Những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đến trang phục Việt?
Thời kỳ hung vương: với công cụ thô xơ, con người sống hài hòa với thiên nhiên nên trang phục cũng hết sức đơn giản: đàn ông đóng khố, cởi trầnđàn bà mặc váy, yếm, hoa văn thì cũng phong phú chủ yếu là hình mặt trời và hình rồng.
Thời kỳ phong kiến: nông nghiệp phát triển: trồng dâu nuôi tắm rất phát triển để cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt lụa, có những nơi còn chuyên sản xuất mặt hàng này mang đặc tính của đại phương. Do là thời kỳ phong kiến nên trang phục còn thể hiện tính giai cấp cao; quần áo của vua chúa, quan lại, dân thường, cũng khác nhau thể hiện địa vị của mỗi người. đặc biệt là thời kỳ bắc thuộc, nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa trung quốc vì vậy mà trang phuc cũng bị ahr hưởng theo.
Thời kỳ pháp thuộc: khi phương tây du nhập vào việt nam mà đi đầu là pháp thì phong trào Âu hóa cũng trở nên rộng rãi: ở thành thị, áo sơ mi, quần âu, áo vest, được mặc phổ biến, còn áo tứ thân được cách tân thành áo dài tân thời.
3 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5901 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đến trang phục Việt?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận môn mỹ thuật trang phục
Nhóm 3_lớp may k6
Vấn đề thảo luận:
Những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đến trang phục Việt?
Trả lời:
Để trả lời được vấn đề trên, trước hết ta phải hiểu trang phục là gì? Trang phục chính là bao gồm tất cả những gì con người mang, khoác trên cơ thể(quần áo,...) kể cả đồ đội trên đầu( mũ, nón, khăn,…) đồ đi dưới chân(giày, dép, guốc,…), đồ đắp trên mặt và những gì được sử dụng kèm theo quần áo( găng tay, tất, thắt lưng,…)
ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến trang phục việt:
khí hậu:
như chúng ta đã tìm hiểu về nguồn gốc của trang phục, động lực phát triển quần áo trang phục là điều kiện tự nhiên. Trong đó có yếu tố khí hậu: do điều kiện thời tiết của Việt Nam: nơi thì nóng, nơi thì lạnh,… sự đa dạng của thời tiết này đã tạo điều kiện cho trang phục phát triển.
nơi có khí hậu lạnh, động vật phát triển, nhu cầu giữ ấm cho cơ thể cao vì vậy lông, da,… của động vật là rất thích hợp.(dê, cừu, hổ, báo,…)
nơi có khí hậu nóng, ấm thì thực vật phát triển mạnh và để tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này thì quần áo trang phục được làm từ vỏ cây hay các loại vải có chất liệu cotton rất được ưa chuộng.
khí hậu của việt nam có sự phân hóa rõ rệt theo vùng, miền nên ảnh hưởng rất nhiều đến sự đa dạng của trang phục.
VD:
theo vùng miền:
mỗi vùng miền đều có địa hình, thời tiết khác nhau nên trang phục cũng phải phù hợp với khí hậu, thời tiết ở nơi đó.
VD:
vùng núi: địa hình hiểm trở, khí hậu bất ổn thất thường,.. nên loại trang phục cũng phải đáp ứng được điều này.
Vùng đồng bằng: địa hình bằng phẳng, khí hậu phân mùa rõ rệt, rất thích hợp trồng các loại cây cho sợi như đay, lanh, tằm,…
Miền nam: khí hậu nóng ẩm nên trang phục phải rất thoáng mát, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc,…
Miền bắc:khí hậu 4 mùa nên quàn áo cũng phải thay đổi cùng với sự thay đổi của thời tiết, nhằm bảo vệ sức khỏe con người.
ảnh hưởng của môi trường xã hội:
dân tộc: việt nam có 54 dân tộc, và hầu hết các dân tộc đều có trang phục riêng của mình, thể hiện từng nền văn hóa, bản sắc khác nhau.
VD:
lịch sử:trang phục việt đã trải qua rất nhiều thời kỳ phát triển, du nhập khác nhau.
Thời kỳ hung vương: với công cụ thô xơ, con người sống hài hòa với thiên nhiên nên trang phục cũng hết sức đơn giản: đàn ông đóng khố, cởi trầnđàn bà mặc váy, yếm,… hoa văn thì cũng phong phú chủ yếu là hình mặt trời và hình rồng.
Thời kỳ phong kiến: nông nghiệp phát triển: trồng dâu nuôi tắm rất phát triển để cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt lụa, có những nơi còn chuyên sản xuất mặt hàng này mang đặc tính của đại phương. Do là thời kỳ phong kiến nên trang phục còn thể hiện tính giai cấp cao; quần áo của vua chúa, quan lại, dân thường,… cũng khác nhau thể hiện địa vị của mỗi người. đặc biệt là thời kỳ bắc thuộc, nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa trung quốc vì vậy mà trang phuc cũng bị ahr hưởng theo.
Thời kỳ pháp thuộc: khi phương tây du nhập vào việt nam mà đi đầu là pháp thì phong trào Âu hóa cũng trở nên rộng rãi: ở thành thị, áo sơ mi, quần âu, áo vest,… được mặc phổ biến, còn áo tứ thân được cách tân thành áo dài tân thời.
Thời kỳ chống pháp: áo tấn thủ là 1 biểu tượng của quân đội việt nam phù hợp với khí hậu, kinh tế và lối đánh du kích của người việt nam.
Trong thời bình: khi hòa bình, trang phục việt bắt đầu hòa nhịp với thời trang thế giới “ mốt” có dáng dấp của phương tây là chủ yếu, tuy nhiên áo dài lại rất phổ biến trong các trường học, lễ hội. thời trang váy bắt đầu phát triển.
Nghề nghiệp: mỗi ngành nghề đều mang đặc thù riêng của tính chất công việc.
VD:
Kinh tế: kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục việt. sự thiếu thốn, hạn chế về nguồn nguyên liệu may làm chậm đi sự bắt nhịp về thời trang và cũng tùy vào mức thu nhập của người dân cũng sẽ quyết định đến sự phát triển của trang phục.
Kỹ thuật và công nghệ: ngày nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ. Đặc biệt trong ngành dệt, xó thể làm ra được nhiều loại vải tốt, chất lượng, hoa văn, màu sắc đẹp,… và năng suất sản xuất ngày càng tăng.
è môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ảnh hưởng rất sâu sắc đến thời trang Việt, nó là yếu tố thúc đẩy thời trang việt phát triển để hòa nhâp với thời trang thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thao_luan_mon_my_thuat_trang_phuc_3951.docx