Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của hiện tượng song ngữ tại An Giang

1. An Giang là một trong 13 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có 17 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa,Chăm chiếm số lượng đông và nhưthế An Giang là một tỉnh đa dân tộc, đa ngôn ngữ. 1.1. Người Hoa là một trong những dân tộc xuất hiện khá sớm ở An Giang (theo ước tính đã được 7- 8 thế hệ). Dân tộc Hoa cộng cưvới dân tộc Kinh và các dân tộc khác, vì thế tiếng Việt đãsớm trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc ở đây và cũng là ngôn ngữ giao tiếp chung ngay chính trong nội bộ cộng đồng người Hoa. 1.2.Do vấn đề lịch sử và hàng loạt các nhân tố chính trị xã hội, người Hoa đến vùng đất Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng từ các hướng khác nhau với các nhóm địa phương khác nhau và theo đó là các phương ngữ khác nhau. Do các phương ngữ Hán khác nhau rất xa nên khái niệm tiếng mẹ đẻ của người Hoa dường nhưcó phần phức tạp hơn so với các thành phần dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam: tiếng mẹ đẻ ở đây vừa có thể được hiểu là tiếng Hoa phương ngữ của họ, lại có thể hiểu là tiếng Hán phổ thông ư ngôn ngữ quốc gia của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

pdf544 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của hiện tượng song ngữ tại An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluananhoangquoc_9843.pdf
Luận văn liên quan