Cung cấp vi lượng cho cây có múi có thể cung cấp
bằng hai cách:
- Bón xuống đất
- Phun lên lá
Phun lên lá là cách áp dụng thông thường nhất vì
nó không bị ảnh hưởng của pH đất
73 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6523 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây có múi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHU CẦU DINH DƯỠNG
KHOÁNG CỦA CÂY CÓ MÚI
1. GIỚI THIỆU
Thực vật, cũng như mọi sinh vật khác, muốn sinh trưởng và phát
triển phải hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất và không khí.
Các nguyên tố khoáng, chủ yếu dưới dạng các ion vô cơ
Justus von Liebig (1803-1873) đã đặt nền móng cho môn dinh dưỡng
khoáng cây trồng ra đời. Một nguyên tố được xem là cơ bản phải hội
đủ 3 tiêu chuẩn dưới đây:
a) là một nguyên tố mà thực vật không thể hoàn tất chu kỳ
sống nếu không có sự hiện diện của nó;
b) chức năng của nó là không thể thay thế bởi một nguyên tố
khoáng khác;
c) nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự dinh dưỡng của thực vật,
hoặc là thành phần của các chất sống, hoặc là chất không thể thay
thế cho hàng loạt các phản ứng của các enzyme.
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÂY CÓ MÚI
Phân tích thành phần hoá học của thực vật, người ta
thấy có nhiều nguyên tố hiện diện trong cơ thể thực vật
như carbon (C), hydrogen (H), oxygen (O), nitrogen (N),
phosphorus (P), potassium (K), calcium (Ca), magnesium
(Mg), sulfur (S), silic (Si), chlorine (Cl) manganese
(Mn), sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn)…(bảng 1)
Nguyên tố Đơn vị Thiếu Thấp Tối hảo Cao Thừa
Đạm (N) % 3.0
Lân (P) % 0.30
Kali (K) % 2.4
Calcium (Ca) % 7.0
Magnesium (Mg) % 0.70
Lưu huỳnh (S) % 0.60
Chlorine (Cl) % --- --- 0.70
Natri (Na) % --- --- 0.25
Sắt (Fe) ppm 200
Boron (B) ppm 200
Manganese (Mn) ppm 300
Kẽm (Zn) ppm 300
Đồng (Cu) ppm 20
Molybdenum (Mo) ppm 5.0
Bảng 1. Các tiêu chuẩn phân tích lá cây có múi trên cơ sở nồng độ dinh dưỡng ở các chồi lá 4-6 tháng
tuồi lấy từ cành không mang trái
ĐA LƯỢNG VÀ VI LƯỢNG
Sự cải tiến ngày một tinh vi các kỹ thuật phân tích, người ta
đã phát hiện ra một số chất cây chỉ cần ở nồng độ rất nhỏ và ngược
lại một số chất cây cần ở nồng độ lớn hơn. Từ đó, dẫn đến khái niệm
nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.
Nguyên tố vi lượng (micronutrients): thường chiếm một tỉ lệ
rất nhỏ trong cây (ppm) và là thành phần của các enzyme.
Nguyên tố đa lượng (macronutrients): thường chiếm một tỉ lệ
lớn trong cây (%) và là thành phần của hợp chất hữu cơ, hoặc đóng
vai trò của chất gây thẩm thấu.
VAI TRÒ SINH LÝ CỦA KHOÁNG ĐA LƯỢNG
Đạm (Nitrogen)
- Đạm là thành phần của amino acid, protein nucleic acid,
nucleotide, coenzyme, hexoamines .v.v. Đạm hiện diện trong quá
nhiều hợp chất căn bản của thực vật, vì vậy chúng ta sẽ không ngạc
nhiên khi thấy rằng sự sinh trưởng của cây bị chậm lại, nếu không
cung cấp đủ đạm.
- Hai dạng đạm chính được cây hấp thụ từ đất là: nitrate (NO3) và
ammonium (NH4+). Mặc dù cho đến nay cơ chế hấp thu đạm hữu cơ
như amino acid vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, trong quá trình nuôí
cấy mô, một số amino acid được cho vào môi trường nuôi cấy cho
thấy cây có biểu hiện sinh trưởng khá tốt. Trong thực tế sản xuất,
nông dân cũng sử dụng các dạng phân hữu cơ dưới dạng các xác bã
động vật, thực vật phân hủy cũng làm cho cây sinh trưởng tốt và
bền.
Thừa hoặc thiếu đạm
Thừa đạm
Trái cam được bón quá nhiều đạm. Trái có vỏ dầy, hàm lượng
đường thấp và chậm phát triển màu vỏ trái
Thiếu đạm
Đối với sự thiếu đạm, triệu chứng thấy được chủ yếu trên lá.
Nhìn chung tất cả lá có màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu
vàng nhạt. Toàn bộ triệu chứng đều xuất hiện ở lá già. Lá rụng sớm
hơn bình thường. Về mặt năng suất, vườn thiếu đạm trầm trọng
đều dẫn đến năng suất giảm.
Hình Cây có múi thiếu đạm trầm trong. Triệu chứng xuất
hiện trên lá già
Lân (Phosphorus)
-Lân là thành phần của đường phosphate, nucleic acid, nucleotide,
phospholipid, phytic acid và có vai trò trong phản ứng tạo ATP.
- Lân trong đất hiện diện ở hai da ̣ng: vô cơ và hữu cơ. Da ̣ng vô cơ
dưới dạng PO43-, HPO42, H2PO4- Dạng hữu cơ gồm acid nhân. Hoạt
tính hữu hiệu của P cho cây được kiểm soát bởi 5 yếu tố:
- pH trong đất
- ion nhôm và sắt hoà tan
- hàm lượng Ca trong đất
- trao đổi ion
- các vi sinh vâ ̣t
Trường hợp pH thấp thường hiện diện ở dạng H2PO4-. pH của
đất thâ ́p thì lượng Al và Fe kê ́t tủa dễ dàng với P cho ra phosphat
sắt và phosphat nhôm, da ̣ng này không hữu hiệu cho cây. Trái lại,
trong điều kiện pH quá cao thì có thê ̉ kê ́t hợp với vôi để cho ra
Ca3(PO4)2 không hòa tan, cây không hấp thu được. Chất Ca kê ́t hợp
với lân ở dạng hòa tan gồm có Ca(H2PO4)2 dạng hòa tan ít hơn là
CaHPO4.
Thiếu lân (- P)
Trái thô, sần sùi, vỏ dầy và có ít nước rất chua. Mặc dù hiếm khi
quan sát thấy trên lá, nhưng khi biểu hiện trên lá thì lá có màu
nâu đỏ.
Thiếu lân biểu hiện trên trái. Trái bình thường (hình bên phải)
trái thiếu lân có vỏ dầy (hình bên trái)
Ka-li (Potassium)
- Cây hấp thu kali dưới dạng ion K+. Kali là thành phần cần
thiết như cofactor của hơn 40 enzyme. Kali hòa tan trong
dịch bào, dự phần trong các phản ứng tạo carbohydrat, trong
các phản ứng quang hợp, trong sự biến đổi và vận chuyển các
chất này vì K ảnh hưởng đến các enzyme amylase, invertase.
- Trường hợp cây hấp thu N ở dạng NH4+, nếu thiếu K sẽ đưa
đến việc tích tụ nhiều NH4+ gây độc cho cây, vì quá trình
thành lập amino acid không xảy ra. Kali là một nguyên tô ́ có
đặc ti ́nh di động cao và có khả năng tái phân phô ́i ở những
vùng sinh trưởng. Thiếu K thì K ở những mô già có thể
chuyển vị đến mô non. Ngoài ra, K còn có nhiệm vụ điều hòa
lượng nước trong cơ thể giúp cho sự gia tăng lực giữ nước
trong nguyên sinh chất giúp cho cây kháng hạn.
Thừa hoặc thiếu kali (K)
Thừa kali
Sử dụng dư thừa kali có thể tạo ra sự thiếu magnesium. Điều nầy là
do hai khoáng chất nầy đối lập nhau. Mức độ cao của kali có thể làm
giảm sự hấp thu bình thường của magnesium. Tình trạng kali quá
cao cũng sẽ có một số hiệu quả nghịch trên trái, làm vỏ trái thô và
nhiều acid .
Trái cam bên phải (C và D) được trồng trong tình trạng nhiều
kali, trái lớn hơn bình thường (A và B) nhưng bề mặt vỏ trái
xù xì và trái rất chua .
Thiếu kali
Trái nhỏ, vỏ trái mỏng và bóng láng, trái dễ rụng. Thiếu kali
thường xảy ra trên đất có đá vôi do sự đôi kháng ion. Trên
chanh, người ta có thể quan sát được biểu hiện trên lá như: lá
cháy đỏ đồng, xuất hiện gần chóp lá trong khi phần bên dưới lá
mất màu sắc. Lá rụng, cành bên dưới trơ trụi.. .
Triệu chứng thiếu kali ở lá của cây có múi. Xuất hiện ở lá già, màu
nâu không đều và màu vàng ở chóp lá, phần đáy lá dần dần mất
màu, sau đó lá rụng Triệu chứng thiếu kali xuất hiện là lá vàng
dần dần, chuyển sang vàng nâu đỏ bìa lá, sau đó khô héo.
Lưu huỳnh (Sulfur)
-Lưu huỳnh được cây hấp thu từ đất ở dạng ion sulfate (SO42). Nó
được trao đổi do rễ chỉ trong phạm vi rễ câ ̀n nó và hầu hết sulfate
được vận chuyển lên thân trong mạch gỗ. Lưu huỳnh là thành phần
của amino acid cystein, cystine, methionine, protein, lipoic acid,
coenzyme A, thiamine pyrophosphate, glutation,biotin, adenosine-5-
phosphate và 3-phosphoadenosine. Coezyme A.
- Lưu huỳnh cũng có thể được hấp thụ do lá thông qua khí khổng ở
dạng khí sulfur dioxide (SO2). SO2 được chuyển hóa thành bisulfite
(HSO3) khi nó phản ứng với nước trong tế bào và ở dạng nầy nó
vừa ức chế sự quang tổng hợp, đồng thời gây ra sự hủy hoại
chlorophyll.
Magnesium
- Magnesium được hấp thu ở dạng ion hai hóa trị (Mg2+).
- Mg có nhiều nhất ở trong lá, kế đến là những cơ quan có chứa
diệp lục như trái, hạt. Ngoài ra, ion Mg là thành phần của mô ̣t
số enzyme như transphosphorylase, dehydrogenase va ̀
carboxylase. Mg làm tăng hoạt ti ́nh của mô ̣t số chất như acetyl
CoA, ATP. Do đó, Mg tham gia va ̀o sự phân cắt tê ́ ba ̀o, sự tô ̉ng
hợp a. nucleotic, nucleoprotein.
Thiếu Mg
Triệu chứng thiếu magnesium của cây có múi là màu sắc lá trở
nên vàng hoặc chuyển sang màu vàng nhạt ..
Sự úa vàng được thấy chủ yếu trên phần đầu lá và thịt lá., và
phần giữa các gân lá và xuất hiện chủ yếu ở lá già, hoặc các lá bên
dưới của cành mang trái , trong khi lá non vẫn còn xanh.
Trong trường hợp thiếu trầm trọng lá có thể rụng sớm .
Triệu chứng tiêu biểu của thiếu magnesium ở lá quýt.
Lá già có màu vàng dạng chữ V ngược.
Triệu chứng thiếu magnesium trên cam .Thịt lá vàng gân lá xanh
của các lá già Lá non vẫn còn xanh
Calcium
-Calcium được hấp thu dưới dạng ion hai hóa trị (Ca2+)
- Calcium trong tế bào chất trở nên liên kết với một protein nhỏ, hòa
tan, gọi là calmodulin. Sự liên kết nầy hoạt hóa calmodulin theo một
cách sau đó nó sẽ hoạt hóa nhiều enzymes khác.
- Vai trò hoạt hóa enzymes đối với Ca2+ dường như tồn tại chủ yếu
khi ion được liên kết vào calmodulin hoặc những protein có quan hệ
gần gũi.
-Calcium là mô ̣t châ ́t rất ít di chuyển bên trong cây đến các cơ quan
non như là chồi non.
- Ca hiện diện ở vách tế bào hay ở da ̣ng các tinh thể không hòa tan.
Trong nguyên sinh chất hay trong dịch bào, ion calcium hiện diện
như là thành phần của dịch bào.
- Calcium câ ̀n thiết cho quá trình phân cắt của tê ́ bào nhất là ở sinh
mô. Calcium còn có vai trò trong quá trình biến dưỡng đạm của
thực vật.
- Calcium còn tham gia trong 1 sô ́ enzyme như amylase, protease,
hay kích thi ́ch sự hoạt động của enzyme kha ́c.
Chất Clo (Chlorine hay Chloride, Cl)
- Clo được hấp thu từ đất dưới dạng ion chloride (Cl) và có
lẽ duy trì dạng nầy trong cây, không trở thành bộ phận cấu trúc
của những phân tử hữu cơ.
- Chức năng quan trọng của clo là (cùng với Mn) kích thích
sự phân tách của H2O trong quá trình quang tổng hợp, nhưng
nó cũng là nguyên tố cần thiết cho rễ và cho sự phân chia tế bào
trong lá và chồi. Cl là một anion di động cao phụ trách 2 chức
năng chủ yếu: (i) là 1 phản ion chính để duy trì tính trung hoà
điện xuyên qua màng tế bào, và (ii) là một trong những chất tan
hoạt động thẩm thấu chính trong thuỷ thể.
VAI TRÒ SINH LÝ CỦA KHOÁNG VI LƯỢNG
Sắt (Iron)
Cây hấp thu sắt dưới dạng Fe2+. Sắt (Fe) là nguyên tố cần
thiết bởi vì nó hình thành bộ phận của vài enzyme hay của nhiều
protein chuyển vận điện tử trong quá trình quang hợp và hô hấp. Nó
trải qua sự oxy hoá và sự khử luân phiên giữa trạng thái Fe2+ và Fe3+
khi nó đóng vai trò như chìa khóa của các hệ thống enzyme. Các
enzyme na ̀y bao gồm catalases, peroxidases và mô ̣t sô ́ cytocrom.
Cytocrom hoa ̣t động cơ chế hô hâ ́p của các tế ba ̀o sô ́ng. Một sô ́ các
enzyme đều phản ứng oxy hóa khử trong quang hợp. Sắt không
phải thành phần của diệp lục tố. Nhưng rất cần cho sự sinh tổng
hợp của diệp lục tô ́. Thiếu sắt, cây sẽ thiếu diệp lục tô ́.
Hình Cấu trúc hoá học của chất
tạo phức DTPA (A), DTPA tạo phức
với ion Fe3+ (B), EDTA (C) và
EDDHA (D).
Thiếu sắt
Thiếu sắt trong trường hợp nhẹ gân lá có màu xanh tối, xuất hiện
ở lá non Trong trường hợp thiếu trầm trọng, lá non dần dần chuyển
sang màu vàng, các lá non phát triển sau nầy sẽ trở nên trắng. Cây
có thể rụng lá, chết cành. Thiếu sắt thường xuất hiện ở đất có pH
cao hoặc đất bón nhiều vôi
Triệu chứng thiếu sắt ở cây chanh (hình bên trái) lá bình thường;
bên phải là các triệu chứng thiếu sắt tăng dần. Thiếu sắt của cây có
múi
Man-gan (Manganese)
- Cây hấp thu Mangan ở dạng Mn2+. Mangan hoạt động ở
mô ̣t số enzyme. Nó được biết để kích thích, xúc tác mô ̣t số
chu trình phản ứng trong cây, do sự duy trì hoạt động như là
mô ̣t tự động phân giải; mặc dù, chức năng đặc biệt của nó
với các enzyme vẫn chưa được hiểu.
- Vai tro ̀ của Mn trong quang tổng hợp được xác định
mô ̣t cách rõ ra ̀ng qua sự cần thiết của nó trong phân ly nước
(pha ̉n ứng Hill). Mn có vai trò quan tro ̣ng trong sự đồng hóa
CO2 và cô ́ định nitrogen.
Thiếu mangan (Mn)
Triệu chứng chủ yếu xuất hiện ỡ các lá non, gân lá có màu xanh,
thịt lá chuyển sang vàng. Thiếu Mn thường xuất hiện ở đất có pH
cao hơn 7.5. Cây bưởi dễ mẫn cảm đối với thiếu manganese
Triệu chứng thiếu manganese xuất hiện trên lá cam nơi đất được
áp dụng nhiều vôi, kích thước lá bình thường.
Triệu chứng thiếu manganese xuất hiện ở lá non bị vàng úa ở gân lá
Triệu chứng thiếu manganese ở cành non từ cây có múi
B (Boron)
Boron (B) hầu như được hấp thu trọn vẹn từ đất dưới dạng acid
boric không phân ly (H3BO3), chính xác hơn là ở dạng B(OH)3). Nó
chỉ được chuyển vận chậm chạp ra khỏi các bộ phận trong mô li-be
một khi nó tới đó trong mô gỗ.
Boron tạo thành phức chất với manitol, manna, polymannuronic
acid và thành phần khác của vách tê ́ bào bao gồm sự kéo da ̀i và biến
dưỡng nucleic acid Một vai trò khá quan trọng của Boron là liên
quan đến sự nẩy mầm của hạt phấn.
Các chức năng sinh hóa của boron vẫn chưa rõ, mặc dù Bo đã
được nghiên cứu nhiều, có lẽ một phần do chúng ta không biết
B(OH)3 được sử dụng trong tế bào ở mức độ bao nhiêu. Phần nhiều
acid yếu này trở nên liên kết dưới dạng các phức hợp borate cis-diol
với các nhóm chức hydroxyl kề bên của mannose và các đường khác
nào đó trong những đường đa của vách tế bào
Thiếu Bo
Nếu hàm lượng boron trong lá ít hơn 25 mg/kg, triệu chứng
thiếu có thể xuất hiện, đặc biệt trong thời gian bị khô hạn . Thiếu
Boron thường xảy ra ở các năm khô hạn, đặc biệt trên đất đá vôi .
Triệu chứng thiếu boron bao gồm sự phát triển nghèo của ống
phấn, thất bại trong sự thụ phấn, dẫn đến sự đậu trái nghèo nàn.
Thiếu Boron thường gây cho trái có hình dáng bất thường và trái
rất cứng, đôi khi gọi là trái đá, trái như thế rất ít nước.
Nông dân sử dụng nhiều boron có thể gây độc. Triệu chứng
độc thường xảy ra ở lá già, cho thấy sự cháy vàng của bìa lá . Các
đốm nâu nhỏ có thể xuất hiện ở phiến lá . Lá trên cây bị độc boron
trầm trọng có thể rụng hoặc héo đến khi cây chết
Triệu chứng thiếu boron trên trái cây có múi
Triệu chứng thiếu boron (hình phải ): dạng trái bất thường trái
cứng như đá và thiếu nước
NGỘ ĐỘC DO BORON TRÊN LÁ
Triệu chứng ngộ độc boron trên quýt. Triệu chứng xuất hiện trên lá
già, có đốm cháy vàng trên bìa lá, đôi khi vài đốm nâu .
Kẽm (Zinc)
Kẽm được hấp thu dưới dạng ion Zn2+, có lẽ từ các
chelates kẽm. Ke ̃m là thành phần của dehydroxylase alcohol,
glutamic dehydroxgenase,carbonic anhydrase .v.v. Các enzyme
quan trọng nhất được hoạt động bởi nguyên tố na ̀y là carbonic
anhydrase và mô ̣t sô ́ dehydrogenas.
Thiếu kẽm thi ̀ được xem như là đình trệ sự tổng hợp
ARN mà lần lượt ngăn cản sự tổng hợp protein. Vì vậy, cây
thiếu kẽm thi ̀ nghèo protein. Ke ̃m có liên hệ đến sự sản xuất
protein auxin. Chồi và mâ ̀m của các cây thiếu kẽm chứa râ ́t
thấp hàm lượng auxin. Điều na ̀y gây ra tình trạng cây lùn và
giảm sự sinh trưởng. Kết qu ̉a kéo da ̀i thời gian sinh trưởng.
Thiếu kẽm
Triệu chứng thiếu kẽm nhẹ xuất hiện ở lá non, không xuất hiện ở
lá già, thiếu kẽm trầm trọng lá trở nên nhỏ hẹp và lóng ngắn, năng
suất thấp.
Có nhiều lý do dẫn đến thiếu kẽm, trước hết hàm lượng kẽm
trong đất không đủ cung cấp cho cây có múi, hoặc do pH đất quá
cao làm giảm sự hiện diện kẽm trong cây. Một số trường hợp thiếu
kẽm bị gây ra bởi bệnh virus tristeza, hoặc bệnh vàng lá gân xanh
(greening).
Biểu hiện của triệu chứng thiếu kẽm
Triệu chứng thiếu kẽm
Đồng (Copper)
- Cây hấp thu đồng chủ yếu ở dạng Cu2+
-Thực vật hiếm khi thiếu đồng, chủ yếu vì chúng cần quá
ít đồng.
- Các vườn cam quít thỉnh thoảng bị thiếu, mà trong
trường hợp đó những lá non chết dẫn đến tên gọi “bệnh chết
ngọn”. Do lượng cần dùng cho cây nhỏ như thế, nó dễ dàng trở
nên độc
- Đồng là thành phần của enzyme ascorbic oxydase,
tyrosinase, monoamine, oxydase, uricase, cytocromeoxidase,
phenolase, laccase và plastocyanine. Hai thí dụ nổi bật là
cytochrome oxidase và plastocyanin.
- Vai trò biến dưỡng cơ bản của Cu là sự hiện diện của
nó trong cytocrome oxydaze.
Thiếu đồng xuất hiện trên thân chảy nhựa ngay mắt
Triệu chứng thiếu đồng xuất hiện trên trái
Mô-lip-đen (Molybdenum)
- Mô-lip-đen tồn tại phần lớn trong đất dưới dạng muối
molybdate (MoO42) và cũng dưới dạng MoS2.
- Có lẽ vì cây chỉ đòi hỏi một lượng rất nhỏ, người ta chưa
biết được dạng hấp thu và mô-lip-đen được thay đổi như thế nào
trong tế bào thực vật. Cây có múi cần ít mô-lip-đen hơn bất kỳ
nguyên tố nào khác, vì thế sự thiếu Mo rất hiếm thấy.
- Molybden là tha ̀nh phâ ̀n cần thiết trong mô ̣t sô ́ hoạt động
của dehydrogenase,kinase, oxidase, peroxidase bao gồm các enzymes
kích hoạt cation và pho ́ng thích O2 trong quang hợp.
- Có một chức năng của Mo trong cây thường được đề cập
đến đó là enzyme nitrate reductase làm nhiệm vụ khử các ion nitrate
thành nitrite. Molybden cần thiết trong quá trình tô ̉ng hợp acid
ascorbic. Đạm NO3- sau khi được hâ ́p thu vào trong cây sẽ bị khử để
tổng hợp protein. Quá trình này câ ̀n có Mo làm chất xu ́c ta ́c, nên
khi thiếu Mo thi ̀ ion NO3- dư thừa, dâ ̃n đến dư thừa NH3 gây độc cho
cây.
Thiếu Molybden
Hiếm khi xảy ra, nó có thể xảy ra dưới điều kiện acid . Hầu
hết triệu chứng xuất hiện ở ngoài đồng là các đốm vàng lớn trên
lá, sau đó phát triển các đốm vàng lớn gần gân lá .
Thiếu molybdenum xuất hiện trên lá cây có múi
LƯU Ý
CÁC TRIỆU CHỨNG MẤT CÂN ĐỐI DO DINH
DƯỠNG ĐÔI KHI BIỂU HIỆN GIỐNG CÁC
TRIỆU CHỨNG TÁC HẠI CỦA MÔI TRƯỜNG
NHƯ THIẾU NƯỚC, NGỘ ĐỘC DO PHÈN,
MẶN… HOẶC DO CÁC TÁC NHÂN KHÁC
NHƯ NẤM BỆNH HOẶC CÔN TRÙNG .
Tổn thương do thuốc diệt cỏ Round up
(lá nhỏ vàng quăn queo)
Tổn thương do thuốc
diệt cỏ Karmex (gân lá vàng)
Tổn thương do thuốc diệt cỏ Hyvar
X (gân lá vàng và vài vùng bị hư)
ĐỘC DO MUỐI
Lượng muối trong đất cao gây vàng lá và cháy lá
NGUỒN CUNG CẤP KHOÁNG
CHO CÂY CÓ MÚI
Đất là gì?
Đất là phần vỏ ngoài của quả địa cầu, thành lập do sự biến đổi của đá
mẹ dưới ảnh hưởng của các tác nhân lý, hóa, sinh vật..
Những thành phần chủ yếu của môi trường đất.
Thành phần vô sinh.
Thành phần này gồm có một nửa là các khoáng chất, phân nửa còn lại
là không khí và nước và một ít chất hữu cơ từ xác bã các động thực vật
có trong đất. Tùy theo kích thước cở hạt người ta chia thành cát, thịt,
sét, hạt keo.
Thành phần hữu sinh.
- Vi sinh vật.
- Thực vật.
-. Động vật.
Đất là nguồn cung cấp khoáng cho cây có múi
Đất cát:
- Câ ́u tru ́c thô dê ̃ thoa ́t nước
- Kha ̉ năng giữ nước ke ́m
- Nghe ̀o dinh dưỡng
- Thoát nước tô ́t
- Thoa ́ng khí
Đất thịt
Đặc tính ly ́ hoa ́ trung gian giữa đất cát và sét
Đất sét
- Tính chất vâ ̣t lý : câ ́u trúc phức tạp
a) keo (colloidal) tạo huyê ̀n phù trong
dung dịch
b) khi ướt di ́nh khi khô nứt nẻ
c) diện tích bề mặt trong và ngoài rất lớn
d) lỗ trong và ngoài rất nhỏ
Tính chất hoá học của đất sét rất phức tạp va ̀
tích điện âm
a) khả năng trao đổi cation rất cao, kha ̉ năng giữ
dinh dưỡng rất cao
b) cho phép sự kết khối 2
- Ca+2 thúc đẩy sự kết khối làm tốt cấu trúc đất
- Na+ làm kết mâ ́t kết khối làm nghèo câ ́u trúc đất
Khoảng trống lỗ
a) khoảng trống lỗ tổng cộng lớn hơn
b) khoảng trống lỗ nhỏ ít khoảng trống lỗ lớn vì
vâ ̣y đất sét gây:
1) sự thoa ́ng khi ́ giảm
2) sự thoa ́t nước giảm
3) khả năng giữ nước gia tăng
4) nhưng không phải nước luôn có sẵn
Chức năng của châ ́t hữu cơ
- câ ́u tru ́c đất ổn di ̣nh
- gia tăng sự giữ nước
- gia tăng sự thoát nước và thoáng khí
- Gia tăng sự trao đổi cation
- Cung câ ́p dinh dưỡng từ sự phân hủy
- Ổn định pH
- Nguô ̀n thức ăn cho vi sinh vâ ̣t
Kha ̉ năng trao đổi cation (CEC) - milliequivalents trên 100
grams đất khô ; meq/100 g.
Tha ̀nh phần CEC (meq/100 g)
Cát 2-4
Thịt 4-10
Sét 10-100
Châ ́t hữ̉u cơ 150-300
pH = -log [H+] = log 1/[H+]
pH =7 trung tính, >7 kiềm, <7 acid
pH đất:
- pH đất là một trong các tiêu chuẩn đo lường quan trọng
trong phân tích đất, vì nó ảnh hưởng đến các phản ứng hóa
học và sinh học. Sự hiện diện của hầu hết dinh dưỡng trong
đất bị ảnh hưởng của pH đất. pH đất lý tưởng cho sự hiện diện
của hầu hết dinh dưỡng nằm trong khoảng 6-7. Khi pH đất
cao hơn 7 sự hiện diện của đa số vi lượng trong đất giảm như
sắt (Fe), Mangan (Mn), Kẽm (Zn), đồng (Cu). Vì vậy, triệu
chứng thiếu vi lượng thường xuất hiện khi pH đất lớn hơn 7.
pH thích hợp cho canh tác cây có múi trong khoảng 5.5 đến
7.5. Tuy nhiên một số nơi pH có thể thấp hơn 5 vẫn canh tác
cây có múi được.
PHÂN BÓN CHO CÂY CÓ MÚI
Khái niệm hiệu quả của phân bón
“Luật dinh dưỡng tối thiểu” có nghĩa là ở cây có múí
cũng như các cây trồng khác, sự sinh trưởng của cây bị
giới hạn bởi nguyên tố dinh dưỡng hiện diện ở một
lượng nhỏ nhất, ngay cả nếu các nguyên tố dinh dưỡng
khác hiện diện ở một lượng đủ. Đây là một yếu tố quan
trong nhất trong việc sản xuất cây có múi. Vì nếu một
nguyên tố dinh dưỡng nào đó thiếu sẽ dẫn đến năng
suất giảm hoặc phẩm chất kém.
Mô hình về “Luật dinh dưỡng tối thiểu”, hình bên trái yếu tố giới
hạn là kali (K), trong khi hình bên phải yếu tố giới hạn là
magnesium (Mg),
NHU CẦU PHÂN BÓN CHO CÂY
CÓ MÚI
Sự đáp ứng đường cong gia tăng năng suất với sự gia tăng
phân bón trên cây của cây có múi
Vì vây lương phân mà nông dân cần để áp
dụng và đạt năng suất tối đa thì không cần
thiết như lương phân cần để đạt năng suất
kinh tế tối đa.
Năng suất kinh tế tối đa là năng suất đạt
được sau khi đã trừ đi các chi phí và vẫn
còn đạt được hiệu quả kinh tế tối đa.
Đó cũng là năng suất mà nông dân cố gắng
đạt được.
Quá nhiều phân có thể gây hại cây
Áp dụng phân dư thừa có thể làm giảm năng
suất và phẩm chất trái. Ví dụ trái ở cây được
cung cấp quá nhiều phân có thể nhỏ hơn trái
bình thường, có vỏ dầy, hàm lượng đường thấp
và chậm biến đổi màu sắc vỏ trái.
Sự mẫn cảm khoáng trên cây cam giống Pineapple. All
cung cấp đầy đủ khoáng, các khoáng còn lại là thiếu
N,P,K là ba thành phần khoáng chính ảnh hưởng đến
năng suất
CÂN BẰNG DINH DƯỠNG
- Cung cấp dinh dưỡng tương quan với sự gia tăng năng suất
và sản lượng tổng cộng .
- Cân bằng dinh dưỡng thường được đề cập đến các thành
phần N, P và K, bởi vì nhu cầu các nguyên tố khoáng nầy
tương đối lớn đối với cây có múi .
- Cân bằng dinh dưỡng thích hợp giúp cây sinh trưởng mạnh
cho năng suất ổn định, kháng sâu bệnh .
- Phân tích đất và cây, các triệu chứng thấy được, các thí
nghiệm, kinh nghiệm ngoài đồng, lịch sử tạo năng suất và
hiệu quả kinh tế, tất cả các thành phần nầy tổ hợp thành một
công thức chung cho chương trình bón phân hợp lý và cân
bằng dinh dưỡng. Đó là chìa khoá của sự thành công
KHUYẾN CÁO PHÂN BÓN
Về mặt lý thuyết, lượng phân bón nên áp dụng có
thể lấy từ sự khác nhau giữa nhu cầu của cây (sự
hấp thu) và sự cung cấp từ đất (sau khi mất đi do
xói mòn, thoát hơi nước và rửa trôi ).
Trong thực hành áp dụng mức độ phân bón thay
đổi theo tuổi của cây, sự hình thành trái, sự phì
nhiêu của đất và tình trạng dinh dưỡng của cây...
Chương trình bón phân có thể thay đổi trên cơ sở
phân tích lá và phân tích đất.
PHÂN TÍCH LÁ
Vi trí lấy mẫu lá cho phân tích ở lá thứ 3 hoặc lá thứ 4
của một chồi non trên thân không mang trái
PHÂN TÍCH ĐẤT
Vi trí lấy mẫu đất: hai mẫu đất nên được lấy, một ở
lớp đất mặt và một ở lớp đất bên dưới
LƯỢNG PHÂN BÓN CUNG CẤP CHO CÂY
Có nhiều cách tính lượng phân bón cung cấp cho cây:
-Tính lượng phân bón cung cấp cho cây trên đơn vị
diện tích (hecta) hoặc theo tuổi cây
-Tính lượng phân bón cung cấp cho cây trên cơ sở
g/gốc theo mùa vụ
-Tính lượng phân bón cung cấp cho cây trên cơ sở
g/gốc/năm
Nói chung, có nhiều cách tính; tuy nhiên, cách nào mà
dễ áp dụng và theo tập quán thói quen của từng vùng
mà áp dụng
MỘT SỐ THÍ DỤ VỀ NHU CẦU PHÂN BÓN
Cung cấp phân bón theo tuổi cây hoặc năng suất trái
Tuổi cây/năng suất trái
(kg)
N P2O5 K2O Biến đổi sang mức độ
phân trong năm
Cây tơ (1-3 ) 1 1 1 0,5 kg
Cây tơ (5 ) 1 1 1 1,0 kg
Cây trưởng thành (40) 2 1 1,5 3,125kg
Cây trưởng thành (60) 2 1 1,5 3,75 kg
Cây trưởng thành (90) 2 1 1,5 5,0 kg
Cây trưởng thành (120) 2 1 1,5 6,25 kg
Cây trưởng thành (150) 2 1 1,5 7,5 kg
Sau khi thu hoạch và trước khi ra chồi
Mục đich của bón phân trong giai đoạn nầy là giúp cây phục hồi
sau khi đã cho trái. Ngoài ra trong giai đọan nầy nông dân có thể
kết hợp với cải tạo đất như bón thêm phân hữu cơ và vôi.
Người ta thấy rằng phân cung cấp cho cây trong giai đoạn nầy
chiếm 40% tổng lượng phân cung cấp cho cả năm. Nếu tính theo
bảng trên ở cây tạo ra 60kg trái/mùa và áp dụng công thức phân
(N-P2O5-K2O 16-8-12) theo tỉ lệ 2-1-1.5. Mỗi cây ta phải cung cấp
cho giai đoạn nầy là 3,75x40%=1,5 kg
Để ngăn cản sự mất đạm trên đất acid. Vôi nên được bón trước
một tháng trước khi bón phân.
Phân hữu cơ có thể được áp dụng trong giai đoạn nầy hoặc có thể
kết hợp với vôi
Bón phân ở giai đoạn ra hoa và đậu trái
Mục đích của bón phân trong giai đoạn nầy là kích thich sự
ra hoa và đậu trái.
Người ta tính toán khoảng 30% phân được áp dụng trong
giai đoạn nầy.Phần bón nên bón sau khi tưới nước vài ngày.
Cùng thí dụ trên, nếu áp dụng công thức phân (N-P2O5-K2O
16-8-12). Mỗi gốc nên bón 3,75x30%=1,13 kg/cây
Trong thời gian phát triển trái
Mục đích của bón phân trong giai đoạn nầy là giúp cải thiện
phẩm chất và kích thước trái.
Trong thời kỳ trái phát triển nên cung cấp thêm Kali khoảng
0,5 kilogram cho mỗi cây. Điều nầy giúp cải thiện kích thước
và phẩm chất trái. Nông dân nên thận trọng khi bón phân
đạm trong thời kỳ nầy.
CÁC THÍ DỤ KHÁC VỀ LƯỢNG PHÂN BÓN
Tuổi Đạm (N)
g/gốc/năm
Lân (P2O5)
g/gốc/năm
Kali (K2O)
g/gốc/năm
Nguyên
chất
Urea Nguyên
chất
Super P Nguyên
chất
KCl
1 50-92 110-200 20-40 120-240 18-36 36-60
2 100-150 220-330 50-70 300-420 48-90 80-150
3 150-200 330-540 80-100 480-600 96-138 160-230
Nguồn: Viên NCCĂQMN, 2003
Bảng Lượng phân bón cho cây Bưởi ở giai đoạn cây con
VI LƯỢNG
Cung cấp vi lượng cho cây có múi có thể cung cấp
bằng hai cách:
- Bón xuống đất
- Phun lên lá
Phun lên lá là cách áp dụng thông thường nhất vì
nó không bị ảnh hưởng của pH đất
PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN ĐA LƯỢNG
-BÓN THEO VÒNG TÁN CÂY
-BÓN THEO HÀNG
-BÓN THEO LỖ QUANH TÁN CÂY
Bón phân cho cây có múi cũng giống như lấy mẫu đất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_nghiep_148__927.pdf