Nhận thức phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật

Trong suốt quá trình tiến hóa, bộ óc con người đã thích nghi giải những bài toán ở mức 1 và mức 2, nhưng không có hiệu quả khi giải những bài toán cao hơn, vì vậy cần phải áp dụng những thủ thuật sáng tạo, phương pháp sáng tạo, lý thuyết sáng tạo để làm tăng số lượng và tỷ trọng các sáng chế ở mức cao. Sử dụng các thủ thuật cơ bản chỉ có tác dụng nâng cao hiệu suất tư duy sáng tạo đối với các bài toán mức 1 và mức 2, các phương pháp tích cực hóa tư duy có tác dụng đến giữa mức 3 và chỉ có lý thuyết giải các bài toán sáng chế mới có thể giải các bài toán ở mức 4 và mức 5 qua đó mới có thể thay đổi được diện mạo của công nghệ, của thế giới.

pdf15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - TRẦN HUY CƯỜNG NHẬN THỨC PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT (TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHKT) TP. HCM - 2006 - 2 - LỜI NÓI ĐẦU Đứng trước ngưỡng cửa công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà đất nước chúng ta đang từng bước xây dựng cùng với sự phát triển chòng mặt của thời đại ngày nay thời đại của kỹ thuật cao, của tự động hóa, vì vậy con người chỉ để phục vụ nền “kinh tế hàng hóa” sẽ mãi mãi bị bốc lột, để đất nước giàu mạnh mỗi người phải tự nâng cấp mình lên một tầm mới tầm của nền “kinh tế tri thức”. Vì sao đất nước chúng ta trong suốt quá trình dài phát triển lại không có một phát minh, sáng chế nào được thế giới công nhận. Có phải vì chúng ta không thông minh, kiến thức kém? Không, bằng chứng là chúng ta luôn đứng đầu trong các cuộc thi kiến thức phổ thông trên thế giới. Vậy thì nguyên nhân là do đâu? Đó là do nền giáo dục của chúng ta hiện nay chỉ mới chú trọng đến việc giáo dục theo kiểu học công nghệ, làm việc theo khuôn mẫu, bắt chước mà không có sự phá cách, tự do. Đó là do chúng ta chưa chú trọng đến việc giáo dục để có thể “phát triển”, mà rèn luyện sự sáng tạo là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giáo dục “phát triển” mà chúng ta đang lãng quên, thiết nghĩ việc này cần được quan tâm nhiều hơn trong giáo dục. Khả năng sáng tạo ở mọi người đều có, dĩ nhiên mỗi người có mức độ sáng tạo khác nhau. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể cải thiện khả năng sáng tạo của mình thông qua quá trình rèn luyện khả năng sáng tạo bằng các phương pháp sao cho sự sáng tạo trở thành thói quen, thành kỹ năng của mỗi người. Có nhiều phương pháp để rèn luyện sáng tạo, trong quyển tiểu luận này người nghiên cứu được sự tận tình hướng dẫn của Thầy Thái Bá Cần cùng với nổ lực thu thập, tổng hợp tài liệu xin được giới thiệu một số phương pháp rèn luyện sự sáng tạo có hiệu quả cao. Tiểu luận bao gồm 4 chương, trong đó 3 chương đầu trình bày nhận thức của người nghiên cứu đối với phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật, chương cuối là bài toán ứng dụng lý thuyết lý thuyết giải các bài toán sáng chế để cải tiến máy vi tính phù hợp hơn với nhu cầu ngày càng khắc khe của người sử dụng như tiện lợi, đa năng, mạnh mẽ, có cá tính… - 3 - Chương 2 NHẬN THỨC CÁC THỦ THUẬT SÁNG TẠO CƠ BẢN 1.1 CÁC THỦ THUẬT SÁNG TẠO CƠ BẢN Thủ thuật là thao tác tư duy đơn lẻ, chỉ ra hướng mà người giải cần suy nghĩ được thể hiện ở chổ đơn giản, tương đối độc lập, thường sử dụng và phù hợp với các quy luật phát triển hệ thống. Cần hiểu lời phát biểu của các thủ thuật theo nghĩa rộng, nghĩa khái quát một cách biện chứng – hệ thống cộng với trí tưởng tượng sáng tạo. Không nên hiểu thủ thuật một cách gò bó, cứng nhắc theo ngôn từ phát biểu thủ thuật. Có tổng cộng 40 thủ thuật sáng tạo cơ bản tuỳ theo từng bài toán mà ta dựa vào 6 bước sau đây để tìm ra các thủ thuật phù hợp :  Bước 1 : Chọn đối tượng tiền thân.  Bước 2 : So sánh đối tượng cho trước với đối tượng tiền thân.  Bước 3 : Tìm “Tính mới”.  Bước 4 : Trả lời câu hỏi “Nhờ thủ thuật nào, người giải có thể biến đổi đối tượng tiền thân thành đối tượng cho trước”.  Bước 5 : Lặp lại các bước từ 1 đến 4 để tìm thêm các thủ thuật có thể có từ đối tượng cho truớc.  Bước 6 : Sắp xếp các thủ thuật một cách lôgích, phản ánh quá trình suy nghĩ để có được đối tượng cho trước. A1 A2 Các nhu cầu của con người Các chức năng cần có Cấu trúc hệ thống  Các thủ thuật.  Các nguồn dự trữ.  Các kiến thức. Thời gian - 4 - 1.2 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI NGHIÊN CỨU Các thủ thuật có vai trò trong phương pháp luận sáng tạo như vai trò của các chữ cái trong ngôn ngữ, các nguyên tố hóa học trong hóa học…do vậy các thủ thuật có thể tổ hợp lại với nhau tạo nên những ý tưởng sáng tạo phức tạp, hiệu quả hơn. Các thủ thuật có thể dùng độc lập, dùng theo các tổ hợp nhưng sức mạnh của các thủ thuật sẽ tăng lên khi dùng hệ thống các thủ thuật như là một bộ phận hợp thành của ARIZ nói riêng và của TRIZ nói chung. Trong 40 thủ thuật sáng tạo có những thủ thuật “ngược nhau” hoặc có những thủ thuật dường như chứa đựng các thủ thuật khác, vì vậy khi xem xét giải quyết một bài toán ta có thể gặp trường hợp cùng một giải pháp nhưng nhìn từ hướng này ta thấy phải dùng thủ thuật A, nhưng khi nhìn từ hướng khác thì lại thấy phải dùng thủ thuật B… Sở dĩ các thủ thuật không chính xác là do hiện thực khách quan vận động theo qui luật biện chứng, do đó bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất các mặt đối lặp không tách rời nhau. Các thủ thuật cơ bản một mặt phản ánh tính biện chứng của thế giới khách quan, mặt khác giúp hình thành các kỹ năng suy nghĩ biện chứng của người học để giải các bài toán thực tế, cụ thể. Do vậy, không nên quá băn khoăn và cứng nhắc về văn bản phát biểu các thủ thuật, về tính biện chứng của chúng. Vấn đề cốt lõi trong cách sử dụng các thủ thuật sáng tạo là trả lời câu hỏi “Nhờ thủ thuật nào, ta có thể biến đổi đối tượng tiền thân thành đối tượng cho trước” trong quá trình tìm ra tính mới, quá trình này lập đi lập lại càng nhiều chừng nào sẽ giúp ta tìm ra được nhiều thủ thuật chứng đó qua đó sẽ tìm ra càng nhiều lời giải. Từ các thủ thuật sáng tạo ta có thể tiến đến các phương pháp sáng tạo. Phương pháp là tập hợp nhất định một số thủ thuật cơ bản, được sử theo thứ tự nhất định, gồm nhiều bước hay nhiều giai đoạn để giải một loại bài toán nhất định. Thông thường phương pháp được xây dựng dựa trên cơ sở của một số kết luận hoặc tiền đề liên quan đến sáng tạo. Sau đây là những phương pháp mạnh, tiêu biểu giúp hệ thống trong bài toán đi theo các quy luật phát triển một cách khách quan. A1 A2 So sánh để tìm ra tính mới Bằng cách trả lời câu hỏi : “Thủ thuật nào để có thể từ A1 đưa ra A2” - 5 - Chương 2 NHẬN THỨC CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC HÓA TƯ DUY 2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC HÓA TƯ DUY Phương pháp thường được chúng ta sử dụng để giải quyết và ra quyết định là phương pháp thử sai, tuy nhiên khi dùng phương pháp này việc tìm ra lời giải thường diễn ra một cách mò mẫm. Để khắc phục nhược điểm này chúng ta có thể dùng các phương pháp tích cực hóa tư duy để làm tăng số lượng các ý tưởng phát ra trong một đơn vị thời gian, nghĩa là tăng năng suất phát ý tưởng và khắc phục tính ì tâm lý. Các phương pháp này rất thích hợp để giải bài toán cần nhiều lời giải đa dạng, đơn giản và không thích hợp cho những bài toán đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo cao. 2.1.1 Phương pháp đối tượng tiêu điểm : Phương pháp phát ý tưởng nhờ chuyển giao những dấu hiệu của những đối tượng được thu thập một cách tình cờ, ngẫu nhiên cho đối tượng tiêu điểm cần được cải tiến do giáo sư F. Kunze đưa ra và được C.Waiting hoàn thiện. Phương pháp này gồm 5 bước như sau :  Bước 1 : Chọn đối tượng tiêu điểm  Bước 2 : Chọn 3 – 4 đối tượng ngẫu nhiên và lập danh sách những dấu hiệu của những đối tượng này.  Bước 3 : Kết hợp từng dấu hiệu trong danh sách với đối tượng tiêu điểm  Bước 4 : Phát ý tưởng bằng sự liên tưởng tự do dựa trên từng kết hợp.  Bước 5 : Đánh giá và lựa chọn những ý tượng có tính khả thi. 2.1.2 Phương pháp phân tích hình thái : Phương pháp nhằm đưa ra và nghiên cứu tất cả các phương án một cách hệ thống về nguyên tắc, bằng việc phân đối tượng thành từng phần sau đó đa dạng hóa chúng rồi kết hợp chúng lại nhằm chọn được những phương án bất ngờ, độc đáo mà chúng ta có thể bỏ quên trong phương pháp thử – sai. Phương pháp này do F. Zwicky đưa ra năm 1942 bào gồm 5 giai đoạn như sau :  Giai đoạn 1 : Phát biểu bài toán một cách chính xác.  Giai đoạn 2 : Xác định các bộ phận – chức năng của đối tượng.  Giai đoạn 3 : Liệt kê các hình thái có thể của các bộ phận – chức năng.  Giai đoạn 4 : Lập công thức hình thái.  Giai đoạn 5 : Phân tích, đánh giá và lựa chọn những phương án khả thi. 2.1.3 Phương pháp các câu hỏi kiểm tra : - 6 - Phương pháp giúp người giải quyết vấn đề không sa đà vào hướng suy nghĩ quen thuộc mà quên đi những hướng giải quyết khác có thể có, ngoài ra các câu hỏi kiểm tra còn cho những lời khuyên sử dụng thủ thuật, phương pháp, các gợi ý, các kinh nghiệm sáng tạo. Tuy nhiên các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi danh sách câu hỏi kiểm tra khác nhau, do vậy trên thực tế có rất nhiều danh sách các câu hỏi kiểm tra, điển hình có 3 danh sách câu hỏi kiểm tra được đánh giá có hiệu quả cao nhất là :  Dùng cho lĩnh vực sáng chế của A. Osborn (1953)  Dùng cho lĩnh vực sáng chế của T. Eiloart (1969)  Dùng để giải các bài tập toán học của G. Polya (1945) 2.1.4 Phương pháp não công : Phương pháp được A. Osborn đưa ra năm 1938 với mục đích thu được thật nhiều ý tưởng giải bài toán bằng cách làm việc tập thể. Phương pháp này chia một tập thể thành hai nhóm phát ý tưởng và đáng giá ý tưởng để hai nhóm có thể khắc phục nhược điểm của nhau, bao gồm 4 giai đoạn như sau :  Giai đoạn 1 : Phân nhóm.  Giai đoạn 2 : Phát ý tưởng tự do, thoải mái.  Giai đoạn 3 : Phân tích, đánh giá từng ý tưởng.  Giai đoạn 4 : Chọn lời giải khả thi. 2.1.5 Phương pháp sử dụng các phép tương tự : Phương pháp do W. Gordon đưa ra năm 1952 giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở “kết hợp các yếu tố khác nhau, không dính dáng gì với nhau”, đây là những nhóm người có ngành nghề khác nhau, được tập hợp lại với mục đích cố gắng giải một cách sáng tạo các bài toán bằng việc luyện tập không hạn chế trí tưởng tượng và kết hợp những yếu tố không liên quan với nhau, quá trình thực hiện trải qua 4 giai đoạn như sau :  Giai đoạn 1 : Thành lập nhóm.  Giai đoạn 2 : Luyện tập sử dụng các phép tương tự.  Giai đoạn 3 : Giải quyết các bài toán.  Giai đoạn 4 : Đánh giá và ra quyết định với các kết quả thu được. - 7 - 2.2 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI NGHIÊN CỨU Các phương pháp tích cực hóa tư duy có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề cần sự đa dạng nhưng đơn giản và khắc phục được tính ì tâm lý cũng như mò mẫm trong việc tìm lời giải qua đó tiết kiệm được thời gian và kinh tế. Ngoài ra đây còn còn một công cụ hệu quả trong việc luyện tập trí tưởng tượng đối với mọi lứa tuổi. Phương pháp đối tượng tiêu điểm rất hiệu quả trong việc khắc phục tính ì tâm lý do sự thu thập các dấu hiệu mang tính ngẫu nhiên sẽ cho chúng ta nhiều lời giải khác nhau qua đó việc phát ý tưởng sẽ không bị gò bó. Phương pháp này khá dơn giản do đó chúng ta có thể lĩnh hội nhanh chỉ sau 2-3 lần luyện tập. Thích hợp trong việc nhanh chóng tìm những ý tưởng mới đối với mẫu mã đồ dùng, hàng hóa , đồ chơi… Phương pháp phân tích hình thái có thể khắc phục được nhược điểm không thể bao quát hết các phép thử có thể có của phương pháp thử – sai, do đó có thể tránh được việc để lọt mất lời giải. Phương pháp này thích hợp cho việc giải các bài toán mang tính chất chung, tổng quát của một hệ thống như thiết kế kết cấu, tổ chức, bố cục … Phương pháp các câu hỏi kiểm tra có thể được sử dụng trong các giai đoạn đầu của đặt vấn đề hoặc giải các bài toán không đòi hỏi mức độ phức tạp cao. Các tác giả của các bản danh sách đưa ra các câu hỏi được rút từ kinh nghiệm thực tế giải các bài toán của nhiều người nên có hiệu quả tốt hơn những suy nghĩ tự phát và khắc phục được sự thiếu bao quát có thể bỏ lọt mất lời giải của phương pháp thử – sai. Phương pháp não công có thể khắc phục được tính ì tâm lý để có được nhiều lời giải đa dạng, thông thường những người giàu trí tưởng tượng thì yếu về mặt phân tích, đánh giá và ngược lại, do đó phương pháp não công sẽ giúp khắc phục nhược điểm và giúp phát huy tối đa khả năng của mỗi người, thường được sử dụng để giải các bài toán không đòi hỏi độ chính xác cao hoặc quá sâu về chuyên môn như các vấn đề lập dự án, thiết kế, kinh tế, quảng cáo… Phương pháp sử dụng phép tương tự có phần dựa trên phương pháp não công, tận dụng hai khả năng sau đây để khắc phục tính ì tâm lý bằng cách dùng nhóm người giải :  Tạo ra không chỉ một phương pháp mà tập hợp các phương – các phép tương tự.  Phương pháp này khác với phương pháp luyện não công ở chổ, họ là những nhóm chuyên nghiệp, được huấn luyện đặc biệt và dần dần tích luỹ các kinh nghiệm cần thiết về phương pháp luận giải các bài toán sáng chế. - 8 - Chương 3 NHẬN THỨC LÝ THUYẾT GIẢI CÁC BÀI TOÁN SÁNG CHẾ 3.1 LÝ THUYẾT GIẢI CÁC BÀI TOÁN SÁNG CHẾ Có thể dễ dãng nhận thấy là không phải tất cả các bài toán đều giống nhau về độ khó cũng như về cách giải, vì vậy đối với những bài toán có mức độ khó cao ta có thể vận dụng Lý thuyết giải các bài toán sáng chế để tìm ra lời giải thích hợp nhất. Tác giả TRIZ là G. S. Altsuller đã xây dựng sơ đồ khối TRIZ để giải các bài toán kỹ thuật cụ thể, theo đó một bài toán sẽ thuộc một trong 2 dạng là chuẩn hoặc không chuẩn. Nếu thuộc dạng chuẩn (đã được giải rồi) thì có thể sử dụng kho thông tin để tìm lời giải. Nếu bài toán là không chuẩn người giải phải sử dụng “Algôrit giải các bài toán sáng chế” viết tắt là ARIZ. ARIZ đầu tiên đưa ra vào năm 1959, gọi là ARIZ-59. Từ đó đến nay và về sau ARIZ luôn được cải tiến và hoàn thiện để phục vụ tốt hơn cho các nhà sáng chế, đến nay là ARIZ-85 có 7 giai đoạn với 38 bước cụ thể như sau :  Giai đoạn 1 (9 bước): Phân tích tình huống xuất phát.  Giai đoạn 2 (6 bước): Phân tích bài toán.  Giai đoạn 3 (8 bước): Phân tích mô hình bài toán.  Giai đoạn 4 (7 bước): Giải quyết mâu thuẫn lý học.  Giai đoạn 5 (3 bước): Phân tích cách khắc phục mâu thuẫn lý học.  Giai đoạn 6 (3 bước): Phát triển mâu thuẫn lý học thu được.  Giai đoạn 7 (2 bước): Phân tích quá trình giải. Giai đoạn 1 (9 bước) Giai đoạn 2 (6 bước) Giai đoạn 3 (8 bước) Giai đoạn 4 (7 bước) Giai đoạn 5 (3 bước) Giai đoạn 7 (2 bước) Giai đoạn 6 (3 bước) Nếu không thu được lời giải Rút kinh nghiệm sáng tạo Nếu chưa thỏa lời giải Nếu là bài toán chuẩn Sơ đồ khối ARIZ – 85 - 9 - 3.2 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI NGHIÊN CỨU Nhìn vào lịch sử 200 năm “tiến hoá” của chân vịt tàu thủy ta mới thấy được tầm quan trọng của lý thuyết giải các bài toán sáng chế của tác giả G. S. Altsuller. Việc sáng tạo chân vịt tàu thủy ban đầu chỉ là sự mò mẫm của phương pháp thử – sai. Nghiên cứu xếp loại các bằng tác giả sáng chế theo 5 mức sáng tạo từ thấp đến cao, người ta rút ra các con số thống kê như sau : Khoảng 95% số bằng sáng chế là ở từ mức 1 đến mức 3, chỉ có khoảng 5% số bằng sáng chế là ở 4 và mức 5. Mà những bằng sáng chế ở mức cao chính là nguồn tạo ra những bước ngoặc trong công nghệ. Do vậy, việc sáng chế ra những “công cụ” giải các bài toán mức cao phải bắt nguồn từ Lý thuyết giải các bài toán sáng chế của tác giả G. S. Altsuller. Trong 7 giai đoạn của ARIZ – 85 thì giai đoạn 7 là giai đoạn đặc biệt so với những phương pháp khác, đòi hỏi người giải phải phân tích lại quá trình giải để tổng kết rút kinh nghiệm sáng tạo cho bản thân bởi vì thường khi giải xong bài toán, mọi việc trở nên rõ ràng hơn, tự người giải có thể đánh giá được mình đúng chổ nào, chổ nào còn bị ảnh hưởng của tính ì tâm lý để có kinh nghiệm ở những lần giải sau. Lịch sử 200 năm “tiến hoá” của chân vịt tàu thủy - 10 - Chương 4 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT GIẢI CÁC BÀI TOÁN SÁNG CHẾ 4.1 BÀI TOÁN Cải tiến máy vi tính xách tay : Truyền tải tín hiệu từ có dây sang không dây nhằm mục đích tăng tốc độ xử lý và giảm trọng lượng qua đó tăng tính tiện lợi cho máy tính xách tay. 4.2 ỨNG DỤNG ARIZ-85 GIẢI BÀI TOÁN Giải bài toán theo các bước và sơ đồ khối của văn bản ARIZ-85 :  Giai đoạn 1 :  Buớc 1 : Mục đích cuối cùng của lời giải bài toán - Đặc trưng cần thay đổi : Tăng tốc độ xử lý, gọn nhẹ bằng cách thay đổi truyền tải tín hiệu từ có dây sang không dây. - Đặc trưng giữ nguyên : Vẫn đầy đủ chức năng. - Chi phí : Dây truyền tải tín hiệu. - Chỉ tiêu kỹ thuật : Truyền tải tín hiệu nhanh hơn.  Buớc 2 : Kiểm tra đường vòng * Hệ trên : - Đặc trưng cần thay đổi : Tăng tốc độ xử lý, gọn nhẹ bằng cách thay đổi vật liệu chế tạo. - Đặc trưng giữ nguyên : Vẫn đầy đủ chức năng. - Chi phí : Giảm vật liệu có khối lượng riêng lớn. - Chỉ tiêu kỹ thuật : Khả năng chịu lực của vật liệu mới. Giai đoạn 1 (9 bước) Giai đoạn 2 (6 bước) Giai đoạn 3 (8 bước) Giai đoạn 4 (7 bước) Giai đoạn 5 (3 bước) Giai đoạn 7 (2 bước) Giai đoạn 6 (3 bước) Nếu không thu được lời giải Rút kinh nghiệm sáng tạo Nếu chưa thỏa lời giải Nếu là bài toán chuẩn Sơ đồ khối ARIZ – 85 - 11 - * Hệ dưới : - Đặc trưng cần thay đổi : Tăng tốc độ xử lý, gọn nhẹ bằng cách tăng tốc xử lý của bộ vi xử lý. - Đặc trưng giữ nguyên : Vẫn đầy đủ chức năng. - Chi phí : Tăng thiết bị giải nhiệt. - Chỉ tiêu kỹ thuật : Khả năng giải nhiệt tốt.  Buớc 3 : Giải bài toán ban đầu hợp lý hơn.  Buớc 4 : Chỉ tiêu : Tăng tốc độ và giảm trọng lượng.  Buớc 5 : Tăng cường chỉ tiêu : Giảm thời gian nhập dữ liệu.  Buớc 6 : Chính xác các yêu cầu : Chuyển từ truyền tải tín hiệu có dây sang không dây và có thể sản xuất đại trà.  Buớc 7 : Đây không phải là bài toán thuộc chuẩn  Buớc 8 : Không có thông tin nào của Patent phù hợp với bài toán.  Buớc 9 : Sử dụng toán tử KTG : - Kích thước giảm đến zêrô : Áp dụng thủ thuật phân nhỏ chia máy vi tính thành từng phần nhỏ rồi giảm nhỏ kích thước. - Vận tốc tăng đến vô cực : Áp dụng thủ thuật thay thế sơ đồ cơ học chuyển máy vi tính từ truyền tín hiệu có dây sang truyền tín hiệu không dây. - Giá thành tăng đến vô cực : Áp dụng thủ thuật tự phục vụ biến máy vi tính thành thiết bị đa năng.  Giai đoạn 2 : Phân tích bài toán  Buớc 1 : Hệ kỹ thuật gồm 3 khối : Khối nhập, Khối xử lý, Khối xuất. - Mâu thuẫn kỹ thuật 1 (MK-1) : Triệt tiêu khối nhập  Hệ kỹ thuật giảm tốc độ vì nhập dữ liệu khó khăn. - Mâu thuẫn kỹ thuật 2 (MK-2) : Thay thế kỹ thuật truyền tải tín hiệu từ có dây sang không dây  Khối xử lý giảm tốc độ vì tín hiệu truyền từ khối nhập khó nhận dạng qua giọng nói (micrô).  Buớc 2 : Đôi yếu tố xung đột : Máy vi tính giảm tốc độ khi người sử dụng tăng tốc độ nhập dữ liệu qua giọng nói (micrô). - 12 -  Buớc 3 : Sơ đồ : - MK-1 : Triệt tiêu khối nhập sẽ làm giảm tốc độ xử lý chung của khối do việc nhập dữ liệu gặp khó khăn. - MK-2 : Thay thế kỹ thuật truyền tải tín hiệu từ có dây sang không dây gặp khó khăn trong việc nhận biết dữ liệu nhập nhưng tốc độ không bị ảnh hưởng do truyền tải tín hiệu là không dây.  Buớc 4 : So sánh 2 sơ đồ : Chọn sơ đồ MK-2.  Buớc 5 : Trạng thái giới hạn : Tốc độ nhập dữ liệu càng cao càng làm giảm tốc độ chung của hệ.  Buớc 6 : Cải tiến máy vi tính xách tay : Truyền tải tín hiệu từ có dây sang không dây nhằm mục đích tăng tốc độ xử lý và vẫn giữ nguyên các chức năng tiện lợi của máy sao cho tốc độ nhập dữ liệu tăng không làm giảm tốc độ xử lý của máy.  Giai đoạn 3 : Phân tích mô hình bài toán  Buớc 1 : Yếu tố dễ thay đổi : Hệ thống truyền tải tín hiệu.  Buớc 2 : Kết quả lý tưởng cuối cùng KLC -1 : Máy vi tính xách tay truyền tải tín hiệu không dây.  Buớc 3 : Vùng hành động : Hệ thống truyền tải tín hiệu.  Buớc 4 : Thời gian hành động : Khi truyền tải tín hiệu. KHỐI NHẬP KHỐI XỬ LÝ KHỐI XUẤT KHỐI NHẬP KHỐI XỬ LÝ KHỐI XUẤT  Sơ đồ khối mâu thuẫn kỹ thuật 2 Sơ đồ khối mâu thuẫn kỹ thuật 1 - 13 -  Buớc 5 : Tăng cường lời phát biểu : Không thể truyền tải không dây trong toàn bộ hệ thống mà chỉ có thể thay đổi khối nhập với chức năng nhập dữ liệu bằng giọng nói.  Buớc 6 : Mâu thuẫn lý học ở mức vĩ mô : Nếu tăng tốc độ ở Khối nhập dữ liệu sẽ làm giãm tốc độ xử lý của toàn bộ hệ thống.  Buớc 7 : Mâu thuẫn lý học ở mức vi mô : Khi tốc độ nhập dữ liệu từ micrô đến bộ vi xử lý càng nhiều sẽ càng làm giãm tốc độ xử lý.  Buớc 8 : Kết quả lý tưởng cuối cùng KLC - 2 : Máy vi tính xách tay truyền tải tín hiệu không dây vẫn đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật của toàn bộ hệ thống khi tăng tốc độ xử lý của CPU.  Giai đoạn 4 : Giải quyết mâu thuẫn lý học  Buớc 1 : Lời giải đã được thấy rõ ở nội dung KLC – 2. Chuyển sang bước 1 của giai đoạn 5.  Giai đoạn 5 : Phân tích cách khắc phục mâu thuẫn lý học  Buớc 1 : Đánh giá sơ bộ lời giải thu được - Thực hiện được yêu cầu chính của KLC – 1. - Khắc phục mâu thuẫn giãm tốc độ của toàn hệ thống khi truyền tải tín hiệu không dây. - Yếu tố điều khiển : CPU. - Thích hợp mô hình truyền tải không dây.  Buớc 2 : Tính mới thu được dựa trên thông tin Patent là : Truyền tải tín hiệu không dây.  Buớc 3 : Bài toán thiết kế hệ thống truyền tín hiệu không dây.  Giai đoạn 6 : Phát triển lời giải thu được  Buớc 1 : Hệ trên thay đổi thành hệ truyền tín hiệu không dây.  Buớc 2 : Hệ trên có thể sử dụng công nghệ không dây.  Buớc 3 : Có thể sử dụng cho các bài toán khác bằng cách thay đổi cách truyền tín hiệu có dây sang không dây và tăng khả năng xử lý của toàn bộ hệ thống.  Giai đoạn 7 : Phân tích quá trình giải  Buớc 1 : Có sự khác biệt so với các phương pháp khác là có quá trình quay trở lại để có được lời giải hoàn hảo nhất.  Buớc 2 : Áp dụng các thủ thuật dựa vào 40 thủ thuật có sẳn trong kho thông tin, không áp dụng thủ thuật mới trong quá trình giải. - 14 - KẾT LUẬN Trong suốt quá trình tiến hóa, bộ óc con người đã thích nghi giải những bài toán ở mức 1 và mức 2, nhưng không có hiệu quả khi giải những bài toán cao hơn, vì vậy cần phải áp dụng những thủ thuật sáng tạo, phương pháp sáng tạo, lý thuyết sáng tạo để làm tăng số lượng và tỷ trọng các sáng chế ở mức cao. Sử dụng các thủ thuật cơ bản chỉ có tác dụng nâng cao hiệu suất tư duy sáng tạo đối với các bài toán mức 1 và mức 2, các phương pháp tích cực hóa tư duy có tác dụng đến giữa mức 3 và chỉ có lý thuyết giải các bài toán sáng chế mới có thể giải các bài toán ở mức 4 và mức 5 qua đó mới có thể thay đổi được diện mạo của công nghệ, của thế giới. Theo các nhà nghiên cứu nguyên nhân thành công về kinh tế ở thế kỷ 21 là do có nguồn nhân lực tốt hơn những người xung quanh, mà tốt hơn là tốt hơn về khả năng sáng tạo. Phát triển nguồn nhân lực là bồi dưỡng các kỹ năng của lực lượng lao động để tiếp thu, sử dụng tốt các nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ tiên tiến và làm tăng các giá trị thặng dư bằng con đường sáng tạo và đổi mới. Khả năng sáng tạo của con người không phải hoàn toàn dựa vào bản năng sẳn có mà phần lớn của quá trình sáng tạo là do luyện tập mới có được, do đó nền giáo dục Việt Nam cần chú trọng hơn nữa việc giáo dục khả năng sáng tạo cho người học, có như vậy nền giáo dục mới có thể vượt lên tầm thế giới để đào tạo ra những con người có khả năng phát minh, sáng chế đưa đất nước vượt khỏi tầm khu vực vươn lên tầm của thế giới. Chúng ta chỉ thực sự suy nghĩ khi gặp phải vấn đề và cảm thấy khó khăn khi cần ra quyết định, nghĩa là chúng ta đã biết được mục đích cần đạt được nhưng chưa có lời giải và đa phần theo thói quen, kinh nghiệm chúng ta luôn giải quyết vấn đề bằng phương pháp Thử – Sai, nhưng cái giá phải trả cho việc áp dụng phương pháp này đôi khi là quá đắt. Môn học Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật có thể giúp cho chúng ta tránh những sai lầm đó bằng các thủ thuật, các phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. “Đừng để trễ tàu thêm lần nữa” là lời nhắn nhủ của Tiến sĩ Phan Dũng muốn gửi gắm đến những ai còn thờ ơ với nền “kinh tế tri thức” của thế kỷ 21. Chúng ta đã trễ tàu “công nghiệp hóa”, đã trễ tàu “công nghệ thông tin”, còn bây giờ thì sao? Chúng ta đã kịp chuẩn bị gì cho thời đại sáng tạo và đổi mới, liệu chúng ta có phải một lần nữa trễ chuyến tàu của thời đại sáng tạo và đổi mới? Người nghiên cứu hy vọng quyển tiểu luận này có thể đánh thức những người còn đang bị hút vào vòng xoáy của quá trình làm việc, vui chơi mà quên đi cuộc sống rất cần quá trình suy nghĩ, sáng tạo. Bạn sẽ góp phần để chúng ta những người của thế hệ hôm nay không bị trễ chuyến tàu của thời đại sáng tạo và đổi mới. - 15 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Dũng, Algôrit sáng chế, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, TP.HCM. 2001. 2. Phan Dũng, Các thủ thuật cơ bản, Sở khoa học, công nghệ và môi trường, TP.HCM, 1994. 3. Phan Dũng, Làm thế nào để sáng tạo, Ủy ban khoa học và sáng tạo, TP.HCM, 1992. 4. Phan Dũng, Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật (giáo trình sơ cấp) , Sở khoa học, công nghệ và môi trường, TP.HCM, 1997. 5. Phan Dũng, Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật (giáo trình tóm tắt) , Trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuật, TP.HCM, 2002. 6. Các trang web : A. TRƯỜNG ðH KHTN B. C. D.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftranhuycuong_pplstkhkt_344.pdf