Nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc thận trọng

MỤC LỤC MỤC LỤC1 LỜI CẢM ƠN3 1.Khái niệm, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu4 1.1Khái niệm4 1.2Mục tiêu4 1.3Phương pháp4 1.3.1Nguyên tắc giá gốc4 1.3.2Nguyên tắc thận trọng4 2.Nội dung nghiên cứu5 2.1Những khó khăn khi xác định tài sản5 2.1.1Quyền sở hữu nguồn lực không chắc chắn5 2.1.2Lợi ích kinh tế không chắc chắn hay khó để đo lường8 2.1.3Thay đổi lợi ích kinh tế13 2.1.4Định giá các công cụ tài chính15 2.2Những quan niệm sai lầm thường thấy về kế toán tài sản17 2.2.1Nguồn lực được công ty trả tiền phải là tài sản.17 2.2.2Nguồn lực không thể loại trừ thì không thể là tài sản18 2.2.3Nguồn lực được mua là tài sản, phát triển một nguồn lực thì không phải là tài sản18 2.2.4Giá trị thị trường có liên quan nếu tài sản dự định được bán.18 2.3Phân tích cơ cấu vốn19 2.3.1Phân tích cơ cấu bảng cân đối19 2.3.2Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả kinh doanh.20 2.4Phân tích các tỷ số tài chính20 2.4.1Tỷ số thanh toán: đo lường khả năng thanh toán của công ty20 2.4.2Tỷ số hoạt động: đo lường mức độ hoạt động lien quan đế tài sản của công ty21 2.4.3Tỷ số đòn bẩy tài chính:22 2.4.4Tỷ số sinh lợi23 2.4.5Tỷ số giá trị thị trường24 3Kết luận25 PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHI PHÍ26 1.Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu26 1.1.Khái niệm chi phí26 1.2Các tiêu chuẩn ghi nhận chi phí và những khó khăn trong việc ghi nhận chi phí26 1.3Mục tiêu nghiên cứu28 1.4Phương pháp nghiên cứu28 2.Nội dung nghiên cứu28 2.1Nhóm chi phí của các nguồn lực tạo ra lợi ích trong nhiều thời kỳ28 2.1.1Khấu hao tài sản cố định29 2.1.2Ghi nhận tài sản thương hiệu30 2.1.3Chi phí nghiên cứu và phát triển31 2.1.4Chi phí quảng cáo32 2.2Nhóm chi phí các nguồn lực có thời gian và tổng số chi trả không xác định34 2.2.1Lương hưu và các khoản trợ cấp34 2.2.2Chi phí môi trường35 2.3Nhóm chi phí của các nguồn lực có giá trị khó xác định35 2.3.1Chi phí kinh doanh35 2.3.2Quyền chọn mua cổ phần cho Ban quản trị37 2.4Nhóm chi phí của các nguồn lực chưa sử dụng bị giảm giá37 2.4.1Giảm giá tài sản hoạt động38 2.4.2Thay đổi giá trị của các công cụ tài chính38 2.5Một số lưu ý khác khi phân tích chi phí39 2.5.1Đối với giá vốn hàng bán39 2.5.2Đối với chi phí bán hàng39 2.5.3Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp40 2.5.4 Đối với lãi vay40 3.Kết luận40 PHẦN 3: PHÂN TÍCH DỰ PHÓNG42 1Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu42 1.1Khái niệm42 1.2Mục tiêu:42 1.3. Phương pháp nghiên cứu:43 1.3.1Đi tìm mối liên hệ giữa dự phóng và các phân tích khác:43 1.3.2Kỹ thuật dự phóng:43 1.3.3Khởi đầu: điểm xuất phát44 1.3.3.1Hành vi của tăng trưởng doanh số:44 1.3.3.2Hành vi của thu nhập45 1.3.3.3Hành vi của thu nhập cổ phần.46 1.3.3.4Hành vi của các nhân tố trong ROE.47 2 . Nội dung nghiên cứu49 2.1. Dự phóng doanh thu49 2.2. Dự phóng chi phí và thu nhập51 2.3. Dự phóng bảng cân đối kế toán.52 2.4. Dự phóng lưu chuyển tiền tệ55 2.5. Phân tích độ nhạy cảm56 3KẾT LUẬN60 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, thay mặt nhóm 03 em xin gửi lời cảm ơn tới cô hướng dẫn đề tài nghiên cứu của nhóm, Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên, đă tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ nhóm hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này, Sự hiểu biết sâu sắc về Kinh Tế, cũng như kinh nghiệm của cô chính là tiền đề giúp nhóm đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn trường đại học ngoại ngữ đã giúp chúng tôi dịch một số từ khó và chỉnh câu cho phù hợp,cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn các bạn trong nhóm đã cùng nhau phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau để cùng đi đến kết quả cuối cùng là hoàn thành bài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn!PHẦN 1: PHÂN TÍCH TÀI SẢN 1. Khái niệm, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 1.1 Khái niệm Tài sản là những nguồn lực thuộc sở hữu của một công ty và có khả năng mang lại lới ích kinh tế trong tương lai, đồng thời có giá trị có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Tài sản có thể biểu hiện dưới nhiều dạng bao gồm: tiền mặt, chứng khoán thị trường, khoản thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn vào các công ty khác, và tài sản vô hình. 1.2 Mục tiêu Mục tiêu thứ nhất của việc phân tích tài sản là xác định kinh phí bỏ ra cần được ghi nhận là một tài sản trong báo cáo tài chính của công ty hay nên được báo cáo như khoản chi phí hiện tại. Mục tiêu thứ hai của việc phân tích tài sản là đánh giá các giá trị tài sản được báo cáo trong báo cáo tài chính, đòi hỏi phải có một đánh giá khấu hao, dự phòng và xóa sổ. Để thực hiện hai mục tiêu trên đòi hỏi các nhà phân tích tìm hiểu những người nào có quyền sở hữu nguồn lực đó, liệu nó có tạo ra lợi ích trong tương lai, và liệu những lợi ích đó có đo lường được một cách chắc chắn và hợp lý hay không. 1.3 Phương pháp Bài nghiên cứu đề cập đến hai phương pháp nghiên cứu là: Nguyên tắc giá gốc và Nguyên tắc thận trọng 1.3.1 Nguyên tắc giá gốc Nguyên tắc giá gốc được phân tích dựa trên bảng cân đối kế toán, vì bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin trên giá trị của các nguồn lực nhà quản lý mua lại hoặc phát triển. Hầu hết các quốc gia tài sản được báo cáo trong bảng cân đối kế toán có giá trị là nguyên giá. Nguyên giá chứ không phải là giá trị hợp lý, giá trị thay thế, hoặc giá trị sử dụng, được sử dụng để ghi lại các tài sản bởi vì chúng thường có thể được kiểm tra dễ dàng hơn. Quan điểm phân tích dựa vào giá gốc của các nhà đầu tư rất quan trọng bởi vì các nhà quảng lý có động cơ để đưa ra một cách nhìn triển vọng của việc quản lý các nguồn tài nguyên của công ty. Bằng cách yêu cầu các giao dịch được ghi nhận với nguyên giá, kế toán có thể hạn chế khả năng của nhà quản lý trong việc phóng đại giá trị tài sản mà họ đã mua hoặc nâng cấp. Tuy nhiên, nguyên tắc giá gốc cũng hạn chế các thông tin hiện hữu cho các nhà đầu tư biết về tiềm năng của tài sản công ty, vì giá trao đổi thường khác từ giá trị hợp lý: thể hiện số tiền mà các bên (a) có hiểu biết về tài sản được trao đổi, (b) có mong muốn trao đổi, (c) sẽ trao đổi như là trong các giao dịch bình thường giữa các bên bình thường hoặc giá trị sử dụng. 1.3.2 Nguyên tắc thận trọng Phương pháp nguyên tắc thận trọng đưa ra một ngoại lệ cho việc sử dụng các giá trị theo nguyên giá. Phương pháp này đòi hỏi các nhà quản lý phải điều chỉnh giá trị tài sản về giá trị hợp lý, tức là giá đã bị suy giảm so với ban đầu. Chi phí thấp hơn hoặc quy tắc thị trường dùng để định giá hàng tồn kho, việc lập dự toán thiệt hại dự kiến từ những khoản nợ khó đòi, và việc điều chỉnh giảm giá trị của những tài sản hoạt động không dự kiến ​​sẽ phục hồi chi phí là tất cả các trường hợp ứng dụng nguyên tắc này. Do đó, nguyên tắc thận trọng đảm bảo hơn cho các nhà đầu tư rằng ước tính của các nhà quản lý về giá trị các nguồn lực công ty không phải là phóng đại. Kết quả là, giá trị tài sản báo cáo trên bảng cân đối kế toán có thể được coi là thấp hơn giá trị của lợi ích trong tương lai mang lại từ chiến lược quản lý kinh doanh hiện tại.

doc75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6028 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc thận trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng của công cụ tài chính được trì hoãn và chỉ bao gồm trong thu nhập khi dòng tiền được ghi nhận. Một số lưu ý khác khi phân tích chi phí Đối với giá vốn hàng bán Khi phân tích giá vốn hàng bán cần lưu ý: Giá vốn hàng bán hoặc dịch vụ cung cấp là khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng cao nhất trong doanh thu ở hầu hết các doanh nghiệp và các doanh nghiệp luôn có chiến lược để duy trì tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu ở một mức chuẩn, vì vậy khi phân tích khoản mục này, nếu xảy ra sự biến động lớn trong tỷ trọng của giá vốn hàng bán trên doanh thu thì người phân tích cần tập trung tìm hiểu nguyên nhân. Có nhiều phương pháp xác định giá vốn hàng bán nên người phân tích cần cảnh giác với phương pháp được chọn để tính giá vốn và hiệu ứng của việc chọn phương pháp đó. 2.5.2 Đối với chi phí bán hàng Khi phân tích chi phí bán hàng cần lưu ý: Phải đánh giá mối quan hệ giữa doanh thu với những khoản mục chi phí bán hàng chủ yếu, ở khía cạnh này cần lưu ý mối quan hệ giữa các khoản mục chi phí bán hàng với doanh thu luôn có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành: trong một số doanh nghiệp chi phí bán hàng chủ yếu là hoa hồng, nhưng đối với một số doanh nghiệp lại là tiền lương cho nhân viên bán hàng, ngoài ra cần lưu ý trong các chi phí thành phần của chi phí bán hàng có thành phần là chi biến đổi, có thành phần là chi phí cố định, vì vậy cần nhận diện rõ khi phân tích trong mối tương quan với doanh thu. Khi phân tích chi phí bán hàng tính theo phần trăm của doanh thu, nếu có sự gia tăng thì người phân tích cần tập trung chú ý vào sự gia tăng chi phí bán hàng có gắn liền với sự gia tăng của doanh thu không? Vì trong một chừng mực nào đó của chi phí bán hàng thì luôn có một sự gia tăng cận biên thấp hơn trong doanh thu, vì có thể do thị trường đã bão hòa hoặc do khách hàng trung thành với dòng sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty. Lưu ý đến chi phí nợ xấu (nợ phải thu khó đòi) vì chi phí nợ xấu có thể được xem như chi phí tiếp thị vì mức độ của chi phí nợ xấu có liên quan đến mức độ trợ cấp cho các tài khoản “đáng nghi ngờ”. 2.5.3 Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp Khi phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp cần lưu ý đây hầu hết là chi phí hành chính và chi phí chung, luôn có khuynh hướng là định phí, do đó nên hướng sự chú ý đến cả xu hướng lẫn phần trăm chi phí trong doanh thu, đặc biệt là vì mang tính chất là định phí nên sản lượng càng tăng thì chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm càng giảm. 2.5.4 Đối với lãi vay Khi phân tích cần lưu ý lãi vay là nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng mà doanh nghiệp phải thực hiện với chủ nợ khi doanh nghiệp có sử dụng nợ để tài trợ. Khi phân tích lãi vay cần gắn lãi vay trong quan hệ với EBIT để xem xét doanh nghiệp có đáp ứng được điều kiện để sử dụng nợ thuận lợi hay không. Kết luận Việc ghi nhận chi phí của các công ty được quyết định bởi nguyên tắc hợp lí và thận trọng. Theo những nguyên tắc này, có 3 nhóm chi phí chính: Nhóm chi phí của nguồn lực có mối quan hệ nhân quả với doanh thu và hợp lí với doanh thu. Nhóm chi phí của nguồn lực có quan hệ nhân quả với doanh thu không rõ ràng và được ghi nhận trong suốt thời gian nguồn lực tiêu tốn. Nhóm chi phí làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai, sẽ được ghi nhận khi sự sụt giảm giá trị xuất hiện. Đối với một số dạng giao dịch, các nguyên tắc này có thể gây ra những khó khăn. Ví dụ, có những khó khăn khi ghi nhận chi phí nếu: Nguồn lực tạo ra lợi ích trong nhiều năm, chẳng hạn như tài sản cố định, thương hiệu, chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo. Công ty phải đưa ra cam kết dài hạn cho những nguồn lực không tạo ra lợi ích trong dài hạn. Đó là các chi phí trợ cấp, lương hưu và nghĩa vụ môi trường. Nguồn lực tạo ra doanh thu khó xác định giá trị, như chi phí kinh doanh và quyền chọn cổ phiếu cho ban điều hành. Nguồn lực chưa sử dụng bị giảm giá trị theo thời gian, ví dụ sự giảm gia 1tài sản hoạt động và tài sản tài chính. Nói chung, ban quản trị công ty sẽ có những thông tin tốt nhất để ước lượng chi phí trong kỳ. Tuy nhiên, trên cương vị quản lý khuyến khích họ trình bày những thông tin tốt đẹp cho công ty làm tăng các nghi ngờ cho người sử dụng BCTC về những thông tin tài chính liên quan đến các ước lượng của ban quản trị. Thêm vào đó, luật kế toán yêu cầu ghi nhận chi phí đối với một số chi tiêu như chi phí R&D mặc dù nó chỉ tạo ra lợi ích cho công ty khi nó thành công. Điều này tạo ra vai trò mới cho các nhà phân tích: hiểu rõ các tác động của luật kế toán lên BCTC của những công ty khác nhau. PHẦN 3: PHÂN TÍCH DỰ PHÓNG Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu Khái niệm Dự phóng là một khoa học hết sức rộng lớn. Trong tài chính doanh nghiệp, dự báo là quá trình xem xét thời kỳ đã qua, nhìn nhận hiện tại và ước tính tình hình tài chính doanh nghiệp ở tương lai đặt trong một viễn cảnh nhất định. Phân tích dự phóng là bước cuối cùng trong quá trình phân tích báo cáo tài chính. Phân tích dự phóng chỉ có thể được thực hiện sau khi các báo cáo tài chính lịch sử đã được điều chỉnh một cách thích hợp để phản ánh chính xác hiệu quả kinh tế của công ty. Phân tích dự phóng bao gồm dự báo bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho những năm trong tương lai. Phân tích dự phóng là vấn đề cơ bản của định giá chứng khoán. Kể cả mô hình định giá dòng tiền tự do và mô hình định giá thu nhập còn lại (RIM) đều cần được ước tính các bảng báo cáo tài chính trong tương lai. Phân tích dự phóng cũng hữu ích trong việc kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch, chiến lược mà công ty đang dự định thực hiện. Phân tích dự phóng giúp xem xét hoạt động kinh doanh của công ty có khả năng tạo ra đủ dòng tiền để tài trợ cho tăng trưởng trong tương lai hay không hay công ty phải tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Hơn nữa, dự phóng còn giúp xem liệu các kế hoạch chiến lược hiện hành sẽ thu được lợi ích như ban quản lý công ty đã dự báo không. Cuối cùng, phân tích dự phóng hữu ích đối với chủ nợ trong việc đánh giá khả năng của công ty trong việc đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ nợ. Mục tiêu: Nhiệm vụ của hấu hết các nhà phân tích BCTC là đưa ra các quyết định tương lai trong đầu, tổng hợp các quan điểm được đề xuất bởi quá trình phân tích chi tiết các dự phóng sẽ rất hữu ích như: Ban giám đốc cần các dự phóng cho việc lên kế hoạch và đề ra các mục tiêu kinh doanh; Các nhà phân tích cần các dự phóng để trình bày quan điểm của họ với các nhà đầu tư; Ngân hàng và những người tham gia thị trường vốn cần dự phóng để đánh giá khả năng trả nợ. Hơn nữa, có rất nhiều ngữ cảnh khác nhau (bao gồm nhưng không giới hạn các nhà phân tích chứng khoán) mà dự phóng rất hữu ích trong ước lượng giá trị doanh nghiệp. Sau những ước lượng đó, có thể thấy những nỗ lực cao nhất để phản ánh quan điểm của ban quản trị hay các nhà phân tích về tương lai của công ty. Phân tích tương lai bao gồm hai nhiệm vụ: dự phóng và đánh giá. Hai nhiệm vụ này cùng nhau thể hiện rõ ràng quan điểm của nhà phân tích. Tuy nhiên, trong chương này, chúng tôi chỉ tập trung vào dự phóng. Phương pháp nghiên cứu: Đi tìm mối liên hệ giữa dự phóng và các phân tích khác: Dự phóng phải là một phân tích riêng biệt mà nó là sự tổng hợp các yếu tố gồm: phân tích chiến lược kinh doanh, phân tích kế toán, và phân tích tài chính. Để phân tích được dự phóng của một doanh nghiệp đòi hỏi người phân tích phải căn cứ vào việc nắm bắt các câu hỏi sau: Từ chiến lược kinh doanh: Mối quan tâm hiện nay của doanh nghiệp là gì để tập trung vào tái cấu trúc nhằm gia tăng giá trị cho cổ đông nhờ lợi nhuận biên và doanh số? Suy luận gì có thể rút ra từ nhu cầu vốn lưu động và chi phí sử dụng vốn? Từ phân tích kế toán: Có khía cạnh nào của kế toán cho thấy tài sản và thu nhập quá khứ bị phóng đại, hoặc chi phí và nợ phải trả bị phóng đại? Nếu có, liệu có hàm ý bên trong nào về các báo cáo tài chính tương lai? Từ phân tích tài chính: Nguyên nhân của những tăng trưởng trong lợi nhuận biên của Doanh nghiệp ở thời điểm phân tích? Tăng trưởng này có được duy trì? Những cải cách hiệu quả được duy trì hay gia tăng? Liệu Doanh nghiệp có thay đổi chính sách nợ của nó? Kỹ thuật dự phóng: Tuân thủ cấu trúc toàn diện của dự phóng: Cách tốt nhất để dự phóng tương lai là tiến hành một cách toàn diện. Tiến hành không chỉ là dự phóng thu nhập mà còn là dự phóng dòng tiền và bảng cân đối kế toán. Một cách tiếp cận toàn diện sẽ rất hữu ích, thậm chí trong trường hợp người ta chỉ tập trung vào một khía cạnh, bởi vì nó giúp chống lại những suy luận thiếu thực tế. Ví dụ, nếu một chuyên viên phân tích dự đoán tăng trưởng doanh số và thu nhập trong một vài năm tới nhưng không xem xét chi tiết nhu cầu vốn lưu động và tài sản nhà xưởng và tài sản tài chính liên quan, dự đoán có thể rơi vào vô lý về vòng quay tài sản, đòn bẩy hoặc vốn cổ phần. Một cách tiếp cận toàn diện bao gồm rất nhiều dự phóng, nhưng trong hầu hết các trường hợp đều liên quan đến hành vi của một vài “yếu tố điều khiển”. Những yếu tố này rất khác nhau tùy thuộc vào ngành kinh doanh, nhưng cho khu vực kinh doanh dịch vụ tài chính, dự phóng doanh số sẽ gần như luôn là yếu tố điều khiển chính, lợi nhuận biên là một yếu tố điều khiển khác. Khi vòng quay tài sản được dự đoán là sẽ duy trì, tài khoản vốn lưu động và đầu tư vào nhà máy nên theo sát sự tăng trưởng doanh số. Hầu hết các chi phí lớn đều di chuyển theo doanh số. Bằng cách liên kết dự phóng với các dự đoán doanh số, có thể giúp tránh khỏi sự không thống nhất bên trong và các giả định phi thực tế. Trong một số hoàn cảnh, ban quản trị hay nhà phân tích thích dự phóng dòng tiền hơn là thu nhập. Tuy nhiên, thậm chí dự phóng dòng tiền cũng có xu hướng dựa vào các con số kế toán, bao gồm doanh số và thu nhập. Tất nhiên, vẫn có thể dự phóng dòng tiền trực tiếp: dòng vào từ khách hàng, dòng ra cho các nhà cung cấp và công nhân. Trong một số ngành kinh doanh, phương pháp này rất thuận tiện để thực hiện. Trong hầu hết các trường hợp, dự đoán tăng trưởng và khả năng sinh lợi của công ty dễ dàng hơn doanh số dồn tích và thu nhập hoạt động. Những con số này sau đó được chuyển thành dòng tiền bằng cách điều chỉnh những chi phí không bằng tiền và những chi tiêu cho vốn lưu động và nhà xưởng. Khởi đầu: điểm xuất phát Mỗi dự đoán đều có danh mục ban đầu hoặc điểm xuất phát: khái niệm về các tài khoản đặc biệt, doanh số hoặc thu nhập. Những ứng xử khi thiếu một số thông tin chi tiết. Ví dụ, khi bắt đầu suy ngẫm về lợi nhuận của Nordstrom, một nhà phân tích cần bắt đầu ở một số điểm. Khả năng là bắt đầu với thành quả năm 1998. Một số khác bắt đầu với thành quả năm 1998 có điều chỉnh xu hướng. Khả năng thứ ba là tính hợp lý-nhưng hầu hết là không khả dụng- là mức thành quả trung bình của các năm trước. Một người có thể hoàn thành phân tích chiến lược kinh doanh, phân tích kế toán và phân tích tài chính chi tiết. Tuy nhiên, kết quả dự phóng có thể khác nhau với một vài cách xuất phát thông thường. Mục đích đơn giản của việc có một xuất phát điểm là có thể giúp bám sát phân tích chi tiết, thật là hữu ích nếu hiểu cách một số thống kê tài chính quan trọng giữ ở “mức trung bình”. Trong trường hợp một số thống kê quan trọng như thu nhập, xuất phát điểm hay danh mục so sánh dựa vào hành vi đám đông thì mạnh hơn là ý kiến một người. Các nghiên cứu chứng minh rằng danh mục so sánh cho thu nhập thì không nhiều và chính xác bằng dự phóng của các chuyên gia phân tích chứng khoán, những người tiếp cận với nguồn thông tin dồi dào.( chúng tôi sẽ trở lại điểm này ở phần dưới) Vì vậy, một danh mục so sánh thường không chỉ là điểm xuất phát tốt, mà còn gần giống với các dự phóng sau khi phân tích chi tiết. Phần lớn những người xuất phát từ danh mục so sánh có thể phải sữa chữa trong trường hợp công ty có những bất thường. Một số xuất phát điểm hợp lý cho dự đoán các chỉ số kế toán có thể dựa vào các bằng chứng phía dưới. Một số bằng chứng có thể hữu dụng cho việc kiểm tra tính hợp lý của dự phóng hoàn chỉnh: Hành vi của tăng trưởng doanh số: Tỉ lệ tăng trưởng doanh số có xu hướng “quay lại trung bình”: công ty với tỉ lệ tăng trưởng trên trung bình hay dưới trung bình có khuynh hướng quay lại mức bình thường (7-9% cho các công ty tại Mỹ) trong vòng ba đến mười năm. Biểu đồ 10-1 minh họa cho tác động này đối với các công ty ở Mỹ. Các công ty được xắp xếp theo mức tăng trưởng trong năm 1979 ( năm 1) và tạo thành 5 danh mục dựa vào quan hệ tăng trưởng doanh thu trong năm đó. Các công ty trong danh mục 1 chiếm 20% công ty tăng trưởng cao nhất năm 1979, danh mục 2 là 20% kế tiếp, danh mục 5 là 20% thấp nhất. Tỉ lệ tăng trưởng doanh số của năm danh mục vẽ thành sơ đồ trên biểu đồ 10-1 trong năm +1 đến +10. Tỉ lệ tăng trưởng doanh số của các công ty trong năm danh mục sắp sỉ nhau qua 9 năm sau từ năm 1979 (năm 2 đến 10). Tình trạng tương tự được lập lại vào năm 1984 và sau đó là 1989. Bảng thống kê cho thấy nhóm công ty có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất lúc đầu: tỉ lệ tăng trưởng doanh thu trên 50%, giảm xuống 6% trong vòng 3 năm và không vượt qua 13% trong 7 năm tiếp theo. Những công ty với mức tăng trưởng thấp nhất lúc đầu tăng đến 8% trong năm thứ 5, và không tụt dưới 5% những năm sau đó. Tất cả các danh mục bất kể mức tăng trưởng lúc đầu, đều quay lại mức trung bình là 7-9% trong vòng 5 năm. Biểu đồ 10-1: Hành vi tăng trưởng doanh số của các công ty Mỹ trong 1979-1998 Một giải thích cho mẫu hình tăng trưởng doanh số trong bảng 10-1 là sự trưởng thành của ngành và các công ty, tỉ lệ tăng trưởng trượt xuống vì nhu cầu bão hòa và gia tăng đối thủ. Vì vậy, thậm chí công ty tăng trưởng nhanh ở hiện tại, nó cũng không thực tế để suy diễn là tăng trưởng hiện tại sẽ không giới hạn. Tất nhiên, tỉ lệ tăng trưởng quay lại mức bình thường nhanh ra sao phụ thuộc vào đặc tính ngành và vị thế của nó so với đối thủ cùng ngành. Hành vi của thu nhập Thu nhập thể hiện theo một chu trình có thể là “ngẫu nhiên” hay “vừa ngẫu nhiên vừa lệch”. Vì vậy, thu nhập năm trước là điểm xuất phát tốt nhất để xem xét doanh thu tương lai. Để giải thích chi tiết hơn trong chương này, sẽ rất hợp lý nếu điều chỉnh danh mục so sánh của những thay đổi thu nhập trong quý hiện tại ( thay đổi so với quý so sánh của năm trước sau khi điều chỉnh xu hướng dài hạn). Thậm chí một dự đoán theo bước đi ngẫu nhiên đơn giản-một mô hình mà thu nhập năm sau sẽ bằng thu nhập năm trước- cũng sẽ rất hữu dụng. Một số bài học từ các tài liệu chỉ ra rằng dự phóng “những năm kế tiếp” của chuyên gia phân tích có 22% chính xác hơn (mức trung bình) so với dự phóng ngẫu nhiên đơn giản. Vì vậy, dự phóng thu nhập cuối cùng sẽ không khác nhiều so với danh mục ngẫu nhiên. Những bằng chứng trên, trong việc bắt đầu suy ngẫm về doanh thu tương lai, cho thấy một chỉ số hữu dụng để bắt đầu là thu nhập năm ngoái. Mức trung bình của thu nhập các năm trước thì không như vậy. Xu hướng dài hạn của thu nhập là duy trì ở mức trung bình, và vì vậy chúng đáng phải xem xét. Nêu dữ liệu quý cũng được xem xét, sau đó một số suy luận có thể đưa ra điểm xuất phát cho xu hướng dài hạn của chỉ số trong quý hiện tại. Đối với hầu hết các công ty, những xu hướng thay đổi hiện tại có thể lặp lại một phần nào đó trong các quý sau. Hành vi của thu nhập cổ phần. Thu nhập năm trước là danh mục so sánh rất hữu dụng cho thu nhập tương lai, một nhà phân tích có thể hi vọng tỉ suất sinh lợi từ đầu tư giống như trước là sự thật, giống như ROE. Tuy nhiên, nó không phải đúng trong mọi trường hợp vì hai lí do. Thứ nhất, mặc dù xu hướng thu nhập trung bình sẽ được duy trì, nhưng nó không là thực tế với các công ty có chỉ số ROE bất thường. Các công ty với ROE cao (thấp) có xu hướng sẽ trãi qua một sự sụt giảm( tăng) thu nhập. Thứ hai, các công ty với ROE cao hơn có khuynh hướng mở rộng đầu tư nhanh hơn các công ty khác, là nguyên nhân làm mẫu số của ROE tăng. Tất nhiên, nếu công ty tạo ra lợi nhuận từ các đầu tư mới liên kết với các đầu tư trước đó, theo đó tỉ lệ ROE sẽ được duy trì. Các công ty với ROE cao có xu hướng không di chuyển cùng với tăng trưởng trong đầu tư cơ bản, và ROE giảm. Kết quả các hành vi của ROE và các chỉ số đo lường thu nhập từ đầu tư khác đều có tính “quay về mức trung bình”: công ty với mức tỉ suất sinh lợi cao hay thấp hơn mức trung bình đều có xu hướng quay lại mức trung bình (đối với ROE, mức trung bình từ 10-15% đối với các công ty Mỹ) trong vòng 10 năm. Biểu đồ 10-2 minh họa tác động này trong khoảng thời gian 1979-1998. Các công ty được xếp theo thứ tự ROE trong năm 1979 (năm 1) và phân thành 5 danh mục. Các công ty trong danh mục 1 chiếm 20% công ty có ROE cao nhất năm 1979, danh mục 2 là 20% kế tiếp, danh mục 5 là 20% thấp nhất. Mức ROE của các công ty trong năm danh mục sắp sỉ nhau qua 9 năm sau từ năm 1979 (năm 2 đến 10). Tình trạng tương tự được lập lại vào năm 1984 và sau đó là 1989. Biểu đồ 10-2 biểu diễn ROE trung bình của năm danh mục từ năm 1 đến năm 10. Hầu hết các công ty trong nhóm có ROE cao ban đầu- ROE trung bình là 27%- đều có sự sụt giảm ROE xuống 17% trong vòng 3 năm. Đến năm thứ 10, nhóm này có ROE là 14%. Những công ty trong nhóm có ROE thấp nhất (-33%) đều có sự tăng lên của ROE cho đến khi ROE đạt 13% vào năm 10. 3 trong 5 nhóm đều có ROE trong khoảng 13-15% ở năm thứ 10, mặc dù chúng ở năm 1 có mức ROE trung bình khác nhau. Mẫu hình trong biểu đồ 10-2 không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên; nó diễn tả đúng những gì mà các nhà kinh tế dự đoán. Xu hướng các công ty có ROE cao sẽ hạ xuống phản ánh sự thu hút đối thủ của những ngành lợi nhuận cao; Xu hướng các công ty có ROE thấp sẽ tăng lên phản ánh sự di chuyển của vốn từ những đầu tư mạo hiểm sang những đầu tư sinh lợi. Mặc những xu hướng chung của các công ty trong biểu đồ 10-2, vẫn có những công ty duy trì mức ROE cao hoặc thấp hơn trung bình trong một thời gian dài. Trong một số trường hợp, hiện tượng này phản ánh sức mạnh của lợi thế cạnh tranh (ví dụ , Wal-Mart), nhưng trong những trường hợp khác, đó chỉ là những thủ thuật kế toán. Một ví dụ tốt cho trường hợp này là các công ty dược ở Mỹ, các tài sản lớn (giá trị vô hình của nghiên cứu và phát triển) không được ghi nhận vào bảng cân đối và vì thế bị loại trừ ra khỏi mẫu số của ROE. Đối với những công ty này, mọi người có thể mong đợi một mức ROE cao- trên 20%- trong một thời gian dài, thậm chí trong trường hợp có cạnh tranh. Biểu đồ 10-2 Hành vi của ROE của các công ty Mỹ từ 1979-1998 Hành vi của các nhân tố trong ROE. Hành vi của tỉ suất sinh lợi vốn cổ phần có thể phân tích sâu hơn bằng cách xem xét hành vi của các nhân tố chính. ROE và lợi nhuận biên liên hệ với nhau theo công thức: ROE = ROA hoạt động + ( ROA hoạt động – Tỉ suất sinh lợi sau thuế) x Đòn bẩy tài chính ròng = NOPAT biên x vòng quay tài sản hoạt động + lợi nhuận ròng x đòn bẩy tài chính Hành vi của các nhân tố trong ROE của các công ty Mỹ trong khoảng 1979-1998 được trình bày trong phần phụ lục. Kết luận chính có thể rút ra từ biểu đồ này là: vòng quay tài sản hoạt động có xu hướng ổn định, một phần vì nó phụ thuộc vào công nghệ của ngành. Đòn bẩy tài chính cũng có xu hướng khá ổn định, đơn giản bởi vì chính sách quản lí cấu trúc vốn không thường thay đổi. NOPAT biên và lợi nhuận ròng khác so với hầu hết các nhân tố còn lại của ROE; nếu các công ty đối thủ điều chỉnh mức ROE khác thường về mức bình thường, sự thay đổi này gần giống sự thay đổi trong lợi nhuận biên và lợi nhuận ròng. Sự thay đổi trong lợi nhuận ròng kéo theo sự thay đổi trong NOPAT biên, vì chi phí vay mượn thường duy trì nếu đòn bẩy cũng đứng yên. Tóm lại, lợi nhuận biên, như ROE, có khuynh hướng bị điều khiển bởi công ty đối thủ trở về mức trung bình theo thời gian. Tuy nhiên, điều gì tạo nên các mức trung bình khác nhau tùy theo công nghệ của ngành và chính sách mà công ty theo đuổi- cả hai đều ảnh hưởng đến doanh thu và đòn bẩy. Trong tình trạng cân bằng, lợi nhuận biên sẽ duy trì ở mức cao cho các công ty hoạt động với mức doanh thu thấp. Kết luận của những thảo luận về tỉ suất sinh lợi và lợi nhuận biên là điểm xuất phát hợp lý cho dự phóng là dựa vào thống kê chứ không phải là các giá trị hiện tại. Một nhà phân tích nên xem xét liệu tỉ suất sinh lợi và lợi nhuận biên có nằm trên hay dưới mức bình thường. Nếu vậy, tìm hiểu các thông tin ngược lại, nhà phân tích có thể hi vọng sự di chuyển về mức bình thường sau một thời gian. Tất nhiên, khuynh hướng trung tâm có thể khắc phục một số trường hợp. Ví dụ, khi công ty dựng nên các chướng ngại vật cho đối thủ nhằm giữ vững lợi nhuận biên, thậm chí qua nhiều thời kì. Bài học rút ra từ các chứng cứ cho thấy không thường xảy ra các trường hợp này. Ngược lại với tỉ suất sinh lợi và lợi nhuận biên, thật hợp lý khi giả định rằng vòng quay tài sản, đòn bẩy tài chính, và lãi suất là hằng số theo thời gian. Nếu không có sự thay đổi trong công nghệ hoặc chính sách tài chính được xem xét trong tương lai, một điểm xuất phát hợp lý cho các biến này là các chỉ số hiện tại. Như chúng tôi tiến hành phía bên dưới với các bước nhằm tạo ra một dự đoán chi tiết, người đọc lưu ý rằng chúng tôi vẽ dựa trên những hiểu biết về hành vi của các con số kế toán trong một số phạm vi nhất định. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức trung bình này không phải thích hợp cho tất cả các công ty. Nghệ thuật phân tích BCTC đỏi hỏi không chỉ hiểu rõ các mẫu hình bình quân mà còn xác định được những công ty không theo xu hướng bình thường. Nội dung nghiên cứu Dự phóng doanh thu Bước đầu tiên trong hầu hết các dự phóng là dự phóng danh thu. Không có phương án chung nào cho dự phóng doanh thu. Phương án tùy vào hoàn cảnh và nên phản ánh các nhân tố được đề cập trong các bước phân tích trước. Ví dụ, đối với một công ty bán lẻ quy mô, dự phóng doanh thu nên xem xét doanh số năm trước, tăng lên bởi vì có sự mở rộng chuỗi cửa hàng, mức tăng trưởng cửa hiệu- chỉ số ghi nhận mức tăng trưởng doanh số của những cửa hàng đã tồn tại. Dự đoán tăng trưởng có thể bao gồm các nhân tố như mức độ chấp nhận sản phẩm mới của khách hàng, chiến lược marketing, thay đổi trong chiến lược giá, hành vi của đối thủ, và tình hình kinh tế. Một số cách tiếp cận khác là ước lượng quy mô thị trường chiến lược, mức độ thâm nhập thị trường, và sau đó xem xét tốc độ đạt được mức độ này. Bảng 10-1 trình bày dự phóng doanh thu cho Nordstrom cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31-1-2000 (năm 1999), do chuyên viên phân tích của Morgan Stanley thực hiện vào tháng 12-1998. Vào thời gian dự phóng được thực hiện, chuyên viên phân tích có được thông tin về tình hình thực tế của Nordstrom trong 3 quý chứ không phải toàn bộ năm 1998. Kết quả là, các giả định được đưa ra dựa vào dữ liệu năm 1997 nhiều hơn là năm 1998. Thành quả thực tế của năm 1998 cũng được thể hiện nhằm mục đích so sánh. Dự phóng tăng trưởng doanh thu năm 1999 tăng hơn 6% so với năm 1998 và tương tự tốc độ của năm 1997. Trong phần nhận xét dự phóng, chuyên viên phân tích nhận thấy có hai nhân tố tạo ra cái nhìn lạc quan cho doanh số. Ông ấy xem xét tỉ lệ tăng trưởng cửa hàng trong năm 1998 thấy thấp hơn mức bình thường (giảm xuống) vì trong năm này Nordstrom tập trung vào quản lý hành tồn kho và làm giảm việc hạ giá. Chuyên viên phân tích hi vọng tỉ lệ này tăng lên mức cao hơn, 3% nhưng thấp hơn mức 4% năm 1997. Sự tăng lên trong tốc độ tăng trưởng doanh số năm 1999 được dự phóng là do việc mở các cửa hàng mới. Dự phóng của Morgan Stanley dựa trên phân tích tổng thể công ty. Một phương án khác-không phù hợp cho tất cả công ty- là xây dựng dự phóng doanh thu cho dòng sản phẩm dựa trên các dòng sản phẩm nền hay dựa trên phân khúc thị trường của công ty. Bảng 10-1: Dự phóng doanh thu cho Nordstrom năm 1999 Dự phóng 1999 1998 Triệu $ % doanh thu Triệu $ % doanh thu Tổng doanh thu 5627 100 5028 100.0 Chi phí kinh doanh 3760 66.8 3345 66.5 Chi phí SG&A 1537 27.3 1405 28 Thu nhập khác 107 2.1 107 2.1 Thu nhập trước thuế và lãi vay 437 7.8 385 7.7 Lợi nhuận ròng sau thuế 275 4.9 238 4.7 Chi phí lãi vay sau thuế 37 0.7 31 0.6 Thu nhập ròng 238 4.2 207 4.1 Tóm lại: Dự phóng doanh thu là một vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi lẽ doanh thu là điểm khởi đầu và chi phối đến hầu hết các vấn đề tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Vì vậy việc dự báo doanh thu quá sai lệch sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dự phóng doanh thu là một quá trình phân tích phức tạp. Bởi vì doanh thu của một doanh nghiệp chịu sự tác động của một loạt các yếu tố như: triển vọng của nên kinh tế, thị phần và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chính sách giá của doanh nghiệp, chính sách marketing và chính sách tín dụng thương mại với khách hàng, yếu tố lạm phát…v..v… Vì vậy khi phân tích dự phóng, đòi hỏi cần phải phân tích nhiều khía cạnh sau đây: Phân tích xu hướng quá khứ: từ xu hướng của quá khứ có thể giúp người phân tích có một cái nhìn về hành vi biến đổi của doanh thu trong tương lại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng doanh thu ở tương lai sẽ luôn luôn đi theo đúng xu hướng trong quá khứ, mà người phân tích cần phải xoáy sâu vào những điểm bất thường trong xu hướng quá khứ. Mức độ kỳ vọng về hoạt động kinh tế vĩ mô: Dự phóng doanh thu thực chất là một sự đánh giá, một sự kì vọng về doanh thu trong tương lai. Vì thế, sự kỳ vọng này bắt buộc phải được gắn liền với một sự kỳ vọng của tình hình kinh tế vĩ mô. Hay nói cách khác, dự phóng doanh thu là một kì vọng về doanh thu trên một giả thiết về tình hình kinh tế vĩ mô cho trước. Bối cảnh cạnh tranh: từ đặc điểm ngành hiện tại mà doanh nghiệp tham gia và tình hình thị trường hiện tại của doanh nghiệp để dự phóng bối cảnh cạnh tranh trong tương lai. Nếu doanh nghiệp sắp rơi vào giai đoạn bão hòa thì trong tương lai rất có khả năng có các đối thủ rời bỏ ngành để tham gia ngành mới. Nếu doanh nghiệp đang trong thời kì kiềm năng thị trường còn rộng lớn, chưa khai thác hết thì rất có khả năng trong tương lai sẽ có thêm nhiều đối thủ gia nhập ngành để chia sẽ thị trường đó. Sự hổn hợp của cửa hàng cũ và mới: Điều này cũng phụ thuộc một phần vào chính sách mở rộng hoặc thu hẹp kênh phân phối trong tương lai của doanh nghiệp. Cách thức để thực hiện một dự phóng doanh thu: Việc dự báo doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét, đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Thông thường, xem xét doanh thu trong khoảng từ 3 đến 5 năm trước đó. Cần phân tích đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm đó trên cơ sở xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu. Để dự báo doanh thu cho một năm nào đó trong tương lai, cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến doanh như đã nêu ở trên. Tính toán, xem xét tốc độ tăng trưởng của thời kỳ đã qua và dự kiến cho kỳ tới cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, tập hợp đánh giá và điều chỉnh để đưa ra dự báo doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp. Tất cả những khía cạnh và cách thức trên tạo nên chất lượng của phân tích dự phóng doanh thu. Từ đó, giúp cho các nhà quản trị, nhà phân tích phán đóan được phương hướng, xu hướng doanh thu, thị phần, khả năng tài chình và khả năng sản xuất, các nhân tố cạnh tranh, các điều kiện kinh tế và ngành cho doanh nghiệp trong tương lai. Dự phóng chi phí và thu nhập Chi phí sẽ được dự phóng từng loại, vì các loại chi phí khác nhau có thể bị tác động bởi các nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các chi phí quan trọng đều liên quan đến doanh thu và vì thế đều tỉ lệ với doanh thu. Những chi phí này bao gồm chi phí kinh doanh và chi phí SG&A. R&D không cần phải di chuyển cùng với doanh thu; tuy nhiên, R&D lại di chuyển cùng với doanh thu trong dài hạn. Những chi phí khác liên quan đến các nhân tố khác ngoài doanh thu. Chi phí lãi vay liên quan đến mức nợ và lãi suất. Chi phí khấu hao được dự phóng dựa theo chính sách khấu hao của công ty; theo phương pháp khấu hao đường thẳng, chi phí có khuynh hướng đứng yên. Thuế phải nộp bị chi phối bởi thuế thu nhập và các nhân tố ( ví dụ như thuế suất áp dụng cho công ty nước ngoài) có ảnh hưởng đến thuế phải nộp. Trong trường hợp của Nordstrom, hai loại chi phí đáng kể- chi phí kinh doanh và chi phí SG&A- được dự phóng bằng phần trăm của doanh thu (xem bảng 10-1). Chi phí kinh doanh được dự đoán là sẽ giảm, làm lợi nhuận biên tăng lên 33.5% từ 33.2%. Quá trình tăng trưởng này là sự nối tiếp những cải thiện trong năm 1998, phản ánh chính sách mới của ban quản trị sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí mua hàng. SG&A cũng được dự đoán là sẽ giảm từ 28% xuống còn 27.3%. Ở đây, chuyên viên phân tích cho rằng chi phí SG&A tăng tạm thời vào năm 1998 và sau đó quay trở lại mức năm 1997 và 1996. Chuyên viên phân tích cho rằng chi phí lãi vay ròng và thu nhập khác sẽ không thay đổi. Chi phí thuế sẽ là 39.4% thuế thu nhập-35% cho liên bang và 4.4% cho bang. Dự phóng doanh thu và chi phí cho thấy lợi nhuận biên là 4.2%, một sự gia tăng rất nhỏ so với mức 4.1% năm 1998. Chuyên gia phân tích đánh cược rằng cắt giảm mạnh chi phí và chính sách quản lý dựa vào giá trị của Nordstrom sẽ tiếp tục cải thiện lợi nhuận biên. Tóm lại: dự phóng chi phí chính là bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm sau khi đưa ra những tham vọng về doanh thu. Nói cách khác, dự phóng chi phí chính là bước tính toán một mức chi phí nhằm cân đối với mục tiêu doanh thu đã đặt ra ở bước dự phóng doanh thu. Bởi vì, nếu như doanh nghiệp không dự phóng chi phí mà chỉ quan tâm tới những tham vọng về doanh thu thì có khả năng sẽ đạt được những mục tiêu đó nhưng tiền do doanh thu đó mang lại sẽ không đủ trang trải cho những khoảng chi phí không được quan tâm một cách đúng mức. Dự phóng bảng cân đối kế toán. Vì các tài khoản kế toán khác nhau có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau, chúng tốt nhất nên được dự đoán riêng biệt. Tuy nhiên, một số tài khoản tài sản, bao gồm tài khoản vốn lưu động và tài sản dài hạn bị tác động dài hạn bởi doanh thu. Vì vậy, các tài khoản này có thể dự phóng theo tỉ lệ với doanh thu. Nếu kế hoạch quản trị cho chi tiêu vốn đã được định, nó rõ ràng rất hữu dụng cho dự phóng tài sản. Nợ phải trả và vốn cổ phần phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm chính sách cấu trúc vốn, cổ tức và mua lại cổ phần. Trong khi thật hữu dụng khi dự phóng các tài khoản trong bảng cân đối đến chi tiết cho một số mục đích, nhưng đôi khi cũng thích hợp nếu dự phóng tóm tắt bảng cân đối với một số tài khoản quan trọng của tài sản và nợ phải trả đã thảo luận trong chương phân tích tài chính- vốn lưu động, tài sản dài hạn, nợ ròng, vốn cổ phần. Những dự phóng này rất hữu dụng trong đánh giá công ty. Một nhà phân tích có thể tiến hành dự phóng bảng cân đối tóm tắt như sau: Đầu tiên, có thể tiến hành với tài khoản vốn lưu động và tài sản dài hạn bằng cách đưa ra các giả thiết về các tài khoản này như là tỉ lệ với doanh thu. Tổng của hai tài khoản trên là tài sản hoạt động ròng. Kế tiếp, bằng cách đưa ra giả định về đòn bẩy tài chính ròng ( tỉ số của nợ ròng với vốn cổ phần), người phân tích có thể dự đoán tổng số nợ và vốn cổ phần cần thiết cho tài sản hoạt động ròng. Vì vậy, để dự phóng bảng cân đối tóm tắt, cần đặt ra ba giả định then chốt: tỉ lệ giữa vốn lưu động và doanh thu, tỉ lệ giữa tài sản dài hạn và doanh thu, tỉ lệ giữa nợ ròng và vốn cổ phần. Bảng 10-2 trình bày dự phóng của các chuyên viên của Morgan Stanley Dean witter cho Nordstrom năm 1999. Các tài khoản của bảng cân đối phần tài sản bị chi phối bởi các giả định về tỉ lệ tài sản trên doanh thu. Các nhà phân tích cho rằng, lấy năm 1999 so với năm 1998, mức phải thu khách hàng và hàng tồn kho cao hơn và tài khoản phải trả thấp hơn. Vì các dự phóng này được thực hiện trước khi có báo cáo quý 4 của năm 1998 nên chúng không phản ánh sự sụt giảm bất thường của vốn lưu động trong quý này. Dự phóng cho tài sản ròng, nhà máy và trang thiết bị dựa vào các giả định chi tiêu vốn sẽ thấp hơn vào năm 1999 so với năm 1998, và chi phí khấu hao sẽ duy trì như một phần của tổng PP&E. Nhắc lại là các nhà phân tích giả định số cửa hàng mới được mở cửa vào năm 1999 như trong dự phóng doanh thu và nó là nền tảng cho giả định chi tiêu vốn. Bảng 10-2: Dự phóng bảng cân đối kế toán cho Nordstrom năm 1999 Dự phóng 1999 1998 Tài sản hoạt động ròng Triệu $ % doanh thu Triệu $ % doanh thu Tài khoản phải thu 771 13.7 587 11.7 Hàng tồn kho 902 16 750 14.9 Tài sản hiện thời khác 96 1.7 102 2.0 Tài khoản phải trả (373) (6.6) (340) (6.8) Nợ phải trả hiện thời khác (338) (6.0) (287) (5.7) Vồn lưu động 1058 18.8 812 16.1 PP&E ròng 1479 26.3 1362 27.1 Tài sản dài hạn khác 18 0.3 73 1.5 Nợ dài hạn khác (179) (3.2) (225) (4.5) Tài sản dài hạn ròng 1318 23.4 1210 24.1 Tổng tài sản ròng 2376 42.2 2022 40.2 Vốn ròng Triệu $ % vốn Triệu $ % vốn Nợ ngắn hạn và dài hạn 959 40.4 946 46.8 Tiền mặt và đầu tư ngắn hạn (15.4) (0.7) (241) (11.9) Nợ ròng 945 39.7 705 34.9 Tổng vốn cổ phần 1431 60.3 1317 65.1 Tổng vốn ròng 2376 100 2022 100 Kết quả của những giả định này là vòng quay PP&E thuần đã được dự báo sẽ giảm một chút so với năm 1998. Nhà phân tích phải giả định trên một vài khoản mục nhỏ hơn - các khoản nợ và tài sản ngắn hạn khác, các khoản nợ và tài sản dài hạn khác. Các giả định này không được nhà phân tích giải thích. Để dự báo nợ ròng và vốn chủ sở hữu, nhà phân tích phải đoán tỷ lệ nợ ròng trên vốn ròng (hoặc tương đương, nợ ròng trên vốn chủ sở hữu). Vào năm 1998, Nordstrom có tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu xấp xỉ 35%. Nhà phân tích cho rằng tỷ lệ này sẽ gia tăng đến khoảng 40% vào năm 1999. Tỷ lệ nợ ròng tương đối thấp vào năm 1998 là do số dư tiền mặt lớn khác thường Nordstrom có được vào năm này. Dự báo cho rằng Nordstrom sẽ sử dụng tiền mặt để trả bớt nợ của nó hoặc để mua lại cổ phiếu. Do đó, 1999 dự báo bảng cân đối kế toán có 40.4% tổng số nợ trên vốn ròng, 0.7% tiền mặt trên vốn ròng, và 60.3% vốn chủ sở hữu trên vốn ròng, trong khi năm 1998 tỷ lệ là 46.8% nợ trên vốn ròng, 11.9% tiền mặt trên vốn ròng, và 65.1% vốn chủ sở hữu trên vốn ròng. Bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập dự phóng cho Nordstrom biểu thị gia tăng trong ROE của công ty từ 15.6% trong năm 1998 đến 16.6% vào năm 1999. Gia tăng này trong ROE được mang lại bởi dự đoán gia tăng hệ số lợi nhuận biên ròng từ 4.1 đến 4.2%, chỉ số vòng quay tài sản hoạt động giảm từ 2.49 còn 2.37, và gia tăng chỉ số tài sản hoạt động thuần trên vốn chủ sở hữu từ 1.54 tới 1.66 (tương đương, gia tăng nợ ròng đến vốn chủ sở hữu từ 0.54 đến 0.66). Các dự báo này cho rằng Nordstrom sẽ tiếp tục chiến lược mới được thông gần đây là gia tăng khả năng sinh lợi và giá trị của cổ đông. Phương pháp khác để dự phóng bảng cân đối kế toán là dự đoán thay đổi trong mỗi tài khoản trong bảng cân đối kế toán dựa trên thay đổi doanh thu. Chẳng hạn như, có thể dự báo hàng tồn kho sẽ tăng do doanh thu gia tăng 15-20%. Nhược điểm của phương pháp này là nó lấy số dư đầu kỳ có sẵn và điều chỉnh từ các số đó. Đây là chính là vấn đề vì tài khoản vốn lưu động tại một thời điểm nhất định thường phản ánh một số trường hợp khác thường lệch khỏi chỉ tiêu (ví dụ như, khoản phải trả hoặc phải thu đầu kỳ có thể cao, tùy thuộc vào ngày thanh toán rơi vào thời điểm nào). Quan trọng hơn, chiến lược của công ty có thể đề xuất thay đổi thời điểm bắt đầu năm tài chính. Tóm lại: Bảng cân đối kế toán là một bức tranh ghi nhận giá trị kế toán của một doanh nghiệp tại một thời điểm. Tầm quan trọng và công công năng của dự phóng bảng cân đối kế toán mang lại cho các nhà quản trị và nhà phân đã được trình bày ở trên. Vậy để dự phóng được bảng cân đối kế toán thì cần thực hiện các bước: B1: Dự phóng các tài sản lưu động ngoại trừ tiền mặt, sử dụng doanh thu được dự phóng hoặc giá vốn hàng bán và các tỷ số về vòng quay. B2: Dự phóng sự gia tăng PP&E (đất đai, nhà xưởng, thiết bị) với các ước tính chi tiêu vốn rút ra từ các xu hướng lịch sử hoặc thông tin thu được trong phần MD&A của bảng báo cáo hàng năm. B3: Dự phóng nợ ngắn hạn, sử dụng doanh thu hoặc giá vốn hàng bán được dự phóng và các tỷ số về vòng quay thích hợp. B4: Tính toán các kỳ hạn phải thanh toán của nợ dài hạn từ biểu nợ dài hạn. B5: Giả định những khoản nợ ngắn hạn khác không đổi so với số dư năm trước trừ khi chúng có những biểu hiện thay đổi rõ rệt. B6: Giả định số dư nợ dài hạn ban đầu bằng nợ dài hạn kỳ trước trừ đi các khoản nợ dài hạn đến kỳ thanh toán. B7: Giả định các nghĩa vụ tài chính dài hạn khác bằng số dư năm trước trừ khi chúng có những biểu hiện thay đổi rõ rệt. B8: Giả định ước tính cổ phần thường ban đầu bằng với số dư năm trước. B9: Giả định lợi nhuận giữ lại bằng số dư năm trước cộng (trừ) lợi nhuận (lỗ) ròng và trừ cổ tức kỳ vọng. B10: Giả định những khoản về cổ phần khác bằng với số dư năm trước trừ khi chúng có những biểu hiện thay đổi rõ rệt. Tổng tài sản được đặt bằng đúng con số này và tiền mặt được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi (B1) và (B2). Cộng từ (B3) đến (B10) cho chúng ta tổng nợ và vốn cổ phần. Tiền mặt sẽ cao hoặc thấp. Khi đó nợ dài hạn và cổ phần thường được điều chỉnh bằng cách phát hành mới (mua lại) để có được mức tiền mặt mong muốn và duy trì cấu trúc vốn đã xác định. Dự phóng lưu chuyển tiền tệ Dự báo của thu nhập và tài khoản trong bảng cân đối kế toán gợi ý cho dự báo lưu chuyển tiền tệ. Bảng 10-3 là dự phóng lưu chuyển tiền tệ cho Nordstrom cho 1999, sử dụng mô hình phân tích luồng tiền mặt được thảo luận trong Chương 9. Dự báo này dựa trên bảng cân đối kế toán dự phóng cho 1999 và bảng cân đối kế toán thực tế năm 1998, trình bày ở bảng 10-2.6 Dự báo luồng tiền mặt bắt đầu bằng thu nhập ước tính cho 1998. Chúng tôi thêm vào lại dự phóng chi phí lãi thuần sau thuế và khấu hao để có được dòng tiền hoạt động trước khi đầu tư vốn lưu động. Dòng tiền hoạt động trước vốn lưu động dự phóng cho 1999 cao hơn năm 2008 không đáng kể. Vốn lưu động dự phóng vào cuối năm 1999 cho thấy đầu tư ròng là 246 triệu USD. Chú ý khác biệt giữa con số này với sụt giảm đáng kể trong vốn lưu động vào năm 1998. Bảng 10-3: Dự phóng lưu chuyển tiền tệ cho Nordstrom năm 1999 Dự phóng 1999 (triệu USD) Thực tế 1998 (triệu USD) Thu nhập ròng 238 207 Chi phí lãi ròng sau thuế 37 31 Khấu hao và khoản phải trả phải thu hoạt động dài hạn khác 196 187 Dòng tiền hoạt động trước khi đầu tư vốn lưu động 471 425 Đầu tư vốn lưu động ròng (246) 199 Dòng tiền hoạt động 225 623 Đầu tư ròng cho tài sản và nợ hoạt động dài hạn (304) (259) Dòng tiền tự do nợ và vốn chủ sở hữu (79) 364 Chi phí lãi ròng sau thuế (37) (31) Nợ (trả trước) ròng hay phát hành 13 258 Dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu (103) 591 Cổ tức tiền mặt và mua lại cổ phần thường (123) (375) Tiền mặt ròng tăng (giảm) (202) 216 Số dư tiền mặt cuối kỳ (226) 241 Nguồn : Dự phóng bảng cân đối kế toán năm 1999 của “Nordstrom : Cổ đông nên được làm hài lòng như khách hàng,” do B.Missett et. al., Morgan Stanley Dean Witter thực hiện, ngày 2/12/1998, và bảng cân đối kế toán thực tế năm 1998 được phát hành bởi Nordstrom. PP&E và tài sản có và nợ hoạt động dài hạn khác thể hiện đầu tư ròng là 304 triệu USD, dẫn đến luồng tiền mặt thâm hụt 79 triệu USD. Thanh toán tiền lãi sau thuế đã được dự báo là 37 triệu USD. Tổng số nợ được dự kiến là 13 triệu USD vào cuối năm 1999 cao hơn mức thực tế năm 2008. Do đó, luồng tiền mặt được dự phóng là thâm hụt 103 triệu USD trước chi trả cổ tức và mua lại cổ phiếu. Bất chấp sự thâm hụt này, Nordstrom được dự kiến sẽ chi trả 123 triệu USD cho người sở hữu vốn dưới dạng cổ tức và mua lại cổ phần vì số dư tiền mặt lớn có sẵn vào cuối năm 1998. Kết quả cuối cùng là giảm số dư tiền mặt từ 241 triệu USD còn 15 triệu USD Phân tích độ nhạy cảm Dự phóng được đưa ra thảo luận không phản ánh gì hơn là một "phỏng đoán tốt nhất". Nhà quản lý và nhà phân tích thường quan tâm một loạt các khả năng tổng quát có thể xảy ra. Chẳng hạn như, khi xem xét khả năng sẽ cần tài trợ ngắn hạn, nên đưa ra dự báo dựa trên tầm nhìn bi quan hơn về tỉ suất lợi nhuận và doanh thu trên tài sản. Ngoài ra, nhà phân tích khi ước tính giá trị của Nordstrom nên xem xét đến độ nhạy cảm của ước tính với các giả định then chốt về mức tăng doanh thu, tỉ suất lợi nhuận, và hiệu suất sử dụng tài sản. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu sự chú tâm của Nordstrom vào khả năng sinh lợi lại dẫn đến mức tốc độ tăng trưởng doanh thu kém hơn tiên liệu? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu sự gia tăng tỉ suất lợi nhuận dự phóng lại không thành hiện thực? Không có giới hạn về số kịch bản có thể phải xem xét. Một cách tiếp cận có hệ thống đến phân tích độ nhạy cảm là bắt đầu với giả định then chốt trên cơ sở tập hợp các dự báo rồi kiểm tra độ nhạy cảm với giả định mà có sự không chắc chắn cao nhất trong tình huống đưa ra. Chẳng hạn như, nếu công ty đã có nhiều kiểu mẫu thay đổi của lãi gộp trước đây, điều quan trọng là phải dự phóng sử dụng hàng loạt số liệu lợi nhuận gộp. Ngoài ra, nếu công ty đã công bố có thay đổi lớn trong bản dự thảo chiến lược mở rộng, giả định hiệu suất sử dụng tài sản có thể sẽ không chắc chắn nhiều hơn. Nhằm xác định nên đầu tư thời gian vào thực hiện phân tích độ nhạy cảm từ đâu, thì điều quan trọng là phải xem xét kiểu mẫu lịch sử của khoản mục, thay đổi về điều kiện ngành nghề, và thay đổi trong chiến lược cạnh tranh của công ty. Nhận xét: Phân tích độ nhạy sẽ nêu bật lên những giả định có tác động lớn đối với các kết quả tài chính, và kết quả sẽ giúp ta xác định những lĩnh vực đòi hỏi phải suy tính cẩn trọng hơn. Dự báo ngắn hạn và yếu tố thời vụ Cho đến nay, chúng ta chỉ quan tâm đến dự báo hàng năm. Tuy nhiên, đặc biệt với các chuyên gia phân tích chứng khoán ở Hoa Kỳ, có rất nhiều dự báo theo quý. Dự báo quý đưa ra một loạt các câu hỏi. Yếu tố thời vụ quan trọng ra sao? Điểm hữu ích của kết quả kinh doanh quý gần nhất là gì? Có thể so sánh với cùng kỳ năm trước? Một số kết hợp của cả hai? Dữ liệu hàng quý được dùng để tạo ra dự báo hàng năm như thế nào? Các khoản mục được dự báo theo dữ liệu hàng năm có áp dụng tốt được theo dữ liệu hàng quý? Xem xét đầy đủ tất cả những câu hỏi này nằm ngoài phạm vi chương này, nhưng chúng tôi có thể bắt đầu trả lời một vài câu trong số chúng. Thời vụ là hiện tượng quan trọng đối với doanh thu và thu nhập hơn là dự đoán. Nó thể hiện nhiều hơn là việc một công ty bán lẻ sẽ hưởng lợi từ doanh số của ngày lễ. Thời vụ cũng là kết quả từ những hiện tượng liên quan đến thời tiết (chẳng hạn như, đối với công ty điện và gas, công ty xây dựng, và các nhà sản xuất xe máy), mô hình giới thiệu sản phẩm mới (chẳng hạn như, công nghiệp xe hơi), và các yếu tố khác. Phân tích chuỗi thời gian biến đổi của thu nhập cho các công ty ở Mỹ gợi ý rằng ít nhất một số yếu tố thời vụ có mặt ở hầu như mọi ngành công nghiệp chính yếu. Ngụ ý cho việc dự báo là một công ty không thể chỉ tập trung vào thành quả của quý mới nhất như xuất phát điểm. Thực ra, những bằng chứng đề nghị rằng, trong dự báo thu nhập, nếu một công ty phải chọn việc chỉ có một quý làm xuất phát điểm, sẽ có thể so sánh với cùng kỳ năm trước, không phải quý mới nhất. Lưu ý cách phân tích này phù hợp với bản báo cáo của nhà phân tích hoặc báo chí tài chính; khi họ thảo luận thông báo thu nhập hàng quý, gần như luôn luôn đánh giá tương đối khoản mục với kết quả cùng kỳ năm trước, không phải quý mới nhất. Nghiên cứu đã tạo ra mô hình để dự báo doanh thu, thu nhập, hoặc EPS dựa vào chỉ trên quan sát của quý trước đó. Mô hình như vậy không được sử dụng bởi nhiều nhà phân tích, vì các nhà phân tích có tiếp cận sử dụng nhiều thông tin hơn so với quy mô dữ liệu mà những mô hình đơn giản như vậy yêu cầu. Tuy nhiên, mô hình sẽ hữu ích cho những ai còn xa lạ với trạng thái của dữ liệu thu nhập để hiểu xu hướng tiến triển của nó qua thời gian. Những hiểu biết này có thể cung cấp kiến thức tổng quát hữu ích, điểm xuất phát dự báo có thể được điều chỉnh để phản ánh chi tiết không được tiết lộ trong dữ liệu thu nhập lịch sử, hoặc "tính hợp lý" trong dự báo chi tiết. Sử dụng Qt để chỉ thu nhập (hoặc EPS) cho quý t, và E(Qt) là giá trị mong đợi của nó, một mô hình thể hiện thu nhập phù hợp qua nhiều ngành nghề là mô hình Foster7: E(Qt) = Qt-4 + δ + ϕ (Qt-1 - Qt-5) Foster cho thấy rằng một mô hình có dạng tương tự như vậy cũng sẽ áp dụng tốt cho dữ liệu doanh thu. Dạng mô hình Foster cũng xác nhận tầm quan trọng của yếu tố thời vụ vì nó cho thấy rằng điểm xuất phát cho dự báo cho quý t là thu nhập của bốn quý trước đó, Qt-4. Mô hình này nói rằng, khi buộc phải sử dụng dữ liệu thu nhập ngay trước đó, dự báo hợp lý của thu nhập cho quý t bao gồm những phần tử sau : thu nhập của có thể được cùng kỳ năm trước (Qt-4 ); xu hướng gia tăng dài hạn của thu nhập hàng quý mỗi năm (δ); tỉ số (ϕ) của gia tăng thu nhập hàng quý mỗi năm gần đây nhất (Qt-1 - Qt-5). Thông số δ và ϕ rất dễ ước tính khi sử dụng cho công ty mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản có sẵn trong hầu hết các phần mềm bảng tính.8 Cho hầu hết các công ty, thông số ϕ có xu hướng nằm trong khoảng từ 0.25 đến 0.50, cho thấy rằng 25 đến 50% gia tăng thu nhập hàng quý có xu hướng tiếp tục gia tăng trong quý tiếp theo. Thông số δ phản ánh phần nào trung bình thay đổi thu nhập hàng quý mỗi năm trong những năm qua, và thay đổi rất nhiều ở các công ty khác nhau. Nghiên cứu cho thấy mô hình Foster đưa ra dự báo cho một quý tiếp theo, bình quân, bằng $0.30 đến $0.35 trên mỗi cổ phần.9 Đáng ngạc nhiên là mức độ chính xác của mô hình cũng ngang bằng với mô hình của các chuyên gia phân tích chứng khoán, người rõ ràng có quyền sử dụng nhiều thông tin hơn trong mô hình. Như mong đợi, phần lớn các căn cứ đều hỗ trợ các nhà phân tích phải tìm được kết quả chính xác hơn, nhưng mô hình đã đủ tốt để “nằm trong khoảng giá trị gần đúng” trong hầu hết trường hợp. Do đó, sẽ chắc chắn sẽ là không thận trọng khi hoàn toàn dựa vào những mô hình đơn giản, nên hiểu biết về diễn biến thu nhập điển hình phản ánh mô hình sẽ rất có ích. EPS hàng quý của Nordstrom trong nhiều năm trước năm 1999 được trình bày ở Bảng 10 - 4. Lưu ý sự hiện diện rõ rệt của yếu tố thời vụ. Quý thứ hai và thứ tư của mỗi năm có thu nhập cao hơn hai quý còn lại; quý thứ tư hàng năm là có thu nhập cao nhất ngoại trừ năm 1989, 1991, và 1996. Nếu chúng ta sử dụng mô hình Foster để dự báo EPS cho quý thứ nhất năm 1999, chúng ta sẽ bắt đầu với EPS của quý cùng kỳ năm 1998, hoặc $0.215. Bảng 10-4: EPS hàng quý của Nordstrom, 1988-1998 Năm tài chính EPS quý 1 EPS quý 2 EPS quý 3 EPS quý 4 1988 0.120 0.225 0.120 0.290 1989 0.140 0.235 0.135 0.195 1990 0.080 0.220 0.125 0.285 1991 0.155 0.305 0.120 0.250s 1992 0.130 0.255 0.145 0.305 1993 0.070 0.260 0.155 0.370 1994 0.195 0.385 0.230 0.425 1995 0.170 0.325 0.180 0.335 1996 0.160 0.275 0.210 0.265 1997 0.205 0.380 0.235 0.380 1998 0.215 0.470 0.270 0.470 Chúng ta mong đợi một xu hướng đi lên gia tăng trong EPS, và lặp lại một phần một của quý gần nhất ($0,470 - $0,270). Cụ thể hơn, khi các thông số δ và ϕ được ước tính từ các dữ liệu trong bảng 10-410, mô hình Foster dự báo EPS là $0,255: E(Qt) = Qt-4 + 0.01 + 0.44 (Qt-1 - Qt-5) = 0.215 + 0.01 + 0.44 (0.47 – 0.38) = 0.255 Mô hình này có thể được mở rộng để dự báo thu nhập 2 quý tới, và thậm chí để dự phóng cho tất cả các quý của năm tiếp theo. Vấn đề nảy sinh ở đây là, để dự báo thu nhập 2 quý tới, ta cần số liệu thu nhập của một quý tiếp theo, và thu nhập của quý này thì vẫn chưa được biết. Giải pháp thích hợp của vấn đề là thay thế dự báo thu nhập của quý tiếp theo. Dự báo của chúng tôi cho thu nhập của Nordstrom trong quý thứ 2 năm 1999, dựa trên dữ liệu 4 quý của năm 1998, có được là $0,408: E(Qt+1) = Qt-3 + 0.01 + 0.44 = 0.380 + 0.01 +0.44 (0.255 – 0.215) Dự báo $ 0,255 trong quý đầu tiên của năm 1999, tuy đơn giản, nhưng không khác biệt nhiều với 0,220 EPS thực tế của Nordstrom trong quý đó. Một phần của lý do mà các mô hình đơn giản lại có thể đưa ra một dự báo chính xác cao là vì Nordstrom đã có 4 quý với thu nhập cao bất thường trong năm 1998. Mô hình này giả định rằng 44% của EPS tăng trong quý gần đây nhất sẽ được chuyển tiếp qua năm 1999, nhưng gia tăng đó phản ánh hiệu lực sau một thời gian của việc công ty thay đổi trong chiến lược. Mô hình Foster không phải được dự định sẽ là thay thế tiềm năng cho công việc khó khăn trong đưa ra một dự báo chi tiết. Dự báo lợi nhuận hàng quý nên được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp tương tự đã dùng trước đó cho thu nhập hàng năm – dự phóng khoản mục này thông qua khoản mục khác. Tuy nhiên, mô hình nhắc nhở chúng ta về một số vấn đề quan trọng. Đầu tiên, nó nhấn mạnh rằng, do yếu tố thời vụ, điểm khởi đầu hợp lý trong dự báo hàng quý thường là cùng kỳ của năm trước, không phải là quý gần nhất. Thứ hai, nó chỉ ra rằng những gia tăng lợi nhuận gần đây thường không nên áp đặt hoàn toàn vào tương lai - cho EPS của Nordstrom, chỉ có 44% các thay đổi như vậy, trung bình là có xu hướng tiếp tục tồn tại. Nhận xét: Với một số mục đích, bao gồm lập kế hoạch ngắn hạn và phân tích chứng khoán, dự báo theo quý là việc nên làm. Một đặc trưng quan trọng của dữ liệu hàng quý là yếu tố thời vụ; ít nhất một số yếu tố thời vụ tồn tại trong dữ liệu doanh thu và thu nhập của gần như tất cả các ngành nghề. Biết được “đỉnh” và “đáy” (xét về doanh thu và thu nhập) trong một năm kinh doanh của công ty sẽ là một thành phần cần thiết cho một dự báo tốt về tình hình hoạt động trên cở sở theo quý. KẾT LUẬN Dự phóng đại diện cho các bước đầu tiên của phân tích dự báo và nhằm tổng kết những quan điểm về hoạt động tương lai của phân tích chiến lược kinh doanh, phân tích kế toán, và phân tích tài chính. Mặc dù không phải tất cả phân tích báo cáo tài chính đều đi kèm với một bản tổng kết rõ ràng về tầm nhìn tương lai, dự báo vẫn là công cụ chủ yếu của nhà quản lý, tư vấn viên, nhà phân tích chứng khoán, nhân viên ngân hàng đầu tư, nhân viên ngân hàng thương mại, nhà phân tích tín dụng và cả những người khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc giá gốc và Nguyên tắc thận trọng.doc
Luận văn liên quan