Nguyên nhân xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung ở Việt Nam và ưu thế của nó

Kiểu văn hoá hỗn dung này đã làm cho nền văn hoá nước ta chủ động và có nhiều lợi thế hơn trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất giúp cho nền văn hoá nước ta đối mặt với những thử thách trong thời kì giao lưu văn hoá mạnh mẽ như hiện nay. Do vậy việc giữ gìn bản sắc văn hoá là việc của mỗi người chúng ta.

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5507 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung ở Việt Nam và ưu thế của nó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang A. Mở đầu……………………………………………………………………………1 B. Nội dung………………………………………………………………….…….....1 I. Nguyên nhân xuất hiện “ kiểu văn hóa hỗn dung điển hình” của văn hóa Vệt Nam…………………………………....….……1 1. Địa – văn hoá……………………………………………………………………....1 2. Nhân học – văn hoá…………………………………………………………..……2 3. Tôn giáo…………………………………………………………………….………2 4. Giao lưu - tiếp biến văn hoá…………………………………………….…………2 5. Lịch sử nước ta……………………………………………………….……………2 II. Những biểu hiện của văn hoá hỗn dung của nước ta……..……..……………..3 III. Ưu thế của “kiểu văn hóa hỗn dung điển hình” của văn hóa Vệt Nam hiện nay………………………………………………4 C. Kết luận……………………………………………………….……………….….4 DANH MỤC THAM KHẢO………………...….……………………………………5 A. Mở đầu. Văn hoá nước ta là kiểu văn hoá hỗn dung. Đây là một đặc điểm nổi bật của văn hoá nước ta, ít có nền văn hoá nào giống vậy. Rất ít người biết và hiểu rõ kiểu văn hoá hỗn dung là gì, do đó trong bài này tôi sẽ giúp các bạn hiểu về kiểu văn hoá hỗn dung điển hình của văn hoá Việt Nam. B. Nội dung. “Hỗn dung” có thể hiểu là hỗn hợp và dung chấp. Do đó, văn hóa hỗn dung là kiểu văn hóa vừa tiếp thu những yếu tố văn hóa của bên ngoài vừa cải biến những yếu tố văn hóa bên ngoài cho phù hợp với nền văn của của mình để giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. I. Nguyên nhân xuất hiện “ kiểu văn hóa hỗn dung điển hình” của văn hóa Vệt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nước ta có kiểu văn hoá hỗn dung, tôi sẽ chỉ cho các bạn một số nguyên nhân. Những nguyên nhân này được tôi xem xét theo các công cụ định vị văn hoá, và dưới góc nhìn lịch sử của nước ta. 1. Địa – văn hoá. Nước ta nằm ở trung tâm Đông Nam Á, giao điểm đường buôn bán và cũng là đầu mối giao thông đường thuỷ - bộ với nhiều nước trên thế giới, do đó bằng con đường buôn bán Việt Nam đã tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác như văn hoá các nước phương Tây (Hà Lan, Pháp,..), các nước khu vực Đông Nam Á. Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta giao lưu với nhiều nền văn hoá, nên tính hỗn hợp và tính dung chấp cao của văn hoá nước ta. Bản đồ vị trí địa lí nước ta. 2. Nhân học – văn hoá. Tính dung chấp văn hoá của người Việt bắt nguồn từ quá trình hình thành dân tộc Việt, quá trình hình thành này được xem xét ở hai mặt là mặt chủng và mặt ngôn ngữ: - Về mặt chủng, tộc người Việt (kinh) là sự hoà huyết của các tộc người ở Đông Nam Á, còn gọi là người Bách Việt. Ngoài ra trong thời kì Bắc thuộc, người Việt còn hoà huyết với người Hán. - Về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ phổ thông hiện nay là tiếng Việt - của tộc người Kinh, là kết quả của quá trình giao lưu và hoà hợp các thổ ngữ của các tộc người trong cộng đồng Bách Việt, quá trình Hán hoá và trong cuộc giao lưu với văn hoá phương Tây - từ thời Pháp thuộc đến nay. Trong những quá trình này, người Việt. 3. Tôn giáo. Nước ta đã tiếp nhận nhiều loại tôn giáo: thiên chúa giáo, nhưng phật giáo của Ấn Độ có ảnh hưởng lớn nhất tới văn hoá Việt Nam. Nhưng phật giáo Việt Nam không xuất thế mà nhập thế, gắn với phù chú, cầu xin tài lộc, phúc thọ hơn là tu hành thoát tục. Khi Phật giáo (Đại thừa) từ Trung Quốc vào nước ta, tăng lữ Việt Nam mới đi sâu hơn vào Phật học, nhưng dần hình thành những tôn phái riêng như Thiền Tông Trúc Lâm đề cao Phật tại tâm. 4. Giao lưu - tiếp biến văn hoá. Sự giao lưu - tiếp biến văn hoá là dựa trên lý thuyết các trung tâm và sự lan toả văn hoá hay còn gọi là thuyết khuếch tán văn hoá. Điều này được giải thích như sau: theo thuyết trên thì các trung tâm văn hoá lớn như Ấn Độ, Trung Quốc không ngừng lan toả sang các nước khác đồng thời giao thoa với nhau, tạo nên những vùng giao thoa văn hoá – nơi chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều trung tâm văn hoá. Vì nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá nhỏ, lại nằm trong vùng giao thoa văn hoá nên văn hoá nước ta chịu ảnh hưởng của những nền văn hoá lớn, đây là sự giao lưu - tiếp biến văn hoá. Do đó mà văn hoá nước ta có tính tổng hợp và dung chấp. 5. Lịch sử nước ta. Nước ta luôn đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc, một cường quốc, cạnh nước ta âm mưu xâm chiếm và đồng hoá. Do đó nước ta đã mở cửa nền văn hoá, chấp nhận những giá trị văn hoá bên ngoài và cải biến nó cho phù hợp với nền văn hoá nước ta. Trong những nền văn hoá ta tiếp thu từ bên ngoài có Ấn Độ, một nền văn hoá lớn tương đương với Trung Quốc và được du nhập bằng con đường hoà bình nên đã có ảnh hưởng lớn đến nước ta. II. Những biểu hiện của văn hoá hỗn dung của nước ta. Trong nền văn hoá hiện nay có rất nhiều biểu hiện thể hiện sự hỗn dung của văn hoá nước ta, điểm này được thể hiện trong một số lĩnh vực sau: - Thứ nhất tôi xét đến chữ viết. Trong thời kì Bắc thuộc nước ta tiếp nhận từ Trung Quốc chữ Hán, nhưng chữ Hán được đọc theo cách của người Việt, gọi là cách đọc Hán-Việt và được Việt hóa bằng nhiều cách tạo ra nhiều từ Việt thông dụng. Tiếng Việt phát triển phong phú đi đến ra đời hệ thống chữ viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào thế kỉ XIII là chữ Nôm. Chữ Hán Chữ Nôm Hay người Chăm đã tiếp thu hệ thống văn tự Ấn Độ cổ (chữ Phạn – Sancrit) để tạo ra chữ viết riêng của họ. Hay vào thế kỉ XVIII, cùng với sự du nhập của Kitô giáo các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã từng dùng tiếng Latin để phiên âm tiếng Việt. Đây chính là nền móng sơ khỏi của chữ Quốc ngữ. - Thứ hai là hệ thống ngôn từ. Ở trên tôi đã nói Việt hóa tiếng Hán bằng nhiều cách để tạo ra nhiều từ Việt thông dụng, chẳng hạn: số lượng, số đếm hay thứ tự (nhất: một, nhị: hai, tam: ba,…); hay những từ cần thể hiện sự trang trọng mà tiếng Việt không có như: thiên tử (con trời), long ân (ân huệ được vua ban cho), long bào (áo của vua),… Hay khi tiếp xúc với phương Tây, ta đã Việt hoá những từ của họ thành từ Việt thông dụng dung trong cuộc sống như: xà phòng/xà bông (savon), ga (gaz), ghi - đông (guidon), xilanh (cylinder), xi măng (cement), … - Ở nước ta hiện nay rất nhiều lĩnh vực thể hiện được sự hỗn dung của nền văn hoá Việt Nam: thời trang, kiểu tóc, kiến trúc,… III. Ưu thế của “kiểu văn hóa hỗn dung điển hình” của văn hóa Vệt Nam hiện nay. Thứ nhất, vì là kiểu văn hoá hỗn dung nên văn hoá nước ta từ trước đến nay đã quen với việc tiếp nhận các nền văn hoá nước ngoài và cải biến nó thành bản sắc dân tộc. Đây là một lợi thế của nền văn hoá nước ta giúp ta chủ động hội nhập với thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ ở mọi nơi trên mọi lĩnh vực. Thứ hai, nhờ tính hỗn hợp và dung hoà mà nền văn hoá nước ta vẫn giữ được bản sắc dân tộc, thay vì hoà tan với các nền văn hoá khác trên thế giới. Bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như pop, hiphop,... nước ta vẫn lưu giữ những nhạc truyền thống như hát quan họ, hát trầu văn, cải lương,... Hay áo dài truyền thống đến bây giờ vẫn còn được lưu giữ và góp phần tạo nên nét riêng của văn hoá Việt Nam và nhiều yếu tố văn hoá cổ truyền khác. C. Kết luận. Kiểu văn hoá hỗn dung này đã làm cho nền văn hoá nước ta chủ động và có nhiều lợi thế hơn trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất giúp cho nền văn hoá nước ta đối mặt với những thử thách trong thời kì giao lưu văn hoá mạnh mẽ như hiện nay. Do vậy việc giữ gìn bản sắc văn hoá là việc của mỗi người chúng ta. DANH MỤC THAM KHẢO. 1. TS. Phạm Thái Việt (chủ biên), Đại cương về văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn hoá – thông tin, 2004. 2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên nhân xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung ở Việt Nam và ưu thế của nó.doc
Luận văn liên quan