Nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế - Nhìn từ kinh tế Việt Nam

Chương I: Lý luận chung . 1 I.Khái niệm tăng trưởng kin tế . 1 II.Hiệuquả tăng trưởng kinh tế . 1 III.Những chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế 2 IV.Vai trò của tăng trưởng kinh tế . 3 V.Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 3 Chương II:Thực trạng của các yếu tố tăng trưởng kinh tế . 6 I.Con ng ười với tăng trưởng kinh tế 6 II.Vốn với tăng trưởng kinh tế . 9 III.Kỹ thuật công nghệ với tăng trưởng kinh tế . 11 IV.Cơ cấu kinh tế với tăng trưởng kinh tế . 12 V.Tài nguyên thiên nhiên và môi trường với phát triển kinh tế 14 VI.Thể chế cình rị và quản lý nhà nước với tăng trưởng kinh tế . 17 Chương III: Giải pháp khắc phục các vấn đế của tăng trưởng kinh tế 18 I. Biện pháp tăng cường vai trò của người lao động 18 II.Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầư tư cho phát triển kinh tế 19 III.Biện pháp đẩy mạnh và phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam 20 IV.Biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái và giảm ô nhiễm môi trường . 21 V.Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc chuyển dic cơ cấu kinh tế 22 VI.biện pháp khắc phục hạn chế trong công tác quản lý của nhà nước 23 Kết luận . 30

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 25427 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế - Nhìn từ kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang từng bước trên con đường phát triển hướng tới tương lai vì một xã ội công bằng phát triển với cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng để đạt được đến đó chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tăng trưởng kinh tế cũng là một yếu tố quyết định. Với chuyên đề về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tôi muốn đưa ra một số hiểu biết về nhữg này cũng như trong thực trạng và cách khắc phục nó. Bài viết được chia thành 3 chương: Chương I:Lý Luận Chung Chương II:Thực Trạng Của Tăng Trưởng Kinh Tế Chương III:Giải Pháp Khắc Phuc Các Vấn Đế Kinh Tế Bài làm được trích dẫn số lieu từ môt số sách tham khảo và các trang web có lồng them ý kiến tác giả. Hy vọng với bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho thầy và cho các bạn về tình hình tăng trưởng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của đất nước ta. Vì là lần đầu viết tiểu luận và trình đô có hạn nên sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Mong nhận được sự đóng góp từ thầy và các ban để bài viết sau của em được hoàn thiện hơn. Xin trân thành cảm ơn!. Chương I:Lý Luận Chung I. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế dưới dạng khái quát, là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong nột khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Sự gia tăng thường được thể hiện ở qui mô và tốc độ. Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng đựơc sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Chỉ tiêu chính biểu hiện mức tăng trưởng kinh tế là tỉ lệ tăng GNP và GDP của thời kì sau so với thời kì trước: Trong đó: GNPo và GDPo: Là tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội thời kì trước. GNP1 và GDP1: Là tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội thời kì sau.[3,trang 24] II. Hiệu quả tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên các yếu tố của quá trình sản xuất và do đó tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm xã hội. Đó chính là kết quả của quá trình tái sản xuất mở rộng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế thể hiện ở nhịp độ tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Tăng trưởng kinh tế có thể diễn ra theo hướng: Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. - Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng về số lượng và các yếu tố quá trình sản xuất trên cơ sở kỹ thuật sản xuất cũ. - Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là sự phát triển sản xuất trên cơ sở hoàn thiện các yếu tố sản xuất như sử dụng các tư liệu sản xuất tiến bộ, các lao động ít tốn kém ® nâng cao trình độ của người lao động, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng sản xuất v.v… Trong thực tế việc tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu được kết hợp với nhau và được sử dụng theo hướng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước ở các giai đoạn khác nhau. III. Những chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế: Theo mô hình kinh tế thị trường thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia (SNA) gồm có: 1. Tổng giá trị sản phẩm: Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định. 2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kêếtquả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định. 3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI): Là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịnh vụ cuối cùng do công nhân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. 4. Thu nhập quốc dân (NI): Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI): Là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ trong một thời kì nhất định. 6. Thu nhập bình quân đầu người: Là sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau. Theo dõi chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có thể xác định khoảng thời gian cần thiết để nâng cao mức thu nhập lên gấp 2 lần dựa vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế theo dự báo.[4,trang26-29] IV.Vai trò tăng trưởng kinh tế.: Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia bởi vì: Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm giảm thiểu thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân, đồng thời tăng thêm tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng. Tuy nhiên vấn đề này chỉ được giải quyết có hiệu quả khi có mức tăng dân số hợp lý. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu nhằm cải thiện và nâng cao cuộc sống cho dân cư, tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, bệnh tật… Song sự tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với sự phát triển bền vững của xã hội đó là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian tương đối dài, môi trường sinh thái được bảo vệ, tiến bộ xã hội được tăng cường. V. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau: 1. Vốn: Là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra và được tích lũy lại cũng như tài nguyên thiên nhiên, đất đai và khoáng sản…vốn được thể hiện dưới hình thức hiện vật và tiền tệ đó là các yếu tố đầu vào của sản xuất, có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Quan hệ giữa tăng trưởng GDP với tăng vốn đầu tư gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng ICDR. Đó là tỉ lệ giữa gia tăng đầu tư chia cho tỉ lệ gia tăng của GDP.[3, trang 25] 2. Con người: Là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng con người đó phải có sức khỏe, trí tuệ, tài năng, kỹ xão, có ý trí và nhiệt tình lao động, được tổ chức hợp lý.[3,trang 25] 3. Kỹ thuật và công nghệ: Kỹ thuật và công nghệ hiện đại là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho phép chúng ta tạo ra nguồn tích lũy lớn, năng suất lao động xã hội cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, từ đó tạo ra nguồn tích lũy lớn cho nền kinh tế quốc dân. 4. Cơ cấu kinh tế: Bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ có tác động to lớn trong việc phát huy các thế mạnh tiềm năng và các yếu tố sản xuất của đất nước một cách có hiệu quả. Đay là yếu tố hết sức quan trọng đển tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.[3, trang 26] 5. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự nhiên bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng và khoáng sản trong lòng đất. Con người có thể khai thác và sử dụng những ích lợi do tài nguyên thiên nhiên ban tặng để thoải mãn những nhu cầu đa dụng của mình. - Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng, tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Có thể nói tntn là một yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở để phát triển các nguồn sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chế biến, các nghành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ tinh, sành sứ.[4,trang 204-205] 6. Thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Thể chế chính trị và tiến bộ, cùng với sự quản lý của nhà nước có hiệu quả sẽ tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và biền vững nhằm khắc phục sự chênh lệch quá lớn giữa các khu vực sử dụng và phát huy có hiệu quả các nhân tố như vốn, con người, khoa học-công nghệ…. Và thu hút nguồn lực từ bên ngoài để tăng trửng kinh tế có hiệu quả.[3,trang26] Chương II: Thực Trạng Của Các Yếu Tố Tăng Trưởng Kinh Tế. Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP (tỉ đồng) 441646 481295 535762 613443 715307 839211 [7,trang4-9] có sự tổng hợp lại I- con người với tăng trưởng kinh tế. 1- người lao động và lực lượng lao động. 1.1. Khái niệm: - Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổ lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoà độ tuổi lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế quốc dân [4,trang 167]. - Nguồn lao động đang được xem xẻtten hai mặt biểu hiện là số lượng và chát lượng. 1.2. vai trò của lực lượng lao động. a) tác động của phát triển kinh tế tri thức đếm sự phat triển của xã hội. - Sự ra đời và phat triển của kinh tế tri thức gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ cao và sự ứng dụng rộng rãi với hiệu quả cực kỳ to lớn của những công nghệ ấy vào đời sống kinh tế xã hội. - Sự phát triển kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia cung như kinh tế toàn cầu. - Hiện đại hoá các nghành truyền thống. - Hình thành những nghành mới, những nghành đại diện cho kinh tế tri thức. - Sự phát triển kinh tế tri thức tạo nên những biến đổi xã họi sâu sắc [6,trang 25-29]. b) trình độ của người lao động. - Trình độ của người lao động làm việc trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội được nâng cao. -Lao động trong các ngành có sự gia tăng, điều kiện lao động được thay đổi cơ bản, cường đô lao động giảm nhẹ. Nhưng trình độ lao đông phát triển nên năng suất lao động cao dẫn đến sự gia tăng nạn thất nghiệp. mặt khác sự chênh lệch trình độ giữa các vùng miền cũng là vấn đề cần giải quyết để kinh tế có thể tăng trưởng ổn định [6, trang 30-32]. c) Vai trò hai mặt của lao động. - Trước hết lao động là một nguồn lực lượng sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt đông kinh tế, lao động cũng bao hàm những lợi ích tiềm tàng theo nghĩa: góp phần làm tăng thu nhập, cải thiển đời sống, giảm nghèo đói thông qua chính sách: toạ việc làm, tổ chức lao động có hiệu quả, áp dụng công nghệ phù hợp… - Vai trò của lao động còn được thể hiện đó là lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia điều nhấn mạnh đến mục tiêu “phát triển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển”. - Những phân tích trên đã khẳng định lao động có vai trò là động lực của sự phat triển là động lực quan trọng trong tăng trưởng kinh tế [4,trang187-189]. 2. Thực trạng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực tương đối lớn nhưng chất lượng chưa đáp Ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nước ta hiện nay có trên 50 triệu người từ 15 tuổi trở lên, nhưng tỷ lệ qua đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn kỹ thuật rất thấp. Theo kết quả điều tra dân số 1-4-1999 thì tại thời điểm điều tra chỉ có 7,6% dân số từ 13 tuổi trở lên có bằng cấp về một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó, tức là đã qua trường lớp đào tạo, trong đó 2,3% là công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ có bằng cấp; 2,8% có trình độ trung học chuyên nghiệp; 0,7% cao đẳng; 1,7% đại học và 0,1% có trình độ trên đại học. Đây là một tỷ lệ quá thấp. Nếu loại trừ giáo viên trong ngành giáo dục và thầy thuốc trong ngành y là 2 ngành có tỷ lệ qua đào tạo cao thì số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ thấp hơn nữa. Tỷ lệ qua đào tạo đã thấp, cơ cấu đào tạo lại bất hợp lý. Quan hệ tỷ lệ đào tạo giữa 3 loại trình độ chuyên môn kỹ thuật; (1) Đại học và trên đại học; (2) Trung học chuyên nghiệp; (3) Công nhân kỹ thuật theo thông lệ quốc tế là: 1 - 4 - 10 hoặc 1 - 3 - 5, nhưng ở nước ta các tỷ lệ này tại thời điểm tổng điều tra dân số năm 1- 4-1989 là 1 - 1,16 - 0,96 và đến thời điểm tổng điều tra dân số 1-4-1999 còn bất hợp lý hơn với quan hệ tỷ lệ: 1- 1,13 - 0,92. Cơ cấu đào tạo bất hợp lý nên tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trong nền kinh tế có xu hướng ngày càng trầm trọng. Sinh viên ra trường không có việc làm, nhưng các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lại không tìm được công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề. Theo kết quả điều tra toàn bộ công nghiệp đã nêu ở trên, đến giữa năm 1998 trong tổng số lao động công nghiệp ngạch 4 bậc chỉ có 17,5% số người đạt tay nghề bậc 4/4; trong ngạch 5 bậc, tỷ lệ bậc 5/5 chiếm 20,8%; ngạch 6 bậc, thợ bậc 6/6 chiếm 5,9%; ngạch 7 bậc, thợ bậc 7/7 chỉ có 3,2%.[8, trang22-23] Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức mà bản thân người lao động không biết nghề hoặc biết nghề không đến nơi đến chốn thì rất khó tìm việc làm vì ngày nay người ta quan tâm chủ yếu đến chất lượng lao động chứ không tập trung vào khai thác số lượng lao động như trước đây. II. Vốn với tăng trưởng kinh tế. 1. Vốn sản xuất và vốn đầu tư. a) Vốn sản xuất: là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ,bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.[4,trang 230] b) Vốn đầu tư: hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ tạo nên năng lực sản xuất mới, nói một cách khác đó là quá trình thực hịên tái sản xuất các loại tái sản xuất. Hoạt động đầu tư là hết sức cần thiết. - Hoạt động đầu tư được tiến hành dưới hai hình thức: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.[, trang 231,232] 2. Vai trò của vốn sản xuất và vốn đầu tư với trưởng kinh tế. - Ngày nay vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuật, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, mà còn là điều kiện đẻ nâng cao trình độ khoa học - cộng nghệ, góp phần vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất, viềc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, nó cũng là điều kiện quan trộng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.[4, trang 235-236] 3. Các nguồn hình thành vốn đầu tư. + Tiết kiệm trông nước: tiết kiệm của chính phủ, của các công ty,cuả dân cư. + Tiết kiệm ngoài nước: vốn đầu tư trực tiếp (FDI), nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn các tổ chức phi chính phủ (NGO), nguồn vốn tín dụng thương mại.[4,trang 242-257] 4. Tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất. - Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chỉ tiêu. Do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu ® tác động tới sản lượng và cụ, việc làm. khi đầu tư tăng lên thì nhu cầu về chi tiêu mua sám máy móc thiết bị cũng tăng. - Đầu tư sẽ dẩn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải mới được dựa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế sự thay đổi này tác động đến tổng cung. Từ sự tác động đến tổng cung cầu mà vốn sẽ tác động đến sản lượng của quốc gia và từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nếu nố tácđộng tích cực thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh và bền vững và ngược lại. III. Kỹ thuật công nghệ với tăng trưởng kinh tế. 1. Khái quát chung. 1.1. Khái niệm: - Khoa học là tập hợp những hiểu biết và tư duy nhằm khám phá những thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. - Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kĩ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội. Những thành tựu của KH_CN trở thành lực lượng sản xuất trực tiép, được ứng dụng rộng rải trông nhưng lĩnh vực.[4, trang 270,272] 1.2. Vai trò của KH - CN. - Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dụch cơ cấu kinh tế. -Tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy đẩy phát triển kinh tế thị trường. [4, trang276-278] 2. Hiện trạng công nghệ ở việt nam: 2.1. Trước khi chuyển giao công nghệ; - Kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa trên một nền nông nghiệp lạc hậu với kỹ thuật thô sơ, đã không tạo được một nền tảng công nghệ cần thiết. - Theo báo cáo của bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ và môi trường thì công nghệ Việt Nam lạc hậu so với các nước tiên tiến nhất thế giới khoảng 50 ® 100 năm. So với mức trung bình thí thiết bị của nước ta lạc hậu từ 2 ® 3 thế hệ. - Hệ số có giới hoá thấp, so với thế giới hệ số cơ giới hoáổtng các lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam đạt 50%. Công nghệ lạc hậu dẩn đến hao phí lớn năng lượng và nguyên liệu. - Công nghệ không đồng bộ mất cân đối làm cho nhiều loại thiết bị hoặc không đượ sử dụng.[2, trang 114-115] 2.2. Sau khi thực hiện chuyển dao công nghệ: thì năng suất của nghành đã được nâng cao lên rỏ rệt. Nâng cao hiệu quả kinh tế,nâng cao trình độ công nghệ của đất nước, rút ngắn khoảng cách lạc hậu của nước ta với thế giới . - Việc chuyển giao công nghệ vào nước ta được thực hiện thông qua các công ty đa quốc gia bên cạnh đó chung ta cũng nên cẩn trọng với việc cấp giấy phép, giải quyết các vấn đè thủ tục và phải chú ý đến vấn đề thích nghi hoá công nghệ. - Trong những năm gần đây ( 1991 - 1994) do tiếp tục thực hiện chuyển fiao công nghệ và phát triển KH – KT mà khu vực công nghiệp và dịch vụ đã phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế xét theo chỉ tiêu GDP bình quân thời ký 1991 – 1995 là 8,5%/năm. Trong đó khu vực nông,lâm, thuỷ sản là 4.93%; công nghiệp và xây dựng là 13,72%; thương mại và dịch vụ là 8,78%. Sự tăng trưởng nhanh chóng đã biến nước ta thành một trong số ít các quốc gia có mức tăng trưởng nhanh chóng, cao nhát thế giới hiện nay.[1, trang 31-32] IV. Cơ cấu kinh tế với tăng trưởng kinh tế. 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tính chất tích cực của nền kinh tế nước ta trong sự tăng trưởng vừa qua được thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng di chuyển dần tỷ trọng sang các khu vực công nghiệp , xây dựng và dịch vụ. - Khu vực nông, lâm, thuỷ sản :năm 1991 chiếm 40,49% trong GDP đến năm 1994 chỉ còn 28,7%. - Khu Công nghiệp và xây dựng năm 1991 chiếm 35,7% trong GDP đến năm 1994 đễa tăng lêm 29,65%. - Khu vực dịch vụ năm 1991 chiếm 35,7% trong GDP đến năm 1994 tăng lên 41,65%.[1,trang 40] 2. Thực trạng. - Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu giữa các khu vực nhưng chưa có sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong đó tỷ trọng lao động trong công nghiệp vẩn chưa có sự thay đổi quan trọng theo hướng giãm dần, mà thậm chí còn gia tăng.mức độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua mới có khả năng tăng mức toàn dụng số lao động đang có trong mỗi khu vực, chứ chưa đủ sức tạo sự dịch chuyển lao độngtheo hướng tự phân bố lại lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù có sự tằng trưởng cao, sự chuyển dịch đáng kể về giá trị sản lươpngj giữa các khu vực, nhưng cơ cấu kinh tế hiện hữu vẩn chúa đựng những yếu tố tăng trưỏng không bền vững như: - Sự phát triển các ngành KT chủ yếu theo chiều ngang, chưa thực sự đi vào chiều sâu,nhất là các ngành sản xuất công nghiệp thị trường cho các sản phẩm công nghiệp chưa ổn định. - Trình độ công nghệ nói chung còn lạc hậu, phụ tùng, trang thiết bị cháp vá, thiết bị thiếu đồng bộ, các ngành kinh tế- kỷ thuật còn đơn chiếc, nhỏ lẻ, lao động thủ công, giá thành sản phẩm cao, năng lực cạnh tranh kém. - Các ngành du lịch chưa thực sự phục vụ cho sự tăng trưởng nhanh, còn quá non yếu so với tốc độ tăng trưởnh kinh tế - Hạ tầng kĩ thuật không đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, đang là trở lực với sự phát triển chung - Sự tăng trưởng kinh tế còn nặng về tính tự phát, vai trò của nhà nước còn nhiều hạn chế. [1,trang41,45] V. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường với phát triển kinh tế. 1. Một số loại tài nguyên thiên nhiên.[4,trang 96-201] 1.1. Nguồn năng lượng: Toàn bộ nguồn năng lượng được sử dụng trong hoạt động giao thông,sản xuất điện năng phục vụ các nghành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong cấ nguồn năng lượng : thuỷ năng là nguồng năng lượng có ý nghĩa quan trọng đối các nước đang phát triể, ở việt nam có 63% điện năng tiêu thụ kà được sản xuất ở các nhà máy thuỷ điện. Việt nam có trử lượng than lớn. Theo đánh giá trử lượng thăm dò khoảng 3,5 tỷ tấn. Đây là nguồn năng lượng có khả năng trở thành nguồn năng lượng chính. 1.2. Các loại khoáng sản. Các loại khoáng sản là cơ sở để phát triển cadc ngành công nghiệpkhai thác và công nghiệp sản xuất các loại vật liệu. Nước ta có một nguồn khoáng sản đa dạngvà phong phú, rất thuận lợi cho phát triển đất nướctrong công cuộc CNH – HĐH. 1.3. Nguồn tài nguyên rừng. Rừng vừa có giá trị kinh tế vừ có giá trị bảo vệ môi trường. Về mặt kinh tế rừng cho sản phẩm gỗ ngoài ra rừng còn cho chúng ta các sản phẩm động thực vật. Rừng có giá trị bảo vệ môi trường: Chống xói mòn, lụt lội, điều hoà khí hậu… Do khai phá rừng vì những mục đích khác nhau mà diện tích rừng đang bị thu hẹp lại. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Ở việt nam diện tích đất đai có rừng che phủ đã giảm từ15 – 16 triệu ha (năm 1945) xuống chỉ còn 8 – 9 triệu ha. 1.4. Nguồn đất đai: Đất đai có ý ngjhĩa quan trọng trong phát triển nông nghiêệ, đáp ứng nhu cầu cho công ttrình xây dựng nhà ở và tuyến giao thông trên bộ. Ở việt nam đất có khả năng canh tác là 9,5 triệu ha, trong đó đã sử dụng 7 triệu ha. Hệ số sử dụng đất trồng thấp. Bên cạnh đó đất canh tác bịi xâm lấn, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng cô hẹp nhanh chóng do nhiều khu công nghiệp và đô thị mới đang hình thành. 1.5. Nguồn nước: Đây là tài nguyên không thể thiếu trong sản xuất và đời sdống, là cơ sở để xây dựng hệ thống thuỷ điệ, vận tải thuỷ tạo bể chứa. Tuy vậy mặt hạn chế là mưa theo mùa và tài nguyên nước không đều giữa các vùng. Việc cung cấp nước sạch ở nhiều vùng nông thôn và đô thị đang gạp nhiều khó khăn. 1.6. Biển và thuỷ sản: Với hơn 3200 km bờ biển chạy suốt chiều dài đất nước đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho việt nam trong vận tải biển. Hoạt động nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản có ý nghĩa to lớn. Ngoài ra các vùng ven biển còn có điều kiện phát triển nghề làm muối, trồng và sản xuất các sản phẩm từ cói. Trữ lượng hải sản cho phép đánh bắt mỗi năm ở Việt Nam là 1.5 triệu tấn cá và 5 – 6 vạn tấn tôm. 1.7. Khí hậu: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió muad và nóng ẩm rất thuận lợi cho trồng cây nông nghiệp và hoa quả nhiệt đới. Điều kiện khí hậu kết hợp với nguồn nước và đất đai đã cung cấpcác loại nông sản có giá trị xuất khẩu. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phông phú và đa dạng nhưng chúng ta phải biết cách khai thác và sử dụng đó là một vấn đề cần được quan tâm hiện nay ở nước ta. 2. Những vấn đề môi trường hiện nay. a) Nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường: Chất thải được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hôẳctng các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc các dạng khác. Các chất thải như:chất thải từ các hộ dân cư, chất thải ảnh hưởng lớn đến môi trường như phân bón hoá học và thuốc trừ sâu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân cư khu vực nông thôn, chất thải từ ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nguồn phát sinh chất thải từ ngành xây dựng, ngành giao thông vận tải, từ các bệnh viện và trạm y tế.[5,trang 245-273] b) Thực trạng tác động môi trường của các quá trình CNH – HDH. - Gây ô nhiễm đất trên địa bàn đô thi. - Gây ô nhiễm nguồn nước mặt các con sông chảy qua các vùng ven đô. - Ô nhiễm không khí và tiếng ồn: Trong các khu đô thị tập trung đông dân cư thì nồng độ bụi trung bình cũng tương đối cao. Bên cạnh đó khí thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra không qua xử lý đã làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề. - Tiếng ồn cũng làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân đặc biệt ở các đô thị.[5,trang 275-287] c) Một số vấn đề tồn tại trong bảo vệ môi trường. - Cơ cấu của các tổ chức thể chế quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo. - Số lượng các cán bộ của sở Khoa học – Công nghệ và môi trường của các đô thị lớn có trìng độ chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu. - Công tác giáo dục, đào tạo và cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường cho người dân và các cơ Dụng những ít lợi do tài nguyên tjiên nhiên ban tặng để thoải mãn những nhu cầu đa dụng của mình. - Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng, tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Có thể nói tntn là một yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở để phát triển các nguồn sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chế biến, các nghành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ tinh, sành sứ. VI. Thể chế chính trị và quản lý của nhà nước với tăng trưởng kinh tế. trong những năm gần đây do tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới theo cơ chế thị trường với định hướng xhcn, nền kinh tế nước ta vẩn tiếp tục phát triển. 1. Vai trò của nhà nước Nhà nươs có một vai trò cực kì quan trọng, vai trò này thể hiện trước hết ở việc hoạch định các chính sách kinh tế như: chính sách cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu nghành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ. Chính sách thị trường đảm bảo cho các quan hệ thị trường phát huy tác dụng trong các lĩnh vực. Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, huy động, phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả. Chính sách nguồn nhân lực đảm bảo giáo dục, đào tạo, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Chính sách xã hội và môi trường đảm bảo sự công bằng tiến bộ. Chính sách kinh tế đối ngoại… Nhà nước không chỉ có vai trò hoạch dịnh ra các chính sách đúng mà còn phải thể chế nó thành pháp luật và tổ chức nghiêm túc những pháp luật đó. 2. Một số hạn chế trong cơ chế quản lý của nhà nước. - trong quá trình quy hoạch lập kế hoạch phát triên kinh tế trong quá trình triển khai và thực hiện kế hoạch kế hoạch thì hiệu quả thực tiễn rất thấp, thậm chí có chính sách kinh tế sau khi ban hành còn không được sự ủng hộ của nhân dân địa phương và phải sửa đổi nhiều lần gây lãng phí lớn. - quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cấp các nghành trong quá trình nhiên cứu hoạch định và triển khai chính sách phát triển kinh tế. - sự phối hợp giữa các cấp trong việc hoạch định chính sách phát triến kinh tế còn nhiều bất cập do vậy nhiều chính sách phát triển kinh tế được ban hành nhưng thiếu tính thực tiễn và tính khả thi tương đối thấp. [, trang 324- 325] Chương III:Giải Pháp Khắc Phục Các Vấn Đề Của Tăng Trưởng Kinh Tế I. Biện pháp tăng cường vai trò của người lao động. Phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề nóng hiện nay của xã hội khi mà đất nước đang từng ngày phát triển nhanh chóng thì cũng dòi hỏi trình độ của người lao động phải phát triển theo. Do đó giáo dục được coi là biện pháp hàng đầu để phát triển nguồn nhân lực của đất nước ta hiện nay và cũng như các nước khác trên thế giới. - xây dựng một xã hội học tập: đây là một trong những vấn đề trọng yếu của đất nước nhằm tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện được điều này cần có sự nổ lực của nhà nước và sự tham gia của cả cộng đồng. - bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển giáo dục và đáo tạo nhằm từng bước phát triển tri thức cúa người lao động tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. - chú trọng đến yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ lao động cả về thể lực và trí lực. - đổi mới quản lý giáo dục là một trong những biện pháp đột phá để nâng cao tri thức của người lao động. Cả thế giới đang hướng vào thế kỷ 21, giáo dục là hoạt động có tính toàn cầu. Chức năng của giáo dục là tạo ra một thế hệ công dân mới có trình độ và đặc biệt tạo ra một đội ngũ có tác phong công nghiệp nhằm đáp ứng điều kiện làm việc công nghiệp hiện nay. Muốn làm được điều này chúng ta phải làm cho nó trở thành sự nghiệp của toàn dân, đồng thời tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của quốc tế. II. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. 1. Các giải pháp huy động vốn đầu tư: - tạo môi trường khuyến khích và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả. - phát triển thị trường tài chính. - tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính tiền tệ. Nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư tư ngân sách. 2. Tăng cường sự quản lý của nhà nước về đầu tư và sử dụng vốn. - chính phủ nên khuyến khích đầu tư trong nước từ phía những người kinh doanh trong nước cũng như người ngoài nước. Để làm được điều đó thì chúng ta phải có cơ chế chính sách pháp chặt chẻ nhưng thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. - Bên cạnh đó chính phủ củng phải cân đối đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhằm giữ cho nền kinh té có dòng vốn ổn định. Gần đây chính phủ việt nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế nên dòng vốn đầu tư từ nước ngoài chảy vào rất lớn đòi hỏi chính phủ phải có những biện pháp để có thể quản lý và sử dụng nguồn vốn hợp lý , tránh gây lảng phí và đi kèm các tệ nạn khác đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách. III. Biện pháp đẩy mạnh khai thác và phát triển khoa học công nghệ. 1. Điều kiện chủ yếu phát triển khoa học công nghệ. - Tạo lập và thúc đẩy thị trường KH-CN phát triển. Để làm được điều này thì nhà nứoc cần giữ vai trò chủ đạo bằng các chính sách về pháp luật, quản lý hợp lý. - Tạo vốn cho hoạt động KH-CN xã hội hoá và đa dạng các nguồn vốn. ưu tiên vốn cho công tác nghiên cứu và phát triển, triển khai KH-CN. - Mở quan hệ quốc tế về KH-CN. Đa dạng hoá phương thức hợp tác phát triển các ngành công nghệ cao. Có chính sách khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ KH-CN ở trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu ởn trong nước. - Cần phát triển nguồn nhân lực cho KH-CN. Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ KH-CN , bồi dưỡng nhân tài. Hợp tác với các nước trên thế giới trong đào tạo. - Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý KH-CN. Đổi mới trong tổ chức quản lý hoạt động KH-CN và cơ chế tài chính cho hoạt động này. 2. Biện pháp cụ thể. - Định hướng phát triển KH-CN. - Chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ. - Phát triển công nghệ hiện đaị như công nghệ thông tin. - Cần tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích sáng tạo và phổ biến tri thức. - Đào tạo nhân lực theo yêu cầu của nền kinh tế có khả năng nghiên cứu và ứng dụng một cách sáng tạo các kết quả chuyển giao công nghệ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Nâng cao hiệu quả của các chính ssách hộ trợ của nhà nước với hoạt động nghiên cứu và úng dụng KH-CN. IV. Biện pháp bạo vệ môi trường sinh thái và giãm thiểu ô nhiễm môi trường. 1. Bảo vệ môi trường sinh thái trong khai thác , sử dụng tài nguyên thiên nhiên. - Trước nạn tàn phá rừng gây hiện tượng sa mạc hoá đất đai thay đổi khí hậu và thời tiết, các loại nhiên liệu được sử dụng nhiều gây ô nhiễm môi trường và nó cũng ngày càng cạn kiệt. Chính vì thế mà chính phủ nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp ký và có tổ chức. Một mặt sử dụng các biện pháp sinh học mặt khác sử dụng các thành tựu KH-CN tiên tiến để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ,không khí nguồn nước,xử lý chất thải, cải tạo đất trồng. Biện pháp tích cực nhất là thực hiện trồng nhiều cây xanh. 2. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Có hai cách để giãn thiểu ô nhiễm. - Phương pháp cách mệnh bịnh và kiểm soát: đó là chính phủ sử dụng các qui định hệ thống giám sát cùng với các biện pháp cưỡng chế trong quá trình kiễm soát và quản lý môi trường. Tuy nhiên biện pháp này không hiệu quả kinh tế vì nó không cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan, bên cạnh đó nó đòi hỏi chi phí cao gây tốn kém. - Phương cách kinh tế: Đó là chính phủ sủ dụng các công cụ kinh tế trong quá trình kiểm soát và quản lý ô nhiễm môii trường. Nhưng đó cung là nhưng biện pháp cưỡng chế cách tốt nhất là ta nên dành nhiều sự quan tâm chú ý đầu tư đúng mức hơn nữa cho công tác giáo dục và nâng cao nhận thức của mọi công dân. Đây mới là biện pháp tốt nhất để có thể cải thiện môi trường sống của chúng ta hiện nay. V. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - chính phủ cần có chính sách lựa chọn và phát triển các nghành kinh tế chủ đạo dựa vào nhu cầu của thị truờng nội địa và nước ngoài và dựa vào nghuyên tắc phân công chuyên môn hoá và lợi thế. - cần thực hiện chính sách khuyến khích tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tỷ trọng của công nghệ hiện đại trong tăng trưởng kinh tế. - điều hoà mối quan hệ giữa 3 khu vực kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. - cần thực hiện chính sách kinh tế đầu tư nhiều hơn nữa vào phảt triển đồng bộ các ngành kết cấu cơ sở hạ tầng. VI.Biện Pháp Khắc Phục Hạn Chế Trong Công Tác Quản Lý Của Nhà Nước -Nhà nước phải tăng cường biện pháp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Các dự án đã được phê duyệt đặc biệt là những dự án có vốn đầu tư cao để tránh những tiêu cực gây thất thoát vốn của nhà nước và công sức của nhân dân. -Nhà nước phải tham kảo ý kiến của nhân dân trong các chính sách được thực hiện tại địa phươnddos để tăng tính khả thi của chính sách tránh gây lãng phí không cần thiết. -Cần có một thể chế để các chính sách được thực hiện một cách đồng bộ có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp ngành tránh hiện tượng mỗi nơi làm một hướng. -Dù là bất kỳ một dự án cải cách nào nhà nước cũng phải lấy ý kiến đóng góp và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, chỉ có như vậy thì đất nước mới phát triển ổn định và nhanh chóng. -Tổ chức chỉ đạo thực hiện cần nhanh nhạy. PH Ụ L ỤC VIỆT NAM 20 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN 1986-2005 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2005 so với năm 1986 1986 2005 2005 so với 1986 (Lần) Số đơn vị hành chính Cấp tỉnh 40 64 1,6 Cấp huyện 522 671 1,3 Cấp xã 9901 10876 1,1 Dân số trung bình (Triệu người) 61,1 83,1 1,4 Thành thị 11,8 22,3 1,9 Nông thôn 49,3 60,8 1,2 Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 (Nghìn tỷ đồng) 109,2 393,0 3,6 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo tỷ giá hối đoái (USD) 86(*) 638 5,4 Tổng số vốn đầu tư theo giá so sánh 1994 (Nghìn tỷ đồng) 15,3 212,0 13,9 Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá so sánh 1994 (Nghìn tỷ đồng) 65,1 182,0 2,8 Nông nghiệp 54,2 137,1 2,5 Lâm nghiệp 4,2 6,3 1,5 Thuỷ sản 6,7 38,6 5,8 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 (Nghìn tỷ đồng) 43,5 416,9 9,6 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép Số dự án 38(*) 922 24,3 Tổng vốn đăng ký (Triệu USD) 322(*) 6339 19,7 Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu (Tỷ USD) 3,0 69,4 23,1 Xuất khẩu 0,8 32,4 40,5 Nhập khẩu 2,2 37,0 16,8 Giáo dục mẫu giáo Số trường (Nghìn trường) 6,8 10,9 1,6 Số lớp (Nghìn lớp) 63,1 93,9 1,5 Số giáo viên (Nghìn người) 70,1 117,2 1,7 Số học sinh (Triệu học sinh) 1,8 2,4 1,3 Giáo dục phổ thông Số trường (Nghìn trường) 13,7 27,2 2,0 Số lớp (Nghìn lớp) 340,8 508,7 1,5 Số giáo viên (Nghìn người) 426,2 777,9 1,8 Số học sinh (Triệu học sinh) 12,5 16,8 1,3 Đại học và cao đẳng Số trường 96 230(**) 2,4 Số giáo viên (Nghìn người) 19,2 47,6(**) 2,5 Số sinh viên (Nghìn sinh viên) 91,2 729,4(**) 8,0 Trung học chuyên nghiệp Số trường 292 285(**) 1,0 Số giáo viên (Nghìn người) 11,28 13,9(**) 1,2 Số học sinh (Nghìn học sinh) 135,8 365,0(**) 2,7 Số cơ sở khám chữa bệnh (Nghìn cơ sở) 11,8 13,1(**) 1,1 Số giường bệnh (Nghìn giường) 214,8 196,3(**) 0,9 Số bác sỹ (Nghìn người) 19,9 50,1(**) 2,5 Bác sỹ bình quân 1 vạn dân 3,3 6,1(**) 1,9 [8,trang 22-23] Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước theo giá so sánh năm 1994 phân theo ngành kinh tế [7, trang2-3]  Tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 Tổng số 68089 77426 86677 95471 105082 115196 125413 Nông nghiệp và lâm nghiệp 7026 6266 6424 7480 7006 7852 7832 Thủy sản 1314 725 701 787 369 405 580 Công nghiệp khai thác mỏ 6570 5953 5648 7834 9680 9916 10543 Công nghiệp chế biến 7009 15189 14776 14110 9762 11132 11422 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 12006 12052 14836 15400 18578 20319 23916 Xây dựng 1601 2728 4450 4823 4786 5256 5891 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy , đồ dùng cá nhân và gia đình 963 1534 4014 3077 2104 1957 2613 Khách sạn và nhà hàng 686 441 651 1204 444 487 512 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 14258 16215 19490 19852 23565 27088 28355 Tài chính, tín dụng 489 388 160 865 487 535 589 Hoạt động khoa học và công nghệ 1433 1445 301 631 1012 1055 1718 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 605 436 673 896 1538 1497 1596 QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 2980 2781 2321 3358 6207 6932 8038 Giáo dục và đào tạo 4347 4126 3273 4175 6176 6195 6714 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 1652 1778 1832 2361 4069 3935 4053 Hoạt động văn hóa và thể thao 1187 1272 1938 2676 2868 2892 3313 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 568 233 249 237 460 433 693 HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác 3397 3864 4941 5703 5970 7310 7034 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế % Tổng số Chia ra Nông lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1986 100.0 38.1 28.9 33.0 1987 100.0 40.5 28.4 31.1 1988 100.0 46.3 24.0 29.7 1989 100.0 42.1 22.9 35.0 1990 100.0 38.7 22.7 38.6 1991 100.0 40.5 23.8 35.7 1992 100.0 33.9 27.3 38.8 1993 100.0 29.9 28.9 41.2 1994 100.0 27.4 28.9 43.7 1995 100.0 27.2 28.7 44.1 1996 100.0 27.8 29.7 42.5 1997 100.0 25.8 32.1 42.1 1998 100.0 25.8 32.5 41.7 1999 100.0 25.4 34.5 40.1 2000 100.0 24.6 36.7 38.7 2001 100.0 23.3 38.1 38.6 2002 100.0 23.0 38.5 38.5 2003 100.0 22.5 39.5 38.0 2004 100.0 21.8 40.2 38.0 2005 100.0 20.9 41.0 38.1 [10,trang13] Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước và đóng góp của từng khu vực vào tăng trưởng[9,trang 23] % 2000 2001 2002 6 tháng đầu năm 2003 Tốc độ tăng Tổng số 6,79 6,89 7,04 6,90 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 4,63 2,98 4,06 2,49 Công nghiệp và xây dựng 10,07 10,39 9,44 10,21 Dịch vụ 5,32 6,10 6,54 6,38 Đóng góp của từng khu vực vào tốc độ tăng trưởng Tổng số 6,79 6,89 7,04 6,90 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1,10 0,69 0,91 0,56 Công nghiệp và xây dựng 3,47 3,68 3,45 3,75 Dịch vụ 2,22 2,52 2,68 2,59 Rất nhiều hãng thông tấn, báo chí quốc tế đã đưa tin bài về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong chín tháng đầu năm nay. Những khu công nghiệp quy mô lớn không ngừng mọc lên Kết luận Từ khi thực hiện cuộc sống mới thì đất nước ta đạt được những thành tựu rất to lớn , đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kin tế trong những năm gần đây tương đối cao. Đây cũng chính là điều mà chúng ta mong đợi. Nhưng bên cạnh đó sự tăng trưởng này còn thiếu tính chất vững bền. Đó là do nền kinh tế nước ta còn khởi điểm thấp nên khối lưqợng tăng trưởng tuyệt đối còn rất khiêm tốn. Công nghiệp là nguồn tăng trưởng giữ vai trò chủ dạo ngưng còn non yếu. Những dịch vụ quan trọng đẻ thúc đảy kinh tế phát triển chuyển biến mạnh. Mặt khắc, nhiều năng lực sản xuất còn bị lãng phí, nhiều thế mạnh chưa được phát huy đúng mức, đồng thời các tệ nạn xã hội còn rất phổ biến. Đó là những nhân tố đang kìm hãm sự phát triẻn kinh tế và đem lại nhiều hậu quả xấu. Với tư cách là tác giả của bài viết, em nghĩ điều quan trọng hiện nay chúng ta nên làm đó là giữ mức tăng trưởng ổn định đồng thời tích cực đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, cải cách kinh tế- xã hội,và thẻ chế nhằm tạo một cơ sở vững chắc cho sự tăng trưởng lâu dài. Để làm được điều đó thì nhà nước có vai trò hết sức quan trọng nhưng cũng không thể thiếu đượp vai trò của cả cong dân và tầng lớp tri thức tương lai chúng ta DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Chủ biên:Trần Du Lịch, kinh tế Việt Nam giai đoạn kinh tế chuyển đổi, nhà xuất bản Tp.HCM 1996 2. Chủ biên:Võ Đại Lược,công nghiệp hoá hiên đại hoá Việt Nam đến năm 2000,nhà xuất bản khoa học xã hôi Hà Nội-1996. 3.PGS.TS.Vũ Văn Phúc TS.Mai Thế Hởn, tìm hiểu môn học kinh tế chính trị mác- lênin( dưới dạng hỏi đáp),nhà xuất bản lý luận chính trị - 2005. 4.Chủ Biên:GS.TS.Vũ Thị Ngọc Phùng, giáo trình kinh tế phát triển,nhà xuất bản lao động xã hội-2006. 5.Chủ Biên:TS. Nguyễn Ngọc Tuấn,những vấn đ ề kinh tế xã hội và môi trường,nhà xuất bản khoa học xã hội- 2003. 6.Chủ Biên:GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn,phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam,nhà xuất bản chính trị quốc gia-2004. 7.www.qso.gov.vn: Tổng Cục Thống Kê. 8.www.cpv.org.vn: đảng công sản Viêt Nam. 9.www.tapchicongsan.org.vn:tạp chí Cộng Sản 10.www.vnecommy.org.vn:thời báo kinh tế Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế- Nhìn từ kinh tế việt nam.doc