Nguyên tắc hỏi cung bị can

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hiện nay, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực của đời sống như văn hoá, kinh tế, giáo dục; VN đã có những bước thay đổi đáng kể và đạt được những thành tựu nhất định trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, Theo đó, đời sống nhân đân được cải thiện, nâng cao lên rất nhiều, ý thức về việc nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ pháp luật trong quần chúng nhân dân cũng như trong bộ phận các cán bộ, viên chức Nhà nước ngày càng cao đã đáp ứng được yêu cầu của việc Nhà nước “Quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” ([1]), một nguyên tắc luôn được quán triệt trong toàn bộ hoạt động của đời sống nhân dân cũng như của Bộ máy Nhà nước ta từ những năm đầu của chính quyền Cách mạng cho tới nay. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, những mặt trái của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay theo đó cũng ngày một gia tăng và bộc lộ phức tạp hơn: Tình hình tội phạm gia tăng nhanh với diễn biến ngày một phức tạp đòi hỏi công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm của các cơ quan nhà nước, cụ thể là các cơ quan tiến hành TTHS mà đặc biệt là các CQĐT, cũng như quần chúng nhân dân ở nước ta hiện nay phải quyết liệt, dứt điểm hơn nữa. Tuy nhiên, thực tiễn công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong những năm vừa qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: số lượng án tồn đọng còn nhiều, tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm, việc giải quyết vụ án đi vào bế tắc vẫn còn xảy ra trên thực tế. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là những sai phạm nghiêm trọng do không tuân thủ một cách triệt để các quy định của pháp luật TTHS, đặc biệt là yêu cầu của các nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc thận trọng, khách quan trong công tác xét hỏi bị can của các ĐTV trong giai đoạn điều tra VAHS. Để lý giải cho những sai phạm trên của ĐTV có rất nhiều lý do nhưng trước tiên phải kể đến đó là do những động cơ, vụ lợi cá nhân của ĐTV hay do sự thiếu hoàn thiện, thống nhất trong các quy định của pháp luật về vấn đề HCBC; sự non kém trong nghiệp vụ điều tra; trình độ văn hoá, vốn kiến thức, sự hiểu biết về pháp luật TTHS của ĐTV còn hạn chế; Trước yêu cầu đòi hỏi của thực tế trên, em đã chọn đề tài “Nguyên tắc hỏi cung bị can” để nghiên cứu và tìm hiểu sâu về khái niệm, nội dung của các nguyên tắc HCBC; từ đó làm nổi bật vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như những phương hướng đề xuất để đảm bảo hơn nữa việc tuân thủ một cách triệt để các nguyên tắc trên trong hoạt động HCBC; qua đó góp phần đảm bảo cho công tác điều tra, khám phá, giải quyết vụ án được khách quan, chính xác, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; giúp cho công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong thời gian tới đạt được những kết quả tốt hơn nữa. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC HỎI CUNG BỊ CAN . 1.1. Khái niệm nguyên tắc hỏi cung bị can 1.2. Nội dung các nguyên tắc hỏi cung bị can 1.2.1. Nguyên tắc pháp chế 1.2.2. Nguyên tắc thận trọng, khách quan 1.3. Ý nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc hỏi cung bị can đối với thực tiễn điều tra hình sự CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC HỎI CUNG BỊ CAN . 2.1. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong hoạt động hỏi cung bị can 2.1.1. Thực trạng . 2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng 2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trong hoạt động hỏi cung bị can . KẾT LUẬN . 1 5 5 6 6 22 31 35 35 35 42 54 62

doc70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên tắc hỏi cung bị can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TTHS chỉ quy định quyền của người bào chữa nhưng không quy định trách nhiệm đảm bảo thực hiện quyền này của họ từ phía CQĐT thì quy định trên có lẽ chỉ mang tính hình thức. Khoản 1 Điều 131 BLTTHS quy định “Có thể HCBC tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi ở của người đó” chưa thật hợp lý vì trong thực tế, CQĐT ngoài hai địa điểm trên còn có thể HCBC ở những địa điểm khác như tại cơ sở y tế (nơi bị can đang được điều trị), tại trại tạm giam (trong trường hợp bị can đang bị tạm giam),…Bên cạnh đó, xét dưới góc độ chiến thuật thì quy định như trên của pháp luật TTHS cũng chưa thật là khoa học để đảm bảo được tốt nhất độ chính xác trong lời khai của bị can về các tình tiết của vụ việc vì việc HCBC tại chỗ ở của họ có thể làm xuất hiện ở họ trạng thái tâm lý xấu hổ hoặc ngược lại quá tự tin. Cả hai trạng thái tâm lý trên đều không thuận lợi cho việc khai báo của bị can, ảnh hưởng tới “chất lượng” lời khai của bị can. Đoạn 2 khoản 1 Điều 131 BLTTHS quy định chưa thật hợp lý vì với cách quy định như vậy, có thể hiểu rằng mỗi lần hỏi cung, ĐTV đều phải thực hiện trách nhiệm đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 BLTTHS là việc làm không cần thiết, vô lý và không phù hợp với thực tế hỏi cung. Trách nhiệm trên chỉ cần thực hiện trong lần hỏi cung đầu tiên là hợp lý. BLTTHS quy định chỉ có ĐTV và KSV mới có quyền HCBC, trong khi đó Bộ luật này cũng như PLTCĐTHS năm 2004 lại cho phép một số cơ quan như Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển được khởi tố, điều tra và hoàn thành hồ sơ vụ án chuyển VKS đề nghị truy tố bị can trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, quả tang, tình tiết đơn giản, rõ ràng,… nhưng lại không cho phép cán bộ của các cơ quan đó HCBC phải chăng “vô hình chung” đã tạo ra những bất lợi, khó khăn cho các cơ quan này trong việc điều tra, làm rõ hành vi phạm tội, góp phần đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội các vụ án do các cơ quan này tiến hành từ giai đoạn khởi tố, điều tra? Vì khi các cơ quan trên tiến hành khởi tố, điều tra các vụ án thuộc phạm vi quyền hạn của mình ngay từ những ngày đầu phát hiện sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm thì chính họ phải là người được trực tiếp tiến hành HCBC, người bị tình nghi trong vụ việc đó thì mới có thể đảm bảo được tốt nhất việc điều tra, thu thập chứng cứ để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, từ đó tạo cơ sở cho VKS truy tố, toà án xét xử đúng người, đúng tội, không làm oan, sai người vô tội. Theo quy định của BLTTHS thì một trong những trường hợp bào chữa bắt buộc để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bị can không bị xâm phạm trong quá trình tố tụng giải quyết VAHS cũng như quá trình HCBC của ĐTV là khi bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần (điểm b khoản 2 Điều 57 BLTTHS). Theo tinh thần của điều luật, cả hai trường hợp này bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Tuy nhiên, quy định trên chỉ coi là hợp lý đối với trường hợp thứ nhất (bị can, bị cáo có đủ năng lực hành vi) nhưng sẽ bất hợp lý đối với trường hợp thứ 2 bởi ở trường hợp này, bị can, bị cáo là người bị hạn chế về năng lực hành vi (() Xem: Khắc phục tình trạng oan, sai trong TTHS. Ths. Bùi Kiên Điện. Tạp chí Luật học số tháng 1 năm 2000. Tr 10 ). Khoản 2 Điều 306 BLTTHS quy định trường hợp bị can là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác thì việc hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình họ, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng. Vậy, theo tinh thần của điều luật này thì nếu đại diện gia đình họ cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng thì việc hỏi cung với những đối tượng trên vẫn được ĐTV tiến hành? hay như nếu đại diện gia đình họ vắng mặt có lý do chính đáng thì việc hỏi cung với những đối tượng này sẽ ra sao? Quy định trên liệu đã cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn điều tra xét hỏi những vụ án mà bị can là người chưa thành niên từ 14 đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hay chưa? Việc quy định như vậy liệu có ảnh hưởng tới “chất lượng” lời khai của bị can về các tình tiết trong vụ án cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm sinh lý sau này của bị can là người chưa thành niên (hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần) - những người có sự phát triển chưa đầy đủ cả về mặt thể chất cũng như tinh thần, khả năng nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý dễ hoang mang, sợ hãi, có thể khai báo chủ quan duy ý chí theo cách đoán ý của ĐTV hay không? Khoản 2 Điều 132 BLTTHS quy định về việc HCBC còn có thể được ghi âm nhưng lại chưa có những quy định cụ thể về việc đánh giá tính khách quan, chân thực của các thông tin đã được ghi âm (ví dụ như quy định về góc độ kỹ thuật của việc ghi âm, về việc giám định âm thanh trong băng ghi âm,…) để đảm bảo cho quá trình điều tra, xét xử VAHS đi được đúng hướng; vì trong thực tiễn điều tra VAHS (đặc biệt trong những vụ án mà ĐTV sử dụng chiến thuật hỏi cung dùng các thông tin về vụ việc xảy ra đã được ghi âm trong các lần hỏi cung đối với bị can để đấu tranh khai thác với những bị can khác ngoan cố, không thành khẩn khai) đã xảy ra trường hợp ĐTV sử dụng các thông tin giả, không chính xác về vụ án do ĐTV dàn dựng lên nhằm hướng cuộc điều tra theo ý muốn chủ quan của ĐTV vì những mục đích, động cơ, vụ lợi cá nhân hay vì những nguyên nhân nào khác (ví như ĐTV có thể ghi âm lại lời nói của mình hoặc của một người nào đó về các tình tiết của vụ án theo ý đồ dàn dựng của ĐTV, sau đó sử dụng những kỹ thuật âm thanh để chỉnh sửa giọng nói trong băng ghi âm cho giống với giọng của bị can và cho bị can khác có liên quan trong vụ án nghe khiến tâm lý bị can này dao động mà phải khai theo những thông tin giả đã được ghi âm đó). + Thứ hai, do sự quá tải trong hoạt động điều tra của các CQĐT: Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động điều tra của CQĐT nói chung, hoạt động HCBC của các ĐTV nói riêng vì áp lực quá cao trong công việc khiến ĐTV dễ nảy sinh tâm lý căng thẳng, trạng thái nôn nóng muốn nhanh chóng điều tra, khám phá, kết thúc vụ án nên đã vi phạm các nguyên tắc thận trọng, khách quan cũng như nguyên tắc pháp chế trong HCBC như việc mớm, bức, dụ cung, dùng nhục hình khi lấy lời khai của bị can hay áp đặt ý chí của mình lên lời khai của bị can, cẩu thả, qua loa, chủ quan trong việc đánh giá tính khách quan trong lời khai của bị can,…Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ phụ trách công tác điều tra, xét hỏi bị can còn quá mỏng, không đủ về số lượng trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn hiện nay đó là công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm ngày một khó khăn, phức tạp do số lượng các vụ án cùng tính chất phức tạp, thủ đoạn tinh vi, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng tăng lên: “Nếu như trước đây, dư luận quan ngại, bức xúc bởi một số vụ trọng án thanh toán giữa các băng nhóm côn đồ đâm thuê chém mướn kiểu Phúc “bồ”, Khánh “trắng” hay những vụ đình đám phía Nam như Hai Chi (Bình Thuận), Năm Cam (TP HCM) thì điểm nhấn gầy đây nghiêng về phương diện khác: trọng án đôi khi lạ lùng đến mức không thể tin hung thủ vốn được coi là “hiền lành” lại đang tâm gây án. Những vụ giết người có tính chất đặc biệt giữa hung thủ - nạn nhân như những vụ án kiểu “sát thủ mê chim yến”, “giết người đốt xác”, “sát thủ trong xe Lexus”,… đều là những vụ gây hiệu ứng cực lớn do tình tiết phức tạp và tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hung thủ gây án, họ có thể là một nữ sinh xinh đẹp, học giỏi (như Kim Anh, vụ sát thủ xe Lexus) hay những gương mặt tuổi teen ngây ngô (2 sát thủ gây án với nhân viên Công ty Nacico),…Theo cuộc rà soát của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) thì tính đến tháng 11/2009, toàn quốc có 1.018 vụ giết người do nguyên nhân xã hội. Hai thành phố lớn, Hà Nội và TP HCM, vẫn đứng đầu số về số vụ trọng án nói trên, kế đó là Kiên Giang, Đồng Nai, Nghệ An, Lâm Đồng, Hải Phòng,…Số liệu này nếu so với các năm trước con số không tăng nhưng tính chất tội phạm phức tạp hơn, thủ đoạn cũng nguy hiểm và biến hoá gây nhiều khó khăn cho CQĐT Công an các cấp” (() Theo nguồn ). Theo báo cáo của Cục chính trị Tổng cục cảnh sát nhân dân, ở quận huyện thuộc thành phố lớn, một ĐTV phải thụ lý trung bình 10 vụ/tháng, cá biệt có nơi 20 đến 30 vụ/tháng như ở quận Bình Thạnh, Tân Bình (TP HCM). Như vậy, bình quân mỗi ĐTV không có đầy 3 ngày để giải quyết 1 vụ, thậm chí có nơi 1 ngày/1vụ là một áp lực công việc quá lớn đối với các ĐTV trong quá trình điều tra, giải quyết VAHS đặc biệt là các ĐVT tại các đơn vị địa phương như cấp quận, huyện: “Biên chế của lực lượng cảnh sát điều tra ở các đơn vị địa phương (chủ yếu là cấp quận, huyện) còn thiếu quá nhiều, tình trạng quá tải trong thụ lý đối với một ĐTV xảy ra khá phổ biến, dẫn đến việc điều tra không sâu, ít có điều kiện mở rộng vụ án, không đủ thời gian để làm các thủ tục TTHS…” (Báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề chấp hành pháp luật trong công tác bắt, tạm giữ, tạm giam của Thanh tra Bộ Công an) (() Xem: Khắc phục tình trạng oan, sai trong TTHS. Ths.Bùi Kiên Điện. Tạp chí Luật học số tháng 1/2000. Tr 9 ). + Thứ ba, do sự hạn chế về năng lực, trình độ nghiệp vụ của ĐTV: Những hạn chế nhất định về năng lực, trình độ nghiệp vụ của ĐTV khiến công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm chưa đáp ứng được trước những yêu cầu đòi hòi của thực tiễn diễn biến tình hình tội phạm ngày một phức tạp như hiện nay: Đối với hoạt động điều tra tội phạm nói chung, HCBC nói riêng, ĐTV là chủ thể chính được giao nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành các hoạt động này. Do vậy, ĐTV có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng và tính khách quan, chính xác của sự thật vụ án khi tiến hành HCBC. Bên cạnh đó, HCBC “thực chất còn là cuộc đấu tranh về ý chí và lý trí giữa ĐTV và bị can. Do đó, để hoạt động này đạt hiệu quả cao, đòi hỏi ĐTV phải có trình độ văn hoá pháp luật, nghiệp vụ cao, có kiến thức sâu rộng về xã hội, tâm lý, có kinh nghiệm dày dạn trong công tác hỏi cung và luôn xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của cuộc hỏi cung, những biện pháp, phương tiện cần sử dụng để đạt mục đích đề ra” (() Xem: Giáo trình Khoa học Điều tra hình sự. Trường ĐH Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. Tr 103 - 104 ). Theo đó, nếu ĐTV là người có trình độ văn hóa pháp luật, nắm vững và áp dụng đúng các quy định của pháp luật TTHS, các nguyên tắc trong HCBC, là người có lập trường chính trị vững chắc, có kiến thức, kinh nghiệm, nghiệp vụ điều tra và mưu trí trong việc sử dụng, lựa chọn các biện pháp điều tra đúng quy định của pháp luật và hợp lý thì hoạt động hỏi cung sẽ đạt được mục đích đề ra, cung cấp được những chứng cứ khách quan, có giá trị chứng minh quan trọng trong vụ án (chứng cứ “đắt giá”) cho hoạt động điều tra giúp kết quả của hoạt động này cũng như hoạt động xét xử, giải quyết vụ án sẽ đạt tỷ lệ ở mức cao. Ngược lại, nếu năng lực của ĐTV hạn chế, chưa nắm vững chắc những quy định của pháp luật hình sự, TTHS, đặc biệt là chưa nắm vững được tinh thần, nội dung của các nguyên tắc mà ĐTV phải tuyệt đối tuân thủ khi tiến hành HCBC hay như kiến thức trong các lĩnh vực về kinh tế, kế toán, tài chính, khoa học công nghệ khi điều tra, xét hỏi những bị can trong các vụ án liên quan tới những lĩnh vực này; bên cạnh đó, còn phải kể đến đó là phương pháp điều tra còn hạn chế, thụ động, nặng về hành chính, khả năng mở rộng và khám phá án còn yếu;…là những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tới tính chân thực khách quan trong hoạt động HCBC nói riêng và kết quả điều tra, xét xử VAHS nói chung. Quả thật, thực tiễn điều tra các VAHS hiện nay cho thấy, nhiều vụ án oan, sai, đi vào bế tắc, kẻ phạm tội thì nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật còn người vô tội thì bị bắt oan, sai hầu hết đều bắt nguồn từ giai đoạn điều tra VAHS mà cụ thể là sai sót ngay từ hoạt động HCBC do các ĐTV trình độ nghiệp vụ còn hạn chế dẫn tới tình trạng sử dụng các biện pháp lấy lời khai trái pháp luật, trong đó việc sử dụng hình thức mớm cung bằng cách đặt các câu hỏi mà nội dung đã chứa đựng sẵn những lập luận, suy đoán riêng của ĐTV dựa trên những chứng cứ mới được thu thập chưa được thẩm tra, xác minh kỹ càng, những chứng cứ được thu thập còn chưa đầy đủ, sơ sài, có giá trị chứng minh tội phạm thấp,…là hành vi vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN xảy ra rất phổ biến trong thực tế hoạt động HCBC của ĐTV hiện nay; bên cạnh đó là các hành vi vi phạm khác như mớm bằng cách cho bị can xem vật chứng, bản ảnh hiện trường,…cũng xảy ra tương đối phổ biến. Trong trường hợp này, ĐTV khi thực hiện các hành vi trên không phải do ý chí chủ quan của ĐTV mong muốn làm như vậy mà do vì kiến thức nghiệp vụ điều tra, trình độ hiểu biết pháp luật, năng lực của ĐTV còn non kém cộng với áp lực phải điều tra, khám phá nhanh vụ án trong khoảng thời gian có hạn theo quy định của pháp luật khiến ĐTV “vô tình” đã sử dụng những hình thức lấy lời khai trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi tiến hành hoạt động HCBC mà chính bản thân ĐTV cũng không nhận thức được hành vi mình đang làm, thậm chí còn hoàn toàn không mong muốn hành vi đó xảy ra. Vậy, năng lực, trình độ hạn chế của ĐTV cũng là một trong số những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc HCBC không đạt được mục đích đề ra, việc điều tra vụ án để kéo dài, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của TTHS nói chung, của hoạt động HCBC nói riêng, thậm chí dẫn đến oan, sai trong công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm. + Thứ tư, do sự thiếu hiểu biết của công dân, sự non kém về nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm chưa cao của không ít người bào chữa: Đây là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho ĐTV dễ dàng vi phạm hơn các quy định của pháp luật TTHS khi tiến hành điều tra, xét hỏi bị can. Theo đó, việc luật quy định người bào chữa hoặc đại diện gia đình của bị can có quyền tham gia vào quá trình tố tụng giải quyết VAHS từ khi khởi tố VAHS cũng như quá trình HCBC trong những trường hợp nhất định nhằm mục đích hạn chế sự “lộng quyền” của các ĐTV đối với yêu cầu của việc tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định, nguyên tắc khi tiến hành HCBC, từ đó đảm bảo cho các quyền lợi hợp pháp của bị can không bị xâm phạm. Tuy nhiên, do không nắm vững pháp luật, nhất là pháp luật hình sự và TTHS, nhiều công dân không đủ khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như của bị can khi tham gia tố tụng với tư cách là bị can, người đại diện hợp pháp của bị can. Thậm chí nhiều bị can không biết là mình có quyền nhờ người bào chữa ngay từ khi bị khởi tố mà họ cứ tưởng chỉ đến khi ra toà mới được mời luật sư. Hay như trong nhiều trường hợp, khi ĐTV tiến hành hỏi cung đối với bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần (điểm b khoản 2 Điều 57, khoản 2 Điều 306 BLTTHS) xong thì đại diện gia đình của bị can mới biết mình có quyền được tham gia hoặc mời người bào chữa tham gia cuộc hỏi cung để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can; nhưng tới lúc đó thì đã quá muộn, các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can đã bị xâm phạm nghiêm trọng, để lại những hậu quả vô cùng nặng nề (ví dụ như vụ hỏi cung em Lê Thị Hường ở Hàm Tân, Bình Thuận; vụ hỏi cung em Nguyễn Thanh Tiền ở Sóc Trăng (() Xem trang 41, 42 của Khoá luận )…). Cùng với đó, một số luật sư được mời tham gia các buổi hỏi cung để bào chữa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can nhưng trình độ pháp luật và nghiệp vụ lại quá non kém nên kết quả bào chữa rất hạn chế; do vậy không những không bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can mà còn tạo điều kiện cho ĐTV được dễ dàng hơn trong việc vi phạm các quy định của pháp luật, các nguyên tắc trong hỏi cung bị can. Đặc biệt trong trường hợp bào chữa do chỉ định, một số luật sư còn nhận bào chữa theo kiểu “chạy sô” nên đã đặt quyền lợi cá nhân, lợi ích vật chất của mình lên trên quyền lợi của bị can. Chính sự thiếu hiểu biết trên của công dân và sự non kém trong trình độ của người bào chữa vô tình đã tạo điều kiện cho ĐTV dễ dàng hơn trong việc không thực hiện đúng các quy định, nguyên tắc khi tiến hành hỏi cung đối với các bị can. + Thứ năm, nguyên nhân khách quan cuối cùng đó là do sự phối kết hợp thiếu chặt chẽ giữa CQĐT và VKS mà cụ thể là hiệu quả của công tác kiểm sát điều tra của KSV đối với hoạt động điều tra, hoạt động HCBC do ĐTV tiến hành còn chưa cao: Quy chế kiểm sát điều tra xác định KSV phải có trách nhiệm kiểm sát việc HCBC (Điều 16) và kiểm sát việc lấy lời khai của người làm chứng, bị hại (Điều 13). Theo đó, VKS phải có trách nhiệm bảo đảm trong mọi giai đoạn TTHS, các hành vi truy bức cung, nhục hình phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh để đảm bảo cho việc truy tố đúng người, đúng pháp luật, đúng tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội: KSV có quyền yêu cầu ĐTV thực hiện đúng quy định tại Điều 131, 132 BLTTHS về HCBC và biên bản HCBC. Bảo đảm việc HCBC phải làm sáng tỏ những yếu tố cấu thành tội phạm đã khởi tố, những mâu thuẫn trong lời khai của bị can phải được phân tích, tổng hợp, kết luận một cách khách quan. Trường hợp bị can nhận tội cũng phải kiểm tra đối chiếu với các chứng cứ khác đã thu thập được trong hồ sơ để đánh giá lời nhận tội. Khi phát hiện bị can lúc nhận tội, lúc chối tội hoặc có dấu hiệu dụ cung, mớm cung, dùng nhục hình,…thì KSV phải trực tiếp HCBC để kiểm tra phương pháp xét hỏi của ĐTV để phát hiện và ngăn chặn kịp thời vi phạm pháp luật của ĐTV (() Xem: Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân trong TTHS và vai trò của KSV trong việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này. Trịnh Văn Khải. Luận văn Thạc sỹ Luật học. Trường ĐH Luật Hà Nội. Hà Nội – 2000. Tr 60 - 61 );…Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy, việc kiểm sát hoạt động điều tra, HCBC còn hạn chế do số lượng KSV còn quá ít so với một lượng án quá lớn, do vậy VKS không có điều kiện tham gia được vào hầu hết các buổi HCBC để có thể kiểm tra phương pháp xét hỏi của ĐTV đã tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật hay chưa, có hay không có dấu hiệu mớm, bức cung, dùng nhục hình đối với bị can,… từ đó phát hiện ra để ngăn chặn kịp thời. Bên cạnh đó; năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp của một số KSV còn hạn chế khiến hiệu quả của công tác kiểm sát hoạt động hỏi cung chưa được cao: Có trường hợp KSV vì mục đích, động cơ vụ lợi cá nhân, không những không bảo vệ được các quyền lợi hợp pháp của công dân, bảo đảm cho hoạt động điều tra được diễn ra khách quan và đi đúng hướng; mà còn “tiếp tay” cho một số ĐTV “tha hóa, biến chất” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật TTHS, vi phạm các nguyên tắc HCBC, làm sai lệch nghiêm trọng hồ sơ vụ án khiến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm nghiêm trọng, việc truy tố không đúng người đúng tội, vụ án rơi vào bế tắc,…; hay như việc KSV khi tham gia HCBC cùng ĐTV, mặc dù biết ĐTV do kỹ năng nghiệp vụ điều tra còn hạn chế nên đã có một số hành vi trái pháp luật TTHS, trái các nguyên tắc quan trọng của hoạt động HCBC, nhưng đã “lờ” đi, không yêu cầu hay nhắc nhở ĐTV phải dừng ngay những hành vi sai trái đó lại do vụ lợi cá nhân, do tinh thần trách nhiệm trong công việc kém, kiểm sát qua loa, “cẩu thả”;… Điển hình một số vụ án oan, sai do những vi phạm nghiêm trọng của các CQĐT trong giai đoạn điều tra VAHS nhưng lại không bị phát hiện do công tác kiểm sát qua loa, hời hợt, cẩu thả như Vụ án vườn điều ở Bình Thuận, vụ án anh Bùi Minh Hải ở Đồng Nai (Vụ án chiếc đồng hồ SEIKO),…; thậm chí một số cán bộ KSV còn bị truy cứu TNHS như Phạm Sỹ Chiến, nguyên Viện phó VKSNDTC trong vụ Năm Cam năm 1995 (() Theo nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: ); 5 ĐTV và KSV trong vụ Nguyễn Văn Tuân; vụ Nguyễn Trọng Bằng, viện phó Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng (() Xem: Khắc phục tình trạng oan, sai trong TTHS. Ths.Bùi Kiên Điện. Tạp chí Luật học số tháng 1 năm 2000. Tr 10 );… _ Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại hiện nay trong việc thực hiện các nguyên tắc HCBC của ĐTV khi tiến hành HCBC trong quá trình điều tra, giải quyết VAHS không chỉ do các nguyên nhân khách quan như đã trình bầy ở trên mà còn bị ảnh hưởng, chi phối bởi nguyên nhân chủ quan đó là đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao hoặc sự cố ý vi phạm pháp luật do bị chi phối bởi những động cơ không đúng đắn khi giải quyết nhiệm vụ được giao của một số ĐTV: Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức của một bộ phận cán bộ của các CQĐT. Các ĐTV chỉ vì những động cơ không lành mạnh như vì thành tích cá nhân, tập thể hoặc vì động cơ vụ lợi cá nhân, vì những món lợi vật chất, kinh tế trước mắt mà đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của công dân, của Nhà nước. Họ sẵn sàng vi phạm pháp luật, không tuân thủ các nguyên tắc khi tiến hành HCBC nhằm mục đích mớm cung, bức cung, thậm chí dùng cả nhục hình đối với bị can,…để buộc bị can phải khai theo ý muốn của cá nhân ĐTV, từ đó đem lại cho ĐTV một số món lợi vật chất hoặc tinh thần nhất định nào đó, mặc dù với kiến thức, trình độ hiểu biết pháp luật của mình, ĐTV hoàn toàn nhận thức được rằng hành vi trái pháp luật do mình thực hiện sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khiến mục đích đã đề ra của hoạt động TTHS không đạt được, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm hiện nay ở nước ta, làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật,… Nhiều trường hợp tiêu cực trong ngành tư pháp đã bị phát hiện và xử lý kỷ luật, thậm chí có trường hợp bị truy cứu TNHS như trường hợp của ĐTV Nguyễn Ngọc Minh trong vụ Khánh “trắng”; ĐTV Bùi Quốc Huy, nguyên thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Giám đốc Sở Công an TP HCM (1996-2001) trong vụ Năm Cam và đồng bọn; 4 ĐTV trong vụ Bùi Minh Hải; ĐTV Huỳnh Anh Dũng, nguyên thiếu tá ĐTV cao cấp Phòng Cảnh sát điều tra Công an TP HCM trong vụ Tamexo (1996);… Trên đây là một số nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng việc tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật TTHS mà cụ thể là các nguyên tắc HCBC của ĐTV hiện nay. Để tiếp tục phát huy tốt hơn nữa những mặt đã đạt được và hạn chế, tiến tới loại bỏ những mặt còn tồn tại trong việc tuân thủ các nguyên tắc này (nguyên tắc pháp chế; thận trọng, khách quan), tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau: 2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trong hoạt động hỏi cung bị can 2.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật TTHS hiện hành về hỏi cung bị can Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là pháp luật TTHS về những chế định liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo,…cũng như cơ chế đảm bảo thực hiện các chế định đó trong thực tế hoạt động HCBC của các ĐTV hiện nay. Cụ thể, trong thời gian tới, Nhà nước cần nghiên cứu và nhanh chóng sửa đổi một số quy định của pháp luật TTHS còn gây ra vướng mắc trong quá trình thực hiện: * Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Điều 58, khoản 2 Điều 129 BLTTHS (như quy định về việc HCBC của người bào chữa phải được sự đống ý của ĐTV hay như quy định người bào chữa phải đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm HCBC để có mặt khi HCBC, quy định việc triệu tập HCBC đang bị tạm giam được thực hiện thông qua Ban giám thị trại tạm giam nhưng gia đình bị can, người bào chữa của bị can lại không được thông báo về việc triệu tập này,…) theo hướng khả thi hơn nữa để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can trong quá trình hỏi cung không bị xâm phạm thông qua việc pháp luật sẽ tạo những điều kiện thuân lợi và dễ dàng hơn nữa để người bào chữa của bị can có thể tham gia vào cuộc hỏi cung cũng như được trực tiếp hỏi bị can trong những trường hợp pháp luật cho phép. Theo đó, Nhà nước cần củng cố tính khả thi trong việc tham gia HCBC của luật sư (người bào chữa chính, chủ yếu của bị can, bị cáo trong các VAHS): Nên quy định cụ thể thủ tục mời người bào chữa (luật sư) của bị can bị tạm giữ; để được cấp “Giấy chứng nhận người bào chữa” thì luật sư chỉ cần có hai loại giấy tờ là Thẻ luật sư và Giấy giới thiệu của văn phòng luật sư để làm đơn giản hoá, gọn nhẹ thủ tục để được tham gia hoạt động HCBC của người bào chữa; CQĐT có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia quá trình tố tụng, tham gia HCBC, nghiên cứu hồ sơ vụ án,…; nên quy định những biện pháp chế tài đối với các cơ quan tố tụng, cán bộ ĐTV cản trở việc tiến hành hoạt động bào chữa của luật sư trong các buổi HCBC. * Thứ hai, nên nghiên cứu sâu thêm để sửa đổi quy định tại khoản 1, 2 Điều 131 BLTTHS thay vào đó là quy định hợp lý hơn, theo đó nên dành cho ĐTV quyền chủ động lựa chọn địa điểm HCBC căn cứ vào tình tiết thực tế đã có cũng như ý đồ chiến thuật của ĐTV; và nên quy định ĐTV chỉ phải đọc quyết định khởi tố bị can, giải thích cho bị can biết các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 49 BLTTHS trong lần hỏi cung đầu tiên chứ không cần phải đọc trong tất cả những buổi hỏi cung tiếp theo. * Thứ ba, nên nghiên cứu để có những quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc cho phép cán bộ của một số cơ quan như cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng và Lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra đối với một số loại tội phạm ít nghiêm trọng, quả tang, tình tiết đơn giản, rõ ràng,…được tiến hành hoạt động HCBC để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, giải quyết đối với những VAHS trên. * Thứ tư, về trường hợp bào chữa bắt buộc đối với bị can là người chưa thành niên và bị can là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần tại điểm b khoản 2 Điều 57 BLTTHS, nên được quy định phân biệt, tách riêng nhau ra thành những quy định riêng rẽ: quy định về trường hợp bào chữa bắt buộc đối với bị can là người chưa thành niên và quy định về trường hợp bào chữa bắt buộc đối với bị can là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần chứ không nên quy định như nhau vào cùng một điều luật như hiện nay. * Thứ năm, nên sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 306 BLTTHS theo hướng phù hợp hơn: trường hợp HCBC đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác thì việc hỏi cung những người này bắt buộc phải có mặt đại diện của gia đình họ, nếu không thì cuộc hỏi cung sẽ không được diễn ra, và nếu ĐTV vẫn tiến hành cuộc hỏi cung là vi phạm nghiêm trọng pháp luật TTHS, phải chịu TNHS và những hình phạt nghiêm khắc về hành vi vi phạm của mình trước pháp luật; theo đó, giá trị chứng minh của chứng cứ về vụ án tại buổi hỏi cung cũng không có giá trị pháp lý, do đó sẽ bị loại bỏ. * Thứ sáu, nên sửa đổi, bổ sung quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 132 BLTTHS theo hướng để đảm bảo tính khách quan của việc ghi âm và tính hợp pháp, giá trị chứng cứ của thông tin được ghi âm, thì việc ghi âm nên được báo trước cho bị can và việc đó cùng các thông số liên quan đến góc độ kỹ thuật của việc ghi âm phải được ghi nhận vào biên bản HCBC. 2.2.2. Kiến nghị nhằm khắc phục sự quá tải trong hoạt động điều tra của các CQĐT Cần nhanh chóng bổ sung đủ số lượng ĐTV để đáp ứng được yêu cầu của thực tế hiện nay trong công tác phòng và chống tội phạm khi diễn biến của tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và gia tăng nhanh về số lượng “đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên trách của các CQĐT không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn phải đảm bảo cả về mặt số lượng, tránh tình trạng quá tải trong công việc. Việc quy định về số lượng ĐTV trong từng CQĐT phải căn cứ vào tình hình diễn biến của tội phạm và thực tế số vụ án mà CQĐT thụ lý hàng năm. Có những vụ án phải điều tra lâu, thậm chí hơn một năm mới kết thúc nhưng có những vụ thì chỉ trong vòng 2 tháng đã có thể kết thúc điều tra. Vì vậy, CQĐT cấp tỉnh và huyện nên bố trí biên chế với số lượng nào đó để đảm bảo trung bình mỗi năm, một ĐTV thụ lý từ 5 đến 7 vụ án” (() Xem: Phòng ngừa tình trạng sai trong điều tra hình sự. Trường Đại Học Luật Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Luật học. Đặng Thị Hồng Nhung. Hà Nội. 2005. Tr 72 ). Bên cạnh đó là việc phải xây dựng được kế hoạch từng bước tuyển dụng đủ cán bộ điều tra, đặc biệt là cán bộ điều tra cấp huyện và bồi dưỡng, đạo tạo các cán bộ điều tra tại các khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây – Nam Bộ. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện mô hình CQĐT theo hướng thu gọn đầu mối chỉ huy và chuyên môn hoá hơn nữa trong hoạt động xuất phát từ những đặc điểm đặc thù của các loại tội phạm trước yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế như hiện nay. Có thể chia các loại tội phạm thành 3 nhóm chính: các tội phạm kinh tế, tội phạm ma tuý và các tội phạm khác. Việc chuyên môn hoá trong hoạt động điều tra các loại tội phạm đặc thù sẽ giúp ĐTV có khả năng tích luỹ kinh nghiệm điều tra các loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của mình cũng như áp dụng một cách thuận lợi, có hiệu quả những kinh nghiệm đó vào thực tiễn. Cuối cùng, để góp phần làm giảm sự quá tải, áp lực cao trong công tác điều tra, giải quyết VAHS của các ĐTV do sự gấp gáp, hạn chế về thời hạn điều tra theo luật định, phải chăng cũng nên sửa đổi nội dung quy định tại Điều 119 BLTTHS về vấn đề xác định thời hạn điều tra đối với VAHS có nhiều tội phạm, bổ sung chế định gia hạn điều tra trong trường hợp gần hết thời hạn điều tra vụ án mới xác định được bị can (() Xem: Quy định của luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Trường Đại Học Luật Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Luật học. Lê Thị Thanh Hằng. Hà Nội. 2009. Tr 69 ). 2.2.3. Kiến nghị nhằm nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ của ĐTV Cần kịp thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp luật cũng như thường xuyên bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm đối với công việc của các ĐTV vì trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các VAHS nói chung và HCBC nói riêng của các ĐTV thì bên cạnh tính hệ trọng phức tạp cao của nó, hoạt động này còn đòi hỏi các chủ thế tiến hành phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, nắm vững các quy định của pháp luật thì các quyết định, hành vi tố tụng của họ mới có cơ sở thực tế, đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp với pháp luật, đây cũng chính là cơ sở quan trọng để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can không bị xâm phạm, giảm tình trạng án oan, sai trong điều tra, xét xử VAHS. Theo đó, phương hướng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ĐTV trong thời gian tới cần làm tốt các việc sau: tuyển chọn được các cán bộ ĐTV có phẩm chất tâm lý cần thiết để bố trí vào công tác tại các CQĐT, thông qua hoạt động thực tiễn điều tra và thông qua tập huấn các chuyên đề điều tra để xây dựng, bồi dưỡng nhân cách người cán bộ điều tra. 2.2.4. Kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết pháp luật của người dân cũng như chất lượng bào chữa của người bào chữa Cần nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân bằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; không ngừng nâng cao trình độ dân trí, ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho mọi người dân để họ có thể phát huy tốt nhất quyền tự bào chữa của mình cũng như quyền bào chữa cho người khác khi tham gia quá trình tố tụng với tư cách là bị can, đại diện gia đình của bị can; từ đó phần nào hạn chế được sự tuỳ tiện của ĐTV trong việc vi phạm các nguyên tắc HCBC, xâm hại quyền lợi hợp pháp của công dân, ảnh hưởng tới tính khách quan, chính xác của quá trình điều tra, giải quyết VAHS. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng bào chữa trong hoạt động TTHS nói chung, hoạt động HCBC nói riêng cũng là một việc làm hết sức cần thiết theo hướng vừa nâng cao số lượng người bào chữa (luật sư); vừa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ pháp luật và nghiệp vụ bào chữa cho họ thông qua các khoá đào tạo nghiệp vụ chuyên môn như các lớp đào tạo Luật sư tại Học viện Tư pháp,… sẽ giúp cho hoạt động điều tra, HCBC thu thập được đầy đủ chứng cứ về vụ án một cách chính xác, khách quan, chân thực cũng như bảo vệ được tốt nhất các quyền công dân của bị can. 2.2.5. Kiến nghị nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và giảm thiểu tình trạng cố ý vi phạm pháp luật do bị chi phối bởi những động cơ không đúng đắn khi thực hiện nhiệm vụ được giao của một số ĐTV Cần có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý đối với ĐTV để nâng cao tinh thần, trách nhiệm của ĐTV đối với việc tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật TTHS, các nguyên tắc pháp chế, thận trọng, khách quan khi tiến hành HCBC; cũng như giúp ĐTV yên tâm công tác, toàn tâm, toàn ý đối với công việc được giao vì đã có những chế độ đãi ngộ thoả đáng, thưởng phạt hợp lý tạo điều kiện cho họ có được cuộc sống vật chất và tinh thần ổn định, để không bị “xao động”, “lay chuyển” trước những cám dỗ vật chất của nền kinh tế thị trường trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay. 2.2.6. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm sát hoạt động HCBC của KSV Cần nâng cao hiệu quả của mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS, cụ thể là đồng thời với việc nâng cao và phát triển đội ngũ ĐTV, cần phải nâng cao cả về số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ KSV để có thể tham gia được vào hầu hết các buổi HCBC và kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc HCBC của ĐTV; bên cạnh đó, cũng như đối với các ĐTV, cũng cần phải có chế độ thưởng phạt, chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các KSV để công tác kiểm sát hoạt động điều tra, HCBC đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo cho công tác xét xử, giải quyết vụ án được đúng người, đúng tội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm phạm, lấy lại và củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ và pháp luật của Nhà nước. 2.2.7. Một số kiến nghị khác * Theo Tổng cục Cảnh Sát nhân dân, tình hình trẻ em vi phạm pháp luật ở nước ta có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Hàng năm, lực lượng điều tra hình sự phải tiếp nhận, xử lý hàng ngàn vụ việc liên quan đến trẻ em và người chưa thành niên. Bên cạnh đó, trẻ em và người chưa thành niên còn là đối tượng có sự phát triển không đầy đủ về tâm sinh lý, tinh thần hay bị hoảng loạn, dao động, dễ dàng khai báo theo ý chí chủ quan của ĐTV cũng như khả năng tự bảo vệ bản thân của các em trước những sự xâm phạm của ĐTV (như việc bị ĐTV sử dụng hình thức nhục hình, bức cung,…để lấy lời khai) trong quá trình tiến hành điều tra, HCBC là rất thấp. Chính điều này đã tạo điều kiện cho ĐTV dễ dàng hơn trong việc vi phạm các quy định của pháp luật, các nguyên tắc HCBC. Thực tế cũng đã chỉ ra có rất nhiều vụ việc ĐTV vi phạm pháp luật, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc HCBC dẫn tới những hậu quả đau lòng, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý của những đối tượng là trẻ em, người chưa thành niên này. Do vậy, trong thời gian tới, Nhà nước ta nên nghiên cứu để nhân rộng mô hình “Phòng điều tra thân thiện” (đã được triển khai thí điểm tại một số đơn vị như Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an TP Hà Nội;…), đây là chương trình do Bộ Công an và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổ chức nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em, đồng thời đảm bảo tính pháp lý của các vụ án. “Phòng điều tra thân thiện” được xây dựng đúng như tên gọi của nó, thân thiện từ màu sơn, bố cục gian phòng, có một số đồ chơi dành cho nhân chứng, bị hại, bị can là trẻ em. Các ĐTV sẽ không trực tiếp ngồi đối diện với các em như trước đây, mà sẽ ngồi sau những tấm kính một chiều đề ghi lời khai. Các em sẽ không nhìn thấy cán bộ công an nên sẽ thoải mái hơn khi trả lời câu hỏi. Cùng với đó là việc nên thành lập một bộ phận chuyên trách trong các đơn vị của các CQĐT ở các cấp gồm những ĐTV đã được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ những kiến thức về tâm sinh lý trẻ em, người chưa thành niên; được bổ sung những kiến thức, kỹ năng tham khảo từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thẩm vấn người chưa thành niên vi phạm pháp luật và lấy lời khai nạn nhân, nhân chứng là trẻ em, người chưa thành niên để việc điều tra, xét hỏi theo hướng thân thiện đáp ứng được yêu cầu bảo vệ các quyền, lợi ích của trẻ em, người chưa thành niên, tránh cho các em bị tổn thương cả về thể chất cũng như tinh thần, tạo điều kiện để thu thập chứng cứ, tài liệu chính xác nhất từ lời khai của các em (() Theo nguồn Báo Công an nhân dân điện tử: ). * Kiến nghị cuối cùng xuất phát từ thực trạng: Hiện nay, trong thực tiễn điều tra, giải quyết các VAHS đã xảy ra rất nhiều trường hợp mà sau một vài lần xét xử, các bị cáo mới phản cung, không thừa nhận hành vi phạm tội của mình dựa trên lập luận rằng các bị cáo đã bị ĐTV ép cung, mớm cung, dụ cung, dùng nhục hình,…trong quá trình HCBC mà phải ký vào biên bản nhận tội. Ví dụ như trong Vụ án Vườn điều ở Bình Thuận, “Tại phiên toà Phúc thẩm lần thứ hai, Huỳnh Văn Nén đã khai bị phạt trong một thời gian dài không cho ăn muối, nhiều lần bị ĐTV Cao Văn Hùng dùng mũi giầy da đá vào người gây nên những vết bầm tím. Theo đề nghị của chủ toạ phiên toàn Phúc thẩm lần thứ hai, Huỳnh Văn Nén đã cởi áo cho Hội đồng xét xử và những người dự khán xem, những ai có mặt đều nhìn thấy đúng là trên thân thể Huỳnh Văn Nén có nhiều vết bầm tím nhưng nó có phải là hậu quả của việc nhục hình từ phía ĐTV hay không thì chưa ái dám khẳng định” hay như trong vụ án mua bán dâm giữa hiệu trưởng Sầm Đức Xương và hai cô học trò Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thuý xảy ra tại Hà Giang vừa qua; tại phiên toà Phúc thẩm, các bị cáo đều đã phản cung: Ông Xương khai rằng quá trình HCBC đối với ông diễn ra quá lâu, kéo dài từ chiều 7/9/2009 tới 01h sáng ngày hôm sau đã khiến ông quá mệt mỏi và sợ hãi nên đã nhận bừa (() Theo nguồn: Diễn đàn VietUtahNews ); rồi việc phản cung, phủ nhận toàn bộ lời khai trước đó tại CQĐT và cho rằng mình bị ép cung nên cứ phải ký bừa vào bản khai của hai bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Liên và Nguyễn Huy Tần trong phiên toà xét xử về tội buôn lậu thuốc lá tại Công ty Thiên Lợi Hoà của TAND tỉnh Lào Cai diễn ra vào ngày 28/2/2008 (() Theo nguồn: http//www.tin247.com );…Tuy nhiên, thực tế có hay không có việc các bị cáo bị áp dụng các hình thức lấy lời khai trái pháp luật trong quá trình HCBC như đã khai trước toà là một vấn đề còn phải xem xét rất nhiều, những điều các bị cáo khai có thể là sai mà cũng có thể là sự thật bởi lẽ hiện nay trong các trại tạm giam của nước ta chưa có cơ chế giám sát quá trình ĐTV HCBC. Ở một số nước, trong các buồng HCBC, người ta đặt máy ghi âm và camera để theo dõi các cuộc hỏi cung. Các băng hình và các băng ghi âm sẽ được lưu giữ và sau này nó có thể là những chứng cứ để khẳng định hay phủ định lời khai của các bị cáo là đã bị bức cung, nhục hình trong thời gian điều tra (() Xem: Vụ án Vườn điều từ những góc nhìn. PGS.TS.LS.Phạm Hồng Hải. NXB Công an nhân dân. Tr 375 - 376 ). Vậy, phải chăng chúng ta nên học hỏi một số nước trên thế giới về việc đầu tư lắp đặt hệ thống máy ghi âm và camera giám sát hoạt động HCBC của ĐTV trong các phòng HCBC tại các CQĐT để không những hạn chế được việc ĐTV tùy tiện vi phạm các nguyên tắc HCBC (mớm cung, dùng nhục hình,…), đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị can cũng như tính khách quan, chân thực của quá trình điều tra giải quyết VAHS; mà còn là chứng cứ để khẳng định hay phủ định lời khai của các bị cáo trước toà là đã bị bức cung, nhục hình trong thời gian điều tra; từ đó nâng cao, củng cố niềm tin trong quần chúng nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật. KẾT LUẬN Về mặt thực tiễn, HCBC thực sự là cuộc đấu tranh quyết liệt, phức tạp giữa ĐTV và bị can nhằm thu thập những thông tin chân thực và khách quan nhất về vụ án phục vụ cho quá trình điều tra, khám phá, giải quyết VAHS được nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó, HCBC còn là một quá trình giao tiếp tâm lý đặc biệt, tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (bị can); do vậy, cuộc đấu tranh này phải đảm bảo nằm trong phạm vi khuôn khổ tố tụng, nghĩa là các ĐTV khi tiến hành phải đảm bảo tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc HCBC - là những phương châm, định hướng, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan của hoạt động HCBC được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, để đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can cũng như đảm bảo cho hoạt động TTHS đạt được mục đích đã đề ra. Thực tiễn điều tra, giải quyết các VAHS hiện nay cho chúng ta thấy nhiều vụ án lớn với tính chất nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi, phức tạp đã được điều tra, khám phá, giải quyết nhanh chóng, kịp thời và chính xác đó là nhờ một phần rất lớn vào công sức đóng góp của các ĐTV trong giai đoạn điều tra VAHS, đặc biệt là việc thu thập được những chứng cứ có giá trị chứng minh quan trọng trong vụ án, giúp quá trình điều tra, giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác nhờ vào sự tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc HCBC của ĐTV trong hoạt động HCBC ở giai đoạn này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít vụ án mà quá trình điều tra, khám phá rơi vào bế tắc, việc giải quyết oan, sai, bỏ lọt tội phạm,…do sự không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các nguyên tắc HCBC của ĐVT khi tiến hành xét hỏi bị can trong giai đoạn điều tra VAHS. Do đó, việc nghiên cứu cũng như tiến tới hoàn thiện một số vấn đề về lý luận và thực tiễn việc áp dụng các nguyên tắc HCBC trong hoạt động HCBC của ĐTV trong khoá luận này là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, để hoạt động trên đạt được kết quả tốt hơn nữa, ĐTV trong hoạt động HCBC ở giai đoạn điều tra VAHS phải: _ Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc pháp chế XHCN: thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật TTHS về HCBC như trình tự, thủ tục triệu tập bị can,…; phải đảm bảo tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can; giáo dục bị can dựa trên những vấn đề đảm bảo đúng pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; luôn xác định rõ ranh giới giữa mình và bị can để kiên định, vững chắc tư tưởng trong đấu tranh, khai thác với bị can; không sử dụng các biện pháp thu thập lời khai trái pháp luật như mớm, bức, dụ cung, nhục hình;… _ Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc thận trọng, khách quan: luôn giữ thái độ khách quan trước những lời khai của bị can về các tình tiết trong vụ án, không áp dụng các biện pháp lấy lời khai trái pháp luật; cẩn thận trong việc đánh giá, xác minh độ chân thực, khách quan, chính xác trong lời khai của bị can bằng các biện pháp đánh giá lời khai phù hợp, đúng quy định của pháp luật trước khi sử dụng;… Tóm lại, HCBC là một biện pháp điều tra đặc biệt quan trọng và không thể thiếu đối với hoạt động điều tra. Thực tiễn tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay đặt ra rất nhiều yêu cầu đối với các nhà làm luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các ĐTV trong việc phải hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về HCBC; phải bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa về nhận thức, hiểu biết pháp luật cũng như trình độ nghiệp vụ điều tra cho các ĐTV;…để hoạt động HCBC, công tác điều tra, khám phá, giải quyết VAHS đạt được kết quả tốt nhất. Cuối cùng, em kính mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo thêm của các thầy cô cũng như những ý kiến đóng góp của các bạn để hoàn thiện hơn nữa những vấn đề thiếu sót và khiếm khuyết nhất định không thể tránh khỏi trong quá trình thực hiện luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thanh Huyền DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo chính trị của BCHTƯ Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá IX tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; Bộ Nội Vụ, Bản chế độ công tác xét hỏi bị can ban hành ngày 2/6/1971; Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hoá thông tin. Hà Nội. 1999; Từ điển tiếng việt – Wikitionary tiếng việt; Phan Hữu Kỳ, “Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can”. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 1987; Trương Công Am, “Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự”. NXB Công an nhân dân; Trương Công Am, “Một số vấn đề về tâm lý hoạt động hỏi cung”. NXB Công an nhân dân; Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, “Tâm lý hỏi cung hình sự”. Dịch từ “Hỏi cung và lời thú tội” (Tiếng Anh), theo bản dịch của VKH.VKSNDTC năm 1998; PGS.TS.LS.Phạm Hồng Hải, “Vụ án vườn điều từ những góc nhìn”. NXB Công an nhân dân; Lê Thị Thanh Hằng, “Quy định của Luật Tố Tụng hình sự Việt Nam về giai đoạn điều tra vụ án hình sự”, Luận văn Thạc sỹ Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội. Hà Nội. 2009; Đặng Thị Hồng Nhung, “Phòng ngừa tình trạng sai trong điều tra hình sự”, Luận văn Thạc sỹ Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội. Hà Nội. 2005; Trịnh Văn Khải, “Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân trong Tố tụng hình sự và vai trò của Kiểm sát viên trong việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này”, Luận văn Thạc sỹ Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội. Hà Nội. 2006; Phạm Thị Hiền, “Mấy vấn đề lý luận cơ bản về hỏi cung bị can”, Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Luật Hà Nội. Hà Nội. 2003; Đỗ Thanh Huyền, “Sử dụng đặc điểm nhân thân bị can trong hoạt động điều tra hình sự”, Khoá luận tốt nghiệp. Trường Đại học Luật Hà Nội. Hà Nội. 2008; Phạm Thị Xuân, “Một số vấn đề lý luận cơ bản về chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo”, Khoá luận tốt nghiệp. Trường Đại học Luật Hà Nội. 2009; Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân; Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật. Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Tư pháp; Giáo trình Khoa học Điều tra hình sự. Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân; Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam. Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2009; Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992; Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1958; Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung vào ngày 19/6/2009; Bộ luật Tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1988; Bộ luật Tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2003; Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý. Bộ Tư Pháp. Hà Nội. 1992; Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 của Hội đồng Nhà nước; Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung ngày 15 tháng 12 năm 2006; TS.Trần Quang Tiệp – Tổng Cục An ninh. Bộ Công an, “Về việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo”. Tạp chí TAND số 10 tháng 5/2006; Ths.Bùi Kiên Điện, “Khắc phục tình trạng oan, sai trong Tố tụng hình sự”. Tạp chí Luật học số tháng 1 năm 2000; Đại tá Nguyễn Xuân Mừng, “Tôi đã hỏi cung Nguyễn Sĩ Bình như thế nào”. Báo Tiền phong điện tử: “Hỏi cung học sinh lớp 8 không có người giám hộ”. Theo DT: “Công an Hàm Tâm dùng nhục hình ép cung thiếu nữ 15 tuổi?”. Theo nguồn “Nỗi ám ảnh mang tên Khánh “trắng””. Báo Công an nhân dân điện tử; Báo điện tử: Báo điện tử: “Vụ án Nguyễn Sỹ Lý”. Báo Tiền Phong xuân 1988; “Nỗi ám ảnh mang tên Khánh “trắng””. Theo nguồn “Vụ án Vườn mít”. Theo nguồn Báo Pháp luật TP HCM điện tử: “Vụ án xét xử người bị bệnh tâm thần ở Hải Phòng”, “Vụ án hi hữu ở Hải Phòng”. Theo nguồn Báo điện tử: “Những lát cắt không có trong kết luận điều tra”, “Chuyện “nghề” điều tra trọng án Hà Nội” – Tô Ngọc Huyền Thi. Theo nguồn: “3 thanh niên bị kết tội oan đã được trả tự do”. Theo nguồn: Cuộc trao đổi giữa phóng viên Nghĩa Nhân và ông Dương Thanh Biểu, Phó viện trưởng VKSNDTC trên trang về các vấn đề: “Cán bộ tố tụng dễ thoả mãn với lời khai nhận tội một chiều mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội và các tình tiết mâu thuẫn…”; “Tập huấn rút kinh nghiệm, đưa án oan vào giáo án để tránh sai sót”; “Sai từ đầu tới cuối”; Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Điều tra thân thiện”. Theo nguồn Báo công an nhân dân điện tử: Nguyễn Quang Lập, “Một phiên toà bảy câu hỏi”. Theo nguồn Diễn đàn VietUtahNews – Thảo luận Cộng đồng Việt Nam Utah; “Xét xử nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và 24 bị cáo: 2 bị cáo cầm đầu đường dây buôn lậu phản cung”. Theo nguồn: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC HỎI CUNG BỊ CAN……………………………………………... 1.1. Khái niệm nguyên tắc hỏi cung bị can……………………………… 1.2. Nội dung các nguyên tắc hỏi cung bị can…………………………… 1.2.1. Nguyên tắc pháp chế………………………………………… 1.2.2. Nguyên tắc thận trọng, khách quan………………………….. 1.3. Ý nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc hỏi cung bị can đối với thực tiễn điều tra hình sự………………………………………………… CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC HỎI CUNG BỊ CAN…………………………………. 2.1. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong hoạt động hỏi cung bị can……………………………………………………………………….. 2.1.1. Thực trạng……………………………………………………. 2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng………………………………….. 2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trong hoạt động hỏi cung bị can…………. KẾT LUẬN……………………………………………………………... 1 5 5 6 6 22 31 35 35 35 42 54 62 MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. Bộ luật tố tụng hình sự Cơ quan điều tra Điều tra viên Kiểm sát viên Hỏi cung bị can Hồ Chí Minh Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự Thành phố Trách nhiệm hình sự Toà án nhân dân Toà án nhân dân tối cao Tố tụng hình sự Việt Nam Viện kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân Viện kiểm sát nhân dân tối cao Vụ án hình sự Xã hội chủ nghĩa BLTTHS CQĐT ĐTV KSV HCBC HCM PLTCĐTHS TP TNHS TAND TANDTC TTHS VN VKS VKSND VKSNDTC VAHS XHCN Lêi c¶m ¬n Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Nguyên tắc hỏi cung bị can”, em đã gặp nhiều khó khăn và vướng mắc khi tiến hành việc thu thập những vấn đề về cả mặt lý luận cũng như thực tiễn hoạt động hỏi cung bị can của các ĐTV. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ, hỗ trợ, động viên rất lớn của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè; em đã hoàn thành được khoá luận đúng theo yêu cầu của nhà trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo - TS.Bùi Kiên Điện – Phó Trưởng Khoa Pháp Luật Hình Sự đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này để em có thể hoàn thành tốt khoá luận. Hà Nội, ngày….tháng….năm 2010 SINH VIÊN NGUYỄN THANH HUYỀN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc hỏi cung bị can.doc
Luận văn liên quan