Nguyên nhân hình thành phong trào không liên kết

Phong trào Không Liên Kết là một tổ chức quốc tế liên chính phủ , liên lục địa rộng lớn nhất của các nước đang phát triển mà Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trong giai đoạn quyết liệt nhất. Mặc dù hết sức đa dạng về văn hóa tín ngưỡng, về chế độ chính trị xã hội, về lợi ích dân tộc, nhưng các nước không liên kết có nhiều điểm tương đồng: phần lớn đều bị thực dân đô hộ, kinh tế kém phát triển, cùng chung nguyện vọng muốn có hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Đó là cơ sở khách quan để phong trào có thể trở thành một tập hợp lực lượng rộng rãi, đoàn kết, gắn bó trong một cương lĩnh hoạt động tối thiểu. Việc nghiên cứu nguyên nhân hình thành phong trào Không Liên Kết sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự ra đời của phong trào, từ đó có những định hướng đúng đắn khi Việt Nam cũng là một thành viên chính thức của tổ chức này. I.Lời mở đầu 1 II.Nội dung chính .1 1.Vài nét về phong trào Không Liên Kết 1 2.Nguyên nhân hình thành phong trào Không Liên Kết . 2 2.1.Những biến đổi sâu sắc của cục diện thế giới sau chiến tranh Thế giới thứ hai .2 2.2.Tình hình quốc tế cuối thập kỷ 1940 và suốt thập kỷ 1950 trở nên hết sức căng thẳng 3 2.3.Sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng của các nước thế giới thứ ba đầu thập kỷ 1960 4 2.4.Nhận thức của giới lãnh đạo các nước đang phát triển 5 3.Những sự kiện nổi bật dẫn tới sự hình thành phong trào Không Liên Kết 6 III.Kết luận 7

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4101 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân hình thành phong trào không liên kết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Lời mở đầu Phong trào Không Liên Kết là một tổ chức quốc tế liên chính phủ , liên lục địa rộng lớn nhất của các nước đang phát triển mà Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trong giai đoạn quyết liệt nhất. Mặc dù hết sức đa dạng về văn hóa tín ngưỡng, về chế độ chính trị xã hội, về lợi ích dân tộc, nhưng các nước không liên kết có nhiều điểm tương đồng: phần lớn đều bị thực dân đô hộ, kinh tế kém phát triển, cùng chung nguyện vọng muốn có hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Đó là cơ sở khách quan để phong trào có thể trở thành một tập hợp lực lượng rộng rãi, đoàn kết, gắn bó trong một cương lĩnh hoạt động tối thiểu. Việc nghiên cứu nguyên nhân hình thành phong trào Không Liên Kết sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự ra đời của phong trào, từ đó có những định hướng đúng đắn khi Việt Nam cũng là một thành viên chính thức của tổ chức này. II.Nội dung chính: 1.Vài nét về Phong trào Không Liên Kết Phong trào Không Liên Kết, tên tiếng anh là Non–Aligned Movement, viết tắt là NAM, chính thức ra đời từ hội nghị cấp cao Belgrade (Nam Tư) tháng 9 năm 1961. Phong trào cho đến nay đã tồn tại gần 40 năm, có 114 thành viên, gồm tất cả các nước thuộc 5 châu lục, hơn 1/2 dân số thế giới, 2/3 tổng số nước thành viên Liên Hợp Quốc. Phong trào Không Liên Kết là một phong trào quốc tế rộng lớn bao gồm những nước có chính sách đối ngoại không liên kết, không tham gia vào bất cứ khối, nhóm quân sự-chính trị nào. Phong trào Không Liên Kết ra đời vào lúc cao trào giải phóng dân tộc .làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh chiến tranh lạnh có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. “Phong trào chủ trương chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đấu tranh giành độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, hợp tác quốc tế trên cơ sở công bằng và cùng có lợi, thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lý và bảo vệ hoà bình và an ninh của các dân tộc” 1. 2.Nguyên nhân hình thành Phong trào Không Liên Kết 2.1.Những biến đổi sâu sắc của cục diện thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. Sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, mở đầu một thời cao trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, một thời cách mạng sôi nổi nhất trong lịch sử cách mạng thế giới. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới gắn liền với một sự kiện quan trọng là sự lớn mạnh của Liên Xô sau chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Sau chiến tranh, Liên Xô đã trở thành một cường quốc mạnh nhất lục địa châu Âu về quân sự, có uy tín chính trị và vị trí quốc tế mà không một cường quốc đế quốc nào sánh nổi. Như vậy, trên thế giới hình thành hai hệ thống chính trị đối lập nhau, song song cùng tồn tại. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ tại nhiều khu vực, đặc biệt là tại các nước Á, Phi, Mỹ La tinh, đã làm sụp đổ một mảng lớn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. “Ngay sau khi Nhật đầu hàng, ở Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Phillipines…liên tiếp nổ ra các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Do kết quả của sự suy yếu toàn diện của chủ nghĩa đế quốc trong chiến tranh và sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội, một làn sóng giải phóng dân tộc mạnh chưa từng thấy, bắt đầu nổ ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, rồi tiếp đến Trung Cận Đông, Bắc Phi và cuối cùng, châu Mỹ La tinh cũng chuyển động”2. Mỹ lợi dụng ưu thế kinh tế và quân sự nhờ chiến tranh thế giới đem lại, đặc biệt là độc quyền về vũ khí nguyên tử, ra sức thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, dùng “chiến lược trả đũa ồ ạt” hòng đẩy lùi “chủ nghĩa Cộng sản”, thành lập Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO (1949) và các khối quân sự khác, tiếp tay cho bọn thực dân cũ hòng bóp chết phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Chiến lược quân sự cơ bản của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là duy trì ưu thế quân sự áp đảo đối với Liên Xô, đặc biệt là về vũ khí hạt nhân, coi đó là công cụ chủ yếu để thực hiện sự thống trị của chúng đối với toàn thế giới. 2.2.Tình hình quốc tế cuối thập kỷ 1940 và suốt thập kỷ 1950 trở nên hết sức căng thẳng Sau thất bại của Pháp ở Việt Nam và thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, đặc biệt là sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 1949, đế quốc thực dân tăng cường câu kết, tập hợp đồng minh và bạn bè hòng “ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản”, đối phó với phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ chẳng những ở châu Á mà ở cả châu Phi và Mỹ Latinh. Ngoài khối quân sự NATO ở châu Âu, Mỹ thành lập ở châu Á và châu Đại Dương một loạt khối quân sự như ANZUS, SEATO, CENTO. Từ sau hội nghĩ Bangdung, các nước độc lập non trẻ Á, Phi, Mỹ Latinh phải đương đầu với những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế. Nhằm chống chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc, Mỹ một mặt đẩy mạnh chính sách chiến tranh lạnh, mặt khác ra sức lôi kéo một số nước mới độc lập tham gia các khối quân sự, đồng thời huy động đồng minh và phe cánh thân Mỹ phản kích quyết liệt cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc tại nhiều khu vực Tình hình đó làm cho nhiều nhà lãnh đạo các nước Á, Phi, Mỹ La tinh mới độc lập hoặc đang đấu tranh để giành độc lập hết sức lo ngại. Các nước này có nhu cầu cấp bách là phải đoàn kết lại để có tiếng nói chung có trọng lượng đối với các vấn đề quốc tế nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc, ủng hộc các dân tộc đang đấu tranh thoát khỏi chủ nghĩa thực dân, không để bị lôi kéo vào các liên minh quân sự và để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới, tạo một môi trường quốc tế hòa bình để tồn tại và phát triển. Ngay trong năm 1945, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ Indonesia ra Tuyên bố chung về việc phối hợp đấu tranh giữa hai nước để tránh chủ nghĩa thực dân, đồng thời thành lập Ủy ban trù bị về hợp tác giữa các nước Đông Nam Á. Sáng kiến của Hồ Chí Minh không thực hiện được vì thực dân Pháp và Hà Lan đưa quân tái chiến Việt Nam và Indonesia, nhân dân hai nước phải tiến hành kháng chiến tự giải phóng lần hai. Trong bài phát biểu năm 1946, tức trước ngày Ấn Độ được chính thức trao trả độc lập, Thủ tướng J.Nehru đã đưa ra những nguyên tắc của chính sách đối ngoại Ấn Độ là quyền tự quyết, độc lập, bình đẳng. Ông nói rằng Ấn Độ sẽ không tham gia bất cứ nhóm quân sự nào, sẽ không thụ động và không trung lập trong những vấn đề như chiến tranh và hòa bình, nhưng sẽ cố gắng hết sức mình vì sự nghiệp hòa bình. “Các vị lãnh đạo đó đã chọn con đường riêng của mình trong quan hệ quốc tế mà sau này gọi là chính sách trung lập tích cực, hoặc bằng nhiều tên khác nhau, nhưng thực chất là chính sách không liên kết”3. 2.3.Sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng của các nước thế giới thứ ba đầu thập kỷ 1960 Ở châu Á, nhân dân Irac làm cách mạng tháng 7/1958 đánh đổ chế độ quân chủ. Chính quyền mới của Irac tuyên bố rút khỏi khối quân sự Baghdad, buộc Mỹ phải rời trụ sở của khối quân sự này đến Ankara, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ, va đổi tên thành Hiệp ước trung Tâm (CENTO). Ở miền Nam Việt Nam, Mỹ nguỵ phá hoại hiệp định Geneva, thi hành chính sách đơn phương vô cùng tàn bạo, nhưng không ngăn chặn được cao trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta, đưa đến việc ra đời Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam 20/10/1960, thông qua tuyên ngôn và chương trình hành động 10 điểm với “Chính sách đối ngoại hoà bình , trung lập, chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hoà bình thế giới”. Từ sau hội nghị Bangdung, phong trào đoàn kết nhân dân Á - Phi tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Sau khi Ai Cập quốc hữu hoá kenh đào Suez và đánh thắng cuộc xâm lược của bộ ba Anh, Pháp và Israel, cuối 1956 một phái đoàn của Uỷ ban đoàn kết Á-Phi của một số nước châu Á đến Cairo để chào mừng thắng lợi của nhân dân Ai Cập anh hùng dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Nasser. Ở châu Phi, một loạt nước dành được độc lập dân tộc như Tuynidi và Maroc (1956), Gana (1957), Ghinê (1958), Libi (1959). Năm 1960 được gọi là năm châu Phi với sự ra đời của 16 nước độc lập. Hai hội nghị lần một và lần hai của các nước châu Phi độc lập tháng 12/1958 và tháng 6/1960 thông qua nhiều nghị quyết quan trọng theo tinh thần Tuyên bố Bangdung. Ở Mỹ La tinh, cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống chế độ độc tài Batista đã thành công vào tháng 1/1959. Cuba tuyên bố chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của cách mạng Cuba và thất bại của cuộc xâm lược vũ trang của Mỹ tại vịnh Giron đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Tây bán cầu chống các chế độ độc tài thân Mỹ. 2.4.Nhận thức của giới lãnh đạo các nước đang phát triển Đối với Thủ tướng Nehru, mối quan tâm trước tiên là quyền tự quyết của các dân tộc và khả năng của các nước bảo vệ độc lập, tự do của mình trong điều kiện quan hệ quốc tế căng thẳng và nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới. Sau sự kiện kênh đào Suez, Tổng Thống Nasser nổi lên là người bảo vệ quyền lợi của nhân dân Ai Cập, đặc biệt là nhân dân Palestin chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Israel. Nehru và Nasser chống các liên minh quân sự, tranh thủ viện trợ của Liên Xô để tăng cường khả năng tự vệ của nước mình. Thủ tướng Sukarno với quan điểm dân tộc chủ nghĩa cấp tiến,tích cực chống đế quốc, thực dân, đòi để cho các nước mới độc lập có quyền lựa chọn chế độ xã hội và quan hệ quốc tế của mình. Mối quan tâm lớn nhất của Sukarno là cùng với Trung Quốc tập hợp các lực lượng mới trỗi dậy Ghana là một nước đầu tiên của Châu Phi giành được độc lập và đóng vai trò quan trọng trong phong trào giải phóng và đoàn kết lục địa này. Vì vậy, mối quan tâm đầu tiên của Tổng thống Nkrumah là thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa toàn Châu Phi,thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam Châu Phi. Từ đầu những năm 1950, Tổng thống Tito có nhiều cuộc tiếp xúc với những nhà lãnh đạo của một loạt nước Á-Phi với ý đồ vận động thành lập một phong trào rộng lớn của các nước không liên kết nhằm đương đầu với hai siêu cường mà thế lực đang mở rộng trên thế giới. 3.Những sự kiện nổi bật dẫn tới sự hình thành Phong trào Không Liên Kết Tháng 3/1947, thủ tướng Nehru triệu tập tại New Delhi hội nghị Đại biểu các tổ chức và đoàn thể quần chúng, về sau được gọi là Hội nghị về quan hệ châu Á lần thứ nhất. Tham gia có đại biểu 26 nước châu Á. Mục đích là thảo luận về hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các nước châu Á. Tháng 1/1949, theo đề nghị của Miến Điện, thủ tướng Nehru tổ chức Hội nghị Châu Á lần thứ hai tại New Delhi. Tham dự có đại diện chính phủ 15 nước, nhằm mục đích ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Tháng 4/1954, thủ tướng 5 nước Ấn Độ, Miến Điện, Indonesia, Pakistan và Sri Lanca họp tại Colombo để thảo luận các vấn đề quan tâm chung như chống thực dân và phân biệt chủng tộc, chiến tranh lạnh, vấn đề thử vũ khí hạt nhân và hợp tác kinh tế. Tại đây, thủ tướng Nehru tuyên bố rằng đa số các nước tham dự hội nghị theo đuổi chính sách không liên kết. Từ cuối năm 1954 đến tháng 4/1955 đã diễn ra một loạt các cuộc tiếp xúc ngoại giao quan trọng của thủ tướng Nehru với tổng thống Nasser, tổng thống Tito đặc biệt là với thủ tướng Chu Ân Lai. Ấn Độ và Trung Quốc ra Thông cáo chung nêu lên 5 nguyên tắc chỉ đạo quan hệ giữa hai nước có chế độ chính trị-xã hội khác nhau, về sau được gọi là 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình Từ 18 đến 22/4/1955, diễn ra hội nghị Bangdung gồm chính phủ của 29 nước Á-Phi. Những đề tài chính được thảo luận là hòa bình thế giới, an ninh của các nước Á-Phi, cùng tồn tại hòa bình và láng giềng thân thiện, giải phóng các dân tộc Á-Phi khỏi ách thống trị thực dân và phân biệt chủng tộc Tháng 9/1960, nhân dịp đến New York dự khóa họp lần thứ 15 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, thủ tướng Nehru, các tổng thống Nasser, Sukarno, Tito và Nkrumah gặp nhau và đồng ý triệu tập một hội nghị của tất cả các nước Không Liên Kết châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh và châu Âu. Hội nghị trù bị Cairo từ ngày 5 đến 12/6/1961 bàn về vai trò và chính sách của phong trào Không Liên Kết trong tương lai Hội nghị các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước không liên kết tại Nam Tư vào đầu tháng 9/1961 đã chính thức khai sinh ra Phong trào Không Liên Kết III.Kết luận Như vậy, khuynh hướng xuất hiện từ cuối thập kỷ 1940 tại một số nước châu Á độc lập, đã phát triển thành phong trào đoàn kết Á-Phi vào giữa thập kỷ 1950 với 10 nguyên tắc Bangdung và đến đầu thập kỷ 1960 trở thành phong trào đoàn kết các nước Á-Phi-Mỹ La tinh và châu Âu, về sau gọi là Phong trào các nước Không Liên Kết. 5 nguyên thủ sáng lập Phong trào Không Liên Kết là Nehru, Nasser, Sukarno, Tito và Nkrumah đều cùng chung một nguyện vọng tập hợp các nước mới độc lập thành một lực lượng chính trị độc lập đối với các nước lớn và đứng ngoài các khối quân sự để có vai trò trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Phong trào Không Liên Kết tồn tại hơn 3 thập niên và không ngừng phát triển. Nhìn lại lịch sử của phong trào, chúng ta thấy sự đóng góp của phong trào vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới là to lớn và nói chung là tích cực. Phong trào tiếp tục là chỗ dựa tinh thần, là tập hợp đoàn kết rộng rãi của 114 nước đang phát triển vì những lợi ích căn bản chung của các nước này và vì mục tiều phấn đấu cho một trật tự thế giới công bằng, bình đẳng, lành mạnh. Việc phong trào liên tục có thêm thành viên mới đã tiếp tục thể hiện sức sống, sự hấp dẫn và khẳng định vai trò chính trị không thể thiếu của mình. CÁC TRÍCH DẪN 1.Nguyễn Anh Thái (chủ biên) – Lịch sử thế giới hiện đại 1917-1995 – Nhà xuất bản Giáo dục, 2003, trang 319. 2.Đào Huy Ngọc – Giáo trình Lịch sử Quan hệ Quốc tế (1870 -1964) – Học viện Quan hệ Quốc tế - Hà Nội, 1996, trang 85. 3.Võ Anh Tuấn – Phong trào Không Liên Kết - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội – 1999, trang 23. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Anh Thái – Lịch sử thế giới hiện đại 1917-1995 – Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. 2.Võ Anh Tuấn – Phong trào Không Liên Kết – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1999. 3.Nguyễn Anh Thái – Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 1995, quyển A – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội – 1998. 4.Đào Huy Ngọc – Giáo trình Lịch sử Quan hệ Quốc tế 1870-1964 – Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội, 1996. 5.Trang web của Bộ Ngoại giao Mục lục I.Lời mở đầu ………………………………………………………………1 II.Nội dung chính………………………………………………………….1 1.Vài nét về phong trào Không Liên Kết…………………………………..1 2.Nguyên nhân hình thành phong trào Không Liên Kết………………...…2 2.1.Những biến đổi sâu sắc của cục diện thế giới sau chiến tranh Thế giới thứ hai……………………………………………….2 2.2.Tình hình quốc tế cuối thập kỷ 1940 và suốt thập kỷ 1950 trở nên hết sức căng thẳng…………………………………………………3 2.3.Sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng của các nước thế giới thứ ba đầu thập kỷ 1960…………………………………………4 2.4.Nhận thức của giới lãnh đạo các nước đang phát triển………………5 3.Những sự kiện nổi bật dẫn tới sự hình thành phong trào Không Liên Kết………………………………………………6 III.Kết luận………………………………………………………………..7 Mục lục I.Lời mở đầu ………………………………………………………………1 II.Nội dung chính………………………………………………………….1 1.Vài nét về phong trào Không Liên Kết…………………………………..1 2.Nguyên nhân hình thành phong trào Không Liên Kết………………...…2 2.1.Những biến đổi sâu sắc của cục diện thế giới sau chiến tranh Thế giới thứ hai……………………………………………….2 2.2.Tình hình quốc tế cuối thập kỷ 1940 và suốt thập kỷ 1950 trở nên hết sức căng thẳng…………………………………………………3 2.3.Sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng của các nước thế giới thứ ba đầu thập kỷ 1960…………………………………………4 2.4.Nhận thức của giới lãnh đạo các nước đang phát triển………………5 3.Những sự kiện nổi bật dẫn tới sự hình thành phong trào Không Liên Kết………………………………………………6 III.Kết luận………………………………………………………………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên nhân hình thành Phong trào Không Liên Kết.doc