NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO
RESEARCHING THE LYRICAL CHARACTERS IN VIETNAMESE ECLOGUE
SVTH: TRẦN THỊ THANH
Lớp : 05CVH2, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: TS. LÊ ĐỨC LUẬN
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Ca dao là tấm gương trung thực về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nhân dân lao động,
trong đó ca dao trữ tình là một thiên tình ca muôn điệu biểu hiện rõ nhất trong đó là hệ thống
nhân vật trữ tình gồm cả nhân vật trữ tình hiển ngôn và biểu tượng. Đặc trưng là hai vai giao
tiếp nam – nữ, được biểu hiện trong các mối quan hệ: gia đình, bạn bè, tình yêu nhưng
phong phú và hấp dẫn nhất vẫn là tình yêu đôi lứa. Nhân vật trữ tình hiển ngôn là hình tượng
con người trực tiếp thổ lộ tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca, cách xưng hô
biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau. Nhân vật trữ tình biểu tượng là con người mượn
các biểu tượng có trong các hiện tượng tự nhiên và các vật thể nhân tạo, để bộc bạch những
tâm sự, tình cảm, tình yêu. Qua bài viết, chúng ta thấy được thế giới chủ quan đời sống tinh
thần, ước mơ tình cảm và nguyện vọng của nhân dân lao động ngày xưa.
SUMARY
Vietnamese folk verses is a faithful mirror reflecting the colorful life of working people. Among
them, lyrical eclogue is a melodious endless song about love. The most clearly transmitted
thing in it is the lyrical character system, including direct and iconic characters. The specific
point is the two communicating parts - male and females – in the relationships of families,
friends, couples . But the most diverse and interesting relationship is love. The direct lyrical
characters are the image of people showing the emotions, moods, thoughts in the words and
vocatives reflect many status of the emotion. Meanwhile, the iconic characters are the symbols
borrowed from nature and artificial things which transmitting emotions and love. From this
research we can understand the subjective world, the spiritual life, emotions, wishes and
hopes, of people in the past.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ca dao Việt Nam phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam, nó được coi như là một kho tài liệu
phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân
dân lao động. Đó là tiếng hát trữ tình của con người, là tiếng hát của tình yêu trong mọi khó
khăn vui buồn của cuộc sống.
Nhân vật trữ tình trong ca dao bao gồm nhân vật trữ tình hiển ngôn và biểu tượng, được
biểu hiện trong các mối quan hệ, nhưng phong phú và hấp dẫn nhất vẫn là tình yêu đôi lứa.
Đề tài đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia và tìm hiểu. Tôi cũng là một thành viên
nhỏ đang ấp ủ mong muốn tìm hiểu một khía cạnh của ca dao trữ tình, để từ đó tôi có thể hiểu
biết và học hỏi những điều hay lẽ phải trong kho vàng ngọc của Việt Nam. Đó là lí do tôi chọn
nghiên cứu đề tài “nhân vật trữ tình trong ca dao”
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều nhà nghiên cứu về ca dao Việt Nam với quy mô lớn như:Nguyễn Xuân
Kính, Vũ Ngọc Phan, Vũ Dung, Vũ Thị Thu Hương, Mã Giang Lân, Triều Nguyên, Phạm Thị
Thu Yến, Nguyễn Tấn Phát - Trần Tấn Vinh
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến nhân vật trữ tình : Cấu trúc ca dao trữ tình
người Việt (Lê Đức Luận), thử đề xuất một số cấu trúc lời ca trữ tình người Việt (Lê Đức
Luận), lối đối đáp trong ca dao trữ tình (Cao Huy Đỉnh).Và rải rác một số công trình của các
tác giả như: Phương Thu, Trương Thị Nhàn, Phan Đăng Nhật .Cho đến thời điểm hiện nay
thì tôi vẫn chưa tìm được một công trình nghiên cứu cụ thể và chính xác nào viết về nhân vật
trữ tình trong ca dao. Trên đây là những công trình tôi tìm hiểu được liên quan đến đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Nghiên cứu “nhân vật trữ tình” trong ca dao Việt Nam mà đặc trưng là hai vai
giao tiếp nam - nữ
Phạm vi: Tập trung đi sâu nghiên cứu nhân vật trữ tình trong ca dao. Phạm vi khảo sát là
ca dao trữ tình người Việt.
4. Mục đích nghiên cứu
Để thấy rõ được biểu hiện của các vai giao tiếp nam- nữ, đồng thời giúp tôi hiểu biết
được thế giới chủ quan, đời sống tinh thần, ước mơ tình cảm và nguyện vọng của nhân dân
lao động ngày xưa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thống kê, so sánh và đối chiếu, phân tích, tổng hợp.
6. Giá trị khoa học và thực tiễn
Đề tài góp phần vào việc phân tích, bình giảng, đánh giá nhân vật trữ tình trong ca dao,
đồng thời phát hiện được những cái mới mẻ của nhân vật trữ tình trong ca dao người Việt. Đề
tài góp phần hữu ích cho việc học tập và nghiên cứu về ca dao trữ tình Việt Nam.
7. Cấu trúc đề tài
Đề tài tôi nghiên cứu gồm ba phần, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài
có hai chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nhân vật trữ tình trong ca dao
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3743 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân vật trữ tình trong ca dao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
149
NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO
RESEARCHING THE LYRICAL CHARACTERS IN VIETNAMESE ECLOGUE
SVTH: TRẦN THỊ THANH
Lớp : 05CVH2, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: TS. LÊ ĐỨC LUẬN
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Ca dao là tấm gương trung thực về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nhân dân lao động,
trong đó ca dao trữ tình là một thiên tình ca muôn điệu biểu hiện rõ nhất trong đó là hệ thống
nhân vật trữ tình gồm cả nhân vật trữ tình hiển ngôn và biểu tượng. Đặc trưng là hai vai giao
tiếp nam – nữ, được biểu hiện trong các mối quan hệ: gia đình, bạn bè, tình yêu … nhưng
phong phú và hấp dẫn nhất vẫn là tình yêu đôi lứa. Nhân vật trữ tình hiển ngôn là hình tượng
con người trực tiếp thổ lộ tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca, cách xưng hô
biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau. Nhân vật trữ tình biểu tượng là con người mượn
các biểu tượng có trong các hiện tượng tự nhiên và các vật thể nhân tạo, để bộc bạch những
tâm sự, tình cảm, tình yêu. Qua bài viết, chúng ta thấy được thế giới chủ quan đời sống tinh
thần, ước mơ tình cảm và nguyện vọng của nhân dân lao động ngày xưa.
SUMARY
Vietnamese folk verses is a faithful mirror reflecting the colorful life of working people. Among
them, lyrical eclogue is a melodious endless song about love. The most clearly transmitted
thing in it is the lyrical character system, including direct and iconic characters. The specific
point is the two communicating parts - male and females – in the relationships of families,
friends, couples... But the most diverse and interesting relationship is love. The direct lyrical
characters are the image of people showing the emotions, moods, thoughts in the words and
vocatives reflect many status of the emotion. Meanwhile, the iconic characters are the symbols
borrowed from nature and artificial things which transmitting emotions and love. From this
research we can understand the subjective world, the spiritual life, emotions, wishes and
hopes,… of people in the past.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ca dao Việt Nam phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam, nó được coi như là một kho tài liệu
phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân
dân lao động. Đó là tiếng hát trữ tình của con người, là tiếng hát của tình yêu trong mọi khó
khăn vui buồn của cuộc sống.
Nhân vật trữ tình trong ca dao bao gồm nhân vật trữ tình hiển ngôn và biểu tượng, được
biểu hiện trong các mối quan hệ, nhưng phong phú và hấp dẫn nhất vẫn là tình yêu đôi lứa.
Đề tài đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia và tìm hiểu. Tôi cũng là một thành viên
nhỏ đang ấp ủ mong muốn tìm hiểu một khía cạnh của ca dao trữ tình, để từ đó tôi có thể hiểu
biết và học hỏi những điều hay lẽ phải trong kho vàng ngọc của Việt Nam. Đó là lí do tôi chọn
nghiên cứu đề tài “nhân vật trữ tình trong ca dao”
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều nhà nghiên cứu về ca dao Việt Nam với quy mô lớn như:Nguyễn Xuân
Kính, Vũ Ngọc Phan, Vũ Dung, Vũ Thị Thu Hương, Mã Giang Lân, Triều Nguyên, Phạm Thị
Thu Yến, Nguyễn Tấn Phát - Trần Tấn Vinh…
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến nhân vật trữ tình : Cấu trúc ca dao trữ tình
người Việt (Lê Đức Luận), thử đề xuất một số cấu trúc lời ca trữ tình người Việt (Lê Đức
Luận), lối đối đáp trong ca dao trữ tình (Cao Huy Đỉnh).Và rải rác một số công trình của các
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
150
tác giả như: Phương Thu, Trương Thị Nhàn, Phan Đăng Nhật….Cho đến thời điểm hiện nay
thì tôi vẫn chưa tìm được một công trình nghiên cứu cụ thể và chính xác nào viết về nhân vật
trữ tình trong ca dao. Trên đây là những công trình tôi tìm hiểu được liên quan đến đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Nghiên cứu “nhân vật trữ tình” trong ca dao Việt Nam mà đặc trưng là hai vai
giao tiếp nam - nữ
Phạm vi: Tập trung đi sâu nghiên cứu nhân vật trữ tình trong ca dao. Phạm vi khảo sát là
ca dao trữ tình người Việt.
4. Mục đích nghiên cứu
Để thấy rõ được biểu hiện của các vai giao tiếp nam- nữ, đồng thời giúp tôi hiểu biết
được thế giới chủ quan, đời sống tinh thần, ước mơ tình cảm và nguyện vọng… của nhân dân
lao động ngày xưa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thống kê, so sánh và đối chiếu, phân tích, tổng hợp.
6. Giá trị khoa học và thực tiễn
Đề tài góp phần vào việc phân tích, bình giảng, đánh giá nhân vật trữ tình trong ca dao,
đồng thời phát hiện được những cái mới mẻ của nhân vật trữ tình trong ca dao người Việt. Đề
tài góp phần hữu ích cho việc học tập và nghiên cứu về ca dao trữ tình Việt Nam.
7. Cấu trúc đề tài
Đề tài tôi nghiên cứu gồm ba phần, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài
có hai chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nhân vật trữ tình trong ca dao
NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề chung
1.1. Khái niệm nhân vật và nhân vật trữ tình
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Nhân vật văn học có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng chung quy lại thì nhân vật văn
học là những con người, hay sự vật, hiện tượng mang tính chất con người được thể hiện trong
tác phẩm văn học bằng phương tiện văn học
1.1.2. Khái niệm nhân vật trữ tình
Đã có nhiều khái niệm về nhân vật trữ tình của các tác giả: Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi, Lê Bá Hán; Đỗ Đức Hiểu. Nhưng tôi tâm đắc nhất vẫn là khái niệm nhân vật trữ tình của
Phương Lựu trong cuốn lí luận văn học : “thông thường nội dung tác phẩm trữ tình được thể
hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình . Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy
nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mao, hành động, lời
nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng
điệu, cảm xúc, trong cách cảm cách nghĩ. Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người,
tấm lòng người. Đó chính là nhân vật trữ tình (…)[9;359]
1.2. Ca dao và nhân vật trữ tình trong ca dao
1.2.1. Khái niệm ca dao
Có nhiều định nghĩa khác nhau. Nhưng chung quy lại ca dao là những lời thơ dân gian
được truyền miệng từ đời này sang đời khác và được lưu truyền cho đến ngày nay.
1.2.2. Nhân vật trữ tình trong ca dao
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
151
Nhân vật trữ tình trong ca dao bao gồm nhân vật trữ tình hiển ngôn và biểu tượng, trong
đó hai vai giao tiếp nam - nữ là chủ yếu. Nó có tính điển hình và khái quát cao. Tính cách nhân
vật trữ tình chủ yếu bộc lộ qua việc trình bày những tâm trạng, những tình cảm. Hầu hết nó
không có tính xác định về đặc điểm diện mạo và tính cách.
1.3. Nhân vật trữ tình hiển ngôn và nhân vật trữ tình biểu tượng
1.3.1. Nhân vật trữ tình hiển ngôn
Hình tượng con người trực tiếp thổ lộ tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ,cảm xúc trong lời ca.
Cách xưng hô biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau: anh - em, thiếp - chàng, mình -
ta…
1.3.2. Nhân vật trữ tình biểu tượng
Thông qua thế giới biểu tượng, con người nhằm bộc lộ những tâm sự, cảm xúc với nhau.
Các biểu tượng đó thường gần gũi với người dân Việt Nam, biểu tượng lấy từ thế giới tự
nhiên, thiên nhiên; lấy từ các vật thể nhân tạo.
Tiểu kết:
Ở chương này, chúng tôi đi tìm hiểu những khái niệm liên quan đến nhân vật trữ tình trong
ca dao, để làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản của vấn đề chúng tôi cần nghiên cứu. Đồng thời
tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp chương hai.
Chương 2. Nhân vật trữ tình trong ca dao
2.1. Nhân vật trữ tình hiển ngôn
2.1.1. Vai giao tiếp là nữ
Trong ca dao trữ tình vai giao tiếp là nữ được biểu hiện nhiều nhất, họ có nhiều đức tính
tốt, nhưng họ là người phải chịu nhiều khổ cực, cay đắng nhất, họ thường không có quyền như
nam giới. Được thể hiện qua các mối quan hệ, nhưng đặc sắc nhất vẫn là tình yêu đôi lứa.
Vai giao tiếp là nữ trên phương diện người yêu. Đây là bộ phận ca dao bắt nguồn từ dân ca
giao duyên, là bộ phận lời ca chiếm số lượng và chất lượng cao trong kho tàng lời ca dân gian.
Chủ thể trữ tình là cô gái đang ở lứa tuổi trẻ nhất, đẹp nhất, tình yêu bắt đầu từ những buổi đầu
gặp gỡ, tỏ tình: tế nhị, kín đáo, khao khát gặp gỡ, mãnh liệt, nồng nàn bất chấp mọi ngăn cấm
của lễ giáo phong kiến. Đó là sự hiến dâng, cao thượng; đau khổ khi bị phụ tình. Như vậy,
nhân vật em trong ca dao tình yêu đôi lứa bộc lộ mọi sắc thái và cung bậc của tình cảm. Sau
đây là bài ca tiêu biểu cho tình yêu và tâm trạng của người con gái:
Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hang nước mắt đầm đìa như mưa
Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai.
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Trên phương diện người con, người con có hiếu, dành tình cảm yêu thương đối với cha
mẹ, nhưng có khi than thân trách phận khi bị ép duyên, có cả sự tủi hờn, nhớ nhung về gia
đình.
Trên phương diện người vợ, người vợ yêu thương và trân trọng tình cảm người chồng
và gia đình, là sự tủi nhục trong chế độ đa thê, cuộc sống vất vả đã chai sạn tâm hồn, cùng
gánh vác công việc gia đình.
Trên phương diện con dâu, đối xử với mẹ chồng là yêu thương, trân trọng như mẹ đẻ,
nhưng cũng có sự đối nghịch với mẹ chồng trong gia đình.
Trên phương diện người mẹ, dạy bảo khuyên răn, chăm sóc, yêu thương.
2.1.2. Vai giao tiếp là nam
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
152
Vai giao tiếp là nam cũng biểu hiện trên nhiều phương diện, đặc sắc nhất vẫn là tình
yêu đôi lứa.
Trên phương diện người yêu, được thể hiện qua nhiều cung bậc và sắc thái tình cảm.
Khi tình cảm nảy nở bắt đầu là sự tỏ tình khéo léo, kín đáo, có khi táo bạo, suồng sã chất phác,
mãnh liệt. Tình yêu nồng nàn, thắm đượm con tim yêu thương, là sự nhớ nhung vô bờ bến, là
khao khát hiến dâng cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất. Tình yêu của chàng trai chân
thành, nhưng cũng có sự trách móc, phân vân khi bị phụ tình. Bài ca dao tiêu biểu cho tình yêu
và tâm trạng của người con trai:
Em về chong chóng mà ra,
Kẻo anh chờ đợi sương sa lạnh lùng.
Trên phương diện người con, người con trai hiếu thảo, biết ơn, thể hiện chí khí nam
nhi, là sự nhớ thương khi xa gia đình, mẹ già.
Trên phương diện người cha, ngoài việc sinh thành ra con cái, còn là tình yêu thương
tha thiết, là trụ cột gia đình, chỉ bảo nuôi dạy con trưởng thành.
2.1.3. Sự hòa hợp và đối trọng trong quan hệ nam nữ.
Sự hòa hợp: bước đầu của tình cảm hòa hợp là sự gần gũi, tìm cách giao tiếp nhẹ
nhàng, hữu tình, hữu ý. Đôi lứa cùng chung lý tưởng tình yêu và xây dựng hạnh phúc gia đình.
Sự hòa hợp là sự đối đáp qua lại có sự gợi mở cho mỗi tâm hồn, chẳng hạn trong bài ca:
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng,
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
Câu xanh nhá lẫn trầu vàng,
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.
Đối trọng: giữa hai vai giao tiếp có điểm giống nhau về thân phận con người, nhưng
khác nhau do phân cách trọng khinh: trọng nam, khinh nữ và giới tính. Đối trọng do quan
niệm phong kiến, địa vị, phân chia giàu nghèo. Bài ca tiêu biểu cho đối trọng nam nữ:
Chiếu hoa mà trải sập vàng,
Điếu ngô xe trúc sao chàng chẳng say.
Nhưng nơi chiếu cói võng đay,
Điếu sành xe sậy chàng say la đà.
2.2. Nhân vật trữ tình biểu tượng
2.2.1. Vai giao tiếp là nữ
Các cô gái, thiếu phụ mượn các biểu tượng: con cò,con bống,các loài hoa,bến,trăng,
khăn...để bộc lộ tâm sự, tình cảm, tình yêu của mình. Các biểu tượng đó tượng trưng cho tâm
trạng, sắc thái tình cảm của cô gái đang yêu, của người mẹ, người con…. Đặc biệt các biểu
tượng là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa: đảm đang, tháo vát,
chịu nhiều cực khổ. Bài ca tiêu biểu cho nhân vật biểu tượng là nữ trong tình yêu đôi lứa:
Vì mây cho núi lên xa,
Mây cao mù mịt, núi nhòa xanh xanh.
2.2.2. Vai giao tiếp là nam
Các chàng trai, người cha, người chồng hóa thân vào các biểu tượng để bộc bạch
những quan điểm, tâm sự, tình cảm, tình yêu của mình. Nhưng phần lớn là trong tình yêu nam
nữ.Bài ca tiêu biểu:
Cái cò là cái cò quăn,
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai?
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm.
2.3. Sắc thái ý nghĩa
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
153
2.3.1. Biểu lộ trực tiếp
Vị trí của các vai giao tiếp trực tiếp trong ca dao Việt Nam có vai trò quan trọng bậc
nhất thể hiện nhiều nhất với mọi quan hệ trong xã hội. Do vậy cách xưng hô cũng rất phong
phú, vừa thân mật, vừa không thân mật, có khi rất bình thường. Không giàu hình ảnh, không
bóng gió mập mờ, mỗi câu họ hát lên đều phù hợp với hoàn cảnh và trạng thái tâm hồn.
2.3.2. Ý nghĩa hàm ngôn qua vai giao tiếp biểu tượng
Hầu hết các vai giao tiếp biểu tượng trong ca dao đều là những hình ảnh rất quen
thuộc, gần gũi với người dân lao động, có khi nằm trong cuộc sống con người, có khi phục vụ
cuộc sống con người. Tránh sự nghiệt ngã của chế độ phong kiến, phê phán vạch trần bọn
quan lại xấu xa. Giàu hình ảnh, ngôn ngữ của nó kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời
nhất của tiếng Việt, vừa có cả những đặc điểm tinh túy nhất của ngôn ngữ văn học. Khi nhắc
đến vai giao tiếp biểu tượng là nam thường mạnh mẽ, cứng rắn, có chí khí, còn biểu tượng là
nữ thì ngược lại.
Tiểu kết:
Đi sâu tìm hiểu nhân vật trữ tình trong ca dao Việt Nam, gồm cả nhân vật trữ tình hiển
ngôn và biểu tượng. Mỗi vai giao tiếp đều thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình trong mọi
hoàn cảnh. Là những giá trị tinh thần của người dân lao động ngày xưa. Đồng thời khám phá
được nhiều giá trị tốt đẹp và mới mẻ của ca dao trữ tình người Việt.
KẾT LUẬN
Ca dao là một tấm gương trung thực về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân lao
động, trong đó ca dao trữ tình là một thiên tình ca muôn điệu. Qua thế giới nhân vật trữ tình
chúng ta đã khám phá ra được tình yêu, tình cảm, cảm xúc của con người. Sau những lũy tre
làng, những cánh đồng bát ngát, những dòng suối mát, cả những chẽn lúa đồng, con đê là hiện
hữu của tình yêu lành mạnh, thắm thiết, hồn nhiên vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến. Bên cạnh
đó là những tình cảm của người cha, người mẹ, những đứa con, anh em, ban bè,…họ đều dành
cho nhau những tình cảm chân thành và sâu sắc.
Với thời gian và tài liệu chúng tôi có, tôi đã đóng góp một phần ý kiến của mình về đặc điểm
nhân vật trữ tình trong ca dao Việt Nam. Đây cũng là đề tài mở ra cho những lữ khách đang
trên đường tìm kiếm kiến thức của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Dung (chủ biên), Ca dao trữ tìnhViệt Nam , NXBGD.
[2] Hà Minh Đức (chủ biên) (1999), Lí luận văn học, NXBGD.
[3] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB
GD.
[4] Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1991), Văn học dân gian - tập 1 - 2, NXB ĐH &
GDCN.
[5] Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, NXB ĐHQGHN.
[6] Nguyễn Xuân Kính (1995), Kho tàng ca dao người Việt – tập 1 đến tập
[7] Mã Giang Lân(2000), Ca dao Việt Nam những lời bình, NXBVH.
[8] Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, NXB GD.
[9] Hoàng Tiến Tựu (2001), Bình giảng ca dao, NXB GD.
[10] Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB KHXH.
[11] Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới của nghệ thuật ca dao, NXBGD.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhân vật trữ tình trong ca dao.pdf