cũng mang phẩm giá chung của loài người. Nếu một người tước đoạt sinh mạng người khác một cách man rợ, thì anh ta đã không thừa nhận giá trị con người và tư cách nhân loại của người khác. Do vậy, bản thân anh ta không còn khả năng đứng trong cộng đồng nhân loại. Khi Nhà nước tử hình một người vì lý do anh ta đã không tôn trọng tư cách nhân loại của người khác, Nhà nước đang hướng tới bảo vệ phẩm giá, tư cách nhân loại của người bị anh ta không thừa nhận phẩm giá, tư cách nhân loại. Nhà nước tử hình anh ta trong trường hợp này là hợp pháp, chính đáng, bởi lẽ Nhà nước đang hướng tới bảo vệ một giá trị cao hơn mạng sống của con người: phẩm giá của con người. Trên cơ sở nguyên lý này, người ta có thể xác định được những loại tội phạm nào có thể phải chịu hình phạt tử hình. Đó là những tội phạm xâm phạm tính mạng của con người đến độ không thừa nhận phẩm giá con người, tư cách nhân loại của con người. Nhiệm vụ của nhà lập pháp là phải chỉ ra những loại tội phạm, đồng thời những dấu hiệu mang tính chất tổng quát để nhận biết một người không thừa nhận phẩm giá của một người, tư cách nhân loại của một người và quy định hình phạt tử hình đối với loại tội phạm đó. Ví dụ, những loại tội phạm liên quan trực tiếp đến tính mạng, nhân phẩm của con người như giết người, tội chống loài người. Những loại tội phạm khác có thể nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nhưng không liên quan một cách trực tiếp đến phẩm giá con người, tư cách nhân loại của con người như các tội phạm kinh tế, các tội phạm tham nhũng thì không nên áp dụng hình phạt tử hình. Những hệ luận        Từ nguyên lý trên, một số hệ luận có thể phát sinh. Hệ luận thứ nhất liên quan đến lĩnh vực lập pháp. Lấy phẩm giá con người là nguyên lý để giữ/bỏ hình phạt tử hình dẫn đến việc cân nhắc lại tính chất của loại tội phạm bị tử hình. Điều 35 của Bộ luật Hình sự hiện hành quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.” Điều này dễ dẫn đến nhận thức rằng, tội phạm càng nghiêm trọng thì rủi ro chịu hình phạt tử hình càng cao. Thực ra, mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng của hành vi phạm tội không phải là tiêu chí để xác định tội phạm có khả năng bị tử hình hay không. Vấn đề là ở chỗ, hành vi đó có thể hiện sự không thừa nhận nhân phẩm, tư cách nhân loại của con người hay không. Một tội phạm bị tử hình có thể gây hậu quả không nghiêm trọng bằng một tội phạm không bị tử hình. Giết một người một cách man rợ có thể không gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội bằng một hành vi tham nhũng hàng triệu đô la. Nhưng hành vi giết người có khả năng gánh chịu hình phạt tử hình vì có khả năng thể hiện sự không tôn trọng nhân phẩm của con người; trong khi hành vi tham nhũng thì có khả năng không phải gánh chịu hình phạt tử hình, vì hành vì này không chứng tỏ người phạm tội mất khả năng làm người, qua việc không thừa nhận tư cách nhân loại, phẩm giá của người khác. Hệ luận thứ hai liên quan đến lĩnh vực hành pháp. Xem xét hình phạt tử hình dưới góc độ phẩm giá con người sẽ có những lưu ý đặc biệt cho việc thi hành hình phạt tử hình. Khi tử hình một phạm nhân, Nhà nước hướng tới bảo vệ tư cách nhân loại của một người đã bị thiệt thòi. Đây không phải là một hình thức trả thủ, nên không phải thi hành một cách tương xứng đối với hành vi tội phạm đã gây ra. Do đó, khi thi hành hình phạt tử hình, Nhà nước chấm dứt khả năng làm người của người phạm tội, nhưng việc anh ta là đại diện của nhân loại thì Nhà nước vẫn phải tôn trọng. Ví dụ của triết gia Trần Đức Thảo gợi những suy nghĩ về vấn đề liên quan: “...một người bị quy oan, coi như không còn trong hàng ngũ nhân dân. ...người ấy không còn chỗ nào đứng trong xã hội, do đó thì cũng không thể nào thanh minh... Trong tình cảnh như thế, thì chỉ còn danh nghĩa con người là có thể bảo đảm cho người bị quy oan một chỗ đứng tối thiểu, để tự thanh minh. Bất kỳ người nào cũng là một con người. Và không ai có thể tước đoạt cái danh nghĩa ấy của bất kỳ ai. »[2] Nhà nước có thể tước đoạt khả năng làm người của một tội phạm, nhưng danh nghĩa là một con người của anh ta thì không thể bị tước đoạt. Chính vì vậy, không thể thi hành hình phạt tử hình một cách man rợ theo kiểu chế độ phong kiến như «tứ mã phân thây», «tùng xẻo»,... Nói cách khác, việc thi hành hình phạt tử hình phải thể hiện sự tôn trọng tư cách nhân loại của phạm nhân: anh ta không còn giữ được phẩm giá riêng của anh ta, nhưng vẫn còn là hiện thân của nhân loại. Điều này gợi mở cho ý tưởng cân nhắc lại việc tử hình bằng hình thức bắn mà nước ta đang áp dụng. [1] Mireille Delmas- Marty. Vươn tới loài người bằng phương hướng pháp chế. In trong “Thách đố của thể kỷ XXI- Liên kết tri thức” do Morin chủ biên, bản dịch của Chu Tiến Ánh và Vương Toàn. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, H, 2005, tr.324,325. [2] Giáo sư Trần Đức Thảo. Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người.” In lần thứ hai. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.33-34.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên lý của việc bỏ hay giữ hình phạt tử hình.doc
Luận văn liên quan