MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích của đề tài
3. Giới hạn và phạm vi của đề tài
4. Phương pháp và các thao tác nghiên cứu đề tài
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT CÁC DỮ KIỆN VỀ NHÂN DANH
VÀ ĐỊA DANH TRONG “BẮC HÀNH TẠP LỤC”
I/ Vị trí của “Bắc hành tạp lục” trong thơ Nguyễn Du và trong thơ sứ trình Việt Nam
I.1.Vị trí của “Bắc hành tạp lục” trong sự nghiệp thơ Nguyễn Du
I.1.1. Xuất xứ tập thơ”Bắc hành tạp lục”
I.1.2.Nội dung khái quát của tập thơ
I.1.3. Vị trí của “Bắc hành tạp lục” trong sự nghiệp thơ Nguyễn Du
I.2. Vị trí của Bắc hành tạp lục trong thơ sứ trình Việt Nam
II. Hành trình thực của sứ đoàn
III. Sơ lược về đặc điểm nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục”
III.1. Một số hiểu biết về thuật ngữ “nhân danh” và “địa danh” và góc độ tiếp cận chúng của Nguyễn Du.
III.2. Những dữ kiện khảo sát được về nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục”
III.3. Một vài nhận xét chung về nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục”
III.3.1.Nhóm nhân danh và địa danh hay được nhắc đến
III.3.2.Nhóm nhân danh và địa danh bị Nguyễn Du “bỏ rơi”
CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA NHÂN DANH VÀ ĐỊA DANH
TRONG “BẮC HÀNH TẠP LỤC”
A. Về những nhân danh và địa danh đựơc nhắc đến
I.Về nhân danh
1.Về các thi nhân
2. Về các danh nhân chính trị, các kiệt nhân
3.Về những người phụ nữ và những “con người nhỏ bé”
4. Về những nhân vật “phản diện”
II. Về địa danh
1. Nhóm địa danh tự nhiên
2. Nhóm địa danh văn hóa - lịch sử
KẾT LUẬN
102 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3045 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, ngưỡng mộ ở cả ba bài viết về Mã Viện. Ngoài ra ta còn thấy Nguyễn Du có phần cảm thông, thương cho sự nỗ lực “dã tràng” của Mã Viện bởi đằng sau những công trạng vị phúc thần này đó làm được lại là:
“Điện đình chỉ bác quân vương tiếu,
Hương lý linh tri huynh đệ bi
Đồng trụ cận năng khí Việt nữ
Châu xa tất cánh lụy gia nhi
Tinh danh hợp thướng Vân Đài họa”
(Giáp Thành Mã Phục Ba miếu)
(Chỉ chuốc được một nụ cười của nhà vua trên cung điện,
Đâu có biết nỗi thương xót của anh em trong xóm làng,
Cột đồng trụ chỉ lừa được đàn bà con gái đất Việt
Xe ngọc châu luống để lụy cho con cái trong nhà
Tên tuổi của ông đáng được ghi ở gác Vân Đài)
và cuộc đời Mã Viện chỉ còn là chiếc miếu cổ quạnh hiu, cô độc trong bóng chiều lẫn dưới đám gai góc ở phía tây thành.
Ở đây Nguyễn Du tìm ra được “hình thái mới của cái nhìn” về Mã Viện. Ông phát hiện ra ở cuộc đời, sự nghiệp Mã Viện là một nghịch lý, nó vừa được ghi nhớ vĩnh hằng (đáng được ghi lại ở gác Vân Đài), lại vừa không ngừng bị lãng quên trước nụ cười lạnh lùng của chính đấng quân vương mà ông ta phụng sự; và đó chính là nguồn gốc của mối “lụy” mà chính ông ta phải gánh chịu. Ở đó như phảng phất niềm cảm thông, về một mặt nào đó, với nỗi đau riêng của vị danh tướng này, và cũng là nỗi đau thường gặp trong lịch sử chuyên chế. Sự phát hiện đó như một cách để bênh vực, để hiểu hơn về cuộc đời Mã Viện, về triết lý cuộc sống.
Câu hỏi “Dâm đàm di hối cánh hà như” như một sự cảm thông, như mong được cùng san sẻ tâm sự. Phải đủ sòng phẳng để nói thật những cảm nhận của mình và phải có sự đồng điệu nào đó Nguyễn Du mới có thể viết về Mã Viện một cách “lạ” như thế so với cảm quan của người Việt và “lạ” hơn nữa khi cảm nhận trên là của một nhà nho chính cống.
Khi viết về Tần Cối, Nguyễn Du cũng thổi vào đó một cảm quan khác lạ so với “mặt bằng chung”:
“Thị phi tẫn thuộc thiên niên sự
Đả mạ hà thương nhất giả thân
Như thử tranh tranh chân thiết hán,
Nại hà mỹ mỹ sự Kim nhân?
Thùy vân ưu thế công vô liệt?
Vạn cổ do năng cụ loạn thần” (Tần Cối tượng – I)
(Đúng sai là chuyện để nghìn năm định luận
Cái thân giả ấy dù chửi đánh, có biết đau đớn gì đâu.
Cứng cát như thế, rõ là con người sắt
Cớ sao lại khúm núm thờ quân Kim
Ai bảo người này không có công gì ở đời?
Muôn năm sau còn có thể làm cho bọn loạn thần phải sợ)
Nguyễn Du không muốn lấy thơ làm bản cáo trạng để phán xét “đúng sai” về nhân vật đã nổi ố danh và trở thành biểu tượng của gian thần loạn đảng.Dù mang trong mình khá nhiều “chất” tạm gọi là phi chính thống của nho gia, nhưng ở đây Nguyễn Du lại thể hiện khá rõ cái nhìn theo “lập trường chính thống” của mình. Mỉa mai, tỏ rõ sự khinh bỉ, con người nhà nho của Nguyễn Du lên tiếng như để phỉ nhổ vào những ham hố mang tính bản năng tầm thường, vừa như ngầm thông báo về sự suy vi chính trị – môi trường lý tưởng cho loại người này ký sinh. Trong sự mai mỉa như phảng phất nỗi trăn trở về thế sự:
“Ngục trung dĩ tiễn sinh tiền huyết
Giai hạ đồ tru cửu hậu gian”
(Trong ngục, người trung thần khi sống đã phải đổ máu,
Dưới thềm hành tội kẻ gian chết rồi cũng vô ích)
Nhìn ra sự “thái vô đoan”( sự quá vô lý) của những phản chân lý dở khóc dở cười mà con người vẫn hàng ngày chung sống với nó, Nguyễn Du rút ra một chân lý vô cùng phi lý, chát đắng của lịch sử: Những loại gian phi cũng được bất hủ như bậc trung thần. Chính bài học lịch sử về các mặt đối lập trong một thể thống nhất này đã nâng cái nhìn biện chứng của Nguyễn Du lên tầm mới đậm tính triết học.
Nguyễn Du viết về Tào Tháo - một nhân vật lịch sử phức tạp và độc đáo cũng với một cảm hứng rất đặc biệt, khác người, khác đời:
“Nhất thế tri hựng an tại tai?
Phân hương mai lý khổ đinh ninh
Lạc lạc trượng phu hà nhĩ nhĩ?
(…)Tư nhân thịnh thời thùy đảm đương?
Diểu thị hoàng đế, lăng hầu vương
Chỉ tận tằng đài không luật ngột,
Tiểu Kiều chung lão giá Chu Lang” (Đồng Tước đài)
(Anh hùng một thuở bây giờ đâu?
Khổ tâm dặn dò chuyện chia hương, bán dép.
Bậc trượng phu lỗi lạc sao như thế?
(…) Người ấy lúc thịnh ai dám đương đầu,
Coi thường hoàng đế, lăng nhục vương hầu
Chỉ tiếc rằng đài nguy nga cũng vô ích
Tiểu Kiều đến già vẫn là vợ Chu Lang)
Tìm hiểu về Tào Tháo, Nguyễn Du ngoài việc nhìn thấy Tào Tháo- một biểu tượng của gian hùng- thì ông còn phát hiện ra ở Tào Tháo một người anh hùng cái thế không ai dám đương đầu, nhìn thấy cả hành động “phân hương mai lý khổ đinh ninh” mà không phải bậc trượng phu lỗi lạc nào cũng có đủ tâm hồn để làm được, và ông còn thấu thị được hoài vọng về mỹ nhân của vị “nhất thế chi hùng” này. Ngoài ra, nhìn vào “Thất thập nhị nghi trủng”, Nguyễn Du còn tinh tế và “duyệt thế phương tri” mà nhận ra bi kịch của con người rất đỗi đa nghi mà cũng rất mực tài trí Tào Tháo:
“Nghiệp thành thành ngoại dã phong xuy
Thu thảo tiêu tiêu cực sự phi.
Uổng dụng nhất nhân vụ hạn trớ
Không lưu vạn cổ hứa đa nghi”
(Ngoài thành Nghiệp gió đông thổi lộng,
Cỏ thu tiêu điều, mọi việc đó khỏc trước.
Phí hết tâm trí của một con người,
Luống để lại bao mối nghi ngờ cho muôn thuở)
Viết về Tào Tháo, Nguyễn Du đã thực hiện thành công lát cắt công phu giữa thiết chế (định liến lịch sử)và sáng tạo ( văn chương).
Dù muốn hay không, Tào Tháo vẫn luôn là con người đa diện với muôn mặt của tính cách và đặc tính tâm lý. Nguyễn Du đã không chỉ tiếp cận với riêng mặt gian hùng đã quen thuộc từ bao đời, mà ông còn nhìn ra nửa nhân cách còn lại của Tào Tháo mà bấy lâu nay bị cái tai tiếng gian hùng làm mờ đi. Nguyễn Du nhìn thấy đằng sau bảy mươi hai ngôi mộ giả không chỉ đơn giản là biểu tượng của tính đa nghi của kẻ gian hùng, mà đó còn là dấu hiệu của tài trí hơn người. Nhưng, trong cảm quan của Nguyễn Du, cái tài trí ấy dường như được dùng không đúng chỗ và dùng một cách phí phạm để đến nỗi mãi đeo vào mình “không lưu vạn cổ hứa đa nghi”. Trong vốn kiến văn hạn hẹp của mình, chúng tôi chưa từng thấy một nhà thơ nào chia sẻ và hiểu Tào Tháo ở hướng độc đáo và sâu sắc đến vậy, Nguyễn Du thầm tự kiểm điểm lại những ấn tượng, những sự kiện trong cuộc đời Tào Tháo bằng cách nhìn lại thực tiễn theo quan niệm của mình. Nhờ đó ông mới không hoàn toàn đi tìm Tào Tháo ở cái tiếng gian hùng, “đa nghi” mà lắng nghe thấy những thanh âm mỏng mảnh của tâm hồn con người vừa phi thường, vừa bình thường ấy. “Vượt mặt” định kiến bao đời về một Tào Tháo gian hùng, đa nghi, Nguyễn Du dám đề cao và hiểu thấu những tâm tư sâu kín tưởng chừng như không hợp lý ở con người như Tào Tháo đó làm hoàn thiện hơn những nét, những phương diện phong phú của hình tượng Tào Tháo trong văn chương. Để nói lên được những điều đó, Nguyễn Du đó “nhân danh chủ nghĩa nhân văn vĩ đại mà ông là người phát ngôn”, nhưng Nguyễn Du không “đứng cao trên đầu Tào Tháo” như Mai Quốc Liên đã nhận xét, mà hơn bao giờ hết, Nguyễn Du nhập sâu hồn mình vào hồn người, dùng những thang bậc giá trị nhân văn để đo lòng người. Như thế làm sao có thể nói Nguyễn Du “mỉa mai đến cay độc cha con Tào Tháo” như Đào Xuân Quý cùng nhiều nhà nghiên cứu khác đã nhận xét?
Những câu mang sắc thái mỉa mai nhất như:
- “Gian hùng biệt tự hữu cơ tâm,
Bất thị minh ai nhi nữ khí.
Thiên cơ vạn xảo tẫn thành không” (Đồng Thước đài)
(Kẻ gian hùng còn có tâm cơ gì khác đây,
Không phải khóc lóc như thói thường nhi nữ.
Nghìn vạn mưu mô đều vô ích cả).
có phê phán, mỉa mai nhưng sự mỉa mai, phê phán đó không phải là một chiều, mà đó chỉ là điểm nhìn về một mặt trong nhiều góc cạnh của nhân cách Tào Tháo nhằm nhìn nhận về nhân vật đầy tai tiếng này một cách đầy đủ và toàn diện, khách quan.
Có thể nhận thấy rõ cảm hứng độc đáo của Nguyễn Du khi tìm về nhân vật này trong những câu thơ mà tác giả bộc bạch lòng mình:
“Chung cổ thương tâm Chương giang thủy.
Ngã tư cổ nhân thương ngã tình,
Bồi hồi phủ ngưỡng bi phù sinh.
Như thử anh hùng thả như thử
Huống hồ thốn công dữ bạc danh
Nhân gian huân nghiệp nhược thường tại
Thử địa cao đài ưng vị khuynh” (Đồng Tước đài)
(Muôn đời nhìn nước sông Chương mà đau lòng,
Ta nghĩ đến người xưa mà buồn nỗi mình,
Băn khoăn nghĩ ngợi thương kiếp phù sinh,
Anh hùng như thế mà còn như thế,
Huống hồ kẻ chỉ có một chút công danh.
Ở đời nếu sự nghiệp vẻ vang còn mãi,
Thì tòa lâu đài ở đây có lẽ chưa nghiêng đổ)
Nguyễn Du dám gọi Tào Tháo là “anh hùng” và thầm so sánh, đối chiếu “ Như thử anh hùng thả như thử” mà “thương ngã tình” (buồn cho nỗi mình).Qua cuộc đời và sự nghiệp của Tào Tháo- dù sao cũng là anh hùng cái thế - Nguyễn Du suy ngẫm về những số phận khác tầm thường hơn, trong đó dường như có cả số phận của chính ông. Thậm chí ông còn nói lên một nỗi “thương tâm” thành thật của mình trước sự vụn vỡ của sự nghiệp vẻ vang (huân nghiệp) mà Tào Tháo đã dày công tạo dựng.Chiêm nghiệm về cuộc đời Tào Tháo, Nguyễn Du như cũng chạnh nghĩ đến những “kẻ chỉ có một chút công danh”, trong đó dường như có cả ông, để nhận ra sức tàn phá khủng khiếp của thời gian, và của cả con người.
Nhiều người nhìn nhận Tào Tháo chỉ ở góc cạnh gian hùng, đó mới chỉ là chưa đầy một nửa nhân cách của nhân vật lịch sử phức tạp này. Cái nhìn “thấu thị” của Nguyễn Du đã xuyên qua bóng tối dày đặc của cái phần non nửa nhân cách ấy mà nhận ra nửa nhân cách lớn hơn, đẹp hơn của Tào Tháo. Nguyễn Du nhìn nhận Tào Tháo ở những việc mà ông ta làm chứ không phải ở những điều ông ta nên làm, hé lộ một niềm đam mê không mực thước của một nhà nho thức thời. Viết như vậy, ở một khía cạnh nào đó, có nghĩa là Nguyễn Du có nhu cầu tạo sự bất thường, không cho phép mình dễ dãi đi theo luồng tư tưởng bao cấp, có đủ tự tin để được đúng là mình.
Tô Tần – một nhân vật nhiều tiếng tăm lẫn tai tiếng - cũng thu hút đựơc sự chú ý của Nguyễn Du bằng hai bài thơ “Tô Tần đình”. Tô Tần người đời Chiến quốc, được coi là điển hình của kẻ ra hoạt động để mưu danh lợi. Đã có nhiều cuộc tìm kiếm, khơi mở của nhiều cây bút về nhân vật này:
“Kìa nếu Tô Tần ngày trước
Chưa đeo ấn tướng có ai chào”
(Bài 66 - Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi)
Hay “ Khó khăn phú quý học Tô Tần”
(Bài 187 – Quốc âm thi tập- Nguyễn Trãi)
như một mẫu số chung của cảm xúc. Nguyễn Du đã mạo hiểm đi tìm cho mình một Tô Tần ở một góc cạnh mới với nhiều xúc cảm cá nhân:
- “Nhân sinh quyền lợi thành vô vị
Kim cổ thùy năng phá thử mê” ( Tô Tần đình - I)
( Cho hay người đời uy quyền danh lợi thật là vô vị
Mà xưa nay ai phá được giác mê ấy ?)
- “ Trựơng phu nhất thất chí
Cốt nhục giai tương ly
(…) Thế nhân đa độc Tô Tần truyện
Do vi vị thế phỳ quý thương kỳ sinh” (Tô Tần đình – II)
( Trượng phu khi thất chí
Người thân cũng lìa bỏ
(…) Ở đời nhiều người đọc truyện Tô Tần
Thế mà còn vì địa vị giàu sang để lụy vào thân).
Hoài Thanh nói: “Khi Nguyễn Du viết những bài này, chế độ phong kiến nhà Nguyễn đó đứng được trên mười năm, trong tầng lớp nho sĩ, cái mộng làm quan, cái mộng thăng quan chắc đang trên đà phát triển và cố giả tạo ấy” [11]. Có lẽ một trong những lý do ra đời của hai bài thơ này đúng như lời Hoài Thanh đã phát biểu. Nhưng không chỉ có thế, Nguyễn Du như vừa bị định kiến thời đại trói buộc, vừa vùng vẫy mong muốn tiến xa hơn giới hạn ấy. Từ đây, ông tìm ra triết lý về con người: con người là một sự mâu thuẫn lớn, luôn đi tìm cái tuyệt đối trong khi bản thân mình thì tương đối, lưỡng phân. Con người Tô Tần vừa khao khát chiếm lĩnh danh vọng, vừa bị danh vọng chiếm lĩnh. Người đời dù không lạ gì chuyện của Tô Tần, thậm chí còn tỏ ra khinh bỉ Tô Tần nhưng họ vẫn “để lụy vào thân” vì địa vị giàu sang. Triết lý này không chỉ đúng trong thời Tô Tần, thời Nguyễn Du mà nó dăng mắc suốt chiều dài lịch sử loài nguời một cách rộng khắp và vô hình.
Viết về các nhân vật “phản diện” Nguyễn Du chưa hẳn là nhà tư tưởng thâm trầm nhất nhưng là nhà tư tưởng ít có thành kiến nhất trong số nhiều người cùng đề cập đến mảng nhân vật này. Chợt nhớ đến câu nói của Jorge Luis Borges “mọi sự đó sẵn có, ta chỉ cần tìm thấy nó”. Nguyễn Du đã tìm thấy cái “sẵn có” ấy và, giúp chúng ta nhớ lại những điều “sẵn có” nhưng khuất lấp, dễ quên ấy.
Quả thật Nguyễn Du đó nói những điều mà trước và sau ông không ai nói và không nói giống những gì mà người ta đã nói, đặc biệt là về mảng nhân vật “phản diện”.
II. VỀ ĐỊA DANH
1. Nhóm địa danh tự nhiên
Rất dễ nhận thấy nhóm địa danh tự nhiên chiếm tỉ lệ khá nhiều trong hệ thống các địa danh mà Nguyễn Du chú ý đến. Nhưng chúng được nhắc đến chủ yếu chỉ để thực hiện chức năng định danh các vùng đất in dấu chân và tư tưởng Nguyễn Du như:
- “Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long” (Thăng Long)
(Núi Tản sông Lô hàng năm vẫn thế
Đầu bạc còn được thấy cảnh Thăng Long)
- “Đại tiểu Hoa Sơn sổ lý phân” (Hoàng Sào binh mã)
- “Vũ trệ Tần Giang hiểu phát trì
Ngô thành bạc mộ thượng phi phi
Nhất giang tân lạo bình Tam Sở
Đại bán phù vân trú Cửu Nghi” (Thương Ngô mộ vũ)
(Vì mưa phải dừng lại ở Tần Giang, sáng khởi hành muộn,
Gần chiều, trên thành Thương Ngô vẫn còn mưa lâm dâm.
Lụt mới đổ về, nước sông tràn cả đất Tam Sở,
Già nửa mây quanh quất ở núi Cửu Nghi)
trong đó địa danh núi Hồng Lĩnh được Nguyễn Du hay nhắc đến với hàm lượng trăn trở nhiều nhất:
- “Đoàn thành vân thạch tịch tương hậu
Hồng Lĩnh thân bằng nhật tiệm dao” (Lạng thành đạo trung)
(Mây đá Đoàn Thành chiều hôm như đợi nhau
Bầu bạn non Hồng càng ngày càng xa)
- “Hồng Lĩnh cách niên hư túc mộng
Bạch đầu thiên lý tẩu thu phong” (Nhiếp Khẩu đạo trung)
(Hơn năm nay ý muốn trở về Hồng Lĩnh đó thành huyền ảo
Đầu bạc còn phải đi giữa gió thu ngoài nghìn dặm)
- “Hồng Lĩnh mộng trung hoang xạ liệp
Bạch đầu túc tích biến sơn xuyên” (Hàm Đan tức sự)
(Núi Hồng trong mộng vắng những cuộc đi săn
Ta bạc đầu mà dấu chân còn in khắp núi sông)
- “Lai đáo Tiềm Sơn lộ
Uyển như Hồng Lĩnh cư” (Tiềm Sơn đạo trung)
(Ngay trên đường đi Tiềm Sơn
Mà tưởng như ở Hồng Lĩnh)
Địa danh núi Hồng như một nỗi niềm đau đáu của người tự nhận mình là “Hồng Sơn hiệp lộ” (Phường săn núi Hồng). Đường đi sứ ngàn dặm gặp bao danh thắng mà ông chánh sứ vẫn khôn nguôi nỗi nhớ da diết về Hồng Lĩnh. Ông nhắc tới Hồng Lĩnh như nhắc tới một bến đậu bình an, ấm cúng cho con thuyền đang mỏi mệt, rã rời sau những ngày rong ruổi cùng sóng gió cuộc đời:
“Hồng Sơn nhất sắc lâm binh cừ
Thanh tịch khả vi hàn sỹ cư” (Tạp thi – Thanh Hiên thi tập)
(Núi Hồng một màu soi bóng xuống làn nước phẳng
Nơi thanh tú tĩnh mịch này, kẻ hàn sỹ có thể ở được)
Càng xa cố hương, cố quốc, Hồng Lĩnh càng hiện lên như một nỗi tủi thân của một tâm hồn giàu lòng trắc ẩn vu vơ thế sự. Khi gối đã chồn, chân đã mỏi, đầu đã bạc trắng những nỗi niềm thế sự, Nguyễn Du càng hướng về Hồng Lĩnh như lật mở lại những trang ký ức xa xôi, mời gọi , như đáp lời những giấc mộng xa xôi.
Nhìn chung, những địa danh tự nhiên có sức mời gọi Nguyễn Du không nhiều. Và nếu có nhắc đến, hàm lượng ý nghĩa của chúng cũng không hứa hẹn nhiều những tầng sâu của sự khơi mở, kiếm tìm đối với Nguyễn Du và đối với tất cả người tiếp nhận.
2. Nhóm địa danh văn hóa - lịch sử
Như trên chúng ta nhận thấy Nguyễn Du nhắc khá nhiều đến các danh nhân văn hóa- lịch sử, và hầu hết những cái tên ấy được gọi về nhờ những vùng đất, di tích đã đập mạnh vào tâm não vị “lão sứ thần” Nguyễn Du. Sự kết hợp giữa danh nhân và một địa chỉ nào đó tạo ra một thứ nhân – địa danh văn hóa - lịch sử với nhiều tầng vỉa ý nghĩa sâu sắc. Để “Tri kiến đến điều” tập “Bắc hành tạp lục” lẫn tâm hồn Nguyễn Du, chúng ta không ngại ngần đào bới, khai mở những tầng vỉa ý nghiã lắng đọng sâu dưới cái vỏ dày và đầy tính võ đoán của các con chữ.
Nhóm địa danh văn hóa - lịch sử được kiến tạo từ những cái tên người “có tiếng” kết hợp với địa điểm gắn bó với danh nhân đó. Kiểu địa danh này xuất hiện khá nhiều trong “Bắc hành tạp lục” như: “Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ”, “Dương Phi cố lý”, “Lạn Tương Như cố lý”, “ kinh Kha cố lý”, “ Nhị sơ cố lý”, “Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch”, “Triệu Vũ Đế cố cảnh”,…
Trên đường đi sứ Nguyễn Du cùng sứ bộ có lẽ không lên Thiểm Tây - quê cũ của Dương Quý Phi, nhưng địa danh “Dương Phi cố lý” vẫn vang lên trong hành trình tâm trạng của Nguyễn Du với âm hưởng tha thiết, được đẩy lên thành triết lý, quan niệm sâu sắc về thân phận người phụ nữ “hồng nhan đa truân”. Giới thiệu vẻ đẹp êm đềm, mềm mượt của mảnh đất :
“Sơn vân tước lược ngạn minh hoa
Kiến thuyết Dương Phi thử địa sinh” (Dương Phi cố lý)
(Mây núi thưa thớt, hoa trên bờ sông rực rỡ
Nghe nói Dương Phi sinh ở đất này)
chỉ là bước đệm để Nguyễn Du chiêm nghiệm về triết lý đầy nghịch lý chua xót của cuộc đời người phụ nữ trong suốt phần còn lại của bài thơ. Và những danh địa Nam Nội (nơi Dương Quý Phi và Đường Huyền Tông ở), Tây Giao (nơi Dương Quý Phi bị thắt cổ) cũng được nhắc lại như một đối trọng với vẻ êm đềm, trong sáng trên:
“Tiêu tiêu Nam Nội bồng cao biến
Mịch mịch Tây Giao khâu lũng bình” (Dương Phi cố lý)
(Cung Nam Nội buồn teo, cỏ dại mọc khắp
Đồng Tây Giao vắng ngắt, gò đống san bằng)
Những danh địa Tây Giao, Nam Nội tự nó cũng có sức tái tạo lại những sự kiện, biến đổi mà chúng vừa là nhân chứng, vừa là nạn nhân trước bão dông lịch sử. Chỉ với hai cái tên mà đồng hiện được bao nhiêu niềm hân hoan hạnh phúc của những ngày Dương Quý Phi được Đường Huyền Tông sủng ái lẫn kết cục bi thảm của đời người phụ nữ sắc tài, đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái hình hài của vỏ ngôn ngữ với cái lõi triết luận nhân sinh sâu sắc như đã nói về mảng nhân vật người phụ nữ trên.
Gặp “nhà cũ của Liễu Tử Hậu ở Vĩnh Châu” Nguyễn Du chỉ phác qua về vị trí địa lý của danh địa này:
“Hành Lĩnh phù vân, Tiêu thủy ba
Liễu Châu cố trạch thử phi gia?”
(Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch)
(Mây Hành Sơn, sóng sông Tiêu
Nhà cũ của ông Liễu Châu có phải ở chốn này chăng?)
Cũng như hầu hết các danh địa khác, vị trí địa lý và ngoại cảnh không phải là đối tượng để ông chánh sứ Nguyễn Du chiêm ngưỡng, hướng vọng. Mà từ đó ông đi vào khám phá những hàm nghĩa, những lớp trầm tích lắng đọng dưới bề sâu của danh địa ấy. Thế nên, khi đến nhà cũ của Liễu Tử Hậu ở Vĩnh Châu, Nguyễn Du toàn nói những điều tưởng chừng chẳng ăn nhập gì với tiêu đề mà ông đã chọn:
“Tráng niên ngã diệc vi tài giả
Bạch phát thu phong không tự ta”
(Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch)
(Thời trẻ ta cũng là kẻ có tài năng,
(Nay) đầu bạc chỉ than thở trước gió thu)
Ở đây Nguyễn Du vừa là nhà thơ cổ điển, vừa là nhà thơ lãng mạn nếu theo cách nhận xét của Đỗ Lai Thúy: “Nhà thơ cổ điển nhìn thiên nhiên như nhìn vào một tấm gương phản chiếu để tự nhận thức mình với tư cách là một bộ phận của nó, một tiểu vũ trụ. Nhà thơ lãng mạn thì sử dụng thiên nhiên như một (…) công cụ để giãi bày nội tâm” [9, 216]. Khi “tình”gặp “cảnh”, Nguyễn Du phóng chiếu hồn mình lên “cảnh” để chiêm nghiệm, nhìn nhận lại mình và nhìn về cuộc đời. Điều này càng rõ hơn trong cách viết của Nguyễn Du về “Triệu Vũ Đế cố cảnh”, “Lạn Tương Như cố lý”, “Nhị Sơ cố lý”, “Kinh Kha cố lý”. Ở đó những thông tin về vị trí địa lý và phong cảnh đều bị tẩy trắng, cái còn lại chỉ là những triết luận thâm trầm, là bản chất thật nhất của con người Nguyễn Du:
“Tàm quý lực ách hổ,
Bình sinh vô khả thư” (Lạn Tương Như cố lý)
(Thẹn cho ai có sức bắt hổ
Mà trọn đời không có gì đáng ghi)
“Mạc hữu chủy thủ cánh vô tế
Yết can trảm mộc vi tiên thanh” (Kinh Kha cố lý)
(Chớ nói dao găm không làm nên chuyện gì,
Nó mở đầu cho việc dựng cờ khởi nghĩa sau này)
“Phù thế thao thao tử tuẫn danh
Hồi đầu thùy khẳng niệm ngô sinh” (Nhị Sơ cố lý)
(Trên đời biết bao người đua nhau chết theo danh
Có chịu ngoảnh lại nghĩ đến sinh mạng của mình)
Từ những địa danh tưởng như sẽ cũ đi cùng với thời gian, Nguyễn Du đã khơi ra một dòng chảy mới của tư tưởng thời đại, có ý nghĩa triết luận cho mọi giai đoạn của lịch sử trước và sau đó.
Điểm nổi bật nhất và đáng nói nhất trong hệ thống địa danh của “Bắc hành tạp lục” là hiện tượng những ngôi mộ cứ trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh. Và sâu dưới ba thước đất ấy là những cảm quan, triết luận thâm thúy của Nguyễn Du về cuộc đời con người, về thế sự. Nguyễn Du có cảm hứng đặc biệt trước những ngôi mộ, nên có nhà nghiên cứu gọi Nguyễn Du là “thi sỹ của mồ mả, tha ma, nghĩa địa” [ 1, 128]. “Mộ” là đối tượng phản ánh phổ biến trong “Bắc hành tạp lục” nhưng tư tưởng thẩm mỹ của nó lại không chỉ dừng lại ở những nấm mồ. Quan sát thật kỹ những bài thơ có tiêu đề “mộ” chúng ta sẽ nhận thấy Nguyễn Du chủ yếu đặt nấm mộ đè nặng lên những nhân vật được coi là “chính diện” như: “Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ”, “Âu Dương Văn Trung công mộ”, “Tỉ Can mộ”, “Nhạc Vũ Mục mộ”, “Liễu Hạ Huệ mộ”, “Á Phụ mộ”, “Chu Lang mộ”,…
Mộ là biểu tượng mạnh mẽ nhất, cổ điển nhất của cái chết. Trên thế giới không có cái gì là của riêng ai, trong đó cái chung nhất là cái chết, như Trang Tử nói: “Chết, sống là mệnh”. Đứng trước mỗi ngôi mộ với mỗi số phận của chủ nhân nó, Nguyễn Du có những xúc cảm, suy tư riêng với những nhu cầu chia sẻ, triết luận, chiêm nghiệm khác nhau, làm nên tập hợp đầy đủ nhất có thể có về thế giới tâm tư sâu kín của ông.
Nguyễn Du tìm đến mộ Đỗ Phủ vừa là để ca tụng và thể hiện sự khâm phục trước tài năng của bậc “Thi thánh” vừa là để ông giãi bày lòng mình như trước một người bạn tri âm tri kỷ, để được thấy lại lòng mình, dự cảm về bản thân, về cuộc đời, về thân phận của người có tài văn chương. Ông chánh sứ đa cảm cũng tìm viếng mộ Âu Dương Tu để thể hiện lòng cảm thông và kính trọng lẫn nỗi xót xa:
“Bình sinh trực đạo vô di hám,
Thiên cổ trùng tuyền thượng hữu hương
Thu thảo nhất khâu tàng thử lạc
Danh gia bát đại thiện văn chương”
(Âu Dương Văn Trung công mộ)
(Bình sinh ông theo đường ngay, lòng không ân hận
Nghìn năm dưới suối vàng, vẫn còn tiếng thơm.
Một nấm cỏ thu trở thành hang chuột cáo
(Là nơi yên nghỉ) của một trong tám nhà văn nổi tiếng)
Ông viếng Tỉ Can bằng những giọt nước mắt đau xót chân thành:
“Mục trung sở xúc năng vô lệ” (Tỉ Can mộ)
(Không thể không rơi lệ vỡ những điều trông thấy)
Viếng mộ Lưu Linh, ông nhận ra nỗi trăn trở của người thức sự không thể đánh đổi lấy một cuộc say:
“Thiên niên cổ mộ trường kinh cức,
Vạn lý quan đạo đa phong ai.
Hà tự thanh tinh khan thế sự
Phù bình nhiễu nhiễu cánh kham ai” (Lưu Linh mộ)
(Ngôi mộ nghìn năm mọc đầy gai góc,
Đường quan muôn dặm, gió bụi nhiều.
Sao bằng cứ tỉnh để xem việc đời
Như những cánh bèo trôi dạt rất đáng thương)
Đi qua mộ Phạm Tăng , Nguyễn Du thể hiện một nhân sinh quan rất đặc biệt, không phải là để chê trách thái độ thiếu sáng suốt, chỉ biết giữ lòng trung với nước Sở mà là sự sẻ chia, cảm thông rất sâu:
“Đa thiểu nhất tâm trung Sở tại
Mỗi vi thiên hạ tiếu kỳ ngu” (Á Phụ mộ)
(Bao nhiêu kẻ hết lòng trung với người mình thờ
Chỉ tổ bị thiên hạ cười là ngu)
Thậm chí, qua số phận của Phạm Tăng, Nguyễn Du tìm được sự đồng cảm của người “tri thiên mệnh”, ông coi người đó khuất như còn đang sống để an ủi trái tim lớn lao cô độc bằng sự thấu hiểu những nghịch lý chua chát.
Khi viếng mộ Hạng Vũ, Nguyễn Du đánh giá lại sự nghiệp của ông ta với tâm thức của người “duyệt thế phương tri”:
“Cập thức bại vong phi chiến tội
Không lao trí lực dữ thiên tranh” (Sở Bá Vương mộ)
(Đến khi biết bại vong không phải vì đánh trận kém,
Thế mới thấy đem trí lực chống lại trời là uổng công)
Trong cảm quan của Nguyễn Du, mộ không chỉ là ký hiệu buồn của cái chết mà còn là một thế giới khác, thế giới bên kia của cõi sống. Ở đó, ông phát hiện ra một thế giới thuần nhất, không có sự ngăn cách với thế giới của người đời, nó là chiếc cầu nối giữa hữu thức và vô thức của tâm hồn con người. Ở đó là sự lưỡng phân và lưỡng hợp giữa sống và chết, mỗi ngôi mộ có quyền lực nội tại làm trung gian giữa quá khứ và hiện tại, khiến những ngày đã qua và những ngày đang tới hợp thành muôn mặt của một thế giới hiện thực. Dựng dậy những bi kịch tưởng chừng đã xanh cỏ, Nguyễn Du tạo ra một sự tồn tại ngoài tồn tại, một không gian ảo sống động của sự sống tinh thần với đủ các diễn biến, thang bậc, độ căng của tâm hồn người và của lịch sử. “Trong trục thời gian lịch sử, các nhân vật danh tiếng và tai tiếng trong những nấm mồ hoang lạnh, vốn đã an bài theo cách nhìn của lịch sử đơn thuần, từ hàng ngàn năm trước trải dọc suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc được Nguyễn Du gọi về hiện tại để miêu tả phẩm bình, đánh giá và bày tỏ cảm xúc, thái độ của mình bằng tiêu chí nhân văn, văn hóa (…). Mộ là bến cuối khép lại vĩnh viễn sự sinh tồn của mỗi con người thì Nguyễn Du đến với các ngôi mộ đóng kín kia để mở ra những tầm mới mẻ, sâu sắc về hiện thực, lịch sử, văn hóa” [ 13, 167-168].
Đứng giữa bãi nghĩa địa với biết bao nấm mồ của nhiều thân phận, Nguyễn Du như lạc sâu trong miền bất khả tri của nỗi lòng khi đối với ông “cái chết không chỉ là giới hạn của tồn tại mà còn là một đối tượng của biện giải”:
“Cổ kim hiền ngu nhất khâu thổ”
(Xưa nay hiền ngu rốt cục chỉ là nấm đất)
Theo như những gì Nguyễn Du đã thông báo trên văn bản thơ, chúng ta nhận thấy mỗi ngôi mộ cũng số phận của chủ nhân nó là mỗi triết lý, tâm sự sâu kín mà ông không tiện nói ra, muốn đào sâu chôn chặt trong cõi lòng.
Bên mộ Đỗ Phủ, Nguyễn Du gọi về bi kịch cay đắng của người có tài văn chương. Viếng mộ Tỉ Can, Chu Du, Phạm Tăng, Hạng Vũ, Nguyễn Du rút ra bi kịch chính trường đâu đáu. Ông nhận ra sức sống dai dẳng và có tính quy luật, phổ biến của những câu chuyện đó từ ngàn năm cũ nhưng chưa hề cũ. Qua đó thâm cung bí hiểm của nội tâm Nguyễn Du cũng được thăm dò ở nhiều tầng bậc. Ta thấy đứng trước các nấm mồ, Nguyễn Du như kẻ bị mắc kẹt lại giữa cuộc đời đầy những bon chen, chộn rộn này, bi kịch như dồn tụ, chất đống trong lòng người ở lại.
Gặp lại số phận cùng những thăng trầm của mỗi nhân danh đã trở thành “muôn năm cũ”, Nguyễn Du làm cho những khúc đoạn lịch sử chứa con người ấy hiển hiện như một cuốn phim quay chậm, tái hiện lại từng khía cạnh nhỏ nhất, từng khuất khúc trong thâm cung của nội tâm đầy uẩn ức của cả người đã khuất và người đang sống. Trong tâm thức của Nguyễn Du “cõi trăm năm chỉ là giấc mơ mở mắt”(Trần thế bách niên khai nhãn mộng), đời người thật là ngắn ngủi mà lại dặc dài ẩn ức, nhưng dường như chưa một ngày nào của dặm dài năm tháng ấy trôi đi. Thời gian buổi chiều của quá khứ như một nỗi ám ảnh, như muốn độc chiếm và bao trùm lên những nấm mộ, lên tâm hồn người đang trơ lại trên cõi đời:
“Trường tùng chi thảo sinh hà xứ
Tiều mục ca ngâm quá tịch dương”
(Âu Dương Văn Trung công mộ)
(Thông tốt cỏ chi mọc ở đâu?
(Chỉ nghe tiếng) hỏt của tiều phu mục tử lúc chiều hôm)
“Trường vọng Lâm An cựu lăng miếu
Thê Hà sơn tại mộ yên trung” (Nhạc Vũ Mục mộ)
(Buồn trông về lăng miếu cũ ở Lâm An
(Thấy) núi Thê Hà chìm trong khói chiều)
Dù trong nhiều bài Nguyễn Du không nói rõ thời gian, bối cảnh nhưng vẻ ảm đạm, u ám của buổi chiều tà vẫn cứ gợn lên trong từng câu chữ. Hơn nữa, đó lại là buổi chiều tà của quá khứ. Thời gian quá khứ tàn tạ ấy không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa hoài cổ mà còn gợi lên quá khứ của số phận, của cuộc đời con người trong những thăng trầm chung của xã hội, của thời đại. Đó cũng là tiếng vọng, là cái bóng chiều tàn suy của lịch sử đổ hắt về hiện tại, nối dài sự tàn tạ của quá khứ với sự xập xệ của hiện tại. Thời gian như chết cứng trong sự u ám, trong lòng người, cả người đó khuất lẫn người “bây giờ”, đang quẫy cựa trong nỗi trăn trở, đau xót, ấm ức, …, gây cảm giác cuộc đời là một chuỗi những buổi chạng vạng không có khởi đầu và chưa biết đâu là kết cục. Mới hiểu cái lò lửa tàn khốc của ký ức nhân loại không ngừng nghỉ việc lôi kéo vạn vật vào cái lòng thẳm sâu vô tận của nó, kể cả ký ức của con người rồi cũng sẽ trở thành ký ức của ký ức. Tâm hồn Nguyễn Du đã ngưng bước lại ở những ngày tháng ấy với những con người đã bị hút vào lịch sử ấy. Một cách trực giác, ông luôn luôn nhận thấy quanh mình quá khứ vẫn đang lẩn khuất, hiện tồn song song với thực tại. Chính cuộc đời ông cũng không khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông, đang không ngừng bị đẩy lui về dĩ vãng và để tương lai nằm lại phía sau. Mỗi khi nhắm mắt lại rọi nhìn vào ký ức qua những cái tên đất, tên người, Nguyễn Du lại thấy được những trang số phận và lại lặng lẽ thấy lại mình. Nỗi đau xuyên qua nhiều thế hệ ấy có sức lỳ dữ dội và có cả sự ám ảnh dai dẳng của năng lượng ký ức. Hiện tại và tương lai đầy biến động, quá khứ đã mất hút và tắt hẳn một cách không thương tiếc, Nguyễn Du đi tìm và náu mình vào những cái tên và nguồn mạch năng lượng văn hóa - lịch sử mà chúng mang trong mình để tìm cho tâm hồn mình một nơi nghỉ chân.
Phải chăng vì thế mà những khuôn mặt, những vùng đất của một thời đó xa nay chỉ còn vang bóng lại khiến Nguyễn Du nặng lòng đến vậy?
Không gian của những buổi chiều tàn hiu hắt ấy cũng như thêm tàn tạ, xập xệ. Những nấm mộ chỉ còn là “số số nấm đất” và còn bi thảm hơn nữa khi chúng hiện lên trong cảnh:
“Thu thảo nhất khâu tàng thử lạc”
(Âu Dương Văn Trung công mộ)
(Một nấm cỏ thu trở thành hang chuột cáo)
“Tịch tịch nhị thời vô tảo tế” (Sở Bá Vương mộ)
(Vắng vẻ hai mùa xuân không ai quét dọn và tế lễ)
“Bia tàn một tự mai hoang thảo” (Liễu Hạ Huệ mộ)
(Bia tàn chữ mất chôn vùi trong cỏ hoang)
“Cổ mộ hoang lương tam xích thu” ( Á Phụ mộ)
(Giữa mùa thu ngôi mộ cổ ba thước trông hiu quạnh)
“Kinh trăn cổ mộ” (Chu Lang mộ)
(Ngôi mộ đầy gai góc)
Không gian xộc xệch ấy gây cảm giác về sự ngắn ngủi, tơi tả của đời người. Đôi khi giật mình nhận ra người ta chưa kịp để lại gì cho trần thế đó mất hút trong sự lãng quên khắc nghiệt, con người khắc khoải vươn lên được vài gang về phía trời cao thì cũng cũng xuống vài đốt ngón tay về phía mộ phần. Phải chăng vì thế mà bậc tiền bối Nguyễn Trãi đó phải đau xót triết luận:
“Mấy kẻ công danh nhàn lẵng đẵng
Mồ hoang cỏ lục thấy ai đâu”
(Bài 121 – Quốc âm thi tập – Nguyễn Trãi)
Thời gian như ngưng đọng trên từng nấm mộ. Lòng người như cũng thêm phần trăn trở, xót xa và cô độc. Tất cả hợp lại tạo thành một bầu khí quyển u ám bao bọc những nấm mộ và bủa vây tâm hồn người. Không gian và thời gian ấy cứ chập chờn, u ám như những thân phận của kiếp phù sinh.
B. NHỮNG “KHOẢNG TRẮNG” TRONG "BẮC HÀNH TẠP LỤC"
Theo quan điểm của lý thuyết phê bình mới, mọi tác phẩm đều dở dang và luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản. Tác phẩm có giá trị phải được kết cấu theo lối “vẫy gọi”, thôi thúc người tiếp nhận đi tìm và lấp đầy những “khoảng trống” mà tác giả bỏ ngỏ. Nếu coi "Bắc hành tạp lục" là chỉnh thể một tác phẩm thì những "khoảng trống", “quãng lặng” mà Nguyễn Du để lại có sức lay gọi rất lớn đối với những ai muốn hiểu Nguyễn Du và "Bắc hành tạp lục" đến cùng kiệt, trọn vẹn. Tìm hiểu những gì mà Nguyễn Du cố tình hay vô thức bỏ rơi, “tẩy trắng” đi trên văn bản ngôn từ là một chiếc chìa trong chùm chìa khóa mở những cánh cửa xâm nhập vào thâm cung nội tâm đầy những lời mời gọi những bí ẩn vô cùng của ông. Có thể một trong những điều khiến Nguyễn Du vĩ đại không chỉ nằm ở những gì ông đã nói, mà ở chính những điều ông khiến chúng ta phải nói.
Thơ là một kinh nghiệm mỹ học, là một cái gì đó để cảm nhận nên nó cũng là một cái gì đó hiển nhiên, tức thời và bất khả định, đôi khi là bất khả giải nữa. Vì vậy chúng ta chỉ nên tiếp cận những địa danh và nhân danh mà Nguyễn Du viết ra bằng lời hay “vô ngôn” như tiếp cận một nỗi niềm, những mong có thể cảm nhận và cảm thông phần nào những đau đớn khắc khoải của bậc tiền nhân.
Hành trình mà Nguyễn Du cùng sứ bộ đi qua có rất nhiều địa danh lớn và có tên tuổi trên bản đồ thuộc các tỉnh Hồ Nam, Yên Kinh, Tầm,…nhưng Nguyễn Du không hề đả động đến. Ông lấp đầy những địa danh lớn ấy bằng những địa danh nhỏ bé đến mức không có nổi chỗ đúng trên bản đồ. Đằng sau tâm thế của sự lựa chọn này là gì? Có thể những địa danh lớn trên không nằm trong vốn kiến văn của Nguyễn Du ? Hay những địa danh lớn ấy không đủ sức mời gọi ông chánh sứ vốn thâm trầm, đa đoan này? Rõ ràng, khi hướng về những địa danh nhỏ bé, cô tịch, tâm hồn vời vợi của kẻ thức sự trong Nguyễn Du như tìm được nơi trú ngụ để nghỉ chân, chia sẻ, dù nỗi lòng ông không vơi bớt nặng nề và khắc khoải.
Đặt chân lên đất nước ngồn ngộn những cám dỗ của non kỳ thủy tú và lớp lớp danh nhân văn hóa đại biểu cho những giá trị, nhưng Nguyễn Du tự giải thoát mình khỏi “bị lạc trong cái thế giới của sự nhìn ngắm thiên nhiên bình lặng, sự ca ngợi những giá trị đạo đức chết cứng” như “hàng trăm bài thơ của một số tác giả” khác [22,31]. Xét toàn bộ "Bắc hành tạp lục", chưa lần nào thấy Nguyễn Du vô cớ “tức cảnh” mà dưới đáy mắt ông không lắng đọng một chiêm nghiệm, triết luận nào đó. Cũng hiếm khi thấy đôi mắt ông nhìn ngắm vạn vật một cách thanh thản, mơ màng và êm dịu như cách nhìn của nhiều ông chánh sứ khác:
“Trường Sa giang thượng hiển yên thanh
Cách ngạn sơn như viễn đại hoành
Thảo sắc tùy đông hàn phá lục
Dao thiên nhất nhạn đới thụ tình”
(Hồ Nam tảo phát trình Hỗ Trai- Lê Quý Đôn)
(Sông Tương khói sớm xanh lơ
Mây ai vệt núi cách bờ dăng ngang
Đông về cỏ biếc úa vàng
Tình thu chiếc nhạn mơ màng trời xa)
Hay nói về việc thăm viếng một địa danh nào đó chỉ là một chuyến đi chơi như Ngô Thì Vị trong “Đề Hoàng Hạc lâu” [ 22, 320], hay như Nguyễn Tông Khuê viết về sông Tiêu Tương; và cũng khó mà tìm thấy lời thơ Nguyễn Du phấn phát, tươi vui như ông chánh sứ Ngô Thì Nhậm với nụ cười hân hoan trong: “Hoản nhĩ ngâm”(Bài ngâm mỉm cười). Khi ngắm nhìn thiên nhiên, Nguyễn Du không có được cái no nê, vô tự lự của Phùng Khắc Khoan:
“Bão khoán hoàng đô cảnh vật thanh” (Công quán tức sự) [ 22 , 116]
(Xem no cảnh vật thanh lịch của đô thành nhà vua).
Cảnh vật, nhân danh và địa danh trong "Bắc hành tạp lục" của Nguyễn Du cứ nặng trịch như bị đổ chì bởi những nỗi niềm thế sự.
Nguyễn Du không đắp lên khuôn mặt thơ của mình phấn sáp của từ chương như nhiều bài thơ bang giao thù tạc mà nhiều ông chánh sứ như ông đã viết nên:
“ An Nam cảnh vật khác Trung Hoa
Không tia bụi vẩn, quang sông núi
Suốt bốn mùa xuân rạng cỏ hoa
Ít bữa ngụ khoai nhiều thóc gạo
Kinh hàng lông dạ chuộng the là
Tuy nhiên có chỗ đồng nhau lắm
Lễ nghĩa văn chương tựa một nhà”
(Đoàn Nguyễn Tuấn - tẩu bút trả lời một người công quán ở Quảng Đông về đất nước Việt Nam)
Nguyễn Du không hoàn toàn tách mình ra khỏi dòng thơ sứ trình khi mà “suốt từ đời Trần đến đời Nguyễn, thơ làm trên đường đi sứ gắn bó với vận mệnh của đất nước, của nhân dân , gắn bó với hiện thực trong nước và phản ánh những đặc điểm của từng thời đại”, nhưng ông không làm thơ như nhiều ông chánh sứ khác khi con người nhà thơ và con người phận vị của họ luôn đi liền với nhau như hình với bóng: “Nhà thơ lúc này làm thơ không chỉ với tư cách cá nhân, nhà thơ lúc này là sứ giả, nghĩa là đại diện cho cả một dân tộc”.Ta thấy trong thơ, hình ảnh ông chánh sứ Nguyễn Du - con người phận vị xã hội – hầu như vắng bóng; khi làm thơ Nguyễn Du trút bỏ toàn bộ chiếc áo khoác đầy hào quang của địa vị xã hội để được trở về với con người nhà thơ đa cảm, đa sầu, đa đoan của mình. Do đó, Nguyễn Du như đó cố tình bỏ rơi, giấu đi chức chánh sứ của mình, thậm chí ông còn cảm thấy khốn khổ, se sắt vì nó:
_“ Lao lạc xuân vô phận
Sa đà lão tự kinh” (Quế Lâm công quán)
(Chiếc thân vất vả không biết đến xuân
Năm tháng lỡ làng thêm sợ tuổi già)
_“Bạch phát thu phong không tự ta”
(Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch)
(Nay đầu bạc chỉ than thở trước gió thu)
_“Vạn lý hương tâm hồ thủ xứ
Bạch vân nam hạ bất thăng đa” (Ngẫu hứng)
(Muôn dặm nhớ quê hương, quay đầu nhìn lại,
Chỉ thấy mây trắng bay về nam nhiều không kể xiết)
_“Hồng Lĩnh mộng trung hoang xạ liệp
Bạch đầu túc tích biến sơn xuyên”(Hàm Đan tức sự)
(Núi Hồng trong mộng vắng những cuộc đi săn,
Đầu bạc mà vết chân còn in khắp núi sông)
_“Vạn lý lợi danh khu bạch phát” ( Từ Châu đạo trung)
(Vì lợi danh, tóc bạc, còn phải rong ruổi vạn dặm)
_“Vu đồ thiên lý chính tư quy
Ba ba bạch phát hồng trần lộ
Nhật mộ đăng cao bi mạc bi” (Tổ Sơn đạo trung)
(Đường quanh nghìn dặm ngao ngán lòng nhớ quê
Giữa đám bụi hồng, làn tóc trắng phau,
Chiều rồi, leo núi, không gì buồn bằng).
Chưa thấy Nguyễn Du hào hứng, cảm thấy vinh dự trong vai trò chánh sứ của mình như Nguyễn Trung Ngạn:
“Quân ân vị hiệu quyên ai báo
Nhất giới ninh từ vạn lý hành”
( Bắc sứ tức khâu ôn dịch) [22 , 65].
( Ơn vua chưa gắng đáp đền được mảy may
Kẻ bề tôi nhỏ mọn này đâu dám từ chối đường đi vạn dặm)
Hay sự hừng hực khí thế của Trần Lộ:
“ Phụng mệnh hoàng hoa thượng thận chiên
Bất từ nan sự sự xu tiên
Tuẫn quốc cụ trung hoài mỹ cập”
( Quá quan thư hoài) [22 , 102].
(Vâng mệnh vua đi sứ, phải rất thận trọng
Việc khó không dám từ mà còn tranh làm trước mọi người
Báo nước tấm lòng cô trung nghĩ sao cho xiết)
Ngược lại, ta thấy Nguyễn Du như bị đầy ải, bị đeo gông bởi cái vỏ áo chánh sứ, bởi “ơn mưa móc” của vua “giáng” xuống:
“Quân ân tự hải hào vô báo
Xuân vũ như cao cốt tự hàn” (Nam Quan đạo trung)
(Ơn vua như bể, chưa báo đáp mảy may,
Mưa xuân thấm nhuần như mỡ mà mình cảm thấy lạnh buốt tận xương)
Đây là một lần hiếm hoi trong dặm dài sứ trình mà Nguyễn Du nhắc đến ‘quân ân”. Nhưng nhắc đến ơn vua mà Nguyễn Du như phải cắn chặt hai hàm răng để bớt đi cái cảm giác lạnh run người, buốt thấu xương tủy. Hơn bao giờ hết, ông cảm nhận thấy và vật chất hóa một cách rõ rệt sự nghiệt ngã của cái gọi là “quân ân”. Có lẽ Nguyễn Du là một trong số ít người đủ lớn để không vuốt ve, tự hào về địa vị xã hội của mình.
Không phải đợi đến khi cách biệt quan san ngàn dặm, ngay từ khi được thăng làm Đông các đại học sĩ, ý thức rõ ràng rằng bên cạnh đỉnh cao luôn là vực sâu, Nguyễn Du đã thấm thía sức nặng của ơn vua:
“Thập niên hứa quốc quân ân trọng
Thiên lý ly gia lữ mộng trì”
(Đại tác cửu thú tư quy–Nam trung tạp ngâm)
(Mười năm dâng mình cho nước vì ơn vua nặng
Xa nhà nghìn dặm giấc mộng lữ hành kéo dài)
Thế nên Đoàn Nguyễn Tuấn mới nhận ra ở Nguyễn Du “Chung đỉnh tiền triều mộng diệc dung” (Miếng đỉnh chung của tiền triều cũng chẳng buồn mơ đến nữa).
Với cảm thức như vậy, Nguyễn Du rất ít viết về các đấng minh quân, nếu co, cũng chỉ là ca ngợi công lao “nhất trung tâm pháp khai quần đế” (Đế Nghiêu miếu). Ông vua của Nguyễn Du hiện lên “chỉ mang tính chất là một sự việc trung tính chứ không phải là một điểm nhìn ngóng đợi, niềm tin bao hàm cả ý thức khuyên răn, nhắc nhở hay vua xuất hiện như một cái gì đó nhà thơ muốn tránh mà không tránh được vì nơi nơi đều là đất của vua:
“Mạc xướng thiên nhai thán luân lạc
Hà Nam kim thị đế vương chu”( Tân thu ngẫu hứng)
( Chớ nh ìn cuối trời mà than thở lu ân lạc
Phía nam sông này là đất vua )
(…) Những lần Nguyễn Du nhắc đến vua chủ yếu là các ông vua gắn với sự tích, các nhân vật văn hóa - lịch sử Trung Quốc với tính chất chỉ là sự kiện”[ 7 ]. Cuộc viếng thăm bậc Đế Nghiêu của Nguyễn Du không tìm được sự thanh thản của một cuộc dạo chơi như Phạm Sư Mạnh:
“Khổng miếu, Nghiêu đô cung phỏng lãm” (Tống Minh sứ quốc)
(Miếu Không kinh đô Nghiêu là nơi tôi đên thăm chơi)
Hơn nữa ông chưa từng một lần mơ ước về một xã hội lý tưởng “Nếu như ở thế kỷ XV, Nguyễn Trãi cũng đặt nhiều hi vọng, niềm tin lãng mạn vào mô hình xã hội Nghiêu Thuấn thì ở thế kỷ XVIII Nguyễn Du là con người tỉnh mộng” [7 , 42]. Điều này xuất phát từ thực tiễn việc dù Nguyễn Du làm quan cho nhà Nguyễn được trọng vọng nhưng trong ông như có một cái gì đó chán triều Nguyễn. Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh cho rằng tâm sự của Nguyễn Du những năm làm quan dưới triều Nguyễn là tâm sự của bầy tôi phải thờ hai vua. Nhưng thử nhìn lại tình hình chính sự u ám thời Nguyễn Du với những sự kiện không thể những cũng không dám nhớ đến mới hểu được thâm căn của sự “tỉnh mộng” ấy. Làm quan đến chức “Đông các cần chánh điện đại học sĩ”, là một trong “tứ trụ triều đ ình”, hơn ai hết và hơn bao giờ hết, Nguyễn Du hiểu được tình hình chính sự mục ruỗng, hổ lốn của thời đại ông. Hơn nữa lại là một ông quan mang nặng nỗi trăn trở thế sự, thế nên ông đặc biệt nhạy cảm với cảnh “Thương hải biến vi tang điền” và ông sớm nhận ra chân lý “Cổ kim vị kiến thiên niên quốc” (Xưa nay chưa từng thấy triều đại nào ngàn năm). Do đó “ khó mà tìm thấy ở một người mang cái cảm quan về cuộc đời như vậy một sự trung thành vô vọng và nhàm chán đối với một triều đại mà ông ý thức được rằng “nhất khứ bất phục phản”. “Duy chỉ có một điều, phát lộ từ rất sớm và đeo đẳng theo ông mãi đến lúc chết, trong cả cái chết: tâm lý chán nản, mệt mỏi, một cái nhìn thấm đẫm sắc thái bi quan trước mọi sự, trước mọi diễn biến” [ 15 , 110].
V ì thế, khó mà t ìm thấy được sự hào hứng tự nguyện hay khát vọng “xốc lại”, “hâm nóng lại lòng trung” trong thơ Nguyễn Du như Nguyễn Tr ãi từng say sưa:
“Tôi ngươi hết tấc lòng trung hiếu” ( Bài 110- Quốc âm thi tập)
“Tôi ngươi th ì một lòng trung hiếu” (Bài 93- Quốc âm thi tập)”
“Bui c ó một lòng trung liễn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”(Bài 69-Quốc âm thi tập)
Dù thực lòng nguội lạnh hay tỏ vẻ hờ hững với cương thường, trung hiếu, Nguyễn Du cũng vẫn chỉ là một nguời lạc lõng giữa cái rừng nho đang suy vong tận độ ấy:
“Tri giao quái ngã sầu đa mộng
Thi ên hạ hà nhân bất mộng trung” (Thanh Hiên thi tập)
(C ác bạn th ân trách ta sao hay buồn và hay mơ mộng
Nhưng thiên hạ ai là người kh ông ở trong mộng?)
Ông đau đớn cố giết chết mọi khát vọng giờ đã không “hợp thời” của m ình:
“Bình sinh dĩ tuyệt vân tiêu mộng
Phạ kiến bàng nhân vấn vũ mao”
(Ngẫu thư công quán bích – Thanh Hiên thi tập)
(Bình sinh đã dứt hẳn giấc mộng lên tầng mây cao
Sợ người xung quanh hỏi lông cánh ở đâu mà bay)
Khát vọng giờ đó trở thành nỗi tuyệt vọng. Thấu hiểu bi kịch của những con người ôm mối cô trung, Nguyễn Du càng thấm thía cái đáng sợ của sự suy vi, tổng khủng hoảng của Nho giáo và của x ã hội, và nỗi tuyệt vọng vào nhân tình thế thái. Nỗi đau của người thức sự ông đã thấm thía từ giai đoạn “dưới chân núi Hồng” (1796-1802):
“Tứ hải phong trần gia quốc lệ” (Mi trung mạn hứng)
(Bốn bể gió bụi, nghĩ t ình nhà việc nước mà rơi lệ)
dẫn đến việc: “Giam mặc tàng sinh lão bệnh dư”
(Thân già yếu nên yên lặng để giữ m ình – Tạp thi)
rồi đến:
“Loạn thế toàn sinh cửu u ý nhân
Lưu lạc bạch đầu thành để sự” ( U cư – Thanh Hiên thi tập)
(Gặp đời loạn vì muốn giữ toàn sinh mệnh nên luôn luôn sợ người ta
Ở đất khách, giả vụng để đề phòng thói tục)
Nguyễn Du đã giật mình bừng thức để thương cho thân phận mình, tự cảm thông một cách xót xa với chính mình như nàng Kiều “Giật mình mình lại thương mình xót xa”. Nguyễn Du phải lặng lẽ, âm thầm vĩnh biệt chính con người tự nhiệm, khát vọng văn chương của mình. Khi mà liều lượng của cái xấu quá cao, vượt quá mức đề kháng của x ã hội, của con người tất dẫn đến sự xuống cấp, tàn tạ của cái thân xã hội vốn ủ trong mình bao mầm bệnh, kéo theo sự vụn vỡ của lý tưởng của con người về mô h ình xã hội nho giáo.
Những mảnh vỡ ấy như những mảnh thủy tinh sắc nhọn găm vào những trái tim lớn lao đang trăn trở với nỗi đau thế sự thường trực. Ông chánh sứ như đang âm thầm nuốt nghẹn những cảm xúc làm rát bỏng lòng người.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần một lượng căng thẳng nào đó, phải luôn thấy thiếu một cái gì đó để mà trăn trở, để mà tìm cách bù đắp, kiếm tìm cái khác thay thế cho sự hụt hẫng đó. Nguyễn Du đó tạo ra sự hẫng hụt, "khoảng trống" đó bằng chính những gì ông “lờ” đi, ông cố che giấu bằng vẻ lạnh lùng của một chính khách, để rồi đơn độc ôm đồm nỗi đau to lớn, khủng khiếp của bao thời đại, bao thế hệ.
Vì thế, để hiểu Nguyễn Du ở những tầng sâu nhất của tâm hồn ông, người tiếp nhận phải trang bị “khả năng đọc được trong những dấu vết câm lặng (…) một dãy biến cố mạch lạc” [1, 191] trong những "khoảng trống", quãng lặng mà Nguyễn Du để lại cho hậu thế cho người tiếp nhận phải động não, phải xắn tay lên mà khai quật những tầng nghĩa chôn sâu dưới từng ký tự. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể nhận thấy sức mạnh của tiếng nói nội tâm đang cựa quậy, phá tung những rào cản của ngôn ngữ để phát ra tiếng vọng vô ngôn thống thiết từ tâm can người có “đôi mắt thấu suốt sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.
Những gì Nguyễn Du không thổ lộ trên trang giấy là những điều không có gì xa lạ với nhà nho, đặc biệt là với một nhà nho “duyệt thế phương tri” như ông. Chúng như đã lặn sâu vào tiềm thức, vào miền bất khả tri của tâm hồn ông. Có thể đây cũng chính là một trong vô vàn ẩn ức mà “thốn tâm vô dữ ngữ” của Nguyễn Du khiến tâm hồn ông luôn ở trong tình trạng “vô hạn thương tâm”. Đằng sau những điều “không nói ra không được” là cả nỗi khổ sở, vật vã của tâm hồn đang phải mang vác những vấn đề không được, không thể, không muốn nói ra. Hầu hết những lời vô ngôn ấy là những nỗi chán chường đã lên đến mức đỉnh điểm của sự thất vọng và đổ vỡ. Những mảnh vỡ vô hình ấy chứa đựng bao nỗi đau khổ và ẩn ức của một người đã chán chường, dửng dưng trước nỗi đời. Mà muốn trở thành kẻ chán chường mọi thứ thì phải đi rất nhiều nơi và biết rất nhiều cảnh đời. Và Nguyễn Du đã có được tất cả những điều đó.
PHẦN KẾT LUẬN
Nhân danh và địa danh với những hàm lượng nghĩa và ý nghĩa văn hóa - lịch sử đậm đặc ấy là nơi nhạy cảm và chứa đựng nhiều sự kiện mỹ học của tập "Bắc hành tạp lục".
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng chuyến Bắc sứ này là một cơ hội để Nguyễn Du chiêm nghiệm lại tình hình lịch sử của nước mình và những nhân vật lịch sử Trung Quốc cũng là một phương tiện tác địa để Nguyễn Du “mượn chén rượu người tưới bụi trần trong lòng mình”. Nguyễn Lộc giải thích về “hiện tượng” "Bắc hành tạp lục" đạt được nhiều sự đồng thuận: “viết được nhiều, một phần là vì những vấn đề xã hội trước đây nhà thơ mới cảm biết một cách lờ mờ, thì bây giờ cuộc sống giúp nhà thơ nhận thấy rõ nét. Phần nữa là vì đi ra nước ngoài, nhà thơ có thể mượn nhiều đề tài lấy từ lịch sử và hiện đại của người để nói những điều ông mong muốn nói về nước mình, tránh được sự công kích hay trả thù của triều đình phong kiến lúc ấy” [24, 194- 195]. Hay như cách Hoài Thanh cảm nhận thấy “Nguyễn Du đã mượn những sự tích, những nhân vật của Trung Quốc để phát biểu về cuộc sống theo như Nguyễn Du nhìn thấy và cảm thấy, nghĩa là trước hết về cuộc sống trên đất nước Việt Nam, nhưng lại không tiện nói ra bằng sự tích và nhân vật Việt Nam. Vả chăng trong tình hình hồi bấy giờ có lẽ Nguyễn Du không thấy có gì khác nhau lắm giữa hai nước” [11, ].
Viết "Bắc hành tạp lục" “khi đó đứng tuổi, làm quan đến chức trọng thần, làm chánh sứ sang Trung Quốc, có dịp bình tĩnh hơn để nhìn lại mọi sự”[ 18 ], Nguyễn Du đã khéo léo mượn tên lịch sử để ký thác những tâm sự, những vấn đề của thời đại mình vào thơ. Ta thấy tình thế chính trị đen tối, hổ lốn và bi đát của thời đại Khuất Nguyên, Giả Nghị, Kinh Kha, Tỉ Can,… có cái gì đó gần gũi với cảnh nhốn nháo của việc mua quan bán tước hay sự suy vong của những thang bậc giá trị xã hội thời Nguyễn. Bi kịch của con người có khát vọng vĩ đại nhưng bất thành Khuất Nguyên cũng có nhiều sự tương đồng với hành động tự chôn mình của Lý Trần Quán…..
Bi kịch của những con người tự nhiệm traỉ suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc cũng như phả lại vào những con người Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Cao Bá Quát,… và để lại ít nhiều trong con người Nguyễn Du.
Bi kịch và quan niệm văn chương của những bậc thi nhân nổi danh Trung Quốc như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Âu Dương Tu, Khuất Nguyên,… như có sự gần gũi, tương đồng nhiều lắm với con người và cuộc đời nhà thơ Nguyễn Du. Dường như qua những gì mà bậc tiền bối đó trải nghiệm và trả giá, Nguyễn Du tìm thấy nhiều phần của con người mình trong ấy, để rồi tự chiêm nghiệm, đúc rút thành những bài học thấm thía, xót xa.
Hẳn khi rút ra những triết luận sắc - tài- mệnh tương đố từ thân phận những danh nữ Trung Quốc, Nguyễn Du cũng đó thấu hiểu nỗi đau khổ, oan ức mà người phụ nữ trên đất nước ông cũng phải gánh chịu từ bao đời. Thế nên triết luận này mới trở đi trở lại trong thơ ông, và được kêu lên thê thiết, đau xót nhất trong “Truyện Kiều”:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Và có lẽ điều mà Nguyễn Du “không tiện nói ra bằng sự tích và nhân vật Việt Nam” nhất nằm tập trung ở mảng viết về các nhân danh “phản diện”. Ở đó, ông đã lội ngược dòng so với luồng tư tưởng nho giáo tuy đã rệu rã nhưng vẫn đủ sức để nhấn chìm bất cứ cái g ì dám đối lập lại với nó.
Về tất cả các nhân danh, địa danh được nhắc đến dưới góc nhìn văn hóa - lịch sử, không loại nhân vật nào trả lời được nỗi “hận sự thiên nan vấn”, và dường như ở Nguyễn Du có sự “ nhập” vào, không nhiều thì ít, những nét của cuộc đời của hầu hết các loại nhân vật đó.
Mỗi đời người đều chứa đựng bao nhiêu vấn đề thuộc về đau khổ và hạnh phúc, bao việc và vấn đề của “cõi người ta”. Với Nguyễn Du, một năm đi sứ cũng đã đủ cho ông thấm nỗi đau của bao nhiêu số phận bị nhào nặn bởi bàn tay phàm tục của cái mà người ta vẫn gọi là “mệnh”. Hoàn tất sứ mệnh vào tuổi bốn mươi tám tuổi, nhưng Nguyễn Du đã quá già, quá đủ đau khổ vì dường như ông mang trên vai gia tài đồ sộ của hàng triệu nỗi buồn.
Vầng trán đồ sộ của Nguyễn Du suy ngẫm về thế sự bằng nỗi đau thường trực. Ở đây, nỗi đau ấy được thể hiện bằng nhu cầu triết luận về các vấn đề chính trị và về tâm hồn con người qua các địa văn hóa - lịch sử : tên đất, tên người. Xin mượn câu nói nổi tiếng của nhà văn A.de Mussé để diễn tả tâm trạng của Nguyễn Du trong tình cảnh lịch sử, chính trị thời bấy giờ: “Thời gian vô thủy vô chung là cái tổ đại bàng rất lớn, từ trong đó tất cả các thế kỷ như những đại bàng non, đã cất cánh bay ra để xuyên qua bầu trời và biến mất”. Nhưng đến thế kỷ Nguyễn Du, nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, “đến lượt mình, đã lần ra được đến mép rìa của tổ, nhưng người ta đã cắt đôi cánh của nó đi rồi, và nó đứng chờ chết mà nhìn khoảng không gian mà nó không lao vào được”.
Ít dùng điển mà vẫn nói lên trọn vẹn, sâu sắc và hàm súc những trăn trở lẫn bất mãn mà các nhân vật và bản thân mình phải mang, Nguyễn Du đã góp phần lạ hóa cách nói “bình dân” giữa rừng văn chương bác học ngồn ngộn điển tích, điển cố đương thời. Quả là Nguyễn Du “hầu như là người duy nhất không nói cái người khác đó hay sẽ nói và cũng không nói bằng ngôn ngữ giống người khác” [ 24].
Cùng với từng bước chân trên hành trình vạn dặm, hành trình tâm trạng của Nguyễn Du cũng gập ghềnh theo từng khúc quanh của các bi kịch, bi kịch này nối tiếp, chồng xếp lên bi kịch khác, như gọi theo nhau bám lấy tâm hồn đa cảm, đa đoan của Nguyễn Du. "Bắc hành tạp lục" đã đi qua và xâu chuỗi những bi kịch lớn của con người, đồng thời Nguyễn Du cũng lập được hành trình tâm trạng của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhân danh và địa danh trong Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử.doc