MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I. NỘI DUNG THỜI ĐẠI NGÀY NAY VÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 2
1. Nội dung thời đại ngày nay. 2
2. Con đường phát triển của cách mạng Việt Nam 2
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM. 3
1. Đấu tranh giai cấp và dân tộc diễn ra gay gắt trên phạm vi thế giới. 3
1.1. Cơ sở lý luận: 3
1.2. Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam 3
2. Cuộc cỏch mạng khoa học và công nghệ đang gây ra những thay đổi to lớn trên thế giới 4
2.1. Cơ sở lý luận: 4
2.2. Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam 5
3. Thời cơ thách thức 6
3.1. Thời cơ 6
3.2. Thỏch thức 6
4. Nhiệm vụ 6
3. Những vấn đề toàn cầu đũi hỏi phải cú sự hợp tỏc giải quyết của cỏc quốc gia: 7
3.1. Cơ sở lý luận 7
3.2. Tác động của nó tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam. 7
4. Khu vực Chõu Á – Thỏi Bỡnh Dương 9
4.1. Cơ sở lý luận: 9
4.2. Tác động của nó tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam 9
III. XU THẾ CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 10
1. Toàn cầu húa 10
1.1. Cơ sở lý luận 10
2.2.Tác động của nó tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam 10
2. Hũa bỡnh, ổn định để cùng phát triển. 11
2.1.Cơ sở lý luận 11
2.2.Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam. 11
3. Gia tăng xu hướng liên kết, hợp tác giữa các quốc gia. 12
3.1. Cơ sở lý luận 12
3.2.Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam: 12
4. Cỏc dõn tộc ngày càng nõng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự vững. 13
4.1. Cơ sở lý luận 13
4.2. Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam. 13
5. Các nước xó hội chủ nghĩa, cỏc đảng cộng sản và công nhân kiên trỡ đấu tranh vỡ hũa bỡnh, tiến bộ và phỏt triển. 14
5.1. Cơ sở lý luận 14
5.2. Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam 14
6. Các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh cùng tồn tại trong hũa bỡnh. 15
6.1.Cơ sở lý luận 15
6.2. Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam 16
C. KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11733 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những đặc điểm và xu thế của thời đại ngày nay và tác động của nó đến Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại ngày nay là vấn đề mà các nước trên thế giới đều đang rất quan tâm. Thời đại ngày nay đang diễn ra cuộc đấu tranh gay go và ác liệt giữa CNXH và CNTB trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc đấu tranh giữa hai chế độ khác nhau, một chế độ mới ra đời đang từng bước trưởng thành, còn hạn chế về nhiều mặt với chế độ cũ lạc hậu về mặt LS nhưng đang có những ưu thế nhất định về kinh tế, cuộc đấu tranh này đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội, kinh tế chính trị, tư tưởng, văn hoá…
Ở Việt Nam, chủ nghĩa tư bản đang tìm mọi cách, mọi thủ đoạn phủ nhận học thuyết Mác Lênin, lý luận C.Mác tuyên truyền các lý thuyết tư sản, những luận điệu xuyên tạc về CNXH gây mất long tin của dân với CNXH. Mặt khác, chúng đang tìm cách mua chuộc, làm thoái hoá về tư tưởng , đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ Đảng với dân, tìm cách chia rẽ cán bộ với cán bộ, Đảng với dân, cán bộ với nhân dân…
Chính vì thấy được tầm quan trọng của “Những đặc điểm và xu thế của thời đại ngày nay và tác động của nó đến Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta” nên em đã viết đề tài này.
Với vốn kiến thức hạn hẹp, bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế về nội dung cũng như hình thức. Em kính mong cô xem xét và góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
B. NỘI DUNG
I. NỘI DUNG THỜI ĐẠI NGÀY NAY VÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
1. Nội dung thời đại ngày nay.
Nội dung cơ bản của thời đại ngày nay là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.
Trong thời đại ngày nay, mặc dù CNTB đã có những biểu hiện mới nhưng nó vẫn không thể che đậy được những giới hạn lịch sử của CNTB bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn cơ bản nói trên biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau đây: Mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân; giữa tư bản và lao động; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và kém phát triển với chủ nghĩa đế quốc; mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
Ngày nay, mặc dù CNTB đã có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nhưng không thể khắc phục được mâu thuẫn này. Dù đã đạt được nhiều thành quả to lớn và hiện nay TBCN đang phát triển mạnh mẽ nhưng nó không thể là chế độ xã hội “tuyệt đỉnh”, “vĩnh hằng”..
Chủ nghĩa cộng sản là hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ nhất, hoàn thiện nhất. Chủ nghĩa cộng sản là thời đại mà xã hội không còn giai cấp, không còn đấu tranh, xung đột, không còn bóc lột, áp bức, bất công, một xã hội bình đẳng, người dân hoàn toàn làm chủ đất nước, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Một xã hội mà người dân hiện nay mong muốn đạt tới vì tính ưu việt của nó. Vì vậy, đến một giai đoạn nào đó, khi mà có đủ điều kiện thuận lợi thì tiến lên chủ nghĩa cộng sản là tất yếu của lịch sử.
2. Con đường phát triển của cách mạng Việt Nam
Thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam đã trải qua một thời gian dài đấu tranh vì quyền con người. Trước hết nhân dân Việt Nam phải giành được độc lập dân tộc. Thực dân Pháp xâm chiếm, cai trị Việt Nam nhưng lại rêu rao là khai sáng văn minh, thực hiện tự do, bình đẳng, bác ái.
Trong thời kỳ mà chủ nghĩa đế quốc phân chia nhau thuộc địa, thống trị toàn cầu (trừ Liên Xô) “Đảng ta lấy Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động các mạng” (1) Việt Nam tiến hành cách mạng tháng tám năm 1945 thành công rồi tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến phát triển mạng mẽ, rộng khắp vì nó gắn với cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc với quyền con người, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Chống chủ nghĩa thực dân cũ xong, Việt Nam lại phải bước vào công cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân mới. Dù chiến tranh đầy gian khổ nhưng Việt Nam cùng các nước trên thế giới không bao giờ đầu hang mà giữ vững lập trường chống chủ nghĩa đế quốc. Nhờ tinh thần yêu nước của nhân dân và sự lãnh đạo tài tình của Đảng mà dân tộc Việt Nam đã đánh đuổi bọn đế quốc Mỹ khỏi lãnh thổ của chúng ta, buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari năm 1973, công nhận tôn trọng nền độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Từ năm 1975 Việt Nam xây dựng CNXH trên toàn quốc, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Sự sụp đổ của hệ thống CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là một bước thụt lùi và một thất bại nặng nề của CNXH trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của CNXH trên thực tế không còn tồn tại nữa. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ mô hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn và một bước lùi tạm thời của CNXH. Chủ nghĩa tư bản đang tìm mọi cách phá hoại, lật đổ chế độ CNXH ở một số nước trên thế giới nhưn gâp bão loạn chính trị, cấm vận kinh tế.
Trước những khó khăn đó, Việt Nam vẫn khẳng định con đường đi của mình, không bị khuất phục trước TBCN, Việt Nam là một trong những nước CNXH trên phạm vị toàn cầu, không ngừng đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM.
1. Đấu tranh giai cấp và dân tộc diễn ra gay gắt trên phạm vi thế giới.
1.1. Cơ sở lý luận:
- Mục đích: Đấu tranh để thực hiện các mục tiêu cách mạng của thời đại là hòa bình, độc lậo dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Nội dung: Đấu tranh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, như chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, xã hội...
1.2. Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam
1. Tích cực: Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất yếu.
Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng
(1): Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII
xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và
hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Đồng thời Đảng ta cũng khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức da Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiền năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.Liên kết dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới, các giai cấp có sự lien hệ với nhau với các giai cấp trên thế giới để vừa học hỏi vừa trao đổi kinh nghiệm với nhau.
2. Tiêu cực: Hiện nay một số kẻ phản động trong nước cũng như nước ngoài đang âm mưu phá hoại chế độ chủ nghĩa xã hội, chúng lợi dụng trình độ hiểu biết, nhận thức thấp kém của đồng bào thiểu số đã rêu rao, truyền bá những tư tưởng sai lệch về chủ nghĩa xã hội như vụ bạo động Tây Nguyên, vì vậy chúng ta không xem nhẹ đấu tranh giai cấp, phải cảnh giác đối phó với âm mưu của kẻ địch. Việt Nam có 54 dân tộc với nhiều ngôn ngữ, nhiều nền văn hóa, giai cấp khác nhau vì vậy những mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại và cần được khắc phục: Cùng tồn tại nhiều giai cấp nhưng không phải giai cấp nào cũng thống nhất với nhau. Giả sử như mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với các nhà tư bản trong nước cũng như nước ngoài về tiền lương, số giờ làm.
Trong thời đại ngày này cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bị áp bức, bảo vệ nền độc lập dân tộc không tách rời cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bóc lột. Việt Nam đã giải quyết các mâu thuẫn trên bằng con đường hợp tác, đối thoại.
2. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang gây ra những thay đổi to lớn trên thế giới
2.1. Cơ sở lý luận:
Thời đại ngày nay được mở đầu bằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại là thời đại đấu tranh cho hoà bình độc lập - dân tộc - dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Là thời đại đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nhằm chuẩn bị những tiền đề vật chất chín mười cho sự xã hội của CNXH. Cuộc CMKHKT bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX.
- Cuộc CMKH Công nghệ tạo ra điều kiện nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất trên thế giới. Trung bình 10 - 15 năm của cải nhân loại tăng gấp đội, do vậy nhìn chung mức sống của con người không ngừng được nâng cao.
Cuộc CMKH - Công nghệ đang tạo ra những phát triển trong nhiều quan niệm của đời sống xã hội từ kinh tế chính trị, văn hoá,... đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, nắm vững và thích ứng.
Cuộc CMKH - Công nghệ đang tạo ra xu hướng toàn cầu hoá trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã họi từ kinh tế tới chính trị, văn hoá,... Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, khoảng cách sự phân hoá giầu nghèo giữa các nước ngày càng lớn.
2.2. Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam
1. Tích cực:
Chúng ta kế thừa nhiều thành tựu quan trọng về khoa học kỹ thuật trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước.
Công nghiệp: khoa học kỹ thuật phát triển máy móc ngày càng hiện đại làm cho năng suất lao động tăng nhanh. Sản phẩm làm ra nhiều phẩm chất tốt nên sản xuất được chuyên môn hoá cao.
Nông nghiệp: Sức lao động của con người được thay thế bằng máy móc làm tăng năng suất giải phóng được sức lao động của con người hạ thấp tỷ lệ người lao động trong nông nghiệp góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế KH - CN không chỉ làm tăng năng suất mà còn góp phần làm tăng chất lượng của sản phẩm nông nghiệp nâng cao thu nhập cho người nông dân, cải thiện đời sống cho họ.
Dịch vụ: các loại hình dịch vụ đa dạng do nhu cầu của người dân ngày một tăng cao. Các hệ thống bán hàng sử dụng các thiết bị hiện đại đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Các loại hình bán hàng qua mạng Internet ngày càng phát triển.
Công nghệ thông tin: đạt nhiều thành tựu to lớn thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội.
Bưu chính viễn thông: phát triển mạng lưới viễn thông trên toàn quốc với sự ra đời của nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động đã nâng cao đời sống xã hội trên nhiều phương tiện.
Y tế: được trang bị máy móc thiết bị hiện đại cùng những thành tựu y học thế giới tạo điều kiện chữa trị chăm sóc người bệnh được tốt hơn, đã có nhiều nghiên cứu giúp ích cho sự phát triển của y học.
Giáo dục: đưa các thành tựu thiết bị kĩ thuật vào giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo.
An ninh: quốc phòng được giữ vững.
Vì vậy, người dân được tiếp cận với nền văn minh công nghệ của nhân loại. KH - Công nghệ giúp con người làm việc có hiệu quả nâng cao năng suất hỗ trợ con người tri thức được mở mang giới trẻ được mở rộng tầm nhìn có nhiều sáng tạo đột phá mới trong công cuộc cải thiện bản thân góp phần xây dựng đất nước. KHCN được xây dựng là dộng lực của CNH, HĐH. KHCN có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung CNH - HĐH nói riêng đối với mọi đất nước trong đó có nước ta.
2. Tiêu cực
Sự phát triển của KH - CN làm cho nền kinh tế phát triển tăng nhanh với nhịp độ cao dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt làm cho nhiều doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm bảo vệ lợi ích cho khách hàng của người tiêu dùng sản xuất hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng. Một số kẻ lợi dụng thành tựu KH - KT để lừa đảo làm ăn phi pháp. Đặc biệt là sử dụng thành tựu CN - TT để ăn cắp thông tin lừa đảo khiến cho an nhin mạng luôn bị đe doạ.
Internet phát triển phục vụ có hiệu quả cho cuộc sống con người và cho hoạt động sản xuất kinh doanh buôn bán, nhưng một số người lợi dụng nó vào mục đích không lành mạnh tuyên truyền thông tin xấu gây hiệu quả nặng nề cho nhà nước và cho xã hội.
Trong sản xuất việc áp dụng máy móc quá nhiều làm giảm sức người dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạo gánh nặng cho xã hội.
KH - CN phát triển sản xuất được đẩy mạnh làm cho ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện rất nguy hiểm.
3. Thời cơ thách thức
3.1. Thời cơ
Là cơ hội cho nước ta hội nhấp quốc tế giao lưu trao đổi kĩ thuật máy móc kinh nghiệm với các nước trên thế giới.
Thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển.
Áp dụng thành tựu KH - Công nghệ vào công cuộc XDCNXH.
3.2. Thách thức
- Không có lộ trình chính sách phù hợp -> chúng ta phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, vấp phải những âm mưu diễn biến hoà bình.
- Những tư tưởng lối sống cực đoan, đồi truỵ thâm nhập vào người dân.
4. Nhiệm vụ
- Là một nước quá độ lên CNXH từ một nền kinh tế thấp, tiềm lực KH - CN còn yếu , muốn tiến hành CNH - HĐH đất nước thì cần phải xây dựng phát triển khoa học, công nghệ theo hướng sau:
+ Phát triển khoa học - công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng xã hội chủ nghĩa và kinh tế tri thức trên thế giới. Chú trọng đúng mức phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.
+ Phát triển khoa học tự nhiên theo hướng nào tập trung nghiên cứu cơ bản đúng hướng ứng dụng, đặc biệt vào ngành chúng ta có thế mạnh.
+ Phát triển công nghệ kết hợp đẩy mạnh có chọn lọc về ciệc nhập khẩu công nghệ.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu để đánh giá đúng, chính xác tài nguyên quốc gia, nắm bắt công nghệ cao cùng những thành tựu mới.
+ Mở rộng hợp tác KH - CN với các tổ chức quốc tế nhưng vẫn giữ gìn văn hoá - bản sắc dân tộc.
+ Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền khoa học tiên tiến bao gồm đẩy mạnh các hình thức đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học, chú trọng đào tạo lớp chuyên gia đầu đàn đồng thời nâng cao trình độ cho ngưòi lao động.
+ Phát triển KH - CN đi đôi với bảo vệ môi trường.
3. Những vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có sự hợp tác giải quyết của các quốc gia:
3.1. Cơ sở lý luận
Vấn đề toàn cầu là vấn đề tác động đến nhiều nước mà không một nước nào riêng lẻ có thể tự giải quyết nổi mà phải có sự phối hợp, hợp tác của nhiều nước, của toàn thể nhân loại.
+ Hiện nay trên thế giới có 4 XĐ toàn cầu:
- Bảo vệ hòa bình thế giới
- Nạn ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên
- Nạn bùng nổ dân số và bệnh tật hiểm nghèo
- Nạn phân biệt chủng tộc, buôn bán ma túy, nạn tham nhũng, nạn khủng bố...
3.2. Tác động của nó tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
- Việt Nam - một đất nước đi theo con đường XHCN. Vì vậy, luôn tôn trọng vấn đề hòa bình, an ninh quốc gia. Cụ thể Việt Nam đã kí hiệp ước về hòa bình với Liên Hợp Quốc, luôn có những chính sách phù hợp đối với vấn đề hòa bình của các quốc gia.
Tuy nhiên cần phải tăng cường an ninh quốc phòng đrr bảo vệ nền hòa bình dân tộc.
- Cùng với vấn đề bảo vệ hòa bình, nạn ô nhiễm môi trường của nước ta cũng đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết ngay. Từ khi chúng ta bước vào thời kỳ đổi mới Nhà nước đã có nhiều chính sách đề ra để bảo vệ môi truờng dinh thái. Thông qua luật bảo vệ môi trường sinh thái hay đưa ra các biện pháp: + Xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường
+ Đề ra những biện pháp bảo vệ tài nguyên, khai thác hợp lý.
+ Khai thác tài nguyên phải đi đôi với tái tạo
+ Nâng cao trình độ dân trí cho người dân để họ hiểu sự cần thiết của môi trường sinh thái.
Tuy nhiên Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng do sự sa sút của chất lượng môi trường. Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh sự phát triển kinh tế ở nước ta, tạo ra những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, cải htiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Nhưng đồng thời Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng: nạn phá rừng bừa bãi, sự suy giảm quá mức tài nguyên sinh học, sự xuống cấp đáng lo ngại của tài nguyên đất, việc bảo vệ nguồn nước ngọt kém hiệu quả, tình trạng thiếu nước ngọt và ô nhiễm đang gia tăng.....
* Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thể hiện trên cả 3 phương diện: Ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn chất thải sinh hoạt, chất thải do sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ví dụ ở Hà Nội ô nhiễm do bụi gấp 4 - 12 lần, khí CO2 , NO2 vượt từ 2 - 4 lần, SO2 vượt từ 3 - 15 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
* Sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên đó là sự giảm dần diện tích rừng, suy thoái đất đai, cạn dần tài nguyên khoáng sản và suy giảm đa dạng sinh học.
Nguyên nhân chủ yếu là do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường . Hậu quả của tình trạng giảm diện tích rừng che phủ là diện tích đất hoang hóa bạc màu tăng lên, lũ lụt, lở đất liên tiếp xảy ra và ngày càng trầm trọng, sự cạn kiệt khoáng sản cũng đang là vấn đề nghiêm trọng. Đó là khai thác khoáng sản bừa bãi, ồ ạt, trái phép không những tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Vì vậy Đảng và Nhà nước ta phải có những biện pháp tích cực trong việc bảo vệ môi trường cho ngừoi dân.
- Cùng với vấn đề ô nhiễm môi trường, nạn bùng nổ dân số ở nước ta cũng tăng cao. Tốc độ gia tăng dân số của nước ta giảm chỉ còn 1,7% nhưng dân số của nước ta vẫn tăng cao đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và 140 trên thế giới với khoảng trên 84 triệu người (năm 2007). Dân số tăng nhanh có những tích cực đó là cung cấp một đội ngũ lao động trẻ cho các ngành, kích thích sản xuất phát triển... Tuy nhiên cũng có những hạn chế : nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh, lao động Việt Nam nhiều nhưng trình độ không cao vì vậy tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Vấn đề xung đột sắc tộc và phân biệt chủng tộc ở nước ta không diễn ra sâu sắc như trên thế giới. Nước ta có những chính sách đoàn kết dân tộc, sắc tộc để bảo vệ hòa bình cho đất nước. Nhưng nạn tham nhũng và buôn bán ma túy lại đnag là vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Nước ta có đường biên giới giáp với nhiều nước nên ma túy có thể mang từ các nước láng giềng sang. Vì vậy, tệ nạn nghiện ngập của nước ta gia tăng, chủ yếu là thanh niên, học sinh...
Không những vấn đề ma túy mà vấn đề tham nhũng cũng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Chủ yếu tham nhũng diễn ra ở những người có chức có quyền làm cho bộ máy quan liêu Nhà nước gia tăng làm mất đi niềm tin của người dân vào bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy Nhà nước cần phải có những chính sách phù hợp ngăn chặn nạn tham nhũng và tệ nạn ma túy để đưa đất nước ngày càng phát triển, sánh kịp với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
4. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
4.1. Cơ sở lý luận:
- Tích cực: Trong hai, ba chục năm trở lại đây khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động trên thế giới. Thế giới gọi đây là trung tâm kinh tế phát triển đang dần chuyển về đây. Những năm gần đây trình độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới đều nằm trong khu vực này.
VD: Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
- Tiêu cực: Đây là khu vực đa tôn giáo, đa sắc tộc.. nên dễ xảy ra các xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc,.. tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định.
- Mặc dù đây là khu vực có trình độ phát triển cao, những hiện nay lương vốn để phục vụ cho phát triển kinh tế vẫn đang thiếu nhưng vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn lại chưa có hiệu quả.
4.2. Tác động của nó tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam
1.Tích cực:
- Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nên cũng chịu tác động của sự phát triển của khu vực. Việt nam đang là một nước đang thu hút tất cả các nước trên thế giới vào đây.
- Việt Nam tạo ra những thời cơ hội nhập, gắn kết với những nước khu vực để phát triển kinh tế. Việt nam phải hòa mình vào quá trình hội nhập của khu vực.
VD: Thúc đẩy quan hệ hợp tác tòan diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, APEC các nước Châu Á – Thái Bình Dương, củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược.
2.Tiêu cực:
Bên cạnh những cơ hội đó thì Việt Nam cũng phải chủ động để đối phó với các nguy cơ mất ổn định. Việt Nam có 54 dân tộc và nhiều tôn giáo, dân tộc khác nhau nên vấn đề xung đột tôn giáo sắc tộc là không thể tránh khỏi.
III. XU THẾ CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ỏ VIỆT NAM.
1. Toàn cầu hóa
1.1. Cơ sở lý luận
Cách mạng khoa học và công nghệ là một động lực xuyên quốc gia, nó đang tạo cơ sở vật chất cho quá trình toàn cầu hóa, thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu kinh tế, làm thay đổi nhiều quan niệm cũ về nhiều lĩnh vực trân phạm vi quốc gia và quốc tế. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực đang bị các quốc gia phát triển và các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chi phối.
2.2.Tác động của nó tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam
1. Tích cực:
Hiện nay Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và trị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh , phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thông – theo hướng giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Trong việc phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, chúng ta khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghệ phần mềm và công nghệ bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, phát triển một số khu vực kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, khẩn trương thu hút vốn trong và ngoài nước đầu tư thực hiện một số dự án quan trọng và khai thác dầu khí, hóa chất cơ bản, lọc dầu và hóa dầu, luyện kim,… ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế và các công ty xuyên quôc gia.
2. Tiêu cực:
Trong thời kỳ đổi mới toàn cầu hóa tạo thêm thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa, giáodục… với nhịp độ nhanh, chất lượng cao. Tuy nhiên nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Trong quá trình toàn cầu hóa, nếu không có lộ trình hòa nhập thì nguy cơ bị tụt hậu và mặt kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Những năm gần đây, đất nước ta có cơ hội lớn để tiến lên, tuy khó khăn còn nhiều. Đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế.
2. Hòa bình, ổn định để cùng phát triển.
2.1.Cơ sở lý luận
Trong thực tế không một nước nào có thể phát triển được trong hòan cảnh có chiến tranh, do vậy, hòa bình đã trở thành nhu cầu bức xúc của các dân tộc trên thế giới. Có hòa bình mới có điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mới huy động được sức người, sức của trong nhân dân để phát triển đất nước. Một khi kinh tế phát triển mới có điều kiện nâng cao mức sống nhân dân, mới có điều kiện chăm lo tới y tế, giáo dục từ đó mới có sự ổn định và phát triển đất nước.
2.2.Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ Quốc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội, giữa vững ổn định chính trị của đất nước ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động bất ngờ.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho toàn dân
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phong và an ninh trên cơ sở phát huy mọi tiền năng của đất nước.
Xây dựng Quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Nâng cao sức chiến đấu để lực lượng vũ trang thật sự là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin cậy. Xây dựng bổ sung có chế lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước đối với hoạt động quốc phòng an ninh, bổ sung quy chế phối hợp hoạt động giữa quốc phòng, an ninh đối ngoại và các bộ ngành có liên quan trong phân tích, dự báo tình hình và làm tham mưu đề xuất các giải pháp thực hiện.
Việt Nam là lực lượng tích cực đóng góp vào phong trào hòa bình thế giới. Việt Nam lấy mục tiêu cuối cùng của chúng ta là luôn lấy hòa bình để giải quyết tất cả mọi vấn đề vì vậy đối với vấn đề hòa bình của thế giới. Việt Nam là nước luôn ủng hộ cho hòa bình, phản đối chiến tranh, khủng bổ; Việt Nam ký các hiệp ước hòa bình.
Bản thân nước ta, vấn đề hòa bình là một trong hai ngọn cờ, chúng ta nêu lên cương lĩnh đầu tiên: “Độc lập, hòa bình và xây dựng chủ nghĩa xã hội".
3. Gia tăng xu hướng liên kết, hợp tác giữa các quốc gia.
3.1. Cơ sở lý luận
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tạo ra xu hướng toàn cầu hóa trong các lĩnh vực. Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không có sự hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế. Do vậy, hợp tác là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay.
Hình thức hợp tác quốc tế hiện nay đa dạng: hợp tác song phương, hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế. Các tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức thương mại thế giới, v.v... ngày càng tham gia nhiều vào đời sống kinh tế, đời sống chính trị của các nước.
Lĩnh vực hợp tác giữa các nước ngày cành đa dạng: Hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, hợp tác thương mại, hợp tác nghiên cứu chinh phục vũ trụ và cả hợp tác chính trị.
3.2.Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam:
1. Tích cực:
Việt Nam đã mở rộng được các quan hệ hợp tác quốc tế, đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước trên thế giới, có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn và trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới, đưa các quan hệ trên vào xu thế ổn định lâu dài, dựa trên các thỏa thuận đã đưựoc ký kết.
Việt Nam đã là thành viên và tích cực đóng góp vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, khu vực, như liên hợp quốc ASEAN, APEC, ASEM, Tổ chức thương mại WTO…
Tại Đại hội IX đã khẳng định hình thức hợp tác quốc tế hiện nay của Việt Nam rất đa dạng; hợp tác song phương với nhiều nước trong khu vực trên thế giới; hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương… Hợp tác quốc tế với các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Việt Nam tích cực hợp tác với tất cả các nước trên thế giới với lĩnh vực hợp tác ngày càng đa dạng, trên nhiều lĩnh vực.
Hợp tác kinh tế; Việt Nam thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài hoạt động. Hợp tác khoa học công nghệ như chuyển giao khoa học công nghệ, các nước phát triển đưa các nhà khoa học, các lỹ sư giỏi sang Việt Nam để điều hành những công trình lớn, phức tạp. Còn Việt Nam thì cử cán bộ, kỹ sử sang các nước phát triển học hỏi kinh nghiệm.
2. Tiêu cực:
Các nước TBCN lợi dụng hợp tác với các nước nhỏ để bành trướng thế lực và dựa vào hợp tác về kinh tế, khoa học công nghệ để dẫn nắm lấy quyền lực chính trị. Muốn hợp tác thành công thì chúng ta phải mở cửa hội nhập. khi mở cửa thì ngoài vấn đề tích cực thì còn kèm thao các vấn đề khác như tệ nạn xã hội, văn hóa ngày càng đồi trụy, xa với nền văn hóa truyền thống…
4. Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự vững.
4.1. Cơ sở lý luận
Thời đại ngày nay là thời đại các dân tộc bị áp bức đã vùng dậy, xóa bỏ ách đô hộ của chủ nghĩa đế quốc và giành lấy sự tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình bao gồm quyền tự lựa chọn chế độ chính trị các con đường phát triển của dân tộc, quyền bình đẳng và các dân tộc khác. Mặt khác, các nước lớn, các nước giàu thường ỷ lại vào những thế mạnh về kinh tế, quân sự để chi phối các nước nhỏ, các nước nghèo bằng cách áp đặt quan điểm chính trịm dùng thủ đoạn boc lột về kinh tế thông qua quan hệ trao đổi mua bán không bình đẳng, thậm chí tiến hành cả những cuộc chiến tranh xâm lược, lật đổ. Điều đó đã dẫn tới những cuộc chiến tranh của các nước dân tộc chủ nghĩa đòi quyền bình đẳng, đòi tôn trọng lợi ích quốc gia dân tộc của họ.
Như vậy độc lập tự chủ của mỗi dân tộc là xu hướng khách quan, là chân lý thời đại, là sức mạnh hiện thức tạo nên quá trình phát triển của mỗi dân tộc, sẽ làm tiêu tan tất cả cản trở nó. Mỗi dân tộc, quốc gia phải biết thực hiện cuộc sống độc lạp tự chủ để mở cửa hội nhập vào dòng vận động chung của nhân loại, đồng thời phải tìm được giải pháp hữu hiệu để giữ gìn phát huy.
4.2. Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Sự thức tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc Đảng và Nhà nước ta nhận thức được rằng, chỉ trong cộng động dân tộc Việt Nam mới có quyền quyết định vận mệnh của mình mà quyền cao nhất là quyền tự do lựa chọn, chế độ chính trị và con đường phát triển. Vì vậy Đảng đã lãnh đạo nhân dân trong nước đâu tranh chống áp bức dân tộc, thành lập nhà nước độc lập, tự chủ, tự cường.
Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị - xã hôi và con đường phát triển của dân tộc mình. Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập và lợi ích của các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi đẻ có đủ sức mạnh chớp nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia – dân tộc.
Khi xem xét Đảng và Nhà nước giải quyết quyền tự quyết của dân tộc luôn đững vững trên lập trường của giai cấp công nhân. Triệt để ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Việt Nam kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc, phản động lợi dụng chiêu bài “dân tộc, tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, giúp đỡ các thế lực phản động dân tộc chủ nghĩa (vô sanh, hẹp hòi) đàn áp lực lượng tiến bộ. Muốn vậy, Việt Nam phải biết thực hiện cuộc sống đối lập tự chủ, tự cường để mở cửa hội nhập vào xu thế vận động của thế giới, đồng thời phải tìm được giải pháp biểu hiện để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
Đảng ta đã khẳng định: “Giữ vững độc lập tự chủ đi dôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” (1).
Các nước XHCN, các Đảng cộng sản và công nhân kiên trì đấu tranh vì hòa bình tiến bộ và phát triển.
5. Các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân kiên trì đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và phát triển.
5.1. Cơ sở lý luận
Tình hình quốc tế hiện nay có những diễn biến phức tạp, nhưng phấn đấu cho hòa bình, ổn định, tiến bộ và phát triển vẫn là xu thế chung của nhân loại.
Hiện nay, tuy rằng chủ nghĩa xã hội đang gặp khó khăn rất lớn, đang phải đấu tranh chống lại những âm mưu phá hoại của kẻ thù, nhưng các nước xã hội chủ nghĩa, cùng với các đảng cộng sản và công nhân quốc tế vẫn là lực lượng đi đầu, là nòng cốt trong cuộc đấu tranh thế giới, phấn đấu cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.
5.2. Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam 1.Tích cực:
Lịch sử Việt Nam trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ,... để chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, xây dựng XHCN. Sau CNXH ở Liên Xô sụp đổ thì hệ thống CNXH lung lay. Nhưng Việt Nam đã khắc phục những khó khăn và vẫn kiên trì xây dựng Nhà nước theo con đường XHCN.
Trước những khó khăn, thử thách lớn ở trong nước, những biến động bất lợi của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trước sự chống phá của các thế lực thù địch Đảng ta giữ vững bản chất cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân,
(1)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,1996
kiên định chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên trì đổi mới; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
2. Tiêu cực:
Các nước XHCN hầu hết là các nước kém phát triển hoặc đang phát triển. Việt Nam là một nước đang phát triển nên nền kinh tế kém phát triển, thường bị các nước phát triển chèn ép về kinh tế. Ví dụ: Mỹ kiện Việt Nam về bán phá giá cá Basa.
Đảng đã dẫn dắt các phong trào giành chiến thắng nhưng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, vấn đề dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm, kỷ cương, kỷ luật ỏ nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm. Quan hệ giữa Đảng và nhân dân có lúc, có nơi bị xói mòn do những hạn chế, yếu kém trong công tác tư tưởng, chính trị. Không ít tổ chức Đảng yếu kém, một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên kỉ cương, một số cán bộ chủ chốt các cấp yếu kém cả về phẩm chất và năng lực, thoái hóa biến chất..
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng la yếu tố quan trọng cho sự nghiệp xây dựng CNXH và giai cấp công nhân là lực lượng chính để thực hiện sự nghiệp đó. "Đảng cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc".
6. Các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh cùng tồn tại trong hòa bình.
6.1.Cơ sở lý luận
Các nước xã hội chủ nghĩa là những nước có nền kinh tế phát triển thập, trình độ khoa học - công nghệ chưa phát triển, do vậy, cần tranh thủ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước tư bản phát triển để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận. Các nước tư bản chủ nghĩa thấy được những tiềm năng to lớn về đầu tư, mở rộng buôn bán trong các nước xã hội chủ nghĩa. Cho nên, sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa là tất yếu.
Song sự đối lập về hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản không hề giảm. Mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân vẫn là mâu thuẫn cơ bản nhất. Cho nên, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vừa hợp tác đấu tranh là tất yếu.
6.2. Tác động tới công cuộc đổi mới ở Việt Nam
1. Tích cực:
Hiện nay, Việt Nam có những chính sách thích hợp để thu hút vốn đầu tư và khoa học công nghệ của nước ngoài để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và đã thu được nhiều kết quả đáng kể.
Chúng ta đang phấn đấu giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế nhằm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Đảng ta đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của đất nước.
2.Tiêu cực:
Sự đối lập về hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ở Việt Nam vẫn không hề giảm. Các nước tư bản đầu tư vào Việt Nam ngoài mục đích hợp tác còn muốn đạt được mong muốn của chúng là khiến cho nước ta lệ thuộc chúng về mặt kinh tế để dần dần lệ thuộc cả về mặt chính trị.
Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta phải biết tận dụng sự đầu tư của nước ngoài nhưng không lệ thuộc vào sự đầu tư đó. Đồng thời vượt qua mọi thách thức, đẩy lùi nguy cơ do còn những chỗ yếu kém trong cạnh tranh kinh tế và thương mại do sự phá hoại của các thể lực thù địch. Giữ vững hòa bình không phải trong hòa bình chủ nghĩa mà phải luôn cảnh giác, nắm vững việc xây dựng đất nước gắn liền với bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Đảng.
C. KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu về đặc điểm và xu thế của thời đại ngày nay chúng ta càng hiểu hơn về những vấn đề mà hiện nay thế giới đang phải đối mặt như vấn đề đấu tranh giai cấp và dân tộc diễn ra gay gắt trên phạm vi thế giới, những vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của cả quốc gia, vấn đề toàn cầu hóa, hòa bình ổn định cùng phát triển... và nó tác động trực tiếp đến công cuộc đổi mới của Việt Nam.
Các đặc điểm và xu thế nêu trên đã làm nảy sinh tính đa phương, đa dạng trong quan hệ quốc tế và trong chính sách đối ngoại của các nước.
Để xây dựng thành công một Nhà nước XHCN, Đảng và Nhà nước ta phải tích cực nắm bắt mọi thay đổi, biến động của thời đại ngày nay trên thế giới , áp dụng vào Việt Nam để nước ta không bị lạc hậu về kinh tế, xã hội... so với thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội - NXB Chính trị quốc gia
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - NXB Chính trị quốc gia
3. Giáo trình Triết học Mác - Lênin - NXB Chính trị quốc gia
4. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thức VII, VIII, X. - NXB Chính trị quốc gia
5. Chuyên đề nghiên cứu nghị quyết đại hội X của Đảng - NXB Chính trị quốc gia.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những đặc điểm và xu thế của thời đại ngày nay và tác động của nó đến Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta.doc