Những điểm giống và khác nhau trong đào tạo nghề luật ở Pháp và Đức

Những điểm giống và khác nhau trong đào tạo nghề luật ở Pháp và Đức. 1. Giống nhau: - Đều có mô hình đào tạo nghề luật cho những người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, muốn hành nghề luật thì nhất thiết các cử nhân luật đều phải trải qua giai đoạn đào tạo nghề luật. Thậm chí nếu có bằng tiến sĩ luật mà chưa qua giai đoạn đào tạo nghề thì cũng không thể hành nghề luật. - Việc theo học nghề luật là tự do của cá nhân, nhưng nếu muốn vào học thì phải có bằng cử nhân luật. (Tại Pháp, sinh viên sau khi ra trường, đậu tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân Luật- Maitrise en droit, còn tại Đức thì chỉ có giấy chứng chỉ chứng nhận kết thúc đào tạo đại cương thuộc giai đoạn thứ nhất-có giá trị tương đương với bằng cử nhân luật).

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5738 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm giống và khác nhau trong đào tạo nghề luật ở Pháp và Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Những điểm giống và khác nhau trong đào tạo nghề luật ở Pháp và Đức. 1. Giống nhau: - Đều có mô hình đào tạo nghề luật cho những người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, muốn hành nghề luật thì nhất thiết các cử nhân luật đều phải trải qua giai đoạn đào tạo nghề luật. Thậm chí nếu có bằng tiến sĩ luật mà chưa qua giai đoạn đào tạo nghề thì cũng không thể hành nghề luật. - Việc theo học nghề luật là tự do của cá nhân, nhưng nếu muốn vào học thì phải có bằng cử nhân luật. (Tại Pháp, sinh viên sau khi ra trường, đậu tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân Luật- Maitrise en droit, còn tại Đức thì chỉ có giấy chứng chỉ chứng nhận kết thúc đào tạo đại cương thuộc giai đoạn thứ nhất-có giá trị tương đương với bằng cử nhân luật). 2. Khác nhau: – Nếu như sinh viên tại Đức, sau khi vượt qua kỳ thi tuyển quốc gia thứ nhất có thể bắt đầu luôn giai đoạn đào tạo nghề luật thì tại Pháp, do có mô hình đào tạo chuyên sâu về ngành luật đối với các lĩnh vực khác nhau nên khi sinh viên tốt nghiệp, đã có bằng Maitrise en doit thì sinh viên phải thi vào các trường đào tạo chuyên sâu cho từng nghề trong lĩnh vực luật như: Trung tâm đào tạo luật sư, Trường đào tạo thẩm phán,…Nói một cách đơn giản là để có thể hành nghề luật thì sinh viên luật tại Đức chỉ phải tốt nghiệp một trường duy nhất, còn sinh viên luật tại Pháp thì phải tốt nghiệp ở hai trường khác nhau, một trường đào tạo cơ sở và một trường cho đào tạo nghề. – Ở Đức, giai đoạn đào tạo nghề luật là một phần trong chương trình đào tạo ở bậc đại học. Còn ở Pháp thì đào tạo nghề luật lại tách biệt hẳn với giai đoạn đào tạo luật trong các trường đại học. – Ở Đức, không tồn tại mô hình đào tạo nghề riêng biệt, chuyên sâu  các nghề: thẩm phán, luật sư, công tố viên… như ở Pháp (ví dụ: sinh viên luật ở Pháp, sau khi tốt nghiệp đại học, nếu có tham vọng trở thành thẩm phán thì phải tiếp tục thi và theo học trong trường đào tạo thẩm phán), mà pháp luật của Đức quy định quy trình chung cho đào tạo mọi nghề luật, tức là, các sinh viên luật, sau khi tốt nghiệp đại học có đủ tư cách hoạt động ở mọi nghề liên quan đến lĩnh vực luật. – Trong giai đoạn đào tạo nghề luật, ở Pháp sau khi hoàn thành phần lý thuyết chung cho chuyên môn, thì sinh viên chỉ phải thực hành tại một cơ sở phù hợp với định hướng nghề nghiệp của họ, ví dụ như để trở thành Thẩm phán thì họ thực tập tại các Tòa án; để trở thành Luật sư thì họ thực tập tại các văn phòng luật sư hay các công ty luật,… Còn tại Đức, những sinh viên luật dù đã định hướng nghề nghiệp thì vẫn phải tham gia tập sự ở tất cả các cơ sở: tập sự ở Tòa án cấp quận hoặc Tòa án cấp cao trong 6 tháng, ở cơ quan công tố 3 tháng, ở Hội đồng địa phương trong 4 tháng và 4 tháng tập sự với một luật sư thực thụ, thời gian còn lại thì sinh viên mới chính thức tập sư về chuyên môn nghề nghiệp trong tương lai của mình. – Mô hình đào tạo nghề luật của Đức là mô hình tổng hợp, toàn diện, và thống nhất trên phạm vi toàn liên bang (bao gồm 16 bang), còn của Pháp đó là mô hình đào tạo riêng biệt, chuyên sâu về từng lĩnh vực luật. II. Những điểm giống và khác nhau trong hành nghề luật ở Pháp và Đức Chuyên ngành luật bao gồm các ngành như: Thẩm phán, công tố viên, công chứng viên, giáo sư luật, cố vấn pháp lý trong các cơ sở, doanh nghiệp, Luật sư, trọng tài viên,...Để so sánh về vấn đề hành nghề luật của hai quốc gia Đức và Pháp nhóm chúng em chọn một số ngành tiêu biểu để tập trung làm rõ vấn đề. Điểm giống nhau ở đây đó là điều kiện có thể được hành nghề trong bất kì một lĩnh vực nào đều phải có bằng cử nhân luật hoặc tương và phải có chứng chỉ hành nghề luật. Nếu không có đủ hai loại giấy tờ này thì không thể hành nghề luật. 1. Nghề luật sư: Nghề luật sư ở Đức được coi là nghề phục vụ công lý, có sự thỏa thuận về giá cả thù lao (có thể được thỏa thuận cao hơn giá do pháp luật quy định, nhưng không được thấp hơn). Trong một vụ kiện, bên thua kiện có nghĩa vụ trả thù lao cho luật sư bên thắng kiện. Ở Pháp, theo luật ngày 31/12/1990 Khái niệm luật sư được hiểu là nghề của cả luật sư bào chữa và người tư vấn pháp lý. Luật sư trước hết phải là luật gia, là người có danh dự (đã tuyên hệ thực hiện chức năng của mình với nhân phẩm, lương tâm, độc lập, trung thực và nhân đạo), luật sư thực hiện chức năng hỗ trợ tư pháp bằng cách tham gia một cách chính thức vào việc giải thích và áp dụng pháp luật theo đúng tinh thần của nhà lập pháp trong lúc đại diện hoặc hỗ trợ khách hàng, sự đại diện dựa trên niềm tin của khách hàng, được thể hiện bằng văn bản ủy quyền, luật sư phải trung thành với quyền lợi của khách hàng, có nghĩa vụ giữ bí mật nghề nghiệp, thù lao luật sư thì hai bên có thể thỏa thuận một cách tự do, và luật sư có thể tranh tụng ở tất cả các Tòa (Trừ Tòa án tư pháp, Tòa án hành chính tối cao). 2. Nghề công chứng viên. Ở Pháp, công chứng viên là người soạn thảo di chúc, thỏa thuận về tài sản vợ chồng, chuyển đổi bất động sản. Số lượng các công chứng viên bị hạn chế bởi pháp luật. Điều đó có nghĩa, một luật sư, muốn làm them một nghề công chứng viên nữa thì việc anh ta đáp ứng các yêu cầu về học vấn và kinh nghiệm thực hành vẫn chưa đủ, anh ta còn phải chờ đợi cho tới khi có chỗ trồng cho công việc đó tức là anh ta chỉ có thể tìm kiếm công việc của một người về hưu hoặc 1 người thôi việc,…. Ở Đức, công chứng viên là người chủ yếu soạn thảo và chứng thực các văn bản pháp luật như di chúc, các giấy tờ giao dịch bất động sản, số lượng các công chứng viên cũng do pháp luật giới hạn, công chứng viên được coi là công chức và phải xử sự một ccahs công bằng, vô tư, không thiên vị. Để trở thành công chứng viên, trước hết phải vượt qua hai kỳ thi quốc gia và phải có nhiều năm kinh nghiệm thực hành, tại hầu hết các bang của Đức, một luật sư vừa có thể làm công chứng viên, vừa có thể làm Rechtsanwalt. 3. Nghề thẩm phán: Hiện nay ở Đức, các sinh viên luật sau khi tốt nghiệp rất ít có cơ hội được tuyển vào làm thẩm phán, do công việc này có ít nhu cầu bổ sung. Bên cạnh đó, biên chế trong các cơ quan công tố và cơ quan hành chính nhà nước luôn có giới hạn. Tình trạng này làm cho số người chọn nghề luật sư để kiếm sống ngày càng tăng. Điều này là điểm khác biệt so với nghề thẩm phán ở Pháp. Ở Pháp, nghề thẩm phán là một công việc thuộc hệ thống các cơ quan của nhà nước, còn nghề luật sư là nghề tự do nên hai nghề nghiệp này có sự cân bằng đáng kể về nhu cầu số lượng người hành nghề hơn ở Đức. Hiện nay ở Pháp, cơ hội làm thẩm phán của những người tốt nghiệp đào tạo thẩm phán là cao hơn ở Đức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI Những điểm giống và khác nhau trong đào tạo nghề luật ở Pháp và Đức.doc
Luận văn liên quan