Nguyên nhân của các vấn đề sức khỏe tâm thần
Sức khoẻ bao gồm sự khoẻ mạnh cả về thể chất, tâm lý và xã hội. Như vậy, sức khoẻ tâm thần có thể hiểu tương đương với cụm từ sức khoẻ tâm lý. Sức khoẻ tâm thần chỉ có vấn đề khi có những rối loạn về mặt tâm bệnh. Trong lịch sử tâm thần học cũng có những quan niệm duy tâm cho rằng nguyên nhân dẫn đến các rối lạon tâm thần là do các yếu tố bên ngoài như ma quỷ, tà khí . Song, trong tâm thần học hiện đại, những biểu hiện tâm bệnh là do những tác động qua lại liên tục của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội. Hay nói cách khác thì những biểu hiện tâm bệnh là do sự tác động không ngừng giữa các yếu tố bên ngoài như: kinh tế, văn hoá, các mối quan hệ xã hội .với các yếu tố bên trong như các đặc điểm di truyền, sinh hoá, sinh lý của não và các đặc điểm nhân cách .
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3770 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân của các vấn đề sức khỏe tâm thần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên nhân của các vấn đề sức khoẻ tâm thần
Sức khoẻ bao gồm sự khoẻ mạnh cả về thể chất, tâm lý và xã hội. Như vậy, sức khoẻ tâm thần có thể hiểu tương đương với cụm từ sức khoẻ tâm lý. Sức khoẻ tâm thần chỉ có vấn đề khi có những rối loạn về mặt tâm bệnh. Trong lịch sử tâm thần học cũng có những quan niệm duy tâm cho rằng nguyên nhân dẫn đến các rối lạon tâm thần là do các yếu tố bên ngoài như ma quỷ, tà khí... Song, trong tâm thần học hiện đại, những biểu hiện tâm bệnh là do những tác động qua lại liên tục của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội. Hay nói cách khác thì những biểu hiện tâm bệnh là do sự tác động không ngừng giữa các yếu tố bên ngoài như: kinh tế, văn hoá, các mối quan hệ xã hội...với các yếu tố bên trong như các đặc điểm di truyền, sinh hoá, sinh lý của não và các đặc điểm nhân cách...
Một trong 3 nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần đó chính là các yếu tố xã hội. Tất cả những hiện tượng về kinh tế xã hội, tuổi tác, giới tính, cấu trúc xã hội và những sự kiện trong đời sống cá nhân....đều có những tác động nhất định đến tâm lý của chủ thể, những tác động đó có thể là tích cực, nhằm thúc đẩy chủ thể phát triển. Nhưng cũng có thể là những tác động gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý con người.
Về tình trạng kinh tế xã hội, những áp lực về tài chính dễ gây cho con người cảm giác tự ti. Những người thất nghiệp thường hay suy nghĩ, cảm thấy mình là một người vô dụng, ăn hại, không có ích... Từ những ý nghĩ tiêu cực, họ dễ bị mất bĩnh tĩnh, không làm chủ được trạng thái tâm lí cuả mình.
Tuổi và giới cũng có ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần. những biểu hiện như phụ nữ có tỉ lệ bị trầm cảm và lo âu hơn so với nam giới, theo nhiều nghiên cứu thì tỉ lệ trầm cảm tăng ở người phụ nữ một phần là do trầm cảm sau sinh, có tới 41% phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh và nguy cơ tái phát của hội chứng này là 50%. Các rối loạn tâm thần thường xuất hiện khoảng vài ngày đến 6 tuần sau sinh, với nhiều mức độ khác nhau. Ở dạng trầm cảm nhẹ, sau khi sinh khoảng 3-4 ngày người mẹ thường thấy mệt mỏi, các hoạt động vô cùng khó khăn và vụng về, lo lắng thái quá đối với sức khỏe của con và của bản thân, khóc lóc vô cớ... Nếu bị trầm cảm nặng, từ trạng thái lo lắng, người mẹ trở nên buồn rầu, hay cáu gắt vô cớ, có những xử sự kỳ quặc với đứa con mới đẻ và những đứa trẻ khác. Nếu tình trạng trầm cảm nặng kéo dài quá 2 tuần, người mẹ sẽ rơi vào trạng thái rối loạn hành vi, với các biểu hiện như luôn cho rằng mình và con mắc bệnh hiểm nghèo, buồn rầu và hay khóc vô cớ, mất định hướng về không gian và thời gian, không chủ động được bản thân, có những lời nói hay hành vi thô bạo, xúc phạm tới người xung quanh. Thậm chí, nhiều người mẹ còn không quan tâm tới con của mình, bỏ mặc, hành hạ con, thậm chí giết hại hoặc tự sát. Có lẽ đó là hậu quả của sự thay đổi của vài loại nội tiết tố sinh dục trong khi có thai và ngay sau khi sinh, do sinh khó, có thai ngoài ý muốn, không được sự hỗ trợ của người thân trong quá trình sinh nở và nuôi con, phải tự chăm sóc con ban đêm, cuộc sống căng thẳng, trở lại công việc hằng ngày sớm hơn 30 ngày... Ngoài ra, trầm cảm sau sinh một phần là do hệ quả của lối sống hiện đại. Cuộc sống sôi động với nhiều áp lực đã khiến các bà mẹ trẻ chưa kịp học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chưa chuẩn bị sẵn tâm lý làm mẹ nên thường nảy sinh tâm lý lo lắng thái quá, dẫn tới trầm cảm.
Các mối quan hệ xã hội tốt là những yếu tố tích cực, ngăn ngừa những bệnh lí tâm thần không loạn thần, những cấu trúc xã hội: như gia đình, bạn bè, các tổ chức xã hội, tôn giáo...đều có ảnh hưởng nhất định đến trạng thái bệnh lí của người bệnh. Những người bị trầm cảm hay những người bị những rối loạn về tâm thần thì thường có rất ít các mỗi quan hệ xã hội, Họ tiếp xúc với ít người, luôn cảm thấy cô đơn, chính vì thế mà những tâm sự của họ không được bộc lộ, không được chia sẻ...họ dễ bị stress, hay cáu giận và thu mình, không muốn tiếp xúc. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi công nghệ phát triển nhiều hơn, con người chủ yếu làm việc bằng máy móc, họ thường xuyên tiếp xúc với máy móc, giao tiếp trao đổi cũng thông qua các công nghệ như internet, di động... nên những kĩ năng giao tiếp dường nưh bị thui chột đi. Trẻ em ngày nay cũng có những tiếp cận sớm đối với máy vi tính và mạng internet. Thay cho việc phải hoạt động vui chơi với tự nhiên thì nay lạingồi dán mắt vào chiếc máy tính để chơi game, chát...bố mẹ đi làm suốt ngày không có thời gian để chăm sóc, quản lí đó cũng chính là một phần nguyên nhân gây nên những vấn đề về sức khoẻ tâm lí.
Hiện nay, có rất nhiều người trẻ tuổi rơi vào những trường hợp bị rối loạn tâm lí, họ say sưa với cuộc sống không có thực như hiện tượng “sống ảo” thường thấy ở các game thủ. Với những tín đồ của game online, nhiều bạn trẻ khi bước ra ngoài cuộc sống thật vẫn chưa dứt khỏi cơn mộng mị mình là hiệp sĩ, là kiếm sĩ hành tẩu giang hồ diệt gian trừ bạo. Rất nhiều game thủ, những người nghiện internet con nhà khá giả và tiếp cận sớm với máy vi tính. Nhưng không ít người đã mất dần đi những kỹ năng sống thiết yếu nhất của một người trẻ. Nhiều bệnh nhân đã tự nhận rằng mình online rất nhiều giờ trong ngày và hài lòng với bản thân mình dưới một nickname trong một thế giới ảo hơn là với chính mình ngoài đời thực. Họ thích trở thành một cao thủ võ lâm trong game hơn là một học sinh dốt toán và hay bị bố mẹ la mắng ở nhà. Họ kết bạn, yêu và thậm chí xây dựng đời sống vợ chồng với những cái nick khác trong một không gian ảo nhiều phần mộng mị. Hay một hiện tượng nữa đó là những người hay tự dằn vặt mình, khi họ gặp khó khăn, ví dụ như trong học tập thì họ luôn tự dằn vặt rằng: mình đang học để làm gì, mình tồn tại có ý nghĩa gì? hay trong cuộc sống họ cũng hay có những câu hỏi”mình sống để làm gì?” tất nhiên là những người bình thường thì cũng có những câu hỏi như thế này để kiểm nghiệm bản thân, song với những người khó thoát ra khỏi được ý nghĩ tiêu cực đó, lúc nào cũng luẩn quẩn trong những cái suy nghĩ đó và có những biểu hiện hành vi sai lệch thì có thể là họ đã có vấn đề về sức khoẻ tâm lí. Có lẽ cuộc sống càng hiện đại, xã hội càng thay đổi thì dường như con người càng có nhiều mối bận tâm thì áp lực lên cuộc sống cũng càng cao hơn, khiến cho con người nặng nề nhiều trách nhiệm hơn.
Nguyên nhân cuối cùng trong các yếu tố xã hội là những sự kiện trong đời sống cá nhân. Khi phải đối mặt với những cú sốc lớn về mặt tình cảm, vật chất, đặc biệt là những cú sốc về tình cảm thì cũng gây ra những ảnh hưởng về mặt tâm lí đến con người. Ví dụ như phải chứng kiến một người thân của mình ra đi thì người ta sẽ cảm thấy chỗ dựa tinh thần không còn nữa, họ sẽ dễ bị đi vào trạng thái vô vọng, cảm thấy đơn côi giữa cuộc sống, hay những ví dụ về những người bị thất tình chẳng hạn, họ cũng sẽ có cảm giác cô độc, thấy mình là kẻ bị ruồng bỏ, và nếu cứ suy tư tiếp trong cảm giác như vậy thì con người sẽ không tỉnh táo để có những suy nghĩ tích cực hơn.
Nói chung, chúng ta không thể chia ra những nguyên nhân nào là nguyên nhân chính dẫn đến những ảnh hưởng về sức khoẻ tâm thần. các nguyên nhân luôn có sự tác động qua lại với nhau, tuỳ vào tình huống, hoàn cảnh mà nguyên nhân đó là nguyên nhân chính. Cũng có những người cũng bị rơi vào những hoàn cảnh tương tự nhưng họ có một thể chất tốt, có được sự quan tâm của mọi người nên họ vẫn có thể phát triển một cách khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tâm hồn. Chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, hội nhập, chắc chắn sẽ có nhiều áp lực và trách nhiệm hơn, song nếu chúng ta biết cách dung hoà những áp lực trách nhiệm đó thông qua những hoạt động giao tiếp, chia sẻ, biết cách nghỉ ngơi, tránh stress thì chắc chắn là chúng ta sẽ phát triển được một cách hoàn thiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nguyên nhân của các vấn đề sức khỏe tâm thần.docx