Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi lên Hà Nội kiếm sống

MỤC LỤC I/Sơ qua lịch sử vấn đề nghiên cứu: Đã từ lâu vấn đề di dân được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Nó được mô tả như một phần không thể thiếu của quá trình nghiên cứu. Herry Reempen (1996) đã cho rằng : di dân nông thôn đến thành thị là nguồn nhân lực chủ yếu cung cấp cho khu vực kinh tế chính thức. Ronald Skedon (1997) nhận định rằng: di dân nông thôn thành thị là yếu tố thực sự có thể giúp giame tỉ lệ nghèo đói ở nông thôn. Đặc biệt gần đây ông cho rằng : xu hướng di dân Châu Á _ Thái Bình Dương là sự gia tăng dân số ở tất cả loại hình chủ yếu (bao gồm di dân trong nước và di dân quốc tế ), ông cho rằng nguyên nhân đằng sau xu thế này là quá trình toàn cầu hóa. Lim Oishi Nana (1996) chỉ ra rằng di dân quốc tế đang có xu hướng phụ nữ hóa, đặc biệt là ở các nước Châu Á. Hơn thế nữa phụ nữ đang phải đối mặt với luật lệ và các cản trỏ xã hội, phân biệt giới và bóc lột ở cả những nước tiếp nhận và gửi đi. Thực tế là như vậy, khi xem xét các nghiên cứu về di dân thì dường như phụ nữ chưa được đề cập đến một cách đầy đử, có 3 lý do cơ bản sau: thứ nhất : số liệu thống kê về di dân ở những cấp hành chính nhỏ như làng xã, thôn hoặc tổ phường phản ánh về tình trạng di dân ở thành thị lại rất ít hoặc ít khi đựoc thống kê. Thứ 2 ; Các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng di dân lâu dài hơn là đối tượng di dân tạm thời mà phụ nữ tham gia chủ yếu. Thứ 3 : đối tượng di dân phụ nữ thường được miêu tả trong các nghiên cứu “di dân đồng hành” ( UN Serctial và Bilsbrrrow, 1993 và Moraskovic, 1984) hơn là một thể di dân độc lập. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu di dân có những mối liên hệ nào với phụ nữ và tại sao phải nghiên cứu di dân nữ một cách độc lập? Đề tài phụ nữ ngoại tỉnh bán hàng rong là một đề tài rộng lớn và cong nhiều mới mẻ, trong phạm vi nhỏ bé của cuộc nghiên cứu này tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ đó là “Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi lên hà Nội kiếm sống”. 2. Lý do chọn đề tài : Tình trạng phụ nữ ngoại tỉnh lang thang bán hàng rong là một hiện tượng tất yếu của quá trình công nghiệp hóa _ hiện đại hóa _ hiện đậi hóa hiện nay ở nước ta nói riêng và những nước đang phát triển nói chung. Đây cũng được xem là một nỗi lo ngại của công tác quản lý đô thị. Nó nảy sinh trước tình trạng thiếu lao động giản đơn ở thành phố, dư thừa lao động ở nông thôn. Đặc biệt là mức thu nhập bình quân giưũa thành thị và nông thôn. Và vì vậy thnhf thị trở thành điểm hấp dẫ cho những lao động dư thừa ở nông thôn, đặc biệt là đối với phụ nữ nông thôn_ những người luôn sẵn tính chịu thương, chịu khó, nhẫn nại. Mặt khác, cuộc sống của người di dân, quan hệ xã hội, khả năng thích ứng và hòa nhập của họ tại các thành phố lớn cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Đặc biệt, phụ nữ được xem là nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong xã hội đô thị. Họ đang thm gia vào các công việc khác nhau trong các khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế nhà nước. Công việc của họ đang góp phần sản xuất ra của cải vật chất cho xã hộivà cung cấp một số dụng cụ cho cư dân đô thị. Tuy hiên, việc nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi đối với thị trường bán rong còn nhiều bất cập cần được nghiên cứu, tìm hiểu.

pdf41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi lên Hà Nội kiếm sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi lên Hà Nội kiếm sống.pdf