Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng và những giải pháp về mặt pháp lý

Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách (Lời nói đầu, Luật Hôn nhân và gia đình nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2000). Có nhiều cơ sở để xác lập nên một gia đình, trong đó hôn nhân là yếu tố chủ đạo. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định rằng hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội ra đời mang tính lịch sử, cùng với sự xuất hiện của xã hội có giai cấp, chế độ tư hữu và Nhà nước. Vì vậy, như bất cứ một quan hệ xã hội nào, quan hệ hôn nhân và đình cũng chịu sự tác động, điều chỉnh của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật mà trước tiên phải kể đến là vấn đề kết hôn và đăng ký kết hôn. Đăng ký kết hôn là một sự kiện pháp lý quan trọng tạo nên một tế bào mới cho xã hội, đồng thời thể hiện sự giám sát của Nhà nước đối với việc tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp nam nữ mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng đã chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, hoặc nhiều trường hợp nam nữ chỉ mong muốn chung sống như vợ chồng với suy nghĩ “sống thử”. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do phong tục, tập quán; do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đã góp phần mang văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam. Trong xu thế phát triển kinh tế, văn hóa của nước ta hiện nay, việc chung sống như vợ chồng vẫn sẽ tồn tại, thậm chí có thể có chiều hướng gia tăng. Điều này sẽ gây ra những tác động lớn đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng và những người có liên quan. Xuất phát từ thực tiễn đó, bài khóa luận này nghiên cứu tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng với mong muốn chỉ ra những ảnh hưởng của nó đến quan hệ vợ chồng - quan hệ giữa các bên chung sống, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng trong xã hội, bảo vệ quyền lợi của những người có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Mục đích nghiên cứu: khóa luận tập trung phân tích và làm sáng tỏ những ảnh hưởng của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng tới việc thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; đưa ra quan điểm và đường lối xử lý về pháp lý; nêu một số kiến nghị giải quyết tình trạng này. Từ đó, góp phần hạn chế hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng diễn ra trong xã hội; bảo vệ quyền, lợi ích của các bên, của người thứ ba liên quan đến quan hệ này, đặc biệt là bảo đảm cho quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. - Phạm vi nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng dưới góc độ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và xã hội học đã được sử dụng. 4. Cơ cấu: khóa luận gồm: Phần mở đầu Chương 1. Khái quát về kết hôn và việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Chương 2. Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng và những giải pháp về mặt pháp lý. Phần kết luận PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN VÀ VIỆC CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 3 1.1. KHÁI NIỆM KẾT HÔN VÀ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 3 1.1.1. Khái niệm kết hôn. 3 1.1.2. Quy định về việc đăng ký kết hôn. 4 1.2. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 7 1.2.1. Hành vi chung sống như vợ chồng của nam nữ. 7 1.2.2. Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam hiện nay. 11 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến việc nam nữ chung sống như vợ chồng hiện nay 14 1.3. PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VẤN ĐỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG 19 1.3.1. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Anh quốc 20 1.3.2. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Mỹ 21 1.3.3. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Australia 22 1.3.4. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Pháp 23 CHƯƠNG 2. 24 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TỚI QUAN HỆ VỢ CHỒNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ MẶT PHÁP LÝ 24 2.1. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TỚI QUAN HỆ VỢ CHỒNG 24 2.1.1. Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận kết hôn. 24 2.1.2. Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng. 25 2.2. SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG 35 2.2.1. Những trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng được thừa nhận là “hôn nhân thực tế”. 36 2.2.2. Những trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không được thừa nhận là “hôn nhân thực tế”. 39 2.3. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 42 2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 46 KẾT LUẬN 50

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4780 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng và những giải pháp về mặt pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành nghi thức đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ do cơ quan đăng ký kết hôn thực hiện và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho họ có ý nghĩa rất quan trọng. Đây được coi là biện pháp để Nhà nước kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong quá trình thực hiện kết hôn của công dân, ngăn chặn hiện tượng vi phạm các điều kiện kết hôn mà pháp luật đã quy định, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho hai bên nam, nữ khi thiết lập quan hệ vợ chồng. - Giấy chứng nhận kết hôn còn là bằng chứng bắt buộc để Tòa án xem xét và thụ lí giải quyết khi vợ chồng muốn ly hôn. Trường hợp vợ chồng đã ly hôn, muốn tái hợp lại, phải cùng nhau đi đăng ký kết hôn lại để được cấp Giấy chứng nhận kết hôn mới, khi đó, họ mới được công nhận là vợ chồng hợp pháp. - Việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung cũng như quan hệ vợ chồng nói riêng. Bao gồm những quyền, nghĩa vụ về nhân thân và các quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng. 2.1.2. Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng Giả sử mọi cuộc hôn nhân đều diễn ra một cách êm đẹp, các bên nam nữ thật sự yêu thương, gìn giữ được mối quan hệ vợ chồng lâu dài, mục đích hôn nhân đạt được thì việc có đăng ký kết hôn hay không không trở thành vấn đề nghiêm trọng. Nhưng, nếu trong quá trình chung sống xảy ra mâu thuẫn, cuộc hôn nhân đó không có hạnh phúc, đời sống chung không thể kéo dài thì việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên sẽ gặp khó khăn do hai bên không đăng ký kết hôn. Xem xét những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn đến quan hệ vợ chồng chính là chỉ ra những tác động của sự không được thừa nhận là vợ chồng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân giữa vợ chồng. * Ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng Trong Luật HN&GĐ năm 2000 thì quyền và nghĩa vụ về nhân thân bao gồm: Nghĩa vụ và quyền thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng (Điều 18); Nghĩa vụ và quyền thể hiện quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng (Từ Điều 19 đến Điều 23); Quyền và nghĩa vụ đại diện cho nhau giữa vợ và chồng (Điều 24). Theo Điều 18 Luật HN&GĐ năm 2000 thì vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy với nhau. Sở dĩ, pháp luật quy định như vậy là bắt nguồn từ nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Nam nữ yêu thương nhau, mong muốn xây dựng gia đình nên đã kết hôn với nhau, Giấy chứng nhận kết hôn là sợi dây ràng buộc về mặt pháp lý giữa người nam và người nữ với nhau, giúp cho hai bên phần nào ý thức được trách nhiệm đối với quan hệ hôn nhân của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì sợi dây ràng buộc này lại không được chặt chẽ, đó chỉ là sự “quy ước” với chính bản thân mỗi bên về trách nhiệm chung thủy của mình đối với bên kia chứ không có một sự ràng buộc chắc chắn nào về mặt pháp luật. Cho dù người đó có vi phạm chế độ một vợ một chồng đi chăng nữa thì pháp luật cũng không có chứng cớ gì buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Do vậy, có thể nói việc chung sống như vợ chồng đã phần nào tạo một “cơ chế mở” cho việc thực hiện nghĩa vụ yêu thương, chung thủy với nhau của “vợ chồng”. Xin đưa ra một ví dụ để minh chứng cho điều này. Anh Nguyễn Văn A và chị Trần Thị L chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2001 đã có hai người con chung (con lớn sinh năm 2002, con nhỏ sinh năm 2005). Năm 2006 anh A bỏ mẹ con chị L (không tiến hành xin ly hôn tại Tòa án) và kết hôn với chị Phạm Thị H có đăng ký kết hôn tại UBND xã. Khi chị L tìm đến và yêu cầu anh A về chung sống với mẹ con chị thì anh A đã từ chối, và đưa cho chị xem Giấy chứng nhận kết hôn của anh với chị H và tuyên bố việc anh lấy chị H là hoàn toàn hợp pháp. Qua ví dụ đưa ra ta thấy: nếu như ngay từ ban đầu anh A và chị L đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì việc anh và chị H kết hôn sau này là không thể (trừ khi anh chị đã ly hôn). Vì không có quan hệ vợ chồng theo pháp luật với chị L nên anh A đã tự do yêu thương người khác ngoài “vợ” của mình là chị L, thậm chí còn chối bỏ tư cách là chồng của chị L và tư cách làm cha của các con ruột của mình. Trong thực tế, cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng diễn ra êm ả mà đôi khi vẫn xảy ra mâu thuẫn, vì không bị ràng buộc bởi pháp luật nên trong suy nghĩ của hai bên nam nữ họ có quan niệm là còn tình cảm thì sống chung, còn nếu tình trạng trầm trọng kéo dài mà không thể sống cùng nhau được nữa thì chia tay mà lại không cần phải làm những thủ tục kết hôn, ly hôn cho phức tạp. Những suy nghĩ như vậy đã gây ra những hậu quả không nhỏ cho mỗi bên sau này, đặc biệt là lên phụ nữ và trẻ em. Xét một cách vĩ mô, nó làm suy đồi những giá trị đạo đức và nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt. Quyền đại diện cho nhau trước pháp luật là một trong những quyền nhân thân quan trọng của vợ và chồng. Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định việc đại diện cho nhau giữa vợ và chồng trong các trường hợp: + Đại diện theo ủy quyền: “vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.” (khoản 1, Điều 24) Quy định này đã tạo điều kiện cho vợ, chồng có thể thực hiện được các giao dịch dân sự trong trường hợp một bên vì lý do nào đó không thể trực tiếp tham gia giao dịch khi giao dịch này đòi hỏi sự đồng ý của cả vợ và chồng. + Đại diện theo pháp luật: “vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó” (khoản 2, Điều 24). Như vậy, vợ chồng có thể giám hộ cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự hoặc nếu được Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật khi một bên bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, đó là quy định trong trường hợp hai bên nam nữ đã xác lập quan hệ vợ chồng bằng việc đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nam, nữ có quan hệ chung sống như vợ chồng không được thừa nhận là có quan hệ hôn nhân trên thực tế thì cũng không phát sinh quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật cho nhau. Khi hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nếu một bên thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung bắt buộc phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng mà lại không được sự ủy quyền của bên kia, thì khi đó quyền và lợi ích của bên kia sẽ không được pháp luật bảo vệ. Ví dụ sau đây chứng minh cho điều đó. Bản án số 32/DSST ngày 26/05/2007 của TAND quận C, thành phố H đã giải quyết vụ kiện giữa anh X và chị Y, chung sống với nhau từ năm 2002 sau khi cả hai người đều đã ly hôn. Họ chung sống hạnh phúc, đến năm 2006 thì phát sinh mâu thuẫn trầm trọng nên anh X đã yêu cầu ly hôn. Trước Tòa, chị Y cho rằng anh X không phải là chồng mà chỉ là bạn của chị, do thấy anh X nuôi con nhỏ một mình nên đã chung sống để giúp đỡ anh nuôi con. Trong thời gian chung sống, anh X đã góp tiền để chị Y mua một mảnh đất trị giá 1,2 tỉ đồng. Chị Y không thừa nhận có quan hệ vợ chồng với anh X nên không chấp nhận yêu cầu chia tài sản của anh X. Rõ ràng anh X là người bị thiệt hại về tài sản trong trường hợp này. Giả sử, ngay từ khi về chung sống với nhau, anh X và chị Y tiến hành đăng ký kết hôn thì khi chị Y mua một tài sản có giá trị lớn như mảnh đất thì phải có giấy ủy quyền của anh X cho chị Y đại diện cho anh mua miếng đất đó. Như vậy là quyền lợi của anh X sẽ được bảo đảm khi anh X có đăng ký kết hôn với chị Y. Tuy nhiên, trong trường hợp này, vì anh X và chị Y không đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng nên giao dịch của chị Y không có sự ủy quyền của anh X là hoàn toàn phát sinh hiệu lực. Do đó, về mặt pháp lý thì mảnh đất này chỉ thuộc về chị Y, anh X không được chia tài sản, trừ khi chứng minh được tư cách đồng sở hữu với chị Y. * Những ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng. Liên quan đến khía cạnh này, Luật HN&GĐ 2000 quy định một số vấn đề về tài sản chung của vợ chồng (Điều 27); Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28); Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29); Quyền thừa kế tài sản chung của vợ chồng (Điều 31),… * Về nguyên tắc, để xác định tài sản chung của vợ chồng thì điều quan trọng nhất đó là thời kỳ hôn nhân. Điều 27 Luật HN&GĐ chỉ rõ: “tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…”. Theo pháp luật HN&GĐ hiện hành thì thời kỳ hôn nhân được xác định kể từ thời điểm hai bên nam nữ được cấp Giấy chứng nhận. Tuy nhiên trong trường hợp “kết hôn không đăng ký” thì việc xác định thời kỳ hôn nhân lại không dễ dàng. Tại Điều 3 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP đã quy định về việc công nhận ngày hôn nhân có hiệu lực: “Quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định này, được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế.” Cùng vấn đề, điểm c Mục 1 Nghị định số 77/2001 còn quy định: thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống được gia đình chấp nhận, được người khác hay tổ chức chứng kiến, hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Mặc dù vậy, trong thực tiễn việc xác định thời kỳ hôn nhân không phải lúc nào cũng được suôn sẻ. Trong không ít các trường chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, khi có tranh chấp về tài sản giữa vợ hoặc chồng hoặc khi họ có yêu cầu ly hôn thì việc xác định thời điểm nam, nữ bắt đầu về chung sống với nhau rất khó, bởi lúc đó người nào cũng muốn được lợi về tài sản. Có thể tài sản họ tạo lập ra là trong thời kỳ hôn nhân nhưng do không có một mốc chứng cứ rõ ràng nên họ gian lận về thời điểm chung sống để tài sản đó là của riêng họ, do họ có được trước thời kỳ hôn nhân. Hậu quả là người kia phải chịu thiệt, đặc biệt là những người phụ nữ lấy chồng và đóng vai trò là “phụ nữ của gia đình”, tuy không có công sức tạo dựng tài sản do lao động của mình nhưng giả sử trong trường hợp đó họ có mối quan hệ vợ chồng ràng buộc về mặt pháp lý thì khi giải quyết vấn đề chia tài sản họ sẽ được pháp luật bảo vệ quyền tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng. * Về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ chồng, Điều 4, Chương II của Nghị định 70/2001 quy định: 1. Trong trường hợp việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật quy định giao dịch đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực…) 2. Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng Như vậy, đối với các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình; hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình đều phải có sự thỏa thuận của vợ chồng theo hình thức luật định. Đặt vấn đề ngược lại, nếu một bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng định đoạt những tài sản lớn như đã nói ở trên là để tẩu tán tài sản hoặc để thực hiện những lợi ích riêng của gia đình thì tất yếu lợi ích vật chất của bên kia sẽ bị xâm phạm. Ví dụ: Anh A và chị B có quan hệ chung sống như vợ chồng với nhau từ năm 2003. Một lần, khi chồng đi công tác vắng nhà, chị B đã mang 2 tỉ đồng là tài sản chung giữa chị và anh A để đi mua một căn hộ chung cư ở Khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính và đăng ký quyền sở hữu với tên chị B. Khi anh A đi công tác về, thấy số tiền 2 tỉ đồng của mình đã bị chị B mang đi mua nhà mà không hỏi ý kiến của mình đã rất tức giận, tuy nhiên lại không thể yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng mua nhà của chị B bởi về nguyên tắc, Tòa án chỉ tuyên bố hợp đồng do một bên vợ, chồng tự định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng mà không có sự thỏa thuận của người chồng, vợ kia là vô hiệu khi quan hệ của họ là vợ chồng theo luật định, tức là được công nhận là hôn nhân thực tế hoặc có Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Trong ví dụ trên, để lấy lại được phần tài sản của mình trong quan hệ tài sản chung với chị B là một việc làm rất khó cho anh A, anh A phải tự mình chứng minh để bảo vệ cho quyền tài sản của mình. Từ những điều trên cho thấy, việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ có thể gây ra một tác động vô cùng lớn tới lợi ích về tài sản của vợ, chồng khi người chồng, người vợ của họ thực hiện một giao dịch có liên quan đến tài sản có giá trị lớn nhưng lại không được sự đồng ý của họ. * Vấn đề thừa kế giữa vợ và chồng trong quan hệ chung sống không đăng ký kết hôn liệu có đặt ra? Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận của người khác quản lý di sản…. Giả sử trong trường hợp người vợ hoặc chồng trong quan hệ “hôn nhân không đăng ký” bị chết, không để lại di chúc thì người chồng, người vợ kia sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật. Bởi, trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo hàng thừa kế, do không được Nhà nước thừa nhận là vợ (hoặc chồng) của người chết, hay nói cách khác, họ không trình được Giấy chứng nhận kết hôn hoặc không được công nhận là có quan hệ hôn nhân thực tế với người chết nên họ sẽ không phải là đối tượng được hưởng di sản theo pháp luật. Khi đó, di sản thừa kế sẽ được chia cho những người khác theo Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005, lần lượt là: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy, trong quan hệ vợ chồng không đăng ký kết hôn thì chỉ phát sinh quan hệ thừa kế trong trường hợp người chết có để lại di chúc, không đặt ra vấn đề thừa kế theo pháp luật. Có thể thấy rằng, nếu người vợ hoặc chồng bị chết một cách đột ngột mà không để lại di chúc thì quyền, lợi ích về tài sản của người chồng, người vợ còn sống sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ sau là minh chứng cho điều này: Chị A và anh B được TAND quận M, thành phố X quyết định cho ly hôn vào tháng 04/2006. Hai người sống riêng được một thời gian thì lại trở về chung sống với nhau như vợ chồng từ tháng 11/2006 mà không đăng ký kết hôn. Tháng 03/2008, anh B không may bị tai nạn lao động chết. Trong thời gian chung sống từ tháng 11/2006 đến tháng 03/2008, anh B và chị A có thêm một số tài sản trị giá 250 triệu đồng. Khi anh B chết, cha mẹ anh cho rằng chị A không phải là vợ của anh B, do đó không được thừa kế tài sản của anh B; phần tài sản trị giá 250 triệu đồng là tài sản do anh B kinh doanh mà có nên là tài sản riêng của anh B. Chị A đã khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ vợ chồng giữa chị và anh B để được thừa kế tài sản của anh B và yêu cầu Tòa án xác định khối tài sản trị giá 250 triệu đồng là tài sản chung của vợ chồng chị. Tuy vậy, TAND quận M đã bác yêu cầu của chị A vì cho rằng chị và anh B đã được Tòa án giải quyết cho ly hôn, khi trở về chung sống với nhau không đăng ký kết hôn lại, do đó chị A và anh B không phải là vợ chồng nên chị không được thừa kế tài sản của anh B. Tòa án nhân dân quận M, thành phố X ra quyết định như vậy là hoàn toàn đúng đắn. Xét về mặt thực tế, chị A và anh B có quan hệ vợ chồng trên thực tế, nhưng thời điểm anh chị lấy nhau, bỏ nhau, rồi chung sống như vợ chồng là sau khi Luật HN&GĐ năm 2000. Do đó, về mặt pháp luật thì anh chị không phải là vợ chồng. Do đó, phần di sản thừa kế của anh B để lại được chia cho những người thừa kế khác chứ không phải là chị A. Qua ví dụ trên ta thấy, nếu anh B và chị A đăng ký kết hôn lại với nhau thì đương nhiên chị A được thừa kế tài sản của anh B, khối tài sản trị giá 250 triệu đồng sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng, cho dù chị A không trực tiếp đóng góp công sức vào việc tạo lập khối tài sản đó thì chị cũng được hưởng một phần trong khối tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, sau khi ly hôn, nếu các bên trở về chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn thì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên sẽ khó có thể được thực hiện. * Việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn còn làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Cấp dưỡng giữa vợ và chồng là việc vợ hoặc chồng có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người kia khi vợ, chồng không cùng chung sống mà gặp khó khăn, túng thiếu do không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình [14, tr.171]. Khi hai bên nam nữ trong quan hệ chung sống như vợ chồng đã không còn đời sống chung nữa đồng thời cũng không có chứng cứ về việc kết hôn giữa họ, điều này góp phần làm mờ nhạt đi nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các bên. Khi đó quyền lợi của mỗi bên sẽ không được bảo vệ trước pháp luật. Bên cạnh những tác động tiêu cực đến đời sống gia đình, việc chung sống như vợ chồng còn xâm hại tới những truyền thống gia đình tốt đẹp, làm suy đồi những giá trị đạo đức xã hội của dân tộc. Bên cạnh đó, nó còn gây ra những khó khăn cho Cơ quan quản lý hộ tịch trong quá trình rà soát, điều tra việc đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, và những thủ tục pháp lý khác có liên quan. 2.2. SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG Về nguyên tắc, một cuộc hôn nhân hợp pháp ở nước ta phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục hành chính về đăng ký kết hôn. Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945, qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nguyên tắc đăng ký kết hôn luôn được nhấn mạnh. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh và mức độ nhận thức của người dân nên việc áp dụng nguyên tắc này còn chưa được chặt chẽ. Bởi vậy, trong một thời gian dài, thái độ của pháp luật đối với sự chung sống tự do còn chưa được rõ ràng. Theo Điều 11 Luật HN&GĐ năm 1959: “Việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật.” Theo đó, mọi thủ tục kết hôn khác với việc đăng ký kết hôn tại Ủy ban Hành chính cơ sở không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, luật không quy định về hệ quả của sự không tuân thủ quy định này. Theo Điều 8 Luật HN&GĐ năm 1986, mọi thủ tục kết hôn khác với việc đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp cơ sở hoặc sự công nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài đều không có giá trị pháp lý. Nhưng luật vẫn “im lặng” đối với hệ quả của sự không tuân thủ quy định này. Mặt khác, Điều 9 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định: “Việc kết hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7 của luật này là trái pháp luật. Điều 8 không được đề cập ở đây. Từ ngữ của Điều 9 đã khiến nhiều người hiểu rằng việc vi phạm Điều 8, nghĩa là kết hôn mà không đăng ký cũng không trái pháp luật. Vì thế, nhiều đôi nam nữ kết hôn mà không đăng ký đã nghĩ rằng cuộc hôn nhân của họ không phải là bất hợp pháp. Cuối cùng, chúng ta công nhận khái niệm “hôn nhân thực tế” để thừa nhận tính hợp pháp của các cuộc hôn nhân không có đăng ký. Ở đây, thái độ của luật đối với sự chung sống tự do rất không rõ ràng. Chúng ta không có một cơ sở pháp lý đảm bảo để phân biệt những cuộc hôn nhân thực tế với sự chung sống tạm thời không có mục đích xây dựng gia đình. Một cách hợp lý, phải nói rằng sự công nhận hôn nhân thực tế đã làm suy yếu hiệu lực của Điều 8 Luật HN&GĐ năm 1986: làm thế nào có thể tăng cường áp dụng một quy phạm bắt buộc khi sự không tuân thủ nó vẫn được công nhận về mặt pháp lý. Tóm lại, trước khi có Luật HN&GĐ năm 2000, quy định của pháp luật nước ta về tình trạng chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không được rõ ràng, bởi vì khi áp dụng các quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó, ta không thể phân biệt rõ ràng một cuộc hôn nhân thực tế được công nhận về mặt pháp lý với những sự chung sống thuần túy tự do. 2.2.1. Những trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng được thừa nhận là “hôn nhân thực tế” Điều 8 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định: “việc kết hôn do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai bên kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do nhà nước quy định… Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.” Như vậy, theo suy luận ở trên vừa đưa ra thì trường hợp hôn nhân không đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là hôn nhân không trái pháp luật. Do đó thực tế có rất nhiều trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, đến khi phát sinh mâu thuẫn thì lại đến tòa án cho yêu cầu ly hôn; hay khi một bên chết, thì bên còn sống yêu cầu chia di sản của bên kia. Ngày 20/11/1988, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ , trong đó quy định đối với việc hôn nhân không có đăng ký tuy có vi phạm về thủ tục kết hôn nhưng không coi là kết hôn trái pháp luật, nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án không hủy việc kết hôn mà xử như đối với trường hợp ly hôn. Tuy nhiên, hướng dẫn này cũng chỉ là giải pháp tình thế để bảo vệ quyền lợi cho các bên và con cái sinh ra trong mối quan hệ đó. Về nguyên tắc, quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng chỉ phát sinh từ thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Tuy nhiên, trong quan hệ chung sống như vợ chồng thì thời điểm này được tính từ mốc thời gian nào? Bởi, giữa họ không có Giấy chứng nhận kết hôn. Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 quy định rất chi tiết về vấn đề này, theo đó: - Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn , nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Nếu việc đăng ký kết hôn được thực hiện sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn. - Đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 nhưng đã đăng ký kết hôn từ trong thời gian từ ngày 01/01/2001 đến 01/01/2003, nếu họ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Quan hệ của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn. - Đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 nhưng đăng ký kết hôn sau ngày 01/01/2003, sau này trong Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP ngày 14/07/2003 gia hạn thêm “đối với các trường hợp phức tạp, cần xác minh hoặc xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên thì cần cố gắng, tích cực hoàn thành việc đăng ký kết hôn trước ngày 01tháng 8 năm 2004” . Từ sau ngày 01/08/2004 mà họ không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại điểm b, khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ không được công nhận là vợ chồng; nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Tòa án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000, bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng, nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP nêu rõ những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng được coi là “hôn nhân thực tế” khi có đủ các điều kiện kết hôn và thuộc một trong bốn trường hợp: - Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau - Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận - Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến - Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Theo đó, thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống như vợ chồng quy định là: ngày họ tổ chức lễ cưới; ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận; ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia đình. Tuy nhiên, việc quy định ngày nam, nữ “thực sự” bắt đầu chung sống có vẻ khá “trừu tượng” bởi, không có một sự chắc chắn nhất định, nếu vợ chồng tự thỏa thuận ngày họ về chung sống với nhau để bảo vệ lợi ích của mình trong mối quan hệ với người thứ ba hoặc có tranh chấp về lợi ích giữa vợ và chồng thì rất có thể thời điểm này sẽ không còn là chính xác nữa. Điều 3 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 đã quy định cụ thể về vấn đề này: Quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn theo quy định của Nghị định này, được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế. Ngày công nhận hôn nhân có hiệu lực phải được ghi rõ trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn theo hướng dẫn của Bộ tư pháp. Kể từ thời điểm hai bên nam nữ về chung sống với nhau, giữa họ sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật HN&GĐ quy định, đó là các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản. Trong trường hợp các bên phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ áp dụng các quy định pháp luật về ly hôn để giải quyết. 2.2.2. Những trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không được thừa nhận là “hôn nhân thực tế” Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định việc nam nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Điều này thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta đối với các trường hợp vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn, kể từ ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực thì sẽ chấm dứt việc công nhận “hôn nhân thực tế”. Theo điểm c, Khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 thì: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Quy định tại điểm c, Khoản 3 như trên đã thể hiện triệt để quan điểm của Luật HN&GĐ với mục đích đúng đắn và thái độ kiên quyết chấm dứt tình trạng “hôn nhân thực tế”. Trường hợp các bên xác lập quan hệ vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn sẽ không được thừa nhận là đã kết hôn về mặt pháp luật. Nếu các bên có yêu cầu ly hôn thì các vấn đề do việc xác lập quan hệ hôn nhân không có đăng ký kết hôn phát sinh sẽ được giải quyết như sau: Về quan hệ nhân thân: Khi có tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng chưa đủ điều kiện “hôn nhân thực tế” và họ có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng. Theo Khoản 3 Điều 8 Luật HN&GĐ thì việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn không bị coi là kết hôn trái pháp luật, do đó Tòa án không thể tuyên bố xử hủy quan hệ này, nhưng về mặt nhân thân thì không thừa nhận việc phát sinh quan hệ vợ chồng giữa các đương sự để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp về tài sản và con. Về quan hệ tài sản: Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 35/2000/QH10, trong trường hợp các bên chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn có tranh chấp về tài sản, thì áp dụng quy định về giải quyết tranh chấp về tài sản đối với các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật. Tài sản chung của các bên nam nữ chung sống như vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần bởi theo Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì sở hữu chung của vợ chồng mới là sở hữu chung hợp nhất. Theo Khoản 3 Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000 đối với vấn đề tài sản thì Tòa án sẽ giải quyết như sau: Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con. Đối với con chung: Quan hệ của các bên chung sống như vợ chồng không được pháp luật thừa nhận là hôn nhân không làm giảm hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của họ đối với con chung. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ được Nhà nước thừa nhận hay không thừa nhận. Do đó, Nghị quyết số 35/2000/QH10 và khoản 2 Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000 đã khẳng định: “quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn”. Như vậy, khi hai bên nam, nữ bị Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng thì họ vẫn phải có nghĩa vụ đối với con chung. Các quyền lợi của con được giải quyết theo các Điều 92 (Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn); Điều 93 (Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn); Điều 94 (Quyền thăm nom con sau khi ly hôn). Hai bên có thể thỏa thuận về việc nuôi dưỡng con, mức cấp dưỡng nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được việc nuôi con thì Tòa án sẽ giao cho một bên nuôi con, có xét đến nguyện vọng của con (nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên). Trong trường hợp con dưới ba tuổi thì giao cho người mẹ nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Như vậy, việc áp dụng các quy định tại Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết hậu quả pháp lý đối với trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng sau ngày 01/01/2001 là hoàn toàn hợp lý, tuân thủ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em (theo Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000). 2.3. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN Đường lối xử lý các trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được pháp luật quy định rõ ràng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn còn không ít những trường hợp nhầm lẫn. Xin đưa một số ví dụ như sau: - Trường hợp chị Hoàng Thị Oanh sinh năm 1970 cư trú tại Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội và anh Trần Quốc Lộc sinh năm 1957 quê ở Hà Nam. Năm 1993, anh Lộc và chị Oanh chung sống với nhau không tổ chức đám cưới, không đăng ký kết hôn vì khi đó anh Lộc đã có vợ con ở Hà Nam. Thời gian đầu anh chị ở nhà mẹ đẻ của chị Oanh ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Do anh Lộc có vợ con ở quê nên anh chị có nhiều mâu thuẫn ngay từ khi mới chung sống. Chị Oanh luôn nghi ngờ anh Lộc mang tiền về quê cho vợ con. Năm 1995, khi chị Oanh sinh con được bốn tháng, do cãi nhau anh đã cho phân đạm vào cơm và có nhiều lần lừa gạt tiền bạc của gia đình nên mẹ chị đuổi anh Lộc ra khỏi nhà. Anh Lộc đem con đến thuê nhà ở làng Cầu. Anh dọa chị Oanh là sẽ mang con đi cho, chị Oanh sợ nên phải về chung sống với anh. Trong thời gian ở làng Cầu hai anh chị vẫn tiếp tục mâu thuẫn. Tháng 10/2001 chị Oanh vay tiền của mẹ và bạn bè để mua một căn hộ ở Khu tập thể công ty May 10 rồi cùng anh Lộc đến ở. Mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh, anh chị nhiều lần đánh chửi nhau. Đến tháng 01/2002 anh chị ly thân, cắt đứt quan hệ. Cả hai bên đều xác định đây là cuộc hôn nhân bất hợp pháp không mang lại hạnh phúc cho nhau và đề nghị Tòa án hủy bỏ. Tại bản án sơ thẩm số 21 ngày 06/08/2002 TAND huyện Gia Lâm đã ra quyết định: quan hệ giữa anh Lộc và chị Oanh là quan hệ kết hôn trái pháp luật, do đó hủy kết hôn trái pháp luật giữa hai người; con chung do chị Oanh tiếp tục nuôi; tài sản là căn nhà tập thể Công ty may 10 thuộc quyền sở hữu của chị Oanh. Như vậy Tòa án sơ thẩm huyện Gia Lâm quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật là không đúng. Bởi, theo quy định tại điểm 3 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 thì kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Cụ thể là việc đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 12 là: “UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn…”; và việc tổ chức đăng ký kết hôn phải theo đúng nghi thức quy định tại Điều 14, nhưng lại vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9. Xét thấy trong trường hợp này, anh Lộc và chị Oanh chung sống với nhau là vi phạm nguyên tắc Hôn nhân một vợ một chồng, bởi anh Lộc đã có vợ ở quê. Tuy nhiên, họ chỉ chung sống với nhau như vợ chồng chứ chưa đăng ký kết hôn theo luật định. Do vậy, quyết định hủy kết hôn trái pháp luật của Tòa sơ thẩm trong trường hợp này là sai. Quyết định đúng phải là: không công nhận chị Oanh và anh Lộc là vợ chồng. Bản án này đã được xét xử lại tại Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thành phố Hà Nội ngày 11/11/2002 với kết quả cuối cùng là Quyết định tuyên bố không công nhận anh Lộc và chị Oanh là vợ chồng, quyết định hủy kết hôn trái pháp luật của Tòa án sơ thẩm là không chính xác. Bên cạnh đó, Tòa án cần phải ra quyết định buộc anh Lộc và chị Oanh chấm dứt hành vi chung sống trái pháp luật của mình. - Trường hợp thứ hai, anh Bùi Văn Tiếp trú tại thôn My Sơn, xã Ngũ Lão, huyện TN kết hôn (tại UBND xã Ngũ Lão) với chị Nguyễn Thị Cải vào năm 1983. Đến năm 1986, anh Bùi Văn Tiếp có quan hệ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn với chị Phạm Thị Vy, là người cùng thôn với anh Tiếp. Trong quá trình chung sống, anh Tiếp và chị Vy sống hạnh phúc từ năm 1986 đến năm 1997 thì phát sinh mâu thuẫn. Tháng 08/2001, anh Tiếp và chị Vy có đơn xin thuận tình ly hôn gửi đến TAND huyện TN. Anh Tiếp và chị Vy có hai con chung và một vài tài sản chung đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật. Tại Bản án ly hôn sơ thẩm số 108/LHST ngày 09/10/2001 của TAND huyện TN, đã căn cứ vào khoản 3 Điều 48 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 11, khoản 3 Điều 17, Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 xử tuyên bố: “không công nhận quan hệ vợ chồng giữa anh Bùi Văn Tiếp và chị Phạm Thị Vy”. Sau khi Bản án được tuyên, các đương sự đều không kháng cáo, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và trên một cấp đều không kháng nghị theo trình tự phúc thẩm nên Bản án nêu trên của TAND huyện TN đã có hiệu lực pháp luật. Nhưng đến ngày 18/03/2002, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố HP có Quyết định kháng nghị số 196/QĐ-DS kháng nghị Bản án ly hôn sơ thẩm số 108/LHST ngày 09/10/2001 của Tòa án nhân dân huyện TN theo thủ tục giám đốc thẩm. Nội dung kháng nghị là: “xét thấy anh Bùi Văn Tiếp và chị Phạm Thị Vy chung sống với nhau khi anh Tiếp đang có vợ hợp pháp là chị Nguyễn Thi Cải chưa ly hôn nên đã vi phạm Điều 9, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”. Do vậy, cần phải hủy hôn nhân trái pháp luật giữa anh Bùi Văn Tiếp và chị Phạm Thị Vy. Tòa án nhân dân huyện TN xử không công nhận quan hệ vợ chồng giữa anh Tiếp và chị Vy là trái với Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000. “Vì vậy, yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố HP đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, xử theo hướng sửa Bản án ly hôn sơ thẩm số 108/LHST ngày 9/10/2001 của Tòa án nhân dân huyện TN, tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh Bùi Văn Tiếp và chị Phạm Thị Vy”. Như vậy, trong cùng một vụ việc mà Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm lại quyết định khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần phải chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố HP tức là tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị Vy và anh Tiếp vì họ có quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng, tuy không đăng ký kết hôn nhưng thời điểm chung sống giữa họ vào năm 1986, khi đó Luật HN&GĐ năm 1986 chưa có hiệu lực thi hành nên theo quy định tại Mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật HN&GĐ thì: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn, trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ.” Tại mục 1, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 quy định trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung. Căn cứ vào đó thì đối với những quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 dù không có đăng ký kết hôn cũng được coi là hôn nhân hợp pháp. Vì vậy, trường hợp của anh Phạm Văn Tiếp và chị Phạm Thị Vy có quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng vào thời điểm trước ngày 03/01/1987, lẽ ra được coi là hôn nhân hợp pháp nhưng do anh Tiếp đã có vợ hợp pháp và chưa ly hôn với chị Nguyễn Thị Cải nên anh Tiếp và chị Vy đã vi phạm khoản 1 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000. Do đó, phải áp dụng điểm d, mục 2 NQ02/2000/NQ-HĐTP: “đối với những trường hợp kết hôn thuộc một trong những quy định tại Điều 10 là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điều 9 và nói chung là phải hủy việc kết hôn trái pháp luật.” Quyết định giám đốc thẩm số 03/QĐ-GĐT-TA ngày 26/09/2002 của Ủy ban Thẩm phán TAND thành phố HP đã quyết định bác kháng nghị của Viện trưởng VKSND thành phố HP và giữ nguyên bản án ly hôn sơ thẩm số 108/LHST ngày 9/10/2001 của TAND huyện TN. Chúng tôi đồng ý với Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán TAND thành phố HP vì: anh Bùi Văn Tiếp và chị Phạm Thị Vy tuy vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điều 9 nhưng họ lại không đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng nên không thể ra Quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của họ. “Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng” (điểm 1, Điều 11). Như vậy, qua việc phân tích hai ví dụ trên cho thấy, trong thực tiễn xét xử các vụ việc liên quan đến trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng vẫn còn không ít những sai xót của Tòa án. Sở dĩ có sự tồn tại này bởi việc áp dụng các quy định của pháp luật còn chưa được thống nhất, cho dù các văn bản pháp luật đã được ban hành và giải thích khá cụ thể, chi tiết về việc áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000. 2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN Như đã nói ở trên, nam nữ chung sống như vợ chồng luôn là một hiện tượng khách quan trong xã hội, do đó sẽ không có một giải pháp nào hiệu quả tới mức ngăn chặn được tận gốc hành vi này xảy ra. Tuy nhiên, xin nêu một số kiến nghị mong muốn được đóng góp một phần nào đó vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên chung sống và của người thứ ba. - Đối với việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần xây dựng một văn bản pháp luật riêng quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn. Việc Luật HN&GĐ không thừa nhận “hôn nhân thực tế” là hoàn toàn phù hợp cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, không thừa nhận “hôn nhân thực tế” không có nghĩa là sẽ chấm dứt tình trạng chung sống như vợ chồng trong xã hội mà ngược lại, nó vẫn tiếp tục tồn tại như một hiện tượng khách quan, pháp luật không thể bỏ qua và cũng không thể không điều chỉnh. Để giải quyết các vấn đề phát sinh từ mối quan hệ này cần xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh vấn đề chung sống, tránh tranh chấp xảy ra để bảo vệ quyền lợi của các bên, quyền lợi của phụ nữ và trẻ em và của người thứ ba khi thiết lập các giao dịch dân sự, kinh tế đối với các đương sự. - Đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành, cần tăng cường củng cố và hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, làm cơ sở cho cơ quan xét xử áp dụng một cách thống nhất. Đặc biệt là cần khắc phục những hạn chế của các quy định hiện hành và xây dựng chế tài để xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Đối với quan hệ chung sống như vợ chồng trái pháp luật, hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định chế tài xử lí vi phạm đối với hành vi nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn và không có đủ điều kiện kết hôn. Mặc dù Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ quy định về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, song Nghị định này chỉ điều chỉnh nhóm hành vi trực tiếp xâm hại đến các quan hệ hôn nhân và gia đình, còn hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật thì không được điều chỉnh. Do đó, cần quy định những chế tài cho hành vi này trong Nghị định 87/2001/NĐ-CP hoặc nên xây dựng một văn bản pháp luật điều chỉnh những hành vi thuộc loại này. Trong quá trình giải quyết nên xét đến tính chất và mức độ vi phạm điều kiện kết hôn của các đương sự để xử lý cho hợp tình hợp lý: + Nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì các trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HN&GĐ. + Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng và có đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm thì các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 146, Điều 147, Điều 148 và Điều 150 Bộ luật hình sự năm 1999 (Chương XV - các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình). - Đối với công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật: Có thể nói, sự chuyển biến ý thức của nhân dân đối với việc tuân thủ pháp luật là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu lực của các quy định pháp luật trên thực tế. Do đó cần tăng cường và nâng cao hiệu quả của các chuyến đi tuyên truyền pháp luật lưu động về cơ sở đặc biệt là tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật về HN&GĐ. Cần giúp nhân dân hiểu rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của đăng ký kết hôn cũng như các thủ tục bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật để được Nhà nước công nhận là vợ chồng. - Ở những nơi miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn thì UBND các cấp có thể tổ chức các cuộc đăng ký kết hôn lưu động đến tận cơ sở. Những cán bộ hộ tịch cần phối, kết hợp với nhân dân và những người có trách nhiệm ở thôn xóm (trưởng thôn, trưởng bản….) để khuyến khích những đôi nam nữ đã chung sống với nhau như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn tự nguyện đăng ký để quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ. - Đối với tình trạng sinh viên chung sống với nhau như vợ chồng đang ngày một gia tăng hiện nay một cách nhanh chóng thì các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cùng với cán bộ hộ tịch kết hợp với các chủ nhà để có biện pháp kiểm tra, rà soát các khu nhà cho thuê, nhà trọ kiểm tra tình trạng hôn nhân của họ. Khi thấy họ chưa đăng ký kết hôn thì nên chỉ rõ cho họ thấy hậu quả của việc không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng cũng như tới xã hội và khuyên họ nên chấm dứt việc chung sống với nhau. Trong trường hợp xét thấy việc chung sống giữa họ là xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc thì nên khuyến khích họ đi đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền để được pháp luật công nhận và bảo vệ những quyền, lợi ích giữa vợ và chồng theo phát luật. - Bài khóa luận ra đời trong hoàn cảnh nước ta đang chuẩn bị tiến hành cho một cuộc Tổng điều tra dân số trên phạm vi cả nước, trong mẫu đơn khai báo gồm có cả một mục khai về tình trạng hôn nhân. Các cơ quan có thẩm quyền nên đưa ra các biện pháp mềm dẻo mà hiệu quả để khi áp dụng nó vào việc lấy thông tin từ phía người dân sẽ thu được những kết quả sát thực nhất. Qua đó có thể phát hiện và ngăn chặn một cách đáng kể những hành vi của nam nữ chung sống như vợ chồng. - Gia đình và nhà trường cần phối hợp trong việc giáo dục con em mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho trẻ lối sống nghiêm túc, học và làm theo Hiến pháp và pháp luật. KẾT LUẬN Chung sống như vợ chồng là hành vi tự nguyện liên kết của hai người nam, nữ; họ đã ăn ở và coi nhau là vợ chồng mà không tiến hành đăng ký kết hôn. Nam nữ chung sống như vợ chồng đã và đang tồn tại từ trước tới nay như một hiện tượng tất yếu của xã hội, bởi vậy chắc chắn tình trạng này sẽ tồn tại lâu dài, khó có thể ngăn chặn. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này một cách thống nhất và kịp thời. Tình trạng chung sống như vợ chồng, xét dưới góc độ xã hội đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là tới tầng lớp thanh niên – những người trẻ tuổi, hình thành lối sống buông thả, “hôn nhân thử nghiệm”, các quan niệm về tình yêu lứa đôi trong sáng dần bị mờ nhạt bởi sự tự do liên kết giữa hai giới xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau, không phải từ mong muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc. Dưới góc độ pháp luật HN&GĐ, tình trạng chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đã gây ra không ít những ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng với nhau, gây thiệt hại về cả mặt vật chất và tinh thần cho các bên, quyền lợi chính đáng mà lẽ ra họ phải được hưởng đã không được pháp luật bảo vệ chỉ vì họ không tuân thủ quy định về đăng ký kết hôn do pháp luật quy định. Bài khóa luận đã nêu lên những quan điểm của Nhà nước đối với các trường hợp chung sống như vợ chồng được thừa nhận là hôn nhân thực tế và đối với các trường hợp không được thừa nhận là hôn nhân thực tế. Như vậy, hiện nay quan điểm của Nhà nước là không thừa nhận hành vi nam nữ chung sống như vợ chồng là hôn nhân thực tế đối với các trường hợp xác lập quan hệ chung sống từ ngày 01/01/2001 trở đi là hoàn toàn đúng đắn, xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn chính đáng. Qua đó bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ này, đồng thời cũng bảo đảm được tính pháp chế XHCN. Phần cuối của bài là một số kiến nghị đối với các vấn đề cơ bản: - Đối với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật - Đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành - Đối với công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật - Đối với việc xử lý các trường hợp quan hệ chung sống như vợ chồng trái pháp luật - Đối với công tác điều tra dân số, rà soát tình trạng hôn nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ph.Ăngghen. Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước. 2. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý. Đinh Thị Mai Phương chủ biên. Bình luận khoa học Luật HN&GĐ năm 2000. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, năm 2004 3. Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ. Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam. Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2008 4. Luật sư - Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ - Thạc sĩ Ngô Thị Hường. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, năm 2002. 5. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 6. Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2005 7. Bộ luật dân sự nước Cộng hòa Pháp (phần các quy định về HN&GĐ) 8. Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1999 9. Luật Hôn nhân và gia đình nước CHXHCN Việt Nam năm 1959 10. Luật Hôn nhân và gia đình nước CHXHCN Việt Nam năm 1986 11. Luật Hôn nhân và gia đình nước CHXHCN Việt Nam năm 2000 12. Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lý. Từ điển Luật học. Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2006. 13. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2007. 14. Viện Đại học Mở Hà Nội, khoa Luật. Giáo trình Luật HN&GĐ. Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội, năm 2005. 15. Bộ Tư pháp. Báo cáo tổng kết 8 năm thi hành Luật HN&GĐ năm 1986 16. Sở Tư pháp Thành phố Hải Phòng - Báo cáo số liệu về đăng ký hộ tịch của UBND cấp xã, huyện từ năm 1993 đến 2003. 17. Sở Tư pháp Tỉnh Điện Biên – Báo cáo số liệu về đăng ký hộ tịch của UBND cấp xã, huyện năm 2006 18. Về sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ chung sống như vợ chồng. Tác giả Thái Trung Kiên. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 01 năm 2005 19. Hủy việc kết hôn trái pháp luật hay không công nhận quan hệ vợ chồng. Tác giả Nguyễn Thị Mai (Chánh tòa Hành chính TAND thành phố Hải Phòng). Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 10-2004 số 19 20. Trường đại học Luật Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Giải quyết vấn đề hôn nhân thực tế theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 21. website www.vietnamnet.vn ngày 09/03/2007 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng và những giải pháp về mặt pháp lý.doc
Luận văn liên quan