Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong những năm gần đây
Như chúng ta đã biết, tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủnghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩatư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Nhà nướctư bản ra đời đó là một tất yếu của lịch sử và nó đã trải quanhiều hình thái phát triển khác nhau. Thực chất, đây là những nấcthang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tưbản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứngvới những biến động mới trong tình hình kinh tế- chính trị thế giớitừ cuối thể kỷ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay. Sự ra đời và pháttriển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là mặt biến đổi quantrọng trong quan hệ quản lý và là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩatư bản đương đại. Đầu thế kỷ XX Lê Nin đã chỉ rõ: chủ nghĩa tư bảnđộc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một khuynhhướng tất yếu, nhưng mãi đến những năm 50 của thế kỷ XX thì chủnghĩa tư bản nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràng và làmột đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản đương đại. Như vậy việcnghiên cứu và giải quyết câu hỏi “ Những biểu hiện mới của chủnghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong những năn gần đây” sẽ giúphiểu rõ chúng ta hơn về vấn đề trên.
Mục lục . . Trang
I – Đặt vấn đề . . 1
II – Giải quyết vấn đề . 1
A. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
A1. Nguyên nhân hình thành của chủ ngĩa tư bản độc quyền nhà nước 1
A2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 2
B. Biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
B1. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước 3
B2. Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước . 5
B3. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản .6
III – Kết luận .7
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 19596 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong những năm gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục………………………………………...…………...……Trang
I – Đặt vấn đề…………………………………………………...…….…1
II – Giải quyết vấn đề………………………………………………...…1
A. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
A1. Nguyên nhân hình thành của chủ ngĩa tư bản độc quyền nhà nước..1
A2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước………………..2
B. Biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
B1. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước………..3
B2. Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước…………………...…..5
B3. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản…………………………….6
III – Kết luận…………………………………………………………….7
I – Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Nhà nước tư bản ra đời đó là một tất yếu của lịch sử và nó đã trải qua nhiều hình thái phát triển khác nhau. Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế- chính trị thế giới từ cuối thể kỷ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là mặt biến đổi quan trọng trong quan hệ quản lý và là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản đương đại. Đầu thế kỷ XX Lê Nin đã chỉ rõ: chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một khuynh hướng tất yếu, nhưng mãi đến những năm 50 của thế kỷ XX thì chủ nghĩa tư bản nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràng và là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản đương đại. Như vậy việc nghiên cứu và giải quyết câu hỏi “ Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong những năn gần đây” sẽ giúp hiểu rõ chúng ta hơn về vấn đề trên.
II – Giải quyết vấn đề
A- Trước hết cần hiểu rõ về nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
A1. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Dựa vào tư tưởng của V.I. Lê Nin, có thể chỉ ra được nguyên nhân đãn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là do:
- Thứ nhất, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung tư bản càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch hóa tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội lực lượng sản xuất đã đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền kinh tế.
- Thứ hai, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản không thể hoặc không muốn kinh doanh đầu tư vì vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng, GTVT…
- Thứ ba, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với gia cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách xoa dịu những mâu thuẫn đó, như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội…..
- Thứ tư, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vẫn vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đốt lợi ích với các đối thủ trên thị trường. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế; nhà nước tư sản có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các quan hệ đó.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước nảy sinh như một tất yếu kinh tế, phần nào đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xã hội hóa cao độ trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng vẫn không giải quyết được những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản.
A2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sư kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản. Tính theo thời gian, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có nguồn gốc từ chiến tranh thế giới thứ I, phát triển nhanh chóng trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II, và sau đó trở nên phổ biến. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của các nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhát nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, nó còn là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, là một hình thức vận động mới, là một quan hệ chính trị kinh tế xã hội mới của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền được biểu hiện như sau:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hay nói cách khác là chủ nghĩa tư bản được điều chỉnh để thích ứng với lực lượng sản xuất xã hội hóa.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền với nhà nước tư bản thành một tổ chức thống nhất trong đó nhà nước phụ thuộc vào độc quyền, phục vụ mục đích cho các tổ chức độc quyền
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một hệ thống các quan hệ kinh tế chính trị biểu hiện thành đường lối, các chính sách đối nội, đối ngoại, chính sách kinh tế xã hội
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp của Nhà nước vào các mặt của đời sống xã hội bằng một hệ thống điều chỉnh làm dịu đi các mâu thuẫn nhưng không làm thay đổi bản chất chủ nghĩa tư bản.
B - Với nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước như vậy, nó đã có những biểu hiện:
B1. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước: Các tổ chức độc quyền đưa người vào nắm lấy hoạt động của bọ máy tư sản từ địa phương đến trung ương để chi phối nhà nước tư sản và mang lại lợi ích, quyền lợi cho các tập đoàn. Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau, thí dụ như: Liên đoàn công nghiệp Italia, Tổ chức liên hợp công nghiệp Đức, lien đoàn công thương Anh… Các hội chủ này hoạt động như các cơ quan tham mưu cho nhà nước, chi phối đường lối kinh tế, đường lối chính trị của nhà nước tư sản nhằm “lái” hoạt động của nhà nước theo hướng có lợi cho tầng lớp độc quyền, có vai trò rất lớn, đến mức được coi như chính phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực của chính quyền. Thông qua các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau, mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ vững các chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu các tổ chức độc quyền. Trong những năm gần đây, đối với các công ty độc quyền được nhà nước thành lập thì mục tiêu cơ bản là hoàn thành nhiệm vụ công ích thay mặt cho Nhà nước. Nói cụ thể hơn, là đảm bảo cung cấp dịch vụ, hàng hóa thiết yếu để duy trì mức sống tối thiểu của người dân và hoạt động của toàn xã hội. Đây chính là điểm khác biệt về bản chất giữa một công ty độc quyền Nhà nước với một doanh nghiệp bình thường. Vậy tại sao và cơ sở pháp lý nào cho phép Nhà nước độc quyền làm việc đó? Đặc điểm của kinh tế thị trường là quyền tự do kinh doanh luôn được bảo đảm. Thế nhưng, không phải bất cứ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào cũng có thể thu hút tư nhân tham gia. Họ không muốn đầu tư vì khả năng sinh lời thấp. Như vậy, thị trường tự do không đáp ứng nổi nhu cầu cơ bản của người dân, thị trường bất lực trước các nhu cầu xã hội. Do vậy, Nhà nước phải can thiệp ở nơi và khi thị trường bất lực, cho nên Nhà nước phải thiết lập các công ty độc quyền. Ở Anh, Pháp, Đức... hiện nay Nhà nước vẫn nắm độc quyền kinh doanh một số lĩnh vực như điện, nước, khí đốt, giao thông công cộng. Ví dụ ở Đức, giá vé xe buýt mấy chục năm nay hầu như không thay đổi dù xuất hiện nhiều “cơn sốt” xăng dầu trên thế giới, vì mỗi năm, Nhà nước phải bù lỗ hàng tỷ euro cho hoạt động giao thông công cộng. Các công ty độc quyền ở các nước không bao giờ được phép tùy tiện tăng giá, kể cả khi giá cả thế giới tăng hay viện cớ công ty bị thua lỗ, giảm nguồn thu ngân sách. Nếu có tăng thì chỉ được phép tăng với điều kiện phải phù hợp với khả năng và sức mua tăng của người dân. Cần lưu ý là, hoạt động của công ty độc quyền phải được xem như một hình thức hoạt động quản lý Nhà nước. Để ngăn ngừa hoạt động tiêu cực, các công ty độc quyền phải được đặt trong sự kiểm soát chặt chẽ. Ở nước ta, hoạt động của các công ty độc quyền Nhà nước còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, cần phải xem xét lại. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế và luật gia, không thể buộc người dân chịu thiệt khi phải trả thêm tiền để các công ty độc quyền luôn có lãi, trong khi họ vừa được độc quyền kinh doanh, vừa được Nhà nước bảo đảm không bị thua lỗ.
B2. Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước: Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Được biểu hiện đó là sở hữu nhà nước tăng lên và sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân, hai loại sở hữu này gắn kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội. Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây dựng xí nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại, nhà nước mua cổ phần của các xí nghiệp tư nhân, mở rộng xí nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các xí nghiệp tư nhân…Sở hữu nhà nước thự hiện các chức năng quan trọng sau: Một là, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa đảm bảo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản. Hai là, giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn. Ba là, làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số quá trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền. Ví dụ về sở hữu nhà nước ở nước ta hiện nay: Kinh tế nhà nước dựa trên sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, về vốn…Ở nước ta hiện nay sở hữu nhà nước được hiểu là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Sở hữu nhà nước là trình độ thấp hơn của sở hữu toàn dân. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH và trong giai đoạn XHCN chỉ mới có sở hữu nhà nước. Nhà nước đại diện cho toàn dân sở hữu những tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước…, của toàn dân, của toàn xã hội. Nhà nước không những sở hữu mà còn nhân danh toàn dân, toàn xã hội tổ chức quản lý, sử dụng và phân phối những sản phẩm được tạo ra từ những tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước… Nhưng muốn thực hiện được điều đó phải thực hiện được lợi ích kinh tế của sở hữu nhà nước. Nếu không có lợi ích kinh tế thì sở hữu nhà nước chỉ là danh nghĩa. Điều đó đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu của Nhà nước đối với những tài nguyên, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước… của chung, của toàn dân, của toàn xã hội với quyền sử dụng chúng của các doanh nghiệp được giao quyền sử dụng và việc phân phối sản phẩm, giá trị mới được tạo ra nhờ những tài nguyên, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước… thuộc sở hữu nhà nước giao cho các doanh nghiệp sử dụng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ chế ấy phải chăng là tỷ lệ phân chia sản phẩm, giá trị mới đó giữa Nhà nước và doanh nghiệp thông qua việc doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước. Chỉ có thu được một phần lợi nhuận dưới hình thức thuế theo một tỷ lệ thích hợp từ các doanh nghiệp được giao quyền sử dụng những tài sản, vốn… chung của toàn xã hội, thì mới thực hiện được lợi ích kinh tế của sở hữu nhà nước. Đồng thời, doanh nghiệp mới có động lực để phấn đấu sản xuất – kinh doanh có hiệu quả nhằm thu được lợi nhuận cao hơn phần thuế phải nộp cho Nhà nước, thì doanh nghiệp mới có thu nhập. Phần lợi nhuận cao hơn ấy càng lớn thì thu nhập của doanh nghiệp càng cao
B3. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản: Nhà nước tư bản độc quyền điều tiết các quá trình kinh tế thông qua các biện pháp sau. Đó là thông qua việc hoạch định các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia. Thông qua hoạt động của hệ thống pháp luật của chủ nghĩa tư bản độc quyền, xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật. Thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô khác như tài chính, tiền tệ, lãi xuất, giá cả… Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là sự thể hiện rõ nét nhất sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Chúng bao gồm nhiều kĩnh vực như: chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát, chính sách tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội, chính sách kinh tế đối ngoại. Các công cụ chủ yếu dùng để điều tiết kinh tế đó là: ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ- tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hóa hay chương trình hóa kinh tế và các công cụ hành chính, pháp lý. Hoạt động điều chỉnh được thực hiện bằng những tổ chức hành pháp mà những tổ chức này được chia làm hai loại đó là: Cơ quan hành pháp của chính phủ, vừa làm chức năng hành chính vừa làm chức năng điều chỉnh kinh tế ở tầm tổng thể. Hai là những cơ quan điều chỉnh kinh tế do luật định, chuyên trách thanh tra, kiểm soát, uốn nắn hành vi kinh tế của tất cả các chủ thể hoạt động sản cuất kinh doanh theo luật. Trong kết cấu của bộ máy hành pháp ở các nước tư bản phát triển, ta còn thấy sự xuất hiện nhanh chóng của các cơ quan điều tiết kinh tế. Kinh phí hoạt động do chính phủ cung cấp nhưng kiểm soát việc sử dụng kinh phí lại do quốc hội tiến hành.
III – Kết luận
Qua tất cả những biểu hiện trên của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước trong những năm gần đây, cho ta một lần nữa khẳng định được rằng, bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản. Tuy vậy trong sự vận động của nó, ta không thể phủ nhận giá trị tích cực của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước mang lại đối với quá trình sản xuất: Một mặt là thực hiện xã hội hóa sản xuất, một mặt là chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn. Từ đó làm cho lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động được tăng lên.
Với những nhìn nhận từ góc độ tích cực đó của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, thì đây là một bài học cho sự nhận định về phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Về cách thức phát triển nền kinh tế, sự điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô của nhà nước và quản lí nền kinh tế, đưa kinh tế phát triển theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. NXB Chính trị quốc gia 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mác K36- Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong những năm gần đây.doc