Nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại công suất 30 tấn/ngày tại Xã Bàu Cạn, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai

Việc đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại là Dự án mang tính khả thi. Đây là Dự án làm sạch môi trường góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu vực, đáp ứng nhu cầu cấp bách về thu gom, xử lý CTR công nghiệp và nguy hại hiện nay trên địa bàn huyện Long Thành nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung. Khi Dự án triển khai đi vào sản xuất ổn định sẽ thu hút được khoảng 80 lao động, chủ yếu là người địa phương, tạo việc làm cho nhiều người lao động khác thông qua việc làm đại lý, vệ tinh cho Doanh nghiệp.

doc124 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại công suất 30 tấn/ngày tại Xã Bàu Cạn, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nổ ở các bãi chôn rác có thể xảy ra do một loạt các nguyên nhân như : tro nóng của các xe chở rác tới, một mẩu thuốc lá chưa dụi tắt của công nhân, các tia nắng mặt trời được hội tụ qua các mảnh thủy tinh vụn. Việc cháy ở các bãi chôn lấp và hầm ủ rất nguy hiểm vì nó sẽ làm gia tăng mạnh mẽ sự bốc hơi và khuếch tán các chất hữu cơ vào môi trường. 6 Oxyt cacbon(CO) Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin. 7 Khí cacbonic(CO2) Gây rối loạn hô hấp phổi. Gây hiệu ứng nhà kính. Tác hại đến hệ sinh thái. 8 Hydrocarbons Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong. 9 Khí NH3 NH3 là một chất khí gây kích thích đường hô hấp, có mùi khai đặc trưng, có khả năng gây ngạt. Khi NH3 có nồng độ cao trong khí quyển có thể gây tồn thương vùng mắt, khó thở ... ở nồng độ quá cao có thể gây chết người. 10 Mùi hôi Gây cảm giác cho con người khó chịu. 11 Khí Clo (Cl2) Clo gây tác dụng kích thích đối với cơ thể. Giới hạn phát hiện Clo khoảng 0,05-0,1 ppm. Triệu chứng kích thích xuất hiện khi nồng độ Clo nhỏ hơn 1 ppm, khi nồng độ Clo cao hơn 3 ppm có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể. Ngưỡng gây nguy hiểm đối với cây trồng là 0,1-1,0 ppm. 12 Bụi kim loại và oxit kim loại Bụi ôxít kim loại chủ yếu là oxít sắt khi thở hít vào lâu ngày có thể phát sinh bệnh bụi phổi-sắt. Đây là loại bụi phổi lành tính thường gặp phải ở công nhân làm việc tại những nơi môi trường lao động có hàm lượng bụi sắt với cao. (b). Tác động đến môi trường nước Các nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn vận hành được trình bày trong bảng 8.6. Bảng 8.6. Các nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn vận hành. Stt Nguồn ô nhiễm Các chỉ thị ô nhiễm 01 Khu tiếp nhận rác, phân loại - Nước rỉ từ sàn tiếp nhận và khu vực phân loại; - Nước vệ sinh nhà xưởng. 02 Khu đốt chất thải nguy hại - Nước vệ sinh nhà xưởng; - Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải. 03 Khu tái chế - Nước vệ sinh nhà xưởng 04 Hoạt động đóng rắn - Nước vệ sinh nhà xưởng 05 Hệ thống súc rửa thùng phuy - Nước thải từ quá trình súc rửa chứa dung môi thải; - Nước rửa vỏ ngoài thùng phuy và nước thải trong quá trình sơn thùng. 06 Nhà kho chứa tạm - Nước vệ sinh nhà xưởng 07 Nhà bảo vệ - Nước thải sinh hoạt 08 Nhà xe - Nước thải từ quá trình rửa xe chở chất thải; - Nước mưa chảy tràn. 09 Nhà ăn - Nước thải sinh hoạt; - Nước vệ sinh sàn nhà. 10 Văn phòng - Nước thải sinh hoạt 11 Phòng thí nghiệm - Nước thải sinh hoạt 12 Đường nội bộ + Hệ thống thoát nước mưa - Nước mưa chảy tràn 13 Khu vực xử lý môi trường và chất thải - Nước thải sinh hoạt; - Nước mưa chảy tràn 14 Khu vực bãi chôn lấp an toàn Nước thải rò rỉ từ các ô chôn lấp; Nước mưa chảy tràn 15 Cây xanh, thảm cỏ - Nước mưa chảy tràn Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được trình bày trong bảng 8.7. dưới đây: Bảng 8.7. Tác động của các chất gây ô nhiễm nguồn nước Stt Thông số Tác động 1 Nhiệt độ, pH - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO); - Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học; - Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước. 2 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước; - Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh. 3 Chất rắn lơ lửng - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh. 4 Các chất dinh dưỡng (N, P) - Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh. 5 Các kim loại nặng - Tích lũy trong môi trường xâm nhập vào chuỗi thức ăn, mà con người là mắc xích cuối cùng của chuỗi thức ăn, nên dễ gây các bệnh ung thư, quái thai... 6 Các vi khuẩn gây bệnh - Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả; - Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột; - E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người. (c). Tác động đến môi trường đất Khi nhà máy đi vào hoạt động thì hầu như không có tác động nào đáng kể đối với chất lượng đất của khu vực, chỉ có một số ảnh hưởng như sau: - Ảnh hưởng đến môi trường đất có nguyên nhân do các chất thải rắn từ sản xuất, chất thải rắn sinh hoạt. Bùn thải có chứa kim loại nặng, các bao bì, thùng chứa chất thải, vật liệu là các loại hoá chất nguy hại, giẻ lau dầu mỡ, đèn huỳnh quang, đèn tia UV, … khi thải vào môi trường rất khó phân huỷ, làm huỷ hoại môi trường đất, làm mất cảnh quan môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người; Các nguyên, nhiên liệu dư thừa, rò rỉ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đất của khu vực. Tuy nhiên, ảnh hưởng này không nhiều vì lượng dầu mỡ được bảo quản tốt. (d). Tác động đến tài nguyên sinh học: Hoạt động vận chuyển chất thải làm phát sinh bụi bám vào các cây ven đường làm giảm khả năng quang hợp, cây chậm phát triển; Nước mưa chảy tràn cuốn theo bụi, đất cát ra môi trường làm tăng độ đục, gây bồi lắng, làm giảm diện tích mặt nước có thể làm suy giảm số loài động thực vật. (e). Các nguồn phát sinh chất thải rắn (CTR) Các nguồn phát sinh CTR trong giai đoạn vận hành của dự án được trình bày trong bảng 8.8. Bảng 8.8. Các nguồn phát sinh CTR trong giai đoạn vận hành của dự án. Stt Nguồn ô nhiễm Các chỉ thị ô nhiễm 01 Khu tiếp nhận rác, phân loại - Chất thải rơi vãi; - Chất thải sau khi được phân loại 02 Khu đốt chất thải nguy hại - Chất thải rơi vãi; - Tro xỉ từ quá trình đốt chất thải. 03 Khu tái chế - Xỉ đáy tháp chưng cất; - Cặn dung môi; - Cặn dầu nhớt tái sinh. 04 Hoạt động đóng rắn - Chất thải rơi vãi 05 Hoạt động súc rửa thùng phuy - Chất thải rơi vãi. - Chất thải sau khi được súc rửa: cặn, sơn, hóa chất dư thừa. 06 Nhà kho chứa tạm - Chất thải rơi vãi 07 Nhà bảo vệ - Chất thải rắn sinh hoạt như giấy vụn, bao bì, thức ăn thừa, chai lọ. 08 Nhà xe - Chất thải rắn sinh hoạt như giấy vụn, bao bì. 09 Nhà ăn - Chất thải rắn sinh hoạt như giấy vụn, bao bì, thức ăn thừa, chai lọ. 10 Văn phòng - Chất thải rắn sinh hoạt như giấy vụn, bao bì, thức ăn thừa, chai lọ. 11 Phòng thí nghiệm - Chất thải rắn sinh hoạt như giấy vụn, bao bì; - Chai lọ, bao bì dính hóa chất. 12 Đường nội bộ + Hệ thống thoát nước mưa - Chất thải từ cây trồng: lá cây, cành cây khô, cỏ, … 13 Khu vực xử lý môi trường và chất thải - Các bao bì cho hoá chất dùng trong xử lý nước thải; - Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải (XLNT); - Chất thải rắn sinh hoạt như giấy vụn, bao bì. 14 Khu vực bãi chôn lấp an toàn Chất thải từ quá trình chôn lấp như bao bì, chất thải rắn rơi vãi. 15 Cây xanh, thảm cỏ - Chất thải từ cây trồng: lá cây, cành cây khô, cỏ, ... CTR nói chung và CTNH nói riêng khi phát sinh sẽ góp phần gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước, không khí, đất và hệ sinh thái khu vực (đã được đánh giá ở trên). Việc quản lý và xử lý có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm thiểu các tác động có hại của chất thải nguy hại. Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này bao gồm: Chất thải rắn sinh hoạt khi phát tán vào môi trường nước sẽ gây phân huỷ hữu cơ, cản trở dòng chảy, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và đời sống thuỷ sinh; đồng thời CTR sinh hoạt sẽ dễ dàng phân huỷ hữu cơ tạo ra mùi và các chất thải khác gây ô nhiễm không khí và đất; Bùn thải phát sinh từ các công đoạn xử lý nước thải của dự án sẽ bị cuốn theo vào nguồn nước gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và đời sống thuỷ sinh; bên cạnh đó, ảnh hưởng của quá trình phân huỷ bùn cũng gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến môi trường không khí và sức khoẻ công nhân viên; Xi măng, cát, đá phát sinh khi để cuốn vào nguồn nước sẽ gây cản trở dòng chảy, gia tăng khả năng tích tụ và thu hẹp dòng chảy; CTNH như tro, giẻ lau dầu, thùng chứa, bao bì,... nếu bị rơi vãi và bị cuốn theo nguồn nước sẽ làm giảm chất lượng nguồn nước. Đồng thời, đây là nguồn gốc gây nên các sự cố về môi trường và thường rất nghiêm trọng đối với khác kho chứa CTNH. Như vậy, CTR phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án sẽ là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Nhà máy cần có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, hiệu quả đối với các loại CTR này. (f). Tác động đến kinh tế - xã hội Sức khỏe cộng đồng Dự án trong quá trình vận hành sẽ gây nên một số tác động đến sức khoẻ con người, đặc biệt là người dân và công nhân sống gần và trong khu vực dự án. Một số tác động như sau: Hoạt động vận chuyển chất thải cũng tác động đến sức khoẻ, có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, ... Nhiệt dư, tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của các máy móc, thiết bị gây ảnh hưởng đến khu vực lân cận. Tuy nhiên khu đất dự án nằm trong khu vực quy hoạch xử lý chất thải và đất được sử dụng cho rừng trồng sản xuất và đất trồng cây hàng năm nên không có dân cư sinh sống và mức độ tác động thấp; Các sự cố môi trường nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến các thành phần môi trường khu vực xung quanh nhà máy và sẽ gây tác động đến sức khỏe, đời sống của người dân; Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Tác động tích cực Dự án được thực hiện sẽ tạo ra một số tác động có lợi đối với kinh tế - xã hội như sau: Dự án góp làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và địa phương thông qua việc đóng thuế thu nhập; Tạo công ăn việc làm cho người dân; Thu gom, phân loại chất thải rắn công nghiệp và nguy hại nhằm tận dụng các chất thải có thể sử dụng là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác; Tạo thị trường trao đổi, mua bán chất thải rắn không nguy hại trong khu vực; Góp phần giải quyết vấn đề nan giải về CTR công nghiệp và CTNH đang phát sinh ngày càng nhiều tại các KCN trên địa bàn huyện và tỉnh. Tác động tiêu cực Cùng với những lợi ích tăng trưởng kinh tế, xã hội, dự án cũng gây ra những ảnh hưởng như: Thay đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề của địa phương Gia tăng dân số cơ học trong khu vực, có khả năng gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong việc ổn định văn hóa và trật tự an ninh tại khu vực dự án. Đặc biệt, lĩnh vực xử lý CTNH là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, do vậy, dễ ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người dân trong khu vực. 8.2. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Biện pháp khắc phục ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí, bụi và tiếng ồn Dùng bạt che kín các thùng xe vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, đá khi di chuyển trên đường giao thông; Đối với các vật liệu gây ô nhiễm bụi cao (cát xây dựng), khi cần thiết sẽ áp dụng phương pháp bốc dỡ ướt (làm ướt cát nhằm tăng độ kết dính của hạt cát), hạn chế tác động môi trường không khí; Phun nước chống bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại những khu vực phát sinh ra nhiều bụi, tần suất phun bụi 2 giờ/lần; Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường. Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ tránh rơi vãi đất ra đường; Tuân thủ các qui định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như các biện pháp thi công; vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, vấn đề chống sét, thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, hậu cần phục vụ (Các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế, vệ sinh, xe đưa đón … ). Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt. Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: việc vận chuyển rác sẽ được sắp xếp vào buổi sáng (từ 8h đến 11h00), buổi chiều (từ 13h30 đến 16h30), buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công nhân; Áp dụng các biện pháp thi công phù hợp, cơ giới hóa các thao tác trong quá trình thi công. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước Đặt các cống thoát nước chảy qua khu đất dự án nhằm tránh gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa; Để tránh hiện tượng ngập úng trong quá trình san lấp, tiến hành san lấp nhanh trong giai đoạn mùa khô; Lắp đặt hệ thống các thiết bị vệ sinh công cộng như: Nhà vệ sinh nhựa Composite VS2002; nhà vệ sinh nhựa Composite VS CN I-2002; nhà vệ sinh lưu động nhựa Composite VS-97-RM tại các công trình xây dựng phục vụ sinh hoạt của công nhân. Theo định kỳ thuê Công ty Dịch vụ Công ích địa phương thu gom và xử lý tại khu vực theo quy định để tránh tình trạng phóng uế bừa bãi. Đối với chất thải rắn, Chủ đầu tư thuê Công ty Công trình Đô thị địa phương thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng như: Xi măng, gạch, cát, đá, gỗ, vụn nguyên liệu. Toàn bộ lượng chất thải này dùng để phục vụ cho việc san lấp mặt bằng. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và thu gom vào những thùng chuyên dụng có nắp đậy. Sau khi phân loại như kim loại, túi nilon, giấy và các phế liệu khác bán cho các Cở sở tái chế. Các CTNH phát sinh như giẻ lau dính dầu, dầu nhớt thải được thu gom vào các thùng chuyên dụng và chứa vào các can có nắp đậy, khi dự án đi vào hoạt tiến hành đưa vào xử lý bằng lò đốt. Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng. Biện pháp khắc phục ô nhiễm trong giai đoạn vận hành (1). Hoạt động lưu giữ CTNH Việc lưu giữ, tồn trữ một lượng lớn và nhiều loại chất thải nguy hại là điều không thể tránh khỏi. Do đó, phân khu lưu giữ và các điều kiện thích hợp liên quan đến kho lưu giữ sẽ được chủ đầu tư hết sức quan tâm. Việc phân kho lưu giữ dựa trên tính tương thích của các loại chất thải nguy hại nhằm làm tăng tính an toàn của kho lưu giữ, tránh các sự cố gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường và con người. Đối với kho lưu giữ vấn đề cần quan tâm là kho phải có các điều kiện thích hợp đặc biệt cả về vị trí, kết cấu, kiến trúc công trình, cách thức lưu giữ và phòng ngừa sự cố đặc biệt là an toàn cháy nổ. (2). Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm đối với hoạt động của lò đốt chất thải Phương án xử lý Phương án xử lý đề xuất cho nhà máy là hệ thống qua tháp hập thụ và tháp hấp phụ. Hiệu suất dự kiến xử lý bụi 90% và các khí ô nhiễm khác có trong khí thải là 90%. Sơ đồ công nghệ đề xuất xử lý khí thải lò đốt được trình bày trong hình 8.1. Xylon nước Tháp hấp thụ Bộ tách ẩm Ống khói Khí thải, bụi lò đốt Nước thải Thiết bị giải nhiệt Không khí Nước thải Không khí Nước dd Na2CO3 Hình 8.1. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Khí thải phát sinh từ lò đốt được đưa vào hệ thống giải nhiệt qua tác động của quạt hút. Hệ thống giải nhiệt khói thải gồm: khung đỡ bằng thép, giàn giải nhiệt (là các ống Inox được phủ lớp áo bảo vệ tránh tiếp xúc trực tiếp với chất ăn mòn, các ống này tiếp xúc với không khí được cung cấp liên tục bởi các quạt thổi không khí), quạt thổi không khí 10HP. Cơ chế giải nhiệt khí thải như sau: Khí thải ra khỏi lò thứ cấp được dẫn vào các ống Inox của hệ thống giải nhiệt, nhiệt độ truyền từ khí thải qua thành ống. Nhiệt từ thành ống truyền qua không khí ở bên ngoài ống Inox, không khí này được các quạt thổi cấp liên tục. Khói thải có nhiệt độ cao (trên 1.000oC) sau khi qua tháp giải nhiệt, nhiệt độ dòng khí đã giảm xuống một phần và dòng khí thải được dẫn qua Xyclon nước để hạ nhiệt độ xuống dưới 3000C và lắng các hạt bụi lớn (d > 2μm). Pha khí được đưa vào theo phương tiếp tuyến với thành Xyclon để tạo lực ly tâm, làm cho các hạt bụi tạo liên kết với nhau và tiếp xúc với màng nước trên thành thiết bị từ đó sẽ được dòng nước kéo xuống đáy bể chứa. (b). Biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động đến môi trường nước Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí về cơ bản được lắng bằng bể lắng dung tích 10m3. Lượng nước này chủ yếu được tuần hoàn lại cho hệ thống xử lý khí thải. Nước thải phát sinh quá trình xả cặn tại bể lắng cặn của hệ thống xử lý khí thải 12m3/ngày, lượng nước này được bơm trực tiếp vệ hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy nhằm xử lý đạt QCVN 24 : 2009/BTNMT, cột B trước khi thải ra môi trường khu vực xung quanh. (c). Biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh tại khu vực lò đốt bao gồm tro xỉ từ lò đốt (khoảng 566kg/ngày), được đưa qua hệ thống đóng rắn. Sơ đồ công nghệ hệ thống đóng rắn bê tông được trình bày trong hình 4.3 dưới đây: Tro từ lò đốt chất thải Thiết bị trộn bê tông Máy ép Sản phẩm đóng rắn Xi măng, cát, đá, sỏi Phụ gia Khuôn đúc Tro từ hệ thống xử lý khí Các nguồn khác Hình 8.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống đóng rắn bê tông Thuyết minh công nghệ: Vật liệu phổ biến nhất để đóng rắn là xi măng. Quá trình đóng rắn bằng xi măng là thích hợp nhất với các chất thải vô cơ, đặt biệt là các chất thải chứa kim loại nặng vì xi măng có độ pH cao nên các kim loại nặng được giữ dưới dạng hydroxit hoặc muối cacbonat. Tuy nhiên, đóng rắn bằng xi măng cũng có nhược điểm là do sự có mặt của một số thành phần trong chất thải sẽ làm chậm hoặc tăng nhanh quá trình hydrat hóa dẫn tới làm lắng đọng và làm cứng sản phẩm. Quá trình đóng rắn thường phải dùng thêm nước vôi trong Ca(OH)2. Ngoài ra sữa vôi còn được dùng để tăng pH của bùn thải có tính acid. Khi sử dụng xỉ than để đóng rắn chất thải, cacbon không cháy trong xỉ than có thể hấp thụ các chất hữu cơ có trong chất thải, do vậy xỉ than còn có tác dụng tốt để đóng rắn cả chất thải hữu cơ và vô cơ. Quy trình đóng rắn gồm 2 công đoạn: Công đoạn phối trộn: tro xỉ từ lò đốt sẽ được trộn bằng máy trộn bêtông chuyên dụng. Công đoạn trộn đóng rắn bằng xi măng: trộn thẳng các chất phụ gia vào chất thải bằng máy trộn bêtông thường, sau đó cho nước vào để thực hiện quá trình hydrat hóa khi chất thải không đủ nước phải bổ sung. (3). Biện pháp khống chế, giảm thiểu đối với hoạt động của hệ thống súc rửa thùng phuy (a). Biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động đến môi trường không khí Khí thải phát sinh tại khu vực súc rửa, tái chế thùng phuy cơ bản là hơi dung môi (hơi aceton và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi - VOC) từ hoạt động xúc rửasúc rửa bằng aceton và sơn phuy. Để đảm bảo àn toàn cho công nhân làm việc tại khu vực xúc rửasúc rửa cũng như toàn bộ Nhà máy, Chủ Dự án sẽ đầu tư hệ thống xử lý khí thải cục bộ tại khu vực sức rửa và sơn phuy. Sơ đồ công nghệ xử lý hơi dung môi tại khu vực xúc rửasúc rửa acetone, khu vực sơn phuy và các khu vực khác được trình bày tại hình 4.2. Hơi dung môi phát sinh từ dây chuyền xúc rửasúc rửa thùng phuy, tái chế nhớt, tái chế nhựa, tái chế dung môi sẽ được đưa vào tháp theo hướng từ dưới lên trên (thông qua chụp hút và quạt hút). Dàn phân phối nước bằng kim phun đặt ở phần trên của tháp tạo thành các tia nước nhỏ tiếp xúc với pha khí từ dưới lên. Qua đó các loại hơi dung môi sẽ được hấp thụ bởi nước thông qua sự chênh lệch nồng độ giữa hai pha. Cấu tạo và hoạt động của tháp rửa được trình bày trong Hình 8.3. 7 4 9 3 Ghi chú: 1. Khu vực súc rửa aceton 2. Khu vực khác : khu vực sơn phuy; khu vực tái chế nhựa; khu vực tái chế nhớt; khu vực tái chế dung môi 3. Quạt hút 4. Tháp rửa khí 5. Vòi phun 6. Bộ phận tách nước 7. Ống khói 8. Bơm áp lực 9. Bể chứa nước 6 5 8 2 1 Hình 8.3. Sơ đồ hệ thống xử lý hơi dung môi (b). Biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động đến môi trường nước Để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải của Nhà máy, nước thải phát sinh từ dây chuyền súc rửa, tái chế thùng phuy sẽ được xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy. Sơ đồ công nghệ xử lý sơ bộ nước thải phát sinh từ hệ thống xúc rửasúc rửa thùng phuy được trình bày như hình 8.4. (2) Súc rửa bằng nước (1) Dùng aceton súc rửa (3) Dùng H2SO4 10% súc rửa Nước thải Nước thải Nước thải (4) Các nguồn khác : hệ thống xử lý dung môi, công đoạn rửa thùng phuy,… Nước thải Bể điều hòa kết hợp tách dầu Bể lắng Bể trung hòa Bể trộn, keo tụ tạo bông Bể trung hòa Bể lắng Bể lắng Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy Hình 8.4. Sơ đồ công nghệ xử lý sơ bộ nước thải từ hệ thống xúc rửasúc rửa thùng phuy (4). Biện pháp khống chế giảm thiểu đối với hoạt động của hệ thống tái chế dung môi (a). Biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động đến môi trường không khí Khí thải phát sinh từ hệ thống tái chế dung môi chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Tại khu vực tái chế dung môi sẽ được bố trí chụp hút nhằm hút VOC về hệ thống xử lý hơi dung môi chung tại khu vực tái chế thùng phuy (sơ đồ công nghệ và quy trình được trình bày tại hình 8.4). (b). Biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động đến môi trường nước Nước thải từ hệ thống tái chế dung môi chủ yếu là nước làm mát và đặc trưng là ô nhiễm nhiệt độ. Nước thải này sẽ được đưa vào bể chứa có dung tích 7m3 nhằm làm giảm nhiệt độ trước khi được tuần hoàn lại cho mục đích làm mát. (5). Biện pháp khống chế, giảm thiểu đối với hoạt động của hệ thống tái chế nhớt (a). Biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động đến môi trường không khí Tác động đến môi trường không khí từ hoạt động tái chế nhớt chủ yếu là hơi hợp chất hữu có dễ bay hơi. Khu vực tái chế nhớt sẽ được lắp đặt một chúp hút và khi hệ thống này hoạt động thì VOC sẽ được thu gom và xử lý chung với các hơi dung môi phát sinh tại khu vực súc rửa, tái chế thùng phuy, khu vực chưng cất dung môi (cụ thể được trình bày tại hình 8.3). (b). Biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động đến môi trường nước Nước thải phát sinh từ khu vực tái chế nhớt chủ yếu là nước giải nhiệt (5m3/ngày), lượng nước này được thu gom và chứa tại bể chứa để làm nguội sau đó được tuần hoàn lại cho mục đích giải nhiệt. Ngoài ra, tại khu vực tái chế nhớt còn phát sinh một lượng khoảng 0,1041m33m3/ngày nước thải, lượng nước này được lưu chứa tại bể chứa 2m3 để gạn cặn dầu (nếu còn) ra khỏi nguồn nước sau đó được bơm sang hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy nhằm xử lý đạt QCVN 24 : 2009/BTNMT, cột B trước khi thải ra cống thoát nước của nhà máy. (6). Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm đối với hoạt động của bãi chôn lấp an toàn (a). Biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động đến môi trường không khí Khí thải từ các ô chôn lấp chủ yếu là chất trơ, các khối bê tông đóng rắn,... rất khó phân hủy nên hầu như không sinh khí, lượng khí sinh ra do phần hữu cơ còn dính trên các loại chất trơ nhưng không đáng kể. Do đó không cần thu gom và xử lý khí tại các hố chôn lấp. (b). Biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động đến môi trường nước Mặc dù bãi chôn lấp an toàn CTNH được thiết kế, xây dựng theo đúng quy định kỹ thuật và được yêu cầu tiến hành chôn lấp vào mùa khô nhưng để phòng hờ trường hợp nước từ bãi chôn lấp bị rò rỉ nên chủ dự án vẫn áp dụng các biện pháp để khống chế ô nhiễm từ nước rỉ rác bằng hệ thống lớp lót dưới đáy. Nước rỉ rác được tạo ra do sự thâm nhập của nước mưa, nước trong bản thân rác và nước trong lớp đất bao phủ. Nước rỉ rác thấm xuống đáy bãi chôn lấp nhờ trọng lực. Nếu không có rào cản nào ngăn chặn nước rỉ rác sẽ tiếp tục thấm xuống đất và gây ô nhiễm đất và nước ngầm nghiêm trọng. Biện pháp kỹ thuật kiểm soát nước rỉ rác thích hợp nhất là lắp đặt hệ thống lớp lót dưới đáy nhằm ngăn chặn nước rỉ rác thấm xuống đất và nước ngầm, thông thường lớp dưới cùng của lớp đáy chống thấm (lớp sét) dày khoảng 0,6m, tuy nhiên với đặc điểm địa tầng của khu đất chủ yếu là cát sỏi, khả năng ngấm và thấm rất cao nên ở lớp đáy này chúng tôi thiết kế bổ sung nguồn đất sét để tạo thành lớp sét này dày 1m và được nén chặt trước khi phủ lớp vải địa kỹ thuật. Bên cạnh đó, chúng tôi lắp đặt hệ thống đường ống để thu gom nước rỉ rác. Một phần nước rỉ rác được bơm trở lại lên bãi rác để thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy rác và một phần dẫn vào trạm xử lý nước thải tập trung. Các biện pháp cụ thể bao gồm: Tách các rảnh thoát nước mưa bề mặt của hố rác Đắp các đường bờ đê chắn hoặc gờ chắn bao bọc xunh quanh bãi chôn lấp để ngăn nước mưa chảy tràn xâm nhập Lắp đặt hệ thống lớp lót đáy bãi rác và hệ thống đường ống thu gom nước rỉ rác để thu gom về trạm xử lý Xây dựng hệ thống thoát nước mưa ở xung quanh bãi chôn lấp hướng dòng chảy ra ngoài bãi chôn lấp. Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng hệ thống thoát nước mưa nhất là trong mùa mưa. Lớp lót đáy và lớp bao phủ bề mặt của bãi rác vệ sinh được miêu tả trong phần trên. Hệ thống lớp bao phủ bề mặt: có nhiệm vụ ngăn chặn và hạn chế lượng nước mưa thâm nhập vào bãi chôn lấp. Mặt khác nó ngăn chặn các loại động vật đào hang. Hệ thống lớp lót đáy bãi rác: có nhiệm vụ giữ và ngăn cản sự thâm nhập của nước rỉ rác xuống đất và nước ngầm Cứ sau một lớp rác thì lại có một lớp đất bảo phủ phía trên, số lượng lớp rác tùy thuộc vào khối lượng rác, diện tích bãi chôn lấp… Nước ở đáy bãi rác đi qua hang loạt vùng lọc như lớp sạn laterit, lớp vải địa chất, lớp sỏi thoát nước và được giữ lại ở lớp polyme chống thấm và được thu hồi qua hệ thống đường ống thu gom trước khi bơm ngược lên bãi rác hay đưa về hệ thống xử lý tập trung. Hệ thống thu gom nước rỉ rác: Tầng thu nước rác. Hệ thống ống thu gom nước rác. Hố thu gom nước rác. Tầng thu gom nước rác bao gồm 2 lớp vật liệu trải đều trên toàn bộ bề mặt đáy ô chôn lấp. Độ dốc ống thu gom là 2%, bao bọc ống thu gom là sỏi cuội, lớp chống thấm. Mỗi ô chôn lấp có hệ thống thu nước rác riêng. Chọn độ dốc hệ thống thu gom là 2%, chọn khoảng cách ống nhánh là 75m Ống thu gom nước rác có mặt bên trong nhẵn, đường kính ống là 150mm. (7). Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn đóng cửa bãi chôn lấp Biện pháp kiểm soát nước thải. Tiếp tục bơm nước rò rỉ trở lại bãi chôn lấp vì quá trình phân hủy sinh học vẫn đang diễn ra, vẫn cần có sự bổ sung nước để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân hủy rác. Một lỗ khoan được khoan từ bề mặt bãi, qua có lớp phủ đến tầng chứa rác. Sau đó, một đường ống dẫn nước rò rỉ được lắp đặt để bơm nước rác vào bãi. Việc bơm nước rò rỉ trở lại bãi được kéo dài cho đến khi sự phân hủy rác kết thúc (không còn khí bãi rác thóat ra và bão hào nước rác – lượng nước rác bơm vào tương đương với lượng nước rác rỉ ra). Lúc này, nước rác về cơ bản đã được xử lý bằng quá trình vi sinh, không độc hại và trở thành nguồn phân hữu cơ, được bơm lên trên bề mặt bãi để tưới cho cây trồng. Các biện pháp quản lý bãi rác sau khi đóng cửa. Thường xuyên kiểm tra mặt bãi để phát hiện vết nứt hay lỗ thủng. Kiểm tra đường thóat nước mưa trên mặt bãi, bố trí dòng nước mưa trên bề mặt luôn hướng ra phía ngòai bãi rác để tránh xói mòn. Công tác giám sát môi trường nước ngầm xung quanh bãi chôn lấp vẫn được tiến hành thường xuyên với tần suất 2 lần/năm và phải tiếp tục kéo dài sau 20 năm, kể từ khi đóng cửa bãi rác. (8). Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước Biện pháp xử lý nước thải sản xuất Bảng 8.9. Các biện pháp khống chế ô nhiễm do nước thải. Stt Các khu vực dự án Các chỉ thị ô nhiễm Các biện pháp khống chế 01 Khu tiếp nhận rác, phân loại - Nước rỉ từ sàn tiếp nhận và khu vực phân loại; - Nước vệ sinh nhà xưởng - Nước thải được dẫn về hệ thống XLNT tập trung. 02 Khu đốt chất thải nguy hại - Nước vệ sinh nhà xưởng; - Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải - Nước thải vệ sinh nhà xưởng được dẫn về hệ thống XLNT tập trung. - Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải được dẫn về hệ thống XLNT tập trung 03 Khu tái chế - Nước vệ sinh nhà xưởng; - Nước xả cặn. - Nước thải vệ sinh nhà xưởng được dẫn về hệ thống XLNT tập trung. 04 Khu súc rửa - Nước súc rửa CTR không nguy hại - Nước thải được thu gom dẫn về hệ thống XLNT tập trung. 05 Nhà kho chứa tạm - Nước vệ sinh nhà xưởng - Nước thải vệ sinh nhà xưởng được dẫn về hệ thống XLNT tập trung. 06 Nhà bảo vệ - Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt sau khi qua hệ thống bể tự hoại được tiếp tục xử lý tại hệ thống XLNT tập trung 07 Bãi xe - Nước thải từ quá trình rửa xe chở chất thải; - Nước mưa chảy tràn - Nước thải rửa xe được dẫn về hệ thống XLNT tập trung; - Hệ thống thoát nước mưa 08 Nhà ăn - Nước thải sinh hoạt - Nước vệ sinh sàn nhà. - Nước thải sinh hoạt sau khi qua hệ thống bể tự hoại được tiếp tục xử lý tại hệ thống XLNT tập trung; - Nước thải vệ sinh sàn nhà được dẫn về hệ thống XLNT tập trung. 09 Văn phòng - Nước thải sinh hoạt - Nước thải sinh hoạt sau khi qua hệ thống bể tự hoại được tiếp tục xử lý tại hệ thống XLNT tập trung 10 Phòng thí nghiệm - Nước thải sinh hoạt - Nước thải sinh hoạt sau khi qua hệ thống bể tự hoại được tiếp tục xử lý tại hệ thống XLNT tập trung 11 Đường nội bộ + Hệ thống thoát nước mưa - Nước mưa chảy tràn - Hệ thống thoát nước mưa 12 Khu vực xử lý môi trường và chất thải - Nước thải sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn - Nước thải sinh hoạt sau khi qua hệ thống bể tự hoại được tiếp tục xử lý tại hệ thống XLNT tập trung - Hệ thống thoát nước mưa Cây xanh, thảm cỏ - Nước mưa chảy tràn - Hệ thống thoát nước mưa Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải tại khu vực dự án được nêu ra như trong hình 8.5. Nước mưa Tách rác Hố ga Suối Bàu Cạn, sông Thị Vải Hệ thống XLNT tập trung 100m3/ngày.đêm Nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng Nước thải sinh hoạt Hệ thống bể tự hoại Nước đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B (Kq=1,1, Kf=1,1) Lắng, lọc Nước thải nhà ăn Thiết bị tách mỡ Nước rỉ khu tiếp nhận, sàn phân loại Nước rửa xe Nước xử lý khí thải lò đốt Cặn tháp chưng cất dung môi Nước súc rửa Hình 8.5. Sơ đồ nguyên lý xử lý nước mưa, nước thải tại khu vực dự án. Mô tả biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước Mô tả biện pháp xử lý nước thải sản xuất Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Nước thải Nước thải đạt tiêu chuẩn (loại B) thải ra cống chung Chlorine Phèn/PAC Bể điều hòa B03 Bể chứa bùn B10 Bể chứa nước thải chứa nhiều chất độc hại + khử độc bằng hóa chất B02 Bể chứa nước thải nhiều axit, xút và nước thải sinh hoạt, dầu mỡ + tách dầu mỡ - B01 B03 Bể xử lý sinh học SBR B07 Bể chứa B08 Bồn lọc áp lực B09 Bể lọc sinh học kỵ khí B06 Axít/Xút Bể trộn + keo tụ + lắng B05 Ghi chú : Đường nước Đường bùn Máy bơm Đường hoá chất Không khí Đưa vào lò đốt chất thải của dự án Bể trung hòa B04 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống XLNT tập trung công suất 100m3/ngày.đêm của nhà máy được trình bày trong hình 8.6. Hình 8.6. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy. (ii). Thuyết minh công nghệ: Nước thải sinh ra trong quá trình súc rửa thùng phuy được chia thành 2 dòng để về 2 bể riêng biệt cho từng loại nước thải như sau: Nước thải có chứa thành phần độc hại, các thành phần làm nồng độ COD vượt bất thường sẽ được dẫn vào bể khử độc B02. Nước thải còn lại được dẫn đến bể chứa nước thải axit/xút, nước thải sinh hoạt, dầu mỡ kết hợp tách dầu B01 Nước thải từ bể B01 sau khi được tách dầu sẽ được bơm sang bể điều hòa B03. Nước thải chứa các chất độc hại trong bể B02 sau được khử độc bằng hóa chất thích hợp (Vd: khử độc thuốc BVTV bằng H2O2) cũng được bơm vào bể điều hòa B03. Nước từ bể điều hòa B03 sẽ được bơm sang bể trung hòa B04 tiến hành châm axit/xút để đưa pH của nước thải trở về trung tính trong khoảng 6.5 – 7.5 trước khi đưa vào công đoạn xử lý tiếp theo. Sở dĩ phải thu gom riêng các loại nước thải vì lượng cũng như loại nước thải phát sinh không đều nhau, phụ thuộc rất nhiều vào loại chất thải mang về xử lý. Nước thải sau khi trung hòa được bơm lên bể trộn – keo tụ - lắng B05 để tiến hành keo tụ các chất vô cơ lơ lửng trong nước đồng thời cũng làm giảm một phần COD (khoảng 10 -15%), hóa chất keo tụ là phèn nhôm hoặc PAC kèm theo chất trợ lắng Polyme. Nước thải sau khi keo tụ - lắng được đưa sang bể lọc kị khí B06. Tại đây nước thải được phân hủy các chất ô nhiễm bằng hệ vi sinh kị khí kết hợp với giá thể trong môi trường kị khí, sau khi qua bể lọc kị khí lượng COD trong nước thải giảm được khoảng 60 -65%. Nước thải sau khi qua bể lọc kị khí B05 sẽ được dẫn đến bể xử lý sinh học hiếu khí dạng mẻ SBR – B07. Tại đây nước thải được phân hủy các chất ô nhiễm bằng hệ vi sinh vật hiếu khí theo nguyên tắc mẻ gián đoạn. Cuối mỗi chu ký xử lý, nước thải được để yên lắng trong, phần nước trong được xả ra bể chứa B08. Phần bùn vi sinh lắng trong bể lại tiếp tục mang xử lý cho mẻ kết tiếp. Nước thải sau khi qua bể sinh học SBR giảm được 85 -90% COD. Tại bể chứa B08, nước thải tiếp tục được bơm vào Bồn lọc áp lực – B09, gồm có lọc cát và lọc than hoạt tính để giảm tối đa các chất lơ lững đồng thời cũng hấp thụ bớt một phần COD chưa được xử lý. Sau khi được xử lý qua bồn lọc áp lực – B08, nước thải sẽ được châm thêm hóa chất khử trùng Chlorine trước khi được thải vào cống chung và dẫn về trạm XLNT tập trung của dự án. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn loại B theo QCVN24:2009/BTNMT. Bùn thải từ các bể lắng – B05, bể lọc sinh học kỵ khí – B06, bể SBR- B07, thu bơm dẫn về bể chứa bùn và định kỳ đưa đi đốt trong lò đốt chất thải. Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại nhà máy ước tính khoảng 9,6m3/ngày.đêm. Biện pháp xử lý là thu gom vào các hố ga, dẫn chuyển đến các bể tự hoại xây dựng tại các khu vực khác nhau của dự án. Riêng nước thải từ nhà ăn được dẫn qua thiết bị lọc mỡ trước khi dẫn chuyển đến các bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ từ từ. Các số liệu thống kê thực tế cho thấy mỗi người cần khoảng 0,2 - 0,3m3 bể tự hoại và với tổng số 80 người lao động, dự án sẽ xây dựng khoảng 16 - 24m3 bể tự hoại. Sau khi qua bể tự hoại, nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom, dẫn chuyển về hệ thống XLNT tập trung của nhà máy để xử lý cùng nước thải sản xuất. Bể tự hoại 3 ngăn thông dụng được dùng để xử lý cục bộ nước thải từ các khu nhà vệ sinh được đưa ra trên hình 8.7. A: Ngăn tự hoại (ngăn thứ nhất); B: Ngăn lắng (ngăn lắng (ngăn thứ hai); C: Ngăn lọc (ngăn thứ ba); D: Ngăn định lượng với xi phông tự động; 1 - Ống dẫn nước thải vào bể tự hoại; 2 - Ống thông hơi; 3 – Hộp bảo vệ; 4 – Nắp để hút cặn; 5 – Đan bê tông cốt thép nắp bể; 6 – Lỗ thông hơi; 7 – Vật liệu lọc; 8 – Đan rút nước; 9 – xi phông định lượng; 10 - Ống dẫn nước thải nối vào cống thoát nước chung. Hình 8.7. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn. Biện pháp xử lý nước mưa chảy tràn Dự án sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt so với hệ thống thoát nước thải. Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng dọc hai bên đường giao thông nội bộ, bố trí các hố ga có song chắn rác, nước mưa lắng lọc tự nhiên và có các giếng kiểm tra. Các hố ga sẽ được nạo vét theo định kỳ để loại bỏ những rác rưởi, cặn lắng. Hệ thống thoát nước mưa của dự án được nối vào mương thoát nước của khu vực. Nước mưa chảy tràn từ mái nhà sẽ theo các ống đứng PVC Ø90, sau đó thoát vào mương thu nước bằng ống PVC Ø90 đặt dọc các tuyến đường nội bộ trong khu đất dự án. Sau đó nước mưa được chảy về các cống thoát BTCT Ø300-500mm ra mương thoát nước chung trên khu vực. Hệ thống thoát nước mưa gồm: các ống dẫn PVC Ø90; các hố ga xây bằng gạch, đáy bê tông đá 40x60mm, mác 100, có hố thu cặn sâu 300mm, với kích thước 500x500mm; các cống thoát BTCT Ø300. (10). Biện pháp khống chế ô nhiễm chất thải rắn Các biện pháp khống chế ô nhiễm do CTR được tổng hợp trong bảng 8.10. Bảng 8.10. Các biện pháp xử lý CTR tại nguồn. Stt Nguồn phát sinh Biện pháp xử lý I Chất thải không nguy hại 01 Chất thải rơi vãi Thu gom, tiếp tục xử lý 02 CTR sinh hoạt Thu gom về khu vực quy định, sau đó thuê đơn vị có chức năng xử lý tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh. 03 Các loại chất thải rắn không nguy hại khác (bao bì không chứa hoá chất, lá cây, cành khô,…) - Tái sử dụng các chất thải rắn có thể tái sử dụng; - Lá cây, cành khô, chất thải rắn không tái sử dụng được, ... được xử lý chung với chất thải rắn sinh hoạt 04 Chất thải sau khi được phân loại Bán cho các đơn vị có nhu cầu II Chất thải nguy hại 01 Các bóng đèn neon, cao áp hỏng (MS:A 2010) - Thu gom, đốt trong lò đốt 02 Acquy,chì , pin (MS: A 1180) 03 Bao bì chứa dung dịch kiềm, acid, vỏ bình chứa chất diệt muỗi, diệt cỏ, giẻ lau dính dầu, vỏ thùng sơn (MS: A4130) 04 Dầu nhớt mỡ thay ra từ máy móc thiết bị (MS: 3020) 05 Dầu xả đáy bồn, rửa máy móc thiết bị (MS: A 4060) 06 Xỉ đáy lò đốt Phụ gia phối trộn đúc tấm đan 07 Xỉ đáy lò chưng cất Đốt trong lò đốt 08 Bùn thải từ hệ thống XLNT tập trung Phơi khô và làm phụ gia phối trộn đúc gạch hoặc tấm đan Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy khoảng 32kg/ngày được phân loại và thu gom vào các thùng chứa chuyên dụng. Chủ dự án sẽ kí hợp đồng với các đơn vị có chức năng mang đi để tiến hành xử lý; Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung và bùn nạo vét từ các giếng thu có khối lượng khoảng 22 - 30kg/ngày sẽ được đốt trong lò đốt của dự án, bùn sau đó được đóng rắn; Chất thải rắn nguy hại phát sinh trong khu vực dự án như: Giẻ lau dính dầu, bóng đèn, dầu nhớt thải thu gom, tập kết chung với CTNH đưa về, sau đó được đốt trong lò đốt công suất 100kg/h của Nhà máy; Các loại chất thải nguy hại khác chủ dự án không có khả năng tự xử lý (khoảng 15,6 tấn/ngày) sẽ được ký Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý. Cặn tro phát sinh từ lò đốt chất thải phát sinh từ lò đốt CTNH khoảng 159,751,6kg/ngày được tập kết chung với các loại tro, xỉ thu gom từ nơi khác về sau đó được đóng rắn bằng hệ thống hoá rắn công suất 2 tấn/h. Biện pháp khắc phục tác hại đến kinh tế - xã hội (1). Các biện pháp vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe công nhân (a). Biện pháp bảo vệ sức khỏe công nhân, lái xe Trong môi trường làm việc tiếp xúc nhiều chất thải, hóa chất độc hại, các cán bộ, công nhân làm việc tại Nhà máy không thể tránh khỏi những rủi ro hoặc do bất cẩn xảy ra tai nạn và cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng ít nhiều của hóa chất, chất thải. Do đó công tác bảo vệ an toàn trong lao động và bảo vệ sức khoẻ cho công nhân, nhân viên và lái xe trong công ty là rất cần thiết. Chính vì điều đó, chúng tôi đã có một số biện pháp bảo vệ sức khỏe như sau: Khi làm việc như: phân loại chất thải, phế thải, vận chuyển phế thải thải tất yếu phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thường xuyên sử dụng chúng khi thu gom và vận chuyển: găng tay, giày, mũ bảo hộ, quần áo, mặt nạ phòng độc (nếu tiếp xúc hóa chất độc hại), …và tuân thủ theo đúng dấu hiệu nghiêm cấm của chất thải. Nhân viên, công nhân và lái xe được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội & bảo hiểm y tế, và định kỳ 06 tháng/lần đi kiểm tra khám sức khỏe và ngoài ra còn hưởng nhiều chế độ khác: trợ cấp độc hại, cấp sữa hàng tháng, … Khuyến cáo tính độc hại của hóa chất, chất thải nguy hại cho toàn thể công ty hiểu rõ và thực hiện triệt để, giảm khả năng ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe. Cho cán bộ, công nhân viên tham dự khóa học, hội thảo do các Đơn vị như Sở Tài nguyên và Môi trường và các ban ngành tổ chức. Mời các chuyên gia tư vấn các vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe. Các nguồn phát sinh ô nhiễm đều có biện pháp xử lý thích hợp, hiệu quả xử lý được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và các đơn vị có chức năng đo đạc và xác nhận, nghiệm thu. Đề ra nội quy an toàn lao động, và yếu cầu tuân thủ đối với tất cả công nhân viên trong công ty. Bố trí chế độ làm việc theo đúng qui định của nhà nước, đồng thời bố trí nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý cho cán bộ công nhân viên. Có chế độ bảo trì, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển và thiết bị thu gom tránh các sự cố, rủi ro môi trường. (b). Bảo đảm an toàn trong quá trình lao động Quá trình thu gom, vận chuyển cán bộ kỹ thuật, công nhân được trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động: kính phòng hộ mắt, mặt nạ, khẩu trang, giày ủng, quần áo bảo hộ lao động, thiết bị giảm âm,v.v... Đề ra nội quy về thu gom và vận chuyển đối với từng loại phế thải nguy hại (đồng, chì, kẽm,…). Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động Bố trí nhân sự chuyên trách về vấn đề an toàn vệ sinh lao động. Thực hiện chế độ làm việc 8h/ngày, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp Định kỳ khám sức khỏe cho công nhân. Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng cứu sự cố, trang bị các thiết bị phòng ngừa và ứng cứu sự cố. Quy trình công nghệ, máy móc và thiết bị áp dụng xử lý được lựa chọn phù hợp để giảm nhẹ sức lao động và bảo đảm an toàn. Luôn giám sát và hướng dẫn công nhân thực hiện theo đúng quy trình, thao tác để đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất. Bố trí các khẩu hiệu, nhãn mác, ký hiệu phù hợp với chủng loại và mức độ yêu cầu trên các thùng chứa CTNH. Kế hoạch khám sức khoẻ định kỳ hàng năm: 2 lần/năm Chính sách về bảo hiểm xã hội, y tế, chế độ đối với bệnh nghề nghiệp/tai nạn lao động thực hiện theo đúng chế độ của nhà nước. (2). Biện pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội Nhà máy sẽ kết hợp với chính quyền địa phương nhằm xây dựng biện pháp quản lý nhân sự thích hợp, tránh gây mất trật tự trị an trong khu vực. Về sau, khi Nhà máy đi vào hoạt động ổn định, một số tiện ích sinh hoạt, vui chơi giải trí cho công nhân sẽ được Nhà máy đầu tư xây dựng nhằm hạn chế những hiện tượng tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Chương trình giám sát môi trường 8.3.1. Giám sát môi trường trong gian đoạn chuẩn bị và xây dựng Giám sát chất thải Giám sát nước thải Thông số chọn lọc: BOD5, SS, Amoni, Photphat, Clorua, Chất hoạt động bề mặt; Địa điểm giám sát: 1 điểm giám sát tại khu vực lán trại công nhân; Tần suất giám sát: 3 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Tiêu chuẩn/Quy chuẩn đối chiếu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 14:2008/BTNMT). Giám sát CTR Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thống kê hàng ngày. Định kỳ (3 tháng/lần) và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường. Giám sát môi trường xung quanh Giám sát chất lượng không khí Thông số chọn lọc: Bụi tổng cộng, SO2, NO2, CO, THC, tiếng ồn; Địa điểm đặt vị trí giám sát: 3 điểm giám sát trên khu vực dự án; Tần số thu mẫu và phân tích: 6 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Tiêu chuẩn/Quy chuẩn đối chiếu: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, TCVN 5949 - 1998. Giám sát chất lượng nước mặt Thông số chọn lọc: pH, DO, BOD5, COD, SS, Amoni, Nitrat, Nitrit, Sulfat, Tổng sắt, Chì, Dầu mỡ, Phenol, E.Coli, Tổng Coliform. Địa điểm đặt vị trí giám sát: 2 điểm trên suối Bàu Cạn; Tần số thu mẫu và phân tích: 6 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Tiêu chuẩn/Quy chuẩn đối chiếu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1). Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành Giám sát chất thải Giám sát khí thải Thông số chọn lọc: Áp suất, nhiệt độ, bụi, lưu lượng, khí SO2, NO2, CO, THC, HCl, HF, Hg, Cd, Pb, Cl2; Địa điểm đặt vị trí giám sát: 7 điểm, cụ thể: + 1 điểm tại ống khói lò đốt (cho 2 lò đốt), khi khí thải chưa xử lý; + 1 điểm tại ống khói lò đốt (cho 2 lò đốt), khí thải đã được xử lý; + 1 điểm tại hệ thống chưng cất dung môi; + 1 điểm tại hệ thống tái chế dầu, nhớt thải; + 2 điểm tại hệ thống bãi chôn lấp an toàn + 1 điểm tại ống khói máy phát điện dự phòng; Tần số thu mẫu và phân tích: 3 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Tiêu chuẩn/Quy chuẩn đối chiếu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMTQCVN 02:2008/BTNMT). Giám sát nước thải Thông số chọn lọc: pH, Độ màu, BOD5, COD, SS, Asen, Thủy ngân, Cadimi, Crom, Chì, Kẽm, Tổng sắt, Dầu mỡ khoáng, Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ, Sunfua, Clorua, Xianua, Amoni, Tổng nitơ, Tổng photpho, Phenol, E.Coli, Tổng Coliform; Thông số chọn lọc: pH, Độ màu, BOD5, COD, SS, Asen, Thủy ngân, Cadimi, Chì, Kẽm, Crom, Tổng sắt, Dầu mỡ khoáng, Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ, Sunfua, Clorua, Xianua, Amoni, Tổng nitơ, Tổng photpho, Phenol, E.Coli, Tổng Coliform; Địa điểm đặt vị trí giám sát: 2 điểm, cụ thể: + 1 mẫu tại đầu vào hệ thống XLNT; + 1 mẫu tại đầu ra hệ thống XLNT; Tần số thu mẫu và phân tích: 3 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Tiêu chuẩn/Quy chuẩn đối chiếu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 24:2009/BTNMT, cột B với Kq=1,1 và Kf=1,1). Giám sát chất thải rắn/CTNH Xỉ đáy lò đốt chất thải Thông số chọn lọc: Al, Fe, Zn, Ti, Ni, Cr, As, Sn, Cu, Pb, Cd; Địa điểm giám sát: 1 điểm tại lò đốt; Tần suất giám sát: 3 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Tiêu chuẩn/Quy chuẩn đối chiếu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 03:2008/BTNMT). Bùn thải từ hệ thống XLNT tập trung Thông số chọn lọc: As, Cd, Cu, Pb, Zn, Cr, Hg, Dầu mỡ, Tổng các chất hữu cơ; Địa điểm giám sát: 1 điểm tại hệ thống XLNT tập trung; Tần suất giám sát: 3 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Tiêu chuẩn/Quy chuẩn đối chiếu: Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia (QCVN 0307:20082009/BTNMT). Chất thải rắn sinh hoạt Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thống kê hàng ngày. Định kỳ (3 tháng/lần) và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường. Giám sát môi trường xung quanh Giám sát chất lượng không khí, tiếng ồn Thông số chọn lọc: Bụi tổng cộng, khí SO2, NO2, CO, NH3, H2S, HF, HCl THC, tiếng ồn; Địa điểm đặt vị trí giám sát: 8 điểm, cụ thể + 1 điểm tại khu văn phòng điều hành; + 1 điểm tại bãi đậu xe; + 1 điểm tại khu phân loại; + 1 điểm tại khu kho chứa; + 1 điểm tại khu tái chế; + 1 điểm tại khu xử lý chất thải; + 1 điểm tại khu xử lý nước thải; + 1 điểm cách khu vực dự án 500m theo xuôi theo hướng gió chủ đạo. Tần số thu mẫu và phân tích: 6 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Tiêu chuẩn/Quy chuẩn đối chiếu: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, TCVN 5949 - 1998. Giám sát chất lượng nước mặt Thông số chọn lọc: pH, DO, BOD5, COD, SS, Amoni, Nitrat, Nitrit, Sulfat, Tổng sắt, Chì, Dầu mỡ, Phenol, E.Coli, Tổng Coliform; Địa điểm đặt vị trí giám sát: 3 điểm, cụ thể + 2 điểm trên suối Bàu Cạn; + 1 điểm tại hợp lưu sông Thị Vải và suối Bàu Cạn, sông Thái Thiện; Tần số thu mẫu và phân tích: 6 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Tiêu chuẩn/Quy chuẩn đối chiếu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1). Giám sát chất lượng nước ngầm Thông số chọn lọc: pH, Độ cứng, TDS, Clorua, Amoni, Nitrat, Sulfat, Asen, Tổng sắt, E.Coli, Tổng Coliform; Địa điểm đặt vị trí giám sát: 1 điểm tại hệ thống khai thác nước ngầm của nhà máy; Tần số thu mẫu và phân tích: 6 tháng/lần; Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; Tiêu chuẩn/Quy chuẩn đối chiếu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 09:2008/BTNMT). Tổng hợp kinh phí chương trình giám sát môi trường Kinh phí giám sát chất lượng môi trường hàng năm của dự án được tóm tắt như trong bảng 8.11. Bảng 8.11. Tổng hợp kinh phí giám sát chất lượng môi trường. Stt Nội dung giám sát Kinh phí giám sát (đồng) A Giai đoạn xây dựng 14.290.000 I Giám sát chất thải 01 Giám sát nước thải 1.180.000 02 Giám sát CTR 5.000.000 II Giám sát môi trường xung quanh 01 Giám sát chất lượng không khí 4.830.000 02 Giám sát chất lượng nước mặt 3.280.000 B Giai đoạn hoạt động 131.880.000 I Giám sát chất thải 01 Khí thải 41.400.000 02 Nước thải 21.600.000 03 Xỉ đáy lò đốt 2.720.000 04 Bùn thải 5.120.000 05 CTR sinh hoạt 5.000.000 II Giám sát môi trường xung quanh 01 Chất lượng không khí 44.960.000 02 Chất lượng nước mặt 9.840.000 03 Chất lượng nước ngầm 1.240.000 Tổng cộng (A+B) 146.170.000 Stt Nội dung giám sát Kinh phí giám sát (đồng) A Giai đoạn xây dựng 14.290.000 I Giám sát chất thải 01 Giám sát nước thải 1.180.000 02 Giám sát CTR 5.000.000 II Giám sát môi trường xung quanh 01 Giám sát chất lượng không khí 4.830.000 02 Giám sát chất lượng nước mặt 3.280.000 B Giai đoạn hoạt động 131.880.000 I Giám sát chất thải 01 Khí thải 41.400.000 02 Nước thải 21.600.000 03 Xỉ đáy lò đốt 2.720.000 04 Bùn thải 5.120.000 05 CTR sinh hoạt 5.000.000 II Giám sát môi trường xung quanh 01 Chất lượng không khí 44.960.000 Chất lượng nước mặt 9.840.000 04 Chất lượng nước ngầm 1.240.000 Tổng cộng (A+B) 146.170.000 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Việc đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại là Dự án mang tính khả thi. Đây là Dự án làm sạch môi trường góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu vực, đáp ứng nhu cầu cấp bách về thu gom, xử lý CTR công nghiệp và nguy hại hiện nay trên địa bàn huyện Long Thành nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung. Khi Dự án triển khai đi vào sản xuất ổn định sẽ thu hút được khoảng 80 lao động, chủ yếu là người địa phương, tạo việc làm cho nhiều người lao động khác thông qua việc làm đại lý, vệ tinh cho Doanh nghiệp. KIẾN NGHỊ Qua phân tích hiệu quả hoạt động của dự án, cho thấy Dự án: Thu gom vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại của Công ty Trách Nhiện Hữu Hạn Tân Thiên Nhiên hoàn toàn khả thi, mang lại những lợi ích kinh tế xã hội nhất định, đáp ứng được nhu cầu xử lý thải cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, góp phần đáng kể vào việc làm giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải phát sinh trong hoạt động công nghiệp gây ra; Bảo vệ môi trường…phù hợp với định hướng qui hoạnh và ngành nghề đang được nhà nước khuyến khích đầu tư. Từ những lý do trên, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tân Thiên Nhiên xin kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cấp huyện, cấp tỉnh xem xét chấp thuận vị trí đầu tư cũng như bổ sung giấy đăng ký kinh doanh để dự án của Công Ty chúng tôi được sớm đi vào hoạt động. CAM KẾT Chủ đầu tư cam kết khi xây dựng nhà máy cũng như trong suốt quá trình hoạt động của dự án chủ đầu tư sẽ thực hiện các giải pháp kỹ thuật khống chế và giảm thiểu các nguồn ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tuyệt đối các tác động tiêu cực do hoạt động của dự án gây nên, đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Cùng với công tác xử lý ô nhiễm, dự án có một chính sách tốt về vệ sinh môi trường, giảm lượng khí thải, phát tán mùi từ hoạt động của dự án. Tăng cường an toàn lao động và ngăn ngừa hỏa hoạn, cháy nổ…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdatv1194_5951.doc
Luận văn liên quan