Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, việc quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Trẻ em sẽ được phát triển một cách tốt nhất cả về mặt vật chất và tinh thần trong một môi trường gia đình tốt, có đầy đủ cha, mẹ. Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con là những quyền thiêng liêng, vì vậy mà việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác định thân phận và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể là việc làm hết sức quan trọng, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội hiện nay, do sự hội nhập kinh tế và văn hóa toàn cầu, nên đã nảy sinh nhiều mặt trái của xã hội, trong đó có hiện tượng nam nữ quan hệ tình dục trước hôn nhân, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng hay “sống thử” , dẫn đến các trường hợp trẻ em được sinh ra nhưng không biết cha, mẹ đẻ là ai, hoặc bị chính cha, mẹ đẻ chối bỏ, không công nhận Do đó, để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, Luật HN&GĐ năm 2000 đã dành chương VII quy định về vấn đề xác định cha, mẹ, con. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con đã được quy định tương đối sớm trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của Luật HN&GĐ nói riêng và của cả xã hội nói chung. Nguyên tắc này thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, đồng thời thể hiện mục đích cao cả vì sự phát triển toàn diện của trẻ em, của gia đình và của toàn xã hội. Vì những lý do cơ bản trên, nên em chọn vấn đề: “Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM . 3 1.1. Sự cần thiết Nhà nước bằng pháp luật quy định nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con 3 1.1.1. Khái niệm xác định cha, mẹ cho con. 3 1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định cha, mẹ, con. 4 1.2. Sơ lược lịch sử phát triển nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong Pháp luật Việt Nam 6 1.2.1. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong Pháp luật Việt Nam thời kì phong kiến. 6 1.2.2. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật thời kì Pháp thuộc 8 1.2.3. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật Miền Nam từ năm 1954-1975. 11 1.2.4. Nguyên tắc xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Nhà nước ta từ Cách mạng tháng 8/1945 đến nay. 14 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000. 19 2.1. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú. 19 2.1.1. Khái niệm “con trong giá thú”. 19 2.1.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú 20 2.1.3. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú. 21 2.2. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú. 29 2.2.1. Khái niệm “con ngoài giá thú”. 29 2.2.2. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú. 29 2.3. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học 33 2.3.1. Một số khái niệm 33 2.3.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học. 34 2.3.3. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học. 35 2.4. Thủ tục xác định cha, mẹ cho con. 38 2.4.1. Xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính. 38 2.4.2. Xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục tư pháp. 42 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000. 44 3.1. Khái quát về thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con những năm qua ở nước ta. 44 3.1.1. Nhận xét chung. 44 3.1.2. Một số trường hợp cụ thể xác định cha, mẹ cho con. 46 3.2. Một số kiến nghị 53 3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề xác định cha, mẹ, con. 53 3.2.2. Một số kiến nghị về các giải pháp thực hiện nguyên tắc xác định cha, mẹ, con 57 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới người cha, người mẹ về mặt huyết thống. Tuy vậy, để bảo đảm quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh và đứa trẻ thì căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học theo Điều 21 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP cũng được xác định dựa trên nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con được quy định tại Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Còn đối với người phụ nữ độc thân mà sinh con thì ta có thể áp dụng nguyên tắc xác định quan hệ mẹ-con ngoài giá thú để áp dụng trong trường hợp này. Theo bản chất sinh học thì sự thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông khi họ có quan hệ sinh lý với nhau. Nhưng có thể một trong hai người hoặc cả hai người do bệnh tật, tai nạn,… nên không có khả năng thụ tinh, do đó, họ phải nhờ đến các phương pháp khoa học như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm. Trên thực tế có nhiều trường hợp xảy ra khi sinh con theo phương pháp khoa học, theo Nghị định số 12/2003/NĐ-CP thì có thể xác định cha, mẹ, con như sau: - Trong trường hợp thụ tinh giữa trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng sau đó được cấy vào tử cung của người vợ và đứa trẻ sẽ được hình thành trong cơ thể người mẹ và được sinh ra bình thường như những đứa trẻ khác thì đương nhiên đôi vợ chồng đó sẽ được xác định là cha và mẹ đứa trẻ cả về mặt pháp lý lẫn về mặt huyết thống. Tuy nhiên, có những trường hợp mà người cha, người mẹ về mặt pháp lý khác với người cha, người mẹ về mặt huyết thống khi cả hai hoặc một trong hai người không có khả năng thụ tinh: - Trường hợp người vợ không có khả năng thụ thai như không có khả năng rụng trứng hay bị dị tật ở buồng trứng … thì sẽ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, kết hợp tinh trùng của người chồng với trứng của người phụ nữ khác tạo thành phôi trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người vợ. Người vợ mang thai và sinh ra đứa trẻ nhưng chỉ là người mẹ về mặt pháp lý còn người mẹ về mặt huyết thống lại là người cho trứng, người chồng là người cha của đứa trẻ cả về mặt pháp lý và huyết thống. - Trường hợp người chồng không có tinh trùng hoặc tinh trùng quá yếu không thể thụ tinh được thì sẽ tiến hành thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng của người đàn ông khác (người cho tinh trùng) vào tử cung của người vợ. Trong trường hợp này, người mẹ được xác định là người mẹ cả về mặt huyết thống và pháp lý nhưng người cha về mặt pháp lý (người chồng của mẹ đứa trẻ) lại khác so với người cha về mặt huyết thống (người cho tinh trùng). - Trường hợp cả hai vợ chồng đều không có khả năng thụ tinh nên đã tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, kết hợp giữa trứng và tinh trùng của người khác tạo thành phôi sau đó cấy vào tử cung của người vợ, người vợ mang thai và sinh ra đứa trẻ. Cặp vợ chồng được xác định là cha, mẹ về mặt pháp lý của đứa trẻ còn cha, mẹ của đứa trẻ về mặt huyết thống lại là người cho trứng và người cho tinh trùng. Ngoài ra, còn có thể có trường hợp “mang thai hộ”, tức là tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm giữa trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng, do người vợ không có khả năng mang thai nên đã cấy phôi vào tử cung của người phụ nữ khác, người đó sẽ mang thai và sinh ra đứa trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ nảy sinh nhiều vướng mắc về mặt pháp lý vì người phụ nữ mang thai hộ sau khi sinh đứa trẻ thì giấy chứng sinh của đứa trẻ đó sẽ ghi tên người đã trực tiếp sinh ra đứa trẻ là “người mang thai hộ” và sau đó, cán bộ hộ tịch khi làm giấy khai sinh sẽ dựa theo giấy chứng sinh để ghi họ tên người mẹ đứa trẻ, ở đây người mẹ đích thực của đứa trẻ lại không được xác nhận. Và để tránh những vướng mắc pháp lý về vấn đề này, Điều 6 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP đã nghiêm cấm hành vi “mang thai hộ”. Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP: “Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân.”, do đó đã loại bỏ được trường hợp “mang thai hộ” vì đứa trẻ ở đây phải được mang thai và sinh ra từ người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân. Đối với người phụ nữ độc thân muốn có con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản thì chỉ được pháp luật cho phép nhận tinh trùng theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP: “…Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng, phụ nữ sống độc thân có nhu cầu sinh con đã được cơ sở y tế xác định có noãn bảo đảm chất lượng để thụ thai.”, đồng thời, người phụ nữ độc thân còn phải được cơ sở y tế xác định là có noãn bảo đảm chất lượng để thụ thai. Người phụ nữ độc thân không được phép nhận noãn hay phôi theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 9 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP: “…Người nhận noãn phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ có nhu cầu sinh con nhưng không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.... Người nhận phôi phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng….”. Sở dĩ có quy định như vậy là vì Nhà nước ta muốn ngăn chặn sự biến tướng của hành vi nhận phôi, noãn của người phụ nữ độc thân để “mang thai hộ”. Người phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con theo phương pháp khoa học là vì họ muốn có một đứa con cùng huyết thống cho riêng mình, nên đương nhiên họ muốn tự mình mang thai và sinh ra đứa trẻ. Do đó, việc xác định cha, mẹ, con ở đây chỉ được đặt ra đối với quan hệ mẹ con mà thôi, tương tự như việc xác định quan hệ mẹ con ngoài giá thú. Như vậy với việc quy định nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học tại Chương V của Nghị định số 12/2003/NĐ-CP , nhà nước ta đã tạo ra hành lang pháp lý nhằm giúp cho Tòa án có thể giải quyết tốt hơn các tranh chấp về loại án kiện này. 2.4. Thủ tục xác định cha, mẹ cho con 2.4.1. Xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính * Thủ tục đăng ký khai sinh Việc xác định cha, mẹ cho con muốn có giá trị pháp lý thì phải thông qua thủ tục đăng ký khai sinh tại UBND cơ sở. Việc đăng ký khai sinh được tiến hành theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. Việc xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính thường do người cha, người mẹ hoặc cả hai người đều tự nguyện nhận con dù quan hệ của cha mẹ là hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp. Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.” Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh là: - UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. - Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì UBND cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.(Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). Trong giấy khai sinh của đứa trẻ, UBND nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh ghi rõ họ tên của hai vợ chồng trong giấy chứng nhận kết hôn là cha, mẹ đứa trẻ; hoặc ghi rõ họ tên của người mẹ sinh con ngoài giá thú, hay họ tên của người đàn ông được khai và tự nguyện nhận con sẽ là cha của đứa trẻ ngoài giá thú đó. Nếu người chồng của mẹ đứa trẻ hoặc người đàn ông được khai là cha của đứa trẻ có mặt khi UBND đăng ký khai sinh thì theo Luật định, đương nhiên được coi là cha đứa trẻ. Trong trường hợp hai vợ chồng mới kết hôn mà người mẹ đã sinh con thì cán bộ hộ tịch khi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ đó không được gạn hỏi, truy bức xem đứa trẻ đó là con ai? Có phải là con chung của vợ chồng không? Có thể có trường hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú đã không muốn khai rõ họ tên người cha đứa trẻ thì phần khai về người cha trong giấy khai sinh của đứa trẻ được gạch chéo hay bỏ trống. Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình những giấy tờ sau: - Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. - Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn). Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để xác định về cá nhân người đó, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự (Điều 9 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP) * Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con Việc nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 65 Luật HN&GĐ năm 2000 và tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP từ Điều 32 đến Điều 35, như sau: - Điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con: Theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì điều kiện để đăng ký việc nhận cha, mẹ, con là:  + Bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp. + Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp. (Điều 32) + Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch việc xác định cha, mẹ, con (khoản 2 Điều 1) - Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con là Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký việc cha, mẹ, con (Điều 33 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). - Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con: được quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Theo đó, người nhận cha, mẹ, con phải nộp tờ khai theo mẫu quy định của pháp luật, kèm theo đó phải xuất trình các giấy tờ sau đây: + Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con; + Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có) Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Ngoài ra, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP còn quy định về vấn đề bổ sung, cải chính sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh cho người con tại Điều 35: - Nếu phần khai về cha, mẹ trước đây để trống thì căn cứ vào Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con ghi bổ sung phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con. Trong trường hợp Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 1 quyển tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBNDcấp huyện), thì UBND cấp xã thông báo cho UBND cấp huyện để ghi tiếp việc bổ sung. - Nếu phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con đã ghi tên người khác, không phải là cha, mẹ đẻ, thì đương sự phải làm thủ tục cải chính theo quy định của pháp luật. 2.4.2. Xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục tư pháp Việc xác định cha, mẹ, con theo thủ tục tư pháp dựa trên phán quyết của Tòa án. Quyền xác định cha, mẹ, con được quy định tại Luật HN&GĐ năm 2000 và BLTTDS năm 2004. Theo Điều 64 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó là con mình. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó không phải là con mình. Điều 66 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự. Đồng thời do BLTTDS năm 2004 đã bỏ quy định về thẩm quyền chung của Viện kiểm sát nhân dân nên Viện kiểm sát nhân dân không có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, những người có quyền yêu cầu xác là: - Mẹ, cha hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho người con đó. - Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con: + Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; + Hội liên hiệp phụ nữ. Đồng thời khoản 3 Điều 57 BLTTDS năm 2004 cũng quy định: “Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.”. Vậy nên: + Trường hợp người con đã thành niên thì tự mình đứng nguyên đơn, yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ của mình. + Trường hợp yêu cầu xác định một người đã chết là cha, mẹ của mình thì chỉ có nguyên đơn, không có bị đơn (đã chết) nhưng vợ, chồng và con của người đã chết được tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và lợi ích liên quan. Người có quyền khởi kiện xác định cha, mẹ, con phải nộp đơn khởi kiện, đồng thời phải đưa ra chứng cứ theo khoản 2 Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000: “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định” và theo điểm b Mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “…khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien”. Tuy nhiên, pháp luật nước ta vẫn chưa quy định cụ thể về vấn đề chứng cứ khi có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con. CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 3.1. Khái quát về thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con những năm qua ở nước ta 3.1.1. Nhận xét chung * Đối với trường hợp xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính: Hiện nay, việc tự nguyện nhận cha, mẹ, con trong thực tế tuy không nhiều nhưng đã diễn ra khá thuận lợi, vì việc nhận cha, mẹ, con này là tự nguyện và không có tranh chấp. Theo thủ tục này, các bên sẽ tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND cấp xã) để xác định về quan hệ nhân thân giữa các chủ thể. Do các bên cha, mẹ lo sợ việc nhận cha, mẹ, con ngoài giá thú sẽ ảnh hưởng đến công việc, uy tín, danh dự và tiền bạc của họ nên việc này diễn ra không nhiều mà chủ yếu là việc đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú. Nhưng cũng có những trường hợp mà cha, mẹ sau khi đã kết hôn hợp pháp với nhau hoặc đã nghỉ hưu mới chính thức đến UBND để xin đăng ký nhận cha, mẹ, con. Đặc biệt, có những trường hợp sinh con trước thời kỳ hôn nhân sau đó cha mẹ mới kết hôn với nhau, UBND buộc phải thông qua thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con nhưng cũng có UBND cho phép khai sinh cho đứa trẻ luôn, không cần qua thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con và bổ sung phần họ tên cha còn thiếu vào giấy khai sinh của người con. Đối với trường hợp người con đã thành niên làm thủ tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp cha, mẹ đã chết mà có sự phản đối của người mẹ hoặc người cha còn sống hoặc những người thuộc diện, hàng thừa kế của người chết thì UBND thường lúng túng khi giải quyết trường hợp này, có nên coi đây là vụ việc có tranh chấp hay không? Trong thực tế, việc người mẹ không có chồng mà sinh con hoặc có chồng nhưng ngoại tình mà sinh con thường hay giấu diếm về họ tên thật của mình trong giấy chứng sinh do lo sợ sự dè bỉu của xã hội, do lo sợ người thân, bạn bè biết được… Sau đó, nếu họ bỏ rơi con mình thì giấy khai sinh của đứa trẻ lại được dựa trên những thông tin giả đó. Nếu sau này người mẹ muốn nhận lại con của mình thì việc tự nguyện nhận con thông qua thủ tục hành chính là rất khó khăn vì người mẹ sẽ không đưa ra được các thông tin xác thực mình là mẹ của đứa trẻ. * Đối với trường hợp xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục tư pháp: Thủ tục tư pháp được giải quyết tại TAND khi có tranh chấp về việc xác định cha, mẹ, con. Các trường hợp xác định cha, mẹ cho con trong giá thú theo thủ tục tư pháp thường ít hơn nhiều so với các trường hợp xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú. Chủ yếu tập trung vào các trường hợp người mẹ muốn xác định cha cho đứa con do mình sinh ra hoặc người con đã thành niên muốn xác định một người đàn ông là cha mình. Hiện nay theo báo cáo tổng kết hàng năm của ngành tòa án thì số vụ kiện về hôn nhân và gia đình đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, số vụ kiện về xác định cha, mẹ cho con lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, thường liên quan đến các vụ kiện khác như ly hôn, tranh chấp về tài sản và con cái khi ly hôn… đồng thời các vụ việc này thường khá phức tạp và khó xác định. Thực tiễn cho thấy, khi giải quyết các vụ việc này, vấn đề xác định chứng cứ thường rất khó khăn và phức tạp, những chứng cứ này đa số là chứng cứ gián tiếp và có sức thuyết phục không cao. Hiện nay việc áp dụng kỹ thuật giám định gien đã khá phổ biến vì sự chính xác của nó, tuy nhiên giá thành cho mỗi lần giám định vẫn còn khá cao, không phải đương sự nào cũng có thể chi trả được. Như vậy, có thể thấy vấn đề xác định cha, mẹ, con được tiến hành qua hai thủ tục là thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. Thủ tục hành chính được pháp luật quy định khá đơn giản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên có thể tự nguyện xác nhận quan hệ cha, mẹ, con. Còn thủ tục tư pháp chỉ khi nào có tranh chấp xảy ra thì mới được áp dụng để giải quyết tại TAND. Tóm lại, việc xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính hay thủ tục tư pháp thì đều nhằm xác thực mối quan hệ cha, mẹ, con của các chủ thể, góp phần tạo nên một môi trường gia đình bền vững, giúp cho trẻ em có thể được chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển một cách toàn diện nhất. 3.1.2. Một số trường hợp cụ thể xác định cha, mẹ cho con 3.1.2.1. Những trường hợp xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính: * Trường hợp thứ nhất: Anh Huy và chị Bích cùng làm ăn, buôn bán ở cửa khẩu và chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn. Tháng 4 năm 2006 chị Bích sinh con, sau đó, do mâu thuẩn trong cuộc sống chung nên chị Bích đã bỏ đi biệt tích, để con lại cho anh Huy nuôi khi cháu bé mới được 4 tháng tuổi. Anh Huy đã đi tìm và nhờ người quen biết hỏi thăm tin tức về chị Bích nhưng không có kết quả gì, chỉ nghe nói là chị Bích đã đi cùng người khác sang bên kia biên giới. Khi con gần đầy tuổi, Anh Huy đến Uỷ ban nhân dân xã nơi mình có hộ khẩu thường trú để đăng ký khai sinh cho con. Anh nộp Giấy chứng sinh của cháu bé và đề nghị cán bộ tư pháp - hộ tịch ghi tên mình vào phần khai về người cha trong Giấy khai sinh của cháu bé. Cán bộ hộ tịch biết rõ anh Huy là người đã cư trú nhiều năm ở địa phương và cũng biết rõ việc anh chung sống nhưng vì cha, mẹ cháu bé không có Giấy chứng nhận kết hôn nên cán bộ tư pháp – hộ tịch rất phân vân khi giải quyết việc đăng ký khai sinh. Tình huống nói trên đòi hỏi cán bộ tư pháp - hộ tịch phải vận dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề sau: - Giải quyết đăng ký khai sinh cho cháu bé; - Giải quyết việc cha nhận con, để có thể ghi tên anh Huy vào phần khai về người cha trong Giấy khai sinh của cháu bé theo nguyện vọng của đương sự. Cần lưu ý: Chỉ có thể ghi tên anh Huy vào phần khai về người cha trong Giấy khai sinh của cháu bé sau khi hoàn tất việc đăng ký cha nhận con và có quyết định công nhận việc xác nhận cha cho con. Với tình huống như trên, điều quan trọng mà cán bộ tư pháp - hộ tịch cần lưu ý, vì đây là trường hợp có thể vận dụng quy định mới tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: “Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh” để giải quyết. Tuy nhiên, trong trường hợp này mẹ của cháu bé bỏ đi biệt tích, không xác định được nơi cư trú, mặt khác giữa cha và mẹ cháu bé không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp (không có Giấy chứng nhận kết hôn) nên trong việc xác định thẩm quyền, thủ tục, trình tự giải quyết cần vận dụng pháp luật như sau: Về việc xác định thẩm quyền và vận dụng pháp luật về thẩm quyền đăng ký khai sinh và đăng ký cha nhận con: Do người mẹ cháu bé đã bỏ đi biệt tích, không xác định được nơi cư trú, mặt khác vào thời điểm thụ lý yêu cầu đăng ký khai sinh chưa xác định được người cha hợp pháp của trẻ (do người cha và người mẹ cháu bé không đăng ký kết hôn và không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp), vì vậy trường hợp này cần vận dụng quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP để xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ là Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ đang thực tế sinh sống. Đây cũng đồng thời là cơ quan có thẩm quyền đăng ký việc anh Huy nhận con. Việc xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh như vậy vừa bảo đảm đúng pháp luật, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự, vì đấy cũng chính là UBND xã nơi cháu bé cư trú. Về thủ tục: Để Uỷ ban nhân dân xã có cơ sở giải quyết các yêu cầu của mình, anh Huy cần nộp các giấy tờ sau: - Đối với việc đăng ký khai sinh: nộp Giấy chứng sinh của trẻ; - Đối với việc đăng ký nhận con: nộp Tờ khai đăng ký nhận con. Trong trường hợp này vì chị Bích là mẹ cháu bé đã bỏ đi biệt tích nên Tờ khai không cần có ý kiến thể hiện sự đồng ý của chị Bích về việc anh Huy nhận con. Ngoài ra nếu có các giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh về quan hệ cha con thì anh Huy xuất trình cùng Tờ khai, làm căn cứ cho việc giải quyết đăng ký nhận con. Về trình tự giải quyết Do kết hợp giải quyết cùng lúc cả việc đăng ký kết hôn và đăng ký nhận con nên trình tự giải quyết được Uỷ ban nhân dân xã tiến hành như sau: Bước 1: Yêu cầu anh Huy nộp bổ sung Tờ khai đăng ký nhận con và xuất trình các giấy tờ, đồ vật, chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, con (nếu có); Bước 2: Thụ lý hồ sơ đăng ký khai sinh, hồ sơ đăng ký nhận con và thu lệ phí (lệ phí đăng ký khai sinh quá hạn và lệ phí đăng ký nhận con); Bước 3: Xác minh tính xác thực về quan hệ cha - con giữa anh Huy và cháu bé trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ. Nếu có cơ sở để khẳng định ngay việc anh Huy nhận con là đúng sự thật thì có thể tiến hành ngay bước tiếp theo, chứ không đợi hết thời hạn 5 ngày. Trong trường hợp cần xác minh thêm thì được phép kéo dài thời hạn không quá 5 ngày. Bước 4: Kết hợp đăng ký việc cha nhận con và khai sinh cho cháu bé: sau khi xác minh, nếu thấy việc anh Huy nhận con là đúng sự thật và không có tranh chấp gì phát sinh thì Uỷ ban nhân dân xã mời anh Huy đưa con lên xã để tiến hành đăng ký việc anh Huy nhận con và đăng ký khai sinh cho cháu bé. Cán bộ tư pháp - hộ tịch căn cứ vào Giấy chứng sinh và hỏi anh Huy các thông tin cần thiết để lập Giấy khai sinh cho cháu bé, đồng thời lập Quyết định công nhận việc cha nhận con và ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con. Đến thời điểm này, cán bộ tư pháp - hộ tịch có thể ghi tên anh Huy vào phần khai về người cha trong Giấy khai sinh của cháu bé, xác định họ và dân tộc của cháu bé theo họ và dân tộc của anh Huy. Phần khai về người mẹ căn cứ theo Giấy chứng sinh để ghi. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ký Quyết định công nhận cha, mẹ, con, đồng thời ký Giấy khai sinh và cấp các bản chính này cho đương sự. * Trường hợp thứ hai: Chị Phan Thị Yến (sinh năm 1984) và anh Lê Văn Thanh (sinh năm 1980) chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2003, không có đăng ký kết hôn, không được cha mẹ anh Thanh đồng ý. Mặc dù không được bố mẹ anh Thanh đồng ý, chị Yến và anh Thanh vẫn về sống chung với gia đình chồng. Đến ngày 31/01/2005 chị Yến sinh bé gái Lê Yến Ngọc. Do không có đăng ký kết hôn nên chị Yến không làm được khai sinh cho bé Ngọc. Ngày 24/02/2006, anh Thanh bị tai nạn giao thông chết. Tháng 5 năm 2006, chị Yến có đơn ra Tòa án yêu cầu Tòa án xác định anh Thanh là cha cho cháu Lê Yến Ngọc. Bố mẹ anh Thanh cũng thừa nhận cháu Lê Yến Ngọc là con đẻ của anh Thanh, là cháu nội của ông bà. Bài viết “Bàn về thẩm quyền xác định cha, mẹ cho con”- TS. Lê Thu Hà, Học viện Tư pháp- Tạp chí nghề luật số 6/2006. Trong trường hợp này, thẩm quyền giải quyết không thuộc về TAND mà phải thuộc về UBND cấp xã theo thủ tục hành chính. TAND khi trả lại đơn cho chị Yến cần hướng dẫn chị Yến về làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con tại UBND. Vì chị Yến có nguyện vọng xác định anh Thanh (đã chết) là cha cho con của chị, cha mẹ anh Thanh thừa nhận cháu nội cho thấy việc nhận cha, con là tự nguyện và không có tranh chấp, nên việc xác định anh Thanh là cha của bé Ngọc được thực hiện theo thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định tại Mục 6 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Và theo Điều 33 của Nghị định này thì thẩm quyền giải quyết loại việc này thuộc về UBND cấp xã nơi cư trú của anh Thanh. 3.1.2.2.Những trường hợp xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục tư pháp * Trường hợp thứ nhất: Sáng 7/7/2005, TAND quận Hoàng Mai, Hà Nội đã diễn ra phiên xử sơ thẩm vụ kiện "xác định cha cho con". Nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Vân Anh (sinh năm 1980) và bị đơn là anh Đỗ Quang Duy (sinh năm 1977). Theo nguyên đơn, năm 1999, chị quen Đỗ Quang Duy, giữa hai người đã nảy sinh tình yêu. Duy thường xuyên qua nhà và đưa cô đi chơi xa, trong đó có những buổi hẹn hò ở nhà nghỉ. Tháng 5/2003, biết mình có thai, Vân Anh thông báo cho Duy. Tháng 10/2003, hai người tổ chức đám cưới tại nhà hàng Nhật Hồng trên đường Tôn Đức Thắng. Phía nhà trai có người giới thiệu là "ông chú" tới dự và vài cậu bạn thân. Hôn lễ tổ chức theo nghi lễ truyền thống, có ôtô đón cô dâu về nhà chồng. Nhưng điểm đến lại không phải nhà của Duy mà lại là một căn phòng thuê tại khách sạn. Chú rể mong mẹ vợ thông cảm cho hoàn cảnh vì cha anh ta đang đi tù, gia đình ở xa... không thể có mặt chúc phúc cho đôi trẻ. Sau đám cưới, hai người thuê ở một căn hộ. Thời gian này, Duy thường xuyên vắng nhà với lý do phải đi công tác. Nhiều lần Vân Anh bảo Duy làm thủ tục đăng ký kết hôn để còn khai sinh cho đứa con sắp chào đời, nhưng Duy trì hoãn. Tháng 1/2004, Vân Anh trở thành mẹ một bé trai. Cũng theo lời nguyên đơn, Duy vẫn thoái thác việc đăng ký khai sinh để con có bố. Nghi ngờ có điều ẩn khuất, gia đình Vân Anh tìm hiểu và lúc này mới biết Duy đã cưới và đăng ký kết hôn với người phụ nữ khác. Trong khoảng 3 tháng, anh ta 2 lần ôm hoa cưới. Gia đình Duy ở ngay Hà Nội, kinh tế khá giả chứ chẳng phải có hoàn cảnh éo le, khó khăn như đã trình bày trước đây. Vân Anh dò tìm và gặp cha mẹ Duy. Ngày 21/3/2004, hai bên ra bản thoả thuận ghi: "... gia đình chị Quy (mẹ Duy) nghĩ đến Vân Anh mới sinh em bé nên gia đình chị Quy và cháu Duy gửi cho Vân Anh 20 triệu đồng để cô có thêm điều kiện nuôi dưỡng cháu bé đến khi trưởng thành". Đổi lại, Duy được bỏ qua việc giám định ADN. Vân Anh và mẹ "không được có bất cứ hình thức nào làm ảnh hưởng đến tài sản, tình cảm hoặc mọi công việc của Duy và gia đình". Một thời gian sau nghĩ đến đứa con sinh ra không có tên người cha trong giấy khai sinh, Vân Anh thay đổi ý kiến và đem trả lại tiền. Nhưng gia đình Duy không nhận, nói "mọi chuyện đã được giải quyết rồi". Tháng 4/2004, đơn khởi kiện xin xác nhận cha cho con được Vân Anh gửi tới TAND quận Hoàng Mai - nơi gia đình Duy cư trú. Tại phiên xử sáng 7/7/2004, cùng ngồi trên chiếc ghế băng nhỏ, Duy phủ nhận mọi lời khai của Vân Anh về mối quan hệ trước đây. Người thanh niên 28 tuổi, giờ là một công chức, nói: "Cô ấy nghĩ gia đình tôi khá giả nên gây khó dễ, giữa hai người là quan hệ bình thường, thậm chí dưới cả tình bạn". Duy thừa nhận đã 2 lần quan hệ tình dục với Vân Anh và giải thích: "Trong một lần đi chơi vui, tôi say rượu không biết gì cả. Khi tỉnh lại, thấy Vân Anh và cô nói chúng tôi có quan hệ". Sau việc xảy ra tại nhà nghỉ ở huyện Gia Lâm hôm đó, một lần khác giữa lúc nghỉ trưa của buổi làm việc, Duy và Vân Anh đã đưa nhau đi thuê phòng... Ngày 10/6/2003, Duy đưa Vân Anh đi khám thai và thanh toán tiền. Chừng 2 tháng sau, Vân Anh gọi điện bảo bào thai đã 4 tháng rồi, không thể bỏ được và yêu cầu làm đám cưới. "Lúc đó tôi đồng ý vì suy nghĩ nông cạn, nghĩ rằng chỉ cần làm đám cưới để giúp cô ấy hợp thức hoá việc mang bầu... Tôi nhẹ dạ cả tin, bị ép buộc", Duy trình bày trước toà. Theo bị đơn, anh ta đã bị Vân Anh đe doạ nếu không làm theo sẽ ầm ĩ mọi chuyện để gây mất danh dự. Theo lời Duy, vì lẽ đó anh phải tổ chức đám cưới giả với Vân Anh. Duy nhờ người quen đóng vai "ông chú làm đại diện nhà trai". "Đêm tân hôn, tôi đã bỏ đi uống rượu với đám bạn", bị đơn đưa ra tình tiết chứng minh. Vẫn trên quan điểm đây là đám cưới giả, luật sư của Duy nhấn mạnh: "Đám cưới không bình thường. Nhà gái đứng ra lo liệu hết, không có mặt bố mẹ và gia đình nhà chồng". Người bảo vệ quyền lợi của Duy cho rằng việc Vân Anh khai quen bạn trai đã 4 năm mà không biết gì về gia cảnh của anh ta, cũng đủ cơ sở để chứng minh "quan hệ của hai người không phải yêu đương". Trong quá trình thụ lý hồ sơ, TAND quận Hoàng Mai nhiều lần yêu cầu Duy có mặt để tiến hành các thủ tục làm giám định ADN, nhằm xác minh quan hệ huyết thống với con trai của Vân Anh. Nhưng người đàn ông này đã không tới. Gần 4 tiếng nghe các bên trình bày, TAND quận Hoàng Mai nhận định, Vân Anh có thai vào thời điểm hai người có quan hệ tình dục. Lễ ăn hỏi và lễ cưới của hai người được tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống. Việc Duy khai bị ép buộc trở thành chú rể là không có căn cứ, vì lúc này anh ta 26 tuổi, tốt nghiệp đại học và đi làm, có suy nghĩ và chính kiến riêng. Toà tuyên: Đỗ Quang Duy là cha của con trai Vân Anh, có trách nhiệm đóng góp 260.000 đồng/tháng để nuôi cháu bé từ lúc sinh đến khi trưởng thành hay có sự thay đổi khác". 20 triệu đồng đã đưa trước đây được trừ dần vào khoản này. Duy và Vân Anh có trách nhiệm đến cơ quan chức năng để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu bé. Toà bác yêu cầu đòi lại tiền của bị đơn. Theo em, việc TAND quận Hoàng Mai xác định anh Đỗ Quang Duy là cha của con trai chị Vân Anh, đồng thời phải có nghĩa cụ cấp dưỡng cho cháu hàng tháng là chính xác. Bởi bị đơn là anh Đỗ Quang Duy là người đã tốt nghiệp đại học, đang là công chức thì không có lý gì anh bị ép hay lừa gạt về chuyện kết hôn được. Hơn nữa, chính bị đơn cũng thừa nhận có quan hệ tình dục với chị Vân Anh vào thời điểm có thể thụ thai đứa trẻ, đồng thời lại trốn tránh việc đi giám định gien. Điều đó chứng tỏ anh Minh biết mình là cha của đứa trẻ nên không muốn đi giám định vì nếu anh Duy tự nghĩ mình không phải là cha của đứa trẻ thì anh sẽ sẵn sàng đi giám định gien để tự thanh minh cho mình chứ không phải là trốn tránh như thế này. * Trường hợp thứ hai: Năm 1995, chị Hà Thị Đào, sinh năm 1971, làm công nhân nhà máy đường, quen biết anh Lê Văn Dương, sinh năm 1970, kế toán của một công ty. Hai người thường xuyên về nhà anh Dương chung sống như vợ chồng. Năm 1996, chị Đào có thai. Khi biết chuyện, anh Dương tìm cách lảng tránh. Một thời gian ngắn sau anh Dương cưới vợ. Khi chị Đào sinh con, anh Dương không đến thăm mà chỉ nhờ em gái mang tiền đến và thanh toán viện phí cho chị. Vì muốn bảo vệ quyền lợi cho con, chị Đào đề nghị anh Dương cùng ra UBND xã làm khai sinh cho con nhưng anh Dương không đồng ý vì cho rằng đó không phải là con của mình. Trong vụ việc này, chị Đào trước đó đã đề nghị anh Dương làm thủ tục đăng ký nhận con tại cơ quan đăng ký hộ tịch, mục đích để cháu bé khi sinh ra được đăng ký khai sinh với đầy đủ họ tên cha và mẹ trên Giấy khai sinh. Tuy nhiên, anh Dương chối bỏ cháu bé không phải là con mình nên chị Đào muốn buộc anh Dương công nhận cháu bé là con mình thì phải làm đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo em, trong vụ án này, Tòa án nên giả sử chị Đào và anh Dương có chung sống với nhau như vợ chồng (theo lời khai của chị Đào). Hiện nay, với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, Tòa án hoàn toàn có thể xác định được khoảng thời gian có thể thụ thai đứa trẻ (dựa vào số tháng tuổi của đứa con khi được sinh ra). Sau đó, Tòa án sẽ xác định xem thời gian họ quan hệ sinh lý với nhau có trùng với thời gian có thể thụ thai đứa con hay không. Nếu trùng nhau, Tòa án đã có thêm một căn cứ khá chắc chắn để xác định anh Dương là cha của đứa bé. Để Toà án có thêm cơ sở giải quyết chính xác vụ việc, chị Đào cần thu thập các tài liệu, chứng cứ để chứng minh việc chị Đào và anh Dương có quan hệ với nhau trong thời gian trước đó. Ví dụ như: nhờ người làm chứng về thời gian chị Đào sống tại nhà anh Dương; các chứng từ thanh toán viện phí khi chị Đào sinh con do em gái anh Dương thanh toán... Nếu cần thiết, Tòa án có thể trưng cầu giám định gien để đưa ra phán quyết một cách chắc chắn và đúng đắn nhất. 3.2. Một số kiến nghị 3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề xác định cha, mẹ, con - Thứ nhất, Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành tuy có sử dụng khái niệm “con trong giá thú”, “con ngoài giá thú” nhưng lại không nêu ra định nghĩa về hai cụm từ này. Mặc dù quyền và nghĩa vụ của “con trong giá thú” và “con ngoài giá thú” là không có sự khác nhau và không có sự phân biệt đối xử, nhưng việc xác định thế nào là “con trong giá thú”, “con ngoài giá thú” lại có ý nghĩa trong việc quản lý dân số và hộ tịch, từ đó, áp dụng căn cứ để xác định cha, mẹ, con khi cần thiết. Theo em, Luật HN&GĐ cần đưa ra khái niệm thế nào là “con trong giá thú”, “con ngoài giá thú” nhằm tạo ra một cách hiểu thống nhất trong việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật, như sau: + “Con trong giá thú” là con mà cha mẹ là vợ chồng trước pháp luật (cha mẹ của đứa con đó có đăng ký kết hôn theo pháp luật hoặc quan hệ vợ chồng của cha mẹ đứa con đó được pháp luật thừa nhận). + “Con ngoài giá thú” là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật, hoặc tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. - Thứ hai, hiện nay Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn chủ yếu quy định về việc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú. Vấn đề nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú chỉ được quy định về quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con. Luật HN&GĐ năm 2000 cần quy định về các nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú và nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học. Pháp luật cần phải dự liệu những căn cứ pháp lý để xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú như căn cứ vào sự kiện sinh đẻ của người mẹ bao gồm thời điểm thụ thai, thời gian mang thai, thời điểm sinh con; căn cứ vào mối quan hệ của hai bên nam nữ và căn cứ vào kết quả giám định gien… - Thứ ba, mặc dù Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định về nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha mẹ cho con trong giá thú nhưng cần quy định rõ ràng hơn về thời gian mang thai tối đa và tối thiểu của người phụ nữ để xác định cha, mẹ, con được chính xác. Trong trường hợp xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng nên ấn định khoảng thời gian mang thai tối thiểu và tối đa.việc này có ý nghĩa quyết định để tính khoảng thời gian có thể thụ thai đứa trẻ và xem xét trong khoảng thời gian đó, người mẹ đứa trẻ đã có quan hệ sinh lý với ai. Từ đó, xác định được chính xác quan hệ cha – con. Hiện nay, theo tinh thần của Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì thời gian mang thai tối đa là 300 ngày, tuy nhiên lại không hề có quy định nào về thời gian mang thai tối thiểu. Việc này có thể dẫn đến việc xác định sai cha của đứa trẻ vì có thể người mẹ cùng một thời điểm có quan hệ sinh lý với nhiều người khác nhau. Theo em, Luật HN&GĐ nên quy định thời gian mang thai tối đa là 300 ngày và thời gian mang thai tối thiểu là 180 ngày vì đây là khoảng thời gian mang thai phù hợp với kinh nghiệm của dân gian, phù hợp với sự nghiên cứu của y học và phù hợp với quy định của pháp luật các nước khác. Việc này có ý nghĩa quyết định để tính khoảng thời gian có thể thụ thai đứa trẻ nằm vào khoảng từ ngày thứ 180 đến ngày thứ 300 tính từ ngày sinh đứa trẻ ngược trở lại. và xem xét trong khoảng thời gian đó, người mẹ đứa trẻ đã có quan hệ sinh lý với ai. Từ đó, xác định được chính xác quan hệ cha – con. - Thứ tư, cần quy định cụ thể hơn về các trường hợp được xác định là con chung của vợ chồng. Vì theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP thì mới chỉ quy định ba trường hợp được xác định là con chung của vợ chồng, trong đó, theo phân tích ở phần trên, có tất cả năm trường hợp được xác định là con chung của vợ chồng. Như vậy, pháp luật nên quy định đầy đủ năm trường hợp được xác định là con chung của vợ chồng gồm: con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; con do người vợ thụ thai và sinh ra trước thời kỳ hôn nhân nhưng được cha mẹ thừa nhận; con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một thời gian Luật định là 300 ngày; con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một khoảng thời gian luật định. - Thứ năm, Luật quy định khi có tranh chấp trong việc xác định cha, mẹ, con thì phải có chứng cứ và được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên, luật lại chưa dự liệu những chứng cứ đó như thế nào, trong thực tế có rất nhiều trường hợp xảy ra và tùy từng trường hợp mà pháp luật cần quy định các cơ sở pháp lý để giải quyết các trường hợp đó. Ví dụ, trường hợp người mẹ không có chồng mà sinh con ngoài giá thú, khi có yêu cầu Tòa án xác định một người nào đó là cha của đứa trẻ thì cần phải đưa ra những chứng cứ nào? Hay trường hợp người chồng nghi ngờ vợ ngoại tình, đứa con sinh ra không phải là con mình thì người chồng cần phải đưa ra những chứng cứ gì để chứng minh…. Do đó, Luật HN&GĐ và các văn bản pháp luật có liên quan cần bổ sung thêm quy định về chứng cứ nhằm xác định cha, mẹ, con được chính xác và khách quan. - Thứ sáu, pháp luật nên áp dụng điều kiện hạn chế ly hôn đối với trường hợp vợ chồng đang tiến hành quá trình sinh con theo phương pháp khoa học. Bởi nếu đang thực hiện một trong các quá trình sinh con theo phương pháp khoa học mà vợ chồng ly hôn thì sau khi sinh con ra, đứa trẻ sẽ không được đảm bảo về cuộc sống. Đồng thời, nếu sau khi ly hôn mà người chồng không nhận đứa trẻ là con mình thì sẽ rất khó cho việc xác định cha, mẹ, con. - Thứ bảy, hiện nay, để xác định chính xác mối quan hệ huyết thống, người ta có thể dựa vào các kết quả xét nghiệm nhóm máu, giám định gien… Điểm 5b Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC chỉ quy định trong trường hợp cần thiết thì tiến hành giám định gien. Với sự tiến bộ của khoa học thì kết quả giám định gien gần như có độ chính xác tuyệt đối nên pháp luật cũng cần dự liệu việc xác định cha, mẹ cho con hoàn toàn có thể căn cứ vào kết quả giám định gien do những cơ sở khoa học có thẩm quyền cung cấp. - Thứ tám, Luật cần hướng dẫn cụ thể việc cha mẹ thừa nhận con do được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn. Theo đó, nếu đứa trẻ chưa được đăng ký khai sinh thì sau khi cha mẹ kết hôn, đứa trẻ đó được xác định là con chung của vợ chồng thông qua thủ tục đăng ký khai sinh; nếu đứa trẻ đã được đăng ký khai sinh và phần họ tên người cha vẫn để trống, thì sau khi cha mẹ kết hôn, căn cứ vào giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ, cán bộ hộ tịch sẽ bổ sung họ tên của người cha vào giấy khai sinh của đứa trẻ. - Thứ chín, Luật HN&GĐ năm 2000 cần quy định rõ hơn về thẩm quyền xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính và theo thủ tục tư pháp. Hiện nay, Luật HN&GĐ mới chỉ quy định chung chung về quyền nhận cha, mẹ và những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con mà chưa phân định rõ thẩm quyền của loại việc này. Theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì việc tự nguyện nhận con được tiến hành theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp người cha và người con đã thành niên tự nguyện nhận nhau mà người mẹ lại không đồng ý thì UBND có được công nhận sự tự nguyện này hay không? hay sẽ chuyển vụ việc này lên TAND vì đây là vụ việc có tranh chấp. - Thứ mười, Luật HN&GĐ cần quy định cụ thể hậu quả pháp lý của việc xác định cha, mẹ, con. Theo tinh thần của Luật HN&GĐ thì có thể hiểu rằng sau khi xác định được cha, mẹ, con thì đương nhiên phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con. Tuy nhiên, việc quy định hậu quả pháp lý của việc xác định cha, mẹ, con còn là để xác định trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có liên quan. 3.2.2. Một số kiến nghị về các giải pháp thực hiện nguyên tắc xác định cha, mẹ, con - Thứ nhất, ngành tư pháp nên có những khóa bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ tư pháp- hộ tịch của UBND các xã về vấn đề xác định cha, mẹ, con, giúp họ hiểu được tinh thần, bản chất của các điều luật, từ đó, giúp họ có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn khi xử lý những loại việc như thế này. Đồng thời, có thể giúp họ giải quyết vụ việc được nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện hơn, tránh gây phiền hà cho người dân. - Thứ hai, pháp luật cần quy định về điều kiện đăng ký kết hôn là cần phải có giấy chứng nhận của cơ sở y tế xác nhận người phụ nữ đang có thai hoặc không có thai trước thời điểm đăng ký kết hôn. Quy định như vậy nhằm đảm bảo việc xác định quan hệ cha, mẹ, con được chính xác, tránh được sự nhầm lẫn đáng tiếc sau này. - Thứ ba, UBND cấp xã và các cơ sở y tế cần có sự phối hợp đồng bộ nhằm xác định cha, mẹ, con được chính xác. Khi đăng ký khai sinh, cán bộ hộ tịch thường chỉ dựa vào giấy chứng sinh của các cơ sở y tế mà làm giấy khai sinh cho đứa trẻ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà người mẹ đứa trẻ muốn giấu diếm những thông tin về nhân thân của mình đã khai họ tên, tuổi, địa chỉ giả khi đến cơ sở y tế để sinh đẻ, dẫn đến việc giấy khai sinh sai các thông tin cần thiết. Vì vậy, các cơ sở y tế cần thực hiện thủ tục đăng ký sinh con một cách chặt chẽ, quy định việc người phụ nữ cần xuất trình các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.. để viết giấy chứng sinh, từ đó mới có cơ sở để UBND đăng ký khai sinh cho trẻ một cách chính xác. - Thứ tư, cần tuyên truyền sâu rộng cho người dân về các thủ tục xác định cha, mẹ, con nhằm giúp họ tự chủ trong việc quyết định nhận cha, mẹ, con của mình. Những người có con ngoài giá thú thường rất ngại khi phải làm thủ tục nhận cha, mẹ, con vì sợ điều tiếng xã hội sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của họ, theo đó, khi làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con, UBND nên giải quyết nhanh gọn, hợp tình hợp lý và cũng nên giữ kín các thông tin về nhân thân của các bên. - Thứ năm, TANDTC cần có các văn bản hướng dẫn nhằm áp dụng nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ, con và đường lối xét xử loại án kiện về vấn đề xác định cha, mẹ, con. Trong các năm gần đây, các Tòa án thường có các quan điểm khác nhau khi xét xử các loại án kiện xác định cha, mẹ, con, vì trên thực tế, việc các đương sự đưa ra được chứng cứ chứng minh là không nhiều, nên thường phải phụ thuộc vào kinh nghiệm của các Thẩm phán để xét xử. KẾT LUẬN Gia đình là nền tảng của xã hội, là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Gia đình là môi trường giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. Vì vậy việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác định thân phận của các chủ thể, làm ổn định các mối quan hệ trong gia đình nói riêng và các mối quan hệ ngoài xã hội nói chung, đảm bảo cho trẻ em một mái ấm gia đình thực sự là một việc làm quan trọng. Việc xác định cha, mẹ, con còn có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt xã hội và mặt pháp lý, ngoài tình cảm yêu thương, giữa các bên chủ thể còn hình thành các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định, đây cũng chính là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quan hệ nhân thân và tài sản trong mối quan hệ giữa cha, mẹ và con. Pháp luật về xác định cha, mẹ, con ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn, đã kịp thời điều chỉnh thực trạng về các quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con đã được quy định khá cụ thể trong Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Nguyên tắc này đã giúp cho việc xác định cha, mẹ, con được chính xác hơn, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các chủ thể mà đặc biệt là đảm bảo quyền của bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, chế định xác định cha, mẹ cho con vẫn còn có những hạn chế và thiếu sót, chưa theo kịp với thực tiễn. Để nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật xác định cha, mẹ cho con, Nhà nước ta cần xây dựng được một cơ chế pháp lý đồng bộ và toàn diện về vấn đề này, đồng thời cần triển khai các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ với các cán bộ tư pháp – hộ tịch và các cán bộ của ngành Tòa án. Có như vậy, việc xác định cha, mẹ, con mới được thực hiện một cách chính xác, góp phần ổn định các mối quan hệ giữa cha, mẹ và con trong gia đình nói riêng và ổn định các mối quan hệ ngoài xã hội nói chung. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Bộ luật dân sự - BLDS Bộ dân luật Bắc Kỳ - BDLBK Bộ luật tố tụng dân sự - BLTTDS Luật Hôn nhân và gia đình - Luật HN&GĐ. Sắc luật - SL Tòa án nhân dân tối cao - TANDTC Ủy ban nhân dân - UBND TÀI LIỆU THAM KHẢO Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001). Bộ luật Hồng Đức. Bộ luật Gia Long. Bộ Dân luật giản yếu năm 1883. Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật năm 1936. Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931. Luật gia đình năm 1959. Sắc luật số 15/64 năm 1964. Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972. Sắc lệnh số 97/ SL ngày 22/05/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Luật HN&GĐ năm 1959. Luật HN&GĐ năm 1986. Luật HN&GĐ năm 2000. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Bộ luật Dân sự năm 2005. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 . Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình . Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký hộ tịch. Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa, NXB Tư pháp, 2006. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2009. Nguyễn Thị Lan, Luận văn thạc sĩ luật học Xác định cha, mẹ, con - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002. Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan, Bàn về trường hợp "con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng", Tạp chí dân chủ & pháp luật, Bộ Tư Pháp, Số 01 /2007. Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan, Luận án tiến sĩ luật học Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008. Nguyễn Thị Hương Liên, Về thẩm quyền xác định cha mẹ cho con, Tạp chí luật học, Số 1/2000. Nguyễn Thị Liên Hương, Một vài suy nghĩ về thẩm quyền xác định cha mẹ cho con, Tạp chí Toà án, Số 11/1999. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ, Một số suy nghĩ về nguyên tắc xác định cha, mẹ và con (trong giá thú) theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học Số/1999. Thạc sĩ Lê Thu Hà, Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận cha và con, Tạp chí Toà án nhân dân, Số 12/2001. Lê Thị Thuý Nga, Xác nhận cha cho con thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân hay toà án nhân dân?, Tạp chí Toà án nhân dân Số 12/2002. Thái Công Khanh, Bàn về việc xác định cha cho đứa trẻ, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, Số chuyên đề 2004. Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan, Xác định cha, mẹ, con dưới góc độ bình đẳng giới, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 03/2006. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ, Một số vấn đề xác định cha mẹ và con ngoài giá thú theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tạp chí Luật học Số1/2002. Thạc sĩ Hoàng Thị Hải Yến, Một số ý kiến về thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân trong việc xác nhận cha, mẹ, con, Tạp chí Toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao, Số 23/2006. Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan, Thời kỳ hôn nhân trong việc xác định cha, mẹ, con theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, Số 9 / 2007. Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan, Bàn về thời gian mang thai tối đa và tối thiểu trong việc xác định cha, mẹ, con, Tạp chí Luật Học, Trường đại học Luật Hà Nội, Số 8/2007. MôC LôC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn liên quan