Nguyên tắc pháp quyền

Bình đẳng và pháp luật Quyền bình đẳng trước pháp luật hay sự bảo vệ bình đẳng của luật như vẫn được phát biểu, là một yếu tố cơ bản đối với bất kỳ một xã hội công bằng và dân chủ nào. Bất kể giàu hay nghèo, dân tộc chiếm đa số hay thiểu số tôn giáo, liên minh chính trị của nhà nước hay phe đối lập, tất cả đều được hưởng sự bảo hộ bình đẳng của pháp luật. Nhà nước dân chủ không thể đảm bảo là cuộc sống sẽ đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, và do đó nó cũng không có trách nhiệm để thực hiện điều đó. Tuy nhiên, John P. Frank - chuyên gia về luật hiến pháp đã viết: “Nhà nước không được áp đặt thêm các điều bất công cho xã hội trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhà nước cần phải đối xử công bằng và bình đẳng với tất cả mọi người dân của mình”

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc pháp quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên tắc pháp quyền Dưới đây là cái nhìn về pháp quyền của một chuyên gia về luật hiến pháp hoa kỳ. Rất đáng suy nghĩ NGUYÊN TẮC PHÁP QUYỀN Bình đẳng và pháp luật Quyền bình đẳng trước pháp luật hay sự bảo vệ bình đẳng của luật như vẫn được phát biểu, là một yếu tố cơ bản đối với bất kỳ một xã hội công bằng và dân chủ nào. Bất kể giàu hay nghèo, dân tộc chiếm đa số hay thiểu số tôn giáo, liên minh chính trị của nhà nước hay phe đối lập, tất cả đều được hưởng sự bảo hộ bình đẳng của pháp luật. Nhà nước dân chủ không thể đảm bảo là cuộc sống sẽ đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, và do đó nó cũng không có trách nhiệm để thực hiện điều đó. Tuy nhiên, John P. Frank - chuyên gia về luật hiến pháp đã viết: “Nhà nước không được áp đặt thêm các điều bất công cho xã hội trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhà nước cần phải đối xử công bằng và bình đẳng với tất cả mọi người dân của mình”. Không ai có quyền cao hơn luật, hơn nữa, luật chính là sáng tạo của con người chứ không phải là sự áp đặt lên con người. Công dân của thể chế dân chủ cầu viện tới luật vì họ hiểu rằng, bằng cách gián tiếp, họ đang cầu viện tới chính họ với tư cách là những người đã tạo ra luật. Khi luật được xây dựng bởi chính người dân, những người phải phục tùng luật, thì khi đó cả luật và dân chủ sẽ cùng được thực thi. Đúng trình tự tố tụng Frank chỉ ra rằng tại bất kỳ xã hội nào trong lịch sử thì những người nắm quyền quản lý hệ thống tư pháp hình sự đều có khả năng dẫn tới sự lạm dụng và dễ có hành động bất công. Nhân danh nhà nước, các cá nhân có thể bị bỏ tù, tài sản bị tịch thu, bị hành hạ, bị đi đầy và bị hành quyết mà không có sự chứng minh hợp pháp, và thường cũng không có một kết tội công khai nào. Không có một xã hội dân chủ nào chấp nhận những lạm dụng như thế. Mọi nhà nước bắt buộc phải có quyền lực để duy trì trật tự và xử phạt tội phạm, nhưng các nguyên tắc và thủ tục để nhà nước thực thi pháp luật bắt buộc phải được công khai, rõ ràng, không che dấu, không tùy tiện, không được sử dụng vào mục đích chính trị của nhà nước. Các yêu cầu cơ bản để có quyền bình đẳng trước pháp luật trong một nền dân chủ là gì? * Cảnh sát không có quyền đột nhập và lục soát bất kỳ ngôi nhà của người dân nào nếu không có lệnh của tòa án với lý do rõ ràng. Thể chế dân chủ không cho phép cảnh sát mật gõ cửa nhà dân vào lúc nửa đêm. * Không ai bị bắt, giam giữ nếu không có văn bản rõ ràng chỉ ra sự vi phạm. Những người đó không những phải được biết lý do chính xác của sự kết tội chống lại họ mà còn phải được trả tự do ngay lập tức theo nguyên tắc lệnh đình quyền nếu tòa thấy sự kết tội đó không có chứng cứ và sự bắt giữ là vô lý. * Không được kéo dài thời gian giam giữ đối với người bị cho là có tội, họ cần phải được đưa ra xét xử trước công luận một cách không chậm trễ, được đối diện và chất vấn trước những người kết tội họ. * Nhà chức trách phải chấp nhận thả tự do khi người bị coi là có tội đã đóng tiền bảo lãnh hoặc trả tự do theo một số điều kiện nào đó trong khi chờ phiên tòa xét xử, nếu như ít có nguy cơ người đó trốn chạy hay gây thêm tội ác. Các hình phạt độc ác hay bất thường so với truyền thống hay quy luật của xã hội phải được ngăn cấm. * Không ai có thể bị cưỡng ép tự làm chứng chống lại họ. Cần phải nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành động tự kết tội một cách cưỡng bức. Như một hệ quả tất yếu, cảnh sát không được sử dụng sự hành hạ hoặc sự lạm dụng về thân thể hay tinh thần đối với người bị tình nghi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hệ thống luật pháp trong đó ngăn cấm sự thú tội cưỡng bức sẽ làm giảm ngay lập tức động cơ của cảnh sát sử dụng sự hành hạ, đe dọa hoặc bất kỳ một hình thức lạm dụng nào để có được thông tin, ngay cả tòa án cũng không cho phép đưa các thông tin kiểu đó ra trước tòa xét xử để chứng minh. * Mọi người đều không thể bị kết tội kép: không thể bị kết tội hai lần cho cùng một tội. Bất kỳ người nào đã được tòa xử vô tội đều có thể không bao giờ bị kết tội lại với cùng hành vi đó. * Để tránh khả năng lạm dụng quyền của các nhà chức trách nên mọi quy định về luật hồi tố đều bị bãi bỏ. Luật hồi tố là các luật được xây dựng sau khi đã xảy ra sự kiện để người nào đó có thể bị kết án cho dù điều luật đó không có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự kiện). * Bị đơn có thể có thêm sự bảo hộ để chống lại các cưỡng bức của nhà nước. Ví dụ tại Hoa Kỳ, người bị kết tội có quyền có luật sư làm đại diện cho họ trong suốt quá trình tiến hành tố tụng kể cả khi chính bản thân họ không đủ tiền để chi phí cho sự đại diện hợp pháp đó. Cảnh sát phải thông báo cho người bị tình nghi về các quyền của họ vào lúc bị bắt, kể cả quyền có luật sư, quyền giữ im lặng (để tránh cưỡng bức nhận tội).  Một thủ đoạn bất công thường thấy là kết tội các bên đối lập vào tội phản bội tổ quốc. Do đó, tội phản quốc bắt buộc phải được giới hạn một cách thận trọng về định nghĩa để nó không bị lợi dụng trở thành vũ khí dập tắt mọi phê phán, góp ý đối với chính phủ. Các giới hạn đó không có nghĩa là nhà nước thiếu quyền lực cần thiết để thực thi luật pháp và trừng phạt tội phạm. Mà ngược lại, hệ thống tư pháp hình sự trong một xã hội dân chủ sẽ đạt được hiệu quả khi sự quản lý của nó được chính người dân đánh giá là công bằng và có tác dụng bảo vệ quyền của mỗi cá nhân cũng như lợi ích chung của xã hội. Các thẩm phán có thể được chỉ định hay được bầu cho một nhiệm kỳ giới hạn hoặc vô hạn. Dù thẩm phán được chọn theo cách nào đi chăng nữa thì điều cốt yếu là họ phải độc lập, không bị phụ thuộc vào thế lực chính trị cầm quyền để đảm bảo tính vô tư trong công việc. Các thẩm phán không thể bị cách chức chỉ vì các lý do không quan trọng hay chỉ thuần túy vì chính trị, họ chỉ bị cách chức khi phạm các tội nghiêm trọng hoặc có hành động nguy hiểm và việc kết tội phải được tiến hành theo đúng các thủ tục tố tụng, chẳng hạn như thông qua quá trình luận tội và đưa ra tòa xét xử. Hiến pháp Nền tảng chính xây dựng nên một chính phủ dân chủ là hiến pháp - đó là sự tuyên bố chính thức các quy định, các giới hạn, các thủ tục và các định chế. Hiến pháp của một quốc gia là bộ luật tối cao của đất nước đó, và tất cả mọi công dân, từ thủ tướng tới nông dân đều chịu sự chi phối của nó. Ở mức độ tối thiểu, hiến pháp (thường được hệ thống hóa thành một văn bản duy nhất) xây dựng quyền lực cho chính phủ quốc gia, mang lại sự đảm bảo cho các quyền cơ bản của con người và đưa ra các thủ tục hoạt động cơ bản cho chính phủ. Mặc dù phải có tính ổn định và phổ quát, hiến pháp cũng buộc phải có khả năng được thay đổi và bổ sung khi nó trở nên lạc hậu. Hiến pháp bằng văn bản lâu đời nhất là Hiến pháp Hoa Kỳ, bao gồm bảy điều chính và 27 điều sửa đổi bổ sung. Tuy nhiên, văn bản này chỉ là nền tảng cho vô số các quyết định pháp lý, các đạo luật, các quyết định của tổng thống và các quy định theo thông lệ đã được xây dựng qua suốt 200 năm tồn tại và làm cho Hiến pháp Hoa Kỳ luôn sống động và hợp lý. Mô hình phát triển của hiến pháp diễn ra ở mọi thể chế dân chủ. Nói chung, có hai trường phái tư tưởng về quá trình bổ sung hoặc thay đổi hiến pháp. Một trường phái chấp nhận quá trình thay đổi khó khăn, đòi hỏi nhiều bước và phải có sự chấp thuận của đa số lớn. Như thế, hiến pháp ít bị thay đổi và chỉ thay đổi khi có các lý do bắt buộc cùng với sự ủng hộ của công chúng. Đây chính là mô hình của Hiến pháp Hoa Kỳ, là sự công bố ngắn gọn các nguyên tắc tổng quát, các quyền lực và các giới hạn đối với chính phủ, đồng thời liệt kê rõ ràng và chi tiết hơn về các trách nhiệm, các thủ tục của chính phủ, cũng như chỉ rõ các quyền cơ bản của công dân trong Đạo luật về quyền con người. Một cách khác đơn giản hơn để bổ sung, thay đổi hiến pháp mà nhiều quốc gia hiện đang sử dụng là các bổ sung có thể được chấp nhận bởi cơ quan lập pháp và được các cử tri thông qua trong lần bầu cử tiếp theo. Các hiến pháp thay đổi theo cách này có thể khá dài, với những điều khoản cụ thể mà chúng chỉ khác chút ít so với phần tổng quát của pháp luật. Chưa có một hiến pháp nào như Hiến pháp Hoa Kỳ, được viết trong thế kỷ 18, lại có thể tồn tại không thay đổi cho tới tận cuối thế kỷ 20. Tương tự, không có một hiến pháp nào đang có hiệu lực ngày hôm nay có thể tồn tại cho tới thế kỷ tới mà không có khả năng thay đổi - mặc dù vẫn phải bám sát theo các nguyên tắc về quyền cá nhân, thực thi đúng quy trình tố tụng và cai trị dựa trên sự nhất trí của người dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc pháp quyền.doc