ĐẶT VẤN ĐỀ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Khái niệm nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
2. Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
2.1. Cơ sở thực tiễn
2.2. Cơ sở pháp lí.
3. Ý nghĩa nguyên tắc đảm bảo sự vô sự của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
4. Nội dung của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
4.1. Đối với người tiến hành tố tụng.
4.2. Đối với người tham gia tố tụng.
5.Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
6. Về thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư cũng người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và một số giải pháp.
III. KẾT LUẬN.
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5572 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tốt tụng, người tham gia tố tụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
Trang.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2
1. Khái niệm nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
2
2. Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
3
2.1. Cơ sở thực tiễn
3
2.2. Cơ sở pháp lí.
3
3. Ý nghĩa nguyên tắc đảm bảo sự vô sự của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
4
4. Nội dung của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
4
4.1. Đối với người tiến hành tố tụng.
4
4.2. Đối với người tham gia tố tụng.
5
5.Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
6
6. Về thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư cũng người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và một số giải pháp.
7
III. KẾT LUẬN.
8
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Khi xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật ngoài quan tâm tới sự phù hợp với thực tiễn, sự hoàn thiện của văn bản thì để đảm bảo cho sự thống nhất cũng như đúng mục tiêu ban đầu đề ra các nhà làm luật phải tuân theo các nguyên tắc mang tính định hướng. Pháp luật tố tụng dân sự cũng không phải là một ngoại lệ, nó cũng được xây dựng trên nên tảng của một hệ thống các quan điểm pháp lý mang tính xuất phát điểm đó là hệ thống những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự việt nam. Một trong những nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo nhằm bảo đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác và khách quan nhất là nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tốt tụng, người tham gia tố tụng. Vậy nguyên tắc này được ghi nhận như thế nào, nội dung, ý nghĩa cũng như việc đảm bảo thực hiện nó ra sao là một điều cần tìm hiểu. Sau đây em xin được trình bày những hiểu biết của mình về nguyên tắc này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Khái niệm nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “nguyên tắc” được giải thích là những quy định, phép tắc hay những tiêu chuẩn làm cơ sở, chỗ dựa để xem xét hay làm một việc gì đó. Hiểu một nghĩa chung nhất thì nguyên tắc là điều cơ bản đã định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loại việc làm. Nguyên tắc là sản phẩm của quá trình nhận thức thế giới khách quan được đúc rút lại thành những nguyên lí, phản ánh những quy luật khách quan và được coi là “cái chuẩn” cho mọi quá trình hoạt động. Mỗi ngành khoa học, mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể đề cập nguyên tắc theo những góc độ riêng, đặc thù cho từng ngành khoa học hay lĩnh vực hoạt động đó. Dưới góc độ pháp lý, với ý nghĩa là một nguyện tắc của một ngành luật, những nguyên tắc trong tố tụng dân sự được hiểu là “những nguyên lí, tư tưởng chỉ đạo, được quy định trong các văn bản pháp luật , thể hiện đường lối chính sách của đảng và nhà nước đối với toàn bộ quá trình giải quyết một vụ việc dân sự tại tòa án” những nguyên tắc này sẽ định hướng cho quá trình xây dựng nên luật tố tụng dân sự.
Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Cụ thể nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 16 Bộ luật tố tung dân sự theo đó phải: “Đảm bảo sự vô tư của những người tham gia tố tụng. Chánh án Tào án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tốt tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không có sự vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.
2. Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
2.1. Cơ sở thực tiễn
Đây là một nguyên tắc xuất phát từ đòi hỏi đảm bảo lợi ích giữa các đương sự tham gia trong quá trình xử lí các vụ việc dân sự, đảm bảo sự công bằng và sự thật khách quan của vụ việc, bởi lẽ không phải lúc nào thì những người tham gia tố tụng, ngươi tiến hành tố tụng cũng thực sự vô tư. Như trong trường hợp họ là người nhà của nhau, vợ chồng của nhau, họăc họ có mối thân tình với nhau …những trường hợp này sẽ làm cho những người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng có sự thiên vị hay định kiến tạo nên sự không công bằng đối với một trong hai bên điều này ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, làm giảm lòng tin của người dân đối với việc thực thi pháp luật và ngay cả trong trường hợp người tiến hành tốt tụng người tham gia tố tụng có thực sự công tâm thì những người xung quanh cũng không có sự tin tưởng một cách tuyệt đối với sự tham gia của họ vào quá trình giải quyết vụ việc. Chính vì những lí do trên
mà nguyên tắc được đặt ra.
2.2. Cơ sở pháp lí.
Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được xuất phát từ nguyên tắc pháp chế. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi trong mọi mặt của đời sống xã hội pháp luật được tuân thủ một cách triệt để, pháp luật là tối thượng. Để thực hiện được điều này cần thiết phải đặt ra nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, bởi lẽ chỉ khi nào mà người tiến hành tố tụng ngưởi tham gia tố tụng thực sự vô tư, thực sự tôn trọng sự thật, sự khách quan trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án thì pháp luật mới được tuân thủ một cách triệt để. Ngoài ra nguyên tắc này còn xuất pháp tư nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật bởi lẽ một trong những khía cạnh của việc độc lập trong xét xử đó là thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập với những người tham gia xét xử. Để đảm bảo cho việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm khi xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đòi hỏi họ cần phải vô tư trong quá trình xét xử, không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài.
3. Ý nghĩa nguyên tắc đảm bảo sự vô sự của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng dân sự là những người có trách nhiệm chứng minh và làm rõ bản chất vụ việc dân sự nên việc vô tư của họ khi tiến hành tố tụng có ý nghĩa quan trọng góp phần giải quyết vụ việc dân sự một cách khách quan. Luật tố tụng dân sự quy định họ sẽ không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lí do xác đáng để cho rằng có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Những lí do xác đáng để cho rằng họ không vô tư tuy mới chỉ là khả năng, nhưng để đảm bảo chắc chắn có sự vô tư khi giải quyết vụ việc dân sự nên khi có căn cứ quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49, 70, 75. Bộluật tố tụng dân sự thì họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc buộc phải thay đổi nếu họ không từ chối. Nguyên tắc này góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền con người trong Tố tụng dân sự.
4. Nội dung của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
Nội dung của nguyên tắc được thể hiện như sau:
4.1. Đối với người tiến hành tố tụng.
Người tiến hành tố tụng là “những người thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự”. Người tiến hành tố tụng là chủ thể tiến hành hoạt động chứng minh và giải quyết vụ việc dân sự trong hoạt động tố tụng dân sự, để sự thật của vụ việc cũng như việc giải quyết vụ việc được khách quan, chính xác đòi hỏi những người này phải thật sự vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ. Để đảm bảo sự vô tư của những người tham gia tố tụng thì theo quy định tại Điều 46 Bộ luật tốt tụng dân sự thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
“1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.” Như vậy khi có căn cứ chứng minh người tiến hành tố tụng có thể không vô tư hay thậm chí chỉ là có khả năng cho rằng những người tiến hành tố tụng không vô tư trong việc tham gia tố tụng thì lập tức họ sẽ bị thay đổi. Việc này đảm bảo cho việc xem xét các chứng cứ, việc quyết định, xét sử, giám sát việc xét sử các vụ việc dân sự được diễn ra một cách vô tư, chính xác nhất không làm ảnh hưởng tới sự công bằng, bình đẳng giữa các đương sự trong các vụ việc dân sự. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định tại các Điều 47, 48, 49 Bộ luật tố tụng dân sự, thẩm quyền và thủ tục tiến hành được quy định tại các Điều 50, 51.
4.2. Đối với người tham gia tố tụng.
Người tham gia tố tụng là: “Những người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ tòa án, cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự”. Để đảm bảo cho sự vô tư của những người tham gia tố tụng thì theo quy định tại các Điều 68, 70 đối với người tham phiên dịch người giám định là người không có các quyền và lợi ích pháp lí liên quan đến vụ án mà hộ tham gia tố tụng nhằm góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án, pháp luật cũng đòi hỏi sự vô tư của họ khi tham gia vào tố tụng hình sự vụ việc này được quy định cụ thể như sau:
Khoản 3 Điều 68 quy định “ Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên”.
Khoản 3 điều 70 quy định “Người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên”.
Như vậy nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 68 và khoản 3 Điều 70 tức là khi có căn cứ chứng minh người phiên dịch, người giám định có thể không vô tư hay thậm chí chỉ là có khả năng cho rằng những người tiến hành tố tụng không vô tư trong việc tham gia tố tụng thì lập tức họ sẽ bị thay đổi điều này đảm bảo cho các chứng cứ của vụ việc được đem ra xem xét một cách chính xác và trung thực nhất tạo điều kiện cho tòa án có thể dựa vào đó mà xem xét và giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác nhất.
5.Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng và thực hiện bộ luật tố tụng dân sự. Để đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc này thì pháp luật đã q quy định tại các Điều 46, 58, 59, 60, 61,70, 74… theo đó thì có hai biện pháp đảm bảo đó là:
Thứ nhất: Người tiến hành tố tụng người tham gia tố tụng tự mình từ chối tham gia tố tụng. Quy định tại Điều 46. Đây là quy định xuất phát từ ý thức tự giác tuân theo pháp luật của mỗi người khi tham gia tố tụng nhằm đảm bảo cái tính khách quan nhất của việc tránh được những nhân tố từ bên ngoài tác động tới quá trình xét xử. Việc tự mình từ chối tham gia tố tụng nếu có một trong các điều kiện theo luật định không nhằm trốn tránh công việc của chính mình mà nó có một ý nghĩa hoàn toàn ngược lại nó thể hiện trách nhiệm của những người tham gia tố tụng người tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo giải quyết một cách chính xác khách quan nhất các vụ việc dân sự. đồng thời qua đó cũng nêu cao tinh thần tuân thủ pháp luật một cách triệt để, tránh những tác động bên ngoài.
Thứ hai: Pháp luật quy định một số trường hợp người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có thể bị thay đổi nếu không đảm bảo được sự vô tư.
Để đảm bảo cho sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thì ngoài việc họ từ chối không tham gia khi có một trong các điều kiện quy định tại Điều 46 BLTTDS thì khi phát hiện người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có những hành vi vi phạm dẫn tới sự không vô tư trong xét xử, giải quyết vụ việc thì pháp luật trao quyền cho một số chủ thể có quyền yêu cầu thẩm phán, hội đồng xét xử thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để đảm bảo cho vụ việc được giải quyết một cách chính xác. Cụ thể theo quy định tại các Điều 58, 59, 60, 61 thì đương sự, bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đaị diện là những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
6. Về thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư cũng người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và một số giải pháp.
Nhằm đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tựng pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định rất rõ các trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, theo đó nếu những người này có những căn cứ chứng tỏ họ không vô tư trong quá trình xét xử họ sẽ không được phép tham gia giải quyết vụ việc. Thực tế hiện nay nguyên tắc này được thực hiện khá tốt, mang lại hiệu quả cao trong qua trình áp tụng pháp luật. Tuy nhiên thì vẫn có một số vụ án vấn đề sự vô tư của người tiến hành tố tụng không được tuân thủ một cách triệt để, nguyên nhân là do những người tham gia vào giải quyết vụ việc đặc biệt là người tiến hành tố tụng chịu ảnh hưởng tác động của nhiều nhân tố nhân tố bên trong như chưa vô tư, sự tha hóa về đạo đức của một số cá nhân… nhân tố bên ngoài như vẫn có sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, của chánh án ,của tòa án cấp trên…
Trước thực trạng trên để có thể đảm bảo được sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng một cách triệt để cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự. Một trong những vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp tới việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tham gia tố tụng đó là đổi mới thủ tục tố tụng theo hướng chuyển từ thủ tục xét hỏi sang thủ tục tranh tụng. Việc đổi mới này đảm bảo cho các đương sự có sự bình đẳng về mặt pháp lí, đảm bảo cơ bản cho một nền công lý trong sạch, trung thực và công bằng. Ngoài ra pháp luật cần quy định nặng hơn nữa về hình phạt đối với những vi phạm của người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng với những vấn đề liên quan tới sự không vô tư trong xét xử. Việc quy định như vậy nhằm răn đe các đối tượng có ý định lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để làm sai sự thật từ đó mới có thể đảm bảo được sự vô tư trong xét xử.
Thứ hai: Về công tác đào tạo. Thì không ngừng tuyển chọn, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân, người giám định, người phiên dịch nhằm xác định một cách đúng nhất các sự việc trong vụ án, đồng thời giáo dục về đạo đứa, về tác phong nghề nghiệp về lối sống để họ không bị chi phối bởi những yếu tố tiêu cực.
Thứ ba: Ngoài các quy định cụ thể của pháp luật, sự giám sát của nhân dân, nhà nước cũng cần có những chính sách đãi ngộ đúng mức để những người tiến hành tố tụ có thể vô tư khách quan trong xét xử, người tham gia tố tụng có sự vô tư trong việc tham gia vào vụ án như tăng lương, đảm bảo cho họ có một công việc ổn định. Ngoài ra những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng là những người do đặc thù về nghề nghiệp luôn phải đối mặt với mặt trái của xã hội, để bảo vệ sự thật khách quan không ít các thẩm phán, hội thầm, người tham gia tố tụng đã bị xâm hại. bị đe dọa tới danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe. Do đó nhà nước cần có những quy định các biện pháp bảo vệ để hạn chế tối đa những hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của họ.
III. KẾT LUẬN.
Qua những phân tích trên ta phần nào hiểu hơn về nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Để có thể đảm bào thực hiện được nguyên tắc này một cách có hiệu quả cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ tổ chức cán bộ, đế cơ sở vật chất kĩ thuật, từ đào tạo, bồi dưỡng nguồi nhân lực đế xây dựng và hoàn thiên các quy định của pháp luật về thể chế xét xử, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng thực sự vô tư trong xét xử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Trường đại họa Luật Hà Nội. “Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam”.
NXB: Công an nhân dân. Hà Nội – 2009.
2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
3. Một số trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tốt tụng, người tham gia tố tụng.doc