Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động chính của Đảng Cộng sản. Tập trung dân chủ còn là nguyên tắc quản lý của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đời sống, trước hết là quản lý kinh tế - xã hội. Lịch sử hơn bảy thập kỷ xây dựng của Chủ nghĩ xã hội hiện thực cũng đã từng vấp pahir không ít sai lầm trong việc nhận thức và vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của Đảng và Nhà nước lẫn trong đời sống xã hội. Thực tế cũng cho thấy những biểu hiện vi phạm dân chủ và sự biến dạng của tập trung dân chủ thành tập trung quan liêu, cực quyền. Trước tình hình phức tạp đó, cần thiết phải nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của tập trung dân chủ với tư cách là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức chính trị - xã hội nói chung. Đề tài nghiên cứu này cũng nổi bật tính thời sự cấp bách của nó khi mà hiện nay Đảng ta đang lãnh đạo công cuộc đổi mới theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11116 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc tập trung - Dân chủ và ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời nói đầu
Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động chính của Đảng Cộng sản. Tập trung dân chủ còn là nguyên tắc quản lý của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đời sống, trước hết là quản lý kinh tế - xã hội. Lịch sử hơn bảy thập kỷ xây dựng của Chủ nghĩ xã hội hiện thực cũng đã từng vấp pahir không ít sai lầm trong việc nhận thức và vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của Đảng và Nhà nước lẫn trong đời sống xã hội. Thực tế cũng cho thấy những biểu hiện vi phạm dân chủ và sự biến dạng của tập trung dân chủ thành tập trung quan liêu, cực quyền. Trước tình hình phức tạp đó, cần thiết phải nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của tập trung dân chủ với tư cách là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức chính trị - xã hội nói chung. Đề tài nghiên cứu này cũng nổi bật tính thời sự cấp bách của nó khi mà hiện nay Đảng ta đang lãnh đạo công cuộc đổi mới theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ
B. Nội dung
I. Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ và những điều kiện bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý của Nhà nước dưới Chủ nghĩa xã hội
Trước hết, tập trung dân chủ không bó hẹp phạm vi hoạt động, tác động của nó chỉ trong tổ chức của Đảng, càng không dừng lại chỉ trong lãnh đạo chính trị, ở địa hạt chíng trị. Nó thực sự là nguyên tắc hoạt động của quản lý Nhà nước và bao quát mọi lĩnh vực đời sống và tổ chức các hoạt động trong các lĩnh vực đó. Quyền lãnh đạo, quyết định từ một trung tâm chỉ là một mặt biểu hiện, một phương diện của tập trung dân chủ chứ không phải là tất cả nội dung của nó. Với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế đọ tập trung chẳng những không tách rời mà còn gắn liên với chế độ dân chủ, tậ trung kết hợp với dân chủ trở thành tập trung dân chủ như một nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ddangr cũng như của Nhà nước. Đảng cộng sản ở vị trí Đảng cầm quyền, tức là Đảng lãnh đạo xã hội, Đảng lãnh đạo chính quyền Nhà nước
Do đó bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của Đảng cũng như trong hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước, xét đến cùng là để thực hiện và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, rằng mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyện hạn đều của dân, công việc đổi mới kháng chiến, kiến quốc là việc của dân như Hồ Chí Minh đã xác định
Vậy có thê xác định nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ như thế nào cũng tức là có thể phân loại những nội dung của tập trung dân chủ ra sao dựa trên thực tế rất phong phú, đa dạng của hoạt đọng với sự có mặt của không ít tổ chức, sự thâm nhập lẫn nhau của vô số các mối quan hệ trên – dưới, ngang – dọc, giữa tổ chức với con người trong một cơ chế xã hội như một chỉnh thể, như một hệ thống? Từ sự phân loại này ta có thể nhình nhận thấy những điểm tương đồng và những điểm khác biệt có trong sự vận động của tập trung dân chủ giữa những tổ chức và ở những lĩnh vực khác nhau. Nhận thức và vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý Nhà nước chỉ có thể đúng đắn nếu đạt nó trong tổng thể như vậy chứ không nhìn nó từ một sự biệt lập, đặc thù nào chia cắt khỏi tổng thể. Trước hết, nội dung của nguyên tăc tập trung dân chủ trong quản lý Nhà nước là đảm bảo tôn trọng và thực hiện dân chủ thông qua những quyết định của tập trung, là đảm bảo quyền lực của tập trung dựa trên cơ sở của dân chủ và vì mục đích dân chủ
Tác dụng và hiệu lực của tập trung được quyết định bởi dân chủ, do gắn liền với dân chủ và lấy dân chủ làm mục đích mà tập trung trở thành cần thiết và biểu hiện ra như một sức mạnh đại diện cho quyền lực, lợi ích dân chủ chỉ được thực hiện và phát triển nếu dựa trên sự tôn trọng những quyết định đúng đắn của tập trung, thông qua phương thức tập trung. Nội dung tập trung dân chủ trong tổ chức hoạt động của Đảng và Nhà nước có những biểu hiện sau đây:
a. Cắn cứ vào tổ chức và các tổ chức hợp thành hệ thống chính trị, ta thấy có:
- Tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng trong phương thức lãnh đạo xã hội và lãnh đạo Nhà nước của Đảng cũng như trong sinh hoạt nội bộ Đảng
- Tập trung dân chủ trong bộ máy Nhà nước và trong hoạt động quản lý Nhà nước thưo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quyền lực
- Tập trung dân chủ trong các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội của quần chúng như là những thành viên của hệ thống chính trị và tham gia vào đời sống chính trị, xã hội
Nếu xác định nội dung của tập trung dân chủ theo hướng này ta thấy, tập trung dân chủ có mặt trong nội bộ tổ chức và theo hệ thống dọc các mối quan hệ tổ chức đó trong phạm vi cả nước cũng đồng thời có cả những tác động theo mối quan hệ chiều ngang giữa những tổ chức có chức năng khác nhau nằm trong cùng một hệ thống. Đây là tổng thể các mối quan hệ Đảng, Nhà nước trong hệ thống chính trị và trong xã hội
b. Căn cứ thưo yêu cầu lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt đọng của đời sốn xã hội, ta thấy có:
- Tập trung dân chủ trong lãnh đạo và quản lý kinh tế, trong sản xuất kinh doanh
- Tập trung dân chủ trong lãnh đạo và quản lý đời sống chính trị - xã hội
- Tập trung dân chủ trong lãnh đạo và quản lý hoạt động văn hóa – tinh thần (bao gồm cả giáo dục, khoa học, tư tưởng và lý luận). Các lĩnh vực này là những lĩnh vực chủ yếu của đời sống, có rong mọi cấp đọ, có trong các mối quan hệ tổ chức với con người, nghành, với lãnh thổ. Nó là đối tượng của lãnh đạo quản lý mà chủ thể tác động vào nó là Đảng và Nhà nước
c. Căn cứ theo tính chất chuyên biệt của các mặt công tác, các công việc theo các mối quan hệ giữa tổ chức với con người, ta thấy có:
- Đảm bảo tập trung dân chủ trong việc thực hiện và giải quyết khiếu kiện của công dân
- Đảm bảo tập trung dân chủ trong công tác tổ chức và cán bộ
- Đảm bảo tập trung dân chủ trong bầu cử, kiểm tra, giám sát và bãi miễn của dân, được thực hiện bởi nhân dân (các cử tri) theo đúng tinh thần pháp luật
- Đảm bảo tập trung dân chủ trong công tác xây dựng, ban hành và thi hành pháp luật, trong quy trình soạn thảo và ra các quyết định, chủ trương chính sách
- Đảm bảo tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành pháp luật
Ngoài ra còn có thể nói tới những lĩnh vực khác và những tổ chưc đặc biệt khác. Ví dụ: đảm bảo tập trung dân chủ trong quốc phòng và an ninh, gắn với tổ chức và quy chês hoạt động của các lực lượng vũ trang, công an nhân dân; tập trung dâm chủ trong tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khao học, quản lý khoa học và nói chung trong công tác đối với giới trí thức, đối với văn nghệ sĩ mà lĩnh vực lao động đặc thù của họ là sáng tạo ra các giá trị tinh thần, đòi hỏi phải phát huy tối đa các bản sắc cá nhân, đảm bảo rộng rãi quyền tự do cá nhân trong quá trình sáng tạo. Đó là chưa nói đến một lĩnh vực đặc biệt phức tạp và khó khăn khác trong đời sống xã hội – các quan hệ dân tộc, giải quyết vấn đề quyền tự quyết dân tộc, sự bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc. Đi liền với nó là vấn đề đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng – tôn giáo của quần chúng nhân dân. Trong những lĩnh vực này, việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ để đảm bảo hiệu quả lãnh đạo và quản lý đòi hỏi không những sự thận trọng đúng đắn và kịp thời khi ra các quyết đinh dựa trên sự bao quát toàn diện các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội, tính đến sự đa dạng và những khác biệt về nhu cầu lợi ích của các cộng đồng dân cư mà còn phải tiến hành công phu, tỉ mỉ các biệ pháp giáo dục, thuyết phục đối với quần chúng. Cơ sở nền tảng của những sự kết hợp này là chính sách đại đoàn kết toàn dân, thực hiện hòa hợp dân tộc, phát huy sức mạnh nhân dân, truyền thống dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước. Đây là những tư tưởng chiến lược của cách mạng Việt nam được thể hiện sâu sắc trong di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đường lối đổi mới và phát triển của Đảng ta hiện nay
Vấn đề đặt ra sẽ là: Để thực hiện tập trung dân chủ cần có những điều kiện gì, nhất là những điều kiện nổi bật xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay của xã hội ta – Một xã hội đang ở thời kỳ quá độ và đang chuyển mình trong đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ mô hình đến vơ chế quản lý. Ta có thể phác họa tổng quát những điều kiện ấy. Với mỗi điều kiện cho tập trung dân chủ trong quản lý nó đều được hiểu vừa là điều kiện cho tập trung cũng đồng thời vừa là điều kiện cho dân chủ. Những điều kiện nổi bật đó là:
Thứ nhất, có một Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức đề giữ vững được vai trò lãnh đạo toàn xã hội; không ngừng vươn lên ngang tầm của những nhiệm vụ mới, có uy tính và ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, được quàn chúng tin cậy và ủng hộ dó có mối liên hệ máu thịt với quần chúng
Đây là điều kiện bao trùm, cơ bản nhất, quyết định nhất. Là một Đảng lãnh đạo xã hội và lãnh đạo Nhà nước, Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị, là lực lượng tiên phong dẫn dắt toàn thể nhân dân trong sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Với vai trò đó, trí tuệ lãnh đạo của Đảng phải kết hợp được trí tuệ ưu tú của giai cấp công nhân, của dân tộc và của thời đại. Sức mạnh trí tuệ trong thời đại ngày nay là cơ sở sâu xa của quyền lực. Đối vơi Đảng ta, sức mạnh ấy đảm bảo cho tính đúng đăng của đường lối chính trị do Đảng vạch ra, của chiến lược và phương hướng phát triển cũng như những quyết định trọng đại của Đảng liên quan tới cuộc sống của nhân dân. Sự vững mạnh về chính trị trước hết là ở đó. Cùng với đường lối chính trị đúng, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành đọng. Nó là cơ sở lý luận khoa học cho việc lựa chọn và theo đuổi một cách nhất quán con đường xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Sự thống nhất về chính rị và tư tưởng đó đặt nền móng cho sự vững mạnh về tổ chức của Đảng, làm cho Đảng ta là một Đảng chiến đấu, Đảng hành động, nhất quán giữa lời nói và việc làm, phấn đấu hy sinh vì: độc lập tự do cho Tổ quốc, phồn vinh cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Hiệu lực của tập trung dân chủ lấy cái cốt yếu là sức mạnh của tổ chức, sự đồng tâm nhất trí của muôn người như một trong hành đọng mà mục đích là làm cho nhân dân được ấm no, hạnh phúc và trở thành người chủ thực sự của đất nước, có quyền lực và năng lực thực sự của người làm chủ. Theo nghĩa đó, sự vững mạnh của Đảng là điều kiện quyết định đảm bảo cho tập trung dân chủ trở thành một sức mạnh thực sự trong hoạt động quản lý Nhà nước. Cần chú ý là, việc đảm bảo dân chủ và tập trung dân chủ trong Đảng là tấm gương soi, phản chiếu hiện trạng và trình đọ dân chủ, tập trung dân chủ của Nhà nước và toàn xã hội trong điều kiện Đảng cẩm quyền. Đảng lành mạnh thì Nhà nước. xã hội lành mạnh.
Thứ hai, cần có một Nhà nước mạnh có hiệu lực và thực quyền trên cơ sở giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước
Đó là Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân, biết dùng pháp luật để điều hành mọi công việc của đất nước, để kiểm tra, giám sát và điều chỉnh mọi hoạt động của tất cả các tổ chức, các lực lượng xa hội cũng như mọi hành vi của công dân theo đúng tinh thần luật pháp. Pháp luật phải đồng thời là công cụ đủ mạnh, có hiệu lực thực tế, để bảo vệ lợi ích chung và đảm bảo an toàn xã hội, tài sản vần sinh của công dân về mọi phương diện, thân thể, tính mạng, thư tín đi lại, cuộc sống cá nhân… Pháp luật phải trở thành giới hạn của dân chủ, hỗ trợ đắc lực cho kỷ luật, kỷ cương, phép tắc xã hội và những mệnh lệnh quyết định, chỉ thị với đày đủ quyền uy của Nhà nước. Nó cũng đồng thời tạo dựng một hành lang pháp lý với một hệ thống các chuẩn mực và quy phạm pháp luật của tự do
Thứ ba, xây dựng Mặt trận và các tổ chức thành viên trong Mặt trân ngày càng vững mạnh để tập hợp tinh thần và lực lượng, trí tuệ và quyền lức của toàn dân trên cơ sở đại đoàn kết và hòa hợpd ân tộc để đẩy mạng sự vận động dân chủ hóa các lĩnh vức trong đời sống xã hội. Mặt trận đóng vai trò ngày càng to lớn trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Nó thực sự là trường học thực tiễn của dân chủ, pháp luật, kỷ cương đối với mọi công dân, mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong các hoạt động trau dồi ý thức dân chủ, năng lực thực hành dân chủ, ý thức, trình độ, thói quen và tập quán pháp luật. Không có những bước tiến mạnh mẽ về văn hóa pháp luật, hạt nhân của văn hóa dân chủ thì không thể có những bước tiến tương ứng về thực hành tập trung dân chủ. Mặt trận còn là môi trường xã hội để tạo thành và những hướng dẫn dư luanax hội lành mạnh trong nhân dân hướng theo các mục tiêu của đổi mới, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và Nhà nước. Nhờ đó, thông qua sự hỗ trợ và tác động của Mặt trận mà tập trung dân chủ thấm sâu vào ý thức, hành vi cảu mọi tổ chức, mọi công dân
Thư tư, phát triển văn hóa, nâng cao dân trí và coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền không chỉ về tư tưởng lý luận, pháp luật, mà còn là đạo đức, ý thức xã hội. Dân trí thấp kém thì không thể có dân chủ thực sự - Lênin đã nói, người mù chữ sẽ đứng ngoài chính trị. Dân trí lại là nền tảng của văn hóa – một nhân tố của phát triển. Chỉ pháp luật thôi không đủ. Phải rất coi trọng công tác giáo dục, tuyển truyền, nhát là giáo dục pháp luật và đạo đức cho công dân
Thứ năm, phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của thông tin liên lạc. Tăng cường tác dụng xã hội của các phương tiện, truyền thông đại chúng trong đời sống xã hội. Đó lằnm điều kiện tất yếu để thực hiện tập trung dân chủ
II. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý Nhà nước ta hiện này
1. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý Nhà nước
Tư tưởng Hồ Chí Minh nhất quán với tư tưởng của Lênin khi Người nhấn mạnh, chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do, dân và vi dân. Trong chế độ dân chủ với một Nhà nước dân chủ như thế, quần chúng nhân dân là người chủ của xã hội, bao nhiêu quyền lực là của dân, bao nhiêu lợi ích cũng thuộc về dân và vi dân, bao nhiêu sức mạnh và quyền lực đều ở trong dân. Chính phủ (tức là cơ quan quyền lực Nhà nước) và các viên chức nhà nước đều là đầy tớ, công bộc sứng đáng của dân. Đó là khái quát nguyên lý tính giai cấp của Nhà nước và Nhà nước xã hội chủ nghĩa lấy đó làm cơ sở chính trị để luận chứng về tập trung dân chủ như một nguyên tắc của quản lý Nhà nước
Hơn nữa, trong cơ cấu tổ chức đời sống xã hội, Nhà nước như một thực thể (tổ chức quyền lực) nó đồng thời là một yếu tố một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị trong xã hội. Là tổ chức quyền lực, thực thể Nhà nước được tổ chức như một hệ thống. Là yêu tố, là bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, Nhà nước lại như một phân hệ trong hệ thống lớn đó
Tính phức tạp của việc tổ chức đời sống xã hội trong Chủ nghãi xã hội là ở chỗ, để quản lý đời sống xã hội, tự bản thân Nhà nước mạnh chưa đủ. Nó phải đảm bảo sự lành mạnh của cả hệ thống chính trị. Lý thuyết hệ thống đã cho thấy, sức mạnh và hiệu lực được quyết định bởi cả hệ thống – chỉnh thể chư không phải là sức mạnh riêng rẽ, độc lập của từng phần tử. Từng cá thể, từng đơn vị chỉ mạnh và phát huy được tác dụng trong sức mạnh của cả hệ thống. Nó làm nổi bật tầm quan trọng của sự phân định rành mạch chức năng, vị trí, quyền hạn, phương thức hoạt động, cơ chế tác động, phối hợp điều chỉnh của các bộ phận trong toàn hệ thống. Đây là cơ sở lý luận cho thấy vì sao phải áp dụng đồng bộ các giải pháp, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng với đổi mới tổ chức, bộ máy, cơ chế, phương thức quản lý của Nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống vận hành của hệ thống chính trị nói chung
Chính vì tính chất phức tạp này của hoạt động quản lý Nhà nước đòi hỏi Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải coi trọng tập trung dân chủ là nguyên tắc tổng quát, nguyên tắc chỉ đạo quan trọng nhất trong hoạt động quản lý của mình. Có thể xem đây là nguyên tắc chi phối các nguyên tắc khác, là nguyên tắc của mọi nguyên tắc. Nó còn có tác dụng chỉ đạo đối với các phương pháp, biện pháp, các công cụ quản lý khác
Tóm lại, ý nghĩa và sự cấn thiết tất yếu phải áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý của Nhà nước được khái quát qua những ý sau đây:
- Từ mục đích, bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là đảm bảo thực hiện quyền lực và lợi ích làm chủ xã hội của nhân dân lao động. Muốn cho Nhà nước thực sự là cơ quan quyền lực, đại diện cho ý chí, quyền lực của nhân dân, trở thành Nhà nước của dân, do dân và vì dân, đảm bảo cho dân chủ là “Dân làm chủ và dân là chủ” (Hồ Chí Minh) thì phải tập trung dân chủ trong quản lý
- Từ yêu cầu thực hiện hai chức năng cơ bản của Nhà nước là chuyên chính và tổ chức xây dựng xã hội mới. Muốn đảm bảo thực hiện chuyên chính với kẻ thù của dân để thực hiện dân chủ của nhân dân, cho nhân dân thì phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, muốn thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, muốn thể chế hóa các đường lối đó để đưa vào cuộc sống có hiệu quả vì lợi ích của nhân dân và toàn xã hội thì phải thực hiện tập trung dân chủ trong quản lý điều hành, kiểm tra, giám sát từ trên xuống dưới, đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước, của xã hội có tổ chức, có nề nếp, kỷ luật, ăn khớp nhịp nhàng như một bộ máy
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc chính trị của Đa
đạo của Đảng Cộng sản, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng. Nhà nước chịu sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng đối vơi Nhà nước được biểu hiện một cách trực tiếp và thực tiễn thông qua tổ chức Đảng, và các đảng viên của Đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước (đặc biệt là các đảng viên có chức, có quyền). Do đó, đương nhiên tập trung dân chủ từ một nguyên tắc lãnh đạo chính trị trở thành một nguyên tắc trong quản lý, điều hành
- Chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp sáng tạo, có tổ chức khoa học cao, đấy tính tự giác, chủ động, tích cực của quần chúng. Chỉ có áp dụng tập trung dân chủ trong quản lý của Nhà nước thì mới đảm bảo cho quần chúng nhân dân có điều kiện tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát ngày một sâu rộng, có hiệu quả đối với các hoạt động, các công việc của Nhà nước
- Chỉ có áp dụng tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý Nhà nước thì chế độ Nhà nước mới thực sự phát triển thành một chế độ dân chủ
Mặc dù nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chất chỉ đạo hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội nhưng khi vận dụng vào thực tế, nguyên tắc này đã giúp cho công tác quản lý hành chính nhà nước đạt được những hiệu quả rất tốt trong việc tăng hiêu quả hoạt động của công tác quản lý hành chính nhà nước.
Nội dung của nguyên tắc này quy định những đặc điểm chung, mang tính quy luật khách quan trong hoạt động của hệ thống quản lý xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nó phản ánh sự thống nhất giữa cơ sở tư tưởng, chiến lược và tổ chức của xã hội xã hội chủ nghĩa
Việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước đã giúp cho việc thực hiện quyền lực làm chủ của nhân dân (thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương) hoàn thiện hơn, người dân có thể thực hiện quyền giám sát của mình một cách hữu hiệu, tạo nên một cơ chế đảm bảo cho quần chúng tích cực tham gia vào công tác quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc áp dụng yếu tố dân chủ nhưng không thể loại trừ trách nhiệm cá nhân, nghĩa là, dân chủ nhưng phải gắn với trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể, trong công việc nhất định, ở thời gian xác định.
Đồng thời việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước cũng tạo nên một sự thống nhất về ý chí trong việc quản lý hành chính nhà nước, tạo ra sự nhịp nhàng, ăn khớp giữa các cơ quan, ngành khối trong toàn xã hội mà vẫn bảo đảm để cho các địa phương trong nước có quyền tự do tương đối trong việc định ra các hình thức phát triển khác nhau phù hợp với địa phương của mình. Tạo nên một sức mạnh tổng thể cho đất nước.
2. Thực trạng của quản lý Nhà nước ta hiện nay, nhìn từ nguyên tắc tập trung dân chủ
3. Những biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước ta theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ ở nước ta hiện này cần thực hiện những biện pháp cấp bách, trước hết là pháp luật ở cấp vĩ mô. Có một số biện pháp chủ yếu sau:
Một là: Xây dựng Nhà nước pháp quyền với sức mạnh tối cao của pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, đảm bảo thực hiện đúng đắn đường lối chính trị của Đảng Cộng sản lãnh đạo và được thể chế hóa
Hai là: Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị theo yêu cầu dân chủ hóa, đảm bảo vai trò và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước
Bà là: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp và chuyên môn hóa, thành thạo nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, có thái độ tận tụy và khả năng sáng tạo trong những nhiệm vụ được giao phó, giữ nghiêm kỷ luật và quy chế công chức trong khi thi hành công vụ, gương mẫu trong quan hệ và trong ứng xử với nhân dân theo những chuẩn mực của văn hóa pháp luật và văn hóa dân chủ
Bốn là: Xây dựng cơ chế thực hiện dân chủ và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý và trong đời sống cộng đồng
Năm là: Nâng cao dân trí trong xã hội. Kết hợp các hình thức và biện pháp giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục với tổ chức quản lý. Kiểm tra và quy định chế độ trách nhiệm, gắn liền với quyền hạnh và nghĩa vụ, dân chủ với kỷ luật và pháp luật. Giáo dục ý thức, nhận thức và giáo dục hành vi, hình thành nhu cầu và tập quán lối sống dân chủ, kỷ luật – pháp luật đối với các tầng lớp nhân dân, trước hết là trong đội ngũ công chức nhà nước, trong cán bộ, đảng viên của đảng cầm quyền
C. Kết luận
Tập trung và dân chủ là một nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước khoa học, nhưng việc thực hiện đúng đắn nội dung của nguyên tắc này là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Chỉ khi nào chúng ta kết hợp được sự tập trung và dân chủ một cách hài hoà thì mới phát huy được hết vai trò của nguyên tắc này trong thực tế xã hội nước ta hiện nay. Việc tìm hiểu nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đặc biệt là đối với các nhà quản lý, họ cần phải tiếp tục làm rõ nội dung, hình thức và sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong điều kiện nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước phải dựa trên quan niệm mới là quản lý tập trung trong điều kiện phát huy quyền tự chủ của tất cả các chủ thể xã hội. Chỉ có như vậy, bản chất ưu việt của chế độ mới được phát huy, sức mạnh của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới được thực thi và sức sáng tạo của người dân mới được tôn trọng và giải phóng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nguyên tắc tập trung - dân chủ và ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.doc