MỤC LỤC
Trang.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Khách thể nghiên cứu
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2. Khách thể nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức
1.1.1. Nhận thức là gì?
1.1.2. Các giai đoạn nhận thức
1.1.3. Vài nét về đặc điểm nhận thức của sinh viên
1.2. Ma túy
1.2.1. Khái niệm về ma túy
1.2.2. Nguồn gốc của các chất ma tuý
1.2.3. Phân loại ma tuý
1.2.4. Một số chất ma tuý thường gặp
1.2.5. Tác hại của ma tuý
1.2.6. Khái niệm nghiện ma tuý
1.2.7. Một số biểu hiện của người nghiện ma tuý và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
1.2.8. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý
1.2.9. Biện pháp phòng, chống ma túy
1.3. Nhận thức về vấn đề ma tuý
1.3.1. Nhận thức về khái niệm ma tuý
1.3.2. Nhận thức về tác hại của ma tuý
1.3.3. Nhận thức về dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
1.3.4. Nhận thức về nguyên nhân gây nghiện ma tuý
1.3.5. Nhận thức về các biện pháp phòng, chống ma tuý
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VỀ VẤN ĐỀ MA TUÝ
2.1. Vài nét về khách thể điều tra
2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về vấn đề ma tuý
2.2.1. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về sự cần thiết phải hiểu biết về ma tuý
2.2.2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về khái niệm ma tuý
2.2.3. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về các chất ma tuý
2.2.4. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về tác hại của ma túy
2.2.5. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
2.2.6. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý
2.2.7. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về các biện pháp phòng, tránh ma tuý.
2.3. Các nguồn thông tin giúp sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN có hiểu biết về ma tuý
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
2. Ý kiến đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TẬP HÌNH ẢNH MỘT SỐ CHẤT MA TÚY THƯỜNG GẶP
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hơn 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng với sự nỗ lực to lớn của toàn dân, công cuộc đổi mới đất nước đã được thực hiện thành công và đem lại cho đất nước một bộ mặt mới, đó là: Kinh tế, văn hoá, xã hội đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, nền kinh tế thị trường còn chứa đựng nhiều mặt trái và làm nảy sinh hàng loạt những vấn đề xã hội phức tạp, gây khó khăn, cản trở cho đất nước về mọi mặt.
Một trong những vấn đề xã hội khiến nhiều người quan tâm và đáng lo ngại nhất hiện nay là tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng. Ma tuý xâm nhập vào tất cả các quốc gia trên thế giới, trở thành hiểm hoạ của xã hội, đe doạ sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Các tổ chức chính quyền, cơ quan, đoàn thể xã hội đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng của tệ nạn ma tuý. Đầu năm 1990, cộng đồng quốc tế đã triển khai “Cuộc chiến chống đại dịch ma tuý trên toàn cầu” nhưng tệ nạn ma tuý vẫn tăng mạnh theo từng năm. Nhiều nước ở phương Tây đã trải qua thời kỳ “đại dịch tiêm chích ma tuý” trong những năm cuối thập kỷ 60 và kéo dài tới thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX.
Tại Việt Nam, ma tuý cũng là vấn đề gây nhức nhối toàn xã hội và đang thâm nhập vào thế hệ trẻ theo chiều hướng gia tăng.
Đến cuối năm 2009, cả nước có tới 146.000 người nghiện ma tuý, trong đó có 70 % người nghiện ma tuý trong độ tuổi thanh niên (http://phapluattp.vn/, truy cập ngày 20 / 11 / 2010). Người ta đã sử dụng cụm từ “Ma tuý học đường” một cách phổ biến để nói lên tình trạng lạm dụng ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay.
Tệ nạn ma tuý gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng với người nghiện, với gia đình và là hiểm hoạ của toàn xã hội: Nó làm biến dạng các quan hệ xã hội, thay đổi các định hướng giá trị theo chiều hướng tiêu cực, làm suy giảm đạo đức, nhân cách của con người, làm gia tăng bạo lực, tham nhũng và gây mất trật tự an toàn xã hội.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý. Một trong số đó phải kể đến nguyên nhân về nhận thức. Số người nghiện ma tuý là thanh niên, sinh viên chiếm tỉ lệ cao, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu kỹ năng sống, không nhận thức được đầy đủ tác hại của ma tuý.
Sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm nói chung và sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên nói riêng, mặc dù được trang bị những tri thức cơ bản về ma tuý, tác hại của ma tuý và cách phòng tránh ma tuý qua một số môn học nhưng không phải ai cũng có nhận thức đầy đủ, đúng đắn.Vẫn còn nhiều sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề ma tuý.
Trước tệ nạn ma tuý đang là một hiểm hoạ xã hội, chúng ta không thể thờ ơ mà phải hành động để xây dựng một môi trường xã hội nói chung và môi trường Sư phạm nói riêng trong sạch, lành mạnh. Vì vậy, cần giúp sinh viên có những hiểu biết đúng đắn về ma tuý, để bảo vệ bản thân và góp phần tích cực vào việc bài trừ ma tuý ra khỏi cuộc sống.
Kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của những đề tài trước cùng với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý” để nghiên cứunhằm góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý, từ đó giúp sinh viên có kỹ năng phòng, tránh ma tuý.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý. Trên cơ sở đó, đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề ma tuý và cách phòng tránh ma tuý.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành điều tra 115 sinh viên của 2 lớp: Lớp Giáo dục thể chất - K 44B, Lớp Giáo dục thể chất - K45C, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Cụ thể là:
- 45 sinh viên lớp Giáo dục thể chất - K44B.
- 70 sinh viên lớp Giáo dục thể chất - K45C.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề ma tuý và cách phòng tránh ma tuý.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ma tuý là một vấn đề rộng lớn và phức tạp nên trong phạm vi của một đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi chỉ nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau:
- Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về khái niệm ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về các chất ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về tác hại của ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng, chống ma túy.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tham khảo các tài liệu, giáo trình Tâm lý học, Giáo dục học, các báo, luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, trò chuyện với sinh viên để thu thập thông tin, làm rõ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng Anket: Chúng tôi xây dựng một hệ thống câu hỏi đóng và mở, tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về vấn đề ma tuý.
* Nhóm phương pháp toán học
Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu thu được, đảm bảo tính khách quan của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng Anket là phương pháp chủ yếu, các phương pháp khác đóng vai trò bổ trợ.
103 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7981 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong việc phòng, tránh ma túy.
Ma túy là một vấn đề của toàn xã hội vì những ảnh hưởng của ma túy đối với xã hội là rất lớn. Sau đây chúng tôi tiến hành phân tích kết quả điều tra nhận thức của sinh viên về tác hại của ma túy đối với kinh tế - xã hội.
2.2.4.3. Nhận thức của sinh viên về tác hại của ma túy đối với kinh tế - xã hội
Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi sau: “Theo bạn, ma tuý có ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế - trật tự xã hội?”. Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 4.2: Nhận thức của sinh viên về tác hại của ma túy đối với kinh tế - xã hội
STT
Tác hại của ma túy đối với kinh tế - xã hội
Ý kiến sinh viên
SYK
%
1
Gây mất trật tự an toàn xã hội
98
85,2
2
Làm gia tăng nhiều tệ nạn xã hội
56
48,7
3
Ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục của dân tộc
32
27,8
4
Làm gia tăng tai nạn giao thông
3
2,60
5
Gây thiệt hại lớn về kinh tế: Chi phí xã hội cho công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy lớn
45
39,1
6
Làm suy giảm lực lượng lao động của xã hội
62
53,9
7
Tất cả các ý kiến trên
113
98,3
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Hầu hết sinh viên 113/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 98,3%) đã nhận thức đúng được tác hại của ma túy đối với kinh tế - xã hội. Cụ thể:
+ 98/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 85,2%) cho rằng ma túy ảnh hưởng tới xã hội, “gây mất trật tự an toàn xã hội”. Ma túy kéo theo nạn trộm cắp, giết người cướp của, vi phạm trật tự công cộng.
+ Có 62/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 53,9%) cho rằng: Tác hại của ma túy đối với xã hội là ma túy “Làm suy giảm lực lượng lao động của xã hội”. Thanh thiếu niên là nguồn lực lao động đông đảo và chủ yếu của xã hội nhưng thực tế cho thấy rất nhiều người nghiện trong độ tuổi thanh thiếu niên. Điều đó ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của nguồn lao động trong xã hội.
+ Có 56/115 sinh viên cho rằng ma túy là nguyên nhân “Làm gia tăng nhiều tệ nạn xã hội”. Những tệ nạn xã hội có liên quan đến ma túy đó là: Mại dâm, cờ bạc, đua xe...
+ Có 45/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 39,1%) cho rằng : Ma túy “Gây thiệt hại lớn về kinh tế: Chi phí xã hội cho công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy lớn”. Trong những năm gần đây, cùng với HIV/AIDS, ma túy đã và đang trở thànhh một đại dịch nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của con người. Ma túy không chỉ là hiểm họa của mỗi quốc gia mà còn là nỗi kinh hoàng của toàn nhân loại. Hàng năm, thế giới phải tiêu phí hàng trăm tỷ USD cho việc sản xuất, tiêu thụ các chất ma túy và bên cạnh đó là hàng nghìn tỷ USD cho việc phòng, chống ma túy.
+ Có 32/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 27,8%) cho rằng ma túy và tình trạng nghiện ma túy có “Ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục của dân tộc”. Nhận thức được điều này là rất đáng khích lệ.
+ Có 3/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 2,6%) cho rằng tác hại của ma túy là “Làm gia tăng tai nạn giao thông”. Thực tế, có rất nhiều trường hợp sau khi sử dụng ma túy, người sử dụng gây nên những tai nạn giao thông nghiêm trọng do không làm chủ được tốc độ.
Tóm lại: Phần lớn sinh viên đã có những nhận thức đúng đắn về tác hại của ma túy. Tuy nhiên, còn một số sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này nhưng chúng ta có thể khắc phục những hạn chế này nếu quan tâm hơn đến công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy cho sinh viên.
2.2.5. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
- Một trong những biện pháp hạn chế tình trạng gia tăng số người nghiện ma túy đó là sớm phát hiện người nghiện ma túy để có biện pháp giúp họ cai nghiện. Để làm được điều đó thì mỗi chúng ta cần sớm nhận thức được người có biểu hiện nghiện ma túy. Chúng tôi đã tiến hành điều tra nhận thức của sinh viên về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy qua câu hỏi: “Bạn hãy cho biết những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý?”. Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 5: Nhận thức của sinh viên về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy
STT
Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy
Ý kiến sinhviên
SYK
Tỷ lệ %
1
Hay tụ tập với những người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành
7
6,08
2
Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người
17
14,8
3
Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, nói dối, hay cáu gắt
4
3,50
4
Người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động và vệ sinh cá nhân
43
37,4
5
Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng
32
27,8
6
Trong túi, phòng ở thường có giấy bạc, bật lửa ga, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói heroin...
88
76,5
7
Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, mặt trên khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ
85
73,9
8
Sức khỏe giảm sút rõ rệt, thường xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm
94
81,4
9
Ý kiến khác
1
0,87
Kết quả điều tra cho thấy:
Phần lớn sinh viên đã nhận thức được một số dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy. Cụ thể:
+ Có 94/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 81,4%) lựa chọn dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy là: “Sức khỏe giảm sút rõ rệt, thường xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm”. Nhận thức được như vậy là đúng nhưng chưa đủ. Thực tế, một người nghiện ma túy thường bị suy giảm sức khỏe, có những dấu hiệu mệt mỏi, uể oải kèm theo những biểu hiện khác. Những dấu hiệu này là hậu quả do sử dụng ma túy thường xuyên, các chất độc hại trong ma túy tác động đến thể chất của người nghiện tạo nên. Tuy nhiên, không thể khẳng định tất cả những người có biểu hiện như trên đều là người nghiện ma túy. Chúng ta cần giúp sinh viên nhận thức được điều này.
+ Có 88/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 76,5%) lựa chọn dấu hiệu “Trong túi, phòng ở thường có giấy bạc, bật lửa ga, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói heroin...”. Do người nghiện ma túy bị lệ thuộc vào các chất ma túy và luôn ở trong trạng thái “thèm muốn” ma túy nên khi để ý một người nghiện, chúng ta thấy trong người hoặc nơi ở của họ có những thứ phục vụ cho việc hút, hít ma túy. Tuy nhiên, để khẳng định chính xác một người nghiện ma túy mà chỉ dựa vào dấu hiệu trên thì chưa đủ, chúng ta cần theo dõi thêm trong một thời gian và căn cứ vào nhiều dấu hiệu hơn như: Căn cứ vào cử chỉ, hành vi và biểu hiện sức khỏe...
+ Có 85/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 73,9%) lựa chọn dấu hiệu “Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, mặt trên khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ”. Sử dụng ma túy diễn ra bằng nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất là tiêm chích ma túy nên quan sát ở người nghiện ma túy thường có nhiều dấu kim tiêm ở tay, chân.
Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu thường thấy nhất ở người nghiện ma túy cho nên đa số sinh viên nhận thức được điều này. Những phóng sự, bộ phim hay những chương trình về tệ nạn ma túy thường xây dựng hình ảnh người nghiện ma túy với những dấu hiệu đó. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào một vài dấu hiệu trong số những dấu hiệu trên mà khẳng định một người nghiện ma túy thì chưa chính xác. Khi quan sát thấy những người nào có dấu hiệu như vậy thì trước hết cần quan tâm, chú ý theo dõi để phát hiện sớm người nghiện ma túy và có biện pháp điều trị cho họ kịp thời.
Kết quả điều tra cho thấy, đa số sinh viên chỉ căn cứ vào một số ít dấu hiệu để khẳng định một người nghiện ma túy. Điều này nói lên nhận thức của sinh viên còn phiến diện, một chiều. Vì vậy, nhà trường cần có biện pháp giúp sinh viên khắc phục những hạn chế này trong nhận thức.
Những dấu hiệu khác để nhận biết người sử dụng ma túy mà rất ít sinh viên nhận thức được như :
+ “Hay tụ tập với những người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành” với 7/115 ý kiến lựa chọn (chiếm 6,08%). Do ma túy chi phối cả về thể chất lẫn tinh thần nên người nghiện không có khả năng làm việc linh hoạt, đầy đủ như người bình thường mà chỉ thích tụ tập để hút hít ma túy. Đây là một trong số rất nhiều biểu hiện của người nghiện ma túy nhưng không phải ai có biểu hiện này đều là người nghiện ma túy.
+ “Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người” với 17/115 ý kiến lựa chọn (chiếm 14,8%). Người nghiện ma túy thay đổi về tính tình, thường xa lánh mọi người, kể cả người thân. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đặc điểm này mà phán đoán người bị nghiện thì chưa đủ vì không phải người nào ở thích một mình, xa lánh bạn bè cũng là người nghiện ma túy. Dấu hiệu này có thể có ở người nghiện ma túy nhưng cũng có thể không có ở người nghiện. Thực tế cho thấy, một số người nghiện vẫn hòa đồng, vui vẻ với mọi người xung quanh để che giấu việc mình bị nghiện. Khi gia đình và mọi người phát hiện ra người đó bị nghiện thì đã quá muộn. Vì vậy, khi nhận thức về các dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, sinh viên cần căn cứ vào nhiều dấu hiệu để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
+ “Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, nói dối, hay cáu gắt” với 4/115 ý kiến lựa chọn (chiếm tỷ lệ 3,5%). Ngoài ra, người nghiện ma túy còn hay có những hành động lén lút. Có những trường hợp, ta không thấy người đó có biểu hiện lo lắng, bồn chồn, hay cáu gắt nhưng họ lại bị nghiện ma túy và ngược lại, có nhiều người thường có tâm trạng lo lắng, bồn chồn, hay cáu gắt nhưng họ lại là người bình thường, không bị nghiện ma túy. Chính vì thế để nhận thức được người nghiện ma túy cần phải linh hoạt trong nhận thức về những biểu hiện của người nghiện ma túy, không nên nhận thức một chiều.
+ Có 43/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 37,4%) cho rằng người nghiện ma túy có biểu hiện “Người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động và vệ sinh cá nhân”.Các chất ma túy tác động tới cơ thể, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể vì thế người nghiện luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn làm việc.
+ Có 32/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 37,8%) lựa chọn dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy là “Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng”. Đặc tính của ma túy là làm người đã sử dụng có “ham muốn” tiếp tục sử dụng, lần sử dụng sau phải tăng hơn về liều so với lần sử dụng trước mới thấy thỏa mãn. Vì thế nhu cầu về tiền của người nghiện ma túy mỗi ngày một nhiều hơn. Nếu không có tiền để mua ma túy, người nghiện có thể phạm tội cướp của, trộm cắp để có tiền dùng ma túy.
Những dấu hiệu kể trên cũng là những dấu hiệu để nhận biết người nghiện ma túy.Tuy nhiên cần phải hiểu là: Không thể kết luận chắc chắn người có một trong những biểu hiện trên đều là người nghiện ma túy. Những biểu hiện nêu trên chỉ là những dấu hiệu phát hiện khả năng một người bị nghiện. Những người nào có càng nhiều những biểu hiện nêu trên thì người đó càng có nhiều khả năng đã nghiện ma tuý. Để có cơ sở chắc chắn một người bị nghiện ma túy thì cần theo dõi trong một thời gian dài và căn cứ vào nhiều yếu tố.
+ Có 1/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 0,87%) cho rằng: “ Để nhận biết một người nghiện ma túy, chúng ta cần phải lấy nước tiểu đem xét nghiệm chất ma tuý để khẳng định”. Đây cũng là một dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy. Căn cứ vào việc xét nghiệm nước tiểu sẽ cho chúng ta kết quả chính xác hơn. Nhận thức được điều này là rất đáng khích lệ.
Tóm lại: Sinh viên đã có nhận thức đúng về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy nhưng hầu hết sinh viên còn nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này. Để sinh viên có nhận thức đúng và đầy đủ về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, nhà trường cần tổ chức những buổi tọa đàm, những cuộc thi tìm hiểu về ma túy cho đông đảo sinh viên tham gia.
2.2.6. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý
Đẩy lùi được tệ nạn ma túy là một vấn đề vô cùng khó khăn vì có rất nhiều nguyên nhân đưa con người đến với ma túy mà ta không thể kiểm soát hết được. Vấn đề ở đây là phải nhận thức được các nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy để có biện pháp thích hợp phòng, chống ma túy. Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về nguyên nhân gây nghiện ma túy, chúng tôi đưa ra câu hỏi sau: “Trong những nguyên nhân sau đây, bạn hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy?”. Kết quả điều tra thu được ở bảng sau:
Bảng 8 : Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy
STT
Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy
Ý kiến sinh viên
SYK
%
1
Do trình độ nhận thức kém, thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy
71
61,7
2
Do đua đòi, thích tìm cảm giác lạ
92
80,0
3
Do các thành viên trong gia đình không quan tâm đến nhau
37
32,2
4
Do buồn chán, căng thẳng
13
11,3
5
Do bản thân mâu thuẫn với cha mẹ, bạn bè, người thân
46
40,0
6
Do thất nghiệp, không có giải pháp khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước tiền đồ, cuộc sống
47
40,9
7
Do phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt
62
53,9
8
Do công tác cai nghiện còn thiếu tính đồng bộ, không khoa học, thiếu kinh nghiệm
37
32,2
9
Do việc sản xuất, mua bán, sử dụng ma tuý tồn tại dưới nhiều hình thức mới, khó kiểm soát
25
21,7
10
Do tác động của nền kinh tế thị trường tới lối sống, thói quen của con người
0
0,0
11
Do công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy còn chưa hiệu quả
78
67,8
12
Ý kiến khác
0
0,0
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Đa số sinh viên đã nhận thức đúng những nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy trong đó có nguyên nhân chủ quan và cả nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan hay các yếu tố chủ quan là tập hợp các nhân tố trong nhận thức của con người, là các yếu tố tinh thần. Đây là nhóm nguyên nhân giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới thái độ và hành vi của con người đối với ma túy.
Kết quả điều tra nhận thức của sinh viên về nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghiện ma túy được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 8.1. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghiện ma túy.
STT
Nguyên nhân dẫn chủ quan dẫn đến nghiện ma túy
Ý kiến sinh viên
SYK
%
1
Do trình độ nhận thức kém, thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy
71
61,7
2
Do đua đòi, thích tìm cảm giác lạ
92
80,0
3
Do buồn chán, căng thẳng
13
11,3
4
Do bản thân mâu thuẫn với cha mẹ, bạn bè, người thân
46
40,0
5
Do thất nghiệp, không có giải pháp khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước tiền đồ, cuộc sống
47
40,9
+ Có 92/115 ý kiến (chiếm 80%) lựa chọn nguyên nhân “Do đua đòi, thích tìm cảm giác lạ” là nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy. Nguyên nhân này thường gặp ở nhũng thanh thiếu niên con nhà giầu, được nuông chiều, cha mẹ không có thời gian quan tâm tới con cái. Vì vậy, gia đình cần quan tâm, chú ý hơn tới con cái mình và cần phối hợp với nhà trường để giáo dục các em.
+ Có 71/115 ý kiến (chiếm 61,7%) cho rằng nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy là “Do trình độ nhận thức kém, thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy”. Có nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết về ma túy nên một số người bị bạn bè lôi kéo, rủ rê nghiện ma túy. Mà đối tượng chủ yếu là thanh thiếu niên nên nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội cần tuyên truyền rộng rãi kiến thức về ma túy, để nâng cao nhận thức cho mọi người về phòng, tránh ma túy.
+ 47/115 ý kiến (chiếm 40,9%) lựa chọn nguyên nhân “Do thất nghiệp, không có giải pháp khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước tiền đồ, cuộc sống”.
+ 46/115 sinh viên (chiếm 40%) lựa chọn nguyên nhân “Do bản thân mâu thuẫn với cha mẹ, bạn bè, người thân”. Vấn đề đặt ra là bản thân mỗi người cần khéo léo cân bằng các mối quan hệ, tránh những mâu thuẫn với người khác trong các mối quan hệ.
+ Có 13/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 11,3%) lựa chọn nguyên nhân sau “Do buồn chán, căng thẳng”.Nhiều trường hợp do gặp phải những khó khăn trong cuộc sống mà tìm đến ma túy để trốn tránh tâm trạng thực của mình.
Như vậy, đa số sinh viên đã nhận thức đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghiện ma túy. Điều này có ý nghĩa quan trọng, nó giúp sinh viên có ý thức, thái độ đúng đắn trước vấn đề ma túy. Việc sinh viên nhận thức được những nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghiện ma túy sẽ giúp họ biết điều chỉnh, cân bằng tâm lý để không rơi vào các trạng thái bi quan cần tìm đến ma túy để giải thoát.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghiện ma túy, những điều kiện khách quan mà hàng ngày con người phải tiếp xúc, va chạm hay là những điều kiện sống, học tập và sinh hoạt phức tạp cũng dễ đưa con người vào tình trạng nghiện ma túy.
Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân khách quan dẫn đến nghiện ma túy được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 8.2. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân khách quan dẫn đến nghiện ma túy.
STT
Nguyên nhân khách quan dẫn đến nghiện ma túy
Ý kiến sinh viên
SYK
Tỷ lệ %
1
Do các thành viên trong gia đình không quan tâm đến nhau
37
32,2
2
Do phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt
62
53,9
3
Do công tác cai nghiện còn thiếu tính đồng bộ, không khoa học, thiếu kinh nghiệm
37
32,2
4
Do việc sản xuất, mua bán, sử dụng ma tuý tồn tại dưới nhiều hình thức mới, khó kiểm soát
25
21,7
5
Do tác động của nền kinh tế thị trường tới lối sống, thói quen của con người
0
0,0
6
Do công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy còn chưa hiệu quả
78
67,8
+ Có 78/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 67,8%) lựa chọn nguyên nhân “Do công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy còn chưa hiệu quả”. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường và các tổ chức xã hội.
+ 62/115 ý kiến (chiếm 53,9%) lựa chọn nguyên nhân “Do phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt”.
+ 37/115 ý kiến (chiếm 32,2%) cho rằng nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy là “Do các thành viên trong gia đình không quan tâm đến nhau”.
+ Có 37/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 32,2%) cho rằng nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy là “Do công tác cai nghiện còn thiếu tính đồng bộ, không khoa học, thiếu kinh nghiệm”.
+ Có 25/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 21,7%) cho rằng nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy là “Do việc sản xuất, mua bán, sử dụng ma tuý tồn tại dưới nhiều hình thức mới, khó kiểm soát”.
+ 0 sinh viên nào lựa chọn nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy là “Do tác động của nền kinh tế thị trường tới lối sống, thói quen của con người”. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng gián tiếp tới việc con người sử dụng ma túy. Nền kinh tế thị trường với tính chất mở cửa hội nhập đã làm cho ma túy xâm nhập sâu hơn vào các lĩnh vực, làm gia tăng tệ nạn ma túy. Vì vậy, cần giúp sinh viên nhận thức được điều này.
Tóm lại: Sinh viên đã có những nhận thức cơ bản về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy. Trong đó đa số sinh viên lựa chọn nguyên nhân chủ quan tác động nhiều tới tình trạng nghiện ma túy. Nhận thức này là đúng đắn và sát với thực tế. Nhà trường cần dựa vào điều đó để có biện pháp giáo dục sinh viên phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống ma túy trong trường học.
2.2.7. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về các biện pháp phòng, chống ma tuý
- Phòng, chống ma túy không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, một tổ chức mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Vậy, sinh viên nhận thức như thế nào về các biện pháp phòng tránh ma túy? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi sau “Theo bạn, để phòng chống ma tuý, gia đình, nhà trường – các cơ sở giáo dục và cơ quan – tổ chức xã hội cần có những biện pháp gì? ”.
Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 9 : Nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng, chống ma túy
STT
Các biện pháp
Ý kiến sinh viên
SYK
Tỷ lệ %
1
Giáo dục các thành viên trong gia đình nhận thức đúng đắn về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý
14
12,2
2
Các tổ chức xã hội cần triệt phá, nghiêm cấm trồng các cây chứa chất gây nghiện
10
8,70
3
Tuyên truyền, giáo dục nhân dân có những kiến thức cơ bản về ma tuý
94
81,7
4
Vận động người dân không tham gia sản xuất, buôn bán, sử dụng ma tuý
45
39,1
5
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma tuý
21
18,3
6
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
7
6,10
7
Lồng ghép giáo dục phòng, chống ma tuý vào trường học thông qua các môn học trên lớp và qua các cuộc thi tìm hiểu về ma túy
56
48,7
8
Giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên.
67
58,3
9
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh, sinh viên
42
36,5
10
Tất cả các biện pháp trên
38
33,0
11
Ý kiến khác
0
0,0
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Đa số sinh viên đã có nhận thức đúng về các biện pháp phòng, chống ma túy. Cụ thể:
+ Có 94/115 ý kiến (chiếm 81,7%) lựa chọn biện pháp là: “Tuyên truyền, giáo dục nhân dân có những kiến thức cơ bản về ma tuý”. Trách nhiệm này thuộc về các cơ quan – tổ chức xã hội đặc biệt là chính quyền mỗi địa phương. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp nhận thức của người dân về ma túy được nâng cao, người dân sẽ tự giác thực hiện việc phòng, chống ma túy và có kỹ năng tránh xa ma túy.
+ Biện pháp phòng, chống ma túy thứ 2 mà sinh viên lựa chọn nhiều là: “Giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên”. Có 67/115 ý kiến (chiếm 58,3 %) lựa chọn biện pháp này. Sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp “Giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên” trong việc phòng, chống ma túy. Giáo dục lối sống lành mạnh không chỉ giúp sinh viên có điều kiện phát triển mọi mặt: Thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà còn giúp sinh viên tránh xa được ma túy. Tổ chức thực hiện biện pháp này là các cơ sở giáo dục, nhà trường...Nhận thức được điều này giúp sinh viên có thái độ tích cực, nghiêm túc tham gia các chương trình giáo dục kỹ năng sống của nhà trường, đảm bảo mục tiêu và hiệu quả giáo dục.
+ Có 56/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 48,7%) lựa chọn biện pháp phòng, chống ma túy là: “Lồng ghép giáo dục phòng, chống ma tuý vào trường học thông qua các môn học trên lớp và qua các cuộc thi tìm hiểu về ma túy” . Đây là một biện pháp có tính thường xuyên, dễ thực hiện mà hiệu quả đạt được tương đối cao. Hiện nay, sinh viên được tham gia vào một số giờ học có nội dung tích hợp vấn đề phòng tránh ma túy trong các môn như: Dân số - Môi trường, Công tác xã hội...nên họ dễ dàng thấy được hiệu quả của biện pháp này.
+ Có 45/115 ý kiến (chiếm 39,1%) lựa chọn biện pháp phòng, chống ma túy là: “Vận động người dân không tham gia sản xuất, buôn bán, sử dụng ma tuý”. Số người nghiện ma túy ngày càng tăng là do tình trạng sản xuất, buôn bán, sử dụng ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Vì vậy sinh viên đã nhận thức được là cần có biện pháp “Vận động người dân không tham gia sản xuất, buôn bán, sử dụng ma tuý”. Nhận thức được điều này là rất đáng khích lệ, nó cho thấy sinh viên đã ý thức được một phần trách nhiệm của mình trong việc vận động người dân không sản xuất, buôn bán và không sử dụng ma túy.
+ Có 42/115 ý kiến (chiếm 36,5%) lựa chọn biện pháp “Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh, sinh viên”. Đây là một trong những biện pháp quan trọng, giúp sinh viên phòng tránh ma túy cho bản thân và góp phần vào công tác chống sự xâm nhập của ma túy vào trường học.
- Một số sinh viên cho rằng để phòng chống ma túy, gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội cần thực hiện những biện pháp sau:
+Có 14/115 ý kiến (chiếm 12,2%) lựa chọn biện pháp: “Giáo dục các thành viên trong gia đình nhận thức đúng đắn về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý”.
+ Có 10/115 ý kiến (chiếm 8,7%) cho rằng: “Các tổ chức xã hội cần triệt phá, nghiêm cấm trồng các cây chứa chất gây nghiện”.
+ Có 21/115 ý kiến lựa chọn biện pháp: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma tuý” và 7/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 6,1%) lựa chọn biện pháp “Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân”.
- Những biện pháp kể trên cũng rất quan trọng trong công tác phòng, chống ma túy. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời nên biện pháp giáo dục cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức về ma túy là một biện pháp cần thiết với mỗi gia đình. Để hạn chế người sử dụng ma túy, các tổ chức xã hội cần tăng cường kiểm soát hoạt động sản xuất ma túy đồng thời hoàn thiện pháp luật về ma túy.
- Nói chung, sinh viên của 2 lớp đã nhận thức được điều này nhưng số lượng sinh viên nhận thức được còn ít. Điều này nói lên mức độ nhận thức của sinh viên 2 lớp còn chưa toàn diện.
- Qua bảng số liệu, chúng tôi thấy một bộ phận sinh viên có nhận thức rất đúng đắn và đầy đủ về các biện pháp phòng, chống ma túy. Có 38/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 33%) lựa chọn tất cả các biện pháp phòng, chống ma túy mà chúng tôi đưa ra. Những sinh viên này đã nhận thức được là để phòng, chống ma túy cần phối hợp các biện pháp, liên kết các lực lượng: Gia đình, nhà trường – các cơ sở giáo dục và các tổ chức xã hội. Đây cũng là cách thức phòng chống ma túy hiệu quả nhất.
Tóm lại: Qua điều tra cho thấy sinh viên đã nhận thức đúng về các biện pháp phòng, chống ma túy nhưng số lượng sinh viên nhận thức đầy đủ về các biện pháp phòng, chống ma túy còn ít (chỉ chiếm tỷ lệ 33%). Sinh viên chưa nhận thức được hiệu quả của việc sử dụng phối hợp các biện pháp phòng, chống ma túy.
- Ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, gây rối loạn trật tự an toàn xã hội. Ma túy không chỉ là vấn đề riêng của một quốc gia mà nó đã trở thành mối lo lắng của toàn thế giới. Do nhiều nguyên nhân, tệ nạn nghiện ma túy ở trong khu vực và trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo thống kê của cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy Liên Hợp Quốc (UNODC), trên thế giới hiện có hơn 200.000.000 người ngiện ma túy. Đây là số liệu có hồ sơ kiểm soát, số người nghiện thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều.
- Ma túy mang đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cuộc sống con người nên Liên Hợp Quốc đã ngày 26 / 6 hàng năm làm ngày “Toàn thế giới phòng chống ma túy”. Hoạt động này được rất nhiều quốc gia hưởng ứng và cũng là một biện pháp tuyên truyền phòng, chống ma túy hiệu quả . Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về ngày “Toàn thế giới phòng, chống ma túy”, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “ Bạn hãy cho biết ngày nào là ngày toàn thế giới phòng chống ma túy?”.
Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 10: Nhận thức của sinh viên về ngày Toàn thế giới phòng, chống ma túy
STT
Ngày
Ý kiến sinh viên
SYK
Tỷ lệ %
1
25/6
25
21,7
2
26/5
7
6,10
3
26/6
75
65,2
4
25/5
8
7,0
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
+ Phần đông sinh viên: 75/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 65,2%) lựa chọn ngày 26/6 là ngày “Toàn thế giới phòng, chống ma túy”. Đó là lựa chọn đúng đắn, cho thấy sinh viên rất quan tâm đến vấn đề này.
+ Trong thời đại ngày nay không một nước nào trên thế giới không bị ảnh hưởng bởi hiểm họa ma túy. Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do ma túy gây ra trên toàn cầu là những tác động nguy hại của nó đến thanh thiếu niên và thế hệ tương lai. Để đạt được hiệu quả, việc phòng, chống ma tuý cần thống nhất hành động ở mọi nơi, mọi cấp, từ quốc gia đến địa phương cho đến từng gia đình để ngăn chặn mối đe dọa của hiểm họa ma túy đối với cuộc sống và an ninh nhân loại. Ngày 26/6/1988, tại trụ sở của Liên Hợp Quốc, Ủy ban quốc tế về phòng, chống ma túy đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn kéo dài trong vòng 2 giờ với sự tham gia của đông đảo nam nữ sinh viên của các trường đại học của Mỹ. Tại đó, họ đã biểu diễn ca nhạc phòng, chống ma túy, diễn thuyết, nêu tác hại của ma túy làm hủy hoại thể lực, tinh thần và kêu gọi mọi người tích cực nêu cao tinh thần phòng, chống ma túy. Và từ đó, ngày 26 tháng 6 hàng năm được Liên Hợp Quốc lấy làm ngày “Toàn thế giới phòng, chống ma túy”.
+ Bên cạnh những sinh viên hiểu biết về ngày “Toàn thế giới phòng ,chống ma túy”, có 40/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 34,8%) không nhận thức đúng ngày “Toàn thế giới phòng chống ma túy”. Có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do những sinh viên này thờ ơ, không quan tâm nhiều tới vấn đề ma túy.
Tóm lại, để giúp sinh viên nâng cao nhận thức về ma túy và các biện pháp phòng, chống ma túy, nhà trường có thể treo những khẩu hiệu, băngzôn hoặc phát những thông điệp về ngày “Toàn thế giới phòng, chống ma túy”, tổ chức các hoạt động cho sinh viên để hưởng ứng phong trào phòng, chống ma túy trên toàn thế giới.
2.3. Các nguồn thông tin giúp sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN có hiểu biết về ma tuý
- Xã hội ngày càng phát triển thì nhận thức của con người về các vấn đề xã hội nói chung và về ma túy nói riêng càng nhanh chóng và đầy đủ. Sinh viên là đối tượng chịu sự tác động của nhiều nguồn thông tin và nhiều mối quan hệ xã hội như: Tài liệu học tập, sách báo, phương tiện truyền thông, thầy cô, gia đình...Những nguồn thông tin đó sẽ trang bị cho sinh viên vốn tri thức, vốn kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết các vấn đề của bản thân và của xã hội. Để tìm hiểu những nguồn thông tin giúp sinh viên nhận thức về ma túy, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn thường tìm hiểu về ma túy từ nguồn nào?”. Kết quả thu được như sau:
Bảng 13: Những nguồn thông tin giúp sinh viên có hiểu biết về ma túy
STT
Nguồn thông tin
Ý kiến sinh viên
SYK
Tỷ lệ %
1
Các buổi thảo luận, tọa đàm, cuộc thi
45
39,1
2
Đài, vô tuyến, sách báo, internet
113
98,3
3
Tài liệu học tập ở trường
32
27,8
4
Bạn bè, anh chị, cha mẹ
87
75,7
Qua bảng số liệu, ta thấy: Sinh viên nhận thức về vấn đề ma túy từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.
+ Đa số sinh viên: 113/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 98,3%) cho rằng họ có sự hiểu biết về ma túy qua nguồn thông tin là “đài, vô tuyến, sách báo, internet” . Điều này khẳng định ảnh hưởng to lớn của phương tiện thông tin đại chúng tới nhận thức của sinh viên. Sinh viên là những người trẻ tuổi, ham hiểu biết, ham tìm kiếm những tri thức mới về các vấn đề xã hội. Đài, vô tuyến, sách báo, internet chứa đựng những thông tin cơ bản, đa dạng và cập nhật. Những hình ảnh sinh động trên vô tuyến, internet giúp sinh viên có những hiểu biết nhất định vấn đề ma túy và tiếp cận nhanh chóng với những thông tin về tình hình sử dụng ma túy hiện nay. Đài, vô tuyến, sách báo, internet là những nguồn cung cấp kiến thức về ma túy mà sinh viên dễ dàng có được.
Ma túy là vấn đề nóng bỏng của xã hội được đề cập trên một số báo và tạp chí như: Báo An ninh, báo Công an nhân dân, báo Sức khỏe và đời sống, báo Gia đình và xã hội. Nguồn thông tin này có vai trò rất quan trọng đối với nhận thức của sinh viên: Giúp sinh viên nhận thức được sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy, các hình thức sử dụng ma túy, tác hại của ma túy và cách phòng tránh ma túy. Từ đó, giúp sinh viên có kỹ năng phòng, tránh ma túy.
+ Nguồn thông tin thứ 2 giúp sinh viên có hiểu biết về ma túy là “bạn bè, cha mẹ, anh chị”. Có 87/115 ý kiến của sinh viên (chiếm tỷ lệ 75,7%) cho biết: Bản thân thường tìm hiểu về ma túy thông qua bạn bè, cha mẹ, anh chị. Sinh viên có rất nhiều mối quan hệ xã hội: Ở gia đình, họ có quan hệ ruột thịt với ông bà, cha mẹ, anh chị em; ở trường học, họ tham gia các nhóm bạn bè. Những mối quan hệ này ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của sinh viên: Cha mẹ, anh chị là những người thân thiết, gắn bó máu thịt với mỗi sinh viên, là những người có nhiều hiểu biết xã hội, có kinh nghiệm sống phong phú. Họ luôn muốn con cái, các em trở thành con ngoan, trò giỏi. Trước các tệ nạn xã hội luôn rình rập xung quanh, các thành viên trong gia đình là những người luôn đưa ra những lời khuyên, những kinh nghiệm cho sinh viên, nhằm giúp sinh viên có những hiểu biết nhất định về tác hại của ma túy và cách phòng tránh ma túy.
Bên cạnh mối quan hệ gia đình, sinh viên còn gia nhập các nhóm bạn bè khi học ở trường. Nhóm bạn được xây dựng trên cơ sở cùng chung sở thích, chí hướng, cùng quan tâm đến các vấn đề xã hội. Thời gian học tập ở trường chiếm phần lớn thời gian của sinh viên cho nên qua các nhóm bạn bè, sinh viên thường trao đổi, chia sẻ ý kiến về các vấn đề xã hội trong đó có ma túy. Trên cơ sở đó, mỗi sinh viên sẽ chia sẻ kinh nghiệm sống của mình để giúp ban bè mình phòng tránh ma túy và mỗi sinh viên cũng sẽ học hỏi được ở bạn bè những ưu diểm, khắc phục những hạn chế, sai lầm trong nhận thức của mình.
+ Nguồn thông tin thứ 3 giúp sinh viên có những hiểu biết về ma túy là “các buổi thảo luận, tọa đàm, cuộc thi”. Có 45/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 39,1%) lựa chọn nguồn thông tin này giúp họ có những hiểu biết về ma túy. Như chúng ta đã biết, việc học ở trường Đại học là quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên cho nên các hình thức như thảo luận, tọa đàm, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các vấn đề xã hội được chú trọng. Trong các buổi thảo luận, tọa đàm về vấn đề ma túy, sinh viên được bày tỏ ý kiến, hiểu biết của mình về ma túy, được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này. Từ đó, sinh viên sẽ hiểu sâu và đầy đủ về ma túy. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu về ma túy cũng là hoạt động thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên và là nguồn thông tin quan trọng giúp sinh viên có những hiểu biết về ma túy. Vì thế, nhà trường cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các buổi tọa đàm về ma túy nhằm giúp sinh viên nâng cao nhận thức về vấn đề này.
+ Có 32/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 27,8%) cho rằng họ có hiểu biết về ma túy từ nguồn thông tin từ “tài liệu học tập ở trường”. Tài liệu học tập ở trường giúp sinh viên có những hiểu biết cơ bản về ma túy,ví dụ như giáo trình môn Dân số - Môi trường. Hiện nay, trong trường số lượng tài liệu học tập có liên quan đến vấn đề ma túy còn chưa nhiều, nội dung chưa phong phú nên rất ít sinh viên tiếp cận với nguồn thông tin này. Vấn đề đặt ra ở đây là nhà trường cần có các hình thức lồng ghép những kiến thức về ma túy vào nhiều môn học và vào các giờ học nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về ma túy.
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy đa số sinh viên có hiểu biết về ma túy thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Số sinh viên tìm hiểu về ma túy thông qua tài liệu nhà trường và thông qua các cuộc thi, các buổi thảo luận còn ít. Do đó, nhà trường cần có biện pháp phát huy vai trò chủ đạo của mình trong việc trang bị cho sinh viên có hiểu biết cơ bản về ma túy.
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Qua thực tế tìm hiểu nhận thức của sinh viên lớp GDTC K44B và lớp GDTC K45C, trường ĐHSP – ĐHTN về vấn đề ma túy, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Đa số sinh viên đã có những hiểu biết cơ bản về ma túy, nhận thức được một số vấn đề quan trọng của ma túy như: Sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy, khái niệm ma túy, các chất ma túy, tác hại của ma túy, nguyên nhân gây nghiện ma túy và biện pháp phòng, chống ma túy.
+ Số đông sinh viên nhận thức được việc hiểu biết về ma túy là rất cần thiết (chiếm tỷ lệ 87,8%).
+ Hầu hết sinh viên của 2 lớp đều đưa ra được khái niệm đúng về ma túy (chiếm tỷ lệ 81%).
+ Phần lớn sinh viên nhận thức được các chất ma túy thường gặp.
+ Sinh viên đã có những hiểu biết cơ bản về tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình, xã hội và nguyên nhân dẫ đến nghiện ma túy.
- Tuy nhiên, số sinh viên có nhận thức đúng và đầy đủ về những vấn đề liên quan đến ma túy còn ít: Có 10/115 sinh viên nhận thức đúng toàn bộ những chất là ma túy trong số 13 chất mà chúng tôi đưa ra; 20,9% sinh viên nhận thức được đầy đủ các dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, 33% sinh viên nhận thức đầy đủ các biện pháp phòng, chống ma túy.
- Bên cạnh đó, vẫn còn số lượng nhỏ sinh viên nhận thức chưa đúng hoặc nhận thức chưa đầy đủ về các vấn đề liên quan đến ma túy. Chưa nhận thức được sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy, nhận thức của họ về khái niệm ma túy, các chất ma túy, biểu hiện của người nghiện ma túy còn sai lầm, phiến diện, chưa đầy đủ.
+ Còn 0,9% sinh viên cho rằng “ không cần thiết” phải hiểu biết về ma túy.
+ 1,7% sinh viên đưa ra khái niệm sai về ma túy.
+ Còn 4 sinh viên (chiếm tỷ lệ 3,4%) hiểu lầm “ trầu” là một chất ma túy.
+ Một bộ phận nhỏ sinh viên chưa có những thông tin, hiểu biết về những hình thức lạm dụng ma túy mới ở thanh thiếu niên hiện nay. Do đó, họ cũng chưa đưa ra các biện pháp phòng, chống ma túy hiệu quả.
- Các nguồn thông tin giúp sinh viên nhận thức về ma túy khá đa dạng: Qua đài, vô tuyến, sách báo, internet (chiếm 98,3%), qua bạn bè, anh chị, cha mẹ (chiếm 75,7%), qua các buổi thảo luận, tọa đàm, cuộc thi (chiếm 39,1%), qua tài liệu học tập ở trường (chiếm 27,8%). Nguồn thông tin về ma túy từ phía nhà trường còn hạn chế. Vì vậy, nhà trường cần tăng cường vai trò chủ đạo trong giáo dục học sinh về các vấn đề xã hội nói chung và về phòng, chống ma túy nói riêng.
2. Ý kiến đề xuất
Xuất phát từ thực trạng nghiên cứu nhận thức của sinh viên 2 lớp GDTC K44B và lớp GDTC K45C về vấn đề ma túy, chúng tôi đề xuất một số ý kiến sau:
2.1. Về phía cá nhân:
- Bản thân mỗi sinh viên cần tích cực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về ma túy, tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống ma túy.
- Cần giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền phát hiện những hành vi sản xuất, buôn bán ma túy.
2.2. Về phía gia đình:
- Gia đình cần quan tâm, giáo dục các thành viên trong gia đình phòng, tránh ma túy.
- Gia đình cần tạo bầu không khí đầm ấm, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.
- Thường xuyên liên lạc với nhà trường về tình hình học tập, rèn luyện của con em mình.
2.3. Về phía nhà trường
Nhà trường cần phát huy vai trò chủ đạo của mình trong việc nâng cao nhận thức về ma túy cho sinh viên.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho Đoàn viên, sinh viên nhà trường về tác hại của ma túy và công tác phòng chống ma túy. Cần phải đổi mới cả nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền. Cần tiến hành tuyên truyền bằng nhiều hình phong phú, phù hợp.
- Cần đưa công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho Đoàn viên, sinh viên về tác hại của ma túy và công tác phòng, chống ma túy vào chương trình sinh hoạt của Đoàn. Tổ chức các hình thức trao đổi, tọa đàm với vai trò, trách nhiệm của Đoàn viên, mỗi sinh viên trong phòng, chống tệ nạn ma túy.
- Phối hợp với Đài truyền hình, Ban văn hoá, đài phát thanh khu vực phổ biến cập nhập các thông tin liên quan và thích hợp về các vấn đề phòng, chống tệ nạn ma túy cho sinh viên nhà trường, giới thiệu các hoạt động của sinh viên tham gia phòng, chống ma túy, tuyên truyền gương người tốt và các mô hình phòng, chống tệ nạn ma túy có hiệu quả.
- Phối hợp với Trung tâm Giáo dục Dân số - Sức khoẻ - Môi trường, T.Ư. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát tờ rơi tuyên truyền “Tuổi trẻ Việt Nam vì môi trường không ma tuý” cho tất cả sinh viên trong trường.
- Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng các đội tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma tuý, đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền phòng, chống ma túy.
- Phát động tham gia các cuộc thi sáng tác: Tác phẩm, tiểu phẩm, thi tìm hiểu, thi văn nghệ, các hình thức sân khấu ….chủ đề về tác hại của ma túy và công tác phòng, chống tệ nạn ma túy trong nhà trường.
- Nhà trường cần phối hợp với các tổ chức xã hội để tổ chức các hoạt động cao điểm phòng, chống ma túy nhân tháng hành động phòng, chống ma túy. Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6 hằng năm.
- Phát động cuộc vận động “ba không với ma túy” trong sinh viên (không sử dụng; không mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy; không dung túng bao che cho tội phạm và tệ nạn ma túy).
- Xây dựng các mô hình như: “Hòm thư tố giác”, hoạt động “Tìm địa chỉ đen”… vận động đoàn viên, sinh viên tham gia tố giác tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy; cung cấp các thông tin có giá trị cho lực lượng Công an và các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.
- Phát động phong trào, tổ chức sinh hoạt theo chủ đề “Tuổi trẻ hãy nói không với ma tuý”, “Nghiện ma tuý là bạn đồng hành của HIV/AIDS” theo các thể loại (làm thơ, sáng tác và biểu diễn các tiểu phẩm, hoặc thi tìm hiểu phòng chống HIV/AIDS) nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự phòng ngừa tệ nạn ma tuý cho sinh viên.
- Phát động cuộc thi vẽ tranh cổ động phong trào chống ma tuý - HIV/AIDS.
- Chỉ đạo các chi đoàn ký giao ước thi đua: Chi đoàn không có đoàn viên thanh niên sử dụng ma túy và phạm tội về ma túy; tổ chức 100% đoàn viên sinh viên tham gia ký cam kết thi đua thực hiện cuộc vận động “3 không với ma túy”. Đưa nội dung cuộc vận động vào tiêu chí đánh giá rèn luyện của mỗi đoàn viên, hội viên, thanh thiếu niên, tiêu chí xếp loại các chi đoàn, chi hội hàng năm.
- Đoàn trường cần xây dựng mô hình: Trường học không có tệ nạn ma túy.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng và có biện pháp đảm bảo an toàn cho sinh viên cung cấp tin, tố giác tội phạm và người nghiện ma túy.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho sinh viên có lối sống lành mạnh, trong sáng, tiết kiệm; có ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện, chủ động và tình nguyện xung kích trong phong trào “lập thân lập nghiệp”. Chủ động phối hợp với Công an tăng cường giáo dục pháp luật, tuyên truyền tác hại của ma túy và có kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy để sinh viên phòng ngừa, đấu tranh.
- Đoàn thanh niên phối hợp với Công an củng cố và tăng cường hoạt động “Giáo dục đồng đẳng” , câu lạc bộ “Bạn và tôi”, câu lạc bộ phòng, chống ma túy… tạo ra lực lượng nòng cốt tham gia phòng, chống ma túy.
2.4. Về phía xã hội:
- Các cơ quan tổ chức xã hội cần phối hợp chặt chẽ với nhau và phối hợp với nhà trường trong công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy.
- Cần hoàn thiện pháp luật về phòng, chống ma túy để nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát ma túy.
- Cần tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng ngày “Toàn thế giới phòng chống ma túy”.
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Ngọc Bừng (1997), Phòng chống ma túy trong nhà trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
Nguyễn Minh Đức (2002), Tìm hiểu luật phòng chống ma tuý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đặng Ngọc Hùng (2002), Ma tuý tổng hợp ATS - thực trạng và giải pháp, NXB Công an Nhân dân.
Lênin (1963), Bút ký triết học, NXB Sự thật, Hà Nội.
Luật phòng, chống ma túy (2000).
Trần Văn Luyện (1998), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Sở lao động thương binh xã hội(10/ 1996), Tài liệu tư vấn phòng chống ma tuý.
Hoàng Phê (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
7. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (2007), Tài liệu tập huấn giáo sinh về nội dung giáo dục phòng, chống HIV / AIDS.
Nguyễn Đức Tâm (chủ biên), Hoàng Thị Hồng, Lê Văn Thuần, Vũ Quang Vinh (1998) , Từ điển các chất ma tuý, NXB Công an nhân dân.
Triết học Mac – Lênin (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Triết và bút kí triết học (1963) , NXB Sự thật.
Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (2005), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
Từ điển Tiếng Việt (2009), NXB Đà Nẵng
Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên), Nguyễn Văn Luỹ, Đinh Văn Vang (2007), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
V.I. Lênin – Toàn tập (1981) - T29, NXB tiến bộ Matxcova.
Vũ Quang Vinh, Nguyên Xuân Yêm (2002) ,Những vấn đề cơ bản về công tác phòng, chống ma tuý , NXB Công an nhân dân.
Viện phân tích(2004), Báo cáo tình hình ma tuý toàn cầu.
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Để góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về ma tuý, xin bạn vui lòng đọc kĩ và trả lời đầy đủ các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (+) vào phù hợp với ý kiến của mình.
Câu 1. Theo bạn, có cần thiết phải hiểu biết về ma tuý không?
Rất cần thiết.
Cần thiết.
Không cần thiết.Câu2. Bạn hãy cho biết, ma tuý là gì? (Đánh dấu + vào đáp án
mà bạn cho là đúng nhất).
- Ma tuý là chất khi đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng tăng cường sức khoẻ, tăng sức làm việc của con người.
- Ma tuý là các chất khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể.
- Ma tuý là các chất khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi các trạng thái tâm lý của con người.
- Ma tuý là các chất gây nghiện khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm – sinh lý của cơ thể. Dùng nhiều lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần, gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.
Câu 3. Hãy đánh dấu + vào các chất mà bạn cho là ma tuý.
Thuốc phiện. Seduxen( thuốc ngủ).
Heroine. Cần sa.
Phenobacbital. Cafine.
Morphine( moocphin). Nước chè.
Cocaine. Bồ đà.
Dolargan (thuốc giảm đau). Trầu.
Keo dán, gas bật lửa, sơn hoà tan.
Câu 4. Bạn hãy cho biết, ma tuý có ảnh hưởng như thế nào đến bản thân người sử dụng? (Đánh dấu + vào những ô bạn cho là đúng).
Làm tăng cường sức khoẻ, sức lao động cho người sử dụng.
Làm cho sức khoẻ của người sử dụng bị giảm sút, làm mất khả năng học tập, lao động.
Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến tử vong.
Ảnh hưởng tới sự phát triển nòi giống.
Người tiêm chích ma tuý có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, HIV cao.
Làm thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi của con người, dẫn đến lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.
Dẫn đến các bệnh về hô hấp, tim mạch, bệnh thần kinh.
Dẫn đến những mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình và mất lòng tin với mọi người.
Câu 5. Theo bạn, ma tuý có những tác hại như thế nào đối với gia đình người nghiện?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Theo bạn, ma tuý có ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế - trật tự xã hội?
- Gây mất trật tự an toàn xã hội.
- Làm gia tăng nhiều tệ nạn xã hội.
- Ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục của dân tộc.
- Làm gia tăng tai nạn giao thông.
- Gây thiệt hại lớn về kinh tế: Chi phí xã hội cho công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện lớn.
- Làm suy giảm lực lượng lao động của xã hội.
- Tất cả các ý kiến trên.
Câu 7. Bạn hãy cho biết những dấu hiệu nhận biết người đã nghiện ma tuý.
- Hay tụ tập với những người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành.
- Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người.
- Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, nói dối, hay cáu gắt.
- Người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động và vệ sinh cá nhân.
- Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng.
- Trong túi, phòng ở thường có giấy bạc, bật lửa ga, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói heroin...
- Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, mặt trên khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.
- Sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ; da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.
- Ý kiến khác ......................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 8. Tong những nguyên nhân sau đây, bạn hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý? (Đánh dấu + vào những ô bạn chọn).
Do trình độ nhận thức kém, thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy.
Do đua đòi, thích tìm cảm giác lạ.
Do các thành viên trong gia đình không quan tâm đến nhau.
- Do buồn chán, căng thẳng
Do mâu thuẫn với cha mẹ, bạn bè, người thân.
Do phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt.
- Do thất nghiệp, không có giải pháp khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước tiền đồ, cuộc sống.
Do công tác cai nghiện còn thiếu tính đồng bộ, không khoa học, thiếu kinh nghiệm.
Do việc sản xuất, mua bán, sử dụng ma tuý tồn tại dưới nhiều hình thức mới, khó kiểm soát.
- Do tác động của nền kinh tế thị trường tới lối sống, thói quen của con người
- Do công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy còn chưa hiệu quả.
- Ý kiến khác ..................................................................................................................................................................................................................................
Câu 9. Theo bạn, để phòng chống ma tuý, gia đình, nhà trường – các cơ sở giáo dục và cơ quan – tổ chức xã hội cần có những biện pháp gì?
Giáo dục các thành viên trong gia đình nhận thức đúng đắn về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý.
Các tổ chức xã hội cần triệt phá, nghiêm cấm trồng các cây chứa chất gây nghiện.
Tuyên truyền, giáo dục nhân dân có những kiến thức cơ về ma tuý.
Vận động người dân không tham gia sản xuất, buôn bán, sử dụng ma tuý.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma tuý.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Lồng ghép giáo dục phòng, chống ma tuý vào trường học thông qua các môn học trên lớp và qua các cuộc thi tìm hiểu về ma túy.
Giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên.
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh, sinh viên.
Tất cả các biện pháp trên.
Ý kiến khác ......................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 10. Bạn cho biết ngày nào là ngày toàn thế giới phòng chống ma tuý?
- 25/6. - 26/5.
- 26/6. - 25/5.
Câu 11. Bạn thường tìm hiểu về ma tuý từ nguồn nào?
- Các buổi thảo luận, toạ đàm, cuộc thi.
- Đài, vô tuyến, sách báo, internet.
- Tài liệu học tập ở trường.
- Bạn bè, cha mẹ, anh chị.
Câu 12. Bạn hãy đề xuất một số ý kiến của mình giúp sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học Thái nguyên nâng cao nhận thức về ma tuý và cách phòng tránh ma tuý. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Xin bạn cho biết một số thông tin về bản thân:
Họ tên:……………………………………… Giới………………………..
Lớp :……………………………………….Dân tộc…………………
Xin chân thành cảm ơn!
TẬP HÌNH ẢNH CÁC CHẤT MA TÚY THƯỜNG GẶP VÀ CÔNG CỤ ĐỂ HÚT, HÍT MA TÚY.
Hình 9 - Hoa anh túc.
Hình 10 - Hoa cây thuốc phiện (Poppy)
Hình 11 - Lá cần sa khô - Ganja Cannabis.
Hình 12 - Thuốc phiện (opium)
Hình 13 - Lá coca.
Hình14. Lá cần sa ép thành thỏi (Buddha stick Canabis).
Hình 14. Kích thích gây ảo giác (MDMA)
Hình 14 – Kích thích gây ảo giác (MDMA)
Hình 16 - Heroine màu nâu (brown heroin)
Hình 15 - Nhựa cần sa (Hashish)
Hình 17 - Methamphetamine (dạng lỏng)
Hình 18. Cocaine dạng bột (Pharmacopoeia cocaine)
Hình 19. Cây Ma hoàng (nguồn chiết xuất Ephidrine).
Hình 20. Heroine.
Hình 21.Morphine
Hình 22.Cocaine tinh thể màu trắng (White cocaine)
Hình 22. Morphine
Hình 24. Ma tuý đá.
Hình 23.Thuốc lắc (ecstasy).
Hình 25. Bình để hút shisha
1.3. Nhận thức về vấn đề ma tuý.
1.3.1. Nhận thức về ma tuý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 73702402-Đề-tai-đa-xong-1-đa-nghiệm-thu-5-5-2011.doc